BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
NGUYỄN HỒNG TÂM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
NGUYỄN HỒNG TÂM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS-TS. LÊ THANH HÀ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tây Ninh” là kết quả của quá trình học
tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của tác giả. Mọi số liệu trong Luận
văn đều có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và được xử lý khách quan, trung thực.
Tác giả: Nguyễn Hồng Tâm
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ và đóng góp quý báu của Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy
hướng dẫn PGS.TS Lê Thanh Hà đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn và cho tác giả
những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học kinh tế
khóa 19, ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh đã cho tác giả những kiến thức nền tảng và những kinh nghiệm thực tế vô
cùng hữu ích và quý giá.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám đốc và các Phòng chức năng của Bưu
điện tỉnh Tây Ninh đã quan tâm giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả: Nguyễn Hồng Tâm
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 1
3. Đối tượng và phạm vi của đề tài 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu của đề tài 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 VAI TRÒ CỦA HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4
1.2 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.2.1 Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống trong việc xem xét hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.2.2 Đảm bảo sự thống nhất giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
và lợi ích xã hội 5
1.2.3 Đảm bảo kết hợp giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với
lợi ích của người lao động và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc 6
1.2.4 Xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh qua hai mặt định tính và định lượng . 6
iv
1.3 Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH 6
1.3.1 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 6
1.3.2 Nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 8
1.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP 9
1.4.1 Phân tích doanh thu 9
1.4.1.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu 9
1.4.1.2 Phân tích kết cấu doanh thu 10
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 11
1.4.2.1 Tỷ suất thuế trên vốn 11
1.4.2.2 Thu nhập bình quân của người lao động 11
1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính 11
1.4.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 12
1.4.3.2 Hiệu quả sử dụng tài sản 13
1.4.3.4 Hiệu quả sử dụng chi phí 15
1.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 16
1.4.4.1 Năng suất lao động 16
1.4.4.2 Mức sinh lợi của lao động 17
1.4.5 Mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro 17
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH 19
2.1 TỔNG QUAN VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH 19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh 19
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 20
2.1.4 Năng lực sản xuất 21
2.1.5 Mạng lưới Bưu cục và Đại lý, mạng đường thư 22
2.1.6 Hoạt động Marketing 23
v
2.1.7 Nguồn nhân lực 24
2.1.8 Tình hình chi phí kinh doanh 25
2.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN
TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2008-2012 27
2.2.1 Phân tích doanh thu 27
2.2.1.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu 27
2.2.1.2 Phân tích kết cấu doanh thu 32
2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 36
2.2.2.1 Tỷ suất thuế trên tổng tài sản 36
2.2.2.2 Thu nhập bình quân người lao động 37
2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính 38
2.2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 38
2.2.3.2 Hiệu quả sử dụng tài sản 39
2.2.3.3 Sức sinh lời của doanh thu thuần 40
2.2.3.4 Hiệu quả sử dụng chi phí 42
2.2.4 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 43
2.2.5 Mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro 43
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH 44
2.3.1 Ưu điểm 44
2.3.2 Nhược điểm 45
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH 48
3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY
NINH ĐẾN NĂM 2020 48
3.1.1 Quan điểm 48
3.1.2 Mục tiêu 48
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH 49
vi
3.2.1 Các giải pháp làm tăng doanh thu 49
3.2.1.1 Phát triển dịch vụ mới 49
3.2.1.2 Củng cố các dịch vụ truyền thống 51
3.2.1.3 Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng 53
3.2.2 Các giải pháp làm giảm chi phí 55
3.2.2.1 Sáp nhập các Bưu điện huyện thành Bưu điện khu vực 55
3.2.2.2 Rút ngắn thời gian mở cửa giao dịch 57
3.2.2.3 Sử dụng tiết kiệm chi phí 58
3.2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản 58
3.2.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng các Điểm Bưu điện văn hóa xã 58
3.2.3.2 Tăng vòng quay của vốn chủ sở hữu và tài sản 60
3.2.4 Các giải pháp khác 60
3.2.4.1 Giảm biên chế lao động 60
3.2.4.2 Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực 60
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN VIỆT NAM 63
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ix
PHỤ LỤC xi
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Trình độ học vấn lao động giai đoạn 2008-2012 25
Bảng 2.2 Giới tính lao động giai đoạn 2008-2012 25
Bảng 2.3 Tình hình chi phí kinh doanh giai đoạn 2008-2011 25
Bảng 2.4 Tình hình biến động doanh thu phát sinh giai đoạn 2008-2012 27
Bảng 2.5 Tình hình biến động doanh thu đại lý viễn thông giai đoạn 2008-2012 28
Bảng 2.6 Tình hình biến động doanh thu trong mối quan hệ với chi phí 29
Bảng 2.7 Tình hình biến động doanh thu giai đoạn 2008-2012 31
Bảng 2.8 Tỷ suất thuế trên tổng tài sản giai đoạn 2008-2012 36
Bảng 2.9 Thu nhập bình quân của người lao động giai đoạn 2008-2012 37
Bảng 2.10 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu giai đoạn 2008-2012 38
Bảng 2.11 Hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn 2008-2012 39
Bảng 2.12 Sức sinh lời của doanh thu thuần giai đoạn 2008-2012 40
Bảng 2.13 Hiệu quả sử dụng chi phí giai đoạn 2008-2012 42
Bảng 2.14 Hiệu quả sử dụng lao động giai đoạn 2008-2012 43
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
Sơ đồ 2.1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BƯU ĐIỆN TỈNH TÂY NINH 21
Biểu đồ 2.1 Tình hình chi phí giai đoạn 2009-2011 26
Biểu đồ 2.2 Biến động doanh thu, chi phí kinh doanh hàng hóa, dịch vụ 30
Biểu đồ 2.3 Kết cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ giai đoạn 2008-2012 33
Biểu đồ 2.4 Kết cấu doanh thu theo từng đơn vị giai đoạn 2008-2012 35
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Tìm lại trong lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới, ta nhận
thấy trong bất cứ một nền sản xuất nào, danh từ “hiệu quả” cũng đều được nhắc đến
như một khái niệm quan trọng hàng đầu. Vâng, hiệu quả không chỉ đơn thuần là
thước đo đánh giá cả quá trình phấn đấu của một doanh nghiệp trong nỗ lực gia tăng
sản lượng, nâng cao năng suất, chất lượng và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động;
mà hiệu quả còn là tiêu chí đại diện cho thành công của công tác quản lý, tổ chức
kinh doanh khoa học, nhờ vậy đã tạo ra giá trị sản xuất cao nhất chỉ bằng những
nguồn lực hữu hạn của mình.
Vốn là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng, lại đang trở mình trong bối cảnh mới
của nền kinh tế, nên Bưu chính Viễn Thông Việt Nam hiện nay có những thay đổi
mang tính chiến lược. Không còn nữa một doanh nghiệp độc quyền, riêng mình
chiếm giữ cả một khoảng trời rộng lớn; không còn nữa sự gắn bó keo sơn giữa hai
lĩnh vực Bưu chính và Viễn Thông. Kể từ đây, muốn khẳng định được mình, độc
lập kinh doanh và tiến tới dành thế đứng chủ động trong thị trường, các đơn vị Bưu
điện cần thực sự dành nhiều quan tâm hơn nữa cho khái niệm “hiệu quả hoạt động
kinh doanh” của đơn vị mình.
Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp
nói chung và các doanh nghiệp Bưu chính nói riêng sẽ có cơ hội nhìn nhận đúng
hơn về vị thế, khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế còn tồn tại trong đơn vị
mình. Từ đó, đơn vị có thể xây dựng một định hướng phát triển, đưa ra những quyết
định quản lý chính xác, phát huy thế mạnh, khắc phục dần điểm yếu và ngày càng
nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của mình.
Xuất phát từ lý do đó tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tây Ninh”.
2. Mục tiêu của đề tài
2
- Phân tích, đánh giá tình hình và thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Bưu điện tỉnh Tây Ninh trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện
tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tây
Ninh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Tây Ninh thông
qua các chỉ tiêu đánh giá doanh thu, hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả tài chính và
hiệu quả sử dụng lao động của Bưu điện tỉnh Tây Ninh dựa trên các số liệu thu thập
trong giai đoạn 2008-2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp mô tả,
thống kê, so sánh, phân tích, … trên cơ sở các kiến thức của ngành kinh tế để làm
sáng tỏ nội dung nghiên cứu về lý luận phân tích, trình bày hiện trạng, cũng như xác
lập các giải pháp cụ thể trong việc thực hiện mục tiêu của đề tài.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài bao gồm các phần sau:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
+ Chương 2: Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Bưu
điện tỉnh Tây Ninh
+ Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Bưu điện tỉnh Tây Ninh
- Kết luận
3
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 VAI TRÒ CỦA HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, biểu
hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác
và sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất hay thu được lợi nhuận lớn
nhất với chi phí thấp nhất. Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với
chi phí đã bỏ ra trong từng thời kỳ (Nguyễn Văn Công, 2009).
Phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng
đối với mọi doanh nghiệp, và muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đòi hỏi
các doanh nghiệp phải sử dụng tốt các yếu tố đầu vào như lao động, vật tư máy móc
thiết bị, vốn và thu được nhiều kết quả đầu ra (Nguyễn Văn Công, 2009).
Về bản chất, hiệu quả hoạt động kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu
ra với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xem xét trong một kỳ nhất
định. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh, là cơ sở khoa học để
đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra quyết định trong tương lai.
Song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu phân tích phụ thuộc vào nguồn số
liệu thời gian và không gian phân tích (Nguyễn Văn Công, 2009).
Vai trò của hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm:
- Đối với nền kinh tế quốc dân: hiệu quả kinh tế quốc dân phụ thuộc vào hiệu
quả kinh doanh cá biệt của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của từng doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân,
góp phần tạo sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống xã hội, giữ vững trật tự và
an ninh xã hội (Nguyễn Văn Công, 2009).
- Đối với doanh nghiệp: hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biểu
hiện qua các chỉ tiêu đánh giá. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận,
nhưng điều này phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, trình độ công nghệ và quản
5
lý của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, hiệu quả hoạt động kinh doanh đóng
vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định khả năng cạnh tranh, sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ có khả
năng tái đầu tư để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giảm giá thành và nâng
cao khả năng cạnh tranh trên thị trường (Nguyễn Văn Công, 2009).
- Đối với người lao động: khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả sẽ mang
lại cho người lao động công việc và thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần
ngày được cải thiện và nâng cao, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc cho
người lao động. Ngược lại, khi người lao động yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp
thì họ sẽ có điều kiện nâng cao năng suất lao động, góp phần vào việc nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Công, 2009).
1.2 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1 Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống trong việc xem xét hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
Theo quan điểm này, tính toàn diện và hệ thống thể hiện ở chỗ xem xét đánh
giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần chú ý đến tất cả các mặt,
các khâu, các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Phải xem xét ở góc độ
không gian và thời gian; các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hiện
tại phải phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp (Phạm Quốc
Đạt, 2011).
1.2.2 Đảm bảo sự thống nhất giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và lợi ích xã hội
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp và
thống nhất với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, với mục tiêu chiến lược của
Nhà nước. Bởi vì mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế quốc dân, khi
đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì không được làm
tổn hại đến nền kinh tế, đến lợi ích chung của xã hội. Đặc biệt điều này rất quan
trọng đối với nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã
6
hội chủ nghĩa, bởi vì ngoài mục tiêu kinh tế còn phải quan tâm đến các vấn đề chính
trị, xã hội (Phạm Quốc Đạt, 2011).
1.2.3 Đảm bảo kết hợp giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
với lợi ích của người lao động và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Quan điểm này xuất phát từ việc lấy con người làm trung tâm, coi con người là
nguồn lực và vốn quý nhất của doanh nghiệp, bởi vì suy cho cùng thì những thành
công hay thất bại trên thị trường đều có nguyên nhân từ con người và yếu tố con
người vừa là điều kiện vừa là mục tiêu của hoạt động kinh doanh (Phạm Quốc Đạt,
2011).
Sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với việc chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần, bảo vệ nhân cách của người lao động không những thể
hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, phù hợp với mục tiêu của Đảng và Nhà nước, mà
còn tạo điều kiện giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam (Phạm Quốc Đạt,
2011).
1.2.4 Xem xét hiệu quả hoạt động kinh doanh qua hai mặt định tính và định
lượng
Theo quan điểm này, phải đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trên cả hai mặt định tính và định lượng. Chỉ có như vậy thì việc đánh giá
mới đảm bảo tính đúng đắn và tính toàn diện. Trong đó, về định tính hiệu quả hoạt
động kinh doanh phản ánh sự cố gắng nỗ lực phấn đấu, trình độ quản lý kinh doanh
của mỗi khâu, mỗi bộ phận, mỗi cấp trong kinh doanh và nó còn phản ánh sự gắn
bó trong việc giải quyết những mục tiêu về kinh tế với những mục tiêu về xã hội
(Phạm Quốc Đạt, 2011).
1.3 Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH
1.3.1 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
“Thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cung cấp
cho mọi đối tượng quan tâm để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định hữu ích cho
các đối tượng khác nhau” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 7).
7
“Đối với các nhà quản trị kinh doanh như Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản
trị và Trưởng các bộ phận, thu nhận các thông tin từ việc phân tích để đánh giá hiệu
quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí, từ đó phát huy những mặt tích cực và đưa
ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất để khai thác
tiềm năng sử dụng của từng yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho
doanh nghiệp” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 7).
“Đối với các nhà đầu tư như các cổ đông, các công ty liên doanh thông qua các
chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận,
cổ tức,… để tiếp thêm sức mạnh đưa ra các quyết định đầu tư thêm, hay rút vốn
nhằm thu lợi nhuận cao nhất và đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư” Phạm Quốc Đạt
(2011, trang 7).
“Đối với các đối tượng cho vay như ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính
thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh để có cơ sở khoa
học đưa ra các quyết định cho vay ngắn hạn, dài hạn, nhiều hay ít vốn nhằm thu hồi
được vốn và lãi, đảm bảo an toàn cho các công ty cho vay” Phạm Quốc Đạt (2011,
trang 7).
“Các cơ quan chức năng của Nhà nước như cơ quan thuế, kiểm toán Nhà nước,
cơ quan thống kê thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh,
hiệu quả sử dụng vốn ngân sách để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh
nghiệp đối với ngân sách nhà nước, thực hiện luật kinh doanh, các chế độ tài chính
có đúng không, đánh giá tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp, các ngành.
Thông qua phân tích để kiến nghị với các cơ quan chức năng góp phần hoàn thiện
chế độ tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển” Phạm Quốc Đạt
(2011, trang 7 - 8).
“Thông tin phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn cung cấp cho cán bộ
công nhân viên của doanh nghiệp biết được thực chất hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp như thế nào, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong
tương lai, từ đó họ an tâm công tác, tâm huyết với nghề nghiệp” Phạm Quốc Đạt
(2011, trang 8).
8
“Tóm lại, thông tin phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh rất hữu ích cho
nhiều đối tượng khác nhau, để từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh có lợi cho
từng đối tượng” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 8).
1.3.2 Nhiệm vụ của việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
“Xuất phát từ mục tiêu và nhu cầu quản trị của các nhà quản lý, khi phân tích
hiệu quả hoạt động kinh doanh cần phải xây dựng chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu cho
phù hợp nhằm cung cấp các thông tin chính xác cho các đối tượng để đưa ra các
quyết định phù hợp” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 8).
“Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp cho từng mục tiêu và nội dung cụ
thể như vậy mới đảm bảo quá trình phân tích đạt hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí
cho doanh nghiệp. Mỗi một phương pháp thường phù hợp với những mục tiêu và
nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh khác nhau. Để đánh giá khái quát
hiệu quả hoạt động kinh doanh, các chuyên gia phân tích thường sử dụng phương
pháp so sánh và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh trên các góc
độ như sức sinh lời kinh tế của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, lãi cơ bản
trên cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận
sau thuế so với chi phí… Mặt khác, khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
của từng nội dung cần kết hợp nhiều phương pháp phân tích như phương pháp so
sánh và phương pháp loại trừ. Phương pháp loại trừ mới xác định được ảnh hưởng
của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng định lượng cụ thể. Từ đó xem xét mức
độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố, đâu là nhân tố tích cực, tiêu cực, đâu là nhân tố bên
trong và bên ngoài, từ đó đưa ra các biện pháp tương ứng, nhằm nâng cao hiệu quả
của hoạt động kinh doanh” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 8 - 9).
“Tài liệu phục vụ cho phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh chủ yếu là báo
cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo
cáo lưu chuyển tiền tệ. Bên cạnh đó còn kết hợp các sổ chi tiết, sổ tổng hợp của kế
toán tài chính và kế toán quản trị” Phạm Quốc Đạt (2011, trang 9).
“Nhiệm vụ phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh được xét trên mọi góc độ
như phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử
9
dụng chi phí. Tùy theo mục tiêu các nhà quản trị kinh doanh có thể phân tích chi
tiết, đánh giá khái quát… sau đó tổng hợp để đưa ra các nhận xét” Phạm Quốc Đạt
(2011, trang 9).
1.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.4.1 Phân tích doanh thu
1.4.1.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu
Phân tích tình hình phát triển doanh thu qua các năm để thấy được xu hướng
biến động doanh thu. Từ đó, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và
đề ra những giải pháp nhằm phát huy lợi điểm từ những biến động tốt và khắc phục
những biến động xấu.
Phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh.
Gọi TR
1
, TR
0
lần lượt là chỉ tiêu doanh thu kỳ phân tích, kỳ gốc
Sử dụng phương pháp so sánh theo mức biến động tuyệt đối để đánh giá
tình hình biến động doanh thu qua các năm.
Chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc được tính như sau:
- Về số tuyệt đối:
01
TRTRTR
(1.1)
- Về số tương đối:
%100
TR
TRTR
TR%
0
01
(1.2)
Sử dụng phương pháp so sánh theo mức biến động tương đối để phân tích
tình hình biến động doanh thu trong mối liên hệ với chi phí.
Gọi C
1
, C
0
lần lượt là tổng chi phí kỳ phân tích và kỳ gốc
Chênh lệch giữa doanh thu kỳ phân tích và kỳ gốc được tính như sau:
- Về số tuyệt đối:
0
1
01
C
C
TRTRTR
(1.3)
- Về số tương đối:
%100
C
C
TR
C
C
TRTR
TR%
0
1
0
0
1
01
(1.4)
10
- Mức tiết kiệm (-)/(+) lãng phí chi phí kỳ phân tích so với kỳ gốc do
tăng/giảm hiệu quả sử dụng chi phí:
0
1
01
TR
TR
CCC
(1.5)
(Bùi Xuân Phong, 1999)
1.4.1.2 Phân tích kết cấu doanh thu
Phân tích kết cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ
Nhằm mục đích xem xét doanh thu dịch vụ nào chiếm tỷ trọng cao nhất và
doanh thu dịch vụ nào có tỷ trọng thấp nhất, có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển
doanh thu chung của toàn đơn vị như thế nào, qua đó đề ra những giải pháp kinh
doanh phù hợp cho từng sản phẩm.
- Tỷ trọng doanh thu từng dịch vụ trong tổng doanh thu:
%100
TR
TR
d
i
i
i
(1.6)
- Tốc độ tăng (giảm) doanh thu từng dịch vụ kỳ phân tích so với kỳ gốc:
%100
TR
TRTR
TR
i0
i0i1
i
(1.7)
- Ảnh hưởng của doanh thu từng dịch vụ đến tốc độ tăng (giảm) tổng doanh
thu:
%100
TR
TRTR
TR
i0
i0i1
i
i
(1.8)
Trong đó: Tr
i
: doanh thu phát sinh dịch vụ i
TR
1i
: doanh thu phát sinh dịch vụ i kỳ phân tích
TR
0i
: doanh thu phát sinh dịch vụ I kỳ gốc
(Bùi Xuân Phong, 1999)
Phân tích kết cấu doanh thu theo khu vực
Phân tích doanh thu theo khu vực nhằm xác định doanh thu của khu vực nào
chiếm tỷ trọng cao nhất, từ đó giúp nhà quản lý chủ động trong việc bố trí lao động,
trang thiết bị,… phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh được tốt hơn, phù hợp hơn.
Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh
Chỉ tiêu phân tích:
11
Doanh thu từng đơn vị trực thuộc
Tỷ trọng doanh thu = (1.9)
Tổng doanh thu
(Bùi Xn Phong, 1999)
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội là chỉ tiêu đánh giá đồng thời cả về
mặt kinh tế và mặt xã hội. Nó khơng chỉ phản ánh hiệu quả việc đóng góp của
doanh nghiệp vào bản thân sự phát triển của doanh nghiệp mà còn thể hiện hiệu quả
sự đóng góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế quốc dân, vào việc thực hiện mục
tiêu nâng cao đời sống người lao động. Bao gồm:
1.4.2.1 Tỷ suất thuế trên vốn
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn tham gia vào q trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đóng góp được bao nhiêu đồng thuế cho ngân sách nhà
nước. Chỉ tiêu tỷ suất thuế trên vốn phản ánh một cách rõ nét hiệu quả đóng góp của
doanh nghiệp vào nền kinh tế quốc dân. Tỷ suất thuế trên vốn cao và tăng lên chứng
tỏ hiệu quả kinh tế xã hội mà doanh nghiệp tạo ra lớn và phát triển theo chiều
hướng tốt. Chỉ tiêu này được tính như sau:
quân bìnhsản tài ổng
nộp phảithuế số Tổng
vốn trênthuếsuấtTỷ
T
(1.10)
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.4.2.2 Thu nhập bình qn của người lao động
Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập bình qn trên một lao động, nó thể hiện
kết quả hoạt động của doanh nghiệp vào việc cải thiện đời sống của người lao động.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
quân bìnhđộng
nhập thu Tổng
động lao người của quân bìnhnhập Thu
Lao
(1.11)
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có thể được đánh
giá qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
12
1.4.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Các nhà đầu tư coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì họ
quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra để đầu tư, với
mục đích tăng cường kiểm sốt và bảo tồn vốn phát triển. Khi phân tích hiệu quả
sử dụng vốn chủ sở hữu, ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao càng biểu hiện xu
hướng tích cực. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy
động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho tăng trưởng doanh nghiệp.
Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu
quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy
nhiên, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao khơng phải lúc nào cũng thuận lợi vì có
thể do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu nhỏ mà vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì mức độ
mạo hiểm càng lớn. Do vậy khi phân tích chỉ tiêu này cần kết hợp với cơ cấu của
vốn chủ sở hữu trong từng doanh nghiệp cụ thể. Chỉ tiêu này được tính như sau:
quân bìnhsở hữuchủ Vốn
thuế sau nhuận Lợi
sở hữuchủ vốn của lời sinh Sức
(1.12)
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
Số vòng quay của vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, vốn chủ sở hữu quay được bao nhiêu
vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữu nhanh, góp
phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này được
tính như sau:
quân bìnhsở hữuchủ Vốn
thuần thu Doanh
sở hữuchủ vốn của quay vòng Số
(1.13)
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
Suất hao phí vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần
13
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có một đồng doanh thu thuần thì mất bao
nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
càng cao, đó là nhân tố mà các nhà kinh doanh huy động vốn vào hoạt động kinh
doanh nhằm tăng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính như sau:
thuần thu Doanh
quân bìnhsở hữuchủ Vốn
thuần thu doanh với so sở hữuchủ vốn của phíSuất hao
(1.14)
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.4.3.2 Hiệu quả sử dụng tài sản
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cách tồn diện
cả về thời gian, khơng gian, mơi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối
quan hệ với sự biến động giá cả của các yếu tố sản xuất. Do vậy, khi đánh giá hiệu
quả sử dụng tài sản trước hết phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu tài chính
tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tài sản sử dụng trong các
doanh nghiệp, sau đó phải biết vận dụng phương pháp đánh giá thích hợp. Việc
đánh giá phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu sau đó tổng hợp lại,
từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhằm khai thác hết
cơng suất của tài sản đã đầu tư. Các chỉ tiêu thường sử dụng đánh giá hiệu quả sử
dụng tài sản bao gồm:
Sức sinh lời của tài sản
Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh
nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu
tư một đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được
tính như sau:
quân bìnhsản Tài
nghiệp doanh nhập thu thuế sau nhuận Lợi
sản tài của lời sinh Sức
(1.15)
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
Số vòng quay của tài sản
14
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động
khơng ngừng, để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quy được bao nhiêu
vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng
doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này
thấp, chứng tỏ các tài sản vận động chậm làm cho doanh thu của doanh nghiệp
giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc
điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau:
quân bìnhsản ài
thuần thu doanh Tổng
sản tài của quay vòng Số
T
(1.16)
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần
Khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để
dự kiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự kiến.
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng doanh
thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử
dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong
kỳ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau:
thuần thu Doanh
quân bìnhsản Tài
thuần thu doanh với so sản tài của phíSuất hao
(1.17)
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế
Khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử
dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau:
thuế sau nhuận ợi
quân bìnhsản Tài
thuế sau nhuận lợi với so sản tài của phíSuất hao
L
(1.18)
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.4.3.3 Sức sinh lời của doanh thu thuần
15
Chỉ tiêu này mang ý nghĩa cứ một đồng doanh số bán hàng sẽ mang lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Chỉ tiêu này được tính như sau:
thuần thu Doanh
doanh kinhđộng từ hoạt thuần nhuận Lợi
thuần thu doanh của lời sinh Sức
(1.19)
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
1.4.3.4 Hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp thường bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí quản lý khác. Đó
là các khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Để đánh giá hiệu quả sử dụng
chi phí thường xác định các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng
bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh lời nhất, do vậy doanh nghiệp càng
đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Chỉ tiêu này được tính như sau:
bán hàngvốn Giá
doanh kinhđộng từ hoạt thuần nhuận Lợi
bán hàngvốn giá với so nhuận lợisuất Tỷ
(1.20)
(Phạm Quốc Đạt, 2011)
Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức lợi trong chi phí bán hàng
càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này được tính như
sau:
hàng bán phíChi
doanh kinhđộng từ hoạt thuần nhuận Lợi
hàng bán phíchi với so nhuận lợisuất Tỷ
(1.21)
(Phạm Quốc Đạt, 2011)