Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TENAMYD.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 110 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
***


TRẦN THỊ THỦY



NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TENAMYD




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ






TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM


***

TRẦN THỊ THỦY


NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TENAMYD


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH THANH TÚ



TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ
phần Dược phẩm Tenamyd” là công trình nghiêu cứu riêng của tôi và dưới sự
hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Huỳnh Thanh Tú.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Các số liệu có nguồn

trích dẫn rõ ràng, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong
các công trình nghiên cứu khác.

Tác giả



Trần Thị Thủy




MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH 6
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 6
1.1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh 6
1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 6
1.1.1.2 Vai trò cạnh tranh 7

1.1.1.3 Các loại cạnh tranh 8
1.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh 9
1.1.2.1 Lợi thế cạnh tranh 9
1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh 9
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của CTCP dược phẩm 11
1.2.1 Các yếu tố bên ngoài 11
1.2.1.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 11
1.2.1.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 12
1.2.2 Các yếu tố bên trong 15
1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 15
1.3.1 Năng lực tài chính 16



1.3.2 Năng lực quản lý và điều hành 16
1.3.3 Tiềm lực vô hình (Uy tín, thương hiệu) 17
1.3.4 Trình độ trang thiết bị và công nghệ 17
1.3.5 Năng lực marketing 18
1.3.6 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực 18
1.3.7 Năng lực đầu tư nghiên cứu phát triển 19
1.3.8 Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế 20
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TENAMYD 21
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd 21
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 21
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Tenamyd 21
2.1.3 Tổng quan về kết quả kinh doanh của Tenamyd 22
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh Công ty cổ phần dược phẩm Tenamyd 24
2.2.1 Năng lực tài chính 24
2.2.2 Năng lực quản lý và điều hành 25

2.2.3 Tiềm lực vô hình 26
2.2.4 Trang thiết bị và công nghệ 27
2.2.5 Năng lực marketing 27
2.2.5.1 Về chính sách giá 27
2.2.5.2 Về công tác chăm sóc khách hàng 28
2.2.5.3 Về công tác quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị 28
2.2.6 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực 28
2.2.7 Năng lực hợp tác trong nước và quốc tế 29
2.2.8 Năng lực nghiên cứu và phát triển 30
2.3 Phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Dược phẩm
Tenamyd 30
2.3.1 Phân tích áp lực cạnh tranh của Tenamyd 30
2.3.1.1 Áp lực từ khách hàng 30



2.3.1.2 Áp lực từ nhà cung cấp 32
2.3.1.3 Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ 32
2.3.1.4 Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn 34
2.3.1.5 Áp lực từ sản phẩm thay thế 34
2.3.2 Ma trận các nhân tố bên ngoài 34
2.3.3 Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mà Tenamyd đã thực hiện
trong thời gian qua 36
2.4 Tổng hợp so sánh năng lực cạnh tranh của Tenamyd với các đối thủ 37
2.4.1 Năng lực tài chính 37
2.4.2 Năng lực quản lý điều hành 39
2.4.3 Tiềm lực vô hình 41
2.4.4 Năng lực marketing 43
2.4.5 Năng lực công nghệ 44
2.4.6 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực 45

2.4.7 Năng lực nghiên cứu và phát triển 47
2.4.8 Hợp tác trong nước và quốc tế 49
2.5 Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của Tenamyd 50
2.5.1 Ưu điểm 52
2.5.2 Hạn chế 53
2.5.3 Những nguyên nhân của yếu kém 54
2.5.3.1 Nguyên nhân chủ quan 54
2.5.3.2 Nguyên nhân khách quan 55
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TENAMYD 57
3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dược phẩm
Tenamyd 57
3.1.1 Mục tiêu của Tenamyd 57
3.1.2 Định hướng phát triển của Tenamyd 57
3.1.2.1 Về công tác tài chính 57



3.1.2.2 Về công tác quản trị điều hành 58
3.1.2.3 Về tiềm lực vô hình 58
3.1.2.4 Về marketing 58
3.1.2.5 Về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực 58
3.1.2.6 Về công tác nghiên cứu và phát triển và công nghệ 59
3.1.2.7 Về hợp tác trong nước và quốc tế 59
3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dược
phẩm Tenamyd 60
3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính 60
3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và điều hành 62
3.2.3 Giải pháp nâng cao tiềm lực vô hình 63
3.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực marketing 64

3.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ 68
3.2.6 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 69
3.2.7 Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển 71
3.2.8 Giải pháp nâng cao năng lực hợp tác trong nước và quốc tế 72
3.3 Các giải pháp hỗ trợ 74
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 75
KẾT LUẬN 77
Tài liệu tham khảo
Phụ lục




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
CTCP
Công ty cổ phần
DHG
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hậu Giang

Giám Đốc
IMP
Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm
KCN
Khu công nghiệp
KCX
Khu chế xuất
MP
Mỹ phẩm

NLCT
Năng lực cạnh tranh
NXB
Nhà xuất bản
P. TGĐ
Phó Tổng Giám Đốc
PMP
Công ty Cổ phần Dược phẩm Pymepharco (Dược Phú Yên)
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TD
Tân dược
TGĐ
Tổng Giám Đốc
TMCP
Thương mại cổ phần
TNM
Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd
TP
Thành phố
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TPCN
Thực phẩm chức năng
VTYT
Vật tư y tế











Tiếng Anh

EU
Europe
Châu Âu
GDP
Goood Distribution Practice
Thực hành tốt phân phối thuốc
Generic
Generic
Thuốc hết bản quyền sáng chế
GLP
Good Laboratory Practice
Thực hành tốt kiểm nghiệm
thuốc
GMP
Good Manufacturing
Practice
Thực hành tốt sản xuất thuốc
GPs
Good Practices
Bộ tiêu chuẩn quản lý thuốc tốt
Bộ y tế
GSP

Good Stock Practice
Thực hành tốt bảo quản thuốc
OTC
Over the counter
Thuốc không kê toa
PR
Public Relation
Quan hệ công chúng
QA
Quality Assurance
Giám sát và bảo hành chất
lượng
R&D
Research and develop
Nghiên cứu và phát triển
ROA
Return on asset
Thu nhập trên tổng tài sản
ROE
Return on equity
Thu nhập trên vốn chủ sở hữu
SWOT
Strengths, Weaknesses,
Opportunities, Threats
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức
VIP
Very Important Person
Người rất quan trọng
WHO

World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

HÌNH
TÊN HÌNH
TRANG
Hình 1.1
Mô hình 5 yếu tố cạnh của Micheal E. Porter
13
Hình 2.1
Tỷ trọng doanh thu nhóm hàng trong tổng doanh thu
Tenamyd năm 2012
23
Hình 2.2
Tăng trưởng doanh thu Tenamyd theo nhóm hàng giai
đoạn 2008-2012
24




DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

BẢNG
TÊN BẢNG
TRANG

Bảng 2.1
Kết quả kinh doanh của Tenamyd giai đoạn 2008 – 2012
23
Bảng 2.2
Khách hàng của Tenamyd giai đoạn 2008 - 2012
31
Bảng 2.3
Điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh và
Tenamyd
33
Bảng 2.4
Ma trận đánh giá các nhân tố bên ngoài
35
Bảng 2.5
Đánh giá năng lực tài chính của Tenamyd so với đối thủ
37
Bảng 2.6
Đánh giá năng lực quản lý điều hành của Tenamyd so
với đối thủ
40
Bảng 2.7
Đánh giá tiềm lực vô hình của Tenamyd so với đối thủ
42
Bảng 2.8
Đánh giá năng lực marketing của Tenamyd so với đối
thủ
43
Bảng 2.9
Đánh giá năng lực công nghệ củaTenamyd so với đối
thủ

44
Bảng 2.10
Đánh giá năng lực cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực của
Tenamyd so với đối thủ
46
Bảng 2.11
Đánh giá năng lực nghiên cứu và phát triển của
Tenamyd so với đối thủ
48
Bảng 2.12
Đánh giá năng lực hợp tác trong nước và quốc tế của
Tenamyd so với đối thủ
49
Bảng 2.13
Ma trận hình ảnh cạnh tranh củaTenamyd so với đối thủ
51
1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một hiện tượng tất yếu, cạnh tranh
là môi trường và là động lực để phát triển. Trong nền kinh tế ngày càng phát triển
hiện nay, tính cạnh tranh ngày mạnh mẽ. Do đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển cần phát huy thế mạnh của mình, tạo một vị thế vững chắc trên thị trường.
Dược phẩm là một ngành đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính
mạng con người. Hiện nay ngành dược phẩm phát triển theo hướng vững chắc, đáp
ứng một phần nào đó nhu cầu thuốc chữa bệnh của nhân dân. Ngành dược trong
nước có mức tăng trưởng hàng năm đạt 20-25%, chiếm gần 50% thị phần dược

phẩm trong nước.
Nhu cầu về dược phẩm càng tăng do dân số Việt Nam đông (gần 88 triệu dân
năm 2011), đời sống dân sinh ngày một nâng cao nên vấn đề chăm sóc sức khỏe
được quan tâm nhiều hơn. Đây cũng là cơ hội để các công ty dược phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, các doanh nghiêp dược phải đối mặt
với những thách thức không hề nhỏ. Thứ nhất, ngành sản xuất dược phẩm còn phụ
thuộc nhiều vào nguyên liệu ngoại nhập (hơn 90% nguyên hóa liệu nhập khẩu, trong
khi tỷ giá thường xuyên thay đổi làm giá thành sản phẩm cao, giảm đi năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Thứ hai, các công ty dược chưa tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm
theo chiều sâu mà chỉ sản xuất những sản phẩm tương tự nhau, dẫn đến việc làm
mất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd (Tenamyd) là một công ty dược
chuyên mua bán các sản phẩm sản phẩm nhượng quyền của công ty và nhập khẩu từ
Ấn Độ. Công ty cũng đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các công ty dược khác
trên thị trường dược phẩm.
Để tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững, Tenamyd cần nhận thức được năng
lực cạnh tranh đồng thời nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Đó là lý
2


do tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Dược phẩm Tenamyd” nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.
2. Muc tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược
phẩm Tenamyd.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược
phẩm Tenamyd.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh và các yếu tố

ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd.
- Đối tượng khảo sát: Bao gồm nhóm chuyên gia và nhóm khách hàng.
+ Nhóm chuyên gia là những người có những hiểu biết sâu về ngành dược cũng
như kiến thức về hàn lâm bao gồm các cán bộ chủ chốt của Tenamyd, Công ty
Cổ phần Dược Hải Nam, Công ty Cổ phân dược Calapharco…
+ Nhóm khách hàng bao gồm các đại lý, nhà thuốc trên địa bàn Tp. Hồ Chí
Minh, trình dược viên…
4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
Dược phẩm Tenamyd trên địa bàn TP. HCM và các tỉnh mà công ty có hoạt
động phân phối sản phẩm.
- Thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 5 năm từ năm 2008-2012
+ Thời gian khảo sát: Từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia để xây dựng ma trận hình ảnh
cạnh tranh của Tenamyd và đối thủ làm phương pháp chủ đạo. Đồng thời luận văn
còn sử dụng các phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số
liệu trong quá trình nghiên cứu.

3


Phương pháp thu thập thông tin:
- Thông tin thứ cấp được thu thập từ các số liệu báo cáo của Công ty Cổ phần
Dược phẩm Tenamyd, báo cáo hoạt động kinh doanh của các công ty dược niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán…
- Thông tin sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp cán bộ chủ chốt
tại công ty theo bộ câu hỏi phỏng vấn theo thang đo Likert với thang điểm 1-5. Các
tiêu chí đánh giá được xây dựng thành 8 tiêu chí với các chỉ tiêu phân tích năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp và phỏng vấn bằng phiếu điều tra phỏng vấn ban giám
đốc, trưởng phòng kinh doanh của các doanh nghiệp đối tác, gửi phiếu điều tra đến
các nhà thuốc trên địa bàn TP. HCM để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty
so sánh với đối thủ cạnh tranh.
Phương pháp xử lý số liệu:
- Các chỉ tiêu cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được liệt kê
chi tiết thành các chỉ tiêu phân tích.
- Xác định điểm tạo ra năng lực cạnh tranh của Công ty bằng cách cho điểm
các chỉ tiêu cấu thành năng lực cạnh tranh. Mỗi chỉ tiêu phân tích được cho điểm từ
1 đến 5 theo thang đo Likert và được đánh giá bởi khách hàng, nhân viên chủ chốt
của công ty.
- Xác định trọng số ảnh hưởng của các nhân tố (các chỉ tiêu). Có 5 nấc trọng
số là: ảnh hưởng rất lớn (5), có ảnh hưởng (4), ảnh hưởng mức trung bình (3), ít ảnh
hưởng (2) và không ảnh hưởng (1). Trọng số này ảnh hưởng vào đặc điểm công ty,
đặc điểm ngành, mục tiêu công ty.
- Tổng kết điểm của các chỉ tiêu cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trên phần mềm excel, so sánh với đối thủ cạnh tranh và đưa ra kết luận.
Cách tiếp cận của luận án:
- Chương 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh,
các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh bao gồm các nhân tố bên trong, các
nhân tố bên ngoài, các tiêu chí và phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh.
4


Ngoài ra trong chương 1 cũng đưa ra mô hình lý thuyết phân tích năng lực
cạnh tranh: mô hình 5 áp lực của Michale E. Porter.
Kết hợp lý luận về cạnh tranh, mô hình lý thuyết về cạnh tranh với đặc điểm
của công ty dược phẩm, ma trận đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty được xây
dựng gồm 8 tiêu chí sau: năng lực tài chính, năng lực quản lý và điều hành, năng lực
marketing, tiềm lực vô h́ình, năng lực đầu tư và phát triển, cơ cấu tổ chức và nguồn

nhân lực, năng lực công nghệ và năng lực hợp tác trong nước và quốc tế.
- Chương 2: Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để phân
tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd về
năng lực tài chính, năng lực quản lý và điều hành, năng lực marketing…
Phân tích áp lực cạnh tranh của công ty theo các nhân tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của Công ty gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài, theo mô hình 5
áp lực của Michael E. Porter. Phương pháp chuyên gia được sử dụng để xây dựng
ma trận hình ảnh các nhân tố bên ngoài để đánh giá mức độ phản ứng của Tenamyd
với các áp lực từ bên ngoài.
Sử dụng phương pháp chuyên gia kết hợp với phương pháp hệ thống, thống
kê mô tả để phân tích, đánh giá các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd và các đối thủ. Từ đó rút ra được kết luận thực
trạng năng lực cạnh tranh của Tenamyd và đối thủ theo kết quả khảo sát chuyên gia
và khách hàng.
- Chương 3: Xác định mục tiêu, định hướng phát triển của Công ty Cổ phần
Dược phẩm Tenamyd.
Tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của
Tenamyd ở chương 2 kết hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của công ty, đưa
ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, kết cấu đề tài
gồm 3 chương, mục lục dự kiến như sau:

5


Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Dược phẩm Tenamyd
Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ

phần Dược phẩm Tenamyd
6


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
1.1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao và có nhiều
quan niệm khác nhau dưới các góc độ khác nhau:
Trong Từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001, trang 42), cạnh tranh là: “sự đấu
tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai
bên hay nhiều bên cố gắng dành lấy thứ mà không phải ai cũng dành được”.
Theo nhà kinh tế học Michael E. Porter (2009, trang 31) thì: “Cạnh tranh
(kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là
khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có”.
Theo từ điển bách khoa của Việt Nam 1, (1995 trang 357) thì: “Cạnh tranh
(trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa,
giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối
quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi
nhất”.
Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và
các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của
khách hàng.
Ở Việt Nam, đề cập đến “cạnh tranh” là đề cập đến việc dành lợi thế về giá
cả hàng hoá - dịch vụ và đó là phương thức để dành lợi nhuận cao nhất cho các chủ
thể kinh tế. Nói khác đi là dành lợi thế để hạ thấp các yếu tố “đầu vào” của chu trình
sản xuất kinh doanh và nâng cao giá của “đầu ra” sao cho mức chi phí thấp nhất.

Ngày nay, hầu như tất cả các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh
và xem cạnh
tranh

không
chỉ tác động thúc đẩy sự phát triển mà còn là yếu tố
quan trọng lành mạnh hóa các quan hệ
kinh

tế
- xã hội, tạo động lực cho nền kinh
7


tế thị trường. Vì vậy, khái niệm tổng quát về cạnh tranh có thể được hiểu như sau:
Cạnh tranh là cuộc đấu tranh sinh tồn diễn ra gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể
tham gia thị trường, theo đó các chủ thể kinh tế huy động tổng lực (nội lực và
ngoại lực) của mình trên cơ sở sử dụng các công cụ cạnh tranh nhằm giành
được ưu thế trên thương trường để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận.
1.1.1.2 Vai trò cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và
trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần
vào sự phát triển kinh tế.
Cạnh tranh buộc những người buôn bán và sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, tổ
chức quản lý để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hóa, thay đổi
mẫu mã, bao bì phù hợp với thị hiếu của khách hàng; giữ tín nhiệm; cải tiến nghiệp
vụ thương mại và dịch vụ, giảm giá thành, giữ ổn định hay giảm giá bán và tăng
doanh lợi. (Từ điển các thuật ngữ kinh tế, 2001).
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là lợi ích cho người tiêu dùng.
Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn,

có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn
để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng.
Khi nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung
cấp cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ
đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền mồ hôi công
sức của họ.
Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong
muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của
cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh
không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì
lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã
hội, sự can thiệp của nhà nước.
8


Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành
mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn
thuế, tung tin phá hoại, ) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo,
tổn hại môi trường sinh thái.
1.1.1.3 Các loại cạnh tranh
Có nhiều tiêu thức phân loại cạnh tranh, một số cách phân loại cơ bản đó là:
Xét theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia thành hai loại:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản
xuất, kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ. Trong đó, các doanh nghiệp yếu kém
phải thu nhỏ hoạt động kinh doanh, thậm chí bị phá sản, các doanh nghiệp mạnh sẽ
chiếm ưu thế. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc cạnh tranh tất yếu xảy ra, tất cả
đều nhằm vào mục tiêu cao nhất là lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục tiêu lợi
nhuận, vị thế và an toàn. Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển của

vốn đầu tư sang các ngành kinh doanh thu lợi nhuận cao hơn.
Xét theo mức độ cạnh tranh:
- Cạnh tranh hoàn hảo theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 1 (1995, trang 357):
“là chỉ một tình trạng thị trường có rất nhiều người bán một mặt hàng và nhiều
người mua, nhiều tổ chức kinh doanh cùng một loại hàng hóa, dịch vụ”. Do đó,
trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh muốn
thu được lợi nhuận tối đa phải tìm mọi biện pháp giảm chi phí đầu vào, cải tiến công
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
- Cạnh tranh không hoàn hảo theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 1 (1995, trang
357) “là cạnh tranh giữa số ít, chỉ có rất ít người bán, thậm chí chỉ có một người
bán một mặt hàng nào đó và có thể quyết định giá cả thị trường”. Thị trường cạnh
tranh không hoàn hảo là loại thị trường phổ biến nhất hiện nay. Sức mạnh thị trường
thuộc về một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn. Các hình thức của cạnh
9


tranh không hoàn hảo đó là độc quyền, độc quyền tập đoàn, cạnh tranh mang tính
độc quyền
1.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh
1.1.2.1 Lợi thế cạnh tranh
Theo Từ điển Thuật ngữ kinh tế học (2001, trang 323) thì “Lợi thế cạnh
tranh là tài sản tích lũy và đặc trưng của xí nghiệp (chi phí thấp, nhãn hiệu cải
tiến, chủ động cung cấp nguyên liệu, v.v.) cho phép xí nghiệp có lợi thế cạnh tranh
hơn đối thủ”.
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng
được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Nói đến lợi thế cạnh tranh là nói
đến lợi thế mà một doanh nghiệp đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh
tranh của họ.
Giáo sư Michael E. Porter (2009) cho rằng lợi thế cạnh tranh là những gì
làm cho doanh nghiệp nổi bật hay khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Đó là

những thế mạnh mà tổ chức có hoặc khai thác tốt hơn những đối thủ cạnh tranh:
- Chi phí: Theo đuổi mục tiêu giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể được.
Doanh nghiệp nào có chi phí thấp thì doanh nghiệp đó có nhiều lợi thế hơn
trong quá trình cạnh tranh, tạo điều kiện để tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình
quân trong
ngành.

- Sự khác biệt hóa: Là lợi thế cạnh tranh có được từ những khác biệt xoay
quanh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra thị trường. Những khác
biệt này có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức như: sự điển hình về thiết kế hay
danh tiếng sản phẩm, công nghệ sản xuất, đặc tính sản phẩm, dịch vụ khách hàng,
mạng lưới bán hàng,
phong

cách
chuyên nghiệp, thương hiệu và bồi đắp sự hài
lòng của khách hàng. Từ đó mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận…
1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh
Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam 3 (2003, trang 41) “Năng lực cạnh tranh
là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh hoặc một nước dành thắng
10


lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị
trường tiêu thụ”.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của
khách hàng. Bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài,
doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải
tiến vị trí của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Năng lực canh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh
nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không
chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị
doanh nghiệp…, mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của
sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp gắn với thị phần mà nó nắm giữ, với hiệu quả sản xuất kinh doanh…
Theo báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu (1997) của Diễn đàn Kinh
tế Thế giới (WEF) do các giáo sư đại học Harvard như Michael E. Porter, Jeffrey
Shach và một số chuyên gia của WEF như Cornelius, Mache Levison tham gia
xây dựng thì năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng, năng
lực


doanh
nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh
tranh, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi tài trợ
những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mục tiêu của doanh
nghiệp đặt ra.
Đối với CTCP dược phẩm, năng lực cạnh tranh mang tính đặc thù, bởi sản
phẩm của nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, CTCP dược
phẩm cũng như bao doanh nghiệp, tồn tại vì mục tiêu lợi nhuận, do đó khái niệm về
năng lực cạnh tranh của CTCP dược phẩm được hiểu như sau: Năng lực cạnh tranh
của CTCP dược phẩm là khả năng do chính CTCP t
ạo

ra
trên cơ sở duy trì và phát
triển những lợi thế vốn có, nhằm củng cố và mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận,
có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh
doanh.

11


Năng lực cạnh tranh được phân biệt thành 4 cấp độ: năng lực cạnh tranh quốc
gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh
tranh của sản phẩm.
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của CTCP dược phẩm
1.2.1 Các yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao
gồm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như chính trị, pháp luật, chính sách nhà
nước, tập quán tiêu dùng… và các yếu tố của môi trường vi mô như khách hàng,
nhà cung cấp, đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm, dịch vụ thay thế.
1.2.1.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Ngành dược là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lý
của Nhà nước. Nhiều văn bản pháp lý được ban hành để quản lý ngành dược như
các chính sách về bắt buộc điều kiện tham gia ngành dược, chính sách về quản lý
giá, chính sách về chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản, phân phối…
Theo quy định của bộ y tế về điều kiện bắt buộc trong sản xuất kinh doanh,
đối với công ty sản xuất có nhà máy sản xuất thì phải đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc
tốt của tổ chức y tế thế giới (GMP –WHO), kho đạt tiêu chuẩn bảo quản thuốc tốt
GSP, phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP. Đối với các công ty phân phối phải đạt
tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc (GDP) và nhà thuốc phải đạt tiêu chuẩn
thực hành tốt nhà thuốc (GPP). Các tiêu chuẩn này gây ra một số khó khăn cho
doanh nghiệp hiện tại và tạo ra rào cản cho các doanh nghiệp mới muốn gia nhập
ngành.
Nhà nước quản lý chặt chẽ giá bán trong kinh doanh thuốc, theo thông tư
liên tịch số11/2007/TTLT-BYT/BTC/BCT ngày 31/08/2007 hướng dẫn thực hiện
quản lý nhà nước về giá thuốc. Theo đó doanh nghiệp tự định giá bán và phải đăng
ký với Bộ Y Tế trước khi lưu hành ngoài thị trường.
Ngoài các chính sách quản lý của nhà nước, còn có các quy định theo lộ

trình thực hiện WTO cũng gây một số khó khăn cho các doanh nghiệp như: từ năm
2009 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các chi nhánh, văn phòng đại
12


diện các công ty nước ngoài được phép trực tiếp xuất nhập khẩu nhưng chưa được
quyền phân phối trực tiếp tại Việt Nam. Những cam kết này tạo thuận lợi cho
những doanh nghiệp nước ngoài nhưng lại gây áp lực cho các doanh nghiệp trong
nước về khả năng cạnh tranh.
Về luật pháp, ngoài sự tác động của luật doanh nghiệp, luật chứng khoán,
luật đầu tư, luật cạnh tranh…các doanh nghiệp luật còn chịu tác động của luật
dược. Luật dược đã được quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 01/01/2005, đây
là cơ sở pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động của ngành dược.
Tập quán tiêu dùng thuốc của người Việt Nam là mua thuốc kê toa tại các cơ
sở y tế hoặc mua theo kê toa của dược sĩ tại nhà thuốc, đại lý. Do đó việc tiêu dùng
còn phụ thuộc nhiều vào các dược sĩ, bác sĩ kê toa chứ ít phụ thuộc vào bản thân
người tiêu dùng.
1.2.1.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô theo mô hình 5 áp lực của Micheal E.
Porter gồm: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm ẩn và sản
phẩm dịch vụ thay thế.














13






















Hình 1.1: Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Michael Porter
(Nguồn: Michael E. Porter, 2010. Chiến lược cạnh tranh, trang 37)
Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp

Hiện nay, 90% nguyên liệu để bào chế thuốc phải nhập khẩu từ nước ngoài, do
đó sức mạnh nhà cung cấp còn cao. Từ khi gia nhập WTO thì Việt Nam có nhiều sự
lựa chọn hơn trong thị trường nguyên vật liệu với chi phí thấp. Nguồn nguyên liệu
dược đa số được nhập khẩu từ Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Italya, Trung Quốc…
Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
Những đối thủ
mới tiềm năng
Người mua
Nhà cung cấp
Sản phẩm thay thế
Những đối thủ
cạnh tranh trong
ngành




Cạnh tranh giữa
các đối thủ hiện
hữu
Nguy cơ từ những đối
thủ mới
Năng lực đàm phán
của người mua
Nguy cơ của sản
phẩm/dịch vụ thay thế
Năng lực đàm phán
của nhà cung cấp
14



động SXKD của một CTCP dược phẩm. Khách hàng của CTCP dược có thể
phân thành 2 nhóm: nhóm khách hàng theo tuyến điều trị gồm bệnh viện, trung
tâm y tế… và nhóm khách hàng OTC gồm công ty dược, đại lý, nhà thuốc Cả hai
nhóm này đều gây áp lực đối với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm,
dịch vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh giữa các công ty dược
với nhau thông qua quyết định mua hàng.
Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn
Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng
có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp
lực của họ mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: thứ nhất là sức hấp dẫn của
ngành thể hiện qua các chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng
doanh nghiệp trong ngành; thứ hai đó là những rào cản gia nhập ngành, đây là những
yếu tố làm cho việc gia nhập ngành khó khăn, tốn kém hơn. Các quy định khó khăn
của ngành dược là một trong những rào cản cho đối thủ tiềm ẩn gia nhập ngành. Chính
vì thế, áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn của các công ty dược là không lớn.
Áp lực từ các sản phẩm thay thế:
Các sản phẩm thay thế là các sản phẩm mang lại những lợi ích tiêu dùng như
sản phẩm hiện tại hoặc cao hơn cho khách hàng. Các sản phẩm thay thế thường
là kết quả của công nghệ mới. Các sản phẩm dược là các sản phẩm chữa bệnh, là
nhu cầu thiết yếu không thể thay thế được, vì thế thuốc tân dược là một sản phẩm
có ít áp lực từ các sản phẩm thay thế.
Cạnh tranh từ phía các sản phẩm thay thế là loại hình cạnh tranh gián tiếp. Để
cạnh tranh với các sản phẩm thay thế cần phải chú trọng, đầu tư thích đáng đến công
tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và luôn luôn đi đầu trong đổi mới sản phẩm
đồng thời giảm giá thành sản phẩm.
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh của các công ty dược chính là các công ty dược khác có
hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Cạnh tranh trong ngành dược là

cạnh tranh nội bộ ngành ở mức độ cao. Dược phẩm là một loại sản phẩm

×