Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Luận văn thạc sĩ Phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhhuận của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM










DƯƠNG TRỌNG ĐOÀN



PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LI NHUẬN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH T







TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11/2013.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM








DƯƠNG TRỌNG ĐOÀN


PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LI NHUẬN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH T



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN HUY HOÀNG




TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11/2013.
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Số liệu đưa ra trong luận văn này là trung thực. Được thu thập từ các nguồn
đáng tin cậy, công bố trên các tạp chí, các website hợp pháp và các công
trình nghiên cứu đã được công bố. Các giải pháp kiến nghò do cá nhân tôi rút
ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn.

TP.HCM
,

Ngày

30

tháng
1
1

năm 2013.

Tác giả luận văn






Dương Trọng Đoàn
















ii

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.


Lý do chọn đề tài: 1

2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

3.

Phương pháp nghiên cứu: 3

4.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3

5.

Kết cấu luận văn 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN LI NHUẬN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1. Lợi nhuận của ngân hàng thương mại 4
1.1.1.

Khái niệm lợi nhuận của ngân hàng thương mại 4

1.1.2.

Sự cần thiết phải gia tăng lợi nhuận của NHTM 5


1.1.2.1. Vai trò của lợi nhuận đối với NHTM và người lao động 5

1.1.2.2. Vai trò của lợi nhuận NHTM đối với nhà nước 7

1.1.3.

Các tiêu chí đánh giá lợi nhuận ngân hàng thương mại 7

iii

1.2. Tổng hợp nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến lợi nhuận của
ngân hàng thương mại 10
1.2.1.

Nghiên cứu nước ngoài 10

1.2.2.

Nghiên cứu tại Việt Nam 16

1.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 17
1.3.1.

Giả thuyết nghiên cứu: 17

1.3.2.

Mô hình nghiên cứu 17


1.3.3.

Phương trình hồi quy 18

1.4. Phương pháp nghiên cứu 22
1.4.1.

Kiểm đònh đa cộng tuyến 22

1.4.2.

Kiểm đònh Durbin-Watson 22

1.4.3.

Phân tích hồi quy 22

1.4.4.

Kiểm đònh ANOVA 23

Kết luận chương 1 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LI
NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 24

2.1. Lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam 24
2.1.1.

Đánh giá một số chỉ tiêu tài chính của NHTM Việt Nam 24


2.1.1.1.

Tổng tài sản 24

2.1.1.2.

Vốn điều lệ 25

2.1.1.3.

Vốn chủ sở hữu 28

2.1.1.4.

Tăng trưởng tín dụng 29

2.1.1.5.

Huy động vốn 31

2.1.1.6.

Thanh khoản 32

2.1.1.7.

Chi phí hoạt động 34

iv


2.1.1.8.

Nợ xấu 35

2.1.1.9.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 37

2.1.2.

Tình hình tăng trưởng lợi nhuận tại các NHTM Việt Nam 39

2.1.2.1.

Lợi nhuận 39

2.1.2.2.

Chỉ tiêu ROA 41

2.1.2.3.

Chỉ tiêu ROE 43

2.1.2.4.

Chỉ tiêu NIM 45

2.2. Kiểm đònh các nhân tố tác động đến lợi nhuận NHTM Việt Nam 47

2.2.1.

Dữ liệu 47

2.2.2.

Phương pháp nghiên cứu 48

2.2.3.

Kết quả nghiên cứu 48

2.2.3.1.

Hồi quy với ROE 48

2.2.3.2.

Hồi quy với ROA 50

2.2.3.3.

Hồi quy với NIM 52

2.2.4.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu 54

Kết luận chương 2 55


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG LI NHUẬN CHO NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 56

3.1. Đònh hướng phát triển NHTM Việt Nam đến năm 2025 56
3.2. Các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận cho các NHTM Việt Nam 57
3.2.1.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng 57

3.2.1.1.

Đối với ngân hàng nhà nước 58

3.2.1.2.

Đối với ngân hàng thương mại 58

3.2.2.

Giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu 59

3.2.2.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước: 60

v

3.2.2.2. Về phía các ngân hàng thương mại 60

3.2.3.

Tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn 61


3.2.4.

Quản trò tốt thanh khoản 62

3.2.5.

Đẩy mạnh tiến trình M&A các ngân hàng 63

3.2.6.

Nâng cao hiệu quả quản trò rủi ro tín dụng 65

3.2.7.

Không ngừng mở rộng quy mô 65

3.2.8.

Cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có 66

3.2.9.

Rủi ro đạo đức cần được quan tâm đúng mức 66

3.3. Một số giải pháp ổn đònh vó mô, minh bạch hệ thống ngân hàng 68
Kết luận chương 3 73

KẾT LUẬN CHUNG 74


TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Tài liệu trong nước 75
Tài liệu nước ngoài 75
Website 77










vi

DANH MỤC VIẾT TẮT
- DPRR : Dự phòng rủi ro
- GDP : Tổng thu nhập quốc dân
- KPMG : là một nhà cung cấp dòch vụ nghề nghiệp lớn nhất thế giới
- NH : Ngân hàng
- NHNN : Ngân hàng nhà nước
- NHTM : Ngân hàng thương mại
- NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước
- NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
- TCTD : Tổ chức tín dụng














vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng 34
Biểu đồ 2.2: Chi phí hoạt động của các ngân hàng Việt Nam 35
Biểu đồ 2.3 : Tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2012 39

Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng nợ xấu của hệ thống ngân hàng
giai đoạn
2008-2012.
39
Biểu đồ 2.5 :Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng năm 2012 44
Biểu đồ 2.6: ROA của NHTM nhà nước (giai đoạn 2005-2012) 45
Biểu đồ 2.7: ROA của NHTM cổ phần giai đoạn 2005-2012 45
Biểu đồ 2.8: ROA của 15 ngân hàng giai đoạn 2005-2012 46
Biểu đồ 2.9: ROE của NHTM nhà nước (giai đoạn 2005-2012) 47
Biểu đồ 2.10: ROE của NHTM cổ phần giai đoạn 2005-2012 47
Biểu đồ 2.11: ROE của 15 ngân hàng giai đoạn 2005-2012 48
Biểu đồ 2.12: NIM của NHTM nhà nước giai đoạn 2005-2012 48

Biểu đồ 2.13 : NIM của NHTM cổ phần giai đoạn 2005-2012 49
Biểu đồ 2.14 : NIM của 15 NHTM giai đoạn 2005-2012 49








viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Thống kê cách tính các biến 20
Bảng 2.1 : Tốc độ gia tăng tổng tài sản của 15 ngân hàng 25
Bảng 2.2 : Tốc độ gia tăng vốn điều lệ của 15 ngân hàng 26
Bảng 2.3 : Tốc độ gia tăng vốn chủ sở hữu của 15 ngân hàng 29
Bảng 2.4 : Tốc độ tăng trưởng tín dụng của 15 ngân hàng 30
Bảng 2.5 : Tốc độ gia tăng vốn huy động của 15 ngân hàng 35
Bảng 2.6 : Tốc độ gia tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 38
Bảng 2.7: Tốc độ gia tăng lợi nhuận sau thuế 40
Bảng 2.8: Thống kê mẫu nghiên cứu 47
Bảng 2.9: Hồi quy 5 biến với ROE 49
Bảng 2.10: Phân tích hồi quy 5 biến với ROA 51
Bảng 2.11: Phân tích hồi quy 4 biến với NIM 53
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ nổ ra vào năm 2007 là cuộc khủng
hoảng trong nhiều lónh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán). Hàng
loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời
bò phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng. Đến lượt nó,
tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến hàng loạt
doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng
nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và
qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệp khó
bán được hàng hóa, hàng loạt doanh nghiệp phá sản. Như vậy, tín dụng ngân
hàng có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Vì vậy, việc
phòng ngừa một cuộc khủng hoảng tài chính là vấn đề hết sức cần thiết cho
nền kinh tế thế giới.
Cuộc khủng hoảng tài chính đã lan rộng trên toàn cầu và Việt Nam
cũng nằm trong số đó. Đối với nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, tài chính
ngân hàng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, là huyết mạch của nền kinh
tế. Vì vậy, sự ổn đònh và lành mạnh của hệ thống ngân hàng giữ vai trò trọng
yếu trong việc ổn đònh và phát triển nền kinh tế đất nước. Bởi vậy, hoạt động
ngân hàng cần phải luôn thông suốt, hiệu quả và an toàn để duy trì sự vận
hành trôi chảy các hoạt động trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế
phát triển.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành ngân hàng Việt Nam đã
phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, và đã có những đóng góp
2

quan trọng vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện nay
hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã thực sự bước vào cạnh tranh
khốc liệt cả về cấp tín dụng và các dòch vụ ngân hàng, đã và đang ngày càng
chứng tỏ được vai trò là mạch máu trong nền kinh tế. Bên cạnh những bước
phát triển mang tính đột phá thì hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
đang phải đối diện với nhiều thách thức như quy mô nhỏ, trình độ quản trò,

điều hành kiểm soát vẫn còn nhiều bất cập, công nghệ ngân hàng chưa đáp
ứng được hoạt động thanh toán và dòch vụ ngân hàng, mức độ cạnh tranh
ngày càng gay gắt v.v.
Chính vì vậy, việc lớn mạnh của ngân hàng thương mại Việt Nam có
vai trò hết sức lớn lao. Để hệ thống này không ngừng lớn mạnh và luôn đạt
mục tiêu tối đa giá trò cho cổ đông thì một trong những tiêu chí đánh giá sức
mạnh của hệ thống này là lợi nhuận thu được hàng năm của các ngân hàng
thương mại. Vậy những nhân tố nào quyết đònh lợi nhuận của ngân hàng
thương mại Việt Nam? Mức độ tác động của những nhân tố này lên lợi nhuận
của ngân hàng thương mại như thế nào? Cần những giải pháp nào để gia tăng
lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại?
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả nghiên cứu đề tài: “
Phân tích các
nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại Việt Nam”

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến lợi nhuận của
ngân hàng thương mại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Các ngân hàng thương mại Việt Nam, thời
gian nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2012 (gồm 15 ngân hàng
thương mại theo phụ lục 34 đính kèm).
3

3. Phương pháp nghiên cứu:
Với đề tài này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp thông kê, tổng hợp, và
nghiên cứu đònh lượng.
4. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu:


-
Đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời
gian qua.
-
Kiểm đònh các nhân tố quyết đònh lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.
-
Tìm ra các giải pháp để gia tăng lợi nhuận cho các NHTM Việt Nam.
 Câu hỏi nghiên cứu:
Đề tài này tác giả sẽ làm rõ ba vấn đề:
1)

Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện
nay như thế nào?
2)

Mức độ các nhân tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng
thương mại Việt Nam như thế nào?
3)

Cần những giải pháp nào để gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong thời gian

tới?
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu ra, luận văn có kết cấu 3 chương. Chương 1: Tổng
quan về lợi nhuận của các ngân hàng thương mại và các nhân tố tác động lên
lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng các nhân tố
tác động lên lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam; Chương 3:
Các giải pháp gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN LI
NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Lợi nhuận của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm lợi nhuận của ngân hàng thương mại
Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của tổ chức tín
dụng, bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động
khác. Lợi nhuận của tổ chức tín dụng là khoản chênh lệch được xác đònh giữa
tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý, hợp lệ.
Lợi tức gộp của các NHTM được quyết đònh bởi mức lãi đối với khoản
cho vay và đầu tư bởi mức lệ phí và thù lao khác đối với các dòch vụ, bởi quy
mô và thành phần các tích sản.
Lợi nhuận của NHTM thu được từ:
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:
Là khoản chênh lệch giữa doanh
thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ.
-
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:
Là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính và thuế gián
thu phải nộp theo qui đònh của pháp luật trong kỳ.
-
Lợi nhuận của các hoạt động khác:
Là khoản tiền chênh lệch giữa thu
nhập của hoạt động kinh tế khác và chi phí của hoạt động kinh tế khác và
thuế gián thu phải nộp theo qui đònh của pháp luật trong kỳ.
5


1.1.2. Sự cần thiết phải gia tăng lợi nhuận của NHTM
Lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của
NHTM nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Đây chính là động lực thôi
thúc NHTM không ngừng hoàn thiện để phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu.
1.1.2.1. Vai trò của lợi nhuận đối với NHTM và người lao động
Bất kỳ một NHTM nào hoạt động trong cơ chế thò trường, điều đầu
tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của NHTM
nói riêng và doanh nghiệp nói chung. NHTM chỉ tồn tại và phát triển khi nó
tạo ra lợi nhuận, nếu không nó sẽ bò đào thải và đi đến phá sản. Đặc biệt
trong điều kiện kinh tế thò trường, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và
khốc liệt thì lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết đònh đến sự tồn
tại của NHTM
Lợi nhuận không chia trích từ lợi nhuận có được trong hoạt động kinh
doanh là một thành tố quan trọng cấu thành nên vốn tự có của các NHTM.
Lợi nhuận không chia là một phương pháp mà các ngân hàng lớn thường áp
dụng nhằm gia tăng vốn tự có mà không phụ thuộc vào thò trường vốn nên
tránh được các chi phí huy động vốn thả nổi, không tốn kém chi phí, không
phải hoàn trả đồng thời không làm loãng quyền kiểm soát cũng như không đe
dọa đến việc mất quyền kiểm soát của các cổ đông hiện thời của các NHTM.
Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh
doanh có lãi sẽ tạo cho NHTM một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối,
là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật thông qua việc đổi mới trang thiết bò…mở rộng quy mô hoạt động
6

là cơ sở để NHTM tồn tại phát triển vững vàng trên thương trường, làm cơ sở
để NHTM đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng.
Chỉ tiêu lợi nhuận cũng là căn cứ để đánh giá năng lực, về nhân sự,
năng lực về tài chính, năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của

NHTM. Lợi nhuận của ngân hàng là một chỉ tiêu được các nhà quản lý ngân
hàng và các cổ đông đặc biệt quan tâm và được coi là một trong những mục
tiêu của kinh doanh, vì vậy họ thường xuyên phân tích và đánh giá về khả
năng sinh lời của ngân hàng. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của
ngân hàng như trình độ quản trò, các điều kiện kinh tế, quy mô hoạt động, lãi
suất, các điều kiện cạnh tranh, mức lời, lỗ chứng khoán, các khoản tín dụng
tổn thất và mức khai thác tiềm năng…
Và riêng đối với người lao động, lợi nhuận cũng tạo động lực cho các
NHTM mở rộng mạng lới, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Lợi nhuận của các NHTM cao sẽ có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống người lao động, tạo hưng phấn kích thích trí sáng tạo, phát huy cao
nhất khả năng của nhân viên trong NHTM, là cơ sở cho những bước phát
triển tiếp theo. Lợi nhuận cải thiện và góp phần năng cao cuộc sống, vì vậy
lợi nhuận trở thành mục đích của lao động.
Ngoài ra, lợi nhuận cũng tạo động lực để các NHTM san sẻ những
những thành quả của mình đối với những mảnh đời khốn khó, bất hạnh thông
qua các hoạt động từ thiện, tài trợ. Điều này không chỉ có ý nghóa vật chất
đối với tầng lớp nghèo khó trong xã hội mà còn thể hiện tinh thần tương thân
tương ái cao đẹp đối với xã hội.
7

1.1.2.2. Vai trò của lợi nhuận NHTM đối với nhà nước
Lợi nhuận của các NHTM không chỉ có vai trò to lớn đối với bản thân
các tổ chức này mà còn đóng góp rất lớn vào quá trình tồn tại và phát triển
của một quốc gia.
Kết quả sản xuất kinh doanh của NHTM phản ánh hiệu quả sản xuất
của nền kinh tế. Khi nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ tạo ra môi trường
lý tưởng cho NHTM có điều kiện phát triển hơn nữa. NHTM hoạt động có lợi
nhuận phản ánh hiệu các chính sách vó mô cũng như vi mô của nhà nước.
Thông qua đó, nhà nước sẽ điều chỉnh cũng như ban hành những chính sách

hợp lý để nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của ngành ngân hàng nói riêng và
tổng thể nền kinh tế nói chung.
Thông qua lợi nhuận của NHTM, Nhà nước tiến hành thu thuế thu
nhập NHTM tăng tích luỹ cho xã hội, là công cụ điều chỉnh nền kinh tế vó mô.
Thuế thu nhập NHTM đánh vào phần lợi nhuận mà NHTM thu trong kỳ, nên
khi lợi nhuận của NHTM càng cao thì số thuế mà Nhà nước nhận được càng
nhiều. Đó chính là nguồn tài chính để Nhà nước tiến hành tái sản xuất mở
rộng, phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Tóm lại, lợi nhuận có được từ các NHTM có nhiều ý nghóa và vai trò
trong phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, rất cần thiết phải gia tăng lợi nhuận
cho các tổ chức này.
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá lợi nhuận ngân hàng thương mại
Các giới chức điều hành ngân hàng và các nhà phân tích ngân hàng
thường sử dụng ba tiêu chuẩn để

đánh giá lợi nhuận của ngân hàng: Lợi
8

nhuận trên tài sản (Return on Asset – ROA), Lợi nhuận trên vốn cổ phần
(Return on Equity – ROE) và Thu nhập lãi cận biên (Net interest Margin –
NIM).
• ROA
ROA là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên
mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
Công thức tính ROA
ROA

=


Lợi nhuận sau thuế
(1.1)
Tổng tài sản
Tỷ số này phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh
doanh. Do đó, khi phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này
trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp
khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghóa ngân hàng làm ăn có lãi. Tỷ số
càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ
hơn 0, thì ngân hàng làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm
của giá trò bình quân tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ số cho biết hiệu quả
quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của ngân hàng.
• ROE

ROE là tỷ số quan trọng đối với các cổ đông. Chỉ số này là thước đo
để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời nhằm
đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
9

Cũng như ROA, tỷ số này so sánh cùng một thời kỳ giữa các doanh
nghiệp trong ngành hoặc so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành. Tỷ
lệ ROE càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đồng vốn của
cổ đông, có nghóa là doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ
đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình
huy động vốn, mở rộng quy mô. Nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu
càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
Công thức tính ROE
ROE

=


Lợi nhuận sau thuế
(1.2)
Vốn chủ sở hữu

• NIM
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí
lãi chia cho tài sản sinh lãi. Hệ số lãi ròng biên tế được các Chủ ngân hàng
quan tâm theo dõi vì nó giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi
của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm
kiếm nguồn vốn có chi phí thấp.
Công thức tính NIM
NIM

=

Thu nhập lãi - Chi phí lãi
(1.3)
Tài sản có sinh lãi
Trong đó, tổng tài sản sinh lời bao gồm các khoản cho vay, các khoản
cho thuê, đầu tư chứng khoán (hay bằng Tổng tài sản – Tổng tài sản không
sinh lời).
10

1.2. Tổng hợp nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến lợi
nhuận của ngân hàng thương mại
1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu phân tích các yếu tố tác
động đến lợi nhuận của NHTM thông qua các biến bên trong và bên ngoài.
Các biến bên trong bao gồm: vốn, thanh khoản, tiền gửi, cho vay, rủi ro tín

dụng, chi phí hoạt động… còn các biến bên ngoài như GDP, lạm phát, lãi suất,
vốn hóa thò trườngv.v. Một số nghiên cứu trên một quốc gia duy nhất như
Berger (1995). Angbazo (1997), Guru, Staunton & Balashanmugam (1999),
Naceur (2003), Mamatzakis & Remoundos (2003), Kosmidou (2006 ),
Athanasoglou, & Delis (2006). Các nghiên cứu khác phân tích lợi nhuận ngân
hàng thông qua nhóm nhiều quốc gia như Molyneux & Thorton (1992),
Demirguc-Kunt & Huizinga (1999), Abreu & Mendes (2001), Hassan &
Bashir (2003), Molyneux và Wilson (2004). Kết quả của các nghiên cứu khác
biệt đáng kể do sự biến đổi của môi trường và dữ liệu đưa vào phân tích
 Quy mô (SIZE)
Quy mô ngân hàng là một nhân tố dường như xuất hiện trong tất cả
các nghiên cứu trong chủ đề này. Quy mô Ngân hàng được sử dụng để đại
diện cho độ lớn của Ngân hàng. Tác động của quy mô lên lợi nhuận của ngân
hàng là không thống nhất. Trong các ngân hàng châu Âu trong giai đoạn năm
1992 -1998, Goddard và cộng sự (2004) xác đònh chỉ có mối quan hệ nhỏ giữa
quy mô và lợi nhuận. Trong khi đó, Smirlock (1985) chứng minh một tác động
đáng kể và cùng chiều giữa quy mô và lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại,
nghiên cứu của Berger, Hanweck & Humphrey (1987) cho rằng không có mối
quan hệ quan trọng giữa lợi nhuận và quy mô. Bên cạnh đó, Short (1979)
11

tranh luận rằng quy mô Ngân hàng có quan hệ mật thiết với vốn chủ sở hữu
của ngân hàng vì các Ngân hàng lớn thường huy động vốn chi phí rẻ hơn. Do
đó có lợi nhuận cao hơn. Với lập luận tương tự. Bikker và Hu (2002),
Goddard et al (2004) và một số nhà nghiên cứu khác đã cho thấy mối quan hệ
giữa quy mô Ngân hàng. Đặc biệt trong trường hợp ngân hàng nhỏ và vừa với
vốn chủ sở hữu do đó có mối quan hệ với lợi nhuận.

 Vốn chủ sở hữu (CAPITAL)
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng

nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên nó giữ vai trò rất quan trọng vì nó là cơ sở
để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng, đồng thời tạo nên uy
tín ban đầu, duy trì niềm tin công chúng vào ngân hàng. Vốn chủ sở hữu thể
hiện khả năng tự tài trợ của ngân hàng và cho thấy được mức độ đảm bảo tài
chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này giúp đánh giá được khả năng của ngân
hàng chòu đựng được các khoản lỗ và có thể đối phó với rủi ro có thể xảy ra
đối với các chủ sở hữu.
Staikouras và Wood (2003) khẳng đònh rằng có một mối liên hệ cùng
chiều giữa vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trong các ngân hàng châu Âu. Mối
quan hệ này cũng cho kết quả tương tự trong nghiên cứu của Abreu &
Mendes (2001), Goddard và cộng sự (2004) và Davydenko (2011). Kết quả
nghiên cứu các yếu tố tài chính, chỉ số ngành và chỉ số kinh tế vó mô tác động
đến lợi nhuận của ngân hàng Hy Lạp trong giai đoạn 1985 - 2001 của
P.Athanasoglou và cộng sự (2005) cho thấy vốn chủ sở hữu có mối tương
quan thuận với lợi nhuận của ngân hàng.
 Cho vay khách hàng (LOAN)
12

Cho vay là hoạt động chính của các NHTM nhằm huy động vốn từ các
đơn vò dư thừa và cho các đơn vò thâm hụt vay. Thông thường, cho khách hàng
vay càng nhiều thì lợi nhuận ngân hàng càng cao. Tuy nhiên. nợ xấu có thể
gây tổn thất cho ngân hàng nên ngân hàng có nhiều nợ xấu sẽ chứng kiến sự
sụt giảm lợi nhuận. Aper & Anbar (2011) tìm thấy một mối quan hệ ngược
chiều giữa các khoản vay ngân hàng và lợi nhuận; trong khi Gur Irshad và
Zaman (2011). Sufian (2011) và Sasrosuwito Suzuki (2011) cho thấy một mối
quan hệ cùng chiều giữa cho vay và lợi nhuận.

 Tiền gửi khách hàng (DEPOSIT)
Tiền gửi của khách hàng bao gồm tiền gửi giao dòch và tiền gửi phi
giao dòch. Với tiền gửi giao dòch, khách hàng gửi không mục đích hưởng lợi

tức mà để giao dòch nên ngân hàng có thể trả lãi suất thấp. Tuy nhiên nguồn
vốn này khách hàng có thể rút ra bất cứ khi nào. Nhưng nếu sử dụng nguồn
vốn này vay hợp lý sẽ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Còn tiền gửi
phi giao dòch, mục đích của người gửi tiền là hưởng lợi tức, do đó ngân hàng
phải trả lãi suất cho khách hàng. Do vậy, khi sử dụng nguồn vốn này cho vay
lợi nhuận ngân hàng sẽ đạt thấp hơn tiền gửi giao dòch.
Davydenko tìm thấy bằng chứng thực nghiệm rằng tiền gửi có tác
động ngược chiều đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại (Davydenko,
2011). Kết quả này khá bất ngờ vì bình thường ngân hàng cố gắng để thu hút
thêm tiền gửi như một nguồn kinh phí. Còn Baum et al. (2008) lại tìm thấy
một tác động ngược chiều của tiền gửi đối với lợi nhuận lãi biên trong ngân
hàng Ukraina. Ngược lại, Gul et al (2011) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều
13

và đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng. Kết quả này phù hợp với kết
quả nghiên cứu trước đây của Alkassim (2005).

 Thanh khoản (LIQUID)
Thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền của một loại tài sản ở
mức độ nhanh với chi phí thấp. Thông thường một tài sản có tính thanh khoản
càng cao thì khả năng sinh lợi càng thấp và ngược lại. Trong những năm gần
đây, tình trạng thiếu hụt thanh khoản ở mức độ lớn tại một số ngân hàng đã
trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến phá sản ngân hàng. Chứng
tỏ thanh khoản là nhiệm vụ hết sức quan trọng của bất kỳ ngân hàng nào.
Bourke (1989) tìm thấy một liên kết cùng chiều giữa thanh khoản
ngân hàng và lợi nhuận trong giai đoạn các ngân hàng không ổn đònh có thể
tăng tiền mặt nắm giữ để giảm thiểu rủi ro. Không giống như Bourke (1989).
Molyneux và Thorton (1992) đi đến kết luận rằng có một mối tương quan
nghòch giữa mức thanh khoản và lợi nhuận.


 Chi phí hoạt động (COST)
Ngoài chi phí chủ yếu là chi phí lãi vay, hoạt động kinh doanh của
ngân hàng còn phát sinh nhiều chi phí khác như chi phí hoạt động. Abreu &
Mendes (2001) trong nghiên cứu ở một số quốc gia châu Âu kết luận rằng chi
phí hoạt động có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Trước đó,
Bourke (1989) và Molyneux & Thorton (1992) đã tìm thấy mối liên hệ cùng
chiều giữa lợi nhuận ngân hàng và chi phí hoạt động.

 Rủi ro tín dụng (Credit risk)
14

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của
ngân hàng, biểu hiện qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ
không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng của một ngân hàng có thể
xảy ra nhiều mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bò giảm lợi nhuận,
nặng nhất là ngân hàng không thu được vốn và lãi dẫn đến thua lỗ, mất vốn.
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm ngân hàng bò phá sản, gây hậu quả nghiêm
trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.
Các tác giả Sufian (2011), Alexio & Sofoklis (2009) và Alper và
Abbar (2011), Miller và Noulas (1997) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều
giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận. Tức là các khoản vay càng cao thì mức độ
tổn thất tín dụng càng cao và do đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Mối
quan hệ này lại là ngược chiều trong nghiên cứu của Davydenko (2011).
 Thuế (TAX)
Nghiên cứu của Jiang và cộng sự (2003), thuế có tác động cùng chiều
lên lợi nhuận ngân hàng. Cũng nghiên cứu chủ đề này, nhân tố thuế tác động
ngược chiều lên lợi nhuận ngân hàng Hồi giáo theo nghiên cứu của M.Bashir
(2003). Và trong nghiên cứu của Demirguc và Huizinga, thuế cũng tác động
ngược chiều lên lợi nhuận ngân hàng.


 Tổng thu nhập quốc nội (GDP)
Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh hoạt động và triển
vọng của một quốc gia. Nghiên cứu của Pasiouras và Kossmidou (2007) cho
thấy

các yếu tố kinh tế vó mô như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội
và lạm phát cũng tương quan thuận đến lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng thương mại
15

Pakistan giai đoạn 2006 - 2009 của Ali và cộng sự (2010) cho thấy lợi nhuận
ngân hàng có mối tương quan thuận với tốc độ tăng trưởng GDP. Ngoài ra,
Demirguc-Kunt và Huizingga (1999), Gul Irshad và Zaman (2011), Trujilo-
Ponce (2012) và Zeitun (2012) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa GDP
lợi nhuận của ngân hàng.

 Lạm phát (Inflation)
Theo Perry (1992) mối quan hệ giữa lạm phát và thực hiện các ngân
hàng phụ thuộc vào việc lạm phát dự kiến của Ban Giám đốc của một ngân
hàng. Bằng cách dự đoán một cách chính xác lạm phát và điều chỉnh lãi suất
có thể tăng doanh thu nhanh hơn so với chi phí. Các nghiên cứu của
Molyneux và Thorton (1992) và Bourke (1989) tìm thấy một mối quan hệ
cùng chiều giữa lạm phát và thu nhập ngân hàng.
 Vốn hóa thò trường (market capitalization)
Modigliani và Miller (1958) chỉ ra rằng trong điều kiện thò trường
hoàn hảo, nợ và vốn cổ phần gần như thay thế hoàn hảo. Trong bối cảnh này,
các công ty thích sử dụng vốn cổ phần nhiều hơn và điều này sẽ gây ra một
ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong trường
hợp thò trường vốn phát triển, các ngân hàng nắm bắt nhiều thông tin về
khách hàng, vì thế vấn đề thông tin bất đối xứng được giảm bớt để từ đó

nâng cao lợi nhuận của các ngân hàng. Bằng chứng thực nghiệm từ
Demirguc-Kunt và Huizinga (1999, 2001), Bashir (2000) và Naceur (2003)
cho thấy rằng các ngân hàng có lợi nhuận lớn hơn trong các quốc gia có thò
trường chứng khoán phát triển tốt (Gul et al, 2011).

×