Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.27 KB, 53 trang )

Chuyên đề thực tập cuối khóa
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
~~~~~~*~~~~~~
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
CUỐI KHÓA
Đề tài:
QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ
THƯƠNG VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : THS NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG
Sinh viên : NGUYỄN HẢI QUÂN
Mã sinh viên : CQ482345
Lớp : KINH TẾ QUỐC TẾ 48B
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
Chuyên đề thực tập cuối khóa
HÀ NỘI - 2010
HÀ NỘI - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên: Nguyễn Hải Quân
Lớp: Kinh tế Quốc tế 48B
Khoa: Thương Mại và Kinh tế Quốc tế
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Em xin cam đoan việc thực hiện đề tài “Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh
toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Hội sở Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” là do bản thân em nghiên cứu và
hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng. Trong
quá trình thực hiện em có tham khảo một số tài liệu luận văn tốt nghiệp và
sách báo liên quan, nhưng tuyệt đối không sao chép, copy từ bất cứ cuốn tài


liệu nào. Nếu có sai phạm em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Nguyễn Hải Quân
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
2
Chuyên đề thực tập cuối khóa
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng, các thầy cô
giáo trong khoa Thương mại và kinh tế quốc tế trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân và tập thể cán bộ Phòng Thanh Toán Quốc Tế tại Hội sở Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
em hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa.
Sinh viên
Nguyễn Hải Quân
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
3
Chuyên đề thực tập cuối khóa
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng được tăng cường, rộng mở.
Năm 2006, Việt Nam chính thức tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh
này. Cùng với đó, thị trường tài chính Việt Nam mà thành viên quan trọng
nhất là các Ngân hàng thương mại ngày càng đóng một vai trò không thể
thiếu trong sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt
động thanh toán quốc tế cũng góp phần không nhỏ, thực hiện chức năng thanh
toán làm cầu nối giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Trên thực tế, phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ đang được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên

toàn thế giới nhờ vào những ưu điểm vượt trội so với các phương thức khác:
đảm bảo được quyền lợi và hạn chế rủi ro cho các bên tham gia. Tuy nhiên,
cũng giống như bất kì một hoạt động giao dịch kinh tế khác, phương thức
thanh toán bằng thư tín dụng cũng tồn tại những rủi ro, gây thiệt hại về tài sản
và uy tín cho các bên tham gia. Do đó, các Ngân hàng thương mại luôn tự xây
dựng cho riêng mình một chiến lược nhằm hạn chế những rủi ro sẽ gặp phải
trong tương lai. Trong khoảng thời gian thực tập ở Phòng Thanh Toán Quốc
Tế tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, được
tiếp xúc với một môi trường làm việc chuyên nghiệp; em cũng phần nào hiểu
rõ được cách thức hoạt động và các biện pháp phòng chống rủi ro trong hoạt
động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TechcomBank. Dựa trên những kinh
nghiệm thực tiễn tiếp thu được và qua nghiên cứu tài liệu khác, em chọn đề
tài: “Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
4
Chuyên đề thực tập cuối khóa
tín dụng chứng từ tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương
Việt Nam” làm chuyên đề thực tập cuối khóa.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm mục đích tìm hiểu quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế
theo phương thức tín dụng chứng từ tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Kỹ Thương Việt Nam, đề tài nghiên cứu của em giải quyết được những
nội dung: trước hết giới thiệu tổng quan về ngân hàng TechcomBank sau đó
tiến hành phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế, rủi ro phát sinh
trong thanh toán phương thức tín dụng chứng từ và dựa trên những phân tích
ở trên để đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán
theo tín dụng chứng từ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong hoạt động thanh toán quốc tế hiện nay, phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ đang được sử dụng phổ biến rộng rãi nhưng vẫn còn tồn tại rất

nhiều rủi ro. Do đó đề tài của em tập trung đi sâu tìm hiểu rủi ro trong thanh
toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Dựa trên qui trình các bước trong
thanh toán tín dụng chứng từ tại Hội sở Ngân hàng TechcomBank, em phát
hiện những thiếu xót, tìm ra những nguyên nhân còn tồn tại và giải pháp hạn
chế rủi ro.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên kiến thức đã được học trong trường đại học, thông qua nghiên cứu
tài liệu và thực tiễn thực tập tại Ngân hàng TechcomBank, tự bản thân em có
những nhận xét, đánh giá riêng về hoạt động thanh toán theo phương thức tín
dụng chứng từ. Bên cạnh đó, dựa trên những số liệu đã thu thập được, em tiến
hành tổng hợp, phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động thanh toán theo chứng
từ của ngân hàng trong các năm để từ đó tìm ra giải pháp nhằm hạn chế rủi ro.
5. Kết cấu đề tài
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
5
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Ngoài phần mở đầu, kết luận; kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ
Thương Việt Nam.
Chương II: Thực trạng và rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Kỹ Thương Việt Nam.
Chương III: Định hướng và giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro trong
hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Hội sở
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam.
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
6
Chuyên đề thực tập cuối khóa
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Kỹ Thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam- tên giao dịch quốc
tế là: VIETNAM TECHNOLOGICAL AND COMMERCIAL JOINT
STOCK BANK- TechcomBank ra đời ngày 27 tháng 9 năm 1993 theo giấy
phép số 0040/NH-GP cấp ngày 6 tháng 8 năm 1993 của Thống Đốc Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam, với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Cổ đông hiện tại
của Ngân hàng là: Hãng Hàng Không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines),
Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan, Ngân hàng HSBC… và một số cá nhân.
Sau gần 17 năm hoạt động, từ một Ngân hàng nhỏ TechcomBank hiện nay
phục vụ hơn 400.000 khách hàng dân cư, gần 20.000 doanh nghiệp vừa và
nhỏ, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô lớn. Hiện tại TCB đã
có vốn điều lệ lên đến 5.400 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 7.761 tỷ đồng và
tổng tài sản lên đến 93.140 tỷ đồng. Năm 2009, ngân hàng đạt lợi
nhuận 2.250 tỷ đồng, Quỹ dự phòng đạt 593,732 tỷ đồng, trong đó 100% là
dự phòng rủi ro tín dụng và tổng nguồn vốn huy động của TechcomBank đạt
65.000 tỷ đồng. TCB ngày càng trở nên quen thuộc với công chúng và các
khách hàng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như kĩ thuật, công nghệ,
thương mại và dịch vụ. Hiện nay, TCB đã và đang tạo dựng những mối quan
hệ với những đối tác vững chắc, những tổ chức tài chính– tín dụng lớn ở trong
và ngoài nước.
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
7
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Mạng lưới hoạt động của TCB gồm: Hội sở chính đặt tại 70-72 Phố Bà
Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội và có trên 200 điểm giao dịch tại
40 tỉnh thành của Việt Nam.
Phương châm trong quá trình hoạt động của TCB được thể hiện rõ rệt và cụ
thể trong tuyên bố “Sứ mệnh- Tầm nhìn- 5 giá trị cốt lõi”, khẳng định chiến

lược phát triển lâu dài nhằm đưa TCB trở thành Ngân hàng Thương mại hàng
đầu của Việt Nam.
 Tầm nhìn
Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
 Sứ mệnh
• Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của
khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài
chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.
• Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với
nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự
nghiệp thành đạt.
• Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc
triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song
với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro
chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.
 5 Giá trị cốt lõi
1. Khách hàng là trên hết nhấn mạnh rằng chúng ta trân trọng từng
khách hàng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm, dịch vụ đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
2. Liên tục cải tiến có nghĩa là chúng ta đã tốt nhưng luôn có thể tốt
hơn, vì vậy chúng ta sẽ không ngừng học hỏi và cải thiện.
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
8
Chuyên đề thực tập cuối khóa
3. Tinh thần phối hợp có nghĩa là chúng ta tin tưởng vào đồng nghiệp
của mình và hợp tác để cùng mang lại điều tốt nhất cho ngân hàng.
4. Phát triển nhân lực có nghĩa là chúng ta tạo điều kiện cán bộ nhân
viên có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân và khen
thưởng xứng đáng cho những người đạt thành tích.
5. Cam kết hành động có nghĩa là chúng ta luôn đảm bảo rằng công

việc đã được cam kết sẽ phải được hoàn thành.
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
9
Chuyên đề thực tập cuối khóa
1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt
Nam


Sở GD TCB Hải Phòng TCB Đà Nẵng TCB HCM
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
10
Ủy ban kiểm
soát rủi ro
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Hội đồng tín
dụng
Ban quản lý TS
nợ – TS có
Ban tổng giám đốc
Kiểm soát
nội bộ
Văn phòng Nhân sự
Quan hệ đối ngoại và
Marketing
Quản lý
tín dụng
Thông tin
điện toán
Kế hoạch

tổng hợp
và quản trị
rủi ro
Kiểm tra
nội bộ
Tài chính
kế toán
Quản lý nguồn
vốn,giao dịch
tiền tệ và
ngoại thương
Đại hội cổ đông
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Một số ban quan trọng của ngân hàng TechcomBank:
 Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị TechcomBank, có toàn quyền
nhân danh TechcomBank để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
TechcomBank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông. Hiện nay hội đồng quản trị của TCB gồm 9 người, chủ tịch Hội đồng
quản trị là ông Hồ Hùng Anh.
 Ban kiểm soát: là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của
TechcomBank, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong
hoạt động NH, thực hiện kiểm toán nội bộ từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm
đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của
TechcomBank. Hiện tại Ban kiểm soát của TCB gồm 4 người, trưởng ban
kiểm soát là bà Nguyễn Thu Hiền.
 Ban điều hành: bao gồm 17 giám đốc có nhiệm vụ quản lý, chịu trách
nhiệm từng bộ phận của TecomBank: Tổng Giám đốc, Giám đốc khối dịch vụ
khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Giám đốc khối quản trị rủi ro, Giám
đốc khối vận hành, Giám đốc khối chiến lược và phát triển ngân hàng….
Người đứng đầu là Tổng Giám Đốc Nguyễn Đức Vinh.

 Bên cạnh đó còn có một số ủy ban khác: Ủy ban nhân sự và lương
thưởng (NORCO), Ủy ban kiểm toán và rủi ro (ARCO)…
1.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Kỹ Thương Việt Nam
Ngân hàng TechcomBank chính thức đi vào hoạt động được 17 năm,
nhưng đã đạt được những bước phát triển vượt bậc, ngày càng khẳng định
được vị thế là một trong những Ngân hàng hàng đầu, tiên phong trong hệ
thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Để đạt được thành tựu như ngày hôm
này là quá trình làm việc bền bỉ, sáng tạo không ngừng của toàn thể đội ngũ
nhân viên đầy nhiệt huyết và hăng say công việc.
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
11
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TechcomBank
trong giai đoạn 2006-2009
Đơn vị : triệu đồng
Năm Tổng thu nhập Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế
2006 1.398.000 356.522 256.906
2007 2.653.000 709.740 510.380
2008 8.382.000 1.600.348 1.173.229
2009 8.424.742 2.252.897 1.700.169
Nguồn: Báo cáo tài chính của TechcomBank 2006-2009
Nhìn vào bảng số liệu 1.1 trong giai đoạn 2006-2009, tổng thu nhập của
NH tăng trưởng rõ rệt từ 1.398.000 triệu đồng lên 8.424.742 triệu đồng, số
tăng tuyệt đối đạt 7.026.472 triệu đồng, tăng khoảng 6 lần; lợi nhuận sau thuế
con số tăng trưởng càng ấn tượng hơn từ 256.906 triệu đồng lên
1.700.169 triệu đồng, mức tăng tuyệt đối 1.443.263 triệu đồng, tăng gấp
6,6 lần. Chỉ trong một khoảng thời gian tương đối ngắn 5 năm, Ngân hàng
TechcomBank đã có những bước phát triển vượt bậc. Nguyên nhân là trong
giai đoạn này, TCB đã tiến hành mở rộng mạng lưới giao dịch ra toàn quốc,

các chi nhánh, phòng giao dịch được đưa vào hoạt động tại: Thành phố Hồ
Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…, và NH trở thành thành viên của hai liên
minh thẻ lớn nhất thế giới là Smartlink và Banknet. Bên cạnh đó, TCB cũng
đã tăng số vốn điều lệ Ngân hàng nhằm mục đích nâng cấp cơ sở hạ tầng,
nâng cấp hệ thống Corebanking và hàng loạt những chương trình kinh doanh,
khuyến mãi được thực hiện. Kết quả kinh doanh ấn tượng đạt được là một
phần thưởng xứng đáng dành cho đội ngũ nhân viên của TCB.
Theo bảng số liệu 1.1, trong năm 2007 lợi nhuận sau thuế đạt
510.380 triệu đồng và năm 2008, 2009 lần lượt đạt 1.173.229; 1.700.169
(triệu đồng). Mặc dù nền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn khủng hoảng,
hoạt động sản xuất ở Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, tốc độ tăng trưởng bị
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
12
Chuyên đề thực tập cuối khóa
sụt giảm nhưng TCB vẫn có những bước phát triển vững chắc khẳng định sự
nỗ lực, khả năng đương đầu và vượt qua khó khăn của NH.
Bên cạnh đó, TCB nhận được rất nhiều những giải thưởng của các tổ chức
trong nước và các tổ chức tài chính quốc tế danh tiếng như: The Bank of
NewYorks, Citibank, Wachovia, Financial Insights, Bộ Công Thương Việt
Nam… qua đó khẳng định được vị thế của Ngân hàng không chỉ ở Việt Nam
nói riêng mà còn trên toàn thế giới:
 Năm 2005: Tháng 9/2005: Thẻ F@stAccess của TechcomBank được
bình chọn nhận giải thưởng Sao Vàng đất Việt do Hội các nhà doanh nghiệp
trẻ Việt Nam và trung ương Đoàn thanh niên trao tặng.
 Năm 2006: Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of
NewYorks, Citibank, Wachovia. Ngày 27/02/2006, Techcombank được The
Bank Of NewYorks trao chứng nhận chất lượng chuyển tiền bằng điện Swift.
The Bank Of NewYorks cũng đã từng trao chứng nhận “Ngân hàng có hoạt
động xuất sắc trong thanh toán quốc tế với tỷ lệ STP cao” cho Techcombank
trong các năm 2003 và 2004 (STP – Straight Through Proccessing). Ngày

12/04/2006, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chính thức
công bố Techcombank là một trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
do người tiêu dùng bình chọn. Ngày 26/04/2006, Techcombank đã được
Citibank trao giải thưởng “Ngân hàng có thành tích xuất sắc trong hoạt động
thanh toán quốc tế năm 2005”. Đây là lần thứ hai Citibank trao giải thưởng
này cho Techcombank. Tháng 5/2006: Nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội
và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao. Tháng
5/2006, Wachovia trao danh hiệu “Ngân hàng có thành tích xuất sắc trong
hoạt động thanh toán quốc tế năm 2005” cho Techcombank. Tháng 8/2006:
Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
13
Chuyên đề thực tập cuối khóa
nhiệm của Techcombank, Ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tiên tại Việt
Nam được xếp hạng bởi Moody’s.
 Năm 2007: Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được
Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong
giải pháp phát triển thị trường. Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top
Trade Services 2007” - giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu,
hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực
hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công thương trao tặng. Tháng 4/2007,
Techcombank nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006”. Tháng
9/2007, Techcombank đã nhận giải thưởng “Thanh toán quốc tế xuất sắc năm
2006” từ Citibank.
 Năm 2008: Tháng 02/2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng
nhất năm 2008” do độc giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn. Tháng
09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ
trao tặng. Ngày 19/10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy
tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do Ủy Ban Chứng Khoán trao
tặng.

1.4 Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Hoạt động TTQT của Ngân hàng TechcomBank bắt đầu đi vào hoạt động từ
năm 1993. Tuy nhiên chỉ trong một khoảng thời gian phát triển, TTQT đã đạt
được những thành công nhất định và khẳng định được vai trò ngày càng quan
trọng trong toàn bộ hệ thống của TCB.
Tại Ngân hàng TechcomBank sử dụng chủ yếu ba phương thức thanh toán
là: chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Trong đó, phương thức tín dụng
chứng từ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số TTQT do những ưu
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
14
Chuyên đề thực tập cuối khóa
điểm về bảo đảm được quyền lợi cho các bên tham gia cũng như sự phổ biến
trong hoạt động TTQT trên thế giới.
Sự phát triển của hoạt động TTQT của TCB được thể hiện rất rõ thông qua
bảng số liệu 1.2-Thu phí từ hoạt động TTQT của Ngân hàng TechcomBank
trong giai đoạn 2005-2010*. Khoản thu nhập từ hoạt động TTQT qua các năm
đều có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2005 con số chỉ đạt 15.254,739 triệu đồng
thì đến năm 2009 con số lên tới 74.670,213 triệu đồng, tính theo số tuyệt đối
mức tăng trong giai đoạn 2005-2009 đạt 59.415,474 triệu đồng, mức tăng
trưởng 500%. Đây là mức tăng trưởng rất ấn tượng đối với một Ngân hàng
thương mại. Cũng theo bảng số liệu trên thì trong giai đoạn 2005-2009 mức
tăng tuyệt đối theo các năm lần lượt 10.582,625; 16.931,911; 15.848,870;
16,052.068 (triệu đồng); mức tăng trưởng trong các năm đạt 69,4%; 65,5%;
37,1%; 27,4% là minh chứng rõ nét nhất chứng tỏ hoạt động TTQT ngày càng
phát triển và đóng một vai trò lớn trong tổng doanh thu của TCB. Trong giai
đoạn 2007-2008 nền kinh tế thế giới đang ở giai đoạn khủng hoảng, thị trường
tài chính Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của cơn bão tài chính thế giới. Trên
thế giới, hàng loạt các định chế tài chính bị phá sản hay phải đối mặt với nguy
cơ phá sản; trong đó chịu thiệt hại nặng nề nhất là các Ngân hàng thương mại.

Do không quản lý được các khoản nợ xấu, các tổ chức tài chính, Ngân hàng nổi
tiếng ở Mỹ bắt đầu sụp đổ: Lehman Brothers, Merrilyn Lynch,… đã gián tiếp
ảnh hưởng tới các doanh nghiệp lớn như AIG, General Motor…; các doanh
nghiệp này phải đối mặt với nguy cơ bị phá sản và cần tới các gói viện trợ hàng
trăm tỉ USD của Chính phủ Mĩ. Hệ quả kéo theo đó là toàn bộ hệ thống tài
chính thế giới bị chao đảo, nền kinh tế thế giới lâm vào giai đoạn khủng hoảng,
hoạt động sản xuất bị đình trệ, tốc độ tăng trưởng đạt con số âm và thất nghiệp
gia tăng. Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Các doanh
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
15
Chuyên đề thực tập cuối khóa
nghiệp Việt Nam lâm vào hoàn cảnh khó khăn, sản xuất hàng hóa giảm sút dẫn
tới sự suy giảm trong tổng doanh thu, trong khi đó thì chi phí sản xuất hàng hóa
lại tăng ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp
còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trong nước do lãi
suất cao gây cản trở hoạt động mở rộng sản xuất; bên cạnh đó quan hệ kinh tế
với những bạn hàng quốc tế bị ảnh hưởng do hoạt động kinh doanh cũng gặp
khó khăn và sự thay đổi của chiến lược phát triển mới trong thời kì khủng
hoảng của đối tác nước ngoài.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này hoạt động TTQT của TCB vẫn đạt được
những bước phát triển nhất định, đây là một nỗ lực đáng ghi nhận của TCB
trong thời kì khó khăn của các Ngân hàng thương mại. Năm 2010, nền kinh tế
Việt Nam đang trên đà phục hồi tốc độ tăng trưởng, hoạt động xuất nhập khẩu
của các doanh nghiệp được đẩy mạnh thì cột mốc doanh thu Quí I năm 2010
đạt 24.360,263 triệu đồng càng đáng tự hào hơn thể hiện rõ vai trò của hoạt
động TTQT trong sự phát triển của hoạt động Kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Bảng 1.2: Thu phí từ hoạt động TTQT của Ngân hàng TechcomBank
trong giai đoạn 2005-2010*
Đơn vị: Triệu đồng; %

Năm
Thu phí từ hoạt động TTQT
(Triệu đồng)
Thay đổi so với năm trước
(%)
2005 15.254,739 -
2006 25.837,364 69,4
2007 42.769,275 65,5
2008 58.618,145 37,1
2009 74.670,213 27,4
2010* 24.360,263 -
Nguồn: Báo cáo tài chính của TCB 2005- 2010* (* Quý I - 2010)
Theo bảng 1.3-Tình hình thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
TechcomBank trong giai đoạn 2007- 2010*; trong ba phương thức TTQT thì
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
16
Chuyên đề thực tập cuối khóa
phương thức L/C chiếm một tỷ trọng lớn hơn so với hai phương thức chuyển
tiền và nhờ thu. Tỷ trọng L/C có sự thay đổi trong giai đoạn 2007-2009 so với
hai phương thức còn lại. Điều này cũng dễ hiểu do lợi ích có được từ việc sử
dụng phương thức L/C đảm bảo được quyền lợi cho các bên tham gia: NNK,
NXK, NH. Đây là phương thức thanh toán phải tốn nhiều chi phí hơn nhưng
an toàn và phổ biến trên thế giới.
Nhìn vào bảng số liệu, doanh thu thanh toán theo phương thức L/C có tốc
độ tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2007, tổng doanh thu thanh toán L/C
đạt 25.422,057 triệu đồng, chiếm 59,44% tổng doanh thu TTQT thì đến năm
2008 đã tăng lên 35.592,938 triệu đồng, chiếm 60,72%. Sang năm 2009, tổng
kim ngạch thanh toán L/C đạt 46.937,696 triệu đồng, chiếm 62,86% tổng
doanh số. Quý I năm 2010, doanh thu theo phương thức L/C đạt 14.638,097
triệu đồng chiếm 64,14%. Trong giai đoạn 2007-2009, doanh thu theo L/C

tăng 21.515,639 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng 81,41%; đây là mức tăng
trưởng cao trong giai đoạn ngắn là 3 năm. Do đó, phương thức thanh toán
theo L/C ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động TTQT của
TCB.
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
17
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Bảng 1.3: Tình hình thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
TechcomBank trong giai đoạn 2007- 2010*
Đơn vị: triệu đồng;
%
Phương thức
thanh toán
2007 2008
2009
2010*
Doanh
số
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh
số
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)

Doanh
số
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh
số
(Triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Chuyển tiền
và Nhờ thu
17.347,218 40,56 23.025,207 39,28 27.732,517 37,14
8.184,006 35,86
Tín dụng
chứng từ
25.422,057 59,44 35.592,938 60,72 46.937,696 62,86
14.638,097 64,14
Nguồn: Báo cáo tài chính của TCB 2007- 2010* (* Quý I - 2010)
Bảng 1.4: Tỷ trọng L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu tại Ngân hàng
TechcomBank trong giai đoạn 2005- 2010*
Đơn vị: Triệu USD; %
L/C nhập khẩu L/C xuất khẩu
Giá trị
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)

Giá trị
(triệu USD)
Tỷ trọng
(%)
2005 226,441 163,010 71,9 63,431 28,1
2006 244,122 167,786 68,7 76,335 31,7
2007 339,245 255,972 75,4 83,272 24,6
2008 852,904 599,030 70,2 253,873 29,8
2009 1.108,775 778,740 65,9 330,035 34,1
2010* 335,212 260,490 61,6 128,722 38,4
Nguồn: Báo cáo tài chính của TCB 2005- 2010* (* Quý I - 2010)
Thông qua bảng số liệu 1.4 thì có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động
L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu. L/C nhập khẩu chiếm một tỷ trọng khá lớn
so với L/C xuất khẩu. Năm 2005, L/C nhập khẩu chiếm tới 71,9% thì đến
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
18
Chuyên đề thực tập cuối khóa
năm 2009 chiếm 65,9%; trong khi đó L/C xuất khẩu cũng có sự cải thiện đáng
kể về tỷ trọng so với L/C nhập khẩu khi đạt mức tăng trưởng trong 4 năm
là 6%. Trong Quí I năm 2010 thì L/C nhập khẩu đạt 260,490 triệu USD chiếm
61,6%; L/C xuất khẩu đạt 128,722 triệu USD, chiếm 38,4%. Tuy nhiên, tổng
số tiền L/C nhập khẩu vẫn lớn hơn nhiều so với L/C xuất khẩu trong cả giai
đoạn 2005-2009. Trong năm 2005 thì mức chênh lệch là 99,579 triệu USD thì
đến năm 2009 mức chênh lệch lên tới 448,705 triệu USD, gấp khoảng 4,5 lần.
Đây là một minh chứng rõ rệt cho thực trạng của hoạt động xuất nhập khẩu
của Việt Nam. Các L/C nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng công nghệ cao,
máy móc, thiết bị, ô tô…. những mặt hàng mà ở Việt Nam không đủ điều kiện
để sản xuất bên cạnh đó thì các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng dệt
may, giầy dép và nông sản do đó dẫn tới sự mất cân đối lớn trong hoạt động
thanh toán theo L/C. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bảng số liệu theo những chỉ số

tuyệt đối thì tổng giá trị L/C xuất khẩu luôn có những bước tăng trưởng rõ rệt,
vững chắc, tăng 266,604 triệu USD trong 2005-2009, khẳng định được rằng
hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam đang được quan tâm, các doanh nghiệp đang
ngày càng chú trọng hơn tới xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường quốc tế
chứ không chỉ tập trung vào thị trường trong nước và khẳng định TCB là một
NH uy tín, tin cậy trong hoạt động thanh toán L/C của doanh nghiệp xuất
nhập khẩu.
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
19
Chuyên đề thực tập cuối khóa
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 Qui trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
2.1.1 Qui trình thanh toán L/C nhập khẩu
Qui trình thanh toán L/C nhập khẩu tại TCB gồm những bước sau:
Bước 1: Nhận hồ sơ L/C nhập khẩu
Hồ sơ đề nghị mở L/C nhập khẩu gửi TechcomBank gồm:
• Yêu cầu phát hành (theo mẫu của TechcomBank).
• Hợp đồng nhập khẩu hoặc các giấy tờ tương đương hợp đồng (Invoice,
Purchase Order, Proforma Invoice….).
• Hợp đồng đầu ra/ Phương án kinh doanh và các tài liệu liên quan đến
kế hoạch tiêu thụ hàng hóa theo L/C (nếu có).
• Giấy phép xuất nhập khẩu (đối với khách hàng xuất nhập khẩu trực
tiếp), hạn ngạch được cấp đối với lô hàng nếu là hàng hóa quản lý bằng
hạn ngạch.
• Hợp đồng mua bán ngoại tệ để ký quỹ/ thanh toán L/C (nếu có).

Bước 2: Đánh giá hồ sơ L/C
Nhân viên Phòng Tín Dụng và TTQT của TCB sẽ tiến hành kiểm duyệt bộ
hồ sơ mà NNK gửi tới, từ đó đưa ra những đánh giá về cách thức tiến hành
thanh toán cho L/C nhập khẩu:
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
20
Chuyên đề thực tập cuối khóa
• Trong trường hợp số tiền kí quĩ 100% hoặc đủ các điều kiện về tín
dụng, TCB sẽ tiến hành mở L/C cho khách hàng.
• Trong trường hợp số tiền ký quỹ dưới 100%, khách hàng phải lên
Phòng Tín Dụng trực tiếp làm việc với các Chuyên viên khách hàng và
nhân viên TTQT để nhận được những hướng dẫn, tư vấn, bổ sung trong
bộ hồ sơ để tiến hành xét duyệt.
Bước 3: Phát hành L/C nhập khẩu
Sau khi được Chuyên viên khách hàng và nhân viên Phòng TTQT tiến
hành thẩm định, đáp ứng đầy đủ các điều kiện và đồng ý mở L/C nhập khẩu
tại TCB, NH tiến hành lưu lại bản gốc tờ trình, hợp đồng của khách hàng và
dựa vào bộ chứng từ đó để thực hiện nghĩa vụ đối với NNK.
Bước 4: Kiểm tra, xử lý thanh toán L/C nhập khẩu
Sau khi nhận được bộ chứng từ của NXK, TCB có thời hạn là 5 ngày để
kiểm tra và quyết định là chấp nhận hay loại bỏ bộ chứng từ đó. Khi tiến hành
thanh toán L/C nhập khẩu :
o Vốn tự có:
• Bộ chứng từ hợp lệ: NH tiến hành thanh toán cho NXK số tiền đã
ghi trong hợp đồng. Bên cạnh đó, bộ phận Back Office - Phòng kế
toán tài chính thuộc Hội sở, tất toán bút toán MM/LD để hạch toán
và tính test sang Trung tâm xử lý nghiệp vụ để trả tiền vay cho Ngân
hàng tài trợ L/C nhập khẩu.
• Bộ chứng từ không hợp lệ: TCB sẽ thông báo cho NXK vấn đề
không đúng trong bộ chứng từ và cho NNK biết về những phát sinh

này. TCB sẽ chờ cho tới khi có sự xác thực trong bộ chứng từ rồi
mới thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
21
Chuyên đề thực tập cuối khóa
o Vốn vay TCB:
• Bộ chứng từ phù hợp: Trung tâm xử lý thông tin nghiệp vụ tiến hành
gửi điện Swift yêu cầu thanh toán đến Ngân hàng tài trợ L/C nhập
khẩu trước 2 ngày giá trị yêu cầu giải ngân với những chi tiết (số
L/C, số Ref của Ngân hàng chiết khấu, số tiền cần thanh toán….)
• Bộ chứng từ không phù hợp: Trung tâm xử lý thông tin nghiệp vụ
chỉ thực hiện các bước giải ngân khi nhận được công văn chấp nhận
sự khác biệt và đề nghị thanh toán của khách hàng.
• Trường hợp yêu cầu ngừng thanh toán giao dịch do quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Giao dịch thanh toán sẽ phải hủy.
2.1.2 Qui trình thanh toán L/C xuất khẩu
Qui trình thanh toán L/C xuất khẩu tại TCB gồm những bước:
Bước 1: Nhận hồ sơ L/C xuất khẩu
Sau khi tiến hành giao dịch đàm phán với đối tác nước ngoài, NXK sẽ gửi
một bộ chứng từ gồm tờ trình, hợp đồng kinh doanh và các giấy tờ cần thiết
cho phòng Tín dụng và phòng TTQT của TCB. Nhân viên TTQT sẽ tiến hành
xác thực lại bộ hồ sơ nhằm đảm bảo sự hợp lệ, đầy đủ cho hoạt động mở L/C
xuất khẩu.
Bước 2: Thông báo L/C xuất khẩu
Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ, nhân viên TTQT sẽ tiến hành kiểm tra: bắt lỗi
L/C, ngày tháng năm, tên các bên tham gia trong hợp đồng,….Nếu nảy sinh
vấn đề nào về bộ chứng từ, TCB sẽ thông báo và yêu cầu NXK phải sửa đổi,
nộp lại bản chính xác cho NH.
Sau khi nhận được bộ chứng từ hoàn chỉnh, TCB sẽ thông báo lại cho NXK
về cam kết của NH và mức phí sẽ thu trong quá trình giao dịch.

Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
22
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Bước 3: Gửi bộ chứng từ, yêu cầu Ngân hàng đại diện NNK thanh toán
Nhân viên TTQT sẽ tiến hành xác thực lại bộ chứng từ trước khi gửi cho
đối tác là Ngân hàng nước ngoài đại diện cho NNK, yêu cầu thanh toán số
tiền đã ghi trong L/C. Tính bắt buộc của bộ hồ sơ là đảm bảo sự chính xác về
hình thức, nội dung, đầy đủ phù hợp với những qui định trong “Điều kiện
thương mại quốc tế” Incoterms 2000, “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín
dụng chứng từ” (UCP 600).
Bước 4: Thanh toán cho NXK
Trong trường hợp Ngân hàng nước ngoài chấp nhận thanh toán khoản tiền
ghi trong L/C, TCB sẽ thu khoản phí hoa hồng sau đó sẽ chuyển tiền vào tài
khoản của NXK tại NH.
Trong trường hợp Ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán, TCB và NNK
sẽ đàm phán với đối tác nước ngoài, giải quyết những vướng mắc dựa trên bộ
chứng từ, Incoterms 2000, UCP 600
2.2 Rủi ro trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam
Hoạt động TTQT của TCB ngày càng phát triển và đóng một vai trò quan
trọng trong tổng thu nhập hàng năm của TCB. Tuy nhiên, cũng giống như bất
kì một hoạt động giao dịch kinh tế khác, TCB luôn phải đối mặt với những rủi
ro phát sinh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra thiệt hại ảnh hưởng
tới uy tín, vị thế và tài sản của NH.
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
23
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Bảng 2.1: Tổng giá trị thiệt hại phát sinh từ rủi ro L/C tại Ngân hàng
TechcomBank trong giai đoạn 2005- 2010*
Đơn vị: Triệu đồng; %

Năm
Thu phí từ hoạt
động TTQT
(triệu đồng)
Tổng giá trị thiệt hại
phát sinh từ rủi ro
L/C (triệu đồng)
Tỷ lệ thiệt hại so
với thu phí
(%)
2005 15.254,739 137,292 0.90
2006 25.837,364 211,866 0,82
2007 42.769,275 278,000 0.65
2008 58.618,145 351,709 0.60
2009 74.670,213 395,752 0.53
2010* 24.360,263 121,801 0,5
Nguồn: Báo cáo tài chính của TCB 2005- 2010*(* Quý I-
2010)
Quan sát bảng số liệu trong giai đoạn 2005-2009, mặc dù những chỉ số
tuyệt đối trong các năm có tăng lên từ 137,292 triệu đồng lên 393,752 triệu
đồng, mức tăng tuyệt đối là 256,460 triệu đồng nhưng nếu xem xét tỷ lệ thiệt
hại xuất phát từ rủi ro L/C so với thu phí của TCB thì có sự giảm đáng kể từ
0,90% xuống còn 0,53%. Trong Quí I năm 2010, tổng giá trị thiệt hại theo
L/C là 121,801 triệu đồng, tỷ lệ thiệt hại là 0,5%. Điều này chứng tỏ rằng hoạt
động TTQT theo L/C của TCB đã có sự cải tiến trong cách thức hoạt động
cũng như các biện pháp hạn chế rủi ro đang được áp dụng ngày càng hiệu
quả. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng rủi ro vẫn luôn tồn tại trong phương
thức L/C mà nguyên nhân xuất phát từ chủ quan hay đa dạng hơn là từ các
yếu tố bên ngoài bao gồm: Rủi ro trong tác nghiệp, Rủi ro đạo đức, Rủi ro về
hàng hóa trong quá trình vận chuyển và Rủi ro về chính trị.

2.2.1 Rủi ro trong hoạt động tác nghiệp
Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
24
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ thì rủi ro tác
nghiệp là loại rủi ro phổ biến thường xảy ra. Nguyên nhân của loại rủi ro này
là do sự hiểu biết không đầy đủ từ phía NXK, NNK khi tiến hành mở hoặc
thanh toán L/C tại Ngân hàng đại diện. Bên cạnh đó là những lỗi xuất phát từ
chính phía NH mà cụ thể là trình độ nghiệp vụ của nhân viên. Nếu NH không
kiểm tra bộ chứng từ một cách cẩn thận, dẫn đến mất mát hoặc những sai sót
khi chuyển chứng từ L/C ra nước ngoài đòi thanh toán thì NNK sẽ trì hoãn
hoặc không thanh toán, dẫn đễn những thiệt hại cho cả NXK và NH.
Hiện nay tại Hội Sở Ngân hàng TechcomBank quy trình thẩm định và mở
L/C do một tổ hợp gồm 2 phòng: Phòng Thanh Toán Quốc Tế và phòng Tín
Dụng đảm nhiệm. Giữa các nhân viên TTQT và Tín Dụng luôn có một sự hỗ
trợ nhịp nhàng dựa trên những nguyên tắc căn bản được qui định trong hoạt
động TTQT của TCB, nhằm mục đích hoàn thiện bộ chứng từ hay giải đáp
những thắc mắc, những vấn đề phát sinh đối với khách hàng là NNK, NXK.
Tuy nhiên, trong hoạt động tác nghiệp các nhân viên của phòng TTQT của
TCB không tránh khỏi những thiếu sót. Lấy ví dụ: Một lần nhân viên TTQT
của TCB đánh nhầm số tiền phải trả cho NXK là 160.749 USD thành số tiền
190.749 USD. Khi đó số tiền đã được thanh toán xong cho Ngân hàng đại
diện cho NXK; TCB đã phải liên hệ, đòi lại số tiền dư là 30.000 USD. Điều
này làm mất rất nhiều thời gian và ảnh hưởng tới uy tín của Ngân hàng
TechcomBank. Hay xảy ra trường hợp, Nhân viên Phòng Quản lý chứng từ
làm thất lạc một số chứng từ, TCB không thể kiểm duyệt được bộ hồ sơ do
phía NXK xuất trình nhưng vẫn phải thanh toán cho NXK do lỗi xuất phát từ
chính phía NH. Do đó, Rủi ro trong hoạt động tác nghiệp gây thiệt hại về tài
sản, uy tín của NH và trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển của TCB.
2.2.2 Rủi ro về đạo đức

Nguyễn Hải Quân Lớp KTQT 48B
25

×