PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Mở đề
Trong thời đại ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển, cuộc sống con người
ngày càng đi vào ổn định và nhu cầu ngày càng tăng cao thì việc ăn thế nào cho đủ
no, mặc thế nào cho đủ ấm không còn mà mối bận tâm lớn nữa mà thay vào đó là
nhu cầu được ăn ngon, mặc đẹp. Chính vì vậy, sự ra đời của ngành thời trang là rất
cần thiết đối với mỗi con người và đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay, những chủ
nhân tương lai của đất nước, họ là những con người của hiện đại, của sự năng động,
sáng tạo, họ thích thể hiện cá tính của mình và tạo ra sự khác biệt giữa mình với
những người xung quanh không chỉ bằng lời nói, hành động mà còn thông qua cách
ăn mặc cũng như phong cách thời trang của mình. Tuy nhiên ăn mặc thế nào mới là
hợp thời trang? Ăn mặc thế nào mới là đúng mode? Điều đó do suy nghĩ và cảm
nhận của mỗi người nhưng chung quy lại thì họ thường đi theo một xu hướng thời
trang nào đó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như văn hóa, xã hội, cá nhân,
tâm lí... Xu hướng này cũng không phải là cố định mà thường xuyên thay đổi theo
từng mùa, qua từng năm...Và đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, hơn ai hết
đó chính là lứa tuổi teen, là đối tượng có sự quan tâm, có sự chú ý đặc biệt đối với
ngành thời trang nhất. Vì thế, khi mua sắm hàng thời trang thì họ thường có sự cân
nhắc, xem xét khá cẩn thận để có thể chọn được những trang phục phù hợp vời
mình. Vậy hành vi mua sắm và nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của teen
Việt Nam đối với ngành thời trang hiện nay là gì? Chúng tôi xin giới thiệu, tìm hiểu
và phân tích về đề tài này vì việc nghiên cứu chúng là rất quan trọng và cần thiết đối
với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể tránh được
hàng ế thừa, tồn kho và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng nói chung và nhóm
tuổi teen nói riêng đồng thời đưa ra những chiến lược marketing phù hợp với mục
tiêu của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của teen Việt Nam
- Phân tích quá trình quyết định mua
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là hành vi mua sắm của teen Việt Nam đối với ngành thời
trang hiện nay
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: nghiên cứu là hành vi mua sắm của teen Việt Nam đối với ngành thời
trang hiện nay
- Phạm vi: khách hàng lứa tuổi teen ở Việt Nam
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát, tổng hợp
- Phương pháp phân tích
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI MUA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
1.1 Hành vi tiêu dùng là gì?
Có nhiều định nghĩa về hành vi tiêu dùng, sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu:
- Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, “Hành vi tiêu dùng chính là sự tác động qua lại
giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người
mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ” Hay nói cách khác,
hành vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và
những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố như ý
kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài
sản phẩm… đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng
- Theo Philip Kotler, “Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân
khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ”
- “ Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người
lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/ dịch vụ, những suy nghĩ đã
có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ”
- “Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm
kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/dịch vụ. Nó bao gồm
cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành động đó
Như vậy qua hai định nghĩa trên, chúng ta có thể xác định được một số đặc điểm
của hành vi tiêu dùng là:
- Hành vi người tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm
người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/ dịch vụ. Tiến trình
này bao gồm những suy nghĩ, cảm nhận, thái độ và những hoạt động bao gồm mua
sắm, sử dụng, xử lý của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng
- Hành vi tiêu dùng có tính năng động và tương tác vì nó chịu tác động bởi những
yếu tố từ môi trường bên ngoài và có sự tác động trở lại đối với môi trường ấy.
1.2 Tầm quan trọng của hành vi mua
Hành vi tiêu dùng, như đã được định nghĩa ở trên, là một quá trình cho phép xác
định tại sao, khi nào người tiêu dùng mua và họ mua như thế nào. Nghiên cứu hành
vi người tiêu dùng là một ngành nghiên cứu ứng dụng. Trên cơ sở kiến thức nghiên
cứu về hành vi người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược, lập kế
hoạch kinh doanh trong từng thời kì nhất định.
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh hiệu quả với các
đối thủ cạnh tranh của mình vì họ sẽ hiểu rõ được những động cơ thúc đẩy khách
hàng mua sản phẩm. Từ đó các doanh nghiệp sẽ có những chiến lược kinh doanh
hiệu quả hơn. Chẳng hạn như thiết kế các sản phẩm có chức năng, hình dáng, kích
thước, bao bì, màu sắc phù hợp với thị hiếu và sở thích của khách hàng mục tiêu và
thu hút sự chú ý của khách hàng.
Sự hiểu biết về hành vi tiêu dùng không những thích hợp với tất cả các loại hình
doanh nghiệp mà còn cần thiết cho cả những tổ chức phi lợi nhuận và những cơ
quan Chính phủ liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1.3Các vai trò trong hành vi mua
Các nghiên cứu trước phân định một số vai trò mà người ta có thể tham gia
trongmột quyết định mua:
- Người khởi xướng: người khởi xướng là người đầu tiên đề nghị hoặc có ý
nghĩ về việc mua một sản phẩm hay dịch vụ đặc thù nào đó.
- Người ảnh hưởng: Người ảnh hưởng là người mà quan điểm hoặc lời khuyên
của họ có tác động lớn đến quyết định mua cuối cùng.
- Người quyết định: người quyết định là người sau chót xác định nên mua,
hoặc bất kỳ phần nào trong quyết định ấy - mua hay không, mua cái gì, mua
như thế nào, mua ở đâu.
- Người mua: là người đích thực đi mua sắm.
- Người sử dụng: là người sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
1.4 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng
1.5 Qúa trình ra quyết định mua của người tiêu dùng
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình ra quyết định mua