Tải bản đầy đủ (.pptx) (80 trang)

Văn hóa doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.67 KB, 80 trang )

Tp. HCM, ngày 10/01/2015
Môn
VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP

Chương 4: Văn hóa doanh nghiệp trong
các hoạt động kinh doanh
Quy trình xây dựng văn hóa trong
hoạt động kinh doanh
Giá trị chia sẻ.
Lời nói.
Ngôn ngữ.
Hành động.
Tình cảm.
Văn hóa công
ty
Thuộc nhà quản trị:
-
Triết lý.
-
Giá trị.
-
Hành động
-
Tầm nhìn
Thuộc tổ chức:
-
Vai trò.
-
Hệ thống.
-


Cấu trúc
-
Kỹ thuật
Phản hồi
Phản hồi
4.1.1. Vai trò và biểu hiện
1. Vai trò của văn hoá ứng xử
- Văn hóa ứng xử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn.
- Văn hóa ứng xử làm đẹp thêm hình tượng của doanh nghiệp.
- Văn hóa ứng xử tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên.
- Văn hóa ứng xử giúp củng cố và phát triển địa vị của mỗi cá nhân trong
nội bộ doanh nghiệp.
4.1 Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh
nghiệp
Giữa các đồng nghiệp
Với công việc
Cấp dưới đối với cấp trên
Văn hóa ứng xử
2. Biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
- Văn hóa ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới
* Xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm công khai,
bình đẳng, cạnh tranh, dùng người đúng chỗ.
* Chế độ thưởng phạt công minh
* Thu phục được nhân viên dưới quyền
* Khen thưởng là một nghệ thuật
* Quan tâm đến thông tin phản hồi từ phía nhân viên
* Quan tâm đến cuộc sống riêng tư của nhân viên
nhưng không nên quá tò mò
* Xử lý những tình huống căng thẳng có hiệu quả
Mối quan hệ với cấp trên có thể là tác nhân đầu tiên góp phần làm cho

công tác trở nên dễ chịu hay bị áp lực. Lãnh đạo chính là người quyết định
mức lương, cấp bậc, chức vụ của bạn và có thể cũng đóng một vai trò quan
trọng trong trạng thái tinh thần của bạn.
Sai lầm trong tư duy quản lý truyền thống là chỉ có cấp trên mới quản lý cấp
dưới. Tuy nhiên, hầu hết các nhà quản lý thành công đều là những người trao
quyền và tạo điều kiện tốt nhất cho cấp dưới có thể quản lý cấp trên và đáp
ứng sự mong chờ của ông ta. Điều này trở nên hết sức quan trọng để tạo ra
một không khí làm việc lành mạnh, có động lực.
- Văn hóa ứng xử của cấp dưới và cấp trên
* Cấp dưới cần biết cách thể hiện vai trò của mình
trước cấp trên.
* Tôn trọng và cư xử đúng mức với cấp trên.
* Làm tốt công việc của bạn
* Chia sẻ, tán dương
* Nhiệt tình
- Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp
* Sự lôi cuốn lẫn nhau.
* Xây dựng thái độ cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau
* Xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp
- Văn hóa ứng xử với công việc.
* Cẩn thận trong cách ăn mặc của bạn
* Tôn trọng lĩnh vực của người khác
* Mở rộng kiến thức của bạn
* Tôn trọng giờ giấc làm việc
* Thực hiện công việc đúng tiến độ
* Lắng nghe
* Làm việc siêng năng
* Giải quyết vấn đề riêng của bạn
4.1.2. Tác động của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
1.Xây dựng thái độ an tâm công tác

An tâm công tác là một nhân tố hàng đầu trong việc xây dựng thái độ lao
động của nhân viên. Thiếu an tâm công tác làm giảm hiệu năng lao động, giảm
sự gắn bó với doanh nghiệp như: Chế độ làm việc suốt đời, thăng tiến nội bộ
đã tạo cho người lao động hội nhập được mục tiêu sự nghiệp của họ vào mục
tiêu chung của doanh nghiệp và tạo tiền đề để xây dựng cái gọi là “tình cảm
một khối”.
2. Mang lại hiệu quả công việc cao.
“Chỉ cần ánh mắt thân thiện, một cái bắt tay nhiệt tình, những lời
khuyến khích tự tin của người quản lý, bạn sẽ thấy hiệu quả công việc
các nhân viên mang lại nâng cao một cách đáng ngạc nhiên” –
Christophe Wood. Chủ tịch Công ty Estee Lauder Group tại Nhật Bản
tâm đắc nói.
3. Tạo hứng khởi làm việc trong toàn doanh nghiệp
Tinh thần làm việc của nhân viên luôn quyết định sự thành công của mỗi
doanh nghiệp. Để có được một đội ngũ nhân viên năng động, làm việc “hết
mình” thì mỗi doanh nghiệp ngoài hệ thống tiền lương hợp lý cũng cần có
những biện pháp kích thích khả năng của các nhân viên. Người lãnh đạo
doanh nghiệp giỏi luôn biết kết hợp các hình thức khen thưởng về vật chất
và tinh thần. Từ tinh thần làm việc hăng hái, hồ hởi của mọi người vì sự
phát triển của doanh nghiệp được phát huy.
4. Xây dựng và củng cố tinh thần hợp tác
Sự hợp tác trên tinh thần thiện chí và cùng có phản ứng tích cực như nhau ở tất cả
các cá nhân, các bộ phận trong doanh nghiệp trước các vấn đề cần giải quyết của doanh
nghiệp.
Điều này không có nghĩa là mọi cá nhân trong doanh nghiệp phải giống nhau về
quan điểm hay cách thức giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh
mà quan trọng nhất ở chỗ: Trước đòi hỏi của tình thế, những khó khăn và các vấn đề
nảy sinh, tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều có thái độ thiện chí, tích cực,
chung vai gánh sức, gắn kết với nhau giải quyết triệt để theo chức năng, cương vị và
nhiệm vụ của mình để đưa doanh nghiệp của mình tiến lên phía trước.

4.1.3. Những điều cần tránh trong văn hóa ứng xử nội bộ doanh nghiệp
1. Những điều cần tránh đối với nhà lãnh đạo
doanh nghiệp
- Không biết cách dùng người
- Người lãnh đạo thiếu tầm chiến lược
- Độc đoán chuyên quyền, tập quyền quá mức.
2. Những điều cần tránh đối cấp dưới
- Lạm dụng việc nghỉ ốm
- Ý thức vệ sinh kém
- Tự do quá trớn
- Thông tấn xã vỉa hè
- Sử dụng điện thoại di động quá nhiều trong
giờ làm việc.
- Giải quyết mâu thuẫn cá nhân trong giờ làm việc.
- Luôn miệng kêu ca phàn nàn
3. Những điều cần tránh trong quan hệ đồng nghiệp
- Không nên có thái độ ganh đua không lành mạnh với đồng nghiệp.
Những hành động khích bác, nói xấu sau lưng đồng nghiệp của mình sẽ
khiến cho bạn bị đánh giá thấp đi dưới con mắt của những người khác và
bạn sẽ không được gì ngoài sự xa lánh của những người xung quanh.
4.2 Văn hóa trong xây dựng và phát triển thương hiệu

Thương hiệu được duy trì bởi nguồn năng lượng từ bên trong và
đó chính là văn hoá.

Chất lượng thương hiệu gồm cả giá trị tinh thần và giá trị văn hoá.

Thương hiệu thê hiện mối quan hệ qua lại giữa người mua và
người bán


Thương hiệu là nơi tích tụ các giá trị vô hình
4.2.1 Văn hóa - chiều sâu của thương hiệu
1. Văn hóa – nguồn lực nội tại của thương hiệu
Bất kể một doanh nghiệp nào cũng đều muốn tạo uy tín cho thương
hiệu của mình. Họ đề ra những biện pháp khác nhau, có những doanh
nghiệp thành công nhưng cũng có những doanh nghiệp đã thất bại khi nỗ
lực để thương hiệu của mình đi sâu vào tâm trí khách hàng.
Chất lượng của thương hiệu, tự thân nó còn có cả chất lượng văn hóa
kết tinh vào hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Nó không chỉ đơn
thuần là các số đo về kỹ thuật, công nghệ vật chất mà còn có giá trị tinh
thần, giá trị văn hóa, thuộc phạm trù văn hóa doanh nghiệp
5.2.2 Văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu
- Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong cấu thành của
hình ảnh thương hiệu.
- Thương hiệu là yếu tố làm nên nét văn hóa riêng biệt củadoanh
nghiệp.
4.2.3 Một số khía cạnh văn hóa cần lưu ý trong xây dựng
các thành tố thương hiệu
1.Đặt tên thương hiệu
- Tên thương hiệu, nhãn hiệu phải dễ chuyển đổi, có thể dùng cho
nhiều sản phẩm trong cùng một chủng loại; phải có tính hài hòa về văn
hóa - tức là có khả năng giữ nguyên giá trị và ý nghĩa ban đầu trong bất
kỳ một môi trường nào, dễ chấp nhận giữa các lãnh thổ và nền văn hóa
khác nhau.
- Khi sử dụng tên riêng làm tên thương hiệu cần tính đến sự khác biệt
văn hóa.
2. Xây dựng logo của thương hiệu: cần chú ý
-
Logo của thương hiệu phải có ý nghĩa văn hóa đặc thù,
mang bản sắc của một nền văn hóa nhất định: Biểu tượng đưa

vào logo phải thích ứng với văn hóa và lịch sử doanh nghiệp,
đồng thời phù hợp với đối tượng doanh nghiệp hướng tới,
truyền tải những mục tiêu định vị hay đặc trưng của thương
hiệu.
- Logo của thương hiệu phải có khả năng thích nghi trong
các nền văn hóa hay ngôn ngữ khác nhau. Khách hàng ở các
nước khác nhau, có nền văn hóa khác nhau và ngôn ngữ khác
nhau thường có cách hiểu khác nhau đối với các hình ảnh hay
ký hiệu. Trên thực tế khó có thể tìm được những logo có thể
được hiểu giống nhau ở nhiều nền văn hóa khác nhau.
3. Xây dựng tính cách của thương hiệu: cần chú ý
-
Tính cách nhãn hiệu cần mang đậm ý nghĩa văn hóa và giàu hình tượng.
Hình tượng của một nhãn hiệu là cách sử dụng một nhân vật hoặc con vật
nào đó để diễn tả tính cách riêng biệt của nhãn hiệu. Mục tiêu sử dụng hình
tượng nhãn hiệu thường để tạo thiện cảm của khách hàng đối với nhãn hiệu
qua tính cách gần gũi của người thật, vật thật hoặc tính cách dễ thương, thú vị
của nhân vật hoạt hình là một hình ảnh.
- Nếu tính cách thương hiệu trở nên quá hấp dẫn, nó có thể làm giảm sự
chú ý của khách hàng đến những yếu tố quan trọng.
- Nếu tính cách thương hiệu được thể hiện qua một con người cụ thể
như một nghệ sĩ nổi tiếng chẳng hạn, thì hình tượng thể hiện phải được
đổi mới thường xuyên. Điều này càng trở nên quan trọng đối với các mặt
hàng thời trang , hóa mỹ phẩm làm đẹp. Bởi hôm nay, diễn viên quảng
cáo có thể còn trẻ đẹp, nhưng lợi thế này không thể tồn tại mãi với thời
gian. Ngoài ra tình cảm của công chúng dành cho hình tượng này, một
mặt tạo ra nhiều tác động tích cực, nhưng mặt khác nó cũng tạo ra
những rủi ro rất lớn.
4. Xây dựng câu khẩu hiệu
Khẩu hiệu là phần không được pháp luật bảo hộ, nhưng nó lại là những

dấu hiệu quan trọng để thể hiện ý tưởng và thông điệp mà doanh nghiệp
muốn đưa tới người tiêu dùng.
Thông qua khẩu hiệu:
- Khách hàng có thể cảm nhận phần nào chiến lược và định hướng của
doanh nghiệp cũng như những lợi ích đích thực và tiềm năng mà hàng hóa
mang lại cho họ.
- Phân biệt, thậm chí chỉ gọi thay tên doanh nghiệp và cũng từ sự phân
biệt mới thấy được bản chất văn hóa, triết lý kinh doanh của từng doanh
nghiệp.
- Thấy ngay tiền đồ của doanh nghiệp được xác định như thế nào.
Khẩu hiệu của thương hiệu về nguyên tắc phải ngắn gọn, chứa đựng thông điệp
quan trọng cần truyền tải và tốt nhất hãy khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tạo cảm
giác sang trọng hoặc tò mò khi tiêu dùng sản phẩm
Cần chú ý:
- Cần phải đối chiếu ý nghĩa của khẩu hiệu trong những ngôn ngữ khác nhau.
- Không chọn những khẩu hiệu chung chung.
- Không nên sử dụng các khẩu hiệu nhạt nhẽo, vô bổ, nghèo nàn ý nghĩa.

×