Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Mối liên hệ của cung tiền và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2001-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------

TRẦN THỊ THÙY ANH

MỚI LIÊN HỆ CỦA CUNG TIỀN VÀ LẠM PHÁT
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĨNH HÙNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn ‘‘MỚI LIÊN HỆ CUNG TIỀN VÀ LẠM PHÁT TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2012’’ là cơng trình nghiên cứu của chính tác giả,
nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn
trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. NGUYỄN VĨNH
HÙNG.

Tác giả luận văn

TRẦN THỊ THÙY ANH




LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại
học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và
nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tôi chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh đã nhiệt tình giảng dạy cho tơi trong suốt q trình tham gia học tập tại
Trường.
Tôi chân thành cảm ơn Thầy - TS. Nguyễn Vĩnh Hùng đã tận tình chỉ bảo, góp ý
và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị bạn bè K19 TCDN 3 đã tạo điều kiện
và động viên tinh thần để tơi hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn.

Tác giả luận văn

Trần Thị Thùy Anh


Mục Lục
TÓM LƢỢC ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU ................................................................................................ 2
1.1 Giới thiệu: .................................................................................................................... 2
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: .................................................................................. 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .............................................................................. 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................ 4
1.5 Bố cục luận văn: .......................................................................................................... 4
CHƢƠNG II. TỔNG QUAN .............................................................................................. 5
CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ............................................................................. 5

2.1 Các cơng trình nghiên cứu kết luận cung tiền có ảnh hưởng đến lạm phát: ................ 5
2.2 Các cơng trình nghiên cứu kết luận cung tiền ít/khơng ảnh hưởng đến lạm phát: ...... 8
Chƣơng III: MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................. 10
3.1 Mơ hình nghiên cứu: .................................................................................................. 10
3.2 Mơ tả dữ liệu và ý nghĩa từng biến: ........................................................................... 10
3.3 Phương pháp ước lượng:............................................................................................ 11
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 13
4.1 Kiểm định tính dừng: ................................................................................................. 13
4.2 Kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mơ hình: ......................................................... 14
4.3 Kiểm định nhân quả Granger: .................................................................................... 15
4.4 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình: .......................................................................... 16
4.5 Thứ tự sắp xếp các biến và giải thích ........................................................................ 19
4.6 Kết quả hàm phản ứng xung (IRF): ........................................................................... 19
4.7 Kết quả phân rã phương sai: ...................................................................................... 21
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN ................................................................................................. 25
5.1. Kết luận:.................................................................................................................... 25
5.2 Kiến nghị: .................................................................................................................. 25
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo: ................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 27


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên Tiếng Việt

Tên Tiếng Anh

CP

Chính phủ


CPI (Chỉ số giá tiêu dùng)

Consumer price index

GDP (Tổng sản phẩm quốc nội)

Gross Domestic Product

GSO (Tổng cục thống kê Việt Nam)

General Statistics Office

IFS (Thống kê dữ liệu tài chính
quốc tế của IMF)

International Financial Statistics

IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế )

International Monetary Fund

KT

Kinh tế

NHNN (Ngân hàng nhà nước)
NK

Nhập khẩu


LP (Lạm phát)

Inflation

VAR (Mơ hình tự hồi quy )

Vector Vector Autoregression Model

VECM

Vector Error Correction Model


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính dừng chuỗi số liệu ......................................................... 13
Bảng 4.2 : Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu của mơ hình ..................................................... 15
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nhân quả Granger.................................................................. 16
Hình 4.4: Kết quả kiểm định nghịch đảo đơn vị gốc đa thức AR ........................................ 17
Hình 4.5 : Kết quả kiểm định phần dư của mơ hình ............................................................ 18
Hình 4.6: Đồ thị kết quả phản ứng xung của CPI, giá trị sản xuất công nghiệp, tỷ giá trước
cú sốc cung tiền (M2) .......................................................................................................... 20
Hình 4.7: Kết quả phân rã phương sai của cung tiền M2………………………….. .... …..23


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng kết quả mơ hình VAR ............................................................trang 29
Phụ lục 2: Bảng kết quả phân rã phương sai ....................................................trang 33
Phụ lục 3: Bảng dữ liệu chạy mô hình .............................................................trang 35
Phụ lục 4: Bảng dữ liệu chạy mơ hình đã chuyển sang LN .............................trang 38



1

TÓM LƢỢC
Nghiên cứu này thực hiện nhằm kiểm tra sự tác động của những thay đổi
trong cung tiền đến lạm phát Việt Nam trong ngắn và dài hạn giai đoạn 2001 –
2012. Trong bài nghiên cứu này các yếu tố sau được coi là yếu tố chính tác động lên
lạm phát: cung tiền M2, IPI (giá trị sản xuất công nghiệp) và tỷ giá hối đoái danh
nghĩa (Nominal Exchange Rate) . Bài nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp nghiên
cứu là định tính và định lượng. Trong phần nghiên cứu định lượng tác giả sử dụng
mơ hình vector tự hồi qui VAR (Vector Autoregression Model) để ước lượng các
biến trong mơ hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến cung tiền có ảnh hưởng đến
lạm phát Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012 và tác động ảnh hưởng đạt giá trị cao
nhất vào tháng thứ 6 sau đó kéo dài tác động sau 12 tháng. Ngoài ra cung tiền (M2)
cũng ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa, nhưng lại tác động không đáng kể
đến giá trị sản xuất cơng nghiệp.

Từ khóa: : lạm phát, cung tiền M2, Nominal Exchange Rate (Tỷ giá hối đoái danh
nghĩa), mô hình VAR.


2

CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu:
Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, lạm phát, các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát,
những biến động của lạm phát là một trong những chủ đề được quan tâm thảo luận
nhiều tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với
nhiều vấn đề bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát cao , sự tăng trưởng cung tiền của
Ngân hàng trung ương nhằm khắc phục một phần thâm hụt ngân sách và đảm bảo

các nhiệm vụ về chính sách tiền tệ đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế vĩ mô Việt
Nam giai đoạn 2000 – 2012. Ởn định kinh tế vĩ mơ là một trong những vấn đề quan
trọng trong định hướng chính sách của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Kinh tế Việt Nam đã trải qua giai đoạn siêu lạm phát trong những năm từ 1986 đến
đầu những năm 1990. Ngoại trừ giai đoạn 2000 – 2003 lạm phát Việt Nam ổn định
ở mức 5% trở xuống thì lạm phát Việt Nam thường xuyên cao hơn, dao động mạnh
hơn và kéo dài lâu hơn các nước trong khu vực. Milton Friedman cho rằng lạm phát
ở đâu và khi nào cũng xuất phát từ những nguyên nhân tiền tệ, thì một câu hỏi tự
nhiên tiếp theo sẽ là tại sao một chính phủ lại chấp nhận chính sách tiền tệ gây ra
lạm phát - một trong những điều tối kỵ nhất của điều hành vĩ mô như vậy.
Khởi phát từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2008, cuộc khủng hoảng tài
chính lan tỏa ngày càng rộng trên phạm vi toàn cầu. Do có mối quan hệ mật thiết
với kinh tế Mỹ, nền kinh tế châu Âu lập tức chịu ảnh hưởng và rơi vào suy thoái.
Tại Mỹ, nền kinh tế nước này vẫn đang lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao
(trên 9%) khi các gói giải cứu khổng lồ QE1, QE2 (tương đương 2.000 tỷ dollar)
của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tỏ ra không hiệu quả. Như vậy, việc các nước
tích cực bơm tiền một cách thiếu kiểm soát khiến lạm phát bùng lên trên diện rộng
kéo theo những bất ổn trong hệ thống tài chính, tiền tệ toàn cầu.
(Theo bài viết Kinh tế 2012 Tập trung kiềm chế lạm phát của TS. TRẦN HOÀNG
NGÂN – Bản tin nhà đầu tư 11/2011)
Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 nên cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm


3

2008 với nhiều nhân tố tác động đã ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô cũng như làm cho
việc kiểm soát lạm phát tại Việt Nam thêm nhiều thách thức. Trên thế giới đã có
một số cơng trình nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá tác động của cung tiền đến
lạm phát để trả lời câu hỏi: “Liệu việc cung tiền tăng có ảnh hưởng đến lạm phát
hay không?” Với nhiều kết quả trái ngược nhau có tác giả chứng minh cung tiền

ảnh hưởng đến lạm phát nhưng phần đông các tác giả kết luận cung tiền không phải
nhân tố chính ảnh hưởng đến lạm phát. Trước thực trạng đó, cùng với mục đích là
tìm hiểu xem mức độ ảnh hưởng của cung tiền đến lạm phát tại Việt Nam như thế
nào, liệu rằng nó có tương đồng với đa phần các kết quả nghiên cứu đã thực hiện
trên thế giới hay không? Để cung cấp các bằng chứng thực nghiệm bằng phương
pháp khoa học về mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của tăng trưởng cung tiền, lạm
phát tại Việt Nam giai đoạn 2001M1 – 2012M12, tác giả thực hiện nghiên cứu “Mối
liên hệ giữa cung tiền và lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2012” hy vọng sẽ
mang đến các kết quả có ý nghĩa thống kê để đóng góp vào q trình xây dựng
chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam thời gian tới.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
Do việc nghiên cứu sâu rộng vấn đề này sẽ phải đầu tư rất nhiều thời gian cho
nghiên cứu và thu thập dữ liệu. Trong phạm vi đề tài này, tác giả mong muốn cung
cấp một cái nhìn rõ hơn về vấn đề liệu cung tiền có ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt
Nam, nếu cung tiền thực sự ảnh hưởng đến lạm phát thì mức độ ảnh hưởng là bao
nhiêu?
Để đạt được mục tiêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu để trả lời cho hai câu hỏi
sau đây:
1. Tại Việt Nam, cung tiền có ảnh hưởng đến lạm phát hay không?
2. Mức độ ảnh hưởng của cung tiền đến lạm phát là bao nhiêu?
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của cung tiền đến lạm phát như thế nào được
thực hiện với các dữ liệu gồm: lạm phát (P) đại diện bởi chỉ số CPI, cung tiền M2,


4

giá trị sản xuất công nghiệp (Y), tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nomial Exchange
Rate) giai đoạn 2001 – 2012 theo dữ liệu tháng. Số liệu được trích xuất ra từ các lấy
từ các website như:

/>www.gso.gov.vn
www.sbv.gov.vn
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài kế thừa các kết quả và các mơ hình nghiên cứu từ các học giả trên thế giới đã
thực hiện tại các thị trường khác nhau, để nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Bài
nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu là định tính và định lượng.
Trong phần nghiên cứu định lượng tác giả sử dụng mô hình vector tự hồi qui VAR
(Vector Autoregression Model) để ước lượng các biến trong mơ hình.
1.5 Bố cục luận văn:
Bài luận văn được thiết kế bao gồm năm chương, nội dung của các chương được
trình bày như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm
Chương 3: Mơ hình và dữ liệu nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận


5

CHƢƠNG II. TỔNG QUAN
CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1 Các c ng tr nh nghiên cứu kết luận cung tiền có ảnh hƣởng đến lạm phát:
Imran Sharif Chaudhry (2010) Tác giả nghiên cứu tại Pakistan sử dụng dữ liệu từ
1972 đến 2010 để xem xét cung tiền có ảnh hưởng đến lạm phát và tăng trưởng kinh
tế hay không? Trong đề tài, tác giả kiểm định tính dừng, đồng liên kết đều thỏa với
các biến Real GDP, M2, Exchange Rate, vay nợ nội địa %/GDP, lãi suất, thâm hụt
Ngân sách, CPI, kiểm định Granger (nhân quả) kết quả chỉ có Real Exchange rate
có mối liên hệ với Real GDP còn lại các biến đều không có mối liên hệ này sau đó
tác giả sử dụng mơ hình VECM để ước lượng mơ hình. Tác giả đã kết luận như sau:

“Trong ngắn và dài hạn CS tiền tệ (trong đó có biến cung tiển) có mối quan hệ với
lạm phát và tăng trưởng KT tại Pakistan 1972 – 2010”. “Chủ yếu CSTT tại Pakistan
góp phần kiểm soát lạm phát”.
Enang Bassey Udah (2005) Theo tác giả nghiên cứu dữ liệu từ 1970 – 2004 tại
Nigieria. Theo tác giả nghiên cứu sự tăng trưởng cung tiền M2 do thâm hụt Ngân
Sách sẽ làm GDP và lạm phát sẽ không ổn định theo. Tác giả sử dụng mơ hình OLS
và VECM để khảo sát tác động của cung tiền, lạm phát và tăng trưởng KT sau khi
đã tiến hành các bước kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết đều thỏa mãn
yêu cầu của mơ hình. Tác giả kết luận có sự đánh đổi giữa tăng trưởng KT và lạm
phát tại Nigeria, sự giảm cung tiền từ 20% trở lên sẽ tác động giảm lạm phát nhanh
hơn sự giảm cung tiền dưới 10%.
Andreas G. Georgantopoulos1 and Anastasios D. Tsamis (2010) Nghiên cứu được
tiến hành tại đảo Cyprus với dữ liệu từ năm từ 1980 – 2009 về cung tiền, LP, chi
tiêu của Chính Phủ (CP) và tăng trưởng KT. Tác giả sử dụng mô hình VECM sau
khi đã tiến hành các kiểm định Johansen, Granger đều thỏa mãn u cầu của mơ
hình. Các biến M2, real GDP, CPI, GE (Goverment Expenditure). Nếu các biến
dừng tại sai phân bậc 1 áp dụng mơ hình VAR, nếu các biến không dừng tại sai phân
bậc 1 mà có đồng liên kết => sử dụng VECM. Tác giả kết luận tăng trưởng cung
tiền M2 ảnh hưởng tăng trưởng KT, đồng thời làm tăng lạm phát. Chính phủ Cyprus


6

thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng KT bằng chi tiêu CP. Tuy nhiên để kìm
lạm phát, chính phủ nên có chính sách chi tiêu cơng hợp lý hơn.
Nguyễn Thị Thu Hằng – Nguyễn Đức Thành (VEPR 2011): Đã xây dựng mơ
hình VECM với các biến CPI, sản lượng công nghiệp, cung tiền M2, lãi suất, tỷ giá,
giá dầu quốc tế, tín dụng, chỉ số giá bán của người sản xuất, thâm hụt ngân sách, giá
trị giao dịch trên thị trường chứng khoán, chỉ số giá nhập khẩu và giá gạo quốc tế.
Dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 2000-2010. Kết luận của mơ hình : qn tính

lạm phát của Việt Nam là cao và là một nhân tố quan trọng quyết định lạm phát của
Việt Nam trong hiện tại; tốc độ điều chỉnh là rất thấp trên cả thị trường tiền tệ và thị
trường ngoại hối, mức chuyển tỷ giá vào lạm phát là đáng kể trong ngắn hạn cung
tiền và lãi suất có tác động đến lạm phát nhưng với độ trễ; và mức chuyển trong
ngắn hạn của giá quốc tế đến giá nội địa cũng có vai trò nhất định.
Christian Regobeth Kofi Ahortor (2007) Tác giả nghiên cứu tại 30 nước đang phát
triển từ 1970 – 2006 sử dụng mơ hình Panel VAR và Panel VECM với các biến LP,
cung tiền, output gap, đầu tư, tỷ giá hối đoái, NK. Sau khi tiến hành các kiểm định
nghiệm đơn vị và đồng liên kết thỏa yêu cầu của các mơ hình, và tiến hành chạy mơ
hình tác giả đã đưa ra kết quả như sau: trong dài hạn tập trung vốn và tăng trưởng
KT không ảnh hưởng đến LP, cung tiền và tỷ lệ phụ thuộc nhập khẩu ảnh hưởng đến
LP. Tỷ giá hối đoái thực và LP không có ảnh hưởng. Cung tiền trong dài hạn ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Trong ngắn hạn, tỷ giá hối đoái ảnh hưởng lạm phát
và tăng trưởng KT căn cứ vào mức độ phụ thuộc NK của các nước đang phát triển.
Mr Chor Foon Tang (2010) Tác giả nghiên cứu tại Malaysia sử dụng mơ hình
VAR cho chuỗi dữ liệu tháng từ 1971M1 - 2008M11 với dữ liệu cung tiền (M2),
lạm phát (CPI), chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI), tỷ giá hối đoái danh nghĩa
(Nomial Exchange Rate). Tác giả đã kết luận khi có cú sốc về lạm phát xảy ra tại
Malysia thì cung tiền M2 cũng bị ảnh hưởng theo. Tại mức ý nghĩa 1% cung tiền và
lạm phát có ảnh hưởng lẫn nhau nhưng tỷ giá hối đối danh nghĩa thì hầu như
khơng ảnh hưởng đến lạm phát tại mức ý nghĩa này. Lạm phát bị ảnh hưởng không
chỉ bởi cung tiền M2 gây ra.


7

Phan Thanh Vinh (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng lạm phát tại Việt Nam
tác giả sử dụng mô hình VAR với 7 biến: giá dầu thế giới, chênh lệch sản lượng
GDP trong nước (output gap), lãi suất tiền gửi VND, tỷ giá hối đoái danh nghĩa hiệu
dụng (NEER), chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá bán nhà SX, chỉ số giá tiêu dùng

trong nước dữ liệu theo quí từ 2000 – 2011 tác giả kết luận: Mức giá cả thế giới
(OIL) và giá nhập khẩu (IMP) có khuynh hướng gây ảnh hưởng lên mức giá thấp
hơn các nhân tố khác trong nền kinh tế. CPI phản ứng mạnh với cú sốc PPI. Khoảng
cách sản lượng (Output Gap) là nhân tố quan trọng gây nên áp lực
làm tăng lạm phát. Mối quan hệ giữa Output gap và CPI là cùng chiều. Chính sách
tiền tệ (đại diện là biến lãi suất IR) có tác động đến lạm phát nhưng với độ trễ. Có
sự chuyển dịch của các cú sốc tỷ giá hối đoái hiệu dụng danh nghĩa (NEER) đến các
chỉ số giá nội địa nhưng với mức độ khác nhau. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến IMP
là lớn nhất, thứ hai là PPI và ít ảnh hưởng đến CPI.
Akhtar Hossain (1989)

Đề tài nghiên cứu được khảo sát tại Nam Á gồm:

Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Srilanca, Pakistan theo dữ liệu năm từ 1961 -1988. Tác
giả sử dụng mơ hình OLS và kiểm định Durbin Watson cho kết quả như sau: ngoại
trừ Bangladesh, các nước còn lại đều có kết quả đối lập với tân học thuyết Keynes,
trái phiếu tiêu dùng của chính phủ khơng có sự độc lập trong ảnh hưởng đến lạm
phát và sự thay đổi cân bằng tiền tệ (trong đó có biến cung tiền) ảnh hưởng nhanh
chóng đến lạm phát.
Amedeo Strano (2003) Bài nghiên cứu tiến hành trên dữ liệu từ 1972 – 2002 tại 11
quốc gia (Argentina, Austria, Bolivia, Brazil, Israel,Iceland, Japan, Mexico,
Switzerland, Netherlands and Thailand.) và tác giả thấy có mối liên hệ chặt chẽ
trong dài hạn giữa tăng trưởng tiền tệ và lạm phát dù quốc gia đó có tỷ lệ lạm phát
(LP) cao hay thấp. Các nước có tỷ lệ LP thấp là Austria, Japan, Netherlands,
Switzerland and Thailand. Các nước có tỷ lệ LP cao đến rất cao trong thập niên 80
=> 90 là Argentina, Bolivia, Brazil and Israel. Kết quả các nước có tỷ lệ tăng trưởng
tiền tệ cao thì LP cao (10 nước) ngoại trừ Iceland có tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ thấp thì
LP cũng thấp.



8

Ajantha Madurapperuma (2008) Bài nghiên cứu được tiến hành tại Srilanca với
dữ liệu quan sát theo năm từ 1950 – 2007 với các biến tăng trưởng KT, cung tiền
M2, lạm phát nhằm khảo sát mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên. Tác giả sử dụng mơ
hình hồi qui để xác định tương quan giữa cung tiền và lạm phát. Với độ trễ 1 năm,
tương quan giữa cung tiền và lạm phát 46%% cho thấy tương quan không chặt
nhưng sự thay đổi của lạm phát ảnh hưởng đến cung tiền có độ tương quan đến
59%. Liệu cung tiền có ảnh hưởng (thúc đẩy) tăng trưởng KT: mối quan hệ giữa
GDP và cung tiền là 87%, nhưng ngược lại, tương quan giữa M2 và GDP là 47%
chưa đủ để kết luận và đưa ra dự báo về chính sách. Bài nghiên cứu cho thấy mối
quan hệ chặt chẽ giữa cung tiền làm tăng lạm phát. Đối với tăng cung tiền thì tỷ lệ
tương quan không chặt (mối quan hệ yếu) giữa money supply và real GDP.
2.2 Các cơng trình nghiên cứu kết luận cung tiền ít/kh ng ảnh hƣởng đến lạm
phát:
Henri Ngoa Tabi (2005) Tác giả nghiên cứu tác động của lạm phát, cung tiền, tăng
trưởng KT từ 1960 – 2004 tại Cameroon sử dụng mơ hình VAR trong phân tích. Kết
quả mơ hình cho thấy cung tiền ảnh hưởng tăng trưởng KT nhưng lạm phát không
ảnh hưởng tăng trưởng KT (tăng trưởng KT lại ảnh hưởng lạm phát). Theo tác giả
thì cung tiền tăng thúc đẩy tăng trưởng KT nhưng lạm phát khơng phải một trong
các lý do chính tác động đến tăng trưởng KT. Nếu LP tăng 1% về dài hạn sẽ làm
giảm 0,025% tăng trưởng KT. Tăng cung tiền 1% sẽ làm tăng GDP 2%. Tóm lại tác
giả kết luận cung tiền làm tăng trưởng KT và tăng trưởng KT làm tăng LP. Tăng
cung tiền không ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát.
Wu Ge (伍戈) (2009) Nghiên cứu thực hiện tại Trung Quốc dữ liệu Quí từ Q1/1994
– Q2/2009 với các biến prices, money supply, output gap, exchange rate and
international oil. Sau khi kiểm định ADF các biến đều dừng và Johansen các biến
không đồng liên kết trong dài hạn đều thỏa điều kiện tác giả đã sử dụng mơ hình
VAR và VECM trên cơ sở đã lấy log các biến để đánh giá tác động trong dài hạn kết
quả như sau: cung tiền ảnh hưởng không lớn đến lạm phát (vì nếu nền KT SX ra



9

nhiều sản phẩm thì cung tiền tăng tương ứng khơng gây lạm phát).
Ali F. Darat và Yousif K. Al Yousif (1994) Nghiên cứu tiến hành tại UAE (các tiểu
vương quốc Ả Rập thống nhất) từ 1775 – 1993 dữ liệu Q.Tác giả sử dụng mơ hình
hồi qui OLS với các biến cho thấy kết quả sau: cung tiền không ảnh hưởng đến lạm
phát nhưng không thể nói lạm phát không ảnh hưởng cung tiền. Bài nghiên cứu kết
luận trong dài hạn cung tiền ảnh hưởng lạm phát đến 0.60. Theo bài nghiên cứu 3
năm là khoảng thời gian để lạm phát có tác động đầy đủ đến cung tiền.


10

Chƣơng III: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1 M h nh nghiên cứu:
Xuất phát từ các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trên thế giới với các kết
quả nghiên cứu khác nhau. Có tác giả kết luận cung tiền không ảnh hưởng đến lạm
phát, có tác giả kết luận cung tiền có ảnh hưởng nhiều đến lạm phát, vậy với trường
hợp tại Việt Nam liệu cung tiền có thực sự ảnh hưởng đến lạm phát. Để trả lời câu
hỏi trên tác giả đã sử dụng mơ hình VAR theo nghiên cứu của Mr Chor Foon Tang
(2010) xây dựng gồm 4 nhân tố: cung tiền mở rộng (M2), chỉ số giá tiêu dùng
(CPI), giá trị sản xuất công nghiệp (Y), tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal
Exchange Rate: EX).
Lý do tác giả chọn mơ hình VAR để phân tích mối liên hệ giữa cung tiền và lạm
phát vì mơ hình VAR có các ưu điểm sau:
Thứ nhất, mơ hình VAR khơng cần phân biệt biến ngoại sinh và biến nội sinh (theo
các nghiên cứu của Dimitrios Asterious, Stephen G.Hall và James H.Stock(2001)).
Điều này phù hợp khi đánh giá tác động của các biến vĩ mô, như

tác động của các biến tiền tệ lên lạm phát.
Thứ hai, mơ hình VAR cung cấp một phương pháp tiếp cận có hệ thống và dẫn ra
những kết quả thực nghiệm đầy trực quan. VAR còn cho phép các biến hồi
quy không chỉ phụ thuộc vào các biến khác mà còn phụ thuộc và độ trễ của chính
biến đó. Và ưu điểm nữa là có thể dùng ít biến và các giả định khơng q phức tạp.
Thứ ba, mơ hình cho phép đánh giá tác động của các biến trong mơ hình thơng
qua nhiều cơng cụ hữu ích, đáng kể là kiểm định nhân quả Granger, hàm phản ứng
đẩy và phân rã phương sai.
3.2 M tả

liệu và

nghĩ từng iến:

Bài nghiên cứu sử dụng số liệu theo tháng, từ tháng 01/2001 đến tháng 12/
2012, những số liệu này được tác giả thu thập từ Tổng cục thống kê (GSO), Ngân
hàng Nhà nước (SBV), Thống kê tài chính thế giới: International Financial Statistic
- International Monetary Fund (IFS_IMF).


11

Dựa trên nghiên cứu của của Mr Chor Foon Tang (2010) tác giả xây dựng mơ hình
thực nghiệm gồm 4 biến: cung tiền mở rộng (M2), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), giá trị
sản xuất công nghiệp (Y), tỷ giá hối đoái danh nghĩa (EX) (Phụ lục 3)
Tất cả các biến đều được lấy logarit cơ số tự nhiên để hạn chế nhiễu (Phụ lục 4)
Cung tiền và lãi suất ngắn hạn là hai đại diện cho các phản ứng tiền tệ với lạm phát
CPI. Tuy nhiên ở Việt Nam, lãi suất đôi khi không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhất
là khi NHNN sử dụng các công cụ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn cơ sở hoặc "khung
hướng dẫn" để đối phó thị trường. Do đó, lãi suất ngắn hạn có thể khơng phản ánh

các quyết định của cơ quan tiền tệ trên thị trường tốt bằng cung tiền. Hơn nữa
McLeod (2003) đã chứng minh rằng lạm phát cao ở Indonesia sau khủng hoảng tiền
tệ có nguyên nhân sâu xa từ sự mở rộng tiền cơ sở - được phản ánh trong chính sách
tiền tệ của NHNN Indonesia. Vì vậy bài nghiên cứu tác giả sử dụng dữ liệu cung
tiền mở rộng (đơn vị tính: tỷ đồng) để đánh giá các tác động. Ký hiệu: M2
Giá trị sản u t c ng nghiệp theo tháng đại diện thay GDP (đơn vị tính: tỷ đồng).
Ký hiệu: Y
Sử ụng tỷ giá

nh nghĩ USD/VND thay vì sử dụng tỷ giá hối đối danh

nghĩa đa phương NEER vì, tại Việt Nam, chính sách về tỷ giá được điều hành chủ
yếu thông qua tỷ giá hối đối danh nghĩa cơng bố USD/VND của NHNN tại
website: www.sbv.gov.vn. Điều này giống với bài nghiên cứu của Mr Chor Foon
Tang (2010) Ký hiệu: EX
Chỉ số giá tiêu ùng CPI : được sử dụng nhằm kiểm định lạm phát quá khứ. Ký
hiệu P
3.3 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng:
Tác giả, sử dụng mơ hình VAR trên phần mềm Eview 6.0 với 4 biến như sau:
Xt =( LM2t , LYt , LPt, LEXt )
Các bước được tiến hành như sau:
Bước 1: Tác giả tiến hành kiểm định tính dừng của các chuỗi số liệu theo


12

thời gian. Các chuỗi này, đều ở dạng logarit cơ số tự nhiên. Nếu các chuỗi này là
không dừng (hay có nghiệm đơn vị), chúng ta phải lấy sai phân cho tới khi nó có
tính dừng trước khi đưa vào mơ hình thực nghiệm. Giữa các chuỗi số khơng dừng
có thể tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp (mối quan hệ trong dài hạn).

Bước 2: Xác định độ trễ tối ưu của mơ hình
Bước 3: Xác định quan hệ nhân quả và tính ổn định của mơ hình
Bước 4: Sử dụng mơ hình VAR để phân tích mối liên hệ cung tiền – lạm phát
Bước 5: Kiểm định tính đúng đắn của mơ hình.


13

CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kiểm định tính ừng:
Để kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian tơi dựa vào kiểm định ADF
(Augmented Dickey-Fuller) truyền thống. Kiểm định PP (Phillips Peron) cũng
được tham khảo để tăng thêm tính chính xác đối với kết luận về tính dừng của
các chuỗi. Độ trễ trong kiểm định ADF được lựa chọn dựa trên các chỉ tiêu AIC
(Akaike Information Criterion) và SIC (Schwarz Information Criterion).
Kết quả kiểm định tính dừng trình bày trong Bảng 4.1 cho thấy tất cả các biến
đều không dừng (với mức ý nghĩa 1%). Tiếp tục tiến hành lấy sai phân bậc một của
các chuỗi số này ta nhận được kết quả các biến đều dừng nghĩa là tất cả các biến
đều tích hợp bậc nhất, I(1). Do vậy, sai phân bậc nhất của các biến số sẽ được sử
dụng trong mơ hình xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam.
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định tính ừng chuỗi số liệu
Chuỗi
liệu

số Chuỗi
gốc

Sai phân bậc
1


LCPI

2,88183
(0,9978)

-3,4422
(0,0000)

LY

2,88340
(0,9999)

11,5727
(0,0000)

LEX

2,88168
(0,99015)

-10,4350
(0,0000)

LM2

-0,114962 -8,1576
(0,8849)
(0.0000)


Chú thích: giá trị p - value được biểu thị trong ngoặc đơn tại mức ý nghĩa 5%.
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Kết quả ở mỗi biến đều có ý nghĩa thống kê với giá trị p-value đều bé hơn 1%,
cho thấy các biến LCPI, LEX, LY, LM2 đều dừng tại sai phân bậc 1.


14

Với các biến không dừng, bài nghiên cứu sẽ tiến hành lấy sai phần bậc nhất để
chuyển số liệu về những chuỗi dừng trước khi đưa vào mơ hình ước lượng (kiểm
định cho thấy sai phân bậc nhất của các biến này là các chuỗi dừng I(0).
Như vậy, việc sử dụng mơ hình VAR cho các kiểm định và ước lượng dưới đây là
phù hợp trên chuỗi dừng D(LCPI) D(LM2) D(Y) D(LEX).
4.2 Kiểm định lự chọn độ trễ tối ƣu cho m h nh:
VAR Lag Order Selection Criteria
Endogenous variables: DM2 DP DY DEX
Exogenous variables: C
Date: 10/01/13 Time: 15:25
Sample: 2001M01 2012M12
Included observations: 135

Lag

LogL

LR

FPE

AIC


0

1379.615

NA

1.66E-14 -20.3795

SC

HQ

-20.2934

-20.3445

1

1439.896

116.0972

8.60E-15 -21.0355
7.90e-

-

20.60508*


20.86059*

-20.347

-20.80694

-

2

1461.72

40.73745

15*

3

1474.244

22.6359

8.33E-15 -21.0703

-19.9512

-20.61552

4


1485.366

19.44421

8.98E-15 -20.998

-19.5346

-20.40334

5

1496.898

19.4764

9.64E-15 -20.9318

-19.1241

-20.19722

6

1506.868

16.24685

1.06E-14 -20.8425


-18.6904

-19.96795

7

1513.34

10.16397

1.23E-14 -20.7013

-18.205

-19.68688

8

1531.645

27.66088*

1.21E-14 -20.7355

-17.8948

-19.5811

* indicates lag order selected by the criterion


21.1217*


15

LR: sequential modified LR test statistic (each test at 5% level)
FPE: Final prediction error
AIC:

Akaike

information

criterion
SC: Schwarz information criterion
HQ: Hannan-Quinn information criterion
Bảng 4.2 : Kết quả kiểm định độ trễ tối ƣu củ m h nh
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Như vậy, theo kết quả kiểm định độ trễ tối đa của mơ hình, tác giả chọn độ trễ 8 vì
độ trễ 8 (đạt giá trị 27.66088*) theo bảng kết quả cho kết quả tốt nhất của mơ hình .
4.3 Kiểm định nhân quả Gr nger:
Pairwise Granger Causality Tests
Date: 10/01/13 Time: 11:54
Sample: 2001M01 2012M12
Lags: 2
Null Hypothesis:

Obs

F-Statistic


Prob.

M2 does not Granger Cause EX
EX does not Granger Cause M2

142

3.37578
2.11314

0.0371
0.1248

P does not Granger Cause EX
EX does not Granger Cause P

142

2.12474
1.67052

0.1234
0.192

Y does not Granger Cause EX
EX does not Granger Cause Y

142


1.5391
0.84944

0.2183
0.4299

P does not Granger Cause M2
M2 does not Granger Cause P

142

6.26579
8.59664

0.0025
0.0003

Y does not Granger Cause M2
M2 does not Granger Cause Y

142

0.21966
16.6086

0.8031
3.00E-07

Y does not Granger Cause P
P does not Granger Cause Y


142

8.95748
2.84804

0.0002
0.0614


16

Kiểm định nhân quả Granger
Mẫu: 2001M01 2012M12
Số quan sát: 142
Biến phụ thuộc: D(LCPI)
Excluded

Chi-sq

df

Prob.

D(LM2)

6,26579

1


0,0025

D(LY)

2,84804

1

0,0614

D(LEX)

2,12474

1

0,1234

Tổng

11,23857

3

0,1873

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định nhân quả Gr nger
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Kết


quả

cho

thấy

biến

M2

có

tác

động

đến

CPI

với

p < 5%, và biến Y cũng ảnh hưởng đến CPI vì p < 0,1.
4.4 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình:
Tính ổn định của mơ hình VAR cơ sở được thiết lập với độ trễ tối ưu đã chọn
là 8 cần được xác nhận lại trước khi sử dụng mơ hình để phân tích các bước kế tiếp.
Điều này đặc biệt rất quan trọng nhất là đối với các kết quả thu được từ hàm phản
ứng đẩy. Nếu mơ hình khơng đáp ứng được các điều kiện về tính ổn định thì hiển
nhiên các kết quả như sai số chuẩn của phản ứng đẩy sẽ khơng có giá trị.
Có rất nhiều phương pháp kiểm định như: nghịch đảo đơn vị gốc của đa thức

đặc trưng AR, kiểm định xem mơ hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
bằng kiểm định White Heterokedasticity, hay kiểm tra có hiện tượng tự tương quan
theo B – G, kiểm định xem phần dư của mơ hình có tính dừng.
Bài này tác giả dùng 2 là Kiểm định nghịch đảo của đơn vị gốc đa thức AR và Kiểm
định phần dư của mơ hình vì đây là 2 kiểm định phổ biến thường được lựa chon


17

trong nghiên cứu. Và dưới đây là kết quả của các kiểm định.
Kiểm định 1: Kiểm định nghịch đảo củ đơn vị gốc đ thức AR
Mơ hình VAR là bền vững nếu tất cả đơn vị gốc của đa thức đặc trưng của AR có
giá trị tuyệt đối bé hơn một và nằm bên trong vòng tròn đơn vị.
Hình 4.5 cho thấy khơng có điểm nào nằm ngồi vòng tròn đơn vị . Điều này
có nghĩa là mơ hình này đáp ứng được các điều kiện về tính ổn định nên kết quả thu
được từ hàm phản ứngCharacteristic Polynomial sai thực hiện theo mơ hình sẽ có ý
đẩy và phân rã phương
Inverse Roots of AR
nghĩa trong nghiên cứu.
1.5
1.0

0.5

0.0

-0.5

-1.0


-1.5
-1.5

-1.0

-0.5

0.0

0.5

1.0

1.5

Hình 4.4: Kết quả kiểm định nghịch đảo đơn vị gốc đ thức AR
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Kiểm định 2: Kiểm định phần ƣ m hình
Sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị ADF, kết quả số dư của mơ hình
dừng ngay ở chuỗi gốc với mức ý nghĩa 1%.


18

Roots of Characteristic Polynomial
Endogenous variables: DM2 DP DY DEX
Exogenous variables: C
Lag specification: 1 2
Date: 10/01/13 Time: 12:24
Root

-0.322331 - 0.515171i
-0.322331 + 0.515171i
0.537885 - 0.100530i
0.537885 + 0.100530i
-0.022813 - 0.259589i
-0.022813 + 0.259589i
-0.231066 - 0.074518i
-0.231066 + 0.074518i
No root lies outside the unit circle.
VAR satisfies the stability condition.

Modulus
0.607699
0.607699
0.547199
0.547199
0.26059
0.26059
0.242785
0.242785

DEX Residuals

DM2 Residuals

.08

.06
.04


.06

.02
.04
.00
.02
-.02
.00

-.04

-.02

-.06
2002

2004

2006

2008

2010

2012

2002

2004


DP Residuals

2006

2008

2010

2012

2010

2012

DY Residuals

.03

.2
.1

.02

.0
.01
-.1
.00
-.2
-.01


-.3

-.02

-.4
2002

2004

2006

2008

2010

2012

2002

2004

2006

2008

H nh 4.5 : Kết quả kiểm định phần ƣ củ m h nh
Nguồn: Tính tốn của tác giả



×