BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THANH NHÃ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HUỲNH THANH NHÃ
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư trên sàn chứng
khoán” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực, các nội dung
trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc, và các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Tp.HCM ngày 20 tháng 9 năm 2013
Người cam đoan
HUỲNH THANH NHÃ
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn này, tôi luôn nhận được sự hướng
dẫn tận tình, những lời động viên, khích lệ tinh thần, cũng như thấu hiểu, sự giúp đỡ to
lớn từ các Thầy Cô giáo, Gia đình và Bạn bè. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc của mình đến những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
- Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc
Trang, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực
hiện và hoàn thành luận văn này. Với kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng mà Cô
truyền dạy lại cho tôi đã làm cho luận văn này trở thành một tài sản quý báu và
vô giá trong cuộc đời tôi.
- Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các quý Thầy Cô của khoa Tài Chính Doanh
Nghiệp nói riêng và trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM nói chung đã giành hết tâm
huyết để giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức mới mẻ và bổ ích, làm
nền tảng để tôi hoàn thành luận văn này.
- Con xin được gửi một lời cảm ơn đặc biệt nhất đến Mẹ và Bố, hai người đã hy
sinh vì con rất nhiều, suốt cả 4 năm con học Đại học và 2 năm Cao học, động
viên con mỗi khi con gặp khó khăn, để rồi từ tình thương của Bố Mẹ con đã
hoàn thành được luận văn thạc sĩ, một sự nỗ lực rất lớn từ cả gia đình mình.
- Cảm ơn gia đình, em trai đã ở bên canh và khuyến khích tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
- Các anh chị em bạn bè lớp Cao học TCDN đêm 3 K21 và lớp Đại cương đêm 12
K21 Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ kiến
thức trong suốt quá trình tham gia khóa học.
- Những anh chị em đã tham gia khảo sát cho đề tài này. Các bạn đã góp một
phần không nhỏ vào luận văn này của tôi.
MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN 1
1.1. Tóm tắt: 1
1.2. Giới thiệu 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu: 3
2. KHUNG LÝ THUYẾT và CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÀI CHÍNH
HÀNH VI 4
2.1. Những lý thuyết hành vi của con người 4
2.1.1. Lý thuyết triển vọng 5
2.1.2. Lý thuyết ra quyết định dựa trên kinh nghiệm chủ quan (Heuristics) 7
2.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm: 8
2.3. Những xu hướng hành vi 12
2.3.1. Xu hướng quá tự tin (Overconfidence) 13
2.3.2. Xu hướng đại diện (Representativeness) 14
2.3.3. Xu hướng bầy đàn (Herding) 15
2.3.4. Xu hướng “Neo” (Anchoring) 16
2.3.5. Xu hướng Bất hòa trong nhận thức (Cogintive dissonance) 17
2.3.6. Xu hướng Sợ hối hận (Fear of regret) 18
2.3.7. Xu hướng Gian lận con bạc (Gambler's fallacy) 19
2.3.8. Xu hướng Kế toán (Mental Accounting) 20
2.3.9. Xu hướng nhận thức muộn (Hindsight) 20
2.4. Tài chính hành vi và việc ra quyết định 20
3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 23
3.1. Thiết kế nghiên cứu 23
3.2. Mẫu khảo sát 24
3.3. Thu thập dữ liệu 24
3.4. Các giả thuyết: 25
3.5. Các phương pháp nghiên cứu 25
3.5.1. Phân tích sự khác biệt (Discriminant Analysis) 25
3.5.2. Phương pháp tính điểm có trọng số: 27
3.5.3. Kiểm định Chi – bình phương cho sự độc lập 27
4. Các kết quả nghiên cứu 29
4.1: Phân tích sơ bộ và Kiểm tra Đa cộng tuyến 29
4.2. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lên danh mục đầu tư 32
4.3. Phân tích sự khác biệt: 33
4.4. Phân tích xu hướng và kiểm định giả thiết 40
4.4.1. Quá tự tin (Overconfidence) 40
4.4.2. Tính đại diện (Representativeness) 43
4.4.3. Xu hướng bầy đàn (Herding) 47
4.4.4. Xu hướng Neo (Anchoring) 54
4.4.5. Xu hướng Bất hòa trong nhận thức (Cognitive dissonance) 56
4.4.6. Xu hướng Sợ hối hận (Fear of Regret) 59
4.4.7. Xu hướng gian lận con bạc (Gambler's fallacy) 61
4.4.8 Xu hướng kế toán(Mental Account) 64
4.4.9. Xu hướng nhận thức muộn (Hindsight) 67
5. TÓM TẮT KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ 70
5.1. Tóm tắt: 70
5.2. Một số kết quả chính 70
5.3. Kiến nghị 73
5.3.1. Đối với các nhà đầu tư: 73
5.3.2. Kiến nghị khác 74
6. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
1
1. TỔNG QUAN
1.1. Tóm tắt:
Những biến động khắc nghiệt đã gây cản trở sự hoạt động của thị trường tài
chính toàn cầu trong những năm 2008. Tâm lý của các nhà đầu tư là một trong những
yếu tố quan trọng dẫn đến sự thay đổi của thị trường. Trong luận văn này, việc nghiên
cứu vai trò của những cảm xúc như sợ hãi, tham lam và dự đoán khi đưa ra quyết định
đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng. Tài chính hành vi là một lĩnh vực mới nghiên cứu các
yếu tố tâm lý ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của các nhà đầu tư. Luận văn này
nhằm tìm ra ảnh hưởng của những xu hướng hành vi, bao gồm: Sự quá tự tin, Tính đại
diện, tính Bầy đàn,, tính Neo, Bất hòa trong nhận thức, Sợ hối hận, Gian lận con bạc,
Sai lầm kế toán và Sự nhận thức muộn, đến quá trình đưa ra quyết định của các nhà
đầu tư cá nhân trên sàn chứng khoán. Dữ liệu sơ cấp của luận văn này được tập hợp
bằng cách phân phát cho các nhà đầu tư một bảng câu hỏi. Họ được chia thành 2 nhóm:
nhóm có kinh nghiệm và nhóm ít kinh nghiệm
1.2. Giới thiệu
“Một trong những sự thật thú vị trên thị trường chứng khoán đó là mỗi lần một
người mua, một người bán, thì cả 2 đều nghĩ mình sắc sảo hơn người còn lại” -
William Feather.
Mô hình tài chính truyền thống cố gắng để chứng minh việc các nhà đầu tư sử
dụng mô hình để đưa ra quyết định của mình là dựa trên lý trí. Mặc dù nhiều lý thuyết
truyền thống vẫn còn tồn tại và phát triển qua nhiều thập kỷ, nhưng lý trí của nhà đầu
tư là một giả thuyết trung tâm cần xem xét. Theo Nofsinger (2001), lĩnh vực tài chính
đã phát triển trong vài thập kỷ qua, dựa trên giả thuyết là người ta đưa ra những quyết
định mang tính lý trí và họ không có xu hướng nghiêng về dự đoán tương lai. Người ta
nghĩ rằng các nhà đầu tư hẳn là phải dựa nhiều vào lý trí để có những quyết định mang
2
tính khả thi. Một nhà đầu tư được xem là lý trí khi (i) người đó luôn cập nhật niềm tin
của mình và bày tỏ thái độ khi nhận được thông tin mới, (ii) có những lựa chọn có thể
chấp nhận được. (Thaler, 2005).
Trong những cái được xem như là “bất thường”, thì việc nền kinh tế thế giới bị
sụp đổ bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là một kết quả. Phần lớn các
nhà kinh tế học và những chuyên gia kinh tế chiếm giữ những ghế quan trọng trong
chính phủ và các tổ chức tài chính bị bắt bất ngờ và kéo theo đó là những sự kiện như
phá sản, vỡ nợ. Thậm chí sau khi cuộc khủng hoảng đã bắt đầu, nhiều người trong số
họ vẫn không thể phân tích được cường độ của nó. Ngược một chút về quá khứ, trường
hợp của một quỹ bảo hộ có tên là Long Term Capital Management cần được nhắc đến.
Mặc dù được hợp tác với cựu phó chủ tịch của Hội đồng dự trữ liên bang, đạt được 2
giải Nobel về kinh tế, nhân viên bao gồm 24 thạc sĩ, họ cũng rơi vào thất bại
(Nofsinger, 2001).
Sự thất bại của những nhà kinh tế và những học thuyết của họ, đã đưa ra một
câu hỏi: Có phải các nhà đầu tư là dựa vào lý trí không ? Hay là họ bị ảnh hưởng bởi
những cuộc chiến của cảm xúc như là sợ hãi và tham lam, điều mà sẽ dẫn đến những
quyết định xấu.
Bernstein (1998) nói rằng “Bằng chứng cho thấy những mô hình được lặp đi lặp
lại với sự không hợp lý, không thống nhất và thiếu hợp lý trong cách con người đưa ra
quyết định và khi đối mặt với sự không chắc chắn”. Nofsinger (2001) nói rằng những
giả thuyết về tính lý trí và sự không thiên về xu hướng của con người đã bị đánh bại
bởi các nhà tâm lý học trong khoảng thời gian dài.
Những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm của 2 nhà tâm lý học Daniel
Kahneman và Amos Tversky đóng vai trò là nền tảng và đưa ra một lý thuyết mới
trong những năm 1980, được gọi là Tài chính hành vi.
Từ một quan điểm học thuật, một trong những lý do chính cho sự xuất hiện của
lý thuyết Tài chính hành vi là vì có quá nhiều khó khăn khác nhau phải đối mặt trong
những lý thuyết truyền thống. Các nhà khoa học tranh luận rằng, nếu các giả thuyết về
3
lý trí được nới lỏng, các hiện tượng tài chính khác nhau sẽ dễ hiểu hơn. Sau đó, các mô
hình khác nhau ra đời. Nó nhấn mạnh rằng mục tiêu chính của tài chính hành vi thì
không được chứng minh trong những lý thuyết hiện có, bởi vì nếu những giả thuyết đó
không thể chứng minh những kịch bản khó hiểu thành công, chúng sẽ không còn tồn
tại nữa. Vì vậy, điều mà Tài chính hành vi cần thiết để đạt đến đó là bổ sung các lý
thuyết truyền thống bằng cách kết hợp nó với nhận thức tâm lý, với nỗ lực nhằm tạo ra
một mô hình hoàn chỉnh trong việc đưa ra quyết định của các nhà đầu tư . (Thaler,
2005)
Từ một quan điểm của một người đang nghiên cứu, Tài chính hành vi xác định
những xu hướng dẫn đến những hành xử bất hợp lý của con người nhằm đưa ra quyết
định tối ưu. Với một nhà đầu tư thông minh nắm bắt được tầm quan trọng của Tài
chính hành vi, tất cả những gì anh ta phải làm được phản ánh trên quyết định đầu tư.
Con người dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi bất thường, điều này có thể là trở ngại
lớn nhất trong nỗ lực tối đa hóa tài sản của họ. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư có
kinh nghiệm không phải là không có sai sót, chỉ là họ hiểu tầm quan trọng của những
cảm xúc trong kinh doanh, và cố gắng không để tâm trí của mình bị lẫn vào cảm xúc
khi đưa ra quyết định đầu tư bằng cách theo 2 bước dưới đây (i) hiểu cảm xúc của
chính mình và điểm yếu tâm lý bằng cách nghiên cứu những sự bất thường hoặc “xu
hướng” và xác định xem anh ta đã mắc phải sai lầm trong quá khứ chưa hoặc có một
xu hướng nào đó trong tương lai không; và (ii) sau khi đã đạt được mục đích ở bước
trước đó rồi, hiểu cách hành xử vô lý của những người khác và hưởng lợi từ các sai lầm
đó (Parikh, 2011).
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là :
- Kiểm tra liệu các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán có hoàn toàn dựa
trên lý trí khi đưa ra quyết định đầu tư hay họ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý khác.
4
- Kiểm tra xem có sự khác biệt trong việc ra quyết định đầu tư giữa nhóm nhà đầu tư
có kinh nghiệm và ít kinh nghiệm không.
Nghiên cứu tập trung vào 9 xu hướng hành vi, bao gồm: Sự quá tự tin, Tính đại
diện, tính Bầy đàn,, tính Neo, Bất hòa trong nhận thức, Sợ hối hận, Gian lận con bạc,
Sai lầm kế toán và Sự nhận thức muộn. Tác động của 9 yếu tố này được phân tích trên
sàn chứng khoán Hồ Chí Minh. Ảnh hưởng được phân tích là có hay không có sự tác
động của các yếu tố hành vi đến việc mua/bán hoặc nắm giữ cổ phần.
Dữ liệu chính của nghiên cứu được tập hợp từ một bảng câu hỏi điều tra. Bảng
câu hỏi được phát cho các nhà đầu tư trên sàn môi giới và được đăng trực tuyến để tiếp
cận các nhà đầu tư thích giao dịch qua internet hơn. Kết quả cuối cùng bao gồm 104
nhà đầu tư được chia thành 2 khu vực theo độ tuổi và theo số năm kinh nghiệm: Nhà
đầu tư có kinh nghiệm là những người có trên 5 năm kinh nghiệm, còn nhà đầu tư trẻ
thì có ít hơn hoặc 5 năm kinh nghiệm. Với mỗi xu hướng, sẽ sử dụng kỹ thuật “Thang
đo 3 điểm, 5 điểm” của Likert. Một phân tích tổng thể sẽ được thực hiện bằng cách sử
dụng phân tích Sự khác biệt, để kiểm tra xem hành vi của nhà đầu tư trẻ và nhà đầu tư
có kinh nghiệm có khác nhau không? Thêm nữa, mỗi một xu hướng sẽ được phân tích
riêng rẽ ở mỗi nhóm bằng các sử dụng phương pháp Chấm điểm theo trọng số và Chi –
bình phương cho sự độc lập.
2. KHUNG LÝ THUYẾT và CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÀI
CHÍNH HÀNH VI
2.1. Những lý thuyết hành vi của con người
Tài chính hành vi là một nhánh của tài chính, nghiên cứu hành vi của các nhà
đầu tư trên thị trường như thế nào và ảnh hưởng của những yếu tố tâm lý đến việc đưa
ra quyết định mua hoặc bán, do đó tác động đến giá cả. Tài chính hành vi nhằm giải
thích lý do tại sao lại hợp lý để tin rằng thị trường là không hiệu quả.
5
Do đó, tài chính hành vi có thể được định nghĩa như một lĩnh vực tài chính, với
mục đích là giải thích những sự bất thường trên thị trường chứng khoán bằng cách sử
dụng những xu hướng tâm lý học, còn hơn là gạt bỏ chúng như “một kết quả phù hợp
với thị trường hiệu quả” (theo Fama, 1998). Người ta giả định là các nhà đầu tư cá
nhân và kết quả thị trường bị ảnh hưởng bởi các thông tin cấu trúc và các đặc điểm
khác nhau của những người tham gia thị trường.
2.1.1. Lý thuyết triển vọng
Lý thuyết này được hình thành bởi Kahneman and Tversky (1979) và sau đó
Daniel Kahneman đã giành được giải thưởng Nobel cho lĩnh vực Kinh tế. Lý thuyết
này chia thành 2 giai đoạn trong quá trình lựa chọn: giai đoạn hình thành (hoặc chỉnh
sửa), giai đoạn ước lượng. Tversky and Kahneman, 2 người phát minh ra lý thuyết này,
cho thấy con người kiểm soát sự rủi ro và sự không chắc chắn như thế nào. Về bản
chất, lý thuyết này giải thích sự bất thường trong hành vi của con người khi đánh giá
rủi ro và sự không chắc chắn. Nó nói rằng: con người không phải lúc nào cũng sợ rủi
ro, hay đúng hơn là họ sợ rủi ro trong lợi nhuận hơn là rủi ro trong thua lỗ. Con người
đặt nhiều hy vọng vào kết quả, vì kết quả có thể nhận biết được chính xác hơn là dự
đoán, một đặc trưng được biết đến như là: “hiệu quả chắc chắn” (Kahneman and
Tversky, 1979). Lựa chọn của con người cũng bị ảnh hưởng bởi “hiệu ứng khuôn khổ”.
Tác động này chỉ ra cách mà trong đó, vấn đề giống nhau được biểu hiện bằng nhiều
cách khác nhau và tác động đến việc ra quyết định. Nó cũng chứng minh được những
sự đảo chiều có hệ thống của xu hướng khi vấn đề tương tự nhau được biểu diễn ở
những cách khác nhau (Tversky and Kahneman, 1981).
Chức năng tối đa hóa giá trị trong lý thuyết triển vọng thì khác so với lý thuyết
danh mục đầu tư hiện đại. Trong lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, việc tối đa hóa tài
sản thì dựa trên vị thế cuối cùng của tài sản trong khi lý thuyết triển vọng quan tâm đến
lợi nhuận và thua lỗ. Một khía cạnh quan trọng của quá trình hình thanh khung nữa đó
6
là con người có xu hướng cho rằng kết quả của việc kinh doanh là lợi nhuận và
thua lỗ, chứ không phải là tình trạng cuối cùng của tài sản. Lợi nhuận và thua lỗ
được xác định là có liên quan đến một điểm tham chiếu trung lập nào đó và những sự
thay đổi được đo lường một cách tương đối chứ không phải là đo lường một cách tuyệt
đối (Kahneman và Tversky, 1979).
Khi nó liên quan đến đầu tư trên thị trường, điểm tham chiếu là giá mua của cổ
phiếu. Thật vậy, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm cho rằng giá mua của cổ phiếu
dường như là một trong số những điểm tham chiếu được sử dụng bởi các nhà đầu tư .
tuy nhiên, cũng có thể có một vài điểm tham chiếu bổ sung ảnh hưởng đến một nhà
đầu tư. Ví dụ, giá cổ phiếu tối đa trong lịch sử lợi nhuận gần đây được phát hiện là ảnh
hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.
Yếu tố trung tâm nhất của lý thuyết triển vọng là hàm giá trị hình chữ S.
Hàm giá trị được định nghĩa về những sự thay đổi trong tài sản chứ không đề
cập đến tình trạng cuối cùng của tài sản. Hình dạng của hàm thì lõm trong khu vực lợi
nhuận, và lồi trong khu vực thua lỗ phản ánh sự lo ngại rủi ro trong phạm vi lợi nhuận,
sự ưa thích rủi ro trong khu vực thua lỗ. Một đặc tính hấp dẫn của hàm giá trị nữa là nó
có độ dốc cao nhất tại điểm tham chiếu. Điều này nghĩa là một sự thay đổi trong lợi
nhuận hoặc thua lỗ có một ảnh hưởng nhỏ hơn trên giá trị, điều này được nhận biết bởi
các nhà đầu tư khi khoảng cách giữa các điểm tham chiếu là lớn. Lý thuyết triển vọng
7
tranh luận rằng khi lựa chọn giữa các trò chơi may rủi, con người tính toán lợi nhuận
và thua lỗ và sau đó chọn một trong hai xét theo lợi ích về sau. Trong bối cảnh tài
chính, điều này đề nghị con người có thể chọn cách phân bổ danh mục đầu tư bằng
cách tính toán, với mỗi sự phân bổ, lợi ích và thua lỗ tiềm năng trong giá trị cổ phần
mà họ năm giữ, và sau đó chọn một sự phân bổ có lợi ích cao nhất sau này .
2.1.2. Lý thuyết ra quyết định dựa trên kinh nghiệm chủ quan (Heuristics)
“Heuristics là những quy luật hiệu quả, đơn giản, được sử dụng để giải thích
việc con người đưa ra quyết định đầu tư như thế nào, nhìn nhận và giải quyết vấn đề,
tiêu biểu là khi đối mặt với những vấn đề phức tạp và thông tin chưa hoàn chỉnh.
Những nguyên tắc này làm việc tốt ở hầu hết các trường hợp, nhưng trong một vài
trường hợp nhất định, nó dẫn đến các xu hướng nhận thức dựa theo kinh nghiệm”. -
Daniel Kahneman (Parikh, 2011).
Tversky và Kahneman xác nhận sự ảnh hưởng của Heuristics đến việc đưa ra
quyết định. Tversky định nghĩa heuristic như là một chiến lược, có thể được sử dụng
cho nhiều vấn đề, thường – không phải là luôn luôn – mang lại một giải pháp chính
xác. Con người thường sử dụng heuristics để làm giảm sự phức tạp trong cách giải
quyết vấn đề (Tversky và Kahneman, 1981). Quá trình quyết định dựa trên heuristics là
một quá trình mà các nhà đầu tư tự mình nhận thấy những điều, thường là bằng cách
thử và sai, dẫn đến sự phát triển của quy tắc ngón tay cái. (Luật ngón tay cái là một quy
luật dựa trên kinh nghiệm, thói quen của con người chứ không phải dựa trên khoa học
hay là sự đo lường chính xác.)
Con người thì không có khả năng xử lý toàn bộ các thông tin được thể hiện hàng
ngày. Trong khi tích lũy kinh nghiệm thông qua quá trình làm một việc gì đó, những
kinh nghiệm này cho thấy những ấn tượng về việc đó hoạt động như thế nào. Quá trình
này tạo ra quy tắc ngón tay cái , con người có thể sử dụng khi gặp phải một tình huống
tương tự. Hiện tượng này được gọi là sử dụng dựa trên kinh nghiệm chủ quan
8
heuristics. Nó cũng có liên quan đến nền kinh tế hiện đại, khi số lượng các công cụ tài
chính và mật độ thông tin tăng lên một cách đáng kể. Sử dụng heuristics cho phép đẩy
nhanh tiến độ của việc đưa ra quyết định tài chính so với việc xử lý theo lý trí những
thông tin sẵn có. Ưu điểm của điều này là có thể tiết kiệm được thời gian, trong khi
nhược điểm chính đó là nó phụ thuộc vào kinh nghiệm trước đây. Những mô hình tài
chính truyền thống loại bỏ heuristic và giả định tất cả các quyết định đều dựa trên
những công cụ thống kê có lý trí (Shefrin, 2000).
2.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm:
Một vài nghiên cứu thực nghiệm có giá trị được tóm tắt sau đây:
Hoffmann, Shefrin and Pennings (2010) phân tích những sự khác biệt có hệ
thống trong danh mục của các nhà đầu tư và chiến lược ảnh hưởng đến danh mục đầu
tư họ chọn lựa như thế nào và lợi nhuận họ kiếm được. Những phân tích trong nghiên
cứu này được thực hiện trên những hồ sơ giao dịch của một mẫu khách hàng (65,325
tài khoản cá nhân với trên 9 triệu lượt giao dịch từ tháng 1/2000 đến tháng 3/2006), từ
trang môi giới trực tuyến lớn nhất ở Hà Lan. Dữ liệu được thu thập thông qua 1 bảng
câu hỏi. Kết quả có thể hữu ích với những nhà hoạch định chính sách. Người ta nhận ra
rằng các nhà đầu tư nào mà dựa vào các phân tích cơ bản thì sẽ có doanh thu và kỳ
vọng cao hơn, chịu nhiều rủi ro hơn, và quá tự tin, làm tốt hơn các nhà đầu tư mà dựa
vào phân tích kỹ thuật.
Chandra (2008) nghiên cứu tác động của các yếu tố hành vi và tâm lý của nhà
đầu tư khi đưa ra quyết định, và kiểm tra phản ứng của họ với rủi ro và hành vi ra
quyết định. Nghiên cứu này dựa vào dữ liệu thứ cấp. Thông qua nghiên cứu, tác giả
nhận thấy không giống như lý thuyết tài chính truyền thống đã nói, các nhà đầu tư cá
nhân không phải lúc nào cũng đưa ra quyết định một cách lý trí. Quyết định đầu tư bị
ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố hành vi như sự tham lam và sợ hãi, bất hòa trong nhận
9
thức, cảm tính, kế toán, và Neo. Những yếu tố hành vi này được xem như là yếu tố rủi
ro trong khi đưa ra quyết định đầu tư.
Chira, Adams và Thornton (2008) nhắm đến việc nghiên cứu sự nhận thức
muộn và cảm tính, điều mà các nhà đầu tư là sinh viên phải gánh chịu. Mục đích của
nghiên cứu này là xem xét các sinh viên bị ảnh hưởng bởi những xu hướng này như thế
nào. Một cuộc khảo sát được tổ chức với mẫu bao gồm 68 sinh viên ở đại học
Jacksonville của Mỹ trong suốt tháng 11/2007 bằng cách phát hành một bảng câu hỏi
và thu thập bằng chứng thực nghiệm từ cả sinh viên tốt nghiệp và chưa tốt nghiệp về sự
am hiểu của họ về các xu hướng. Nghiên cứu kết luận rằng các sinh viên thì ít có
khuynh hướng về sự quá tự tin hoặc quá chủ quan. Họ không bị đánh lừa bởi những xu
hướng kiểm soát và một xu hướng tương tự như cảm tính.
Sairafi, Selleby and Stahl (2008) trong nghiên cứu của mình: “Tài chính hành vi
– Một góc nhìn của sinh viên” kiểm định những đặc trưng của các sinh viên có quan
tâm đến đầu tư, quá trình họ đưa ra quyết định và những sự lựa chọn bắt nguồn từ sự
am hiểu về tài chính hành vi. nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận riêng và dữ liệu
định tính. Dữ liệu được thu thập thông qua một bảng câu hỏi được đăng trên Internet.
Trong nghiên cứu, hành vi bầy đàn được được xem như là yếu tố hành vi rõ ràng nhất.
Nghiên cứu này nhận thấy rằng hành vi của những người tham gia được miêu tả như là
“hành vi sinh viên”; một hành vi không hợp lý nào đó được giải thích bởi môi trường
và quá trình học tập mà sinh viên kinh doanh tồn tại.
Cipriani và Guarino (2008) nghiên cứu hành vi tài chính trên thị trường thực
nghiệm với sự tham gia của các chuyên gia tài chính. Nghiên cứu kết hợp lợi thế của
thí nghiệm có kiểm soát với việc quan sát hành vi của các chuyên gia, những người
quan tâm đến các hoạt động giao dịch, định giá và phân tích tài sản tài chính từ ngày
này qua ngày khác. Nó so sánh 2 cách xử lý, một là giá điều chỉnh theo dòng chu
chuyển lệnh (Đây là một phương pháp tiếp cận mới và ngược với phương pháp thứ
hai, tức là cho rằng tỷ giá chịu tác động chủ yếu bởi các cấu trúc vi mô của thị trường
ngoại hối: lệnh giao dịch, tin tức và điều chỉnh danh mục. Tuy nhiên, các mô hình này
10
tỏ ra còn phức tạp hơn các mô hình thuộc phương pháp thứ hai và tính hiệu quả của
mô hình này vẫn còn đang trong vòng kiểm định) vì vậy xu hướng bầy đàn sẽ không
bao giờ xảy ra, cách thứ 2 là trong những sự kiện không chắc chắn làm cho xu hướng
bầy đàn có thể xảy ra. Trong cách thứ 1, phù hợp với cả lý thuyết và bằng chứng thực
nghiệm trước đây với những đối tượng là sinh viên. Trong cách thứ 2, tỷ lệ của những
quyết định có tính bầy đàn tăng lên, nhưng không nhiều như lý thuyết đã nói, hơn nữa,
những xu hướng đi ngược trào lưu biến mất hoàn toàn.
Waweru, Munyoki và Uliana (2008) khảo sát các tổ chức đầu tư trên thị trường
chứng khoán Nairobi. Họ điều tra vai trò của tài chính hành vi và tâm lý nhà đầu tư
trong việc đưa ra quyết định. Nghiên cứu hình thành một vài hành vi tài chính như: tính
đại diện, sự quá tự tin, Neo, Gian lận cờ bạc, sự sẵn có, sợ thua lỗ, sợ hối hận, và Kế
toán ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các tổ chức trên NSE.
Maheran, Muhammed và Ismail (2008) điều tra mối quan hệ giữa quyết định
của các nhà đầu tư và lý trí của họ trên thị trường tài chính Malaysia. Kết quả của
nghiên cứu cho thấy điều kiện nền kinh tế và khung tham chiếu ảnh hưởng đến hành vi
của nhà đầu tư. Họ kết luận, các nhà đầu tư ở Malaysia thì có lý trí một phần nào đó
trong quá trình ra quyết định.
Cianci (2008) tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm với 78 sinh viên đã tốt
nghiệp thay thế cho những nhà đầu tư thật sự và kết quả được đưa ra là: những đánh
giá về mức hấp dẫn và hợp lý của các nhà đầu tư thì cao hơn khi những thông tin mang
tính tích cực được cung cấp một cách liên tục. Nghiên cứu này phân chia các nhà đầu
tư thành hiện tại và tương lai. Người ta kiểm định họ đánh giá như thế nào về thông tin
tích cực và tiêu cực được trình bày một cách tuần tự hay đồng thời, nhằm mục đích xác
định những kết quả này có thể được tổng quát hóa để áp dụng đầu tư dựa vào thông tin
hay không và tình trạng của nhà đầu tư có ảnh hưởng vì những đánh giá này hay
không.
Grou và Tobak (2008) nghiên cứu những mô hình hành vi được thể hiện bởi các
nhà đầu tư trong trường hợp rủi ro, mà tại đó cung cấp nhiều lựa chọn. 2 tác động được
11
biết đến đó là ảo tưởng về kiểm soát và sự mơ hồ. Thông qua 8 nghiên cứu thực
nghiệm với 196 người tham gia, được thực hiện ở trường Đại học Catholic – Brazil,
cho thấy các nhà đầu tư có xu hướng biểu hiện những hiện tượng này trong quá trình
quyết định rủi ro tài chính. Những quyết định của sinh viên cho thấy họ có một ảo
tưởng về sự kiểm soát, nghĩa là họ nghĩ họ có thể kiểm soát những sự kiện ngẫu nhiên
tốt hơn. Tuy nhiên, họ lại không sẵn sàng trả một mức giá nhỏ để tận dụng lợi thế của
kiểm soát này. Để kiểm định sự mơ hồ, các sinh viên phải lựa chọn giữa “biết” và
“không biết” trong 4 nghiên cứu thực nghiệm theo kết cấu khác nhau. Kết quả cho thấy
tỷ lệ đầu tư thì cao hơn trong những cổ phiếu được biết đến. Mặc dù, các sinh viên thể
hiện sự mơ hồ, nhưng không nhiều người sẵn sàng trả một mức giá để làm giảm hoặc
loại bỏ sự mơ hồ đó.
Oehler (2008) trong nghiên cứu của mình phân tích thành phần của 102 quỹ đầu
tư mà tài sản của họ đạt trên 100 triệu EURO mỗi năm, bằng cách thu thập số liệu từ
những bản báo cáo trong giai đoạn 2000 – 2003 và đưa ra những bằng chứng thực
nghiệm về việc lựa chọn danh mục đầu tư nội địa trong giai đoạn này. Ba lý do được
đưa ra: chi phí giao dịch thấp hơn, khả năng bảo vệ tốt hơn và thuận lợi trong thông tin
bất cân xứng. họ nhận ra rằng những quỹ tương hỗ mà được bán cho các nhà đầu tư tư
nhân có xu hướng thiên về nội địa, nhưng những quỹ này đầu tư rất mạnh vào thị
trường chứng khoán ở các nước châu Âu, những quỹ càng lớn thì xu hướng thiên về
đầu tư nội địa càng lớn so với các quỹ nhỏ và trung bình. Họ cố gắng tìm ra “xu hướng
địa phương” có được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư tư nhân hay những nhà quản lý quỹ
hay không và kết quả là xu hướng này được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư nhiều hơn là
nhà quản lý quỹ tương hỗ. họ cũng đề cập rằng xu hướng nội địa thì thấp hơn đáng kể
so với dữ liệu những năm 1990.
Phan Thanh Hùng (3/2012) trong luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu lý thuyết Tài
chính hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam với 150 người tham gia. Kết quả
của nghiên cứu cho thấy các nhà đầu tư trong thời kỳ “bong bóng”, thì tin tưởng vào
lời khuyên của các chuyên gia tài chính. Điều này có thể là do dự đoán về lợi nhuận
12
quá lạc quan của các chuyên gia. Các nhà đầu tư đều có xu hướng bầy đàn, và chính xu
hướng này làm cho thị trường tăng trưởng nóng.
Vũ Đình Kết (3/2011) với nghiên cứu “Ứng dụng lý thuyết Tài chính hành vi để
giải thích những bất thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam” thông qua mô hình
định lượng. Các kết quả quan trọng được đưa ra đó là: (i) chứng cứ bầy đàn thể hiện rất
mạnh trên tỉ suất sinh lợi ngày, và yếu hơn trên tỉ suất sinh lợi tuần và tháng, (ii) hành
vi bầy đàn trong trường hợp thị trường đi lên mạnh hơn trong trường hợp thị trường đi
xuống và (iii) sự tự tin/rất tự tin thể hiện ở hầu hết các nhà đầu tư, chỉ có 4% nhà đầu
tư tham gia là thể hiện sự không tự tin.
Lê Thị Ngọc Lan (6/2009) với luận văn “Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị
trường chứng khoán Việt Nam” thông qua 2 mô hình định tính và định lượng, cho
rằng: Hành vi bầy đàn được xem là một yếu tố đóng góp chủ yếu, đặc biệt đối với các
nhà đầu tư có tổ chức, trong khi đối với nhà đầu tư cá nhân thì quá tự tin và dự đoán
của các nhà phân tích mới là yếu tố quan trọng nhất.
2.3. Những xu hướng hành vi
Các nhà đầu tư có thể bị nghiêng về nhiều xu hướng hành vi khác nhau, điều
này làm cho họ có mắc những lỗi trong nhận thức. Con người có thể dự đoán, có những
lựa chọn không tối ưu khi phải đối mặt với những khó khăn và quyết định không chắc
chắn. Những xu hướng hành vi, được xác định như là những sai lầm có tính hệ thống,
trong quyết định (Chen, 2007).
Các nhà nghiên cứu đưa ra một danh sách dài các xu hướng đặc biệt, được lấy
từ trên 50 nghiên cứu với hành vi của các nhà đầu tư trong thời gian gần đây. Một vài
tác giả cho rằng những xu hướng này như là heuristics (quy tắc ngón tay cái), trong khi
những người khác gọi chúng là niềm tin, quyết định hoặc sự ưa thích; vẫn có một số
nhà khoa học phân loại các xu hướng theo kinh nghiệm hoặc cảm xúc. Trong khi “cách
phân loại các xu hướng này thì rất hữu ích, thì một lý thuyết cơ bản giải thích tại sao
13
con người lại hành động theo xu hướng đã không được phát triển. Thay vì một lý
thuyết chung chung về hành vi của nhà đầu tư, tài chính hành vi dựa trên một tập hợp
lớn các bằng chứng chỉ ra sự không hiệu quả trong các quyết định đầu tư của con người
trong các hoàn cảnh kinh tế khác nhau.” (Pompian, 2006).
2.3.1. Xu hướng quá tự tin (Overconfidence)
“Trong hình thức cơ bản này, Quá tự tin có thể được tóm tắt như là niềm tin
không có cơ sở trong khả năng nhận thức, quyết định, và lý lẽ chủ quan của một nhà
đầu tư” (Pompian, 2006). Các nhà tâm lý học xác định rằng quá tự tin làm cho con
người đánh giá quá cao kiến thức của họ, đánh giá thấp rủi ro mà họ phải gánh chịu,
thổi phồng khả năng có thể kiểm soát mọi việc. Khái niệm quá tự tin bắt nguồn từ
những nghiên cứu tâm lý học thực nghiệm và những khảo sát, trong đó người tham gia
đánh giá quá cao khả năng dự đoán của họ và giá trị của thông tin mà họ có được. Các
nhà đầu tư thì khá kém trong việc ước tính xác suất – những sự kiện mà họ nghĩ chắc
chắn sẽ xảy ra, thì thường không xảy ra 100% như họ nghĩ. Họ cũng nghĩ là họ thông
minh hơn và có những thông tin tốt hơn so với những nhà đầu tư khác (Pompian,
2006).
Theo Shefrin (2000), “Quá tự tin liên quan đến việc con người hiểu rõ khả năng
của họ như thế nào và những hạn chế trong kiến thức của họ”. Các cá nhân quá tự tin
về khả năng của mình thường có xu hướng họ nghĩ bản thân họ tốt hơn so với thực tế.
Điều này tương tự với kiến thức. Quá tự tin không có nghĩa là các cá nhân thiếu hiểu
biết hoặc không đủ năng lực, mà nó có nghĩa là quan điểm của họ về bản thân thì tốt
hơn so với thực tế. Một đặc điểm chung của các nhà đầu tư là quá tự tin về khả năng
của mình khi chọn lựa cổ phiếu và quyết định khi nào nên tiếp tục hoặc thoát khỏi tình
trạng đó. Những xu hướng này được nghiên cứu bởi Odean (1998) và nó cho rằng các
nhà đầu tư nào thực hiện hoạt động kinh doanh của mình dựa trên xu hướng quá tự tin
thì sẽ có hiệu suất thấp hơn đáng kể trên thị trường. Thêm nưã, các nhà tâm lý học xác
14
định rằng quá tự tin làm cho con người đánh giá quá cao kiến thức, khả năng của họ,
đánh giá thấp rủi ro. Lựa chọn cổ phiếu là một công việc khó khăn. Hoạt động này sẽ
thể hiện sự quá tự tin của nhà đầu tư rõ ràng nhất (Nofsinger, 2001).
Barber và Odean (2001) phân chia các nhà đầu tư theo giới tính, và dựa vào
những kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, đàn ông thì tự tin hơn phụ nữ. Họ ghi
nhận rằng, đàn ông giao dịch nhiều hơn 45% so với phụ nữ, và lợi nhuận ròng của đàn
ông bị cắt giảm khoảng 2.5% mỗi năm, trong khi điều này chỉ có 1.72% ở phụ nữ, số
liệu thu thập từ năm 1991 đến 1997.
Fagerström (2008) tiến hành nghiên cứu để điều tra sự quá tự tin và quá lạc
quan trên thị trường và những yếu tố tác động đến quyết định đầu tư của con người.
Phương pháp của nghiên cứu này là định lượng dựa trên dữ liệu lịch sử. Dữ liệu được
sử dụng là một bản tóm tắt của sự tăng trưởng kỳ vọng trong lợi nhuận ở các doanh
nghiệp thuộc S&P 500 trong vòng 12 tháng tiếp theo, so với lợi nhuận được lấy từ
tháng 2 năm 1986 đến tháng 4 năm 2008. Kết quả chỉ ra rằng những phân tích của
S&P500 bị thổi phồng bởi những vấn đề về sự quá tự tin và quá lạc quan. Nó cũng
khẳng định xu hướng Neo và Bầy đàn.
2.3.2. Xu hướng đại diện (Representativeness)
Gilovich và các cộng sự (1983) định nghĩa tính đại diện như là “một đánh giá về
mức độ phản ứng giữa một mẫu và đám đông, một cá thể và một nhóm, hoặc nói chung
là một kết quả và một mô hình”
Tính đại diện là quyết định dựa trên khuôn mẫu một cách cứng nhắc. Thành
công hiện tại của các nhà đầu tư cũng có xu hướng tiếp tục trong tương lai. Xu hướng
ra quyết định của họ dựa trên kinh nghiệm được biết đến như là một sự rập khuôn
(Shefrin, 2000). Ritter (1991) chỉ ra một kết quả thú vị của tính đại diện, đó là ông ta
cho rằng sự kém hiệu quả dài hạn của những lần IPO ảnh hưởng đến định hướng trong
ngắn hạn của các nhà đầu tư. Điều này có nhiều ý nghĩa trong quyết định đầu tư. Trong
15
lúc đưa ra quyết định, các cá nhân có xu hướng quy cho những đặc tính tốt của một
doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến đặc tính của cổ phiếu của doanh nghiệp đó.
2.3.3. Xu hướng bầy đàn (Herding)
Xu hướng bầy đàn trong thị trường tài chính có thể được xác định như một sự
bắt chước lẫn nhau, dẫn đến một sự hội tụ (Hirshleifer và Teoh, 2003). Đây là sai lầm
phổ biến nhất mà các nhà đầu tư mắc phải. Đó là lý do tại sao, trên thị trường tài chính,
khi thời điểm tốt nhất để bán hoặc mua cổ phiếu đang trong tầm tay, một nhà đầu tư
thậm chí phải chịu đựng một áp lực tâm lý mạnh mẽ ngăn cản anh ta làm như vậy. Lý
do chính cho việc này đó là áp lực hoặc ảnh hưởng của những nhà đầu tư khác trên thị
trường. Các nhà đầu tư áp dụng xu hướng bầy đàn bởi vì họ quan tâm đến việc người
khác nghĩ gì về quyết định của họ (Scharfstein và Stein, 1990).
Các nhà đầu tư cá nhân có xu hướng bị ảnh hưởng bởi các ý kiến, đề xuất của
những nhà phân tích nổi tiếng. Welch (2000) nhận ra rằng trong các phân tích cũng có
thể xuất hiện xu hướng bầy đàn. Nhưng nó không được xác nhận vì thiếu dữ liệu ở
mức vi mô.
Xu hướng bầy đàn là xu hướng mà những cá nhân phải bắt chước hành động của
một tổ chức lớn, không cần biết là họ có đưa ra quyết định cá nhân hay không. Một lý
do đó là con người thì hòa đồng và có xu hướng tán thành ý kiến của nhóm hơn là chịu
là người duy nhất phản đối. Một lý do khác nữa, đó là con người thường nghĩ một
nhóm lớn thì ít khi quyết định sai. Điều này sẽ làm cho nhà đầu tư theo xu hướng bầy
đàn với một ảo tưởng là đám đông có thể biết những điều mà anh ta không biết.
Economou, Kostakis và Philippas (2010) kiểm tra xu hướng bầy đàn trong
những điều kiện khắc nghiệt nhất, sử dụng dữ liệu hàng ngày từ sàn chứng khoán của
Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha từ 1998 – 2008, ví dụ: sự tồn tại của tính bầy
đàn có liên quan đến lợi nhuận thị trường, khối lượng giao dịch và sự biến động của lợi
nhuận. Theo nghiên cứu này, họ cũng điều tra sự hiện diện của hành vi bầy đàn trong
16
suốt cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Kết quả cho thấy tính bầy đàn được kết
luận là mạnh mẽ hơn trong những giai đoạn mà các thị trường này gia tăng. Xu hướng
bầy đàn xuất hiện trong thị trường chứng khoán Bồ Đào Nha trong suốt giai đoạn lợi
nhuận sụt giảm và không có bằng chứng nào cho thấy có sự xuất hiện của tính bầy đàn
ở Tây Ban Nha. Cuối cùng, họ cho rằng có bằng chứng của sự hiện diện xu hướng bầy
đàn trong cuộc khủng hoảng 2008 chỉ ở Bồ Đào Nha, và chống lại xu hướng này ở Tây
Ban Nha và Ý. Hành vi của các nhà đầu tư ở Hy Lạp được xem như là có lý trí trong
suốt cuộc khủng hoảng 2008.
2.3.4. Xu hướng “Neo” (Anchoring)
“Trong nhiều trường hợp, con người có những ước tính bằng cách bắt đầu từ
một giá trị ban đầu nào đó, được điều chỉnh cho hợp lý để mang lại giá trị cuối cùng.
Giá trị ban đầu, hay còn gọi là điểm bắt đầu, có thể được đề xuất bằng cách xây dựng
vấn đề, hoặc nó có thể là kết quả của một tính toán thiên vị. Trong cả 2 trường hợp,
những điều chỉnh thường có những thiếu sót (Slovic và Lichtenstein, 1971). Đó là,
những điểm bắt đầu khác nhau mang lại ước lượng khác nhau. Chúng tôi gọi hiện
tượng này là Neo” (Tversky và Kahneman, 1974).
Neo là một phỏng đoán tâm lý xảy ra khi những nhà đầu tư ngẫu nhiên thống kê
một giá trị nào đó và quyết định “neo” theo tâm lý chủ quan của mình. Khi được yêu
cầu ước lượng giá mua tốt của một cổ phiếu thì họ bắt đầu bằng cách sử dụng giá trị
đầu tiên – được gọi là Neo – mà không có nhiều phân tích. Sau đó họ điều chỉnh cái
neo này lên hoặc xuống để phản ánh những thông tin mới hoặc phân tích của họ, nhưng
các nghiên cứu chỉ ra rằng sự điều chỉnh này là không đủ và kết thúc và kết quả là nó
trở thành xu hướng. Các nhà đầu tư mà thể hiện xu hướng này thì dường như bị ảnh
hưởng bởi “neo” trong khi trả lời câu hỏi: “Đây có phải là lúc tốt nhất để mua hoặc bán
cổ phiếu không?”. Khái niệm về Neo vì vậy có thể được giải thích là: các nhà đầu tư có
17
xu hướng “neo” suy nghĩ của họ ở một điểm tham chiếu không thích hợp một cách
logic trong khi đưa ra quyết định đầu tư (Pompian, 2006).
Kristensen và Gaerling (1997) kiểm định giả thuyết: “Trong các cuộc đàm
phán, những mặc cả về giá cả hoặc điều kiện giao dịch được tạo ra thông qua quá
trình điều chỉnh giá và Neo, dẫn đến ảnh hưởng của một điểm neo và những sự mặc cả
đó bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong điểm tham chiếu, từ đó xác định liệu điểm
neo đó có được xem là một điểm lãi hay lỗ không”. Quá trình đàm phán được thực hiện
bởi sự giúp đỡ của những sinh viên ngành quản trị kinh doanh và kết quả cho thấy
những nhà đầu tư đã xử lý giá bán như một neo.
Andersen (2010) chỉ ra sự liên quan giữa Neo trong việc ra quyết định của
những người tham gia thị trường bằng cách sử dụng thuật toán giao dịch. Thuật toán
này được áp dụng vào những dữ liệu thị trường thật của chỉ số Dow Jones và chỉ số
CAC40 để tìm khả năng kinh doanh chênh lệch giá. Nó cung cấp một bằng chứng là xu
hướng Neo đóng vai trò quan trọng việc ấn định giá hàng tuần của chỉ số Dow Jones và
CAC40.
2.3.5. Xu hướng Bất hòa trong nhận thức (Cogintive dissonance)
Bất hòa trong nhận thức là một xung đột tinh thần mà con người phải đối mặt
khi họ có bằng chứng rằng những niềm tin hoặc giả định của họ là sai. (Montier, 2002)
Khi một nhà đầu tư đối mặt với một tình huống mà anh ta phải chọn giữa hai
trường hợp, dường như một vài sự xung đột sẽ xuất hiện sau khi quyết định được đưa
ra. Các khía cạnh tiêu cực của trường hợp mà anh ta đã chọn có thể sẽ rất dễ nhìn thấy
nhưng khía cạnh tích cực của phương án mà anh ta không chọn sẽ thêm vào sự xung
đột. Điều này trở thành thử thách sự tự tin của nhà đầu tư trong quyết định mà anh ấy
vừa thực hiện. “Các nhà tâm lý học kết luận rằng con người thường thể hiện sự hợp lý
hóa để đồng bộ hóa nhận thức của họ và duy trì một sự ổn định trong tâm lý”
(Pompian, 2006).