Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dinh dưỡng đầy đủ chống ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.3 KB, 5 trang )

Dinh dưỡng đầy đủ chống ung thư

Nhiều người thường nghĩ, dinh dưỡng đầy đủ khi mắc bệnh ung thư sẽ cung
cấp dưỡng chất cho khối u phát triển nhanh hơn. Nhưng thực tế, nếu thể trạng quá
yếu do không được cung cấp đủ chất, bệnh nhân dễ chết vì tác dụng phụ của
phương pháp trị liệu trước khi chết vì bệnh.
Tiến sĩ, bác sĩ Tạ Thị Tuyết Mai, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện
Nhân dân Gia Định, khẳng định, người bị ung thư cần được nuôi dưỡng đầy đủ để
cơ thể thật khỏe, có thể chịu được tác dụng phụ của phương pháp trị liệu trong quá
trình tiêu diệt tế bào ung thư.

Bốn nguyên tắc nuôi bệnh nhân ung thư

Thứ nhất: Thường xuyên đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh
xem có cần đưa đến bệnh viện để được nuôi dưỡng hỗ trợ bằng các biện pháp y
khoa như nuôi ăn tĩnh mạch, nuôi ăn qua sonde… hay không.

Thứ hai: Bằng mọi biện pháp để người bệnh có thể ăn đủ nhu cầu như cô
đặc thức ăn, chia nhiều bữa nhỏ…

Thứ ba: Có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho từng loại trị liệu, như: bổ sung
các chất chống oxy hóa khi xạ và hóa trị, có chế độ dinh dưỡng tích cực 10 - 14
ngày trước mổ.

Thứ 4: Bổ sung các chất kích thích miễn dịch như Arginine, Omega 3,
Nucleotides, Glutamin…

Glutamin với liều 30 gr mỗi ngày được xem là có hiệu quả cải thiện chức
năng sống cũng như kéo dài đời sống của bệnh nhân ung thư. Omega 3 (liều 2,5 gr
mỗi ngày), Arginine và Nucleotides cũng có hiệu quả tăng cường miễn dịch. Các
chất này được bổ sung vào một số loại sữa và có trên thị trường ở dạng dược


phẩm…

Chú ý cải thiện khẩu vị

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Kiều, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng thực
phẩm TP HCM, việc cải thiện khẩu vị cho người bệnh là yếu tố quan trọng góp
phần hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.

Sự thay đổi khẩu vị ở bệnh nhân ung thư có thể hiểu theo nghĩa người bệnh
giảm khả năng cảm nhận vị của thức ăn, rối loạn vị giác đối với thức ăn, hoặc mất
hoàn toàn khả năng nếm thức ăn. Bệnh nhân cũng có thể có cảm nhận vị thuốc hay
vị kim loại trong miệng mình.

Sự thay đổi khẩu vị ở bệnh nhân ung thư là tình trạng tạm thời, phải mất
một vài tháng để khẩu vị trở về bình thường. Tuy nhiên, phẫu thuật ở vòm họng
cứng, lưỡi, họng hay xạ trị liều cao sẽ gây tổn thương vị giác vĩnh viễn.

Bệnh nhân nên ăn thức ăn mát hay nguội hơn là thức ăn nóng. Thức ăn dễ
được chấp nhận hơn về khẩu vị nếu cho thêm vị chua như chanh, giấm vào món
ăn, ngoại trừ khi bệnh nhân có tổn thương ở miệng, lưỡi. Cho thêm đường vào
món ăn để giảm vị mặn, chua hoặc đắng trong miệng. Nên dùng thêm các loại gia
vị như ớt bột, tỏi, bạc hà, hành củ… khi chế biến thức ăn cho người bệnh. Bệnh
nhân ăn trái cây và rau tươi thì tốt hơn là dùng thức ăn đóng hộp hay đông lạnh.

Bệnh nhân nên lưu ý vệ sinh răng miệng trước khi ăn: đánh răng súc miệng
bằng nước muối nhạt hoặc dung dịch sát trùng miệng một cách cẩn thận do các mô
tổn thương bị yếu đi. Dùng nước trà hay nước gừng trước khi ăn có thể cải thiện
được phần nào vị giác… Sau khi ăn có thể dùng kẹo gum, bạc hà, hoặc giọt chanh
để làm sạch mùi hôi của miệng.


Ngoài ra, sự thay đổi khẩu vị do thiếu kẽm có thể xử lý bằng cách bổ sung
kẽm vào khẩu phần ăn hoặc uống viên bổ sung kẽm. Một số thực phẩm giàu kẽm
như sò, ốc, cua, thịt bò, thịt heo, trứng, yogurt, ngũ cốc còn vỏ, một số loại hạt như
mè, đậu phộng… nên được đưa vào khẩu phần ăn của người bệnh.

×