Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế việt nam thông qua kênh dẫn truyền thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2012”

TÊN CƠNG TRÌNH:

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI LÊN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM THÔNG QUA
KÊNH DẪN TRUYỀN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2012


ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

TFP

Năng suất các nhân tố tổng hợp


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

ACKS

Alfaro, Chanda, Kalemli Ozcan và Sakey

OLS

Bình phương nhỏ nhất thơng thường

WB

Ngân hàng Thế giới


iii

MỤC LỤC
TĨM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................................................................. 1
́
NỢI DUNG NGHIÊN CƯU ............................................................................................................................. 12
1. GIỚI THIỆU .............................................................................................................................................. 12
2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ............................................................................... 13
3. DỮ LIỆU ..................................................................................................................................................... 19
4. PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM ................................................................................................................ 22
5. KẾT LUẬN ................................................................................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................ 30
PHỤ LỤC A. ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN ....................................................................................................... 33

PHỤ LỤC B. DỮ LIỆU 1990-2010.................................................................................................................. 34
PHỤ LỤC C. TÍNH TỐN MỨC ĐỘ TFP THEO MƠ HÌNH SOLOW.................................................... 35
PHỤ LỤC D KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GRANGER ...................................................................................... 36
Bảng 1. Mô tả dữ diệu ...................................................................................................................................... 37
Bảng 2. Hệ số tương quan giữa các biến ......................................................................................................... 38
Bảng 3. Tăng trưởng, FDI và thị trường tài chính ........................................................................................ 39
Bảng 4. Tăng trưởng, FDI, thị trường tài chính, đầu tư và các tương tác khác ......................................... 40
Bảng 5. Đầu tư, FDI và thị trường tài chính .................................................................................................. 41
Bảng 6. Vốn nhân lực, FDI và thị trường tài chính ....................................................................................... 42
Bảng 7. Năng suất các nhân tố tổng hợp, FDI và thị trường tài chính ........................................................ 43


1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường tài chính trên tồn cầu hiện tại đang rộng mở và tạo nhiều thuận lợi cho các
dịng vốn, trong đó có dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) lưu chuyển một cách tự
do gần như khắp thế giới. Dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thơng qua đầu tư của các
tập đoàn đa quốc gia ngoài việc mang đến nguồn vốn cho nước nhận đầu tư, còn mang
đến rất nhiều lợi ích phụ trội cho quốc gia nhận đầu tư như những quy trình khoa học
cơng nghệ sản xuất mới, những quy trình kinh doanh mới hiệu quả cao, các quy trình
quảng cáo tiếp thị mới, giúp nâng cao trình độ quản lý của bộ phận quản lý và tay nghề
cũng như trình độ chun mơn của người lao động ở nước nhận đầu tư. Hiện tại các nước
đang phát triển cũng như các nước phát triển đang tích cực thay đổi thể chế và mở cửa để
thu hút tối đa dòng vốn quốc tế này, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Việt Nam
cũng khơng nằm ngồi xu hướng quốc tế trên. Những nhà nghiên cứu đưa ra lập luận rằng
nhờ sự tăng lên đột biến của dòng vốn FDI từ giai đoạn 1986 (40 000USD) đến 1996 (2
395 000 000 USD) và ổn định tăng với mức 4% đến năm 2008, sau đó tạo sự đột biến
năm 2008 với hơn 9 tỷ USD mà Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng nhanh vượt bậc

trong những thập niên trở lại đây1.Tuy nhiên, một số tranh cãi vẫn cho rằng nguồn gốc
của tăng trưởng ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung khơng có
mối quan hệ sâu sắc với dòng vốn FDI đi vào trong nước. Những tranh cãi này, mà tiêu
biểu là Alfaro-Ozcan (2008) nghiên cứu thực nghiệm trên dữ liệu 72 quốc gia trên thế
giới cho rằng chỉ có những quốc gia có thị trường tài chính phát triển mới tận dụng được
hết những thuận lợi từ dịng vốn FDI để thúc đẩy tăng trưởng thơng qua gia tăng năng
suất nhân tố tổng hợp. Nghiên cứu mới đây nhất ở Việt Nam của Hang (2010) lại chỉ ra
rằng dịng vốn FDI ở Việt Nam có tác động thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
nhưng chỉ thông qua việc gia tăng lượng vốn trong nền kinh tế chứ không làm gia tăng
năng suất lao động và vốn nhân lực thông qua đổi mới công nghệ, hay nói cách khác
khơng giúp gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp. Cũng theo Alfaro và Ozcan (2008), chỉ
1

Theo thống kê của World Bank, Việt Nam có mức tăng trưởng vượt bậc từ 3.81% năm 1985 đến 9.54% năm 1995
sau đó giảm dần và ổn định từ mức 6.78% năm 2010.


2
có con đường tăng trưởng thơng qua gia tăng năng suất của nhân tố tổng hợp mới giúp
quốc gia tăng trưởng bền vững, những quốc gia nhận đầu tư FDI và tăng trưởng thông qua
gia tăng nhân tố tổng hợp gồm nguồn lực vốn và nhân lực thì dẫn tới tăng trưởng khơng
bền vững vì sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu nhìn từ góc
nhìn hẹp thì Việt Nam vẫn hiện đang tăng trưởng dựa trên nguồn vốn FDI, vậy thị trường
tài chính của Việt Nam có đủ mạnh để giúp cho nền kinh tế hấp thụ tốt nguồn vốn FDI to
lớn và để thúc đẩy tăng trưởng? Và liệu FDI giúp Việt Nam tăng trưởng thông qua gia
tăng năng suất nhân tố tổng hợp hay thông qua gia tăng nhân tố tổng hợp vốn tài chính và
vốn nhân lực? Với mục tiêu làm rõ hai vấn đề trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Tác
động của đầu tư trực tiếp nước ngồi lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam thơng qua kênh
dẫn truyền thị trường tài chính”.
2. Xác định vấn đề nghiên cứu

Về mặt lý luận, thông qua những nghiên cứu trước đây trên thế giới, chúng tôi tập trung
phân tích rõ mối liên hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế: liệu sự gia tăng trong tốc độ
tăng trưởng đến từ việc gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp, hay từ gia tăng các nhân tố
tổng hợp? Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đánh giá lại vai trò của thị trường tài chính
trong việc hấp thụ FDI và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới.
Về mặt thực nghiệm, chúng tôi tiến hành hồi quy dữ liệu Việt Nam từ 1990 đến 2010 để
thấy rõ được vai trị của thị trường tài chính trong việc thu hút lượng FDI và là chất xúc
tác thúc phát triển kinh tế. Chúng tôi cũng tiến hành hồi quy để xem xét liệu rằng tăng
trưởng của Việt Nam đạt được nhờ vào sự gia tăng trong nhân tố tổng hợp hay gia tăng
trong năng suất các nhân tố tổng hợp. Cụ thể chúng tôi tiến hành hồi quy xác định rõ mối
quan hệ giữa FDI với vốn tài chính và vốn nhân lực và tác động của FDI lên năng suất các
nhân tố tổng hợp TFP trong đó xem xét tác động khi có sự hiện diện của tương tác giữa
FDI và độ sâu thị trường tài chính.
3. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu


3
 Mối quan hệ giữa độ sâu thị trường tài chính và dịng FDI đi vào một quốc gia?
Liệu một thị trường tài chính phát triển có giúp cho quốc gia đó thu hút một lượng
FDI lớn hơn khơng?
 Vai trị của thị trường tài chính trong việc hấp thụ các hiệu ứng tràn của nền kinh tế
được tạo ra từ việc đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia thơng qua FDI? Liệu một
thị trường tài chính phát triển tạo ra các hiệu ứng tràn lớn hơn và giúp cho nền kinh
tế hấp thụ chúng tốt hơn?
 Xem xét trong sự tương tác với thị trường tài chính, và khơng tương tác với thị
trường tài chính, FDI có giúp đẩy tăng trưởng ở các quốc gia nhận đầu tư khơng?
Hay nó tạo ra các hiệu ứng xấu kiềm hãm tăng trưởng thông qua việc chèn ép các
doanh nghiệp nội địa.
 Xem xét trong sự tương tác với thị trường tài chính, FDI có tác động như thế nào
lên những nhân tố tổng hợp như vốn tài chính và vốn nhân lực? Cụ thể, FDI có

giúp tăng tổng lượng vốn đầu tư nội địa và nâng cao trình độ của người lao động
khơng?
 FDI liệu có giúp gia tăng năng suất các nhân tố tổng hợp hay không nếu xem xét
trong tương tác với thị trường tài chính và khơng có sự tương tác này?
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp định tính, định lượng, thống kê
và hồi quy phân tích để làm rõ những vấn đề nêu trên.
Về dữ liệu định lượng, dữ liệu trong bài nghiên cứu được lấy từ nguồn World Bank (WB)
và đã được đối chiếu với số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, trong trường hợp số
liệu có mâu thuẫn, số liệu từ Tổng cục thống kê được ưu tiên sử dụng. Chuỗi quan sát kéo
dài từ năm 1990 đến năm 2010. Trong trường hợp chuỗi dữ liệu bị thiếu một năm nào đó,
chúng tơi sử dụng phương pháp bình qn để điều chỉnh sót biến. Phương pháp này cho
phép dữ liệu điều chỉnh mới khơng làm ảnh hưởng đến tính trọng yếu và độ tin cậy của
kết quả mơ hình.


4
Về công cụ, nghiên cứu này sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng thường
(OLS) và phần mềm thống kê Eviews 5.0 để tiến hành phân tích và hồi quy dữ liệu.
5. Nội dung nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, chúng tơi trình bày các nội dung nghiên cứu sau:
 Tóm lược bài nghiên cứu
 Tóm lược lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
 Mô tả dữ liệu, thực hiện xử lý số liệu và hồi quy mô hình
 Phân tích kết quả thực nghiệm của mơ hình
 Kết luận và hướng nghiên cứu mở rộng
Cụ thể chúng tôi đã nghiên cứu các nội dung nêu trên như sau:
Với tính chất tự do hóa và tồn cầu hóa kinh tế của nền tế thế giới hiện nay thì dòng vốn
quốc tế đang ngày càng lưu chuyển mạnh mẽ với một lưu lượng và tốc độ ngày càng cao
giữa các quốc gia. Hiện tại các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển đang

tích cực thay đổi thể chế và mở cửa để thu hút tối đa dòng vốn quốc tế này, đặc biệt là các
quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Nhưng tại sao lại có một làn sóng mở cửa đón dịng
vốn FDI rộng khắp trên toàn thế giới như vậy? Câu trả lời chính là những lợi ích phụ trội
vượt trội mà dịng vốn này đem lại cho quốc gia nhận đầu tư. Dịng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi (FDI) thơng qua đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia ngoài việc mang đến
nguồn vốn cho nước nhận đầu tư, còn mang đến những quy trình khoa học cơng nghệ sản
xuất mới, những quy trình kinh doanh mới hiệu quả cao, các quy trình quảng cáo tiếp thị
mới, giúp nâng cao trình độ quản lý của bộ phận quản lý và tay nghề cũng như trình độ
chun mơn của người lao động ở nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, tác động của FDI lên
tăng trưởng vẫn cịn là một bài tốn khó đối với các nhà kinh tế học. Nghiên cứu ở nhiều
quốc gia cho thấy FDI có thể làm trì trệ nền kinh tế thông qua việc kiềm hãm sản xuất của
một số ngành thay vì thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng tại quốc gia đó. Bên cạnh đó, vai
trị của thị trường tài chính phát triển trong q trình thúc đẩy nền kinh tế hấp thụ FDI cịn
là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Và cuối cùng, những nhân tố nghiên cứu về vấn
đềnnhân tố tổng hợp hay năng suất của nhân tố tổng hợp mới là kênh dẫn truyền mà qua


5
đó FDI tác động lên tăng trưởng đã đưa ra những kết quả khơng thống nhất. Để tìm lời
giải cho những vấn đề nêu trên, nghiên cứu này xem xét tác động của nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua kênh dẫn truyền
là thị trường tài chính bằng việc xác định xem những ảnh hưởng này bắt nguồn các nhân
tố tổng hợp2 hay từ năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)3. Chúng tôi cũng xem xét những
tương tác của thị trường tài chính và FDI có tác động như thế nào lên tăng trưởng, các
nhân tố tổng hợp – bao gồm vốn nhân lực và vốn tài chính, và năng suất của nhân tố tổng
hợp.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tơi có phân tích và tổng hợp những nghiên cứu gần đây
trên thế giới về 3 vấn đề nêu trên. Đối với vấn đề thứ nhất, có hai quan điểm rõ ràng của
các nhà kinh tế học về vấn đề này, quan điểm thứ nhất mà đại diện là Alfaro và Ozcan
(2008) cho rằng những tác động tổng quan của FDI lên tổng sản lượng và tăng trưởng

kinh tế của một quốc gia là không rõ ràng và khơng có tính trọng yếu. Bên cạnh đó, cũng
có nhiều nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm đều ủng hộ quan điểm này. Ngược lại,
Zareen, Muhamad và Imran (2011), đại diện cho quan điểm còn lại, bằng việc sử dụng dữ
liệu cho 50 quốc gia Châu Á từ 2001- 2008, các ơng đã đưa ra kết luận rằng FDI có mối
quan hệ thuận chiều nhưng không bền vững với tăng trưởng, tuy nhiên FDI vẫn là nhân tố
then chốt tạo sự tăng trưởng vượt bậc của một số nước có thị trường tài chính khá phát
triển ở Châu Á như Trung Quốc, Singapor, Ấn Độ, Hàn Quốc. Ngoài ra cũng có một số
nghiên cứu khác chủ yếu ở châu Á như Hang (2010) cũng ủng hộ cho quan điểm này.
Nghiên cứu của Hằng với dữ liệu của 61 tỉnh thành ở Việt Nam trong giai đoạn 19952006 đã đưa ra kết luận rằng FDI là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển ở Việt Nam.

2

Nhân tố tổng hợp – Factor accumulation được hiểu là một sự gia tăng về số lượng của bốn nhân tố đầu vào cơ bản
để sản xuất hàng hóa và dịch vụ bao gồm vốn, nhân lực, tài nguyên và thể chế. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ
xem xét nhân tố tổng hợp bao gồm vốn tài chính và vốn nhân lực.
3
Năng suất nhân tố tổng hợp được định nghĩa theo Lipsey và Carlaw (2001) là chỉ tiêu phản ánh mức độ hiệu quả và
chuyên sâu khi sử dụng các nhân tố đầu vào để tạo ra phần gia tăng vượt trội trong sản lượng đầu ra. Nói cách khác
TFP phản ảnh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình),và
hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Năng suất nhân tố tổng hợp chỉ tăng lên nhờ vào tác động của các nhân tố
vơ hình như đổi mới cơng nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của cơng nhân,...
Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp phản ánh tốc độ tiến bộ khoa học công nghệ là chỉ tiêu tổng hợp phản
ảnh sự nhanh, chậm của tiến bộ khoa học công nghệ trong một thời gian nhất định.


6
Vấn đề thứ hai của bài nghiên cứu là vai trị của thị trường tài chính trong q trình hấp
thụ FDI của một quốc gia. FDI có tác động khác nhau đến tăng trưởng của những quốc
gia khác nhau liệu có phải do chất lượng của kênh dẫn truyền FDI ở mỗi quốc gia khác
nhau? Tầm quan trọng của một thị trường tài chính phát triển đối với sự phát triển kinh tế

đã được nhận ra và thảo luận trong nhiều bài nghiên cứu như cũng đã nêu phía trên Alfaro
và các đồng sự (2000-2008), Zareen (2011). Phần lớn các nghiên cứu gần đây đều thống
nhất rằng sự phát triển của thị trường vốn là “ điều kiện cần và đủ” thúc đẩy sự “tiếp thu
và ứng dụng những khoa học kỹ thuật thực tiễn tiên tiến nhất và phát triển trong thực tế”.
Nói cách khác thì sự hạn chế trong việc gia nhập thị trường tín dụng đã cản trở sự phát
triển của các doanh nghiệp nội địa. Nếu những tập đoàn đa quốc gia đang họat động trong
quốc gia đó muốn chuyển giao khoa học cơng nghệ- một trong những nhân tố tạo nên
hiệu ứng tràn công nghệ - mà thiếu vắng một thị trường tài chính phát triển thì các doanh
nghiệp nội địa khơng có đủ nguồn lực tài chính để tiếp cận và áp dụng những công nghệ
sản xuất quản lý tiên tiến được chuyển giao. Chính điều này sẽ làm hạn chế những lợi ích
trước mắt và tiềm tàng mà quốc gia đó có thể đạt được từ nguồn FDI.
Vấn đề thứ ba cần lưu tâm là việc đầu tư trực tiếp vào một quốc gia sẽ giúp tăng trưởng
kinh tế thông qua việc tăng năng suất nhân tố tổng hợp hay gia tăng nhân tố tổng hợp.
Năng suất nhân tố tổng hợp là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình), nhờ vào tác động của các nhân
tố vơ hình như đổi mới cơng nghệ, hợp lý hố sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ
lao động của công nhân,... Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp phản ánh tốc độ
tiến bộ khoa học công nghệ là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh sự nhanh, chậm của tiến bộ
khoa học công nghệ trong một thời gian nhất định. Sự thật là hầu hết các quốc gia nhận
nguồn vốn FDI, đều mong muốn nhận được những lợi ích đi kèm với chuyển giao nguồn
vốn từ hiệu ứng tràn do FDI tạo ra như chuyển giao công nghệ kỹ thuật, kiến thức và đào
tạo nguồn nhân lực. Những hiệu ứng này có thể xảy ra thông qua việc chuyển giao kỹ
thuật, giới thiệu quy trình kỹ thuật mới, kỹ năng quản lý, đào tạo nguồn nhân lực giúp
nâng cao năng suất của các doanh nghiệp nội địa nhờ vào liên kết với tập đoàn đa quốc
gia. Chính những hiệu ứng tràn về cơng nghệ, trình độ lao động này góp phần nâng cao
năng suất nhân tố tổng hợp. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng mong chờ nguồn vốn đầu tư


7
nước ngồi thơng qua hoạt động đầu tư của các tập đồn đa quốc gia sẽ đóng góp vào

nhân tố tổng hợp. FDI đầu tư vào một quốc gia ngoài việc đóng góp trực tiếp vào vốn vật
chất/ tài chính, nó cịn giúp thu hút đầu tư từ tiết kiệm nội địa, giúp gia tăng vốn đầu tư
nội địa. Bên cạnh đó, FDI đóng góp vào vốn nhân lực thơng qua việc đào tạo làm tăng kỹ
năng của người lao động, gia tăng số lao động có kỹ năng và trình độ chun mơn. Một số
nghiên cứu gần đây, tiêu biểu là Alfaro và Ozcan (2008), đã thống nhất rằng FDI giúp
nâng cao công nghệ của quốc gia nhận đầu tư, nâng cao tay nghề và kỹ năng của lao động
từ đó gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tác động của
FDI lên năng suất nhân tố tổng hợp còn cho những kết luận trái chiều cho rằng FDI không
làm gia tăng năng suất của nhân tố tổng hợp. Ví dụ, khi nghiên cứu dữ liệu ở Venezuela,
Aitken và Harison (1999) đã chỉ ra rằng tác động ròng của FDI lên năng suất nhân tố tổng
hợp – năng suất sản xuất ở Venuezuela là khá nhỏ, đầu tư nước ngoài giúp gia tăng năng
lực sản suất của những doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp nhận được nguồn
vốn đầu tư này trong khi lại làm giảm năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa.
Những nghiên cứu nội bộ ở các quốc gia được tiến hành bởi Borensztein, De Grgorio và
Lee (1998) và Carkovic và Levine (2005) sử dụng hồi quy tốc độ tăng trưởng của các
quốc gia, cung cấp bằng chứng chứng tỏ rằng FDI là một biến ngoại sinh có tác động tích
cực lên nền kinh tế. Những bằng chứng thực nghiệm ở tầm vi mơ thì đưa ra những kết
luận chung chung và mơ hồ, mặc dù kết luận là khá bi quan và đồng nhất ở các nước đang
phát triển. Gorg và Greenaway (2004) khẳng định rằng những doanh nghiệp nước ngồi
và các cơng ty nước ngồi có tác động xấu lên những cơng ty nội địa, làm giảm năng lực
sản xuất của các công ty nội địa.
Để làm rõ ba vấn đề trên với điều kiện của thị trường Việt Nam, chúng tôi tiến hành hồi
quy mơ hình với dữ liệu được thu thập từ 1990 đến 2010 thuộc bốn nhóm nhân tố chính
sau: nhóm nhân tố FDI và tăng trưởng, nhóm nhân tố mức độ phát triển của thị trường tài
chính, nhóm biến nhân tố tổng hợp và năng suất nhân tố tổng hợp và nhóm nhân tố thể
chế. Trong đó, chúng tơi xem xét các biến thể hiện độ sâu của thị trường tài chính. Cụ thể,
biến tín dụng ngân hàng (BANKCR) được tính bằng khoản tín dụng đến khu vực tư nhân
trên GDP, mà nguồn gốc của những khoản tín dụng này là từ tiền gửi tiết kiệm của khu
vực tư nhân. Biến này thể hiện rõ vai trò của thị trường tài chính là kênh dẫn truyền



8
những tác động của hiệu ứng tràn từ đầu tư của tập đoàn đa quốc gia vào nền kinh tế. Thị
trường tài chính là nguồn cung cấp vốn cho những doanh nghiệp nội địa để có thể tận
dụng được tất cả những lợi ích mà FDI mang lại từ hiệu ứng tràn qua áp dụng những
chuyển giao khoa học công nghệ, kiến thức và trình độ nhân lực vào sản xuất. Biến tín
dụng khu vực tư nhân (PrivCr) được tính bằng tổng các khoản tín dụng đến khu vực tư
nhân từ các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển và ngân hàng Trung ương tính
trên GDP. Biến này thể hiện độ lớn của các khoản tín dụng cho khu vực tư nhân để thúc
đẩy bộ phận doanh nghiệp trong nước phát triển để hưởng những thuận lợi từ hiệu ứng
tràn do FDI tạo ra.
Để xem xét được liệu FDI có tác động lên tăng trưởng thơng qua TFP hay thơng qua sự
tích lũy các nhân tố và vai trị của thị trường tài chính trong các kênh dẫn truyền, yêu cầu
sử dụng chỉ số tăng trưởng TFP như là một biến độc lập. Bên cạnh đó chúng tơi cũng xem
xét tác động của FDI lên các nhân tố tổng hợp, trong đó chỉ xét hai yếu tố đơn giản nhất là
vốn tài chính và vốn nhân lực. Biến vốn tài chính (Invest - Gross domestic investment):
thể hiện tác động của FDI làm gia tăng đầu tư trong nước được tính bằng sự tăng lên
trong tổng tài sản cố định hình thành trong nước và tăng lên trong hàng tồn kho.
Biến nguồn nhân lực (HK) được hiểu là toàn bộ trình độ chun mơn mà con người tích
lũy được có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai theo Beng, Fischer và Dornhusch
(1995). Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng biến đại diện HK như là số sinh viên
vào đại học trên tổng số dân số, biến này thể hiện trình độ của lực lượng lao động của một
quốc gia. Biến năng suất nhân tố tổng hợp (TFPGR – Total factor productivity growth
rate) thể hiện tăng trưởng của năng suất của các nhân tố sản xuất tổng hợp trong nền kinh
tế bao gồm năng suất sử dụng vốn, năng suất sử dụng lao động và năng suất sử dụng
nguồn tài nguyên.
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng công cụ Eview 5.0 để hồi quy kết quả các mơ hình cần
khảo sát. Trong mơ hình (1) chúng tơi thể hiện tác động của sự tương tác giữa FDI với độ
sâu thị trường tài chính lên tăng trưởng của một quốc gia thông qua biến tương tác
𝐹𝐷𝐼

𝐺𝐷𝑃 𝑖

∗ 𝐹𝐼𝑁𝐴𝑁𝐶𝐸 𝑖 thể hiện mức độ tương tác của FDI với độ sâu thị trường tài chính.


9
(1) 𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻 𝑖 = 𝛼 + 𝛽1

𝐹𝐷𝐼
𝐺𝐷𝑃 𝑖

𝐹𝐷𝐼

+ 𝛽2 𝐹𝐼𝑁𝐴𝑁𝐶𝐸 𝑖 + 𝛽3

𝐺𝐷𝑃 𝑖

∗ 𝐹𝐼𝑁𝐴𝑁𝐶𝐸 𝑖 + 𝑋 𝑖 + 𝜖

𝑖

Kết quả hồi quy của mơ hình (1) thể hiện trong bảng 3 cho thấy mối quan hệ giữa FDI và
tăng trưởng rất đáng kể trong mối liên kết với thị trường tài chính trong khi nếu xem xét
riêng rẽ thì FDI và thị trường tài chính đều khơng có tác động đáng kể đến tăng trưởng.
Hơn nữa, kết quả hồi quy của mơ hình (1) này trong bảng 4 cho thấy FDI không thông
qua việc tăng lên trong vốn nhân lực để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt
Nam.
Bên cạnh đó chúng tơi hồi quy kết quả mơ hình (2) thể hiện tác động của FDI và sự tương
tác của FDI với độ sâu thị trường tài chính lên tổng vốn đầu tư nội địa
(2)


𝐼𝑁𝑉𝐸𝑆𝑇𝑖 = 𝛼 + 𝛽1

𝐹𝐷𝐼
𝐺𝐷𝑃 𝑖

𝐹𝐷𝐼

+ 𝛽2 𝐹𝐼𝑁𝐴𝑁𝐶𝐸 𝑖 + 𝛽3

𝐺𝐷𝑃 𝑖

∗ 𝐹𝐼𝑁𝐴𝑁𝐶𝐸 𝑖 + 𝑋 𝑖 + 𝜖

𝑖

Hồi quy trong bảng 5 này chỉ rõ rằng FDI có tác động tích cực và bền vững làm gia tăng
vốn tài chính thơng qua gia tăng trong vốn đầu tư ròng nội địa nhờ vào sự phát triển của
thị trường tài chính ở Việt Nam.
Để kiểm nghiệm vai trò của FDI và thị trường tài chính trong việc làm gia tăng nhân tố
tổng hợp trong nền kinh tế Việt Nam, nghiên cứu này tiến hành hồi quy sử dụng biến
nguồn nhân lực như một biến phụ thuộc theo hồi quy sau:
(3)

𝐻𝐾𝑖 = 𝛼 + 𝛽1

𝐹𝐷𝐼
𝐺𝐷𝑃 𝑖

+ 𝛽2 𝐹𝐼𝑁𝐴𝑁𝐶𝐸 𝑖 + 𝛽3


𝐹𝐷𝐼
𝐺𝐷𝑃 𝑖

∗ 𝐹𝐼𝑁𝐴𝑁𝐶𝐸 𝑖 + 𝑋 𝑖 + 𝜖 𝑖

Kết quả mơ hình (3) thể hiện ở bảng 6 cho ta thấy thấy FDI và độ sâu thị trường tài chính
ở Việt Nam có tác động khơng đáng kể lên tăng trưởng vốn nhân lực.
Cuối cùng bài nghiên cứu tiến hành hồi quy với biến năng suất các nhân tố tổng hợp
(TFPGr) để thấy được liệu rằng trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam thì FDI thơng qua
mức độ phát triển của thị trường tài chính có giúp tăng trưởng thơng qua gia tăng trong
năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) hay khơng theo mơ hình hồi quy sau:
(4) 𝑇𝐹𝑃𝑔𝑟𝑜𝑤𝑡ℎ 𝑖 = 𝛼 + 𝛽1

𝐹𝐷𝐼
𝐺𝐷𝑃 𝑖

+ 𝛽2 𝐹𝐼𝑁𝐴𝑁𝐶𝐸 𝑖 + 𝛽3

𝐹𝐷𝐼
𝐺𝐷𝑃 𝑖

∗ 𝐹𝐼𝑁𝐴𝑁𝐶𝐸 𝑖 + 𝑋 𝑖 + 𝜖

𝑖


10
Trong đó TFP Growth thể hiện cho tốc độ gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp với giả
định thành phần phần trăm của lao động không đồi, dữ liệu này được tính dựa theo

phương pháp hàm sản xuất Cobb-Doulag dựa theo bài nghiên cứu của Bernake và
Gurkaynak (2001) với số liệu lực lượng lao động và tổng vốn đầu tư của Việt Nam trong
giai đoạn 1990-2010. Kết quả hồi quy của mơ hình này trong bảng 7 cho thấy xét trong
tương quan với độ sâu thị trường tài chính thì FDI và vốn nhân lực đều khơng có tác
động đáng kể lên năng suất nhân tố tổng hợp. Điều này cho thấy năng suất nhân tố tổng
hợp không là kênh chính mà qua đó FDI thúc đẩy tăng trưởng ở Việt Nam
Kết quả nghiên cứu thực tế ở Việt Nam cho thấy rằng FDI khơng có tác động riêng lẻ đến
tăng trưởng mà nó chỉ có tác động thật sự đáng kể nếu xét trong mối quan hệ tương tác
với độ sâu của thị trường tài chính. Tương tự, sự phát triển của thị trường tài chính đóng
vai trị như là kênh dẫn truyền của FDI làm gia tăng tổng đầu tư nội địa và phát triển
nguồn vốn nhân lực. Thực tế ở Việt Nam lại cho thấy FDI khơng phải là yếu tố chính thúc
đẩy năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế - đây là một kết
luận phù hợp với những nghiên cứu gần đây đối với thị trường các nước mới nổi.
6. Ý nghĩa khoa học của công trình
Về mặt lý thuyết, bài nghiên cứu này đã hệ thống và phân tích được mối quan hệ giữa
FDI và tăng trưởng xem xét trong mối tương tác với độ sâu của thị trường tài chính. Bên
cạnh đó chúng tơi cũng hệ thống lại tác động của FDI lên các nhân tố tổng hợp và năng
suất các nhân tố tổng hợp của một quốc gia thông qua tổng hợp một số nghiên cứu khoa
học của các nhà kinh tế trên thế giới.
Về mặt thực tiễn, chúng tôi đã đi sâu phân tích và hồi quy tác động của FDI đối với tăng
trưởng kinh tế Việt Nam trong đó có xem xét đến tác động tương tác của độ sâu thị
trường tài chính và FDI lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi tiến hành
hồi quy để xem xét tác động của FDI lên các nhân tố tổng hợp – vốn tài chính và vốn
nhân lực, tác động của FDI lên năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) để biết FDI giúp Việt
Nam tăng trưởng theo con đường nào. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ có cái
nhìn đúng đắn hơn về tác động và con đường tác động của FDI lên tăng trưởng từ đó


11
hoạch định một chính sách phát triển hợp lý giúp nền kinh tế phát triển ổn định và bền

vững.
7. Hướng phát triển của đề tài
Trong một phạm vi nào đó thì đề tài của chúng tơi cịn chưa hồn thiện và cịn nhiều thiếu
sót. Ví dụ, trong nghiên cứu này chúng tôi chưa xem xét hết tác động của các nhân tố
phản ánh độ sâu thị trường tài chính như nhân tố tỷ số tổng tài sản ngân hàng của Ngân
hàng thương mại trên tài sản Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, trong q trình tính tốn
nhân tố tổng hợp chúng tôi chưa xem xét được sự tăng lên về lượng của nhân tố tài
nguyên và thể chế. Vì vậy, kết quả hồi quy khơng thể hiện tồn diện tác động của FDI và
vai trò của thị trường tài chính tăng trưởng thơng qua sự tăng lên của nhân tố tổng hợp
hay năng suất nhân tố tổng hợp. Trong tương lai gần việc mở rộng đưa các biến về độ sâu
thị trường tài chính và nhân tố tổng hợp vào mơ hình và xem xét tác động của nhân tố thể
chế là một hướng tiếp cận mới của đề tài.


12

́
NỢI DUNG NGHIÊN CƯU
1. GIỚI THIỆU
Với tính chất tự do hóa và tồn cầu hóa kinh tế của nền tế thế giới hiện nay thì dịng vốn
quốc tế đang ngày càng lưu chuyển mạnh mẽ với một lưu lượng và tốc độ ngày càng cao
giữa các quốc gia. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) thơng qua đầu tư của các
tập đoàn đa quốc gia ngoài việc mang đến nguồn vốn cho nước nhận đầu tư, còn mang
đến những quy trình khoa học cơng nghệ sản xuất mới, những quy trình kinh doanh mới
hiệu quả cao, các quy trình quảng cáo tiếp thị mới, giúp nâng cao trình độ quản lý của bộ
phận quản lý và tay nghề cũng như trình độ chun mơn của người lao động ở nước nhận
đầu tư. Hiện tại các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển đang tích cực thay
đổi thể chế và mở cửa để thu hút tối đa dòng vốn quốc tế này, đặc biệt là các quốc gia
đang phát triển ở Châu Á. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng quốc tế trên.
Những nhà nghiên cứu đưa ra lập luận rằng nhờ sự tăng lên đột biến của dòng vốn FDI từ

giai đoạn 1986 (40 000USD) đến 1996 (2 395 000 000 USD) và ổn định tăng với mức 4%
đến năm 2008, sau đó tạo sự đột biến năm 2008 với hơn 9 tỷ USD mà Việt Nam đã đạt
được mức tăng trưởng nhanh vượt bậc trong những thập niên trở lại đây4.Tuy nhiên, một
số tranh cãi vẫn cho rằng nguổn gốc của tăng trưởng ở Việt Nam nói riêng và các nước
đang phát triển nói chung khơng có nguồn gốc/ mối quan hệ sâu sắc với dòng vốn FDI đi
vào trong nước. Những tranh cãi này, mà tiêu biểu là Alfaro-Ozcan (2008) nghiên cứu
thực nghiệm trên dữ liệu 72 quốc gia trên thế giới cho rằng chỉ có những quốc gia có thị
trường tài chính phát triển mới tận dụng được hết những thuận lợi từ dịng vốn FDI để
thúc đẩy tăng trưởng thơng qua gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp. Nghiên cứu mới đây
nhất ở Việt Nam của Hang (2010) lại chỉ ra rằng dịng vốn FDI ở Việt Nam có tác động
thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chỉ thông qua việc gia tăng lượng vốn
trong nền kinh tế chứ không làm gia tăng năng suất lao động và vốn nhân lực thông qua
đổi mới công nghệ, hay nói cách khác khơng giúp gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp.
Cũng theo Alfaro và Ozcan (2008), chỉ có con đường tăng trưởng thơng qua gia tăng năng
suất của nhân tố tổng hợp mới giúp quốc gia tăng trưởng bền vững, những quốc gia nhận
4

Theo thống kê của World Bank, Việt Nam có mức tăng trưởng vượt bậc từ 3.81% năm 1985 đến 9.54% năm 1995
sau đó giảm dần và ổn định từ mức 6.78% năm 2010.


13
đầu tư FDI và tăng trưởng thông qua gia tăng nhân tố tổng hợp gồm nguồn lực vốn và
nhân lực thì dẫn tới tăng trưởng khơng bền vững vì sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Vấn đề đặt ra ở đây là nếu nhìn từ góc nhìn hẹp thì Việt Nam vẫn hiện đang tăng trưởng
dựa trên nguồn vốn FDI, vậy thị trường tài chính của Việt Nam có đủ mạnh để giúp cho
nền kinh tế hấp thụ tốt nguồn vốn FDI to lớn và để thúc đẩy tăng trưởng? Và liệu FDI
giúp Việt Nam tăng trưởng thông qua gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp hay thông qua
gia tăng nhân tố tổng hợp vốn tài chính và vốn nhân lực? Bài nghiên cứu này tập trung
làm rõ mối liên hệ giữa FDI với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: liệu sự gia tăng trong

tốc độ tăng trưởng đến từ việc gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp, hay từ gia tăng các
nhân tố tổng hợp? Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đánh giá lại vai trị của thị trường tài
chính trong việc hấp thụ FDI và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Nội dung còn lại của bài nghiên cứu được chia làm bốn phần sau đây:
Phần 2: Tóm lược lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về ba vấn đề nêu trên
Phần 3: Mô tả dữ liệu, thực hiện xử lý số liệu và hồi quy mơ hình
Phần 4: Phân tích kết quả thực nghiệm của mơ hình
Phần 5: Kết luận và hướng nghiên cứu mở rộng

2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
FDI có những tác động khác nhau lên từng quốc gia. Do mỗi quốc gia lại có một tình hình
phát triển của thị trường tài chính khác nhau cùng với sự khác biệt trong những nhân tố về
nguồn nhân lực, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật,... dẫn đến hạn chế trong việc hấp
thụ nguồn FDI của từng quốc gia và tác động của FDI lên sự phát triển của nền kinh tế
cũng khác nhau giữa các quốc gia. Phần tiếp theo đây của bài nghiên cứu tập trung giới
thiệu những nghiên cứu nền tảng của các nhà kinh tế học quốc tế và trong nước về ba vấn
đề chính sau đây: mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng; tiếp theo là sự gia tăng trong tốc
độ tăng trưởng có nguồn gốc từ FDI sẽ đến từ việc gia tăng năng suất nhân tố tổng hợp,
hay từ gia tăng các nhân tố tổng hợp và cuối cùng là làm rõ vai trị của thị trường tài chính
trong việc hấp thụ FDI của một quốc gia.


14
Thứ nhất, mối quan hệ giữa dòng vốn FDI và tăng trưởng, liệu dịng vốn FDI có giúp thúc
đẩy tăng trưởng hay không. Những nghiên cứu lý thuyết và những bằng chứng thực
nghiệm đưa ra những kết luận mâu thuẫn nhau về tác động của FDI lên tăng trưởng kinh
tế. Tiêu biểu cho những nghiên cứu về mặt lý thuyết FDI và tăng trưởng là nghiên cứu
của Kose (2006) và Gorg - Greenwood (2004). Kose (2006) kết luận rằng trên góc độ lý
thuyết kinh tế vĩ mơ thì các dịng vốn quốc tế có rất ít tác động tích cực lên tăng trưởng
kinh tế, nhưng ông cũng thấy rằng yếu tố thể chế - đặc biệt là sự phát triển tài chính đóng một vai trị quan trọng trong việc thu hút FDI. Gorg và Greenwood (2004) tiến hành

những phân tích lý thuyết lại đưa ra kết luận rằng FDI hầu như tạo ra những tác động tiêu
cực cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, những nghiên cứu thực nghiệm lại đưa ra
nhiều kết luận trái ngược nhau về mối quan hệ giữa FDI và GDP. Đầu tiên là một số
nghiên cứu kết luận rằng FDI khơng có mối quan hệ rõ ràng và bền vững với tăng trưởng.
Lipsey (2002) thơng qua những phân tích thực nghiệm ở tầm vĩ mơ, đã chỉ ra rằng khơng
có một mối quan hệ bền vững giữa mức độ của dòng vốn FDI với GDP hay tăng trưởng.
Ông cũng cho rằng cần thêm nhiều nghiên cứu trong những điều kiện khác nhau về việc
liệu FDI có tạo ra “hiệu ứng tràn”5-spillover effects- cho nền kinh tế hay không. Hanson
(2001) đã tiến hành những nghiên cứu thực nghiệm và đưa ra bằng chứng cho thấy FDI đã
không tạo những tác động rõ ràng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Blomstrom và Kokko
(2003) thì cho rằng FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế thông qua những hiệu
ứng tràn do sự hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia. Ngoài ra, trong nghiên cứu thực
nghiệm trên 72 quốc gia, Alfaro và Ozcan (2008) cũng đưa ra nhận định rằng những tác
động tổng quan của FDI lên tổng sản lượng và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là
không rõ ràng và khơng có tính trọng yếu.
Cũng với những nghiên cứu ở tầm vĩ mô, những lý thuyết kinh tế đưa ra bằng chứng rằng
FDI không tạo ra tác động ngoại sinh tích cực lên tăng trưởng kinh tế mà chỉ tác động tích
cực lên điều kiện, mơi trường và chính sách của nước sở tại, đáng chú ý như: mơi trường
Đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI có thể tạo ra những chuyễn biến tích cực
cho q́ c gia nhâ ̣n đầ u tư thông qua
những kênh dẫn truyề n tràn (spillover channel ) như thông qua chuyễn giao công nghê ̣ , chuyễn giao ki ̃ năng của
người lao đô ̣ng, hành vi của cá nhân khi quan sát kinh nghiệm, quan hê ̣ đố i tác giữa các doanh n ghiê ̣p trong nước và
các tập đoàn đa quốc gia theo Blomstrom (1989).
5


15
thể chế theo Balasubramanayam và cộng sự (1996); nguồn nhân lực theo Borensztein và
cộng sự (1998); thị trường tài chính, cấu trúc thị trường của quốc gia sở tại theo ACKS Alfaro, Chanda, Kalemli Ozcan và Sakey (2004-2006); đặc điểm vùng theo AlfaroChartlon (2007). Liệu có phải chăng những tác động tích cực của FDI chỉ bao gồm những
nhân tố nêu trên ở những điều kiện kinh tế nhất định và một số môi trường nhất định?

Vậy qua kênh dẫn truyền nào mà FDI có thể đóng góp tích cực vào hiệu ứng tràn ở các
quốc gia? Một số những nghiên cứu thực nghiệm đã tiến hành tìm kiếm sự hiện diện của
những nhân tố ngoại sinh mà họ chưa nhận diện được nhưng có ảnh hưởng lên kênh dẫn
truyền FDI. Họ tập trung vào tìm kiếm những bằng chứng trực tiếp của những nhân tố
ngoại sinh có tác động qua lại với nhau, chẳng hạn như sự xuất hiện của các tập đoàn đa
quốc gia ở một quốc gia hay một vùng và sự gia tăng năng suất của các doanh nghiệp địa
phương hay khu vực dịch vụ, phân phối và tiêu dùng của địa phương đó.
Quan điểm thứ hai trong dịng tranh luận trên là FDI có quan hệ thuận với tăng trưởng,
FDI giúp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ ở các quốc gia nhận đầu tư. Những nghiên cứu
thực nghiệm đã đưa ra kết luận chung rằng FDI tạo ra những tác động tích cực lên tăng
trưởng kinh tế ở các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Một trong nghiên
cứu gần đây nhất ở các nước Châu Á, trong năm 2011 của Zareen, Muhamad và
Imran(2011) sử dụng dữ liệu cho 50 quốc gia Châu Á từ 2001- 2008, các ông đã đưa ra
kết luận rằng FDI có mối quan hệ thuận chiều nhưng không bền vững với tăng trưởng, tuy
nhiên FDI vẫn là nhân tố then chốt tạo sự tăng trưởng vượt bậc của một số nước có thị
trường tài chính khá phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Singapor, Ấn Độ, Hàn Quốc…
Hang (2010) với những nghiên cứu trên dữ liệu của 61 tỉnh thành ở Việt Nam trong giai
đoạn 1995-2006 đã đưa ra kết luận rằng FDI là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển ở Việt
Nam, tuy nhiên tăng trưởng này có nguồn gốc chủ yếu từ việc tăng nguồn vốn, khơng có
nguồn gốc từ tăng trưởng trong nhân lực hay cơng nghệ, khơng có nguồn gốc từ gia tăng
năng suất nhân tố tổng hợp. Bài nghiên cứu này kiểm định mối quan hệ giữa FDI và GDP
nhằm hiểu rõ FDI đóng vai trị gì trong q trình tăng trưởng của Việt Nam trong thời
gian từ 1990 đến 2010.


16
Vấn đề kế tiếp mà bài nghiên cứu này muốn đề cập là vai trị của thị trường tài chính
trong quá trình hấp thụ FDI của một quốc gia. FDI có tác động khác nhau đến tăng trưởng
của những quốc gia khác nhau liệu có phải do chất lượng của kênh dẫn truyền FDI ở mỗi
quốc gia khác nhau? Tầm quan trọng của một thị trường tài chính phát triển đối với sự

phát triển kinh tế đã được nhận ra và thảo luận trong nhiều bài nghiên cứu như cũng đã
nêu phía trên Alfaro và các đồng sự (2000-2008), Zareen (2011)... Và các nhà kinh tế học
đã chứng minh rằng một thị trường tài chính phát triển, bằng cách giảm chi phí giao dịch
và giảm bất cân xứng thơng tin đã đảm bảo rằng vốn sẽ được phân phối vào những dự án
của các lĩnh vực có tỷ suất sinh lợi cao nhất và vì thế thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hơn
thế nữa, theo McKinnon (1973) khẳng định rằng sự phát triển của thị trường vốn là “ điều
kiện cần và đủ” thúc đẩy sự “tiếp thu và ứng dụng những khoa học kỹ thuật thực tiễn tiên
tiến nhất và phát triển trong thực tế”. Nói cách khác thì sự hạn chế trong việc gia nhập thị
trường tín dụng đã cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa. Nếu những tập
đoàn đa quốc gia đang họat động trong quốc gia đó muốn chuyển giao khoa học công
nghệ- một trong những nhân tố tạo nên hiệu ứng tràn công nghệ- mà thiếu vắng một thị
trường tài chính phát triển thì các doanh nghiệp nội địa khơng có đủ nguồn lực tài chính
để tiếp cận và áp dụng những công nghệ sản xuất quản lý tiên tiến được chuyển giao.
Chính điều này sẽ làm hạn chế những lợi ích trước mắt và tiềm tàng mà quốc gia đó có
thể đạt được từ nguồn FDI. Những bài nghiên cứu trong giai đoạn từ năm năm 2004 2008 của ACKS, và nghiên cứu gần đây nhất năm 2008 của Alfaro và Ozcan (2008) dựa
trên dữ liệu của 72 quốc gia từ 1975-1995, đã làm rõ hơn vấn đề này. Các ông đưa ra kết
luận thống nhất rằng thị trường tài chính phát triển, đặc biệt là sự phát triển đầy đủ các
chức năng của các định chế tài chính trong thị trường đó, đóng vai trị là một kênh dẫn
truyền quan trọng của FDI. Các ông cũng nhấn mạnh rằng nếu thị trường và các định chế
tài chính kém phát triển sẽ giới hạn khả năng của nền kinh tế trong việc tận dụng những
tác động hiệu ứng tràn của FDI như đã lấy ví dụ ở trên. Trong bài nghiên cứu của Zareen,
Muhamad và Imran (2011) cũng đưa ra kết luận chung rằng chỉ có những đất nước có thị
trường tài chính phát triển mới có khả năng hấp thụ tốt FDI để thúc đẩy nền kinh tế phát
triển.


17
Vấn đề thứ ba cần lưu tâm là việc đầu tư trực tiếp vào một quốc gia sẽ giúp tăng trưởng
kinh tế thông qua việc tăng năng suất nhân tố tổng hợp hay gia tăng nhân tố tổng hợp.
Năng suất nhân tố tổng hợp là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình), nhờ vào tác động của các nhân
tố vơ hình như đổi mới cơng nghệ, hợp lý hố sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ
lao động của cơng nhân,... Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp phản ánh tốc độ
tiến bộ khoa học công nghệ là chỉ tiêu tổng hợp phản ảnh sự nhanh, chậm của tiến bộ
khoa học công nghệ trong một thời gian nhất định. Sự thật là hầu hết các quốc gia nhận
nguồn vốn FDI, đều mong muốn nhận được những lợi ích đi kèm với chuyển giao nguồn
vốn từ hiệu ứng tràn do FDI tạo ra như chuyển giao công nghệ kỹ thuật, kiến thức và đào
tạo nguồn nhân lực. Những hiệu ứng này có thể xảy ra thơng qua việc chuyển giao kỹ
thuật, giới thiệu quy trình kỹ thuật mới, kỹ năng quản lý, đào tạo nguồn nhân lực giúp
nâng cao năng suất của các doanh nghiệp nội địa nhờ vào liên kết với tập đồn đa quốc
gia. Chính những hiệu ứng tràn về cơng nghệ, trình độ lao động này góp phần nâng cao
năng suất nhân tố tổng hợp. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng mong chờ nguồn vốn đầu tư
nước ngồi thơng qua hoạt động đầu tư của các tập đồn đa quốc gia sẽ đóng góp vào
nhân tố tổng hợp. FDI đầu tư vào một quốc gia ngồi việc đóng góp trực tiếp vào vốn vật
chất/ tài chính, nó cịn giúp thu hút đầu tư từ tiết kiệm nội địa, giúp gia tăng vốn đầu tư
nội địa. Bên cạnh đó, FDI đóng góp vào vốn nhân lực thông qua việc đào tạo làm tăng kỹ
năng của người lao động, gia tăng số lao động có kỹ năng và trình độ chun mơn.
Đề cập tới vấn đề nhân tố tổng hợp – năng suất của nhân tố tổng hợp, Graham và
Krugman (1991), Kindleberge (1969) and Lepsey (2002) chỉ ra rằng một trong những thất
bại của các nhà đầu tư nước ngoài là do họ hướng đến việc đầu tư vốn thông qua mua cổ
phần của những công ty nội địa, việc này đơn giản chỉ làm gia tăng nguồn vốn tài chính,
một trong các nhân tố tổng hợp, bản thân năng suất nhân tố tổng hợp không thay đổi gì.
Thay vào đó, họ nên chuyển giao hồn tồn vốn đầu tư vào một quốc gia thơng qua nắm
quyền điều hành một công ty nội địa. Thông qua việc nắm quyền điều hành một cơng ty
nội địa có tiềm năng, bên cạnh quyết định về mặt tài chính, họ có thể quyết định thay đổi
cơng nghệ thơng qua chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,… từ đó giúp nâng
cao năng suất và chất lượng của sản phẩm công ty và nâng cao giá trị công ty mà họ đang


18

sở hữu. Việc đầu tư thông qua nắm quyền điều hành này khơng những có lợi cho những
nhà đầu tư nước ngồi mà cịn mang đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế của quốc gia nhận
đầu tư, nó khơng những trực tiếp làm gia tăng nhân tố tổng hợp là nguồn vốn và lao động
mà còn giúp gia tăng năng suất của nhân tố tổng hợp, trong đó gia tăng hiệu suất sử dụng
vốn và trình độ nguồn lao động của một quốc gia thông qua đổi mới công nghệ cho quốc
gia đó. Một ví dụ minh họa rõ mối quan hệ giữa FDI và nhân tố tổng hợp là khi các tập
đoàn đa quốc gia đầu tư vào một quốc gia họ không những mang đến nguồn lực tài chính
cho quốc gia đó mà họ đã có những nỗ lực không ngừng trong việc giáo dục đào tạo lực
lượng lao động tại các quốc gia mà các tập đồn này đặt nhà máy, cơng ty con. Các tập
đồn đa quốc gia thường cung cấp nhiều khóa đào tạo kỹ thuật cho công nhân và nhà
quản lý hơn là các cơng ty nội địa. Những tập đồn đa quốc gia này còn tham gia vào các
tổ chức giáo dục đào tạo hay các học viện ở nước sở tại nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu công việc. Ví dụ, Intel ở Costa Rica và Shell-BP ở Nigeria đã đóng góp rất
nhiều về cơng nghệ, chương trình giảng dạy cũng như tài chính cho các trường đại học ở
đây. Ở Singapore, Hội đồng phát triển kinh tế cũng phối hợp với các tập đoàn đa quốc gia
để xây dựng các trung tâm và học viện đào tạo nhân lực nguồn cho họ. Tuy nhiên, những
phân tích thực nghiệm dữ liệu bảng (panel data) của Velde và Zenogiani (2007) khẳng
định rằng FDI giúp nâng cao việc phát triển kỹ năng nhưng chỉ ở những quốc gia mà
chính phủ có sự đầu tư giáo dục khá tốt.
Bên cạnh đó, những nghiên cứu về tác động của FDI lên năng suất nhân tố tổng hợp còn
cho những kết luận trái chiều cho rằng FDI không làm gia tăng năng suất của nhân tố tổng
hợp. Ví dụ, khi nghiên cứu dữ liệu ở Venezuela, Aitken và Harison (1999) đã chỉ ra rằng
tác động ròng của FDI lên năng suất nhân tố tổng hợp – năng suất sản xuất ở Venuezuela
là khá nhỏ, đầu tư nước ngoài giúp gia tăng năng lực sản suất của những doanh nghiệp
nước ngoài và các doanh nghiệp nhận được nguồn vốn đầu tư này trong khi lại làm giảm
năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa. Những nghiên cứu nội bộ ở các quốc gia
được tiến hành bởi Borensztein, De Grgorio và Lee (1998) và Carkovic và Levine (2005)
sử dụng hồi quy tốc độ tăng trưởng của các quốc gia, cung cấp bằng chứng chứng tỏ rằng
FDI là một biến ngoại sinh có tác động tích cực lên nền kinh tế. Những bằng chứng thực
nghiệm ở tầm vi mơ thì đưa ra những kết luận chung chung và mơ hồ, mặc dù kết luận là



19
khá bi quan và đồng nhất ở các nước đang phát triển. Gorg và Greenaway(2004) khẳng
định rằng những doanh nghiệp nước ngồi và các cơng ty nước ngồi có tác động xấu lên
những công ty nội địa, làm giảm năng lực sản xuất của các công ty nội địa.
Sau khi hệ thống lại những tranh luận xoay quanh ba vấn đề trên, bài nghiên cứu này tập
trung làm rõ thực tế tình hình đầu tư FDI ở Việt Nam có tác động mạnh mẽ và tích cực tới
tăng trưởng thơng qua gia tăng trong năng suất nhân tố tổng hợp hay thông qua nhân tố
tổng hợp hay không. Chúng tôi cũng muốn xác định rõ mối quan hệ của thị trường tài
chính trong việc hấp thụ FDI trong điều kiện thị trường Việt Nam.

3. DỮ LIỆU
Dữ liệu trong bài nghiên cứu được lấy từ nguồn World Bank (WB) và đã được đối chiếu
với số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, trong trường hợp số liệu có mâu thuẫn, số
liệu từ Tổng cục thống kê được ưu tiên sử dụng. Chuỗi quan sát kéo dài từ năm 1990 đến
năm 2010. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường
(OLS) và phần mềm thống kê Eviews 5.0 để tiến hành phân tích và hồi quy dữ liệu. Trong
trường hợp chuỗi dữ liệu bị thiếu một năm nào đó, chúng tơi sử dụng phương pháp bình
qn để điều chỉnh sót biến. Phương pháp này cho phép dữ liệu điều chỉnh mới khơng
làm ảnh hưởng đến tính trọng yếu và độ tin cậy của kết quả mơ hình.
Chúng tôi liệt kê và định nghĩa tất cả các biến sử dụng trong bài nghiên cứu này ở Phụ lục
A và dữ liệu của các biến từ 1990-2010 được trình bày trong Phụ lục B. Riêng trong phần
này, chúng tôi chỉ tập trung trình bày bốn biến/nhóm biến quan trọng nhất: đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI), tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Growth), mức độ phát triển
của thị trường tài chính (FINANCE), tốc độ tăng trưởng nhân tố tổng hợp (TFP).
FDI và tăng trưởng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment): Biến đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong bài nghiên cứu, được đo lường tỷ lệ FDI ròng trên GDI của nền kinh tế,
thể hiện độ lớn của FDI so với GDP. Theo báo cáo của WB, dòng FDI ròng được đo

lường bằng dòng vốn đầu tư ròng đạt được mức tỉ suất sinh lợi cao và ổn định (10% hoặc


20
cao hơn tỷ suất sinh lợi đòi hỏi) vào một cơng ty hoạt động trong nền kinh tế bên ngồi
quốc gia của nhà đầu tư. Nó là tổng của vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, vốn dài hạn và
vốn ngắn hạn được thể hiện ở cán cân thanh toán. FDI gộp thể hiện tổng của giá trị tuyệt
đối của dòng vốn vào trừ dòng vốn ra của đầu tư nước ngồi giai đoạn trước đó. Mơ hình
của chúng tơi tập trung vào dòng vốn đi vào một quốc gia nên chúng tơi dùng dữ liệu FDI
rịng cho mơ hình này.
Tăng trưởng kinh tế - Growth: trong bài nghiên cứu này được đại diện bằng biến tăng
trưởng thu nhập trên đầu người (GDP per capita growth rates) tính theo giá cố định
(USD) vào thời điểm năm 2000.
Mức độ phát triển của thị trường tài chính (FINANCE)
Để đo lường mức độ phát triển của thị trường tài chính theo lượng và chất chúng tôi sử
dụng ba biến cơ bản sau để đại diện cho mức độ phát triển của thị trường tài chính. Các
biến này cũng được sử dụng trong các bài nghiên cứu của Alfaro-Ozcan (2008), King và
Levine (1993a,b), Levine và Zervos (1998) và Lebine (2000)...
Biến tổng nợ thanh khoản của thị trường tài chính (Liquidity– Liquid liabilities of the
financial system) là thước đo thể hiện cơ cấu tài sản của bộ phận ngân hàng và tín dụng tư
nhân trên GDP, được tính bằng tổng tiền mặt và các khoản nợ có sinh lãi tại các chế định
tài chính và phi tài chính trên cho GDP. Biến tổng nợ thanh khoản của thị trường tài
chính cung cấp một thước đo rộng nhất của khu vực tài chính bao gồm 3 loại trung gian
tài chính: ngân hàng trung ương, tiền gửi ngân hàng và các định chế tài chính khác mà
khơng phân biệt sự khác nhau về sở hữu giữa các chế định tài chính.
Biến tín dụng ngân hàng (BANKCR) được tính bằng khoản tín dụng đến khu vực tư nhân
trên GDP, mà nguồn gốc của những khoản tín dụng này là từ tiền gửi tiết kiệm của khu
vực tư nhân. Biến này thể hiện rõ vai trò của thị trường tài chính là kênh dẫn truyền
những tác động của hiệu ứng tràn từ đầu tư của tập đoàn đa quốc gia vào nền kinh tế. Thị
trường tài chính là nguồn cung cấp vốn cho những doanh nghiệp nội địa để có thể tận

dụng được tất cả những lợi ích mà FDI mang lại từ hiệu ứng tràn qua áp dụng những
chuyển giao khoa học cơng nghệ, kiến thức và trình độ nhân lực vào sản xuất.
Biến tín dụng khu vực tư nhân (PrivCr) được tính bằng tổng các khoản tín dụng đến khu
vực tư nhân từ các ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển và ngân hàng Trung ương


21
tính trên GDP. Biến này thể hiện độ lớn của các khoản tín dụng cho khu vực tư nhân để
thúc đẩy bộ phận doanh nghiệp trong nước phát triển để hưởng những thuận lợi từ hiệu
ứng tràn do FDI tạo ra.
Nhân tố tổng hợp và năng suất của nhân tố tổng hợp
Để xem xét được liệu FDI có tác động lên tăng trưởng thơng qua TFP hay thơng qua sự
tích lũy các nhân tố và vai trò của thị trường tài chính trong các kênh dẫn truyền, yêu cầu
sử dụng chỉ số tăng trưởng TFP như là một biến độc lập. Bên cạnh đó chúng tơi cũng xem
xét tác động của FDI lên các nhân tố tổng hợp, trong đó chỉ xét hai yếu tố đơn giản nhất là
vốn tài chính và vốn nhân lực.
Biến vốn tài chính (Invest - Gross domestic investment): thể hiện tác động của FDI làm
gia tăng đầu tư trong nước được tính bằng sự tăng lên trong tổng tài sản cố định hình
thành trong nước và tăng lên trong hàng tồn kho.
Biến nguồn nhân lực (HK) được hiểu là tồn bộ trình độ chun mơn mà con người tích
lũy được có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai theo Beng, Fischer và Dornhusch
(1995). Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng biến đại diện HK như là số sinh viên
vào đại học trên tổng số dân số, biến này thể hiện trình độ của lực lượng lao động của một
quốc gia.
Biến năng suất nhân tố tổng hợp (TFPGR – Total factor productivity growth rate) thể
hiện tăng trưởng của năng suất của các nhân tố sản xuất tổng hợp trong nền kinh tế bao
gồm năng suất sử dụng vốn, năng suất sử dụng lao động và năng suất sử dụng nguồn tài
nguyên. Phương pháp tính TFPGR được trình bày ở phụ lục C.
Ngồi ra, để xem xét mơ hình một cách đầy đủ và khái quát, chúng tôi đưa thêm một số
nhân tố về thể chế và môi trường khác như:

Lạm phát (Inflation)- biến Inflat: thể hiện thay đổi trong chỉ số lạm phát hàng năm.
Chi tiêu chính phủ (Government Consumption )- biến GovCons: đo lường mức độ chi tiêu
đầu tư cho nền kinh tế của chính phủ tính trên GDP.
Độ mở nền kinh tế (Trade volume) - biến Tradevol: được đại diện bằng biến tổng xuất
khẩu và nhập khẩu trên GDP.


22
Tỷ giá hối đoái (Exchange Rate) – biến ExchgRate: thể hiện tỷ giá hối đối danh nghĩa
trong năm.
Bảng 1. trình bày thống kê mô tả đối với tất cả các biến được sử dụng trong bài nghiên
cứu này. Trong bảng này, chúng tôi mô tả các biến qua các thông số: số quan sát (N), giá
trị nhỏ nhất (Min), phân vị thứ nhất (Q1), giá trị trung bình (Mean), phân vị thứ ba (Q3),
giá trị lớn nhất (Max) và độ lệch chuẩn (Std. Dev). Hệ số tương quan giữa các biến cũng
được chúng tơi tính tốn và trình bày trong bảng 2. Để tiến hành hồi quy mơ hình bằng
phương pháp OLS, chúng tơi kiểm tra điều kiện tính dừng của dữ liệu bằng kiểm định
nghiệm đơn vị (unit root) hay kiểm định Duckey-Fuller. Nếu dữ liệu là không dừng,
chúng tôi sẽ dùng phương pháp lấy sai phân để tạo được chuỗi dừng trước khi tiến hành
hồi quy.
Để tránh những điểm khác biệt lớn trong kết quả kiểm định thực nghiệm so với những
nghiên cứu trên thế giới do đặc điểm quá khác biệt của thị trường Việt Nam hoặc có thể
trong q trình tính tốn sản lượng đầu ra của nền kinh tế (GDP per capita growth rate)
mà chúng tôi buộc phải ước lượng từ nguồn số liệu tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu
người và tốc độ tăng trưởng của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFPGR). Bên cạnh đó,
để đảm bảo tính hợp lý của số liệu dùng trong hồi quy, chúng tôi tiến hành kiểm định
nhân quả- Granger. Kết quả ở phụ lục D cho thấy các biến FDI và các biến như tăng
trưởng, thị trường tài chính, lạm phát, tỷ giá, độ mở kinh tế, vốn nhân lực, năng suất nhân
tố tổng hợp đều có quan hệ nhân quả. Kết quả của kiểm định Granger cho các biến sử
dụng trong mơ hình hồi quy trong điều kiện Việt Nam thì cho thấy quan hệ giữa các biến
ở là hợp lý với các nghiên cứu trước đó.


4. PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM
Trong phần phân tích thực nghiệm nghiên cứu kiểm định vai trò điều kiện cần của thị
trường tài chính đối với việc hấp thu nguồn vốn FDI và thúc đẩy tăng trưởng trong nền
kinh tế - thông qua sự tăng lên trong nhân tố tổng hợp hay tăng lên của năng suất các nhân
tố tổng hợp. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy OLS thông thường nhưng bổ


×