Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.81 KB, 66 trang )



































Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số : 60310105


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH








TRẦN CẨM LINH







PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂNG SUẤT
LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY Ở VIỆT NAM


















TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013

1



Mục lục
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 3

1.1. Đặt vấn đề 3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu 4
1.5. Phạm vi nghiên cứu 5
1.6. Bố cục của nghiên cứu 5
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
2.1. Lý thuyết kinh tế 6
2.1.1. Hàm sản xuất 6
2.1.2. Một số dạng hàm sản xuất tiêu biểu 8
2.2. Lý thuyết về tác động của FDI đến năng suất lao động 11
2.2.1. Các kênh tác động 11
2.2.2. Khung lý thuyết về sự tác động của FDI lên năng suất lao động 12
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm 13
2.3.1. Tác động tích cực của FDI lên năng suất lao động 13
2.3.2. Tác động tiêu cực của FDI lên năng suất lao động 16
2.4. Khung phân tích 18
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Phương pháp nghiên cứu 19
3.2. Mô hình nghiên cứu 20
3.3. Mô tả các biến 21
3.3.1. Biến phụ thuộc (Labpro10) 21
2



3.3.2. Các biến giải thích 21
3.4. Mô tả dữ liệu nghiên cứu 23
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ 25
4.1. Kết quả thống kê mô tả 25

4.1.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu 25
4.1.2. Thống kê mô tả các biến 26
4.1.3. Ma trận tương quan 29
4.2. Mô hình ước lượng và kết quả nghiên cứu 30
4.2.1. Kết quả phân tích hồi quy 30
4.2.2. Diễn giải ý nghĩa các hệ số hồi quy 37
4.2.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu 40
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
5.1. Kết luận 44
5.2. Kiến nghị 45
5.3. Giới hạn của nghiên cứu 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 50


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Các tài liệu tham khảo được
trích dẫn nguồn rõ ràng.
Tác giả


Trần Cẩm Linh

























ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi vô cùng biết ơn hai đấng sinh thành, Người đã sinh tôi ra, nuôi nấng và dạy dỗ
tôi đạt kết quả như ngày hôm nay.
Tôi kính gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất và chân thành nhất đến TS. Trương Đăng
Thụy, người đã hướng dẫn nhiệt tình và có những góp ý quan trọng cho nghiên cứu
của tôi trong suốt quá trình thực hiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô Khoa Kinh tế – Đại học Kinh tế Tp. Hồ

Chí Minh đã trang bị và bổ sung những kiến thức hữu ích cho tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường và trong thời gian thực hiện nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến các bạn học viên cao học Khoa Kinh tế khóa 21
và đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, chia sẻ, hỗ trợ và động viên tôi trong suốt khóa
học.
Trần Cẩm Linh

iii

TÓM TẮT

Nghiên cứu này phân tích tác động của FDI đến năng suất lao động doanh nghiệp
hoạt động sản xuất trong ngành dệt may ở Việt Nam, sử dụng bộ dữ liệu điều tra
doanh nghiệp Việt Nam năm 2010 của Tổng Cục thống kê. Dữ liệu nghiên cứu bao
gồm 1.237 doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may với các hình thức sở hữu
doanh nghiệp khác nhau. Trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm 27,7% tổng số doanh
nghiệp, doanh nghiệp quốc doanh chiếm 3,7% và doanh nghiệp ngoài quốc doanh
chiếm 68,6%. Nghiên cứu áp dụng hàm Cobb – Douglas và hàm Translog để phân
tích tác động của FDI lên năng suất lao động doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong
ngành dệt may. Trong đó, biến năng suất lao động được giải thích bởi các biến như:
vốn đầu tư cố định trên mỗi lao động, chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động,
lao động bình quân trong doanh nghiệp, số năm hoạt động của doanh nghiệp, vị trí
của doanh nghiệp và hình thức sở hữu doanh nghiệp. Hàm sản xuất ước lượng được
đảm bảo đầy đủ các thuộc tính của hàm sản xuất. Kết quả nghiên cứu khẳng định
rằng có sự tác động của FDI lên năng suất lao động doanh nghiệp hoạt động trong
ngành dệt may và tác động này là tiêu cực. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khẳng
định chưa có bằng chứng về sự tác động của FDI lên năng suất lao động doanh
nghiệp dệt may hoạt động ở các vùng khác nhau trong cả nước.
Từ khóa: năng suất lao động, FDI, doanh nghiệp dệt may


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



FDI (Foreign Direct Investment) : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
OECD (Organization for Economic
Co-operation and Development)
: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
OLS (Ordinary Least Square) : Hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu và theo vùng 25
Bảng 4.2: Phân phối năng suất lao động dưới dạng thức logarit ln(Labpro10) 26
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến theo hình thức sở hữu doanh nghiệp 28
Bảng 4.4: Ma trận tương quan 30
Bảng 4.5: Mô hình ước lượng dạng hàm Cobb – Douglas và Translog 30
Bảng 4.6: Kiểm định hệ số hồi quy mô hình ước lượng dạng hàm Cobb – Douglas31
Bảng 4.7: Kiểm định hệ số hồi quy mô hình ước lượng dạng hàm Translog 31
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định White 33
Bảng 4.9: Kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg 33
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định White 34
Bảng 4.11: Kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg 34
Bảng 4.12: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 35

Bảng 4.13: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 36
vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1: Khung phân tích sự tác động của FDI lên năng suất lao động 18
Hình 4.1: Phân phối của các biến giải thích dưới dạng histogram 27
Hình 4.2. Sự thay đổi của năng suất lao động theo sự biến đổi của vốn đầu tư cố
định trên mỗi lao động 42
Hình 4.2a: Mô hình ước lượng dạng hàm Cobb – Douglas 42
Hình 4.2b: Mô hình ước lượng dạng hàm Translog 42


3



CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Tháng 12 năm 1987, Luật đầu tư nước ngoài lần đầu tiên ra đời đã khơi
thông dòng chảy nguồn vốn FDI vào Việt Nam, đây là đòn bẩy quan trọng giúp nền
kinh tế tăng trưởng nhanh trong 2 thập kỷ tiếp theo. Vốn FDI được phát hiện là có
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1988 – 2003 (Nguyễn
Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2006). Trong lĩnh vực việc làm, khu vực FDI tạo ra trên 2
triệu lao động trực tiếp và khoảng 3-4 triệu lao động gián tiếp (Đào Quang Thu,
2013). Thu nhập bình quân theo tháng của người lao động ở khu vực FDI cao hơn
khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nhưng thấp hơn khu vực doanh nghiệp
nhà nước (Đào Quang Thu, 2013). Bên cạnh sự tác động của khu vực FDI đến tăng
trưởng kinh tế, tạo ra việc làm và thu nhập của người lao động đã nêu ở trên thì vấn

đề nghiên cứu đặt ra là khu vực FDI có tác động đến năng suất lao động doanh
nghiệp hay không? Đây là vấn đề nghiên cứu rất cần thiết và có ý nghĩa trong bối
cảnh kinh tế hiện nay và giúp cho các nhà hoạch định ban hành cơ chế chính sách
hiệu quả về thu hút FDI ở Việt Nam.
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu thực
nghiệm về sự tác động của FDI lên năng suất lao động doanh nghiệp nói chung và
ngành dệt may nói riêng. Tuy nhiên, kết quả các nghiên cứu thực nghiệm đã chưa
đạt đến một sự đồng thuận, các nghiên cứu (Liu và cộng sự, 2001; Nguyễn Thị Tuệ
Anh và cộng sự, 2006; Phạm Xuân Kiên, 2008; Ludo và cộng sự, 2008; Mebratie,
2010) khẳng định rằng tác động này thực sự là tích cực, một số nghiên cứu khác
(De Mello, 1999; Konings, 2000; Vahter, 2004; Javorcik, 2004; Thiam, 2006) cho
rằng nó là mơ hồ hoặc thậm chí tiêu cực. Ngành dệt may Việt Nam trong những
năm qua đã phát triển mạnh mẽ và là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và
mang lại một lượng ngoại tệ lớn cho đất nước
1
, tuy nhiên giá trị gia tăng của ngành
còn thấp do các doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở khâu cắt và may. Bên cạnh đó, các

1
Giá trị xuất khẩu của ngành dệt may năm 2010 đạt 11,2 tỷ USD và đóng góp trên 16% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước (Hiệp hội Dệt may Việt Nam [VITAS])
4



chính sách thu hút FDI vào ngành này với kỳ vọng tạo hiệu ứng tăng năng suất và
giá trị gia tăng vẫn chưa mang lại kết quả đáng kể. Nghiên cứu này sẽ kiểm chứng
xem có sự tác động của FDI lên năng suất lao động ngành dệt may ở Việt Nam hay
không và sự tác động này là tích cực hay tiêu cực.
Mặt khác, vấn đề nghiên cứu tiếp theo đặt ra là khu vực FDI có tác động đến

năng suất lao động ngành dệt may ở các vùng khác nhau hay không? Có phải chăng,
sự tác động của khu vực FDI lên năng suất lao động ngành dệt may có sự khác biệt
giữa các vùng khác nhau. Nghiên cứu sẽ phân tích và làm rõ sự tác động này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích sự tác động của FDI đến năng
suất lao động ngành dệt may ở Việt Nam và kiểm chứng xem có sự tác động của
FDI đến năng suất lao động ngành dệt may ở các vùng khác nhau trong cả nước hay
không.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- FDI có hay không có tác động đến năng suất lao động ngành dệt may ở
Việt Nam? Nếu có thì tác động đó là tích cực hay tiêu cực?
- FDI tác động như thế nào đến năng suất lao động ngành dệt may ở các
vùng khác nhau trong cả nước?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp sau nhằm phân tích sự tác động
của FDI lên năng suất lao động ngành dệt may:
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp phân tích hồi quy OLS
- Thực hiện các kiểm định cần thiết nhằm giảm thiểu hiện tượng ước lượng
chệch.

5



1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu chọn các doanh nghiệp hoạt động
trong ngành dệt may làm đối tượng nghiên cứu.
- Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu này phân tích sự tác động của FDI lên
năng suất lao động doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong ngành dệt may.

- Về không gian nghiên cứu: các doanh nghiệp dệt may hoạt động sản xuất
trong lãnh thổ Việt Nam.
1.6. Bố cục của nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu gồm có 5 chương. Chương đầu tiên là giới thiệu vấn đề
nghiên cứu, trong đó trình bày vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết cấu của nghiên
cứu. Chương tiếp theo trình bày cơ sở lý luận, trong chương này trình bày lý thuyết
về hàm sản xuất, trong đó giới thiệu một số hàm sản xuất tiêu biểu như hàm Cobb –
Douglas, hàm Translog; trình bày lý thuyết về tác động của FDI đến năng suất lao
động ở cấp độ doanh nghiệp, tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về vấn
đề nghiên cứu có liên quan và cuối cùng là xác định khung phân tích tác động của
FDI lên năng suất lao động. Trong chương 3, giới thiệu phương pháp nghiên cứu,
mô hình nghiên cứu, mô tả các biến và mô tả dữ liệu nghiên cứu. Tiếp theo là
chương 4, trong chương này trình bày kết quả nghiên cứu trên cơ sở thực hiện các
kiểm định cần thiết và phân tích hồi quy OLS 1.237 doanh nghiệp hoạt động sản
xuất trong ngành dệt may được trích lọc từ Bộ dữ liệu khảo sát điều tra doanh
nghiệp Việt Nam năm 2010 của Tổng cục thống kê nhằm trả lời các câu hỏi nghiên
cứu đặt ra ban đầu. Cuối cùng là chương 5, chương kết luận và kiến nghị, trong
chương này, điểm lại một số phát hiện chính của nghiên cứu và trên cơ sở kết quả
nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị về mặt chính sách; cuối cùng nêu lên một số
hạn chế của nghiên cứu này và đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo.

6



CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Lý thuyết kinh tế
2.1.1. Hàm sản xuất
Hàm sản xuất được sử dụng như một công cụ quan trọng trong phân tích

kinh tế. Có giả thuyết cho rằng Philip (1894) là nhà kinh tế học đầu tiên xây dựng
phép toán đại số thể hiện mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào dưới dạng P = f (x
1
,
x
2
, , x
m
), tuy nhiên cũng có giả thuyết cho rằng Johann Von Thünen là người đầu
tiên xây dựng nó trong những năm 1840 (Humphrey, 1997).
Từ những năm đầu của thập niên 1950 đến những năm cuối của thập niên
1970, hàm sản xuất đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh tế. Trong một khoảng
thời gian ngắn, các hình thức toán học của hàm sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa
đầu vào và đầu ra được đề xuất. Đặc biệt sau khi nghiên cứu và phân tích kỹ về hàm
sản xuất đã phát sinh nhiều kết luận khác nhau (Sudhanshu, 2007).
Hàm sản xuất là một dạng hàm thể hiện mối quan hệ giữa một lượng đầu vào
và lượng sản phẩm đầu ra. Hàm sản xuất nói chung có dạng:
Y = f(x) (2.1)
Trong đó:
Y: là lượng sản phẩm đầu ra
x: là các yếu tố đầu vào
Các đặc điểm của hàm sản xuất:
- f(0) = 0: khi các đầu vào bằng 0 thì sản lượng cũng bằng 0.
- y và x đồng biến với nhau: khi gia tăng các lượng đầu vào thì sản lượng đầu
ra cũng tăng.
- Nếu x không âm và hữu hạn, thì f(x): i) hữu hạn; ii) liên tục; iii) không âm;
iv) chỉ có một giá trị ứng với một giá trị của x.
7




Trong thực tế, hàm sản xuất có dạng như sau:
Y = f (K, L, M
i
) (2.2)
Trong đó Y là sản lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất được từ tổ hợp nhất
định vốn (K) (vốn ở đây được hiểu là vốn hiện vật, tồn tại dưới dạng nhà xưởng,
máy móc, thiết bị hay hàng tồn kho), lao động (L), M
i
các yếu tố đầu vào phù hợp
khác; f biểu thị Y là một hàm số của các yếu tố đầu vào K, L, M
i
.
Một điểm cần lưu ý đối với hàm sản xuất là từ một tổ hợp yếu tố sản xuất
đầu vào xác định, chỉ có thể tạo ra một mức sản lượng đầu ra tối đa duy nhất. Tuy
nhiên, điều ngược lại có thể là không đúng. Để sản xuất ra một sản lượng đầu ra
như nhau, người ta có thể sử dụng các kết hợp đầu vào khác nhau. Để tạo ra cùng
một mức sản lượng, nếu một đầu vào nào đó được sử dụng nhiều hơn, chắc chắn
một loại đầu vào khác phải được sử dụng ít hơn.
Một hàm sản xuất thực chất khái quát các kỹ thuật sản xuất có hiệu quả khác
nhau trong giới hạn của một trình độ công nghệ nhất định. Tiến bộ công nghệ (hay
tiến bộ kỹ thuật) cho phép người ta có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn từ những
lượng đầu vào như cũ. Nó có thể biến các kỹ thuật sản xuất hiệu quả trước đây
thành kỹ thuật sản xuất không hiệu quả. Nó tạo ra những kỹ thuật sản xuất mới có
năng suất cao hơn. Vì thế, nếu một hàm sản xuất gắn liền với một trình độ công
nghệ nhất định thì tiến bộ công nghệ làm thay đổi cả hàm sản xuất.
Doanh nghiệp có thể điều chỉnh được tất cả các yếu tố sản xuất. Với giả định
đơn giản hóa về việc doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất K và L, hàm sản
xuất Y = f (K, L) cho thấy sản lượng Y phụ thuộc cả vào K lẫn L, và để tạo ra các
sản lượng Y, doanh nghiệp có quyền cân nhắc sự kết hợp tối ưu giữa chúng. Một

mặt, để sản xuất ra cùng một mức sản lượng Y, có thể lựa chọn một sự đánh đổi nào
đó giữa K và L. Có thể tăng K và giảm L hoặc ngược lại, theo nhiều phương án
khác nhau mà vẫn tạo ra cùng một mức sản lượng Y. Mặt khác, khi cả K và L đều
tăng, đương nhiên, sản lượng đầu ra Y được sản xuất ra cũng tăng. Có ba khả năng
xảy ra:
8



- Thứ nhất, khi quy mô tất cả các yếu tố đầu vào của sản xuất đều tăng lên n
lần, song sản lượng đầu ra lại tăng nhiều hơn n lần, tức f (nK,nL) > n.f (K,L), ta nói,
doanh nghiệp đang hoạt động ở miền hiệu suất tăng dần theo quy mô. Ở đây, quy
mô sản xuất của doanh nghiệp lớn hơn cho phép nó có thể khai thác được những lợi
thế của việc chuyên môn hóa sản xuất hoặc sử dụng được các máy móc, thiết bị tinh
vi hơn, có hiệu suất cao hơn. Nếu việc mở rộng quy mô không làm thay đổi nhiều
giá cả các yếu tố sản xuất, điều đó cũng làm cho chi phí bình quân dài hạn của
doanh nghiệp giảm xuống.
- Thứ hai, khi số lượng tất cả các yếu tố đầu vào được sử dụng đều tăng lên
một cách cân đối n lần kéo theo sản lượng đầu ra Y cũng tăng lên đúng n lần, tức
f(nK,nL) = n.f(K,L), ta nói, doanh nghiệp đang hoạt động trên miền hiệu suất không
đổi theo quy mô. Trong trường hợp này, nếu giá cả các yếu tố sản xuất vẫn giữ
nguyên, việc mở rộng quy mô không làm thay đổi chi phí bình quân dài hạn của
doanh nghiệp.
- Thứ ba, khi lượng tất cả các yếu tố đầu vào được sử dụng đều tăng lên n lần
song sản lượng đầu ra Q lại tăng thấp hơn n lần, tức f(nK,nL) < n.f(K,L), ta nói,
doanh nghiệp đang hoạt động ở miền hiệu suất giảm dần theo quy mô. Nếu giá cả
các yếu tố sản xuất vẫn không thay đổi, trong trường hợp này, càng tăng quy mô sản
xuất, chi phí bình quân dài hạn của doanh nghiệp cũng càng tăng. Quá một ngưỡng
nào đó, quy mô lớn lại trở thành một bất lợi đối với doanh nghiệp.
2.1.2. Một số dạng hàm sản xuất tiêu biểu

a) Hàm Cobb - Douglas
Trong kinh tế học, hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng rộng rãi và
phổ biến trong việc phân tích tăng trưởng và năng suất, nó thể hiện mối quan hệ
giữa một lượng đầu vào và một lượng đầu ra. Nó được đề xuất bởi Knut Wicksell
(1851 - 1926) và được thử nghiệm với bằng chứng thống kê của Charles Cobb và
Paul Douglas năm 1928.
9



Cobb và Douglas (1928) công bố một nghiên cứu, trong đó họ mô phỏng sự
phát triển của nền kinh tế Mỹ trong thời gian 1899-1922 với quan điểm đơn giản
hóa là nền kinh tế, trong đó sản lượng sản xuất được xác định bởi số lượng lao động
tham gia và số vốn đầu tư. Trong khi có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế mô hình của họ được chứng minh là khá chính xác.
Hàm Cobb – Douglas có dạng như sau:
Y=AL
α
K
β
(2.3)
Trong đó:
Y: Tổng sản lượng được tính bằng giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hóa
sản xuất trong một năm.
L: đầu vào lao động được tính bằng tổng số lao động làm việc trong một
năm.
K: vốn đầu vào được tính bằng giá trị bằng tiền của tất cả máy móc, thiết
bị,…
A: một yếu tố trong năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), có thể là khoa học
công nghệ

α, β là độ co giãn của sản lượng theo lao động và vốn (0 < α < 1; 0 < β < 1)
Lịch sử phát triển của hàm sản xuất Cobb – Douglas khá thú vị, nó được phát
triển không phải dựa trên cơ sở về kỹ thuật, công nghệ và trình độ quản lý trong quá
trình sản xuất mà dựa trên cơ sở toán học, phù hợp với quy luật sản lượng biên có
xu hướng giảm dần, đó là sản lượng biên của một yếu tố sản xuất giảm dần khi tiếp
tục sử dụng thêm một trong hai yếu tố sản xuất trong điều kiện yếu tố sản xuất còn
lại được giữ nguyên.
Trong hàm sản xuất Cobb – Douglas, nếu lao động L cố định, sản lượng biên
của vốn tại một điểm nào đó (ở một mức K nào đó) là lượng đầu ra tăng thêm khi
tăng thêm một đơn vị vốn. Sản lượng biên của vốn là:
10







K
Y
MPK α.A.K
α-1
.L
β
> 0 (2.4)
Sản lượng biên của vốn thay đổi theo K được tính theo công thức:
MPK’





K
MPK
α.(α-1).A.K
α-2
.L
β
< 0 (với 0 < α < 1) (2.5)
Do đó, sự thay đổi sản lượng biên của vốn theo K luôn luôn âm vì (α-1) < 0.
Điều này cho thấy MPK luôn giảm dần theo K.
Tương tự, sản lượng biên của lao động là lượng đầu ra tăng thêm khi sử dụng
thêm một đơn vị lao động, sản lượng biên của lao động là:





L
Y
MPL β.A.K
α
.L
β-1
> 0 (2.6)
Sản lượng biên của lao động thay đổi theo L được tính theo công thức:
MPL’ 



L

MPL
β.(β -1).A.K
α
.L
β-2
< 0 (với 0 < β < 1) (2.7)
Do đó, sự thay đổi sản lượng biên của lao động theo L luôn luôn âm vì (β -1)
< 0. Điều này cho thấy MPL luôn giảm dần theo L.
Có thể giải thích lý do sản phẩm biên của một yếu tố sản xuất có xu hướng
giảm dần như sau: Vì các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên, nên khi tăng dần
số lượng của riêng một loại yếu tố sản xuất, mỗi đơn vị của nó ngày càng có ít hơn
các yếu tố sản xuất khác để phối hợp. Vì thế, chắc chắn từ một điểm nào đó, sản
phẩm tăng thêm từ mỗi đơn vị yếu tố sản xuất bổ sung thêm sẽ ngày càng giảm dần.
Trường hợp cố định K, việc tăng thêm L thoạt tiên có thể khiến cho tổng sản lượng
tăng lên, song mức độ gia tăng có xu hướng chậm dần; nếu cứ tiếp tục tăng L, tổng
sản lượng sẽ giảm, vì số lượng lao động quá nhiều có thể dẫn đến sự ngáng trở lẫn
nhau trong quá trình sản xuất. Giải thích tương tự đối với sản phẩm biên của vốn
(cố định L).

11



b) Hàm Translog
Hình thức đầu tiên của hàm sản xuất Translog được đề nghị vào năm 1967
bởi J. Kmenta. Đây là một dạng hàm linh hoạt nhất, nó có ưu điểm hơn so với hàm
sản xuất Cobb-Douglas là không dựa trên giả thiết cứng nhắc như có sự thay thế
hoàn hảo hay dễ dàng giữa các yếu tố sản xuất. Bên cạnh đó, hàm sản xuất dạng
Translog cho phép chuyển đổi từ mối quan hệ tuyến tính giữa đầu ra và các yếu tố
sản xuất sang mối quan hệ phi tuyến.

Hàm sản xuất dạng Translog với 3 yếu tố đầu vào là lao động, vốn và nguyên
vật liệu đầu vào, có dạng:
lnY = lnA + α
1
*lnL + α
2
*lnK + α
3
*lnM + β
1
*lnL*lnK + β
2
*lnL*lnM +
β
3
*lnK*lnM + γ
1
*ln
2
L + γ
2
*ln
2
K + γ
3
*ln
2
M (2.8)
Trong đó:
Y: Tổng sản lượng

L: đầu vào lao động được tính bằng tổng số lao động làm việc trong một
năm.
K: vốn đầu vào được tính bằng giá trị bằng tiền của tất cả máy móc, thiết bị.
A: một yếu tố trong năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), có thể là khoa học
công nghệ.
α, β, γ là các hệ số của phương trình.
2.2. Lý thuyết về tác động của FDI đến năng suất lao động
2.2.1. Các kênh tác động
FDI tác động đến năng suất lao động thông qua nhiều kênh khác nhau. Theo
Blomstrom và Kokko (1998) cho rằng tác động của FDI đến năng suất lao động
thông qua ba kênh: thay đổi kiến thức với lao động có tay nghề, chuyển giao công
nghệ và phân bổ nguồn lực hiệu quả do sự cạnh tranh.
12



Vahter (2004) sự tác động của FDI thông qua các kênh như chuyển giao
công nghệ và hiệu ứng lan truyền.
Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) cho rằng bên cạnh tác động trực tiếp
vào tăng trưởng kinh tế FDI còn có tác động gián tiếp vào năng suất lao động tại các
địa phương. FDI gây áp lực cạnh tranh lên các doanh nghiệp trong nước để họ cải
thiện hiệu quả kinh doanh.
2.2.2. Khung lý thuyết về sự tác động của FDI lên năng suất lao động
Blomstrom and Sjoholm (1999) đề xuất hàm năng suất lao động như sau:


Trong đó: Y là giá trị tăng thêm; L là số lao động; K là quy mô vốn của
doanh nghiệp; Skill là tỷ lệ lao động có kỹ năng; FDI là vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài; Scale là quy mô của doanh nghiệp, Dindustry là ngành sản xuất của doanh
nghiệp.

Một số nghiên cứu thực nghiệm của Liu và cộng sự. (2001); Javorcik (2004);
Yingqi và cộng sự., (2004); Pham Xuan Kien (2008),… đã kiểm tra sự tác động của
FDI lên năng suất lao động ở các doanh nghiệp trong nước bằng cách phân tích hồi
quy dựa trên biến đại diện cho yếu tố nước ngoài và các biến độc lập thể hiện đặc
điểm của doanh nghiệp. Mô hình phân tích chung được các tác giả đề xuất là:
LP = F (KL, FS, LQ, CU, SIZE, OV) (2.10)
Trong đó, LP đại diện cho năng suất lao động; KL là tỷ lệ vốn - lao động đo
lường bằng mức độ vốn trên mỗi lao động trong doanh nghiệp; FS là biến đại diện
cho sự hiện diện của yếu tố nước ngoài trong doanh nghiệp; LQ thể hiện chất lượng
lao động trong mỗi doanh nghiệp; CU là biến đại diện cho việc sử dụng vốn, được
định nghĩa bằng tỷ lệ giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng; SIZE thể hiện
quy mô của doanh nghiệp, OV là các biến giải thích khác có tác động ảnh hưởng lên
năng suất lao động.
),,,,(
jijijij
ij
ij
ij
ij
DIndustryScaleSkillFDI
L
K
F
L
Y

(2.9)
13




2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu thực
nghiệm về sự tác động của FDI lên năng suất lao động doanh nghiệp. Tuy nhiên,
các nghiên cứu thực nghiệm đã chưa đạt đến một sự đồng thuận, các nghiên cứu
(Liu và cộng sự, 2001; Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2006; Phạm Xuân Kiên,
2008; Ludo và cộng sự, 2008; Mebratie, 2010) khẳng định rằng tác động này thực
sự là tích cực, một số nghiên cứu khác (De Mello,1999; Konings, 2000; Vahter,
2004; Javorcik, 2004; Thiam, 2006) cho rằng nó là mơ hồ hoặc thậm chí tiêu cực.
2.3.1. Tác động tích cực của FDI lên năng suất lao động
Trong nghiên cứu về “Tác động của FDI lên năng suất lao động trong ngành
công nghiệp điện tử ở Trung Quốc”, Liu và cộng sự (2001) đã sử dụng mô hình LP
= F(CI, FS, LQ, FP) để phân tích, trong đó LP là yếu tố đầu ra thể hiện bằng năng
suất lao động, các yếu tố đầu vào gồm CI là cường độ vốn đầu tư trên một lao động,
FS là quy mô doanh nghiệp, LQ là chất lượng lao động doanh nghiệp và FP là sự
hiện diện của yếu tố nước ngoài trong ngành công nghiệp. Để phân tích thực
nghiệm, Liu và cộng sự (2001) đã sử dụng các số liệu của Niên giám thống kê
ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc năm 1997 và 1998, mô hình được ước
lượng bằng các phương pháp OLS, WLS, 2SLS, W2SLS, SURE và 3SLS phân tích
9 nhóm ngành công nghiệp điện tử (radar, thiết bị thông tin liên lạc, phát thanh
truyền hình, công nghệ máy tính, các bộ phận cấu thành, thiết bị đo lường, thiết bị
điện tử chuyên dụng, thiết bị điện tử gia đình và các thiết bị điện tử khác) tác giả và
cộng sự đã chỉ ra rằng FDI có tác động tích cực đến năng suất lao động và sự hiện
diện của FDI trong ngành công nghiệp điện tử có liên quan đến năng suất lao động
và làm tăng năng suất lao động.
Trong một nghiên cứu khác, Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) nghiên
cứu về “Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam”. Trong nghiên cứu
này, tác giả và cộng sự đã phân tích tác động của FDI đến năng suất lao động doanh
nghiệp nói chung ở Việt Nam hoạt động trong các ngành chế biến thực phẩm, dệt
14




may, cơ khí – điện tử, với quy mô mẫu trên 10.000 doanh nghiệp (từ trang 58 đến
trang 65) dựa trên dữ liệu Điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2001 của Tổng Cục
Thống kê. Trên cơ sở sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas, tác giả và cộng sự đã
đề xuất mô hình phân tích tác động như sau: nangsuat = f (cuongdovon, quimo,
trinhdo, F_hd, Dtinh, Dsohuu, Dluongthuc, Ddetmay, Ddientu), trong đó biến
Dsohuu là biến giả đại diện cho sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài trong các ngành
sản xuất, Dsohuu nhận giá trị là 1 nếu là doanh nghiệp FDI và nhận giá trị 0 nếu là
doanh nghiệp trong nước. Qua kết quả phân tích thực nghiệm, tác giả và cộng sự đã
rút ra kết luận FDI có tác động tích cực đến năng suất lao động của doanh nghiệp
nói chung.
Trong một nghiên cứu tương tự, Phạm Xuân Kiên (2008) đã khám phá tác
động tích cực của FDI lên năng suất lao động doanh nghiệp nói chung ở Việt Nam.
Tác giả dẫn chứng ra sự hiện diện của các doanh nghiệp vốn FDI đã thúc đẩy sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước, là điều tối quan trọng dể đảm bảo
việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, cải tiến công nghệ, và nâng cao hiệu
quả quản lý cũng như năng suất lao động. Bằng cách sử dụng hàm sản xuất Cobb –
Douglas, tác giả dựa vào dữ liệu điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 của
Tổng Cục thống kê và chọn ra 441 doanh nghiệp hoạt động trong các ngành chế
biến thực phẩm, dệt may – da giày, cơ khí điện tử để tiến hành ước lượng theo
phương pháp OLS và đã phát hiện ra kết quả trên.
Ludo và cộng sự (2008) nghiên cứu về “tác động của FDI lên năng suất lao
động trong lĩnh vực sản xuất ở Campuchia”. Trên cơ sở hàm sản xuất Cobb –
Douglas và từ dữ liệu Khảo sát cơ sở công nghiệp năm 2000, Viện Thống kê quốc
gia – Bộ Kế hoạch Campuchia, tác giả và cộng sự đã tiến hành phân tích hồi quy
với qui mô mẫu 469 doanh nghiệp hoạt động trong giai đoạn 2002-2003. Ludo và
cộng sự đã kiểm định sự tác động của FDI lên năng suất lao động doanh nghiệp
trong lĩnh vực sản xuất ở Campuchia trên cơ sở của một số biến kiểm soát như

cường độ vốn, chi phí vật liệu đầu vào và lao động, quy mô doanh nghiệp, chất
lượng lao động, chi phí cho bản quyền và bằng sáng chế và các biến đại diện cho sự
15



xuất hiện của yếu tố nước ngoài: hình thức sở hữu doanh nghiệp, tỷ lệ việc làm của
các công ty nước ngoài trên tổng số việc làm và tỷ lệ sản phẩm đầu ra của các công
ty nước ngoài trên tổng giá trị sản xuất trong mỗi phân ngành cấp 4. Qua quá trình
phân tích hồi quy OLS, tác giả và cộng sự đã phát hiện ra rằng các biến số đại diện
cho yếu tố FDI là tích cực và có ý nghĩa, điều đó có nghĩa rằng FDI có tác động tích
cực đến năng suất lao động trong lĩnh vực sản xuất của Campuchia.
Mebratie (2010) với chủ đề nghiên cứu “FDI và năng suất lao động ở Nam
Phi”, trên cơ sở hàm sản xuất Cobb – Douglas, từ nguồn dữ liệu được thu thập từ
World Bank Enterprise Survey (WBES) trong năm 2003 và năm 2007, tác giả đã
tiến hành phân tích hồi quy OLS 1.660 doanh nghiệp (gồm 603 doanh nghiệp trong
năm 2003 và 1.057 doanh nghiệp trong năm 2007) hoạt động trong tất cả các ngành
sản xuất (chế biến thực phẩm, dệt may – da giày, cơ khí điện tử, hóa chất, luyện
kim, bán buôn, bán lẻ, khách sạn, nhà hàng, giao thông vận tải, công nghệ thông
tin,…) ở Nam Phi. Tác giả đã xây dựng mô hình phân tích trên cơ sở các biến sau:
biến được giải thích là biến năng suất lao động, các biến giải thích: cường độ vốn
đầu tư trên mỗi lao động, chất lượng lao động, số năm doanh nghiệp hoạt động, quy
mô doanh nghiệp, biến giả thời gian cho năm 2007, mức độ tập trung công nghiệp,
chi phí đầu tư cho R&D, và 2 biến đại diện cho sự hiện diện của yếu tố nước ngoài
là tỷ lệ phần trăm vốn chủ sở hữu cổ phiếu doanh nghiệp là người nước ngoài, tỷ lệ
phần trăm của vốn đăng ký thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành
công nghiệp. Qua kết quả phân tích tác giả đã phát hiện FDI có tác động tích cực
làm tăng năng suất lao động doanh nghiệp ở Nam Phi, tuy nhiên năng suất lao động
của các doanh nghiệp trong nước không chịu sự tác động lan tỏa nào từ FDI và sự
hiện diện của yếu tố nước ngoài có thể không có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất

lao động các doanh nghiệp trong nước nếu khoảng cách chuyển giao công nghệ bị
hạn chế về mặt hiệu ứng lan tỏa từ yếu tố nước ngoài cho các công ty địa phương.
Phát hiện này cũng cho thấy cần tạo ra một môi trường tạo điều kiện cho việc
chuyển giao một số lợi ích từ các công ty nước ngoài với các doanh nghiệp trong
nước.
16



2.3.2. Tác động tiêu cực của FDI lên năng suất lao động
De Mello (1999) trong nghiên cứu về “FDI dẫn đến tăng trưởng kinh tế.
Bằng chứng sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu bảng” đã xác định tác động
tiêu cực của FDI vào sự tăng trưởng của năng suất của mẫu tổng thể bao gồm 32
quốc gia (17 nước bên ngoài OECD và 15 nước thuộc OECD). Các nước không
thuộc OECD chịu tác động tiêu cực của FDI đến tổng năng suất cao hơn so với các
nước thuộc OECD.
Konings (2000) trong nghiên cứu về “Tác động của FDI đến các doanh
nghiệp trong nước. Bằng chứng từ dữ liệu bảng cấp doanh nghiệp ở một số nền kinh
tế mới nổi”. Bằng việc sử dụng mô hình ước lượng dạng thức logarit của hàm sản
xuất, tác giả đã tiến hành phân tích hồi quy OLS và GMM (Generalized Methods of
Moments) 2.321 doanh nghiệp ở Bulgaria, 3.844 doanh nghiệp ở Rumani và 262
doanh nghiệp ở Ba Lan hoạt động trong giai đoạn 1993-1997 với biến đại diện cho
sự hiện diện của yếu tố FDI là tỷ lệ sản lượng được sản xuất bởi các doanh nghiệp
FDI so với tổng sản lượng của các doanh nghiệp trong một ngành cụ thể và tác giả
đã phát hiện ra tác động tiêu cực của FDI lên năng suất lao động doanh nghiệp ở các
nước có nền kinh tế thị trường mới nổi: Bulgaria, Romania và Ba Lan. Tác giả
không tìm thấy bằng chứng về tác động lan tỏa tích cực của FDI đến các doanh
nghiệp ở các nước có nền kinh tế mới nổi.
Vahter (2004) nghiên cứu về “tác động của FDI lên năng suất lao động ở
Estonia và Slovenia”. Trên cơ sở hàm sản xuất Cobb – Douglas và từ dữ liệu bảng

cấp doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp sản xuất của Văn phòng
Thống kê Slovenia và Estonia, bằng việc xây dựng mô hình phân tích với các biến
đại diện cho sự xuất hiện của yếu tố FDI như hình thức sở hữu doanh nghiệp, tỷ lệ
tổng tài sản của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài so với tổng tài sản của tất cả
các doanh nghiệp trong cùng một ngành, tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng
các yếu tố ngẫu nhiên (mô hình Random Effect model) và ước lượng các yếu tố
không ngẫu nhiên (mô hình Fixed Effect model) để phân tích hồi quy cho 326
17



doanh nghiệp hoạt động ở Estonia giai đoạn 1996 - 2001 và 982 doanh nghiệp hoạt
động ở Slovennia giai đoạn 1994-2000 và đã phát hiện ra FDI có tác động tiêu cực
lên năng suất lao động ở Estonia và tác động tích cực ở Slovennia.
Javorcik (2004) trong nghiên cứu về “Sự gia tăng đầu tư FDI có làm tăng
năng suất các doanh nghiệp trong nước hay không? Nghiên cứu về ngoại tác lan
truyền thông qua mối quan hệ nghịch” ở Lithuania. Trên cơ sở hàm sản xuất Cobb –
Douglas và từ dữ liệu Khảo sát doanh nghiệp hàng năm của Văn phòng Thống kê
Lithuania năm 2001, bằng việc xây dựng mô hình phân tích với các biến đại diện
cho sự xuất hiện của yếu tố FDI như hình thức sở hữu doanh nghiệp, vốn FDI trung
bình tham gia trong các doanh nghiệp, biến thể hiện mối quan hệ tiềm năng giữa các
nhà cung cấp trong nước với công ty đa quốc gia, tỷ lệ cổ phiếu của các công ty FDI
trong doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành phân tích hồi quy OLS cho 12.000 doanh
nghiệp năm 1996 và 21.000 doanh nghiệp năm 1999 và đã không tìm thấy bằng
chứng về sự tác động lan tỏa của FDI trong nội bộ ngành của các doanh nghiệp ở
Lithuania và trong lĩnh vực cung cấp các trung gian đầu vào.
Thiam (2006) trong nghiên cứu về “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và năng
suất. Bằng chứng từ các nền kinh tế Đông Á”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tập
trung kiểm định mối quan hệ giữa FDI và năng suất của 8 nền kinh tế ở Đông Á:
Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và

Thái Lan với dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ cơ sở dữ liệu đầu tư trực tiếp
nước ngoài UNCTAD từ website
tác giả sử
dụng phương pháp phân tích mối quan hệ nhân quả Granger (1969) và Toda-
Yamamoto (1995) để kiểm định mối quan hệ giữa nguồn vốn FDI và năng suất ở
cấp độ vĩ mô và kết quả là ông đã phát hiện ra ở Hàn Quốc, FDI không có tác động
đến việc tăng năng suất.
18



2.4. Khung phân tích
Khung phân tích sự tác động của FDI lên năng suất lao động được xây dựng
trên cơ sở hàm sản xuất Cobb – Douglas, hàm Translog và các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây về phân tích tác động FDI lên năng suất lao động ở cấp độ doanh
nghiệp. Trong đó, ngoài các yếu tố đầu vào được xác định rõ trong hàm sản xuất
như: vốn đầu tư cố định của doanh nghiệp trên mỗi lao động, tổng chi phí của doanh
ngiệp trên mỗi lao động, tổng số lao động trung bình trong doanh nghiệp; các yếu tố
như hình thức sở hữu doanh nghiệp, số năm hoạt động của doanh nghiệp và vị trí
của doanh nghiệp được xem là đại diện cho các nhân tố tổng hợp (lnA).
Hình 2.1: Khung phân tích sự tác động của FDI lên năng suất lao động


×