TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI CỦA
NHẬT BẢN VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ
Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Sinh viên thực hiện
: Lê Thanh Hằng
Lớp
: Nhật 1
Khoá
: 44E
Giảng viên hướng dẫn
: Phan Thị Vân
Hà Nội, 05 - 2009
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chƣơng 1: Lý luận chung về FDI và ngành Công nghiệp Dịch vụ 4
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Phân loại 6
1.2. Ngành Công nghiệp Dịch vụ 7
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm 7
1.2.2. Phân loại Công nghiệp Dịch vụ 11
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thu hút FDI vào ngành
Công nghiệp Dịch vụ 16
1.3.1. Khung chính sách FDI 16
1.3.2. Các yếu tố của môi trường kinh tế 18
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thuận lợi trong kinh doanh 22
1.4. Kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành Công nghiệp Dịch vụ của một số
nước Châu Á 23
1.4.1. Ấn Độ 23
1.4.2. Thái Lan 24
1.4.3. Singapore 24
Chƣơng 2: Thực trạng thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành Công
nghiệp Dịch vụ ở Việt Nam 26
2.1. Đặc trưng FDI vào ngành Công nghiệp Dịch vụ của Nhật Bản 26
2.2. Các yếu tố thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành Công nghiệp Dịch vụ
ở Việt Nam 28
2.2.1. Khung chính sách về FDI 28
2.2.2. Các yếu tố của môi trường kinh tế 37
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thuận lợi trong kinh doanh 43
2.3. Kết quả thu hút 44
2.3.1. Khối lượng đầu tư 44
2.3.2. Quy mô dự án 46
2.3.3. Lĩnh vực đầu tư 47
2.3.4. Địa bàn đầu tư 48
2.3.5. Hình thức đầu tư 49
2.4. Đánh giá 50
2.4.1. Tích cực 50
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 50
Chƣơng 3: Giải pháp thu hút FDI của Nhật vào ngành
Công nghiệp Dịch vụ 58
3.1. Cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành
Công nghiệp Dịch vụ ở Việt Nam 58
3.1.1. Cơ hội 58
3.1.2. Thách thức 61
3.2. Giải pháp 62
3.2.1. Đổi mới nhận thức 62
3.2.2. Xây dựng kế hoạch thu hút 65
3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng 65
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 67
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 68
3.2.6. Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý 71
3.2.7. Nâng cao chất lượng của hoạt động xúc tiến đầu tư 73
Kết luận 75
Danh mục tài liệu tham khảo 76
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
1
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Đối với các nước đang phát triển thì FDI luôn luôn là một nhân tố
không thể thiếu đối với phát triển kinh tế-xã hội. Những năm gần đây, Nhật
Bản liên tục nằm trong top 3 nước dẫn đầu về tổng vốn FDI đầu tư vào Việt
Nam, với số đăng ký tăng trưởng đều và ổn định, vốn thực hiện lớn nhất.
Người Nhật Bản thường rất thận trọng khi làm ăn với người ngoài, nhưng một
khi đã thiết lập được quan hệ và niềm tin với người Nhật thì chúng ta hoàn
toàn có thể hi vọng vào một sự hợp tác lâu dài. Chính vì thế, với hàng loạt
những hoạt động tăng cường và củng cố mối quan hệ với Nhật Bản, nâng lên
thành đối tác chiến lược, FDI Nhật Bản đang được kỳ vọng sẽ đóng vai trò
quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Mặt khác, trong thời đại hiện nay, bên cạnh các ngành công nghiệp cơ
bản, phát triển có hiệu quả ngành dịch vụ là một trong những phương thức để
nền kinh tế Việt Nam bắt kịp được với sự phát triển của thế giới và đảm bảo
sự phát triển bền vững thông qua việc tham gia một cách có hiệu quả vào
chuỗi giá trị toàn cầu. Chúng ta cần phải nỗ lực phát triển ngành Công nghiệp
Dịch vụ bởi thực tế chúng tồn tại và liên quan mật thiết đến toàn bộ nền kinh
tế. Chúng lμ nhân tố thúc đẩy các hoạt động kinh tế vμ góp phần quan trọng
vμo nâng cao chất l−ợng cuộc sống của ng−ời dân. Các dịch vụ hạ tầng cơ sở
(các ngμnh dịch vụ tiện ích, xây dựng, giao thông, viễn thông vμ tμi chính) hỗ
trợ tất cả các loại hình doanh nghiệp. Giáo dục, y tế vμ các dịch vụ giải trí có
ảnh h−ởng đến chất l−ợng lao động, các dịch vụ kinh doanh vμ chuyên
nghiệp giúp tạo ra khả năng chuyên môn nhằm nâng cao tính cạnh tranh vμ
chất l−ợng các dịch vụ chính phủ có vai trò quyết định đối với môi tr−ờng
kinh doanh của doanh nghiệp
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
2
Từ nhu cầu phát triển kinh tế trong thời đại mới hướng sang khu vực
dịch vụ, việc định hướng một phần luồng vốn FDI của Nhật vào lĩnh vực này
trở thành một nhu cầu bức thiết, một nhiệm vụ quan trọng. Vậy làm thế nào
để có thể thu hút FDI của Nhật vào ngành công nghiệp dịch vụ một cách hiệu
quả nhất? Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, tác giả lựa chọn đề tài “Thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào ngành công nghiệp dịch
vụ ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp”.
Mục đích của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu xem đầu tư trực tiếp nước ngoài
là gì? công nghiệp dịch vụ là gì? và việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào lĩnh vực này chịu sự chi phối của những yếu tố nào. Trên cơ sở phân tích
thực trạng việc thu hút nguồn vốn FDI của Nhật vào ngành công nghiệp dịch
vụ của nước ta trong những năm vừa qua, tác giả sẽ đưa ra những đánh giá,
nhận xét đối với những kết quả đã đạt được. Đó sẽ là căn cứ quan trọng để
đưa ra giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn này một cách hiệu quả
nhất.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngành Công nghiệp Dịch vụ và đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ. Phạm vi nghiên cứu là đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Nhật đối với Việt Nam kể từ khi bắt đầu vào Việt
Nam (1989) cho đến nay với trọng tâm là giai đoạn 2000 – 2008.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp: thống kê, tổng hợp số
liệu, phân tích, so sánh, đối chiếu, tham khảo và thu thập ý kiến của nhà đầu
tư để tìm hiểu và làm rõ nội dung nghiên cứu.
Kết cấu của đề tài
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
3
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về FDI và ngành Công nghiệp Dịch vụ
Chương II: Thực trạng thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành Công
nghiệp Dịch vụ ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành Công
nghiệp Dịch vụ Việt Nam
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt
tình của Cô Phan Thị Vân – giảng viên môn Đầu tư, khoa Kinh tế và Kinh
doanh Quốc tế, trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Những sự chỉ bảo và
nhận xét quý báu của cô là kim chỉ nam giúp tác giả có được hướng nghiên
cứu, tiếp cận vấn đề hợp lý và hoàn thành tốt luận văn này. Ngoài ra, xin cảm
ơn sự giúp đỡ của thầy Ogushi, giảng viên bộ môn tiếng Nhật Kinh tế, khoa
tiếng Nhật, trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, chú Phạm Văn Hiên, cán
bộ Trung tâm thông tin phát triển Việt Nam, các thầy cô giáo, gia đình và bạn
bè đã có nhiều ý kiến đóng góp trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn.
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
4
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ
1.1. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI)
1.1.1. Khái niệm FDI
Có nhiều định nghĩa về FDI nhưng dù theo bất kỳ một cách hiểu nào
đều có thể khẳng định FDI là một hình thức “đầu tư” – quá trình huy động và
sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Đứng trên góc độ một quốc gia để xem xét
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
5
hoạt động đầu tư căn cứ vào sự hình thành nguồn vốn thì FDI là hoạt động
được thể hiện trong sơ đồ ở trên
1
.
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund), FDI
(Foreign Direct Investment) là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc
gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt được một phần hay
toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp (direct
investment enterprise) trong một quốc gia khác. Ở đây, đặc điểm vượt ra khỏi
biên giới quốc gia và quyền sở hữu lâu dài được coi là trọng tâm của khái
niệm. Như vậy FDI sẽ tạo thành một mối quan hệ lâu dài giữa một công ty
chủ quản (người đầu tư trực tiếp) và một công ty phụ thuộc (doanh nghiệp
FDI) đặt tại một quốc gia khác với quốc gia của công ty chủ quản. Công ty
chủ quản không nhất thiết phải kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty phụ
thuộc (trong trường hợp công ty chủ quản không chiếm đa số cổ phiếu của
công ty phụ thuộc) và phần FDI chỉ tính trong phạm vi tỷ lệ sở hữu của công
ty chủ quản đối với công ty phụ thuộc.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì đưa ra khái niệm về
doanh nghiệp FDI – một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư
cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu
thường hoặc quyền biểu quyết. Theo đó, điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là
chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty. Tuy nhiên không phải quốc gia
nào cũng sử dụng mức 10% làm mốc xác định quyền kiểm soát doanh nghiệp.
Ví dụ như con số này ở Mỹ là 10% nhưng ở Pháp và Anh là 20% (1997).
Luật đầu tư 2005 của Việt Nam có đề cập đến các khái niệm như “đầu
tư”, “đầu tư trực tiếp”, “đầu tư ra nước ngoài” … nhưng không có khái niệm
FDI. Từ đó, có thể hiểu FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ
vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư
1
Giáo trình Đầu tư nước ngoài, Vũ Chí Lộc, NXB Giáo Dục, 1997.
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
6
Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài
theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Từ những khái niệm trên đây, có thể hiểu một cách khái quát về FDI là
một khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâu dài và phản ánh lợi ích dài
hạn về quyền kiểm soát của một chủ thể cư trú ở một nền kinh tế (được gọi là
chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài) trong một doanh nghiệp cư trú ở một nền
kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu tư nước ngoài (được gọi là doanh nghiệp
FDI). Như vậy FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước
ngoài với hai đặc điểm cơ bản là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi
quốc tế và chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động
sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư.
1.1.2. Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài
Dựa vào những tiêu chí khác nhau, có rất nhiều cách để phân loại FDI
như: phân loại theo hình thức đầu tư, phân loại theo động cơ đầu tư, phân loại
theo cách thức xâm nhập…Tuy nhiên, gắn liền với FDI Công nghiệp Dịch vụ
thì người ta thường quan tâm tới cách phân loại theo cách thức xâm nhập. Có
hai loại hình chính đó là
2
:
- Đầu tư mới (Greenfield Investment)
Nguồn FDI được sử dụng để xây dựng các doanh nghiệp mới hoặc phát
triển thêm các doanh nghiệp sẵn có trong nước. Đây là phương thức các quốc
gia nhận FDI thích nhất vì tạo được thêm công ăn việc làm cho người dân
trong nước, nâng cao sản lượng, chuyển giao kỹ thuật cao cấp đồng thời tạo
được mối liên hệ trao đổi với thị trường thế giới.
2
Ngoài ra còn có loại hình Brownfield Investment: Mua lại một doanh nghiệp nhưng không sử dụng đến các
tài sản của doanh nghiệp đó. Bản chất chỉ là mua lại cái tên.
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
7
Nhưng mặt yếu của đầu tư mới là có thể đe dọa sự tồn tại của ngành
trong nước vì nhờ khả năng cạnh tranh cao hơn về kỹ thuật và hiệu quả kinh
tế, đồng thời làm khô cạn tài nguyên trong nước. Ngoài ra một phần lợi nhuận
quan trọng sẽ chảy ngược về công ty chủ đầu tư.
- Mua lại và sáp nhập (Mergers and Acquisitions)
Đây là hình thức mà tài sản của một doanh nghiệp trong nước được
chuyển giao cho một doanh nghiệp nước ngoài. Hình thức chuyển giao có thể
là một sự sáp nhập (merge) giữa một công ty trong nước với một công ty
nước ngoài để tạo thành một doanh nghiệp với một tư cách pháp nhân mới.
Doanh nghiệp mới này bắt đầu có tính đa quốc gia. Trường hợp sáp nhập với
công ty nước ngoài, phần FDI được tính là phần tài trợ mà công ty trong nước
được nhận từ bộ phận công ty nước ngoài rót vào. Một hình thức chuyển giao
khác có thể là bán đứt công ty trong nước cho công ty nước ngoài. Trường
hợp này, FDI được tính là những khoản đầu tư từ công ty mẹ qua cho công ty
con trong nước. Đây là loại hình chủ yếu được các nhà đầu tư Công nghiệp
dịch vụ ưa thích bởi ưu điểm thâm nhập thị trường nhanh và khả năng thành
công cao.
Ngoài ra, Luật đầu tư 2005 của Việt Nam cũng đưa ra các hình thức
FDI được phép thực hiện tại Việt Nam như sau:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
- Thành lập tổ chức liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, BOT, BTO, BT.
- Đầu tư phát triển kinh doanh.
- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
8
Theo đó, FDI đã được phân loại bằng cách liệt kê các hoạt động được
coi là đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà không có một tiêu chí cụ thể nào để
phân loại. Cách phân loại này so với cách phân loại quốc tế ở trên tỏ ra không
khoa học mà chỉ có tính chất hướng các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn cách
thức tiến hành đầu tư vào Việt Nam.
1.2. Ngành Công nghiệp Dịch vụ
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm ngành Công nghiệp Dịch vụ
Nếu như ngày xưa, người ta nhắc đên Nông-Lâm-Ngư nghiệp và Công
nghiệp như hai trụ cột chính của một nền kinh tế thì từ vài thập kỷ trở lại đây,
khái niệm “Công nghiệp Dịch vụ” ngày càng được nhắc đến nhiều hơn.
“Công nghiệp Dịch vụ” trong tiếng Anh là “Service Industry” được liên hiệp
công nghiệp dịch vụ Hoa Kỳ CSI (Coalition of Service Industry) sử dụng để
chỉ chung một nhóm các ngành cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm cuối
cùng là các “dịch vụ”
3
. Trong đó, cụm từ “dịch vụ” (service) chỉ một lĩnh vực
rất rộng, bao gồm một loạt các hoạt động và sản phẩm vô hình.
Trong một khái niệm để phân biệt với hàng hóa hữu hình, dịch vụ được
hiểu là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa
không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu
nhằm thỏa mãn ngay lập tức các nhu cầu của sản xuất và đời sống sinh hoạt
của con người. Lao động xã hội là lao động có mục đích, có phương pháp và
bằng một công cụ nào đó của con người. Còn hình thái vật thể là cái hữu hình,
cái mà con người có thể nhìn thấy bằng mắt, có thể sờ được bằng tay như một
cái bàn gỗ, một cái ti vi…Dịch vụ không không là những thứ đó, và Công
nghiệp Dịch vụ cũng không làm ra những thứ đó. Nhưng để làm ra được cái
bàn gỗ, cái ti vi thì cần tới dịch vụ. Đó là dịch vụ vận tải để vận chuyển gỗ
3
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
9
nguyên liệu từ rừng về xưởng sản xuất bàn, dịch vụ lắp ráp để lắp được một
cái ti vi. Mặt khác nhờ dịch vụ mà giá trị của các sản phẩm trên cũng được
nâng lên. Đó là dịch vụ bảo hành, làm cho một chiếc ti vi có bảo hành sẽ có
giá cao hơn một chiếc ti vi không có bảo hành. Như vậy có thể hiểu về “dịch
vụ” một cách rõ ràng hơn khi đặt trong mối tương quan với “hàng hóa hữu
hình” hay gọi tắt là “hàng hóa”.
Dịch vụ đồng thời cũng là một quá trình hoạt động, quá trình đó diễn ra
theo trình tự gồm nhiều khâu, nhiều bước khác nhau. Mỗi khâu, mỗi bước có
thể là những dịch vụ nhánh, độc lập với dịch vụ chính. Ví dụ: đối với dịch vụ
du lịch thì hoạt động tổ chức tour và vận chuyển hành khách tới địa điểm du
lịch là hoạt động chính. Ngoài ra, đi kèm với nó, các dịch vụ như bảo hiểm du
lịch, phiên dịch, chụp ảnh…cũng được cung cấp tùy theo nhu cầu khách hàng
và khả năng cung cấp của doanh nghiệp. Sự tổng hợp tất cả các hoạt động đó
nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng cũng như nâng cao chất
lượng phục vụ của nhà cung cấp. Chính bởi lẽ đó, rất khó để vạch ra một ranh
giới cố định cho mỗi loại hình dịch vụ.
Mặc dù các tổ chức kinh tế quốc tế đều nỗ lực hướng đến một khái
niệm thông nhất cho nhóm ngành kinh tế này nhưng cho đến nay vẫn chưa
thực hiện được. Việc phân loại các ngành kinh tế một cách thống nhất sẽ luôn
là một việc rất khó bởi nó còn tùy thuộc vào cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia
để xét xem một hoạt động nào đó có đủ lớn để trở thành một ngành kinh tế.
Ví dụ như ở Nhật Bản, theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp thì các
ngành kinh tế của nước này được chia thành 5 nhóm ngành lớn là : Nông
nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp; Công nghiệp chế tạo, chế biến; Xây dựng,
Dịch vụ; Dịch vụ chính phủ. Như vậy, bản thân hoạt động dịch vụ tồn tại
trong 2 nhóm ngành lớn là Dịch vụ và Dịch vụ Chính phủ. Ngoài ra, cũng có
những cách gọi khác nhau để hướng đến cùng một khái niệm. Từ “lĩnh vực
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
10
dịch vụ”, “khu vực dịch vụ” (Service Sector) cũng được tổ chức Thương mại
Thế giới WTO đề cập đến với bản chất giống như “Công nghiệp dịch vụ”
(Service Industry) được hiểu ở trên.
“Công nghiệp dịch vụ” có thể được hiểu hay tiếp cận theo nhiều cách,
dưới nhiều góc độ nhưng hầu hết các tổ chức quốc tế đều thừa nhận những
đặc điểm sau của nhóm ngành kinh tế này.
1.2.1.1. Tính phi vật chất
Có thể nói các sản phẩm của ngành Công nghiệp Dịch vụ là phi vật
chất. Ai đó có thể phản đối khi đưa ra ví dụ về sản phẩm của dịch vụ cung
cấp phầm mềm máy tính khi phần mềm đó được bán bằng một chiếc đĩa CD.
Chiếc đĩa CD ở đây đúng là vật chất hữu hình. Nhưng chiếc đĩa CD đó chỉ là
phương tiện để doanh nghiệp chuyển sản phẩm dịch vụ của mình tới tay
người sử dụng. Sản phẩm của hoạt động này chính là việc phần mềm đó được
cài đặt và chạy được trong máy tính của người sử dụng. Rõ ràng ta không thể
nào sờ vào, cầm nắm được kết quả ấy. Thực tế này chỉ ra rằng, không phải lúc
nào dịch vụ cũng được cung cấp một cách đơn lẻ, mà nó thường đi kèm với
một sản phẩm vật chất cụ thể nào đó. Ví dụ như dịch vụ điện hoa thì phải gắn
liền với “hoa” – một sản phẩm vật chất hữu hình, có kích thước, hình dáng,
màu sắc, khối lượng chính xác.
Tính phi vật chất này còn thể hiện ở việc người ta không thể mua quyền
sở hữu dịch vụ mà chỉ có thể mua được quyền sử dụng dịch vụ.
1.2.1.2. Tính khó xác định chất lượng
Nếu các sản phẩm vật chất có cơ, lý, hóa tính…có các tiêu chuẩn kỹ
thuật như công suất, mức tiêu hao nhiêu liệu…có thể xác định được và có thể
sản xuất theo các tiêu chuẩn của cơ sở, của ngành, của nhà nước và quốc tế thì
dịch vụ không thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu được lượng hóa một
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
11
cách rõ ràng như thế. Người ta có thể phán đoán chất lượng dịch vụ thông
qua một số dấu hiệu như danh tiếng của nhà cung cấp, ý kiến đánh giá của
những người tiêu dùng khác…nhưng chỉ đến khi trực tiếp sử dụng dịch vụ thì
mới đánh giá được chất lượng cũng như giá trị của nó đối với bản thân mình.
Mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng là một tiêu chí chiếm tỷ trọng lớn trong
các tiêu chí nhằm xác định chất lượng của dịch vụ. Nó phụ thuộc rất nhiều
vào quá trình tiếp xúc và tương tác qua lại giữa nhà cung cấp và người sử
dụng dịch vụ. Ví dụ dịch vụ cung cấp đường truyền internet. Với những tiêu
chuẩn kỹ thuật tương đương của hai nhà cung cấp A và B, chi phí lắp đặt như
nhau, nhưng khi có khách hàng gọi điện đến yêu cầu cung cấp dịch vụ, thái độ
trả lời điện thoại của nhân viên bên A không lịch sự và nhiệt tình bằng nhân
viên bên B thì chất lượng dịch vụ của bên A không thể bằng so với bên B.
Trong trường hợp này việc đánh giá chất lượng dịch vụ càng khó bởi sự thiếu
lịch sự và không nhiệt tình của nhân viên chỉ là cảm nhận chủ quan của khách
hàng, có thể là không chính xác nếu như có sự hiểu lầm.
Chính bởi đặc tính này mà ngành Công nghiệp Dịch vụ được coi là
ngành kinh tế của xã hội hiện đại, nơi các nhu cầu về tinh thần, nhu cầu về sự
thỏa mãn được coi trọng. Các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng chú trọng đến
chất lượng phục vụ khách hàng, coi đó là điểm mấu chốt để cạnh tranh thay vì
quan điểm cạnh tranh bằng giá đã tồn tại từ xa xưa.
1.2.1.3. Tính không thể tách rời và không lưu trữ được
Các sản phẩm vật chất sau khi được sản xuất ra có thể được lưu kho
hoặc vận chuyển đến các nơi để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của người tiêu
dùng. Tuy vậy, đối với hầu hết sản phẩm của các ngành Công nghiệp Dịch vụ,
người ta không thể lưu trữ chúng, quá trình cung cấp sản phẩm và tiêu dùng
sản phẩm phải được thực hiện đồng thời. Nhà cung cấp không thể cất trữ dịch
vụ trong kho rồi tung ra thị trường khi nhu cầu tăng để thu lợi. Ngành công
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
12
nghiệp giải trí cung cấp dịch vụ chiếu phim là một ví dụ. Ta không thể tách
rời hoạt động chiếu phim với hoạt động xem phim. Việc trì hoãn việc công
chiếu một bộ phim lại mà chỉ quảng cáo thôi, nhằm thu hút sự chú ý của khán
giả không được coi là hoạt động lưu trữ. Dịch vụ đang xét đến ở đây là “chiếu
phim” nên đó là việc hoãn cung cấp dịch vụ, dịch vụ chưa hề được thực hiện
chứ không phải là đã được tạo ra rồi cất trữ.
Chính đặc tính này đã đặt ra nhu cầu phát triển tất cả các ngành Công
nghiệp Dịch vụ đối với tất cả các nước trên thế giới. Người ta không thể dựa
sự chuyên môn hóa sản xuất toàn cầu, rồi tiến hành xuất – nhập khẩu các sản
phẩm của Công nghiệp Dịch vụ như vẫn làm đối với các sản phẩm hàng hóa
khác. Mặc dù vẫn có thể tiến hành thương mại dịch vụ quốc tế nhưng xét cho
cùng, để người dân một nước có cơ hội tiêu dùng một dịch vụ nào đó thì dịch
vụ ấy phải được thực hiện tại chỗ, ngay tại nơi có nhu cầu.
1.2.2. Phân loại Công nghiệp Dịch vụ
Hiện nay, việc phân loại các ngành kinh tế chưa có được sự thống nhất
không chỉ ở phạm vi thế giới mà thậm chí trong một quốc gia bởi lẽ có quá
nhiều tiêu chí phân loại cũng như mức độ phân loại. ở hầu hết các nước,
người ta sử dụng cách liệt kê để phân loại các ngành kinh tế nhằm mục đích
điều hành và quản lý hoạt động của doanh nghiệp cũng như của toàn bộ nền
kinh tế.
1.2.2.1. Theo tổ chức Thương mại Thế giới WTO
WTO liệt kê các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ và xếp chúng thành 12
nhóm với 11 nhóm ngành chính và 1 nhóm ngành bao gồm các ngành còn lại.
Cụ thể như sau:
Nhóm 1: Các dịch vụ kinh doanh
Các dịch vụ chuyên ngành
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
13
Các dịch vụ liên quan đến máy tính
Các dịch vụ nghiên cứu và phát triển (R & D)
Các dịch vụ bất động sản
Các dịch vụ cho thuê không qua môi giới
Các dịch vụ kinh doanh khác
Nhóm 2: Các dịch vụ truyền thông
Các dịch vụ bưu điện
Các dịch vụ đưa thư
Các dịch vụ viễn thông
Các dịch vụ nghe nhìn
Các dịch vụ truyền thông khác
Nhóm 3: Các dịch vụ xây dựng và kỹ sƣ công trình
Tổng công trình xây dựng nhà cao ốc
Tổng công trình xây dựng cho các công trình dân sự
Công việc lắp đặt và lắp ráp
Công việc hoàn thiện và kết thúc xây dựng
Các dịch vụ xây dựng và kỹ sư công trình khác
Nhóm 4: Các dịch vụ phân phối
Các dịch vụ của đại lý ăn hoa hồng
Các dịch vụ thương mại bán buôn
Dịch vụ bán lẻ
Dịch vụ cung cấp quyền kinh doanh
Các dịch vụ phân phối khác
Nhóm 5: Các dịch vụ giáo dục
Dịch vụ giáo dục tiểu học
Dịch vụ giáo dục trung học
Dịch vụ giáo dục đại học
Dịch vụ giáo dục người lớn
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
14
Các dịch vụ giáo dục khác
Nhóm 6: Các dịch vụ môi trƣờng
Dịch vụ thoát nước
Dịch vụ thu gom rác
Dịch vụ vệ sinh
Các dịch vụ môi trường khác
Nhóm 7: Các dịch vụ tài chính
Tất cả các dịch vụ bảo hiểm và liên quan đến bảo hiểm
Các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác
Nhóm 8: Các dịch vụ xã hội và liên quan đến sức khỏe
Các dịch vụ bệnh viện
Các dịch vụ y tế khác
Các dịch vụ xã hội
Các dịch vụ khác
Nhóm 9: Các dịch vụ du lịch và lữ hành
Khách sạn và nhà hàng
Các đại lý lữ hành và các dịch vụ hướng dẫn tour
Các dịch vụ hướng dẫn du lịch
Các dịch vụ du lịch và lữ hành khác
Nhóm 10: Các dịch vụ văn hóa và giải trí
Các dịch vụ giải trí
Các dịch vụ đại lý bán báo
Thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các dịch vụ văn hóa khác
Thể thao và các dịch vụ giải trí khác
Các dịch vụ văn hóa và giải trí khác
Nhóm 11: Các dịch vụ vận tải
Các dịch vụ vận tải biển
Vận tải đường thủy nội địa
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
15
Các dịch vụ vận tải đường hàng không
Vận tải vũ trụ
Các dịch vụ vận tải đường sắt
Các dịch vụ vận tải đường bộ
Vận tải theo đường ống dẫn
Các dịch vụ phụ trợ cho tất cả các loại vận tải
Các dịch vụ vận tải khác
Nhóm 12: Các dịch vụ không có tên ở trên
1.2.2.2. Theo Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
Từ tháng 1 năm 2007, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam đã áp dụng bảng
phân loại hàng hóa – dịch vụ Nice IX
4
cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Trong đó, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là danh mục các loại hàng hóa còn từ
nhóm 35 đến nhóm 45 là danh mục các loại dịch vụ.
Nhóm 35: Quảng cáo
Quản lý kinh doanh
Quản lý giao dịch
Hoạt động văn phòng
Nhóm 36: Bảo hiểm
Tài chính
Tiền tệ
Bất động sản
Nhóm 37: Xây dựng
Sửa chữa
Lắp đặt
Nhóm 38: Viễn thông
4
“Bảng phân loại Nice” là bảng phân loại theo Thỏa ước Nice về phân loại Quốc tế Hàng hóa và Dịch vụ
nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, được ký tại Nice ngày 16/6/1957 đã được sửa đổi, bổ sung.
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
16
Nhóm 39: Vận tải
Đóng gói và lưu trữ hàng hóa
Du lịch
Nhóm 40: Xử lý vật liệu
Nhóm 41: Giáo dục
Đào tạo
Giải trí
Các hoạt động thể thao và văn hóa
Nhóm 42: Các dịch vụ khoa học và công nghệ và nghiên cứu, thiết kế
có liên quan đến chúng
Các dịch vụ nghiên cứu và phân tích công nghiệp
Thiết kế và phát triển phần cứng và phần mềm máy tính
Các dịch vụ pháp lý
Nhóm 43: Dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống
Chỗ ở tạm thời
Nhóm 44: Dịch vụ y tế
Dịch vụ thú ý
Chăm sóc vệ sinh và sắc đẹp cho người hoặc động vật
Dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ làm vườn và dịch vụ lâm
nghiệp
Nhóm 45: Các dịch vụ cá nhân và xã hội được cung cấp bởi nguồn
khác phục vụ cho các nhu cầu cá nhân
Dịch vụ an ninh nhằm bảo vệ người và tài sản
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
17
1.2.2.3. Theo tiêu chí thống kê FDI của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt
Nam
Nhóm 1: Xây dựng văn phòng – căn hộ
Nhóm 2: Giao thông vận tải – Bưu điện
Nhóm 3: Khách sạn – Du lịch
Nhóm 4: Tài chính – Ngân hàng
Nhóm 5: Văn hóa – Y tế – Giáo dục
Nhóm 6: Xây dựng hạ tầng Khu Công nghiệp – Khu Chế xuất
Nhóm 7: Xây dựng khu đô thị mới
Nhóm 8: Dịch vụ khác
Như vậy, cách phân loại Công nghiệp Dịch vụ ở Việt Nam đang tỏ ra
thiếu thống nhất khi tồn tại đồng thời 2 cách như trên. Mặt khác, trong tiến
trình hội nhập, Việt Nam buộc phải sử dụng cách phân loại của WTO để thực
hiện việc mở cửa các ngành dịch vụ theo tiến trình đã cam kết. Điều này cho
thấy nhu cầu cần thống nhất sử dụng một cách phân loại để tạo thuận lợi cho
hoạt động thống kê, nghiên cứu thị trường, hoạt động đăng ký đầu tư … cũng
như tạo thuận lợi cho việc thương lượng và ký kết các cam kết quốc tế sau
này.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới khả năng thu hút FDI vào ngành
Công nghiệp Dịch vụ
1.3.1. Khung chính sách về FDI
Trước hết đó là hệ thống luật pháp liên quan trực tiếp và gián tiếp đến
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các quy định của luật pháp và
chính sách về việc thành lập doanh nghiệp FDI (cho phép, hạn chế, cấm đầu
tư vào các ngành nghề lĩnh vực nào đó; cho phép hoạt động tự do hay có điều
kiện…); các tiêu chuẩn đối xử đối với FDI (phân biệt hay không phân biệt đối
xử giữa các nhà đầu tư có quốc tịch khác nhau…); các quy định về thuế; quy
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
18
định liên quan đến việc sử dụng lao động (thời gian làm việc, chế độ nghỉ có
tính lương, chế độ bảo hiểm bắt buộc…); quy định liên quan đến việc sử dụng
đất đai và các bất động sản khác; các quy định thuộc chính sách khuyến khích
hay hạn chế đầu tư vào một số ngành nghề hoặc địa bàn nhất định… Các quy
định này ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng và kết quả của hoạt động FDI.
Các quy định thông thoáng, có nhiều ưu đãi, có ít hoặc không có các rào cản
hạn chế sẽ góp phần tăng cường thu hút FDI và tạo thuận lợi cho các dự án
FDI trong quá trình hoạt động. Ngược lại, hành lang pháp lý và cơ chế chính
sách mang tính hạn chế, ràng buộc sẽ khiến FDI không vào được hoặc vào ít.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với FDI Công nghiệp Dịch vụ bởi đối với
những nước đang phát triển với tiềm lực kinh tế hạn chế và sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong nước còn yếu thì vẫn tồn tại rất nhiều hàng rào hạn
chế FDI để bảo hộ ngành. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm
lực luôn trong tư thế sẵn sàng gia nhập thị trường nên đây gần như là yếu tố
đóng vai trò quan trọng nhất, đặc biệt là với các lĩnh vực nhạy cảm và được
cho là có liên quan trực tiếp đến anh ninh Quốc gia như bưu chính viễn thông,
năng lượng, văn hóa giải trí, phân phối…
Bản thân nội dung của các quy định là yếu tố quan trọng số một nhưng
bên cạnh đó, mức độ ổn định của các chính sách cũng là yếu tố mà các nhà
đầu tư nước ngoài quan tâm bởi so với các nhà đầu tư trong nước, khả năng
cập nhật và am hiểu pháp luật nước sở tại của họ hạn chế hơn rất nhiều. Họ
phải nghiên cứu, phân tích rất kỹ mới đưa ra chiến lược hoạt động kinh doanh
nên khi cơ chế chính sách thay đổi sẽ làm cho mọi tính toán của họ trở nên
không chính xác, không còn là tối ưu nữa. Ví dụ như sự thay đổi trong luật
thuế thu nhập cá nhân năm 2009 có thể khiến một số doanh nghiệp đang thực
hiện cách tính lương nhân viên Net Income (lương ròng đã trừ các khoản phải
nộp nhà nước) đổi sang cách tính Gross Income (lương gộp chưa trừ các
khoản phải nộp nhà nước) nhằm tránh gánh nặng tăng thêm từ khoản tăng
Lê Thanh Hằng - Lớp Nhật 1 - K44E - Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
19
thuế thu nhập của nhân viên. Việc cứ phải “chạy theo” chính sách sẽ làm
doanh nghiệp “mệt mỏi” và đây là yếu tố vô hình làm giảm sức hấp dẫn của
môi trường đầu tư của một nước.
Bên cạnh đó, hoạt động FDI mang tính đầu tư quốc tế nên ngoài chịu
sự chi phối của luật pháp nước chủ nhà, hoạt động này còn chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ các quy định trong hiệp ước quốc tế đa phương và song phương
mà nước nhận đầu tư tham gia ký kết. Những quy định này thường tạo điều
kiện thuận lợi cho FDI vì nó bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và thường
hướng tới mức độ “mở cửa” cao hơn so với các quy định của luật pháp trong
nước. Có rất nhiều ví dụ chứng minh rằng mức độ “mở cửa” của một nền kinh
tế tỷ lệ thuận với khả năng thu hút FDI trong đó Singapore và HongKong là 2
ví dụ quan trọng. Theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế Giới WEF công
bố hồi trung tuần tháng 6 năm 2008 thì HongKong và Singapore lần lượt
đứng đầu và thứ 2 danh sách các nền kinh tế hấp dẫn nhất thế giới do có thị
trường cởi mở.
5
Đồng thời, theo Báo cáo Đầu tư Thế giới WIR 2007 (World
Investment Review) của diễn đàn liên hợp quốc về thương mại và phát triển
thì HongKong va Singapore cũng lần lượt giữ vị trí số 2 và 3 trong top 10
quốc gia thu hút FDI nhiều nhất với số vốn đầu tư lần lượt là 43 tỷ USD và 34
tỷ USD, chỉ sau Trung Quốc 69 tỷ USD.
6
Ngoài ra, được xếp vào nhóm “khung chính sách về FDI” còn có đặc
điểm môi trường chính trị hay môi trường văn hóa. Đây là những yếu tố tạo
ảnh hưởng dài hạn và lâu bền tới quá trình thu hút FDI.
1.3.2. Các yếu tố của môi trường kinh tế
5
6