Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Du lịch Đồ Sơn ( Hải Phòng) - Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.35 KB, 91 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sỹ Phùng Thị Thanh
Hiền đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này. Cung
cấp cho em những kiến thức khoa học lý thú, tạo điều kiện thuận lợi cho em được
tiếp cận tới những tài liệu khoa học bổ ích, cung cấp thông tin cho bài khóa luận.
Em học hỏi được rất nhiều về phong cách làm việc, cũng như phương pháp nghiên
cứu khoa học.
Em cũng xin thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn tới thầy – Tiến sĩ Trần
Đình Thụy, trưởng khoa du lịch trường Đại học Đông Đô đã cho em rất nhiều kiến
thức chuyên ngành, cũng như sự đóng góp ý kiến tận tình trong suôt thời gian em
thực tập. Đóng góp ý kiến quý báu để em hoàn thành tốt khóa luận.
Đồng thời, em xin cảm ơn Sở văn hóa – thể thao – du lịch Thành phố Hải
Phòng và các anh chị trong sở đã giúp đỡ em tiếp cận tới những tài liệu, thông
tin… để em hoàn thành tôt bài khóa luận.
Sinh viên
Hoàng Thị Hương Giang
1
MỤC LỤC
Hệ thống giao thông đồng bộ 53
Công ty cổ phần thương mại dịch vụ DL Hồng Bàng 83
Nhà nghỉ bankstar 1 83
Nhà Nghỉ Hòa Bình 83
Nhà hàng Hoàng Anh 83
Khu 2, Đồ Sơn, Hải Phòng 83
Nhà khách văn phòng quân khu 3 84
Nhà nghỉ Camping 84
.
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu du lịch ngày


càng trở nên quan trọng và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người,
đặc biệt ở các nước phát triển. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch - mà đã được
ví như" ngành công nghiệp không khói" đã thu hút một lực lượng lao động đông
đảo trên khắp thế giới, mang lại lợi ích to lớn về nhiều mặt, là đòn bẩy thúc đẩy sự
phát triển của tất cả các ngành kinh tế, tạo ra tích lũy ban đầu cho nền kinh tế quốc
dân, là phương tiện quan trọng để thực hiện giao lưu giữa các nền kinh tế và văn
hóa. Phát triển du lịch còn tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị hòa bình và sự
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một đất nước. Đối
với nhiều quốc gia, du lịch thực sự trở thành "con gà đẻ trứng vàng" và là ngành
kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Bạn bè quốc tế trước đây biết đến Việt Nam là một quốc gia phải trải qua
nhiều thập kỷ chiến tranh với các thế lực xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần và họ
đã anh hùng đánh bại các thế lực xâm lược đó, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ non sông
đất nước. Bởi vậy, ngày nay, khi khách du lịch đến Việt Nam họ thường ngạc
nhiên và tự hỏi không hiểu tại sao những con người mãnh liệt, dũng cảm, lập nhiều
kỳ tích trong chiến tranh như vậy lại cuốn hút khách tham quan bởi sự hiền hậu,
chân tình và thân thiện chứ không phải bằng những ánh hào quang của chiến
thắng. Có lẽ một phần câu trả lời đang ẩn mình trong tính cách và truyền thống của
người Việt, bởi trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã tạo dựng cho mình
một phong cách, một nền văn hóa, thuần phong, mỹ tục riêng. Đồng thời, du lịch
còn tạo ra một sự trải nghiệm cho chính du khách, giúp họ nhìn nhận lại những giá
trị quý báu của dân tộc mà biết bao thế hệ, ngay cả chính họ đã phải đánh đổi bằng
xương máu của mình để tạo dựng nên. Đối với thế hệ trẻ thì du lịch là dịp để họ
hiểu hơn về công lao của ông cha mình, đồng thời cũng hiểu những giá trị nhân
văn, giá trị truyền thống và thiên nhiên mà họ đang được thừa hưởng. Du lịch ngày
nay đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt xã hội,
3
làm cho đời sống xã hội ngày một phong phú hơn, lý thú và bổ ích hơn. Về phương
diện kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành mũi nhọn, chiếm một tỷ trọng lớn
trong thu nhập kinh tế quốc dân.

Trong bối cảnh chung của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có xu hướng
chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế phát
triển Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu về tiềm năng,
thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Đồ Sơn sẽ có tác dụng thực tiễn to lớn
trong việc phát triển du lịch ở Hải Phòng nói riêng, và các điểm du lịch tương tự
trong nước nói chung.
Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam mặc dù có nhiều tài nguyên thiên nhiên và
nhân văn độc đáo song đến nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Trước tình hình như vậy, du lịch Việt Nam đang tìm hướng đi cho mình là xây
dựng biểu tượng của một đất nước thanh bình, thân thiện, đánh thức tiềm năng của
bờ biển dài và đẹp chạy dọc đất nước. Trong đó Đồ Sơn lại là một điểm du lịch
biển quen thuộc có lịch sử khai thác hàng trăm năm nên việc tìm ra giải pháp thúc
đẩy phát triển du lịch biển Đồ Sơn là hết sức cần thiết.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau lễ hội khai trương Hồ bơi nước
biển tạo sóng nhân tạo lớn nhất Châu Á đúng vào dịp 30-4-2011, Đồ Sơn đã có
những chuyển biến và đổi mới tích cực, tạo thành một điểm nhấn hấp dẫn đối với
du khách. Mặt khác, những thay đổi trong cách thức tổ chức các hoạt động du lịch
cũng góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội Đồ Sơn, cũng như ngành kinh
tế du lịch Hải Phòng phát triển, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa, đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động,
tăng thu ngân sách Nhà nước và mở rộng hợp tác, giao lưu văn hóa, phát triển xã
hội giữa Đồ Sơn - Hải Phòng với các tỉnh khác trong cả nước, góp phần vào con
đường phát triển Đô thị loại I cấp quốc gia. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và phát
triển du lịch Đồ Sơn những năm qua còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và
thế mạnh sẵn có. Hiện tượng khách du lịch có ấn tượng thiếu thiện cảm với du lịch
Đồ Sơn vẫn còn khá phổ biến.Không những thế, hiện nay sự vươn lên của nhiều
4
địa danh du lịch mới, đặc biệt là du lịch biển ở các địa phương trong cả nước đang
đặt Đồ Sơn trước thách thức của sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi địa danh du lịch
này phải nhanh chóng củng cố và làm mới mình để thu hút du khách.

Vì những lý do trên, việc nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề ra những
giải pháp phát triển du lịch Đồ Sơn trong thời gian tới là vấn đề cấp bách nhằm đưa
ngành kinnh tế du lịch Đồ Sơn phát triển theo hướng chuyên nghiệp và bền vững,
khắc phục những thiếu sót trong cách thức tổ chức, phục vụ, xây dựng thương hiệu
riêng cho biển Đồ Sơn. Vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài:" Du lịch Đồ
Sơn ( Hải Phòng) - Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển" làm đề tài khóa
luận. Hơn nữa, vì bởi tôi là người con của đất Cảng, đứa con của thành phố Hoa
phượng đỏ, thành phố của bến cảng, của "bến tàu không số", của vị nữ tướng duy
nhất đã tạo nên một vùng đất anh hùng - Nữ tướng Lê Chân và còn bởi tôi yêu cái
vị mặn mòi của biển cả, của mồ hôi những ngư dân thoảng trong hương gió quê
hương từ tấm bé Nên tôi chỉ mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình
để xây dựng quê hương Hải Phòng yêu thương ngày càng tươi đẹp.
2. Mục đích - yêu cầu.
2.1. Mục đích.
Tìm hiểu và đánh giá được tiềm năng du lịch của Đồ Sơn. Phân tích thực
trạng phát triển du lịch tại Đồ Sơn: những thành quả đã đạt được và những mặt hạn
chế trong thời gian từ 2008 đến nay, so sánh với một số năm trước. Từ đó tiếp tục
tìm ra những giải pháp thúc đẩy du lịch Đồ Sơn phát triển nhanh chóng và mạnh
mẽ hơn, xứng đáng với tiềm năng vốn có của vùng du lịch biển này.
2.2. Yêu cầu.
Trên cơ sở tập hợp đầy đủ cá tài liệu có liên quan, sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu để rút ra các kết luận khoa học có ý nghĩa lý luận và ý
nghĩa thực tiễn.
Các kết luận khoa học rút ra phải đảm bảo góp phần giải quyết những lợi ích
trước mắt và lợi ích lâu dài, tránh làm xáo trộn quá mức đời sống kinh tế xã hội địa
phương, đảm bảo sự cân bằng tự nhiên và môi trường sinh thái của điểm du lịch này.
5
3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu về du lịch đã được các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam
ngày càng quan tâm. Việc nghiên cứu thực trạng các tuyến điểm du lịch, địa điểm

du lịch, khả năng khai thác cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đã trở thành những
nội dung cơ bản của ngành địa lý và ngành du lịch. Ở Việt Nam, các công trình
nghiên cứu về du lịch có thể kể tới một số công trình: Sơ đồ phát triển và phân bố
ngành du lịch Việt Nam (1986), dự án VIE/89/003 về kế hoạch chỉ đạo, phát triển
du lịch Việt Nam do tổ chức du lịch thế giới (OMT) thực hiện, Madrid, 1992, tổ
chức lãnh thổ du lịch Việt Nam (1991), Đề tài KT - 03 - 18 về luận cứ khoa học
phát triển hệ thống du lịch biển Việt Nam (1994) thuộc chương trình biển KT -
03, Những đề tài và dự án đó đã phân tích cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ du
lịch, đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch, dự báo
nhu cầu du lịch, đề ra chiến lược phát triển du lịch, cơ chế quản lý kinh doanh du lịch
Bên cạnh đó, ở tầm vi mô, các địa phương đã có triển khai xây dựng quy
hoạch tổng thể cho phát triển du lịch trên cơ sở dự báo của Viện nghiên cứu phát
triển du lịch Việt Nam và căn cứ vào tình hình thực tế như: Lạng Sơn, Hải Phòng,
Ninh Bình, Thanh Hóa đặc biệt là phát triển du lịch biển - một tiềm năng rất lớn
nhưng chưa được khai thác đúng mức.
Đối với vấn đề khai thác và phát triển du lịch Đồ Sơn cũng đã có một số nhà
nghiên cứu, nhà báo trong nước và địa phương đề cập tới, song chủ yếu mới dừng
lại ở mức độ biên khảo, tùy bút, điểm tin, giới thiệu phong cảnh Đồ Sơn với du khách.
4. Nhiệm vụ của đề tài.
- Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học tiến hành phân tích, đánh giá về
du lịch Đồ Sơn, nhất là tiềm năng phát triển du lịch tại đây.
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch của Đồ Sơn (Hải Phòng) năm 2008-
2012 và định hướng phát triển tới năm 2020. Trong đó làm rõ những thành tựu
cũng như những mặt còn tồn tại của sự phát triển du lịch Đồ Sơn, phân tích
những nguyên nhân dẫn tới yếu kém của sự hoạt động du lịch tại đây, dự báo xu
thế phát triển du lịch tầm nhìn 2030.
6
- Đề ra giải pháp khoa học nhằm phát triển du lich Đồ Sơn trong những năm
sau, hướng tới sự phát triển bền vững.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.

5.1. Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tiềm năng, thực trạng phát
triển du lịch Đồ Sơn 2008 đến nay và các giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển
du lịch ở Đồ Sơn theo hướng nhanh, mạnh, bền vững.
5.2. Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ thị
xã Đồ Sơn.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .
6.1. Phương pháp luận: Nghiên cứu đề tài, tôi dựa trên cơ sở hệ thống phương
pháp luận sau:
6.1.1. Quan điểm tổng hợp:
Do hoạt động du lịch có liên quan tới nhiều đối tượng như: các tài nguyên
du lịch, các nhu cầu xã hội , hình thức của chúng lại thay đổi từ nơi này tới nơi
khác nên không có quan điểm tổng hợp thì không thể giải thích được các vấn đề
nảy sinh.
6.1.2. Quan điểm lịch sử:
Mỗi sự vật trong đời sống và trong môi trường tự nhiên đều vận động theo
trình tự thời gian. Đặc điểm của đối tượng vào một thời điểm nào đó là kết quả của
quá trình chuyển hóa lâu dài, và ở một mức độ nào đó cũng cho biết được tương lai
của nó. Hoạt động du lịch cũng không nằm ngoài quy luật vận động đó, vì vậy
muốn rút ra bài học kinh nghiêm, dự đoán được xu hướng phát triển, đề ra giải
pháp hữu hiệu phải áp dụng quan điểm lịch sử để phân tích tình hình hoạt động du
lịch trước đó.
6.1.3. Quan điểm lãnh thổ:
Mỗi hệ thống lãnh thổ du lịch luôn gắn với một lãnh thổ nhất định. Du lịch
gắn với sự dịch chuyển của con người trong không gian. Mỗi điểm du lịch có một
không gian cụ thể, do đó quan điểm lãnh thổ trong nghiên cứu du lịch thực sự cần
thiết, không thể thiếu được.
7
6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
6.2.1. Phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh:Thông qua những số liệu, tài
liệu, phương pháp đối chiếu so sánh giúp cho việc đánh giá thực trạng phát triển du

lịch Đồ Sơn so với tình hình phát triển du lịch cả nước. Cũng bằng phương pháp
này cho phép đánh giá đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch tại Đồ Sơn.
6.2.2. Phương pháp biểu đồ, thống kê:Các số liệu thống kê trong nghiên cứu du
lịch là rất phổ biến: diễn biến của khách du lịch hàng năm, diễn biến của số lượng
buồng phòng Bằng phương pháp phân tích biểu đồ, phân tích các bảng thống kê
cho phép rút ra nhiều kết luận quan trọng của hoạt động du lịch. Các loại biểu đồ,
đồ thị là những hình thức biểu hiện sự vật trực quan sinh động.
6.2.3. Phương pháp thực địa:
Tôi tiến hành khảo sát thực tế, phát phiếu điều tra thái độ của du khách tại
điểm du lịch Đồ Sơn để thu thập các thông tin cần thiết, nhằm rút ra những kết
luận chính xác, nâng cao ý nghĩa thực tiễn của luận án.
6.2.4. Phương pháp dự báo:
Để tìm ra những định hướng phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả
các tiềm năng du lịch tại Đồ Sơn rất cần có sự dự báo: dự báo số lượng khách, số
giường phòng cần xây dựng thêm, dự báo số vốn đầu tư, số lượng lao động trong
ngành du lịch Vì vậy, cần phải sử dụng nhiều phương pháp dự báo khác nhau:
phương pháp quán tính, phương pháp kịch bản
6.2.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành và khu vực học.
Áp dụng phương pháp liên ngành vào nghiên cứu du lịch Đồ Sơn có nghĩa là
không đơn thuần nghiên cứu dưới góc độ của địa lý, du lịch, hay của kinh tế mà
kết hợp nhiều ngành khoa học khác nhau ( địa lý, du lịch, kinh tế, văn hóa, lịch
sử ) nhằm đạt được nhận thức tổng hợp về điểm du lịch này, thấy được mối quan
hệ qua lại giữa con người và tài nguyên du lịch, mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên
và giá trị nhân văn.
8
7. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
cấu trúc thành 3 chương như sau:
 Chương 1: cơ sở lý luận chung về du lịch và phát triển du lịch bền vững.
 Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Đồ Sơn (2008 - 2012).

 Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch Đồ Sơn.
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG.
1.1. Quan điểm cơ bản về tài nguyên du lịch
1.1.1. Quan điểm về du lịch
Tại Hội nghị quốc tế về du lịch do Liên hợp quốc tổ chức tại Rome (21/8 -
5/9/1963), các nhà khoa học đã thống nhất định nghĩa: du lịch là tổng hợp các mối
quan hệ, hiện tượng mà các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và
lưu trú cá thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ và trong nước họ với mục
đích hòa bình, nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Một định nghĩa khác được phổ biến hơn là định nghĩa của I.I.Piroginoic,
1958, như sau: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rảnh rỗi
có liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ văn
hóa và thể thao kèm theo việc sử dụng các giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa.
Định nghĩa này của ông được các tác giả nghiên cứu sử dụng phổ biến ở Liên Xô
cũ và Đông Âu. Tính chính xác và khoa học của định nghĩa này được thể hiện ở
chỗ: nhìn nhận du lịch từ góc độ người tham gia du lịch, một yếu tố quyết định của
quá trình du lịch.
Theo Hiệp hội quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức ( International Union
of Offical Travel Organization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành
tới một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không
phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.
Bản chất du lịch:
 Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự
phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đọan phát triển nhất
10
định. Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị

vật chất và tinh thần văn hóa cao.
 Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch: Lựa chọn các sản phẩm du
lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định
phương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng
dịch vụ tương ứng.
 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch: Sản phẩm đặc trưng của du lịch là các
chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích
lịch sử, di tích văn hóa và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với những
cơ sở vật chất kỹ thuật.
 Xét từ góc độ thị trường du lịch: Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du
lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để " bán
chương trình du lịch".
1.1.2. Khái niệm tài nguyên du lịch.
Tài nguyên được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên
liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan
mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên được phân loại thành nhiều tài nguyên thiên nhiên gắn liền với
các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người
và xã hội.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc săc của tài nguyên nói chung.
Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch.
Tài nguyên du lịch là " cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du
lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch". Như vậy, tài nguyên du lịch được
coi như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng
phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch
càng cao bấy nhiêu.
11
1.1.3. Các loại tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch vốn rất phong phú và đa dạng, song vẫn có thể phân chia
thành 2 loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
1.1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm tất cả các thành phần tự nhiên, các quá
trình tự nhiên có thể phục vụ gián tiếp hoặc trực tiếp đối với sự phát triển du lịch.
Sự hiểu biết các giá trị tài nguyên thiên nhiên sẽ là mở rộng phạm vi các loại tài
nguyên du lịch tự nhiên.
Chỉ có các thành phần và các tổng thể tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được
khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ mục đích phát triển du
lịch mới được xem là tài nguyên du lịch tự nhiên. Các tài nguyên du lịch tự nhiên
luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiên lịch sử - văn hóa,
kinh tế - xã hội và chúng thường được khai thác đồng thời với các tài nguyên du
lịch nhân văn.
Các thành phần của tự nhiên:
Địa hình gồm: các vùng núi có phong cảnh đẹp, các hang động. các bãi biển,
các di tích tự nhiên
Khí hậu: tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, tài nguyên
khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng, tài nguyên khí hậu phục vụ cho
việc triển khai các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí, tài nguyên khí hậu
phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch
Thủy văn: bề mặt nước và các bãi nông ven bờ, các điểm nước khoáng, suối
nước nóng.
Sinh vật: tài nguyên sinh vật ở nước ta phục vụ mục đích du lịch được tập
trung khai thác ở: vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu rừng
1.1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm
tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra. Như
vậy, tài nguyên du lịch nhân văn được hiểu là những tài nguyên du lich văn hóa.
12
Các tài nguyên du lịch nhân văn thường có những đặc tính sau:

 Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính phổ biến.
 Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính tập trung dễ tiếp cận.
 Tài nguyên du lịch nhân văn có tính truyền đạt nhận thức nhiều hơn là
hưởng thụ, giải trí.
 Các dạng tài nguyên nhân văn:
Tài nguyên du lịch nhân văn là những sản phẩm văn hóa nên rất đa dạng và
phong phú. Chúng có thể phân thành những dạng chính sau:
o Các di tích lịch sử văn hóa.Di tích lịch sử văn hóa được coi là một trong những
nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là " những công trình xây dựng, địa điểm,
đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng
như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lich sử, quá trình
phát triển văn hóa - xã hội".
 Các di sản văn hóa thế giới.Các di sản văn hóa thế giới được xác
định theo 6 tiêu chuẩn:
 Là các tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng
đầu của tài năng con người.
 Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật
kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ
nhất định.
 Cung cấp một ví dụ tiêu biểu về một thể loại xây dựng hoặc
kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa.
 Cung cấp một ví dụ đặc sắc về một dạng nhà ở truyền thống
nói lên được một nền văn hóa đang có nguy cơ bị hủy hoại
trước những biến động không cưỡng lại được.
 Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp
ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về
vật liệu, về cách tạo lập cũng như vị trí.
13
 Các di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương
gồm: các di tích khảo cổ học, các di tích lịch sử, các di tích văn

hóa - nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh.
o Các lễ hội:
Trong các dạng tài nguyên nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên
có giá trị phục vụ du lịch rất lớn. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa
đặc sắc phản ảnh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Do vậy, lễ hội có tính
chất thu hút khách cao. Bất kỳ lễ hội nào cũng được chia làm 2 phần chính:
phần lễ và phần hội. Để tìm hiểu văn hóa Việt Nam, văn hóa làng xã cũng
như văn hóa lúa nước, người ta có thể tìm hiểu qua lễ hội.
o Nghề và làng nghề thủ công truyền thống.
Nghề thủ công truyền thống cũng là loại tài nguyên du lịch nhân văn
quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Thông thường, nghề thủ
công truyền thống với những sản phẩm độc đáo không chỉ thể hiện tài khéo
léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện tư duy triết học, những tâm tư
tình cảm của con người. Đây cũng chính là đặc tính riêng của các nền văn
hóa và là sức hấp dẫn của các nghề và làng nghề thủ công truyền thống.
o Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học.
Các đối tượng du lich gắn với dân tộc học là những điều kiện sinh
sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán, hoạt động sản xuất với
những sắc thái riêng của các dân tộc trên địa bàn cư trú của mình.
Việt Nam có 54 dân tộc người, trong đó có tới 53 dân tộc người thiểu
số sinh sống và cư trú ở các vùng miền xa xôi. Nhiều dân tộc còn giữ được
những nét sinh hoạt truyền thống của mình như: Tày, Nùng, Mường, Chăm,
Gia rai, Ê đê, Bana ở miền Trung và Tây Nguyên, các dân tộc Khơ me ở
đồng bằng sông Cửu Long đã lưu giữ nét văn hóa truyền thống giá trị cao có
thể khai thác phục vụ việc phát triển du lịch.
o Các đối tượng văn hóa, thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện.
14
Ngoài ra, những hoạt động mang tính sự kiện như các giải thể thao lớn, các
cuộc triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các liên hoan phim quốc
tế, ca nhạc quốc tế hay dân tộc học, các lễ hội điển hình cũng là những đối

tượng hấp dẫn khách du lịch.
1.2. Phát triển du lịch trong mối quan hệ bền vững với môi trường.
1.2.1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững.
Sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội nói chung và của bất kỳ ngành kinh
tế nào cũng cần đạt 3 mục tiêu cơ bản:
• Bền vững kinh tế.
• Bền vững về tài nguyên và môi trường.
• Bền vững về văn hóa xã hội.
Đối với kinh tế, sự phát triển bền vững thể hiện ở quá trình tăng trưởng liên
tục theo thời gian hoặc không có sự đi xuống xét về chỉ tiêu kinh tế.
Sự phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử
dụng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Đối với văn hóa xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợi
ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng
cao mức sống của người dân và ổn định xã hội, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa.
Du lịch được coi là ngành công nghiệp lớn trên phạm vi toàn thế giới, góp
phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa có tính toàn cầu
cũng như tác động đến mọi khía cạnh về tài nguyên và môi trường. Điều này đòi
hỏi ở du lịch một sự phát triển bền vững.
Vậy sự phát triển bền vững là gì?
"là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng về nhu cầu du lịch của các thế hệ tương lai". Vì vậy trong quá trình
phát triển phải đảm bảo được sự bền vững về kinh tế, về tài nguyên môi trường du
lịch và về văn hóa xã hội.
15
Bền vững về tài nguyên và môi trường là "việc sử dụng các tài nguyên
không vượt quá khả năng phục hồi của nó, sao cho đáp ứng được nhu cầu hiện tại
song không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai để đáp ứng nhu cầu của
thế hệ mai sau".

Sự bền vững về văn hóa là "việc khai thác đáp ứng các nhu cầu phát triển du
lịch hiện tại không làm tổn hại, suy thoái các giá trị văn hóa truyền thống để lại
cho các thế hệ tiếp sau".
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững.
1.2.2.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý.
• Du lịch không phải là "hàng hóa cho không" mà phải được tính vào chi phí
đầu vào của sản phẩm du lịch. Do đó, cần có nguồn đầu tư cần thiết cho việc
bảo tồn và tái tạo tài nguyên, kiểm soát và ngăn chặn sự xuống cấp của môi
trường. Muốn vậy cần:
• Ngăn chặn sự phá hoại của các nguồn tài nguyên tự nhiên, các giá trị văn
hóa lịch sử, truyền thống của dân tộc.
• Phát triển và thực thi các chính sách môi trường hợp lý trong mọi lĩnh vực
của du lịch.
• Đưa "nguyên tắc phòng ngừa" vào tất cả các hoạt động và phát mới.
• Bảo vệ và ủng hộ việc thừa hưởng các di sản văn hóa và lịch sử của dân tộc,
cũng như tôn trọng các quyền lợi của người dân địa phương trong việc khai
thác các tài nguyên du lịch.
• Duy trì trong giới hạn "sức chứa" đã được xác định.
1.2.2.2. Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải.
Việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát được lượng
chất thải từ hoạt động du lịch sẽ góp phần vào sự suy thoái môi trường mà hậu quả
của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.
Để thực hiện tốt nguyên tắc trên đây, hoạt động du lịch cần:
• Quản lý tốt để đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm nhất tài nguyên, có giải pháp
nhằm giám sát và ngăn chặn tiêu thụ quá mức tài nguyên của khách hàng.
16
• Khuyến khích việc sử dụng công nghệ mới nhằm giảm mức tiêu thụ tài
nguyên và hạn chế chất thải.
1.2.2.3. Phát triển gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng.
Tính đa dạng về thiên nhiên, về văn hóa và xã hội là nhân tố đặc biệt quan trọng

tạo nên sự hấp dẫn của du lịch, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tăng
cường sự phong phú về sản phẩm du lịch. Vì vậy, muốn phát triển du lịch thì
không thể tách rời việc bảo tồn đa dạng của các tài nguyên du lịch.
1.2.2.4. Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng rất cao, vì
vậy mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển du lịch phải phù hợp với các
quy hoạch ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung ở
phạm vi quốc gia, vùng và địa phương. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác cũng như
với việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên, gìn giữ môi trường.
Tiểu kết:
Vấn đề phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường
đang trở thành vấn đề cấp bách và là xu hướng tất yếu của ngành du lịch trên toàn
thế giới. Trên cơ sở những quan điểm về du lịch, bản chất du lịch và xu thế phát
triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường, chúng ta có thể áp dụng cụ thể
vào việc nghiên cứu địa danh du lịch Đồ Sơn.
1.3. Nội dung.
1.3.1. Nhìn chung về du lịch Việt Nam trong những năm gần đây.
1.3.1.1. Việt Nam phát triển du lịch phù hợp với xu thế phát triển du lịch thế
giới và khu vực.
Trên thế giới hiện nay, du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh
chóng với tốc độ tăng trưởng bình quân về khách 6,93%/ năm, về thu nhập
11,8%/năm và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Theo thống kê
của UNWTO, năm 2010 lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới lên tới 935
triệu lượt khách, sau sự giảm sút 4% của năm 2009 – năm chịu ảnh hưởng mạnh
17
nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thu nhập từ du lịch đạt 900 tỷ USD và
ngành du lịch đã tạo thêm khoảng 150 triệu chỗ việc làm chủ yếu tập trung ở khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Được thúc đẩy bởi sự phục hồi của các nền kinh tế thế giới, ngành du lịch

cũng đã vượt qua được những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 và 2009. Lượng khách du lịch trên toàn
thế giới tăng 6.7% so với năm 2009, với sự tăng trưởng được báo cáo diễn ra tại tất
cả các vùng.
Số lượng người đi du lịch trên toàn cầu đạt đến con số 935 triệu, tăng 58
triệu so với năm 2009 và tăng 22 triệu so với mức đỉnh của thời kỳ trước khủng
hoảng năm 2008 (913 triệu lượt). Trong khi tất cả các vùng đều có sự tăng trưởng
về lượng khách quốc tế đến, các nền kinh tế đang nổi vẫn là động lực chính cho sự
phục hồi này.Tốc độ phục hồi chậm hơn ở các nước phát triển (+5%) và nhanh hơn
ở các nền kinh tế mới nổi (+8%), là sự phản ánh tình hình kinh tế toàn cầu.
Châu Á (+13%) là khu vực phục hồi đầu tiên và cũng là khu vực tăng
trưởng mạnh nhất trong năm 2010. Số lượng khách quốc tế đến châu Á đạt một kỉ
lục mới với 204 triệu lượt khách trong năm ngoái, tăng hơn con số 181 triệu của
năm 2009.
Là quốc gia nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, sự phát triển du lịch
Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung của khu vực. Bên cạnh đó, do lợi thế về
vị trí địa lý, kinh tế, chính trị và tài nguyên, du lịch Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện
thuận lợi để tăng cường phát triển trong xu thế hội nhập của khu vực và thế giới.
1.3.1.2. Du lịch Việt Nam được đẩy mạnh trong bối cảnh mới và phát triển
của đất nước.
Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được những thành
tựu lớn, tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quan hệ đối ngoại và việc chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết quả tốt; kinh tế tiếp
tục phát triển và duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá. Hệ thống kết cấu hạ tầng
18
nhất là đường giao thông, cầu cảng, sân bay, điện nước, bưu chính viễn
thông được tăng cường.
Các ngành kinh tế trong đó có các ngành dịch vụ đều có bước phát triển mới
tích cực. Việt nam đứng vào top các nước đứng đầu xuất khẩu gạo trên thế giới.
Văn hóa xã hội có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Trình

độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Khoa học và công nghệ có
chuyển biến phục vụ ngày càng nhiều hơn cho sản xuất, phát triển các ngành kinh
tế và đời sống. Tình hình trên là nền tảng vững chắc cho du lịch Việt Nam phát triển.
1.3.1.3. Lợi thế phát triển du lịch Việt Nam.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu
sắc, có tính liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu
tham gia, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lich quốc tế, góp phần
nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phát
triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế
- xã hội, phát triển du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn ( Văn kiện Đại
hội Đảng IX).
Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý kinh tế và chính trị để
phát triển du lịch.
Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa
vừa thông ra đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển,
đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Đây là tiền đề rất quan
trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế.
Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, có nguồn nhân lực dồi dào, người Việt
Nam thông minh, cần cù, mến khách là những yếu tố quan trọng đảm bảo cho du
lịch phát triển.
Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Việt Nam phong phú và đa dạng.
Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài thứ 27 trong số 156 nước có bờ biển
trên thế giới và là nước ven biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Bờ biển Việt Nam
dài trên 3260 km trải qua 15 vĩ độ, có 125 bờ biển có các điều kiện thuận lợi cho
19
hoạt động nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí trong đó có nhiều
bãi biển nổi tiếng hấp dẫn như bãi biển Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận an, Lăng
Cô, Non nước, Văn Phong - Đại Lãnh, Nha Trang, Phan Thiết, Long Hải, Vũng
Tàu, Hà Tiên, Đặc điểm hình thái địa hình vùng ven biển tạo ra nhiều vịnh đẹp
trong đó có vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Với khoảng 50.000km địa hình Kast, Việt Nam được có nhiều tiềm năng du
lịch hang động, thác, ghềnh to lớn trong đó có hơn 200 hang động đã được phát
hiện, điển hình là động Phong Nha với chiều sâu hơn 8km đã được UNESCO công
nhận là di sản thiên nhiên thế giới thứ hai của nước ta.
Nguồn nước khoáng phong phú có ý nghĩa to lớn đối với phát triển du lịch.
Đến nay đã phát hiện ra trên 400 nguồn nước khoáng tự nhiên với nhiệt độ từ 27
۫
۫°C
đến 105ºC. Thành phần hóa học của nước khoáng cũng rất đa dạng từ bicacbonat
natri đến natri clorua có khoáng hóa cao rất phù hợp với du lịch nghỉ dưỡng chữa
bệnh.
Việt Nam có hệ động thực vật rừng đa dạng, tính đến nay, cả nước đã có 107
rừng đặc dụng, trong đó có 25 vườn quốc gia, 75 khu bảo tồn thiên nhiên và 34
khu rừng văn hóa lịch sử môi trường với diện tích là 2.092.466 ha. Đây là nguồn
tài nguyên cho du lịch sinh thái quý giá, nơi bảo tồn khoảng 12.000 loài thực vật,
gần 7000 loài động vật đặc biệt quý hiếm.
Ngoài các di tích cách mạng, lịch sử, văn hóa, nhiều làng nghề thủ công
truyền thống với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa
văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét tinh tế
riêng của nghệ thuật ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong
cảnh có giá trị triết học phương Đông đã tạo cho du lịch Việt Nam có điều kiện
khai thác thế mạnh du lịch văn hóa lịch sử.
Nhìn chung, tài nguyên du lịch việt Nam vừa phân bố tương đối đồng đều
trong toàn quốc, vừa tập trung thành từng cụm gần các đô thị lớn, các trục giao
thông quan trọng thuận tiện cho việc tổ chức khai thác, hình thành các tuyến du
20
lịch bổ sung cho nhau giữa các vùng, có giá trị sử dụng cho mục đích du lịch và
sức hấp dẫn khách cao.
1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam
và mục tiêu của du lịch trong tương lai gần.

1.4.1. Thuận lợi và cơ hội phát triển du lịch Việt Nam.
• Trong thế kỷ XXI, tình hình thế giới sẽ có nhiều biến đổi sâu sắc với sự
nhảy vọt chưa từng thấy về khoa học và công nghệ. Toàn cầu hóa là một xu
hướng khách quan, ngày càng nhiều nước tham gia, hòa bình, hợp tác và
phát triển là một xu thế lớn phản ánh nguyện vọng của mỗi quốc gia, mỗi
người dân. Trong bối cảnh đó, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới
tăng nhanh với xu thế chuyển sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc
biệt là khu vực Đông Nam Á. Đây thực sự là một cơ hội tốt tạo đà phát triển
cho du lịch Việt Nam.
• Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Nhà nước đã tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế đối ngoại trong đó có du lịch phát triển. Nhà nước quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước. du
lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hóa
- hiện đại hóa đất nước.
• Đất nước con người Việt Nam đẹp và mến khách. Việt Nam có chế độ chính
trị ổn định an ninh đảm bảo, là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thế
giới với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú là điều kiện đặc biệt quan
trọng cho du lịch phát triển.
• Hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện, luật du lịch đã được ban hành,
nhiều văn bản liên quan đến du lịch được sửa đổi, bổ sung, tạo hành lang
pháp lý cho du lịch phát triển.
• Kết cấu hạ tầng cơ sở, hạ tầng kinh tế, xã hội đã được Nhà nước quan tâm
đầu tư mới hoặc nâng cấp tạo điều kiện khai thác các điểm du lịch, tăng khả
năng giao lưu giữa các vùng, các quốc gia
21
1.4.2. Những khó khăn thách thức chủ yếu.
• Cạnh tranh du lich trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt. Trong khi
đó, khả năng cạnh tranh của du lịch việt Nam còn rất hạn chế. Trong phát
triển du lịch toàn cầu và của du lịch Việt Nam cũng phải tính đến những
biến đổi khôn lường của khủng hoảng tài chính, năng lượng, thiên tai, chiến

tranh khủng bố, xung đột vũ trang, dân tộc, sắc tộc, tôn giáo.
• Du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát quá
thấp so với du lịch của một số nước trong khu vực, hoạt động du lịch còn
chủ yếu dựa vào tự nhiên, chưa được tôn tạo thông qua bàn tay của con
người. Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của lực
lượng lao động còn yếu và có nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng kỹ thuật - vật chất
cho du lịch còn yếu kém, thiếu đồng bộ.
• Tài nguyên du lịch và môi trường đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụng
thiếu hợp lý và những tác động của thiên tai ngày càng tăng và diễn ra ở
nhiều địa phương trong nước.
• Vốn đầu tư phát triển du lịch rất thiếu, trong khi đó đầu tư lại chưa đồng bộ,
kém hiệu quả đang là thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của ngành
du lịch Việt Nam.
• Nhận thức xã hội về du lịch vẫn còn bất cập. Hệ thống các chính sách, quy
định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch chưa đầy đủ và đông bộ.
1.4.3. Những vấn đề về du lịch biển Việt Nam.
Việt Nam với hơn 3260km chiều dài bờ biển, Việt nam là nước đứng thứ 27
trong tổng số 156 quốc gia có bờ biển lớn ở khu vực Đông Nam Á. Các điều kiện
tự nhiên vùng biển ven bờ là những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động du lịch nói riêng.
Với bờ biển trải dài trên 13 vĩ độ ( từ vĩ tuyến 22
0
05 đến 8
0
10 vĩ độ bắc),
hiện nay Việt Nam có khoảng 125 bãi biển có giá trị với kích thước khác nhau
song đều có đặc điểm chung là nền phẳng, cát mịn, độ dốc trung bình 2-30, vùng
22
nước ven bờ ở khu vực này nhìn chung có các đặc trưng hải văn và khí hậu thuận
lợi cho việc tổ chức hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí quanh năm.

Những nguồn tài nguyên sinh vật biển quý hiếm không những là đối tượng
tham quan của khách mà còn là nguồn cung cấp thực phẩm, đặc sản quý hiếm cho
khách du lịch, nguyên liệu cho các ngành thủ công mỹ nghệ.
Vùng ven biển và hải đảo nước ta có khoảng 38 triệu người sinh sống với 8 dân tộc
Kinh, Hoa, Khơme, Raglai, Chăm, Sán Rìu, Dao, Ngái ( trong đó ngời Kinh chiếm
đa số). Sự chênh lệch về dân số không ảnh hưởng đến sự duy trì bản sắc riêng của
từng dân tộc.
Do phần lớn tài nguyên du lịch đều tập trung ở khu vực ven biển và hệ thống
đảo ven bờ và do hoạt động kinh tế sôi động ở khu vực này trong những năm qua
nên đã thu hút về đây phần lớn lượng khách du lịch. Số khách du lịch quốc tế vùng
ven biển đạt khoảng 80% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
23
CHƯƠNG 2
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỒ SƠN.
2.1. Lich sử phát triển du lịch Đồ sơn.
2.1.1. Khái quát chung về Đồ Sơn.
Thị xã Đồ Sơn là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hải Phòng.
Nằm cách nội thành Haỉ Phòng hơn 20km về phía đông nam, Đồ Sơn ở vao 20°42'
vĩ độ bắc, 106°45' kinh độ đông. Phia đông nam giáp với Vịnh bắc bộ, phía tây bắc
giáp huyện Kiến Thụy. Diện tích 30,94 km0178, dân số 30.600 người (1999). Thị
xã có 5 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường Vạn Sơn, Vạn Hương, Ngọc
Hải, Ngọc Xuyên và xã Bàng La.
Đồ Sơn có dải đồi núi thấp chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam nhô
khỏi mặt biển, kéo dài hình 9 con rồng cùng vươn về phía đảo Hòn Dáu, như thể
cùng tranh nhau một viên ngọc. Cả dãy đồi núi tạo lên một bức tường thành che
chở cho cả phía đông huyện Nghi dương (nay la Kiến Thụy). Điểm mút phía đông
là hòn Độc, điểm mút phía tây là hòn Dấu. Xa xa phía ngoài cửa sông Thái Bình,
cửa sông Văn Úc nổi lên hai cồn cát cao khá rộng gọi là đồi song ngư. Dân địa
phương còn gọi đó là cồn Khoai hay cồn Dừa.
Địa hình Đồ Sơn thuộc dạng đồi, cấu tạo chủ yếu là đá cát kết và đá phiến

sét thuộc trầm tích trung sinh, kết quả của cuộc vận động kiến tao Đại Trung Sinh
và bị sụt lún sau vận động Tân Kiến Tạo. Trong quá trình phong hóa kéo dài, đá
núi biến chất, làm cho lớp vỏ núi có dạng đất feralitic, thích hợp với nhiều loại cây
trồng nhất là loại thân cây nhỏ. Vùng đất chân núi, cánh đồng lua Ngọc Xuyên,
ruộng muối Bàng La vốn do phù sa bồi tích tạo thành. Phần còn lại là bãi cát ven biển.
Khí hậu Đồ Sơn mang đặc điểm chung miền ven biển vịnh Bắc Bộ, nhưng
với vị trí một bán đảo nên mùa đông thường ấm hơn và mùa hè thường mát mẻ
hơn. Đầu tháng 8 âm lịch thường có đợt gió mùa đông bắc, tương truyền báo hiệu
các chân linh con cháu Đồ Sơn từ Trà Cổ về dự lễ hội chọi trâu, kết thúc hội
24
thường có mưa rào, dân gian gọi là "cữ mưa rửa sân đình" - giã hội (cữ gió tuần
mưa "ông Đồ Sơn" - tức thủy thần điểm tước được cả tổng Đồ Sơn thờ làm phúc thần).
Là một vùng đất hẹp nhưng lại đa dạng nên sinh vật phong phú trên vùng đất
đồi thích hợp với nhiều loại cây như, bứa, chè, chay, ổi, mít, thông Sách Đồng
Khánh địa dư chí lược có nhắc đến loại dưa ngon - bách nhãn lê của Đồ Sơn. Dân
gian quý loại bứa hồng hạt nhỏ cùi dày ngọt sắc và chè tươi đồi lá nhỏ, dày , nấu
bằng nước suối Rồng. "Nước khe chè núi" ở đây ngày xưa là một thức uống rất
được ưa chuộng. Cây mọc hoang có nhiều loại trong đó có nhiều loại cây làm từ
thuốc, có loại quý như dừa cạn hoa đỏ, hoa trắng mọc khắp nơi trên các đồi. Cây di
thực thì từ các đầu thế kỷ XX, người Pháp đã trồng thử măng tây, khoai tây, đậu
Hà Lan, cà phê, thông nhựa đều sinh trưởng tốt.Riêng nhựa thông chỉ mươi năm
đã thành rừng kín cả mấy ngọn đồi. Vào những năm 60, ngành y tế đã trồng thử
thành công một số cây làm thuốc như địa hoàng, bạch chỉ, dương quy, xuyên
khung với năng suất và chất lượng cao.
Cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20, khu bãi tắm được đầu tư khai thác phục
vụ du lịch nghỉ biển. từ đó, mạng lưới phục vụ du lịch nghỉ biển ngày càng phát
triển hoàn chỉnh với những biệt thự, khách sạn, nhà hàng đầy đủ tiện nghi phục vụ
du khách.
Cảnh quan thiên nhiên của Đồ Sơn thật là đẹp, tài nguyên thiên nhiên của
Đồ Sơn phong phú có giá trị kinh tế xã hội và phục vụ nghiên cứu khoa học cho

các ngành địa chất, khí tượng, thủy văn, hải dương học những giá trị đó đã và
đang được khai thác phục vụ cuộc sống trong quá khứ hiện tại và tương lai. Điều
đáng nói là phải có một chính sách khai thác hợp lý tránh làm cạn kiệt, vừa khai
thác vừa tái tạo làm giàu nguồn tiềm năng thiên nhiên quý giá. Vùng đất đầu sóng
ngọn gió thường xuyên phải đối mặt với bọn cướp biển và quân ngoại xâm, dân Đồ
Sơn thường xuyên phải tư bảo vệ tính mạng, tài sản của mình nên họ có tính cộng
đồng rất cao, tạo nên bản sắc riêng cho vùng đất này.
25

×