Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 99 trang )


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tóm tắt 1
1. Giới thiệu 1
2. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động FDI đến tăng trưởng kinh tế. 3
2.1.Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
2.1.1. Khái niệm 3
2.1.2. Các nhân tố thu hút FDI 4
2.2. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế 6
2.2.1. Những nghiên cứu trước đây 6
2.2.2. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về tác động của FDI đến
tăng trưởng kinh tế 17
3. Phương pháp nghiên cứu 27
3.1. Mô hình nghiên cứu Việt Nam 27
3.2. Số liệu và phương pháp xử lý 34
4. Nội dung và kết quả nghiên cứu 34
4.1. Thảo luận mô hình 35
4.2. Kiểm định mô hình 43
4.2.1. Xét đa cộng tuyến 43
4.2.2. Xét phương sai thay đổi 47
4.2.3. Xét tự tương quan 48
4.3. Kết luận từ mô hình 50
5. Kết Luận 51
5.1. Một số kết luận 51
5.2. Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam 54
5.2.1. Tổng quan tình hình thu hút FDI tại Việt Nam 54
5.2.2.1. Cải thiện môi trường đầu tư 56

5.2.2.2. Xây dựng chính sách vĩ mô 60


5.2.2.2.1. Tỷ giá hối đoái 61
5.2.2.2.2. Lạm phát 65
5.2.3. Nâng cao nguồn vốn con người. 71
5.2.4. Độ mở nên kinh tế. 74
5.2.5. Chi tiêu chính phủ 74
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
Danh mục bảng
Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia Châu Á
năm 2010 4
Bảng 1.2. Bảng tóm tắt kết quả những nghiên cứu thức nghiệm trên thế giới. 12
Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng trong nước và
tăng trưởng kinh tế 29
Bảng 3.2. Bảng hồi quy các biến tác động đến tăng trưởng kinh tế với biến nguồn vốn
con người được đại diện bởi tỷ lệ đăng ký học của sinh viên đại học. 31
Bảng 3.3. Bảng kỳ vọng mối quan hệ giữa biến giải thích và biến phụ thuộc. 34
Bảng 4.1. Bảng ma trận cho thấy mối tương quan giữa các biến. 35
Bảng 4.2. Bảng tập hợp kết quả các biến tác động đến tăng trưởng kinh tế. 36
Bảng 4.3. Bảng thể hiện tác động tổng hợp của FDI với các biến điều kiện đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam. 40
Bảng 4.4. Bảng hồi quy kiểm định đa cộng tuyến. 44
Bảng 4.5. Bảng hồi quy phụ cho kiểm định đa cộng tuyến. 45
Bảng 4.6. Bảng hồi quy khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến. 46
Bảng 4.7. Bảng hồi quy kiểm định phương sai thay đổi 47
Bảng 4.8. Bảng hồi quy kiểm định tự tương quan theo Durbin-Waston. 48
Bảng 4.9. Bảng hồi quy kiểm định tự tương quan theo BG. 49
Bảng 5.1. Bảng hồi quy tác động của tỷ giá hối đoái trong việc thu hút FDI của Việt

Nam. 62
Bảng 5.2. Bảng hồi quy tác động của lạm phát trong việc thu hút FDI của Việt Nam. 66

Bảng 5.3. Bảng hồi quy tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 66
Bảng 5.4. Bảng kết quả mô hình xác định ngưỡng lạm phát cho Việt Nam. 69
Danh mục hình
Biểu đồ 3.1. Đồ thị thể hiện sự tương quan của chi tiêu chính phủ, nguồn vốn con người,
đầu tư trong nước và độ mở của nền kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 28
Biểu đồ 5.1. Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
1996-2010. 51
Biểu đồ 5.2. Đồ thị thể hiện sự biến động của đầu tư trong nước và nguồn vốn con người
trong giai đoạn 1985-2010. 53
Biểu đồ 5.3. Đồ thị thể hiện FDI bình quân đầu người của một số quốc gia Châu Á trong
giai đoạn 2000-2010. 54
Biểu đồ 5.4. Đồ thị thể hiện số dự án và vốn FDI phân bổ về các địa phương 55
Biểu đồ 5.5. Đồ thị thể hiện vốn ODA Việt Nam trong giai đoạn 2000-2009 57

Trang 1

ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
Tóm tắt
Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút nguồn vốn FDI kể từ khi thực hiện cuộc
cải cách kinh tế 1986. Và việc FDI có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế Việt
Nam đã được các nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu tiến hành thực hiện. Tuy nhiên, đa số
bài nghiên cứu về tác động mối quan hệ của hai biến này chỉ dừng ở mức độ định tính, số
lượng những bài phân tích định lượng khá hạn chế. Nhận thấy việc phân tích định lượng
khá cần thiết. Vì thế, người làm nghiên cứu xây dựng mô hình với mẫu quan sát trong
giai đoạn 1985-2010. Người làm nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS với dữ

liệu lấy từ nguồn worldbank. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng tại Việt
Nam, nguồn vốn con người, vốn đầu tư trong nước và chi tiêu chính phủ đóng vai trò cực
kỳ quan trọng trong việc khai thác hết những lợi ích do FDI mang lại. Ba nhân tố trên là
những điều kiện kinh tế cơ bản và cần thiết để FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài
ra, bài nghiên cứu cũng cho thấy rằng độ mở nền kinh tế Việt Nam và tín dụng trong
nước được cung cấp bởi các ngân hàng đóng vai trò khá mờ nhạt trong việc thúc đẩy FDI
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, các hệ số tác động của những biến này thấp và
không có ý nghĩa thống kê.
1. Giới thiệu
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam đã tăng
liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng
bình quân 4.8%, thì trong 5 năm tiếp theo (1991-1995), GDP tăng trưởng bình quân là
8.2% cao nhất trong các kế hoạch 5 năm từ trước đến nay. Trong giai đoạn 1996-2000,
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam là 6.98%, tuy có thấp hơn nửa đầu thập
niên 90 thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997
Trang 2

nhưng vẫn thuộc trong “top” cao của khu vực. Trong 5 năm kế tiếp (2001-2005), kinh tế
Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm là 7.5%. Và
trong giai đoạn gần đây nhất ( 2006-2010) mặc dù Việt Nam bị ảnh hưởng của khủng
hoảng suy thoái toàn cầu năm 2007-2008, nhưng tăng trưởng trung bình của nước ta vẫn
đạt được 7.02 %. Ngoài ra, Việt Nam lần đầu tiên ban hành luật đầu tiên về đầu tư trực
tiếp nước ngoài năm 1987. Mặc dù luật ra đời khá muộn nhưng Việt Nam đã quản lý và
thu hút một số lượng vốn FDI đáng kể. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là tốc độ tăng trưởng của
Việt Nam ấn tượng như thế có phải là do tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
hay chỉ là do nội tại bên trong của Việt Nam. Đây là vấn đề được rất nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Tại Việt Nam, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu như Nguyễn Mại (2003)
đã nghiên cứu tổng quát hoạt động FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 1988-2003 và đi đến
kết luận rằng FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và
cải thiện nguồn nhân lực. Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003) rút ra một số

bài học cho Việt Nam bằng cách so sánh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt
Nam trong giai đoạn 1979-2002. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) sử dụng cách
tiếp cận rộng hơn, kết hợp cả hai phương pháp phân tích định tính dữ liệu thống kê thứ
cấp và phân tích định lượng. Với chuỗi số liệu từ năm 1988-2003, nghiên cứu khẳng định
FDI đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua kênh đầu tư và
mức độ đóng góp tăng lên khi Việt Nam gia nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Ngoài ra, Đặng Tài Anh Trang và Nguyễn Phi Lân (2006) nghiên cứu phân tích mối quan
hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài
nghiên cứu khẳng định FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tăng
trưởng chính là nhân tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.
Nhận thấy tầm quan trọng của FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, người làm
nghiên cứu muốn khảo sát lại lần nữa mối quan hệ giữa giữa hai biến này. Bên cạnh đó
trong mô hình, người làm nghiên cứu còn xây dựng những biến khác cũng đồng thời tác
động đến tăng trưởng kinh tế, để phản ánh mức ảnh hưởng của các biến và đặc biệt là
FDI đến tăng trưởng GDP Việt Nam. Người làm nghiên cứu dựa trên phương pháp hồi
Trang 3

OLS. Phương pháp hồi quy này cũng từng được Magnus Blomstrom, Robert Lipsey và
Mario Zejan (1994) sử dụng với mẫu là 78 quốc gia phát triển trong giai đoạn 1970-1999.
Điểm đặc biệt trong mô hình, người làm nghiên cứu đã thay biến FDI thuần túy thành
biến FDI kết hợp với các biến đại diện cho điều kiện kinh tế của Viêt Nam. Kết quả cho
thấy rằng nguồn nhân lực, vốn đầu tư trong nước và chi tiêu chính phủ là ba nhân tố
chính trong việc hấp thụ nguồn vốn FDI, làm tăng trưởng kinh tế.
Ngoài phần giới thiệu, bài nghiên cứu chia làm bốn phần. Phần một là tổng quan về đầu
tư trực tiếp và những nghiên cứu trên thế giới về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh
tế. Phần hai là xây dựng mô hình cho Việt Nam và sử dụng nguồn dữ liệu. Phần ba thảo
luận về kết quả của mô hình và rút ra những luận từ mô hình. Cuối cùng là kết luận chung
và gợi ý chính sách cho Việt Nam.
2. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động FDI đến
tăng trưởng kinh tế.

2.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi công dân một nước ( nước đầu tư ) nắm giữ quyền
kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác ( nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư).
Có rất nhiều khái niệm khác nhau trên thế giới, nhưng có thể kể đến các khái niệm sau:
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF ( International Monetary Fund ) định nghĩa “ đầu tư trực
tiếp nước ngoài là một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong
một nền kinh tế ( nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt
tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng
trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó.”
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO ( World Trade Organization ) cho rằng “ Đầu tư
trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được
một tài sản ở một nước khác ( nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần
Trang 4

lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở
kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư được gọi là công ty mẹ và các tài sản
được gọi là công ty con hay các chi nhánh công ty.”
2.1.2. Các nhân tố thu hút FDI
Có nhiều nhân tố tác động đến việc thu hút FDI, song có một số nhóm nhân tố chính:
Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, lạm
phát được kiểm soát tốt. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng trong thu hút FDI vì trong
một môi trường kinh tế vĩ mô thiếu ổn định sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy nhà đầu tư sẽ
không sẵn lòng bỏ vốn đầu tư ( Dunning, 1970, 1993, 1995) [14]. Tăng trưởng kinh tế là
một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động tích cực đến thu hút FDI của một quốc
gia. Các nước có tốc độ tăng trưởng cao bền vững thường thu hút FDI nhiều hơn các
nước có nền kinh tế không ổn định. Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh điều này
(Hsieh Wen-Jen, 2005, Lipsey, 2000; và Scheneider và Frey ,1985)[17],[22],[35] . Số
liệu thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế của một số nước trên thế giới năm 2010 được

trình bày trong bảng cũng gợi mở mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến số này
Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia Châu Á
năm 2010.
Quốc gia
FDI ( Tỷ USD )
Tăng trưởng kinh tế (%)
Trung Quốc
Ấn Độ
Việt Nam
Malaysia
Indonesia
85
24
8
10
13
10.4%
8.81%
6.78%
7.19%
6.10%
Nguồn: worldbank.org
Thứ hai, hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ. Cơ sở hạ tầng gồm cơ sở hạ tầng vật
chất-kỹ thuật ( hay cở sở hạ tầng cứng) và cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ( hay cơ sở hạ
tầng mềm). Hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan đến các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra của hoạt
Trang 5

động kinh doanh. Do đó, đây là yếu tố nền tảng để các nhà đầu tư khai thác lợi nhuận.
Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó khăn để triển khai dự án,
chi phí đầu tư tăng cao, quyền lợi của nhà đầu tư không được đảm bảo và vì thế nhà đầu

tư không muốn đầu tư bằng vốn của mình.
Các loại cơ sở hạ tầng
 Cơ sở hạ tầng cứng ( như đường sá, điện nước, vận tải, bưu chính, viễn thông,…)
là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thu hút FDI. Đối với các nước đang
phát triển, quốc gia nào có cở sở hạ tầng tốt sẽ thu hút nhiều FDI hơn. Nhiều
nghiên cứu trước đây của các tác giả đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của cơ sở hạ
tầng đối với việc thu hút FDI (Asidu ,2002; Kumar N& Pradhan J.P 2002 ; Loree
và Guisinger, và Wheel and Mody ,1992 ; Marta Bengoa Calvo, Marta Blanca
Sanchez-Robles, 2001).[4],[20],[22],[38],[24].
 Cơ sở hạ tầng mềm ( hệ thống thị trường trong nước, hệ thống pháp luật, số lượng
và chất lượng nguồn lao động, chi phí lao động…) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
việc thu hút FDI. Mục tiêu của việc chuyển vốn ra nước ngoài của nhà đầu tư là để
khai thác thị trường nên nếu thị trường của nước tiếp nhận đầu tư nhỏ, khả năng
thanh toán của dân cư bị hạn chế thì sẽ không hấp dẫn được nhà đầu tư nước
ngoài. Điều này lý giải một số nước giành rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư
nước ngoài nhưng không thu hút được luồng vốn FDI do không có quy mô thị
trường đủ sức hấp dẫn. Vì thế, quy mô thị trường là một nhân tố quan trọng trong
việc thu hút FDI. Một số nước có quy mô thị trường lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội
buôn bán, khai thác các nguồn lợi và mang lợi nhuận cho các công ty và vì vậy thu
hút được dòng vốn FDI. ( Moore, 1993; Schneider và Frey, 1985; và Wang &
Swain, 1995).[27],[34],[36].
Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực và chi phí lao động cũng ảnh hưởng đến việc
thu hút FDI. Chi phí lao động rẻ là nhân tố ảnh hưởng đến việc dòng vốn FDI chảy
vào các nước đang phát triển. Các nghiên cứu của Wheeler & Mody (1992),
Schneider & Frey (1985), Loree & Guisinger (1995) đã chỉ ra rằng chi phí lao
Trang 6

động thấp tác động tích cực đến việc thu hút FDI [38], [34], [22]. Bên cạnh đó, các
nước có nguồn lao động dồi dào và có kỹ thuật sẽ thu hút FDI nhiều hơn, đặc biệt
trong những ngành nghề tập trung sử dụng nhiều lao động yêu cầu có hàm lượng

kỹ thuật cao. Trên thực tế, một quốc gia một quốc gia có đầy đủ vốn con người sẽ
tạo ra năng suất lao động cao hơn một quốc gia một quốc gia không đủ vốn con
người.
Thứ ba là độ mở của nền kinh tế, khuyến khích xuất khẩu và sự ổn định chính trị. Nền
kinh tế càng mở cửa thì mức độ giao thương, buôn bán càng mạnh, các doanh nghiệp sẽ
có thị trường xuất nhập khẩu lớn hơn và có nhiều cơ hội hơn trong đầu tư mở rộng sản
xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, một quốc gia có nền chính trị ổn định thì mức độ rủi ro khi
đầu tư của các doamh nghiệp sẽ được giảm thiểu. Chính vì thế, đây cũng là những biến số
quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc thu hút FDI của một quốc gia ( Bende-Nabende et al.,
2000&2003; Dunning , 1970, 1993, 1995). [7],[14].
2.2. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Những nghiên cứu trước đây
Trong những thập kỷ vừa qua, các tác giả trên thế giới luôn cố gắng nghiên cứu những lợi
ích của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kết quả của họ tìm ra được không phải tương
đồng hoàn toàn. Các kết quả này cũng có đôi chút mâu thuẩn. Do đó, người làm nghiên
cứu sẽ phân chia các kết quả này thành hai quan điểm
Phần lớn các quan điểm cho rằng FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Trong quan điểm này tồn tại nhiều nghiên cứu thảo luận về cách thức mà FDI có thể góp
phần vào sự phát triển của một nền kinh tế nước chủ nhà (Wei (1995); Balasubramanyam
et al, 1996; de Mello, 1997) [37],[5],[12]. Nhìn chung, những nghiên cứu này lập luận
rằng tác động của FDI vào tăng trưởng khá phức tạp. Đầu tiên, thông qua vốn tích lũy của
nước tiếp nhận, FDI dự kiến sẽ làm tăng trưởng kinh tế của nước sở tại bằng cách kết hợp
các yếu tố đầu vào và áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất. Thứ hai, vốn đầu tư
nước ngoài cải thiện hiệu quả hoạt động của các công ty nước chủ nhà sở hữu trong nước
Trang 7

thông qua liên lạc và tác động của hiệu ứng lan tỏ và đặc biệt là do sự cạnh tranh khốc
liệt của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Cuối cùng và quan trọng nhất,
vốn đầu tư nước ngoài tạo cở sở cho sự thay đổi công nghệ và tăng thêm nguồn nhân lực
ở các nước đang phát triển. Tiến bộ công nghệ diễn ra thông qua một quá trình “capital

deepening”. Đây là quá trình được thực hiện thông qua việc đào tạo kỹ năng cho lực
lượng lao động và việc mua lại các bản quyền sở hữu trí tuệ của các công ty đa quốc gia.
Mặc dù thực hiện theo những mẫu khác nhau và giai đoạn khác nhau nhưng các nhà
nghiên cứu đều có điểm chung. Họ cho rằng tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng
kinh tế khi nước chủ nhà phải có một lượng vốn con người và một trình độ công nghệ để
có thể hấp thụ vốn FDI vào nền kinh tế. Sau đây, người làm nghiên cứu sẽ phân rõ ra
từng nhóm
Nhóm một, FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế là do những yếu tố liến quan
đến công nghệ.
 Quan điểm cho rằng FDI được coi là một trong các phương tiện chuyển giao công
nghệ tiên tiến từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển (Borensztein,
De Gregorio và Lee, 1998) [10],[12]. Nói chung, các nước kém phát triển thiếu
những nền tảng cần thiết về giáo dục, về cơ sở hạ tầng, thị trường tự do hóa, kinh
tế và ổn định xã hội…Nhờ vào nguồn vốn FDI mà các kém phát triển có thể tiếp
nhận tiến bộ công nghệ của các công ty đa quốc gia. Do sự canh tranh mà các
doanh nghiệp trong nước buộc phải tiến hàng đầu tư để canh tranh với các doanh
nghiệp FDI. Vì thế, chính nhờ vào nguồn vốn FDI gián tiếp thúc đẩy đầu tư trong
nước.
 Trong một cuộc đánh giá tác động của FDI vào tăng trưởng ở các nước đang phát
triển với điều kiện các những nước này thay đổi công nghệ, Magnus Blomstrom,
Robert Lipsey và Mario Zejan (1994) tìm thấy tác động tích cực và có ý nghĩa
thống kê của FDI mạnh mẽ hơn [8]. Tác động của FDI phụ thuộc vào những điều
kiện kinh tế của quốc gia sở tại.
Trang 8

Nhóm hai, FDI tác động tích cực tăng trưởng kinh tế là do yếu tố công nghệ và nhân
tố vốn con người
 Luiz R. de Mello (1997) lập luận rằng sự gia tăng hiệu quả của vốn đầu tư nước
ngoài chỉ có thể đạt được nếu nước sở tại có trình độ tương đối khá về vốn con
người. FDI là một động lực tăng trưởng kinh tế trong dài hạn thông qua chuyển

giao công nghệ và kiến thức giữa cách doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp địa
phương .[12]
 Những bài học từ các nền kinh tế phát triển hiệu quả của vốn đầu tư nước ngoài là
phụ thuộc vào điều kiện ban đầu của một quốc gia. Borenzstein et al. (1998)
nghiên cứu dòng vốn FDI từ các nước OECD cho các nước đang phát triển trong
giai đoạn 1970 để 1989. Các tác giả thấy rằng FDI có thể làm tăng sự phát triển
kinh tế của nước chủ nhà chỉ khi nguồn nhân lực của nước chủ nhà đạt được một
ngưỡng nhất định.[10]
 .Ngoài ra, FDI có thể mang lại lợi ích khác cho quốc gia chủ nhà. Các công ty đa
quốc gia dễ dàng khai thác và phân phối nguyên liệu được sản xuất ở nước sở tại.
Điều đó, giúp nước sở tại cải thiện mạng lưới vận tải và truyền thông. Bên cạnh
đó, FDI có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp trong
nước. Các công ty địa phương có một cơ hội để nâng cao hiệu quả của họ bằng
cách học hỏi và làm việc với các công ty nước ngoài. Một ví dụ đơn giản để minh
họa ý tưởng này. Hãy xem xét trường hợp của một nhà cung cấp nguyên liệu ở địa
phương. Những doanh nghiệp này không bị giới hạn phải cung cấp nguyên liệu
đúng thời hạn khi họ làm việc với những doanh nghiệp trong nước khác. Nếu cùng
một nhà cung cấp để phục vụ một công ty đa quốc gia, các công ty đa quốc gia sẽ
bắt buộc doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu phải cẩn thận hơn trong
việc cung cấp nguyên liệu đúng thời hạn do có những điều khoản trong hợp đồng
với những công ty đa quốc giá. Do đó, các nhà cung cấp địa phương sẽ buộc phải
làm việc hiệu quả hơn để có thể hoàn thành hợp đồng đúng thời hạn và hiệu ứng
Trang 9

này sẽ giúp cho toàn bộ nền kinh tế phát triển ( không phải chỉ có lợi cho các công
ty nước ngoài).
Nhóm ba, FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và nguồn
nhân lực
 Nguyễn Mại (2003), đã nghiên cứu tổng quát hoạt động FDI ở Việt Nam trong
giai đoạn 1988-2003 và đều đi đến kết luận chung rằng FDI có tác động đến

tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân
lực. Theo tác giả, để thu hút FDI Việt Nam cần mở rộng thị trường, tìm đối tác
mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế và tự do hóa kinh doanh. Tuy nhiên,
nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ định tính, chưa sử dụng mô hình định lượng
[42].
 Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) sử dụng cách tiếp cận rộng hơn, kết
hợp cả hai phương pháp phân tích định tính dữ liệu thống kê thức cấp và phân
tích định lượng. Với chuỗi số liệu từ năm 1988-2003, nghiên cứu khẳng định
FDI đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua kênh
đầu tư và mức độ đóng góp tăng lên khi Việt Nam gia nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới. Kết luận rút ra từ phân tích định lượng là vốn con người
không chỉ là yếu tố xác định tăng trưởng kinh tế Việt Nam, mà còn làm tăng
đóng góp của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Bằng cách thử nghiệm ba chỉ tiêu
khác nhau biểu thị cho vốn con người, nghiên cứu cho rằng vốn con người hay
trình độ thấp của lao động đang hạn chế đóng góp tác động của FDI vào tăng
trưởng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng cho rằng FDI là nguồn
vốn bổ sung cho vốn trong nước chứ không phải là nguồn vốn thay thế hoàn
toàn vốn trong nước. Kết luận này cho phép bác bỏ tác động lấn át đầu tư của
FDI trong tổng thể nền kinh tế [46].
 Jordan Shan, Garry Gang Tian và Fiona Sun (1997) đã sử dụng dữ liệu chuỗi
thời gian và mô hình tự hồi quy vecto ( Vector Autoregression, VAR) 6 biến số
áp dụng kỹ thuật không nhân quả Granger (the Granger no-causality) của Toda
Trang 10

và Yamamoto (2005) để kiểm tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
của Trung Quốc trong giai đoạn 1988-1996. Kết quả nghiên cứu đã chứng
minh mối liên hệ chặt chẽ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế trong tình huống
nghiên cứu Trung Quốc này. Các nghiên cứu khẳng định làn sóng FDI năm 90
đã giúp Trung Quốc Tiếp cận thị trường nước ngoài, cải thiện công nghệ, bổ
sung đầu tư và tiết kiệm nội địa. Mặc khác, Trung Quốc đã được lợi từ sự gia

tăng nhanh chóng về nhu cầu nội địa với nhu cầu nội địa ở mức cao đã thúc
đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và tái cơ cấu công nghiệp. Kết quả là Trung
quốc tạo ra thị trường khổng lồ dựa trên sự gia tăng thu nhập bình quân đầu
người không ngừng cùng với sự xuất hiện ngày cành nhiều của tầng lớp trung
lưu tại nước này. [17] .
Một số kết quả nghiên cứu mà người làm nghiên cứu tổng hợp
 Kevin N. Lumbila (2005) đã chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa FDI
và tăng trưởng cuả 47 nền kinh tế Châu Phi dựa trên số liệu của 2 thập kỷ
(1980-2000). Theo đó, FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế này thông
qua các nhân tố vốn con người, cơ sở hạ tầng, mức độ rủi ro quốc gia thấp và
bền vững về kinh tế vĩ mô sẽ nhân tố hấp thụ FDI vào trong nền kinh tế. Tuy
nhiên, FDI vào châu lục này không nhiều nên tác động của FDI với tăng
trưởng kinh tế là tích cực nhưng không mạnh bằng đầu tư nội địa hay viện trợ
nước ngoài [19].
 Trong khi đó, Niar-Reichert và Weinhold ( 2001) bằng kỹ thuật kiểm tra quan
hệ nhân quả dữ liệu bảng ( Panel data ) đã khám phá ra sự tác động của FDI
đối với tăng trưởng của các quốc gia là không giống nhau nhưng tính hiệu quả
của FDI đối với các nền kinh tế mở thì tiềm năng tăng trưởng trong tương lai
có xu hướng rất cao [28].
 Với cách tiếp cận khác, Abdur Chowdhury và George Mavrotas (2003) bằng
kiểm định Toda-Yamamoto để kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa FDI và
tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình kinh tế lượng đối với ba quốc gia là
Trang 11

Malysia , Thái Lan và Chile trong thời gian từ năm 1969-2000. Theo kết quả
nghiên cứu, tăng trưởng GDP và FDI tác động qua lại mạnh mẽ tại Malaysia và
Thái Lan nhưng kết quả này lại không đúng trong trường hợp của Chile [1].
 Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003) phân tích so sánh tình hình thu
hút FDI ở Trung Quốc và Việt Nam trong thời kỳ 1979-2002 làm cơ sở rút ra
những bài học cho Việt Nam. Các tác giả đánh giá FDI đóng một vai trò quan

trọng đối với sự phát triển đất nước nói chung như tăng trưởng kinh tế, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, thu ngân sách và giải quyết việc làm… Để thu hút vốn đầu
tư nước ngoài, tất cả các tác giả nhất trí cần đồng bộ hóa tư việc ban hành
chính sách, luật pháp, qui hoạch phát triển các ngành… [43].
 Đặng Tài Anh Trang và Nguyễn Phi Lân (2006), bài nghiên cứu phân tích mối
quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Bài nghiên cứu được tác giả sử dụng ba phương pháp hồi quy OLS,
2SLS và GMM với dữ liệu tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1996-2005. Kết quả
bài nghiên cứu phát hiện ra FDI và tăng trưởng cả nước có mối quan hệ tích
cực hai chiều, FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tăng
trưởng chính là nhân tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, khả
năng hấp thụ vốn FDI của Việt Nam thông qua thị trường tài chính, đầu tư con
người, công nghệ, nghiên cứu và phát triển còn thấp. [40]










Trang 12

Bảng 1.2. Bảng tóm tắt kết quả những nghiên cứu thức nghiệm trên thế
giới.
Nghiên cứu
Loại dữ liệu
Quốc gia và

thời gian
nghiên cứu
Phương
pháp hồi quy
Kết quả
Borensztein
De Gregorio,
J., và J.W.
Lee (1998),



Dữ liệu chéo
(Cross-section)
69 nước
đang phát
triển
( 1970-1989)
Kỹ thuật hồi
quy SUR.
Tác động của FDI thông
qua chuyển giao công nghệ.
FDI tác động tích cực đến
tăng trưởng nhưng phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế
của nước sở tại.

Magnus
Blomstrom,
Robert

Lipsey và
Mario Zejan
(1994)
Dữ liệu chéo

78 quốc gia
phát triển
(1970-1999)
OLS
Tác động của FDI thông
qua thay đổi công nghệ
FDI tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế. Kết quả
này rất có ý nghĩa vả kết
quả phụ thuộc điều kiện
nguồn vốn con người, độ
mở nền kinh tế của quốc gia
nhận vốn.
De Mello
(1999)

Bảng dữ liệu
và chuỗi thời
gian.
(Data panel và
Time series).
32 nước phát
triển và nước
đang phát
triển.

(1970-1990)
Phương
pháp Fixed
Effect
FDI là một động lực tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn
thông qua chuyển giao công
nghệ và kiến thức giữa các
doanh nghiệp FDI và các
doanh nghiệp địa phương .
Đặc biệt, De Mello nhấn
Trang 13

mạnh FDI tác động đến tăng
trưởng kinh tế phụ thuộc rất
nhiều vào mối quan hệ giữa
FDI với vốn đầu tư trong
nước.
Nguyễn Mại
(2003)


Sử dụng số liệu
thống kê
Việt Nam
( 1988-2003)
Không sử
dụng mô
hình phân
tích định

lượng.
FDI có tác động đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam
thông qua kênh đầu tư và
cải thiện nguồn nhân lực.
Để thu hút FDI, Việt Nam
cần mở rộng thị trường và
tìm đối tác mới.
Nguyễn Thị
Tuệ Anh và
cộng sự
(2006)
Dữ liệu chuỗi
thời gian
Việt Nam
(1988-2003)
2SLS
Nghiên cứu khẳng định FDI
đã đóng góp tích cực vào
tăng trưởng kinh tế Việt
Nam thông qua kênh đầu tư
và mức độ đóng góp tăng
lên khi Việt Nam gia nhập
vào nền kinh tế khu vực và
thế giới
FDI là nguồn vốn bổ sung
cho vốn trong nước chứ
không phải là nguồn vốn
thay thế hoàn toàn vốn
trong nước. Kết luận này

cho phép bác bỏ tác động
lấn át đầu tư của FDI trong
tổng thể nền kinh tế.
Trang 14

Jordan Shan,
Garry Gang
Tian và
Fiona Sun
(1997)
Dữ liệu chuỗi
thời gian
Trung Quốc
(1988-1996)
Kỹ thuật
không nhân
quả Granger
và mô hình
tự hồi quy
vecto

Nghiên cứu đã chứng minh
mối liên hệ chặt chẽ giữa
FDI và tăng trưởng kinh tế
trong tình huống nghiên cứu
Trung Quốc này. Các
nghiên cứu khẳng định làn
sóng FDI năm 90 đã giúp
Trung Quốc Tiếp cận thị
trường nước ngoài, cải thiện

công nghệ, bổ sung đầu tư
và tiết kiệm nội địa
Kevin N.
Lumbila
(2005)
Dữ liệu bảng
47 nền kinh
tế Châu Phi
(1980-2000)
Hồi Quy the
Weighted
SUR Least
Square.

FDI tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế này
thông qua các nhân tố vốn
con người, cơ sở hạ tầng,
mức độ rủi ro quốc gia thấp
và bền vững về kinh tế vĩ
mô sẽ nhân tố hấp thụ FDI
vào trong nền kinh tế. Tuy
nhiên, tác động của FDI
đến tăng trưởng kinh tế là
tích cực nhưng không mạnh
bằng đầu tư nội địa hay viện
trợ nước ngoài.
Niar-
Reichert và
Weinhold

( 2000)
Dữ liệu bảng
cố định và
ngẫu nhiên
(Mixedf ixed
24 quốc gia
đang phát
triển
(1971-1995).
OLS, Kiểm
định MFR.
Tác động của FDI đến
trưởng kinh tế là không
giống nhau nhưng những
nước có độ mở về nền kinh
Trang 15

and random
panel data. )
tế khá lớn thì FDI có xu
hương tác động khá mạnh
đối với những quốc gia này.
Abdur
Chowdhury
và George
Mavrotas
(2003)
Dữ liệu chéo
Malaysia,
Thái Lan và

Chile.
(1969-2000)
Kiểm định
Toya-
Yamamoto
Kiểm định mối quan hệ
giửa FDI và tăng trưởng
kinh tế. Kết quả tăng trưởng
và GDP có mối quan hệ khá
mạnh tại Thái Lan và
Malaysia còn Chile kết quả
này không đúng.
Nguyễn Thị
Hường và
Bùi Huy
Nhượng
(2003)
Dữ liệu thống

Trung Quốc
và Việt Nam.
(1979-2002)
Dùng
Phương
pháp định
tính
Các tác giả đánh giá FDI
đóng một vai trò quan trọng
đối với sự phát triển đất
nước nói chung như tăng

trưởng kinh tế, chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, thu ngân
sách và giải quyết việc làm.
Đặng Tài
Anh Trang
và Nguyễn
Phi Lân
(2006)
Dữ liệu chuỗi
thời gian
Việt Nam
(1996-2005)
OLS, 2SLS
và GMM
Bài nghiên cứu phát hiện ra
FDI và tăng trưởng cả nước
có mối quan hệ tích cực hai
chiều , FDI tác động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế
Việt Nam và tăng trưởng
chính là nhân tố thu hút
dòng vốn FDI vào Việt
Nam. Tuy nhiên, khả năng
hấp thụ vốn FDI của Việt
Trang 16

Nam thông qua thị trường
tài chính, đầu tư con người,
công nghệ, nghiên cứu và
phát triển còn thấp. Do đó,

tác động của FDI đến các
địa phương Việt Nam khá
hạn chế.

Phần ít quan điểm còn lại cho rằng vốn FDI không thúc đẩy hoặc không có bằng
chứng tác động đến tăng trưởng kinh tế. Những nhà kinh tế ủng hộ trường phái này chủ
yếu thực hiện trong thập niên 50, 60.
 Điển hình là mô hình tân cổ điển của Robert Solow (1956), tác động của FDI
vào tốc độ tăng trưởng sản lượng bị hạn chế bởi sự suy giảm trở lại của vốn.
Do đó, vốn đầu tư nước ngoài chỉ có thể tác động đến sản lượng bình quân đầu
người và tác động này không phải là hiệu ứng tỷ lệ. Nói cách khác, FDI không
thể tác động lên sự tăng trưởng trong thời gian dài. Vì vậy, FDI không được
xem xét nghiêm túc như một động lực cơ bản trong việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
 Trong nghiên cứu của Mencinger (2003) về vai trò của FDI tới tăng trưởng của
8 nước chuyển đổi ở Đông Âu. Tác giả khảo sát dữ liệu trong giai đoạn 1994-
2001. Kết quả chỉ ra rằng nguồn vốn FDI làm giảm khả năng theo kịp về tăng
trưởng của những nước này so với khối EU. Nguyên nhân có thể là do quy mô
nhỏ và FDI quá tập trung vào thương mại và tài chính nên làm giảm tác động
lam tỏ về năng suất trong các ngành kinh tế nói chung. FDI cũng không nhất
thiết tăng áp lực cạnh tranh do đối thủ cạnh tranh của nước nhận đầu tư hầu hết
là các nước mới và nhỏ, do vậy dễ bị đẩy ra khỏi cuộc chơi [25].
 Alfaro (2003) sử dụng phương pháp hồi quy với số liệu hỗn hợp ( pannel data )
để khảo sát mối quan hệ giữa FDI và năng suất lao động ở các ngành khác
Trang 17

nhau cho 47 nước trong giai đoạn 1981-1999. Kết quả cho thấy rằng FDI có tác
động tích cực tới tăng trưởng đối với ngành chế biến, nhưng đồng thời lại có
tác động tiêu cực tới tăng trưởng trong ngành cơ bản ( nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản) và các ngành dịch vụ, tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế là

không rõ ràng. [2].
2.2.2. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về tác động của FDI đến tăng
trưởng kinh tế
Người làm nghiên cứu đã sử dụng bảy mô hình thực nghiệm trên thế giới để xem xét tác
động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các mô hình đều nhấn mạnh vai trò quan
trọng của vốn con người và những điều kiện kinh tế của nước nhận vốn như mức độ giao
thương kinh tế, tốc độ tăng trưởng dân số, trình độ công nghệ, khả năng hấp thụ nguồn
vốn FDI vào nền kinh tế. Những nhân tố này được các tác giả trên thế giới lựa chọn và
đưa vào mô hình. Tùy theo tình hình thực tế của mẫu quan sát mà mỗi tác giả có sự thêm,
bớt biến để cho mô hình phù hợp hơn. Nhưng tựu chung lại các biến như vốn con người,
đầu tư trong nước, tự do hóa kinh tế và chi tiêu của khu vực công xuất hiện trong hầu hết
các mô hình. Dưới đây là một số mô hình được người làm nghiên cứu chọn lọc và làm cơ
sở cho việc xây dựng mô hình thực tiễn cho Việt Nam.
Theo bài nghiên cứu “ The Importance of social factors when assessing the impact of
Foreign Direct Investment on Economic Growth” của tác giả Xuan-Vinh Vo và Jonathan
A.Batten đã phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Bài nghiên cứu chỉ ra
rằng đối với một nước có trình độ giáo dục cao, có mức độ tự do kinh tế lớn, một thị
trường chứng khoán phát triển, tỷ lệ tăng trưởng dân số thấp và mức độ rủi ro quốc gia
thấp thì FDI sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của nước đó. Bài nghiên cứu
khảo sát bốn biến độc lập đại diện cho FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất,
biến FDI(01) đại diện tổng FDI vào và ra khỏi một nước dưới dạng cổ phiếu. Thứ hai,
FDI(02) đại diện cho tổng FDI đi vào một nước dưới hình thức cổ phiếu. Thứ ba,
FDI(03) tổng FDI vào và ra khỏi một nước. Cuối cùng, FDI(04) là tổng FDI đi vào một
Trang 18

nước. Các tác giả đã khảo sát 79 quốc gia trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm
2003 để xem xét tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế.
G = 

+


GDP(-1) +

INV +

EDU +

POPULATION +

FDI(01)
+

GOVCON +

TRADE +

INFLATION +

DCBANK +

STOCAP +


LOG (ICRG) + .
G = 

+

GDP(-1) +


INV +

EDU +

POPULATION +

FDI(02)
+

GOVCON +

TRADE +

INFLATION +

DCBANK +

STOCAP +


LOG (ICRG) + .
G = 

+

GDP(-1) +

INV +

EDU +


POPULATION +

FDI(03)
+

GOVCON+

TRADE +

INFLATION +

DCBANK +

STOCAP +


LOG (ICRG) + .

G = 

+

GDP(-1) +

INV +

EDU +

POPULATION +


FDI(04)
+

GOVCON +

TRADE +

INFLATION +

DCBANK +

STOCAP +


LOG (ICRG) + .
Với:
G: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên đầu người trong giai đoạn khảo sát (%).
GDP (-1): Tổng sản phẩm quốc nội trước năm khảo sát dưới dạng ln.
INV: Tổng vốn đầu tư trong nước được tính bằng phần trăm trổng vốn đầu tư trong
nước chia cho GDP đầu người. (%)
EDU: Tỷ lệ gia tăng đăng ký học của học sinh cấp III. (%)
POPULATION: Tốc độ tăng trưởng dân số. (%)
FDI(01): Tổng FDI đi vào và đi ra một nước.
FDI(02): Tổng FDI đi vào trong một nước.
Trang 19

FDI(03): Tổng FDI stock đi vào và đi ra một nước.
FDI (04) : Tổng FDI stock đi vào một nước.
GOVCON: Mức độ chi tiêu của chính phủ đo bằng tỷ số chi tiêu của chính phủ/ GDP

(%).
TRADE: Độ mở của nền kinh tế tính bằng tổng xuất nhập khẩu /GDP.(%)
INFLATION: Tỷ lệ lạm phát hàng năm. (ln)
DCBANK: Tỷ số tín dụng trong nước được cung cấp bởi các ngân hàng/GDP.
STOCAP: Quy mô thị trường chứng khoán được đo bằng giá trị của các chứng khoán
niêm yết/GDP. (%)
ICRG: Chỉ số rủi ro của một quốc gia.
FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Những quốc gia có nền kinh tế thấp có xu
hướng phát triển nhanh. Đầu tư trong nước và giáo dục của nước sở tại đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia có mức độ rủi ro thấp hơn có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Tốc độ tăng trưởng dân số quá nhanh có xu hướng
cản trở tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thông qua biến
DCBANK có tác dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Và bài nghiên cứu cho thấy sự
phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, bài nghiên cứu “Does Foreign Direct Investment Accelerate Economic
Growth?” cũng cùng một ý tưởng, tác giả muốn xem xét ảnh hưởng của dòng vốn FDI
đến tăng trưởng kinh tế sau khi đã cố định các yếu tố khác tác động đến tăng trưởng kinh
tế. Tác giả sử dụng những kỹ thuật thống kê mới cùng với hai nguồn cơ sở dữ liệu để
đánh giá lại mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI. Phương pháp thứ nhất là sử
dụng là phương pháp hồi quy bình phương bé nhất (OLS) trong khoảng thời gian từ năm
1960 đến 1995. Phương pháo thứ hai, tác giả sử dụng là phương pháp hồi quy với số liệu
hổn hợp ( Motivation for The Dynamic Pannel) với dự liệu lấy trung bình năm năm
Trang 20

trong giai đoạn 1960 đến 1995. Mô hình nghiên cứu được tác giả xây dựng
G = 

+

GDP(0) +


AVERAGE YEARS SCHOOLING +

INFLATION
+

GOVERNMENT SIZE +

FDI +

OPENESS TO TRADE +

BLACK
MARKET PREMIUM +

PRIVATE SECTOR CREDIT + .
G: Tỷ lệ tăng trưởng GDP trên đầu người.
GDP(0): Thu nhập ban đầu trên đầu người tại mỗi thời kỳ tính bằng ln( GDP trên đầu
người).
AVERAGE YEARS SCHOOLING: Số năm đi học của người dân trong độ tuổi lao
động.
INLATION: Tỷ lệ lạm phát hàng năm.
GOVERNMENT SIZE: Tổng chi tiêu của chính phủ /GDP.
OPENESS TO TRADE: Tổng xuất nhập khẩu/GDP.
BLACK MARKET PREMIUM: Thị trường chợ đen trong thị trường ngoại hối.
PRIVATE SECTOR CREDIT: Tín dụng cá nhân.
Các tác giả đã đưa ra kết luận chung FDI sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế đối
với một quốc gia có trình độ vốn con người cao, mức độ phát triển của đất nước tốt và
khả năng tự do trong giao thương hàng hóa đối với đất nước nhận nguồn FDI.
Để nghiên cứu sự tương tác giữa ba yếu tố là tự do kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài

(FDI) và tăng trưởng kinh tế, hai tác giả Marta Bengoa Calvo và Blanca Sanchez-Robles
đã tập hợp một bảng phân tích dữ liệu trên một mẫu của 18 nước Mỹ Latinh trong giai
đoạn 1970-1999. Tác giả có 2 phát hiện cớ bản: thứ nhất, tự do kinh tế ở nước sở tại
(được đo bởi Viện Fraser Index) là một yếu tố quyết định tích cực trong việc thu hút dòng
vốn FDI vào quốc gia đó. Do đó, một quốc gia có tự do kinh tế lớn sẽ thu hút các nhà đầu
tư tiềm năng. Thứ hai, kết quả cho thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài có tương quan
Trang 21

tích cực với tăng trưởng kinh tế ở nước sở tại. Tuy nhiên, phân tích thực nghiệm cũng chỉ
ra sự cần thiết của một mức độ nhất định về vốn con người, ổn định kinh tế và thị trường
tự do hóa ở nước sở tại để đất nước này đạt được nhiều lợi ích từ nguồn vốn lâu dài.
Nghiên cứu này cố gắng để sáng tỏ mối quan hệ giữa tự do kinh tế, FDI và tăng trưởng
kinh tế, bằng việc nghiên cứu thực nghiệm của khu vực Mỹ Latinh, trong giai đoạn 1970-
1999.
Mô hình bài nghiên cứu:
Gi = 

+

FDIi +

SECONDARY ENROLMENTi +

PRIMARY ENROLMENTi
+

IEFi +

INFLATIONi +


PUBLIC CONSUMTIONi +

D1980-1985 + .
Gi: Tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người của nước i.
FDIi: Lượng FDI/ GDP của nước i.
SECONDARY ENROLMENTi: Số lượng học sinh cấp 2 của nước i/ tổng dân số.
PRIMARY ENROLMENTi: Số lượng học sinh tiểu học của nước i/tổng dân số.
IFEi: Chỉ số tự do kinh tế của nước i.
INFLATIONi: Tỷ lệ lạm phát của nước i.
PUBLIC CONSUMPTIONi: Chi tiêu chính phủ nước i.
D1980-1985: Biến giả thời gian trong giai đoạn 1980-1985.
Theo bài nghiên cứu “ FDI, Regional differences and Economic growth : panel data
evidendce from China”của bốn tác giả Peter J.Buckley, Jeremy Clegg, Chengqi Wang và
R.Cross. Bốn tác giả khảo sát 29 tỉnh ở Trung Quốc trong khoảng thời gian 1989-1999 để
tìm ra kết luận điều kiện kinh tế và công nghệ có ảnh hưởng dến tác động của FDI đến
tăng trưởng kinh tế. Các tỉnh trong mẫu được chia thành các cặp khác nhau: các tỉnh có
thu nhập cao và thấp bình quân đầu người; tỉnh có năng lực công nghệ cao và thấp, các
tỉnh có tốt hơn và cơ sở hạ tầng nghèo; tỉnh với mức độ cao và thấp, lượng vốn FDI, các

×