Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.72 KB, 68 trang )



BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



PHẠM TẤN ĐỘ



TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT YẾU TỐ
TỔNG HỢP CỦA CÁC NGÀNH Ở VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ






TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




PHẠM TẤN ĐỘ


TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT YẾU TỐ
TỔNG HỢP CỦA CÁC NGÀNH Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM KHÁNH NAM




TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện.
Các trích dẫn và số liệu đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong
phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực.

Phạm Tấn Độ




MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục hình
Danh mục bảng
Danh mục phụ lục
Các từ viết tắt
Tóm tắt
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4. Cấu trúc luận văn 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
2.1. Khái niệm và nhân tố tác động đến TFP 5
2.2. Vai trò và tác động lan tỏa của FDI 8
2.2.1. Vai trò của FDI 8
2.2.2. Tác động lan tỏa của FDI 9
2.3. Mô hình cân bằng tổng quát 13
2.4. Nghiên cứu liên quan 19


2.5 Khung phân tích 24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Nguồn dữ liệu 25
3.2. Mô hình tính toán tăng trưởng TFP 25
3.3. Mô hình phân tích hồi quy 28
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM 32
4.1. Tổng quan xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam 32

4.2. Kết quả tính toán tăng trưởng TFP 36
4.3. Kết quả phân tích tác động FDI đến tăng trưởng TFP 39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 53


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tác động cạnh tranh của FDI tới doanh nghiệp trong nước 12
Hình 2.2. Dòng vốn FDI N-S trong mô hình cân bằng tổng quát 16
Hình 2.3. Khung phân tích của nghiên cứu 24
Hình 4.1. Xu thế số dự án và các dòng vốn FDI giai đoạn 2000-2010 33
Hình 4.2. Xu thế vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 1991-2010 33
Hình 4.3. Tốc độ tăng trưởng TFP bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2011 37

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Vốn FDI theo phân ngành kinh tế, tích lũy đến cuối năm 2011 35
Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2011 36
Bảng 4.3. Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 39
Bảng 4.4. Kết quả hồi qui cho mô hình tác động của FDI tới TFPG 41
Bảng 4.5. TFPG bình quân hàng năm và tổng vốn FDI giai đoạn 2000-2011 43

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả tính toán tăng trưởng TFP 53
Phụ lục 2: Thống kê các biến sử dụng trong phân tích hồi qui 55
Phụ lục 3: Kết quả hồi qui 57
Phụ lục 4: Hausman test 60


CÁC TỪ VIẾT TẮT


FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FE Fixed Effect
RE Random Effect
R&D Nghiên cứu và phát triển
TFP Năng suất yếu tố tổng hợp
TFPG Tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp


TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng TFP
cho 16 ngành ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2011. Nghiên cứu cho thấy về mặt lý
thuyết, với vai trò không những mang đến nguồn vốn mà còn mang đến tri thức và
công nghệ FDI được cho là có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng
trưởng TFP nói riêng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng để tính
toán tăng trưởng TFP, kết quả cho thấy tăng trưởng TFP khá cao ở các ngành trong
lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp, các ngành công nghiệp và khai thác tài nguyên thiên
nhiên có tốc độ tăng trưởng TFP thấp, thậm chí có một số ngành âm. Nghiên cứu cũng
thực hiện hồi qui dữ liệu bảng nhằm đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng
trưởng TFP cho các ngành ở Việt Nam. Kết quả là dòng vốn FDI có tác động tiêu cực
đến tăng trưởng TFP với mức ý nghĩa 1%. Theo kết quả ước lượng thì nếu tỉ lệ vốn
FDI trên tổng đầu ra tăng lên 10% thì nó sẽ làm giảm TFP 0,27% -0,39% . Nghiên cứu
cũng đưa ra một số lập luận để giải thích cho tác động tiêu cực này, thứ nhất có thể là
do tác động lấn át của các doanh nghiệp FDI và năng lực hấp thu kém của các doanh
nghiệp trong nước. Nguyên nhân thứ hai có thể là các dòng vốn FDI vào Việt Nam
chủ yếu tập trung vào các ngành, lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên và tận dụng
nguồn lao động giá rẻ chứ không mang lại nhiều lợi ích cho tiến bộ công nghệ, nâng
cao năng lực quản lý cho nền kinh tế. Qua đó, tác giả có đưa ra một số gợi ý chính sách
nhằm cải thiện tác động của FDI lên tăng trưởng TFP.

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Theo mô hình tăng trưởng Tân cổ điển của Solow (1956), tăng trưởng GDP được
hình thành từ ba yếu tố: vốn, lao động và năng suất yếu tố tổng hợp (TFP). TFP đo
lường sự thay đổi đầu ra trên một đơn vị các đầu vào được kết hợp với nhau bao gồm
cả yếu tố nghiên cứu và phát triển, công nghệ mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kỹ năng
quản lý và các thay đổi trong tổ chức. TFP là chỉ tiêu phản ánh thế chủ động về kinh tế
của một tổ chức hay một Quốc gia dựa trên sự đổi mới các quá trình sản xuất và công
nghệ, kỹ thuật. TFP ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện phát triển dựa trên
đổi mới bằng sự nhấn mạnh vào khả năng sáng tạo, đổi mới và các phương pháp quản
lý tiên tiến cũng như các đầu tư mang lại giá trị gia tăng cao. Đối với các nước phát
triển, tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế là tương đối cao (Solow,
1957), còn trong điều kiện các nước đang phát triển, hầu hết đều trong tiến trình cung
cấp lao động và cung cấp vốn cho nền kinh tế, nên đóng góp của vốn và lao động là
chủ yếu trong tăng trưởng kinh tế. Nhưng nếu không có những giải pháp khoa học và
công nghệ, phương thức quản lý, thì tăng vốn và tăng lao động một cách cơ học khó
dẫn đến một nền kinh tế tăng trưởng cao. Trong bài báo về lý thuyết tăng trưởng của
Solow (1994) khẳng định tăng vốn và lao động có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế ngắn
hạn, phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, còn tăng TFP mới là
nguồn gốc tăng trưởng trong dài hạn.Vì vậy, trong điều kiện kinh tế toàn cầu ngày nay,
yếu tố TFP ngày càng được coi là nhân tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế.
Thị trường tài chính trên toàn cầu hiện tại đang rộng mở và tạo nhiều thuận lợi cho
các dòng vốn, trong đó có dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lưu chuyển một
cách tự do gần như khắp thế giới. Gorg và Greenaway (2004) cho rằng dòng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài thông qua đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia ngoài việc mang
đến nguồn vốn cho nước nhận đầu tư, còn mang đến rất nhiều lợi ích cho quốc gia
2


nhận đầu tư như những quy trình khoa học công nghệ sản xuất mới, giúp nâng cao
trình độ quản lý của bộ phận quản lý và tay nghề cũng như trình độ chuyên môn của
người lao động ở nước nhận đầu tư. Hiện tại các nước đang phát triển cũng như các
nước phát triển đang tích cực thay đổi thể chế và mở cửa để thu hút tối đa dòng vốn
quốc tế này, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài
xu hướng quốc tế trên, tính đến năm 2012 Việt Nam ghi nhận nguồn vốn đăng ký xấp
xỉ 215 tỉ USD về tổng số từ hơn 14.800 dự án vốn đầu tư nước ngoài. Tổng số vốn thực
hiện những dự án này lên tới gần 90 tỉ USD (Cục Đầu Tư Nước Ngoài, 2013). Ngoại
trừ hai điểm đột biến vào các năm 1996 và 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam đã có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiện đã chỉ ra rằng
dòng vốn FDI đi vào Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung không
đóng góp tích cực vào nguồn gốc tăng trưởng của các nước này (Aitken và Harrison,
1999; Djankov và Hoekman, 2000; Konings, 2001; Binh, 2012).
Alfaro và Ozcan (2008) nghiên cứu thực nghiệm trên dữ liệu 72 quốc gia trên thế
giới cho rằng chỉ có con đường tăng trưởng thông qua gia tăng năng suất của nhân tố
tổng hợp mới giúp quốc gia tăng trưởng bền vững, những quốc gia nhận đầu tư FDI và
tăng trưởng thông qua gia tăng nguồn lực vốn và nhân lực thì dẫn tới tăng trưởng
không bền vững vì sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Ở Việt Nam nghiên cứu
Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2005) chỉ ra rằng dòng vốn FDI ở Việt Nam có tác
động thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chỉ thông qua việc gia tăng
lượng vốn trong nền kinh tế chứ không làm gia tăng năng suất lao động và vốn nhân
lực thông qua đổi mới công nghệ, hay nói cách khác không giúp gia tăng TFP. Ở Việt
Nam chưa có nghiên cứu nào ở cấp độ ngành đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến
tăng trưởng TFP. Do đó, mục đích nghiên cứu của tác giả ở đây là xem xét liệu dòng
vốn FDI có thật sự tác động đến tăng trưởng TFP ở cấp độ ngành ở Việt Nam trong
giai đoạn 2000-2011 hay không. Và nếu có thì đó là tác động tích cực hay tiêu cực.
3

1.2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
Luận văn có hai mục tiêu nghiên cứu chính, thứ nhất là tính toán tốc độ tăng

trưởng TFP của các ngành. Thứ hai là đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tốc độ
tăng trưởng TFP của các ngành ở Việt Nam. Nghiên cứu xem xét, tổng hợp một số mô
hình lý thuyết về mối liên hệ giữa FDI và TFP như mô hình tăng trưởng ngoại sinh của
Solow (1956), mô hình tăng trưởng nội sinh hay lý thuyết tăng trưởng mới và mô hình
cân bằng tổng quát của Ben Ferrett (2004). Nghiên cứu sử dụng số liệu ở cấp độ ngành,
bao gồm 16 ngành, trong giai đoạn 2000 - 2011. Dữ liệu tính toán chủ yếu lấy từ Niên
giám thống kê hàng năm và trên trang web của tổng cục thống kê. Nghiên cứu sử dụng
phương pháp hạch toán tăng trưởng của Solow (1956) để tính toán tăng trưởng TFP và
sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để đánh giá tác động của dòng vốn FDI lên
tăng trưởng TFP. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu nhằm kiểm định lại các kết quả của
các nghiên cứu trước về mối liên hệ giữa FDI và tăng trưởng TFP. Qua đó đưa ra một
số gợi ý chính sách cho việc tiếp nhận dòng vốn FDI vào trong nước.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi chính: Liệu rằng FDI có tác động đến tăng trưởng
TFP của các ngành ở Việt Nam hay không?
Để trả lời câu hỏi này, tác giả thực hiện trả lời các câu hỏi phụ sau:
1. Về mặt lý thuyết, FDI tác động đến tăng trưởng TFP như thế nào?
2. Tính toán tăng trưởng TFP ở cấp độ ngành như thế nào?
3. Liệu dòng vốn FDI có tác động đến tăng trưởng TFP của các ngành trong nước
hay không?
1.4. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương, tiếp theo sau chương giới thiệu là Chương 2, chương này
trình bày cơ sở lý thuyết sử dụng để đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng TFP
4

thông qua mô hình cân bằng tổng quát và kênh tác động lan tỏa. Trong chương này,
cũng đưa ra một vài nghiên cứu liên quan đến nghiên cứu này. Chương 3 sẽ trình bày
phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, bao gồm mô tả số liệu và mô hình phân tích.
Phần kết quả và thảo luận về tăng trưởng TFP và tác động của FDI sẽ được trình bày ở
Chương 4. Chương 5 sẽ là phần kết luận, kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong phần này, đầu tiên tác giả sẽ khái quát về TFP và các nhân tố tác động đến
TFP. Tiếp theo sẽ trình bày vai trò của FDI và hiệu ứng lan tỏa của nó. Tiếp đến là mô
hình lý thuyết cân bằng tổng quát (General Equilibrium) về mối quan hệ giữa FDI và
tăng trưởng TFP. Cuối cùng là tóm tắt một số nghiên cứu liên quan.
2.1. Khái niệm và nhân tố tác động đến TFP
TFP hay còn được gọi là phần dư Solow được đưa ra lần đầu tiên bởi Robert
Solow trong nghiên cứu về lý thuyết tăng trưởng kinh tế của mình năm 1956. Khái
niệm TFP ban đầu được dùng trong phân tích vĩ mô, nhưng sau đó nó cũng được sử
dụng rộng rãi trong các phân tích vi mô ở cấp độ ngành hay doanh nghiệp. Theo Solow
(1956) hàm sản xuất được viết dưới dạng:
Y = A(t)F(K,L) , A(t) chính là TFP.
TFP là tỷ số của số lượng tất cả các đầu ra với số lượng tất cả đầu vào. TFP đo
lường quan hệ giữa đầu ra với mức kết hợp hai hay nhiều các đầu vào (thường là lao
động và vốn). Goldberg và cộng sự (2005) cho rằng TFP còn thể hiện một phần của
đầu ra còn lại không giải thích được sự đóng góp trong các yếu tố đầu vào. Cụ thể, TFP
đo lường đóng góp cho đầu ra của nền kinh tế vượt ra ngoài đóng góp bởi số lượng lao
động, máy móc và vốn sử dụng. Như vậy, TFP phản ảnh tiến bộ của khoa học, kỹ thuật
và công nghệ, của giáo dục và đào tạo, qua đó gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào
tăng thêm về số lượng của đầu vào mà còn vào cả chất lượng của các yếu tố đầu vào là
vốn và lao động. Tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công
nghệ, cải tiến phương thức quản lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người
lao động. Cùng với lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào việc
cải tiến chất lượng của lao động, của vốn và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực
này. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh
tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng lương, nâng thưởng, điều
6


kiện lao động được cải thiện, công việc ổn định hơn. Đối với doanh nghiệp thì có khả
năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên
trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội.
Do đó, việc tăng TFP ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
khi mà nền kinh tế hiện nay đang chuyển sang hướng phát triển mới. Theo kết quả
nghiên cứu của Tổ chức Năng suất châu Á (2004) TFP có thể tăng vì nhiều lý do: chất
lượng của lao động tăng lên, giúp cho một giờ làm việc đem lại nhiều sản lượng hơn;
thay đổi về thành phần hay chất lượng của vốn khiến cho sử dụng vốn có hiệu quả cao
hơn; có thể do tiến bộ công nghệ xuất phát từ công tác nghiên cứu và phát triển (R&D)
trong nước, vay mượn từ tri thức toàn cầu, hay chỉ đơn giản là rút kinh nghiệm từ thực
tế làm việc; cũng có thể do tái phân bổ nguồn lực, một người lao động chuyển từ một
công việc có năng suất thấp sang một công việc có năng suất cao trong nhà máy sẽ trở
nên có hiệu quả hơn, dù trình độ học vấn không thay đổi; ngoài ra những thay đổi ngắn
hạn về cầu cũng có thể làm thay đổi TFP.
Chất lượng nguồn lao động: Đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng năng lực cho
lực lượng lao động, nâng cao trình độ học vấn làm tăng khả năng tiếp thu, ứng dụng
những tiến bộ khoa học và công nghệ; nâng cao kỹ năng, tay nghề của người lao động.
Đầu vào có chất lượng của nguồn lao động làm tăng năng lực sản xuất ra các sản phẩm
và dịch vụ chất lượng cao- yếu tố rất quan trọng làm tăng TFP (Romer, 1990). Ở quốc
gia đang phát triển, vai trò của vốn nhân lực là để hấp thu các công nghệ hiện đại từ
các quốc gia phát triển. Ở quốc gia phát triển, vai trò nguồn vốn nhân lực là để thực
hiện các đổi mới công nghệ. Yếu tố tác động tới chất lượng lao động là đầu tư vào hoạt
động nghiên cứu và phát triển (R&D), chất lượng nền giáo dục đào tạo, tác động FDI
(Haacker, 1999) và học tập bằng cách thực hành -learning by doing (Arrow, 1962).
Thay đổi nhu cầu hàng hoá, dịch vụ: Việc tăng nhu cầu trong nước và nước
ngoài đối với sản phẩm và dịch vụ sẽ dẫn đến tỷ lệ sử dụng sản phẩm tiềm năng cao
7

hơn. Từ đó kích thích sản xuất và sáng tạo nhiều hơn, cải tiến chất lượng, mẫu mã dẫn
đến tác động đến TFP. Ví dụ, Melitz (2003) cho rằng nhu cầu xuất khẩu tăng doanh

nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư vào công nghệ, thực hiện chuyên môn hóa, mở rộng sản
xuất nhằm tăng năng suất, giảm chi phí lao động (Hiệu quả kinh tế theo quy mô).
Thay đổi cơ cấu vốn đầu tư: Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất mới là yêu cầu
đòi hỏi tất yếu nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Công nghệ mới sẽ nâng
cao năng lực cạnh tranh và giảm chi phí sản xuất. Thông qua cơ cấu lại vốn, các ngành
sẽ hoạch định tốt hơn nhằm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Lựa chọn các lĩnh vực
để đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến
như công nghệ thông tin và truyền thông; các công nghệ hiện đại, tự động hoá; đầu tư
vào những lĩnh vực có năng suất cao, có giá trị gia tăng lớn từ đó sẽ tăng TFP.
Thay đổi cơ cấu kinh tế: Cơ cấu lại nền kinh tế là việc chuyển các nguồn lực từ
các ngành và thành phần kinh tế kém năng suất sang ngành và thành phần kinh tế có
năng suất cao, tận dụng tốt lợi thế so sánh. Việc phân bổ lại các nguồn lực phát triển
kinh tế như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ giữa các ngành,
các thành phần kinh tế để có được các ngành và thành phần kinh tế có năng suất cao
hơn sẽ dẫn đến sử dụng có hiệu suất và hiệu quả các nguồn lực và dẫn đến TFP tăng
cao.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ: Trong các yếu tố kể trên, yếu tố tiến bộ
khoa học kỹ thuật - công nghệ đóng góp vào tăng TFP được được cho là quan trọng
hơn cả (Hall và Jones, 1999). Nó bao gồm các hệ thống hoặc mô hình quản lý được
ứng dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và vốn; các công nghệ tiên tiến được
áp dụng; các nghiên cứu, phát triển mới liên quan đến phát triển sản phẩm mới, phương
pháp sản xuất, phương pháp quản lý; chất lượng lực lượng lao động trong ứng dụng,
vận hành những khoa học và công nghệ tiến bộ; chuyển giao những sáng kiến và đổi
mới vào thực tế tạo ra những sản phẩm, dịch vụ, quá trình có năng suất và chất lượng
8

cao. Tính sáng tạo, sự đổi mới và tư duy năng suất sẽ định hướng sự tích tụ, phổ biến
và sử dụng kiến thức nhằm tăng TFP.Tiến bộ công nghệ có thể được hình thành từ việc
chuyển giao công nghệ của các nhà đầu tư FDI, từ những phát kiến công nghệ từ hoạt
động nghiên cứu phát triển và từ việc học hỏi, bắt chước các doanh nghiệp của các

nước phát triển, các doanh nghiệp FDI.
Theo lý thuyết tân cổ điển của Solow (1956) đã chỉ ra rằng tiến bộ công nghệ là
nguồn gốc của tăng trưởng trong dài hạn và nó là nhân tố quyết định đến tăng trưởng
TFP. Lý thuyết này cho rằng tiến bộ công nghệ là yếu tố ngoại sinh, được ví như yếu tố
“từ trên trời rơi xuống” (manna from heaven). Tuy nhiên, lý thuyết tăng trưởng nội
sinh hay lý thuyết tăng trưởng mới (Arrow, 1962; Romer, 1986; Lucas, 1988; Rebelo,
1991 và Grossman và Helpman, 1994) lý giải rằng tiến bộ công nghệ là yếu tố nội sinh.
Nguồn gốc của của tiến bộ công nghệ là từ những phát kiến, từ hoạt động nghiên cứu
phát triển, từ việc học hỏi hay vốn con người.
2.2. Vai trò và tác động lan tỏa của FDI
2.2.1. Vai trò của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được xem là một trong những nhân tố quan
trọng trong đầu tư. FDI tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác
nhau. Tác động đối với tăng trưởng của FDI thường được thông qua kênh đầu tư trực
tiếp và gián tiếp thông qua các tác động lan tỏa. Một số ý kiến còn cho rằng FDI có thể
làm tăng đầu tư trong nước thông qua tăng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước,
đặc biệt là những doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp
FDI họăc tiêu thụ sản phẩm từ các doanh nghiệp FDI. Mặt khác chuyển giao công nghệ
từ các doanh nghiệp mẹ ở nước ngoài có thể diễn ra thông qua việc bổ sung thêm khối
lượng tư bản dùng cho hoạt động sản xuất nhiều hơn, sử dụng những cải tiến trong sản
phẩm và quy trình sản xuất, và thông qua các hoạt động đổi mới và R&D của những
doanh nghiệp này ở nước nhận đầu tư (Gorg và Greenaway, 2004). Đồng thời, các
9

chính sách cải thiện cơ sở hạ tầng của chính phủ nhằm thu hút nhiều vốn FDI hơn cũng
thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước hình thành và phát triển. Theo cách tiếp cận
khác, FDI gây áp lực buộc nước sở tại phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà
trước hết là cải thiện môi trường đầu tư, qua đó làm giảm chi phí giao dịch cho các nhà
đầu tư nước ngoài, tăng hiệu suất của vốn và rốt cuộc là tác động tích cực tới tăng
trưởng kinh tế (Blomstrom và Wang, 1992). Trái lại cũng có một số ý kiến lo ngại về

tác động tiêu cực của FDI tới tăng trưởng kinh tế, cho rằng sự xuất hiện của doanh
nghiệp có vốn FDI có thể gây cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong nước mà
phần thua thiệt thường là các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp trong nước
bị mất thị trường, mất lao động có kỹ năng và vì vậy có thể dẫn đến phá sản. Ngoài ra,
vốn FDI có thể làm cho đầu tư trong nước bị thu hẹp do nhiều doanh nghiệp bị mất cơ
hội đầu tư họăc đầu tư không hiệu quả do trình độ công nghệ thấp kém, vốn ít. Điều
này xảy ra khi xuất hiện tác động lấn át đầu tư của doanh nghiệp FDI (Aitken và
Harrison, 1999).
2.2.2. Tác động lan tỏa của FDI
Sự xuất hiện của tác động lan tỏa của FDI có thể lý giải qua sự chênh lệch về trình
độ phát triển giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước và vì vậy
ưu thế thuộc về các công ty đa quốc gia- là các công ty có thế mạnh về vốn và công
nghệ. Nhờ đó các công ty con hoặc liên doanh do các công ty đa quốc gia thành lập
thường có lợi thế về cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các
nước kém phát triển. Blomstrom và cộng sự (1994) cho rằng sự xuất hiện của các
doanh nghiệp nước ngoài trước hết làm mất cân bằng trên thị trường và buộc các doanh
nghiệp trong nước phải điều chỉnh hành vi của mình nhằm duy trì thị phần và lợi
nhuận. Vì vậy, tác động lan tỏa có thể được coi là kết quả của hoạt động của các công
ty nước ngoài diễn ra đồng thời với quá trình điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp
trong nước.
10

Có thể phân ra bốn loại tác động lan tỏa: (1) tác động liên quan tới cơ cấu đầu ra-
đầu vào của doanh nghiệp (Backward-forward effects), (2) tác động liên quan đến phổ
biến và chuyển giao công nghệ (Demonstration effects), (3) tác động liên quan đến thị
phần trong nước hay tác động cạnh tranh (Competition effect) và (4) tác động liên quan
đến trình độ lao động hay vốn con người ( Human Capital). Các tác động lan tỏa nêu
trên có thể ảnh hưởng tới TFP của các doanh nghiệp trong nước.
Tác động lan tỏa loại thứ nhất xuất hiện khi có sự trao đổi/hoặc mua bán nguyên
vật liệu hoặc hàng hoá trung gian giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp

trong nước. Loại tác động này có thể sinh ra theo hai chiều: tác động xuôi chiều
(forward effect) xuất hiện nếu doanh nghiệp trong nước sử dụng hàng hoá trung gian
của doanh nghiệp FDI và ngược lại tác động ngược chiều (backward effect) có thể xuất
hiện khi các doanh nghiệp FDI sử dụng hàng hóa trung gian do các doanh nghiệp trong
nước sản xuất. Việc các doanh nghiệp trong nước cung cấp hàng hoá trung gian cho
doanh nghiệp FDI sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất và giảm
chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm (Đây là kết quả của hiệu suất tăng dần theo qui mô).
Đồng thời để duy trì mối quan hệ bạn hàng lâu dài, các doanh nghiệp trong nước phải
đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI, nhất là về chất lượng sản phẩm nên có xu
hướng áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng mới trong sản xuất. Chính hành vi này giúp
doanh nghiệp trong nước tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường sản phẩm trong
trung và dài hạn. Nhiều nghiên cứu thực tiễn cho rằng hầu hết các doanh nghiệp trong
nước khó trở thành nhà cung cấp nguyên liệu/hàng hoá trung gian đầu vào cho doanh
nghiệp FDI do không đáp ứng được yêu cầu do phía cầu đưa ra. Tuy nhiên, nếu tác
động ngược chiều xảy ra thì các doanh nghiệp trong nước có khả năng bứt lên và tiến
hành xuất khẩu hoặc chiếm lĩnh dần thị phần sản phẩm mà trước đây do các doanh
nghiệp FDI thống lĩnh. Vì vậy, tác động ngược chiều này là mong muốn và rất có ý
nghĩa đối với các nước chậm phát triển.
11

Tác động lan tỏa liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ thường được
coi là một mục tiêu quan trọng của các nước nghèo. Thông qua FDI, các công ty nước
ngoài sẽ đem công nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản xuất tại nước sở tại thông
qua thành lập các công ty con hay chi nhánh. Sự xuất hiện của các công ty nước ngoài
tuy nhiên xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở tận dụng những lợi thế có được từ
công ty mẹ để sẵn sàng cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước (Blomstrom và Wang,
1992). Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ khuyến khích nhưng cũng gây
áp lực về đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp
trong nước. Về phía doanh nghiệp trong nước, một mặt do năng lực yếu kém về đổi
mới công nghệ, mặt khác công nghệ tiên tiến đều do các công ty qui mô lớn có tiềm

năng công nghệ trên thế giới nắm giữ, để vượt qua yếu điểm này họ có xu hướng muốn
được áp dụng ngay công nghệ tiên tiến hoặc trực tiếp thông qua thành lập các liên
doanh với đối tác nước ngoài hoặc gián tiếp thông qua phổ biến và chuyển giao công
nghệ từ các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI mặc dù không muốn tiết lộ bí
quyết công nghệ cho đối thủ trong nước nhưng cũng sẵn sàng bắt tay với đối tác trong
nước để thành lập liên doanh, qua đó diễn ra quá trình rò rỉ công nghệ. Điều này góp
phần làm tăng trưởng công nghệ ở các doanh nghiệp trong nước. Đây là nhân tố quan
trọng làm tăng TFP của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với
các nước nghèo là liệu các điều kiện trong nước có đủ để đón nhận phổ biến và chuyển
giao công nghệ hay không. Kết quả từ mô hình lý thuyết Glass và Saggi (1998) rút ra
là mức độ phổ biến và chuyển giao công nghệ còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của
doanh nghiệp trong nước.
Loại tác động lan tỏa tiếp theo cũng được coi là rất quan trọng đối với các nước
chậm phát triển là sự có mặt của doanh nghiệp FDI tạo ra tác động cạnh tranh cho các
doanh nghiệp trong nước (Blomstrom và Wang, 1992; Glass và Saggi, 2002). Tuy
nhiên, tác động này lại phụ thuộc vào cấu trúc thị trường và trình độ công nghệ của
12

nước nhận đầu tư. Đối với các nước chậm phát triển, trong nhiều trường hợp tác động
cạnh tranh của FDI là rất khốc liệt trước khi nó mang lại tác động lan tỏa tích cực khác.


Hình 2.1. Tác động cạnh tranh của FDI tới doanh nghiệp trong nước
Ví dụ, các doanh nghiệp FDI tung ra thị trường một loại sản phẩm mới có tính chất
thay thế cho sản phẩm trước đây sản xuất bởi doanh nghiệp trong nước, qua đó ảnh
hưởng lớn tới sự tồn tại của doanh nghiệp trong nước. Sự hiện diện của FDI chính là
một tác nhân thúc đẩy cạnh tranh và trong nhiều trường hợp, tác động lan tỏa có thể
dẫn đến tình trạng giảm sản lượng của doanh nghiệp trong nước trong ngắn hạn
Hình trên là một ví dụ thể hiện phản ứng (hay là kết quả của tác động lan tỏa) của doanh
nghiệp trong nước trước sự xuất hiện của doanh nghiệp FDI cùng ngành trong ngắn hạn. Sự lấn át

thị trường của doanh nghiệp FDI làm thu hẹp thị phần của doanh nghiệp trong nước và đẩy chi phí
cố định lên cao. Trước tác động này, doanh nghiệp trong nước có xu hướng điều chỉnh giảm chi
phí trung bình (từ AC1 xuống AC2). Nhưng nếu áp lực cạnh tranh ban đầu từ doanh nghiệp FDI đủ
mạnh, doanh nghiệp sẽ buộc phải giảm sản lượng (từ Q1 xuống Q2) và tác động cuối cùng là làm
tăng giá thành trên 1 đơn vị sản phẩm (chuyển dịch từ vị trí 1 lên 2). Nguồn: Aitken và Harrison
(1999).
Sản lượng
Giá một đơn
vị sản phẩm
AC1

AC2
Q1

Q
P1
P2
13

(Aitken và Harrison, 1999). Kết quả là các doanh nghiệp trong nước bị tác động hoặc
muốn sống sót thì phải đổi mới công nghệ, tái cơ cấu để tăng năng suất và chất lượng
để thích nghi với môi trường cạnh tranh (từ đó sẽ làm tăng TFP của doanh nghiệp trong
nước) hoặc phải rời khỏi thị trường (tác động lấn át, làm suy giảm nền kinh tế).
Ngoài việc tạo thêm việc làm, FDI còn là một tác nhân truyền bá kiến thức quản lý
và kỹ năng tay nghề cho lao động của nước nhận FDI (Haacker, 1999). Tác động lan
tỏa này xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI tuyển dụng lao động nước sở tại đảm nhận
các vị trí quản lý, các công việc chuyên môn hoặc tham gia nghiên cứu và triển khai.
Việc truyền bá kiến thức cũng diễn ra thông qua kênh đào tạo công nhân kỹ thuật ở
trong nước và tại công ty mẹ. Tác động lan tỏa tuy nhiên chỉ phát huy tác dụng khi đội
ngũ lao động có trình độ này ra khỏi doanh nghiệp FDI và chuyển sang làm việc tại các

doanh nghiệp trong nước hoặc tự thành lập doanh nghiệp và sử dụng những kiến thức
tích luỹ được trong quá trình làm việc cho các công ty con hoặc liên doanh với nước
ngoài vào công việc kinh doanh tiếp đó. Song mức độ di chuyển lao động còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác như sự phát triển của thị trường lao động, cầu về lao động
có trình độ kỹ năng cũng như các điều kiện gia nhập thị trường khi muốn khởi sự
doanh nghiệp. Đây cũng chính là cản trở lớn mà các nước chậm phát triển đang phải
đối mặt. Một vài đánh giá định lượng chỉ xác nhận mối quan hệ tích cực giữa kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp nhận lao động chuyển từ doanh nghiệp FDI cùng ngành.
Trái lại, mối quan hệ này không được xác nhận đối với lao động trước đây được các
công ty FDI đào tạo và làm trong các doanh nghiệp FDI khác ngành (Goerg và Strobl,
2002). Trên thực tế, loại tác động lan tỏa do di chuyển lao động tuy nhiên rất khó đánh
giá với nhiều lý do. Chẳng hạn, doanh nghiệp trong nước tiếp nhận lao động chuyển
sang không có điều kiện hoặc không tạo điều kiện cho số lao động này phát huy năng
lực của mình. Năng suất lao động của doanh nghiệp tăng lên còn do nhiều yếu tố khác,
phụ thuộc vào quy mô vốn, cơ hội thị trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
14

2.3. Mô hình cân bằng tổng quát
Mô hình cân bằng tổng quát được Ben Ferrett (2004) đưa ra, xuất phát từ mô hình
tăng trưởng nổi tiếng của Solow (1956). Trong mô hình này, dòng vốn FDI (khi cân
bằng) đi từ nước có công nghệ cao tới thấp và ưu thế về công nghệ của một số quốc gia
được giả định là được bao gồm cho dòng vốn FDI. Dòng FDI đi vào quốc gia đang
phát triển với công nghệ thấp làm tăng tổng TFP một cách trực tiếp (thông qua nhập
khẩu vốn tốt) và gián tiếp (thông qua lan tỏa công nghệ từ các doanh nghiệp địa
phương). Vì vậy, các mô hình này hình thành một quá trình mà qua đó dòng FDI có thể
làm cho các nước đang phát triển bắt kịp (và có thể hội tụ) với các nước phát triển. Một
đặc điểm nổi bật trong phân tích này là khía cạnh cân bằng tổng quát. Thế giới bao
gồm hai khu vực (có lẽ các quốc gia riêng rẽ và nhóm các quốc gia giống nhau) Bắc và
Nam. Hàm sản xuất tổng hợp có Cobb-Douglas có dạng:
Phía Bắc: Y

N
= A
N
K
N
α

L
N
1-α


y
N
= A
N
k
N
α

Phía Nam: Y
S
= A
S
K
S
α

L
S

1-α


y
S
= A
S
k
S
α

Trong đó, chữ cái viết hoa và viết thường lần lượt thể hiện tổng số lượng (Y = sản
lượng ròng, K = vốn, L = lao động) và năng suất trên đầu người (y = sản lượng
ròng/lao động, k = vốn/lao động). Chỉ số A
N
và A
S
lần lược là TFP của khu vực Bắc và
Nam. α là đóng góp của vốn trong tổng sản phẩm quốc gia.
Trong nền kinh tế tự cấp tự túc (không có dịch chuyển quốc tế của cả hai yếu tố),
mức độ vốn trên đầu người tại trạng thái dừng được xác định (như trong mô hình tăng
trưởng của Solow) bằng mức vốn yêu cầu đầu tư trên đầu người (tài trợ bằng tiết kiệm)
để bù đắp cho phần vốn khấu hao và tăng trưởng dân số:
Nền kinh tế tự cấp tự túc: s
i
y
i
= (n+δ)k
i ,
i Є {N,S}

Đầu tư thực hiện trên đầu tư yêu cầu trên đầu người
đầu người (bằng tiết kiệm) để duy trì k cố định
15

Tốc độ tăng trưởng dân số và khấu hao (thường là như nhau giữa các vùng) lần
lượt là n và δ, và s là khuynh hướng tiết kiệm trung bình cố định (khác nhau giữa các
vùng). Vì vậy, tại trạng thái dừng, thì y/k=(n+ δ)/s cho cả hai khu vực, thay thế vào
trong sản lượng biên của vốn, ∂y/∂k=αy/k, chúng ta có lãi suất thực trong nền kinh tế tự
cấp tự túc: r
N
=(n+ δ)/s
N
, r
S
=(n+ δ)/s
s
.
Chúng ta đưa ra giả định sau: dẫn đầu công nghệ (A
N
> A
S
) và hành vi tiết kiệm:
(s
N
> s
S
). Giả định đầu nghĩa là khu vực phía N dẫn đầu công nghệ và khu vực S có
công nghệ thấp hơn đủ để đảm bảo cho r
S
> r

N
trong nền kinh tế tự cấp tự túc. Hình 2.2
minh họa phân tích này. Chú ý rằng trong nền kinh tế tự cấp tự túc, vốn trong trạng thái
dừng và thu nhập theo đầu người của các nước phía S đều thấp hơn các nước phía N vì
hai lý do: khuynh hướng tiết kiệm biên và tích lũy của phía N cao hơn (s
N
> s
S
) và TFP
của nó cũng cao hơn (A
N
> A
S
).
Cho đến bây giờ, ta vẫn giả sử việc không di chuyển hoàn hảo các yếu tố giữa hai
vùng. Bây giờ ta giả sử vốn có thể dịch chuyển hoàn hảo trên phạm vi quốc tế (toàn
cầu hóa), hàm ý r
S
= r
N
= r
w
với r
w
là lãi suất thế giới thực khi cân bằng, (mặt khác vốn
có thể thay đổi đến nơi có sinh lợi). Vì r
S
> r
N
trong nền kinh tế tự cấp tự túc, vốn sẽ

dịch chuyển từ phía N xuống phía S do tự do hóa. Giá trị cân bằng của k
N
, k
S
tại trạng
thái dừng dưới giả định dịch chuyển hoàn hảo được đặc trưng bởi hai điều kiện sau:
Để đảm bảo cho sản lượng biên của vốn giữa các vùng bằng nhau:
R
N
= r
S


k
N
/k
S
= (A
N
/A
S
)
1/(1-α)
(2.1)
Đảm bảo cho tổng cầu vốn và tổng cung vốn cân bằng ở phạm vi toàn cầu thì xuất
khẩu vốn từ phía N trên đầu người = nhập khẩu vốn từ phía S trên đầu người:
s
N
y
N

– (n+δ)k
N
= (n+δ)k
s
– s
S
y
S
(2.2)
(2.2) hàm ý giả định hai vùng có cùng mức dân số; mở rộng đến hai vùng không có
cùng mức dân số đòi hỏi biểu thức bên trái (2.2) được nhân với tỉ số L
N
/L
S

16


Hình 2.2. Dòng vốn FDI N-S trong mô hình cân bằng tổng quát. (Nguồn Solow
1957)
17

Ban đầu k
N
>k
S
ở nền kinh tế tự cung tự cấp. Khi dòng FDI đi từ N sang S, sản xuất
trên đầu người giảm ở khu vực N và tăng ở khu vực S vì vốn dịch chuyển về khu vực
phía S. Thứ hai, dòng FDI từ N xuống S, điều này tạo ra khả năng dịch chuyển công
nghệ nếu ưu thế TFP của phía N đi kèm với dòng vốn ra của nó. Vì vậy, TFP khu vực

S tăng trưởng nếu tồn tại một khoảng cách công nghệ giữa khu vực phía N và S.
Khoảng cách công nghệ giữa hai khu vực N và S càng lớn thì TFP của khu vực phía S
tăng càng nhanh và tầm quan trọng của vốn FDI của phía N càng tăng đối với phía S
(Wang, 1990; Findlay, 1978). Tuy nhiên, điều này có thể không đúng nếu phía S thiếu
khả năng hấp thụ. Vì vậy, trong thế giới được mô tả như trong hình 2.2, dịch chuyển
vốn hoàn hảo hàm ý (trong rất dài hạn) A
s
hội tụ A
N
khi phía

S tiếp nhận vốn FDI và kỹ
thuật từ phía N. Chú ý rằng từ (2.1) A
S
= A
N
hàm ý k
S
= k
N
để cho lãi suất thực cân
bằng. Khi đó, y
S
= y
N
với mọi k
S
= k
N
nhưng phía S luôn chào đón FDI từ phía N vì

khuynh hướng tiết kiệm biên của nó thấp hơn (s
N
> s
S
).
Một điểm đáng lưu ý ở đây là tác động gia tăng trong khuynh hướng tiết kiệm của
phía S (s
S
). Giả sử s
S
tăng

đến mức của s
N
. Khi đó

lãi

suất thực của hai vùng tự cấp tự
túc sẽ bằng nhau và không có sự dịch chuyển vốn nào xảy ra giữa hai vùng ngay cả khi
tự do hóa. Vì vậy, phía S rơi vào cái bẫy và nó không bao giờ bắt kịp phía N. Đây là ví
dụ mà tiết kiệm có thể cản trở tích lũy vốn mà đúng ra nó phải xảy ra trong dài hạn. Lý
do cho vấn đề này là tiết kiệm gia tăng lấn át hoàn toàn dòng FDI từ phía N, vì vậy
phía S mất lợi ích do dịch chuyển công nghệ mang lại. Tất nhiên, đây là trường hợp đối
lập vì sự gia tăng s
S
mà vẫn duy trì s
N
> s
S

sẽ nhất quán với dòng FDI từ N tới S và
dịch chuyển công nghệ do tự do hóa vốn. Ở đây, một sự gia tăng trong tiết kiệm của
khu vực phía S làm cản trở sự hội tụ với khu vực phía N.
Tiếp theo ta xem xét ngắn gọn hai nhánh lý thuyết nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa
FDI và TFP trong mô hình cân bằng tổng quát với cạnh tranh không hoàn hảo. Thứ
nhất, Rodriguez-Clare (1996) kiểm tra việc làm thế nào mà việc tăng cầu các hàng hóa

×