Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

miễn dịch chống ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.63 KB, 27 trang )

Bài thảo luận
Miễn dịch
chống ung thư
Miễn dịch chống ung thư

Ung thư là gì?

Kháng nguyên ung thư

Vai trò của đáp ứng miễn dịch chống ung thư

Các loại miễn dịch chống ung thư

Lẩn tránh miễn dịch

Ứng dụng miễn dịch học trong ung thư học
Ung thư là gì?
Ung thư là kết quả tăng sinh không kiểm soát được của các tế bào thông qua con đường
nguyên phân. Sự ức chế sinh trưởng do tiếp xúc bị mất, các tế bào không dính chặt với
nhau do đó phat triển phủ lên các tế bào khác tạo thành khối u.
Kháng nguyên ung thư
Trên bề mặt các tế bào u ác tính xuất hiện các kháng nguyên mới mà ở các tế bào
thường không có.Một vài kháng nguyên ung thư:

Kháng nguyên ghép đặc hiệu ung thư (TSTA): Đáp ứng đặc hiệu mới xác định trong
thực nghiệm ghép mô ung thư.

Kháng nguyên kết hợp ung thư (TAA): là kháng nguyên xuất hiện trong tế bào ung
thư mà ít có ở tế bào thường. Kháng nguyên bào thai ung thư (AFP) và protein thai α
cũng thuộc loại này.


Thí nghiệm miễn dịch với kháng nguyên ung thư do virus
Vai trò của đáp ứng miễn dịch chống ung thư
Những u rắn sau khi tách ra được bằng phẫu thuật thỉnh thoảng cho thấy bị
xâm nhiễm nặng nề bởi các tế bào đơn nhân không liên quan đến hoại tử mô,
điều này đã gợi ý vai trò của sự đề kháng có nguồn gốc miễn dịch.Người ta đã
phát hiện các tế bào xâm nhiễm đó có nhiều đại thực bào, các loại lympho
khác nhau và một số tế bào khác (như tương bào, tế bào mast).
Sự chuyển sang dạng ác tính thường khiến các tế bào ung thư xuất hiện kháng
nguyên ung thư (neoantigen) giúp tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt các tế
bào ung thư.
Vai trò của đáp ứng miễn dịch chống ung thư
Kháng nguyên CA125
Các loại miễn dịch chống ung thư

Đáp ứng tế bào T

Đáp ứng tế bào B

Miễn dịch tự nhiên
Đáp ứng tế bào T

Sự hoạt hóa tế bào T chống ung thư bao gồm sự hình thành của tất cả các tiểu lớp tế
bào T: Th, Tc, Ts.

Tế bào Tc nhận diện kháng nguyên ung thư trong sự phối hợp với các sản phẩm
MHC.

Sự hoạt hóa này cũng làm cho tế bào T sản xuất ra lymphokine cần cho sự hoạt hóa
đại thực bào và tế bào NK.
Các lymphokin thường gặp:

1.
Yếu tố ức chế di tản (MIF)
2.
Yếu tố hoạt hóa đại thực bào (MAF)
3.
Yếu tố hóa hướng động đại thực bào (CMF)
4.
Lymphotoxin (LT)
5.
Yếu tố di truyền (TF)
6.
Các interferon (IFN)
7.
Các mitogen
Đáp ứng tế bào T
Phát hiện miễn dịch tế bào chống ung thư
Các thử nghiệm để phát hiện miễn dịch tế bào chống ung thư thường được chia làm 3
nhóm:

Nhóm 1 đánh giá khả năng tăng sinh của tế bào T

Nhóm 2 đánh giá sự sản xuất Lymphokine

Nhóm 3 đánh giá chức năng của tế bào hiệu quả
Đáp ứng tế bào T
Đáp ứng miễn dịch chống tế bào ung thư
Đáp ứng tế bào B

Kháng thể chống lại các loại kháng nguyên ung thư cũng tỏ ra cóa vai trò
nhất định trong cơ chế đề kháng của vật chủ.


Kháng thể có thể trực tiếp tham gia ly giải tế bào u hoặc thu hut các tế bào có
mang thụ thể Fc (như tế bào NK và đại thực bào) đến nơi có tế bào ung thư.
Miễn dịch tự nhiên
Miễn dịch tự nhiên được thực hiện bởi các tế bào có khả năng li giải tế bào
ung thư một cách tự nhiên, không cần phải được mẫn cảm trước đó.
Trong miễn dịch miễn dịch tự nhiên chống ung thư có 2 loại tế bào có vai trò
rất quan trọng:

Tế bào NK

Đại thực bào
Tế bào NK

Tế bào NK có thể nhận biết tế bào ung thư qua thụ thể bề mặt transferin hiện
diện trên tế bào trong kỳ phân chia hoặc tác dụng lên tế bào u qua trung gian
phản ứng ADCC.

Có bằng chứng thực nghiệm cho thấy NK tham gia vào quá trình loại mảnh
ghép với mô ung thư ghép vào, tham gia ngăn cản sự di căn và thải tủy ghép.
Miễn dịch tự nhiên
Đại thực bào

Cùng với tế bào NK, đai thực bào cũng là nhũng tế bào hiệu quả của miễn dịch tự
nhiên. Quá trình gây độc tế bào bao gồm nhiều biến cố kể cả ly giải và kìm hãm
tế bào.

Đại thực bào sẽ tiết các chất hiệu quả để tác dụng lên tế bào ung thư. Cũng có
một số đại thực bào tác dụng theo hiệu ứng ADCC chống khối u.

Miễn dịch tự nhiên
Đại thực bào nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư
Lẩn tránh miễn dịch
Có một số cơ chế lẩn tránh miễn dịch mạnh giúp các tế bào ung thư phá vỡ các điều trị
miễn dịch cũng như đáp ứng miễn dịch tự thân.
1. Động học ung thư: Phản ứng loại mảnh ghep ung thư, các tế bào ung thư nếu quá it sẽ
không bị nhận diện cho tới khi chúng ổn định và phát triển không thể kiểm soát.
2. Biến đổi tính kháng nguyên: Do đánh mất, tái phân bố, hoặc lẫn vào bên trong tế bào,
các kháng nguyên có thể thoát khỏi sự nhận biết của kháng thể.
3. Che giấu kháng nguyên: Các tế bào ung thư có thể thoát khỏi tế bào miễn dịch
nhờ sự giúp đỡ của những chất như sialomucin hiện diện trên bề mặt tế bào và che
mất kháng nguyên.
4. Dung nạp miễn dịch
5. Yếu tố phong bế: Khi KN ung thư vào huyết thanh chúng có thể gắn vói kháng thể
tao thành phức hợp mà phúc hợp này có thể ức chế tính gây độc của tế bào T.
Lẩn tránh miễn dịch
6. Các sản phẩm của khối u: Các prostaglandin có thể điều hòa ngược đáp ứng các
tế bào NK. Một số chất khác cũng tác dụng một cách không đặc hiệu lên phản ứng
viêm, lên tính chất hóa hướng động, dây chuyền hoạt hóa bổ thể.
7. Bẫy tế bào Lympho: Các tế bào lympho dặc hiệu u có thể bị bắt giữ trong các
hạch bạch huyết nuôi dưỡng u.
Lẩn tránh miễn dịch
Ứng dụng miễn dịch học trong ung thư học

Trong chẩn đoán ung thư: Dùng kháng thể phát hiện các kháng nguyên ung
thư.

Trong điều trị ung thư: kích thích miễn dịch bằng vacxin hoặc các chất tăng
sinh miễn dịch không đặc hiệu, kháng thể trị liệu, vay mượn miễn dịch, cytokin
trị liệu….

Can thiệp chủ động bằng vacxin
Vac xin được điều chế bằng nhiều cách trong đó chủ yếu là gắn thêm các quyết định
kháng nguyên lạ vào tế bào ung thư để tăng cường tính sinh miễn dịch và tránh được sự
lẩn tránh miễn dịch.
Ứng dụng miễn dịch học trong ung thư học
Gây miễn dịch chủ động không đặc hiệu:

Người ta dùng các chất có khả năng gây biến đổi đáp ứng sinh học cho tác động lên hệ
thống miễn dịch để tăng cường đáp ứng miễn dịch một cách không đặc hiệu.

Có 2 loại vi khuẩn thường được dùng để chiết xuất các chất này là vi khuẩn lao và
Clotridium parvum.
Ứng dụng miễn dịch học trong ung thư học

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×