Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Giáo án sinh học lớp 10 học kì 2 (nâng cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.07 KB, 33 trang )

Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
12/12/2010
PHẦN III: SINH HỌC VI SINH VẬT
CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT & NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Tiết 33 - Bài 33: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ
NĂNG LƯỢNG Ở VSV
A. MỤC TIÊU
-Trình bày được khái niệm VSV
-Phân biệt được 3 loại môi trường cơ bản trong nuôi cấy VSV
-Phân biệt được 4 kiểu dinh dưỡng ở VSV dựa vào nguồn năng lượng và nguồn C
-Phân biệt dược 3 kiểu thu nhận năng lượng ở các VSV hóa dị dưỡng là lên men, hô hấp
kị khí và hô hấp hiếu khí
B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin về các kiểu dinh dưỡng ở VSV, các loại môi trường nuôi
cấy cơ bản của VSV, các kiểu hô hấp và lên men ở VSV.
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm
D.PHƯƠNG TIỆN
- Sơ đồ, phiếu học tập.
E. TIẾN TRÌNH
1.Ổn định:
2.KTBC:
3.Bài mới I. Khái niệm vi sinh vật
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm VSV
- GV: Cho HS kể tên 1 số VSV quen thuộc
- HS: Kể các VSV


- GV: VSV có những đặc điểm chung gì?
- HS: Đọc SGK và trả lời
- GV: Thế nào là VSV?
- HS: Trả lời
- VSV là tập hợp các sinh vật thuộc nhiều
giới, có chung đặc điểm :
+ Có kích thước rất nhỏ bé, đơn bào (một số
là tập đoàn đơn bào), nhân sơ hoặc nhân thực.
+ Hấp thụ, chuyển hóa chất dinh dưỡng
nhanh, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng
- Bao gồm: VK, ĐVNS, tảo đơn bào, vi nấm.

II. Môi trường nuôi cấy và các kiểu dinh dưỡng:
Hoạt động 2: Tìm hiểu về MT nuôi cấy và các kiểu dinh dưỡng
-GV: Tại sao cơm thiu, quần áo bị mốc?
-HS: Trả lời
-GV: VSV có thể sinh trưởng ở những MT nào?
-HS: Đọc SGK và trả lời
-GV: Thế nào là môi trường tự nhiên?
1.Các loại MT nuôi cấy cơ bản:
-MT tự nhiên: MT chứa các
chất tự nhiên không xác định
được số lượng, thành phần
-MT tổng hợp: MT trong đó
các chất đều đã biết thành
63
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
-HS: Đọc SGK và trả lời
-GV: Ngoài ra khi nuôi cấy VSV, trong phòng thí

nghiệm, người ta phải nghiên cứu ra các loại môi trường
nuôi cấy phù hợp vối từng loại VSV và mục dích nuôi
cấy. Thành phần của môi trường đó phải được xác định
cụ thể và chính xác về tỉ lệ các chất nhất dịnh gọi là môi
trường tổng hợp
-GV: Các môi trường trên đều ở dạng lỏng, để chuyển
thành môi trường đặc người ta thêm aga vào
-GV: Dựa vào đâu để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở VSV?
-HS: Đọc SGK và trả lời
-GV: Cho HS nhắc lại thế nào là tự dưỡng, dị dưỡng?
Thế nào là quang dưỡng, hóa dưỡng?
-HS: Nhớ kiến thức đã học và nhắc lại
-GV: VSV thuộc 1 trong 4 kiểu dinh dưỡng cơ bản
-GV: Cho HS nêu 1 số ví dụ về VSV hóa dị dưỡng được
sử dụng trong đời sống
-HS: Thảo luận và nêu ví dụ
phần hóa học và số lượng
-MT bán tổng hợp: Chứa 1
số hợp chất nguồn gốc tự
nhiên và một số chất hóa
học đã biết rõ thành phần
2.Các kiểu dinh dưỡng:
-Phân biệt các kiểu dinh
dưỡng ở VSV dựa vào
nguồn năng lượng và nguồn
C chủ yếu
-Có 4 kiểu dinh dưỡng cơ
bản:
+Quang tự dưỡng
+Quang dị dưỡng

+Hóa tự dưỡng
+Hóa dị dưỡng

III.Hô hấp và lên men
Hoạt động 3: Tìm hiểu hô hấp và lên men.
-GV: Bản chất của hô hấp tế bào là gì? Gồm những giai đoạn nào?
-HS: Trả lời
-GV: Thành phần tham gia hô hấp?
-HS: Glucôzơ, oxi phân tử, chuỗi chuyền điện tử
-GV: Sản phẩm tạo thành?
-HS: CO
2
, H
2
O, ATP
-GV giới thiệu: Ở VSV, quá trình phân giải đường diễn ra
theo các con đường: Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men.
Các con đường này đều trải qua giai đoạn đường phân, chúng
khác nhau ở giai đoạn sau. Có thể sơ lược phân biệt các con
đường này dựa vào chất nhận electrôn cuối cùng
-GV: Cho HS đọc SGK và chỉ ra chất nhận điện tử cuối cùng của
hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men.Chúng có nguồn gốc từ đâu?
-HS: Đọc SGK, thảo luận và trả lời
-GV: Sắp xếp hiệu suất năng lượng thu được ở các quá trình
hô hấp hiếu khí, kị khí, lên men từ cao đến thấp
-HS: Hiếu khí> kị khí> Lên men
1.Hô hấp:
-Hô hấp hiếu khí: Chất
nhận electron cuối
cùng là oxi phân tử

-Hô hấp kị khí: Chất
nhận điện tử cuối cùng
là ôxi liên kết trong các
hợp chất vô cơ như
NO
3
, SO
4
2-

2.Lên men:
- Là sự phân giải kị khí
chất hữu cơ, chất nhận
electrôn là một chất
hữu cơ trung gian xuất
hiện trên con đường
phân giải các chất dinh
dưỡng ban đầu.
4.Củng cố và dặn dò:
-Phân biệt 3 loại MT nuôi cấy
-Liệt kê và định nghĩa các kiểu dinh dưỡng ở VSV
64
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
-Phân biệt hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men bằng cách hoàn thành bảng:
Quá trình Nguyên liệu Điều kiện(oxi) Chất nhận electron cuối cùng
15/12/2010
Tiết 34 – Bài 34 + 35: CÁC QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP, PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT
VÀ ỨNG DỤNG
A. MỤC TIÊU

-Trình bày được quá trình tổng hợp các đại phân tử chủ yếu ở VSVvà thấy được các quá
trình này diễn ra tương tự ở mọi SV
-Phân biệt được các quá trình phân giải các đại phân tử chủ yếu ở VSV
-Biết cách sử dụng 1 số quá trình phân giải có ích và phòng tránh 1 số quá trình phân
giải có hại
-Biết ứng dụng kiến thức học được để nuôi trồng 1 số VSV có ích nhằm thu nhận sinh
khối hoặc sản phẩm chuyển hóa vật chất của chúng
B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin về các quá trình tổng hợp, phân giải ở VSV và ứng dụng.
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm
D.PHƯƠNG TIỆN
- Sơ đồ, phiếu học tập.
E. TIẾN TRÌNH
1.Ổn định
2.KTBC: Định nghĩa và cho ví dụ về 4 kiểu dinh dưỡng ở VSV
Phân biệt 3 kiểu trao đổi chất: HH hiếu khí, HH kị khí, lên men
3.Bài mới
I. Quá trình tổng hợp ở VSV
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình tổng
hợp ở VSV.
-GV: Những hợp chất quan trọng nào mà
1 TB sống, kể cả VSV phải tổng hợp?
-HS: Thảo luận và trả lời
-GV: Tóm tắt các quá trình tổng hợp chủ
yếu bên trong tế bào VSV

-GV: Chỉ ra một số nét độc đáo trong quá
trình tổng hợp ở VSV được trình bày
trong SGK?
-HS: Đọc SGK và trả lời
-GV: Không những thành phần hóa học mà
+ Đặc điểm: Diễn ra với tốc độ nhanh,
phương thức tổng hợp đa dạng.
VSV có khả năng tổng hợp các chất là
thành phần chủ yếu của tế bào như axit
nuclêic, prôtêin, pôlisaccarit…nhờ sử dụng
năng lượng và các enzim nội bào
1.Tổng hợp axit nuclêic và prôtêin:

Tự sao
ADN
sao mã
ARN
Dịch mã
Prôtêin
- Một số virut có quá trình phiên mã ngược
(không có ở SV khác): ARN → ADN
- Phần lớn VSV có khả năng tổng hợp tất
cả hơn 20 loại axit amin (nhiều ĐV, TV
65
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
cả cơ chế tổng hợp của 4 đại phân tử sinh
học đều tương tự ở các tế bào SV khác.
Điều này chứng minh câu nói của J.Monod
(Pháp-đạt giải nôben): “Cái gì đúng với VK

E.Coli cũng đúng với con voi”
không có khả năng này)
2.Tổng hợp poli saccarit
- Dùng nguyên liệu là Glucôzơ
3.Tổng hợp lipit
- Liên kết glixêrôl và axit béo

II. Quá trình phân giải ở VSV:
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình phân giải ở VSV.
-GV: VSV phân giải những chất gì? để làm gì? Phân
giải bằng cách nào?
-HS: Đọc SGK, thảo luận và trả lời
-GV: VSV phải hấp thụ chất dinh dưỡng qua toàn bộ
bề mặt tế bào. Những chất hấp thụ qua màng phải là
những chất có kích thước nhỏ (Aa, axit béo, đường
đơn…) nên VSV phải tiết enzim vào môi trường để
thủy phân các hợp chất có kích thước lớn như tinh bột,
xenlulôzơ, prôtêin, lipit…thành chất đơn giản rồi mới
vận chuyển vào tế bào
-GV: Sự phân giải ngoại bào mang tính chất đồng
hóa. Vì sao?
-HS: Vì đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào
-GV: Với các VSV gây bệnh cho TV, ĐV và người,
các enzim do chúng tiết ra có vai trò phân hủy các
chất trong mô tế bào của cơ thể vật chủ thành các chất
dinh dưỡng cần thiết
+ Đặc điểm: Diễn ra bên ngoài
cơ thể nhờ các enzim do VSV
tiết ra, hoặc bên trong tế bào.
Hình thức phân giải đa dạng.

-A xit nuclêic
Nuclêaza
Nuclêôtit
-Prôtêin
Protêaza
Axit amin
-Polisaccarit → Glucôzơ
-Lipit
lipaza
Glixêrôl + Axit béo

III. Ứng dụng các quá trình tổng hợp và phân giải ở VSV
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng quá trình
tổng hợp và phân giải ở VSV.
-GV: Các quá trình phân giải và tổng hợp ở
VSV được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?
-HS: Đọc SGK, thảo luận và trả lời
-GV: Nêu các ví dụ về ứng dụng enzim ngoại
bào của VSV trong đời sống hàng ngày?
-HS: Thảo luận và nêu ví dụ
-Ứng dụng enzim ngoại bào của
VSV: Sản xuất thực phẩm cho người,
thức ăn cho gia súc; phân giải chất
độc; sản xuất bột giặc sinh học…
-Sản xuất sinh khối
-Sản xuất axit amin
-Sản xuất gôm sinh học
4.Củng cố và dặn dò:
-Cùng 1 enzim VSV (amilaza, prôtêaza, xenlulaza) khi nào thì enzim có lợi, khi nào thì
có hại?

-Chuẩn bị bài thực hành: Mỗi nhóm 2 cái ca 2 lít, 1 kg đường
66
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
18/12/2010
Tiết 35 – Bài 32: ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU
-Hệ thống lại các kiến thức đã học.
-Học sinh làm được một số bài tập thuộc phần 1 và phần 2.
B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm
D.PHƯƠNG TIỆN
- Sơ đồ, câu hỏi và bài tập
E. TIẾN TRÌNH
1.Ổn định
2.KTBC:
3.Bài mới:
I.Hệ thống hóa kiến thức
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
Không có cấu trúc tế bào Virut
Nhân sơ Vi khuẩn
Các dạng sống Nấm
Nguyên sinh
Có cấu trúc tế bào Động vật
Nhân thực Thực vật
PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO

1.Thành phần hóa học của tế bào:
- GV cho HS viết sơ đồ liệt kê các thành phần hóa học của tế bào và cho biết các phân tử
và các đại phân tử sinh học được nối với nhau nhờ những loại liên kết nào?
- HS: Liệt kê các thành phần hóa học và các loại liên kết.
2.Cấu trúc tế bào:
- GV cho HS điền nội dung vào các bảng sau:
Dấu hiệu so sánh Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
1. Vỏ nhầy
2. Thành tế bào
3. Màng sinh chất
4. Tế bào chất
67
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
- Ribôxôm
- Bào quan khác
5. Nhân: - Màng nhân
- Nhân con
- NST
Cấu trúc của tế bào Đặc điểm cấu trúc Chức năng
Màng sinh chất
Lưới nội chất hạt
Lưới nội chất trơn
Bộ máy gôngi
Màng nhân
Ribôxôm
Nhân
Ti thể
Lục lạp
Không bào

Trung thể
Vi sợi
Vi ống
3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào:
Tế bào là một hệ thống mở, luôn trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Dòng
năng lượng chuyển dời trong hệ thống sống bắt đầu từ ánh sáng mặt trời nhờ quang hợp
trở thành dạng năng lượng tiềm ẩn trong các hợp chất hữu cơ, nhờ quá trình hô hấp tế
bào năng lượng tiềm ẩn trong các hợp chất hữu cơ được chuyển thành ATP. Các phản
ứng ôxi hóa khử đóng vai trò quan trọng trong dòng năng lượng thông qua sự chuyển
dời của các electrôn giữa các chất hóa học.
4. Phân chia tế bào:
- Nguyên phân
- Giảm phân
II. Câu hỏi ôn tập
-GV cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK trang 110
-HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi
-GV cho học sinh khác bổ sung và hoàn thiện đáp án.
68
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
21/12/2010
Tiết 37 - Bài 36: THỰC HÀNH: LÊN MEN ÊTILIC
A. MỤC TIÊU
-Quan sát thấy hiện tượng lên men êtylic để củng cố kiến thức đã học
-Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm
B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm, khi
quan sát thí nghiệm để tìm hiểu về hiện tượng lên men êtylic.

-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Thực hành, thí nghiệm, thảo luận nhóm, trực quan.
D.PHƯƠNG TIỆN
Mẫu vật: dung dịch bột bánh men, bình thí nghiệm số 3, đường kính.
Hóa chất, dụng cụ theo SGK
E. TIẾN TRÌNH
1.Ổn định
2.KTBC:
3.Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-Làm thí nghiệm trên 3 bình thủy tinh hình trụ 2000ml
+Bình 1: đổ 1500ml nước đường 8-10%
+Bình 2: đổ 1500ml nước đường 8-10% vào. Đổ thêm 20 ml
dung dịch bột bánh men trong bình nón vào
+Bình 3: Làm như bình 2 nhưng làm trước đó 48 giờ
-Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm như bình 2
-Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng ở 3 bình do GV làm theo
các chỉ tiêu: +Bọt khí
+Sự xáo trộn các dung dịch
+Lớp váng trên mặt và lớp cặn ở đáy
+Độ đục của dung dịch
+Ngửi mùi của dung dịch
+Nếm vị của dung dịch
+Nhiệt độ của dung dịch
-Quan sát GV làm mẫu
và ghi nhớ qui trình thực
hành
-Tiến hành thí nghiệm
như bình 2 nhưng sử

dụng các bình có dung
tích 500ml và chỉ rót
400ml nước đường 8-
10% với 5ml dung dịch
bột bánh men
-Quan sát hiện tượng ở 3
bình theo hướng dẫn của
GV
69
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
-Từ các hiện tượng trên cho HS rút ra kết luận và viết phương
trình phản ứng
-Viết thu hoạch theo
bảng trong SGK
4.Củng cố và dặn dò
-GV tổng kết, đánh giá tiết thực hành và cho HS trả lời các câu hỏi cuối bài
-Chuẩn bị bài thực hành: Mỗi nhóm ½ hộp sữa đặc có đường, ½ hộp sữa chua, 10 hộp
nhựa nhỏ, 1 bình xốp cách nhiệt, 1 kg cải bẹ to đã rửa sạch và cắt nhỏ, 20g muốiNaCl,
5g đường kính, 1 thẩu nhựa 3lít
2/1/2011
Tiết 38 - Bài 37: THỰC HÀNH: LÊN MEN LACTIC
A. MỤC TIÊU
-Tiến hành được các bước của thí nghiệm
-Quan sát, giải thích và rút ra được kết luận từ các hiện tượng của thí nghiệm lên men
lactic. Từ đó biết vận dụng để làm sữa chua và muối chua rau quả
-Giải thích được các bước tiến hành thí nghiệm
-Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ trong thao tác thí nghiệm
B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.

-Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm, khi
quan sát thí nghiệm để tìm hiểu về lên men lactic.
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Thực hành, thí nghiệm, thảo luận nhóm, trực quan.
D.PHƯƠNG TIỆN
Mẫu vật: Sữa đặc có đường, sữa chua giống, cải xanh
Hóa chất, dụng cụ theo SGK
E. TIẾN TRÌNH 1.Ổn định
2.KTBC:
3.Bài mới: I.Làm sữa chua
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
-Hướng dẫn HS qui trình thực hành làm sữa chua
-Hướng dẫn cách quan sát, nhận xét hiện tượng dựa
vào các chỉ tiêu: +Trạng thái của sữa
+Ngửi mùi của sữa chua
+Vị của sữa chua
-Kiểm tra việc nắm qui trình thực hành của HS
-Tổ chức, phân công nhóm
-Theo dõi, trả lời những vấn đề nảy sinh trong quá
trình thực hành của các nhóm
-Lắng nghe qui trình thực hành và
cách quan sát, nhận xét hiện tượng
-Đại diện HS trình bày qui trình
thực hành
-Các nhóm về vị trí thực hành và
tiến hành thí nghiệm
II.Muối chua rau quả
-Hướng dẫn HS cách tiến hành muối chua rau quả Lắng nghe qui trình thực hành và

70
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
-Hướng dẫn cách quan sát, nhận xét hiện tượng dựa
vào các chỉ tiêu: +Màu sắc của rau quả
+Vị của rau quả
-Kiểm tra việc nắm qui trình của HS
-Theo dõi, trả lời những vấn đề nảy sinh trong quá
trình thực hành của các nhóm
cách quan sát, nhận xét hiện tượng
-Đại diện HS trình bày qui trình
thực hành
-Các nhóm tiến hành thí nghiệm
4.Củng cố và dặn dò
-GV tổng kết, đánh giá tiết thực hành và cho HS trả lời các câu hỏi cuối bài
9/1/2011
CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Tiết 39 - Bài 38: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
A. MỤC TIÊU
-Nêu được đặc điểm về sinh trưởng của VSV nói chung và của vi khuẩn nói riêng
-Nêu được đặc điểm 4 pha sinh trưởng ở đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong hệ
thống đóng
-Nêu được nguyên tắc và ứng dụng sự sinh trưởng của VSV để tạo ra sản phẩm cần thiết
B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin về sinh trưởng của VSV.
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm

D.PHƯƠNG TIỆN
- Sơ đồ, phiếu học tập.
E. TIẾN TRÌNH
1.Ổn định
2.KTBC:
3.Bài mới
I.Khái niệm về sinh trưởng
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về sinh
trưởng của VSV.
-GV: Muốn quan sát sinh trưởng của 1
động vật hoặc thực vật cần phải dựa vào
những thông số nào?
-HS: Sự tăng kích thước và khối lượng
cơ thể
-GV: Với VSV ta không thể xác định
được chính xác những thông số này bằng
cách cân đo(khối lượng trung bình của 1
-Sinh trưởng của VSV được hiểu là sự tăng
số lượng tế bào của quần thể (1→2
1
→2
2
→…
→2
n
)
-Thời gian của 1 thế hệ TB (g) tính từ khi
sinh ra 1 TB cho đến khi TB đó phân chia
(số TB trong quần thể đó tăng gấp đôi)

-Mỗi loài VSV có g riêng
71
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
VK là 9,5.10
-13
g). Vì thế, khác với động
vật và thực vật, sinh trưởng ở VSV
không phải là sự tăng kích thước của
từng cá thể mà là sự tăng kích thước của
cả quần thể
-GV: Thời gian thế hệ được tính như thế
nào?
-HS: Đọc SGK & trả lời
-Số lượng TB sau thời gian nuôi là:
N=N
0
x 2
n
→ N
0
:số TB ban đầu
n: số lần phân chia TB

II.Sinh trưởng của quần thể VSV
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sinh trưởng của
quần thể VSV.
-GV: Thế nào là nuôi cấy không liên tục?
-HS: Đọc SGK & trả lời
-GV: Cho HS quan sát đồ thị hình 38/SGK.

Cho biết đường biểu diễn trên đồ thị được
chia thành những pha nào?
-HS: Quan sát đồ thị và trả lời
-GV: Cho HS trình bày sự thay đổi số
lượng VSV qua các pha
-HS: Trình bày sự thay đổi số lượng VSV
-GV: Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó?
-HS: Đọc SGK và trả lời
-GV: Để thu được sinh khối tối đa nên
dừng ở pha nào?
-HS: Thảo luận và trả lời
-GV: Trong tự nhiên, VK có sinh trưởng
qua 4 pha như vậy không?
-HS: Thảo luận và trả lời
-GV: Để thu được sản lượng cao, trong
công nghiệp, người ta phải cung cấp cho
VSV đầy đủ các điều kiện sinh trưởng thích
hợp để chúng có thể ST theo cấp số nhân
trong 1 thời gian dài, đó là nuôi liên tục
1.Nuôi cấy không liên tục
-Nuôi cấy không được bổ sung chất dinh
dưỡng mới và lấy đi các sản phẩm chuyển
hóa vật chất
-QT VSV trong nuôi cấy không liên tục
sinh trưởng theo 4 pha
+Pha tiềm phát: số lượng TB trong QT
không tăng do VK đang ở giai đoạn thích
ứng với MT, enzim cảm ứng hình thành để
phân giải các chất.
+Pha lũy thừa: VK phân chia mạnh mẽ,

quá trình trao đổi chất mạnh, tốc độ sinh
trưởng đạt cực đại.
+Pha cân bằng: số lượng tế bào trong QT
đạt cực đại & không đổi theo thời gian, tốc
độ sinh trưởng & trao đổi chất giảm dần
+Pha suy vong: Số lượng tế bào trong
quần thể giảm dần do chất độc hại tích lũy
nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt.
2.Nuôi cấy liên tục:
-Dùng môi trường luôn đổi mới bằng cách
bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và
đồng thời lấy ra 1 lượng tương đương dịch
nuôi cấy.
- Trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm
phát.
-Mục đích: Để tránh hiện tượng suy vong
của QT VSV
72
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
-GV: Nuôi cấy liên tục thường được ứng
dụng trong những trường hợp nào?
-HS: Thảo luận và trả lời
-Ý nghĩa: sử dụng nuôi cấy liên tục trong
sản xuất sinh khối để thu prôtêin đơn bào,
enzim, kháng sinh…
4.Củng cố và dặn dò:
-So sánh sự sinh trưởng của VSV & các SV bậc cao
-Phân biệt nuôi cấy liên tục & không liên tục
18/1/2011

Tiết 40 - Bài 39: SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
A. MỤC TIÊU
-Nêu được 1 số hình thức sinh sản của VSV nói chung và của vi khuẩn, nấm nói riêng
-Phân biệt được sự sinh sản theo kiểu phân đôi, nảy chồi, bào tử hữu tính & bào tử vô
tính của VSV
-Chỉ ra được 1 số đặc điểm chung về sinh sản của VSV
-Biết vận dụng sự sinh sản của VSV để giải thích nguyên nhân các hiện tượng có liên
quan xảy ra trong thực tiễn cuộc sống
B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin về sinh sản của VSV.
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm
D.PHƯƠNG TIỆN
- Sơ đồ, phiếu học tập.
E. TIẾN TRÌNH
1.Ổn định
2.KTBC: Thế nào là sự sinh trưởng của VSV?
Nêu đặc điểm 4 pha ST của QT vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục
3.Bài mới
I.Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu sinh
sản của VSV nhân sơ.
-GV: VSV nhân sơ sinh sản
theo những hình thức nào?
-HS: Đọc SGK và trả lời
-GV: Mô tả sự phân đôi của

1.Phân đôi
-Là hình thức sinh sản của hầu hết VK
-TB VK tăng kích thước, gấp nếp màng sinh chất tạo
thành mezôxôm làm điểm tựa dính vào để nhân đôi AND
đồng thời hình thành vách ngăn để tạo 2 tế bào VK.
2.Nảy chồi và tạo thành bào tử
73
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
VK
-HS: Đọc SGK & mô tả
-GV: VSV nào thường sinh sản
theo hình thức nảy chồi?
-HS: Đọc SGK & trả lời
-GV: Mô tả sự nảy chồi của
VK?
-HS: Đọc SGK & mô tả
-GV: VK nào sinh sản theo
hình thức tạo bào tử?
-HS: Đọc SGK & trả lời
-GV:Xạ khuẩn hình thành bào
tử như thế nào?
-HS: Đọc SGK và mô tả
-GV: Phân biệt ngoại bào tử
(bào tử sinh sản) và nội bào tử.
-Nảy chồi: Có ở VK sống trong nước
TB mẹ tạo thành 1 chồi ở cực → chồi lớn dần → tách
thành VK mới
-Tạo thành bào tử: Có ở xạ khuẩn. Bào tử được hình
thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.

Phần đỉnh của sợi khí sinh phân cắt thành chuỗi bào tử
→ phát tán → nảy mầm thành cơ thể mới.
*Phân biệt ngoại bào tử (bào tử sinh sản) và nội bào tử:
+ Ngoại bào tử: Là hình thức sinh sản của một số VK.
Bào tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng.
Mỗi tế bào VK có thể hình thành nhiều ngoại bào tử.
+ Nội bào tử: Được hình thành ở một số VK ở cuối
giai đoạn sinh trưởng, khi mà môi trường cạn kiệt chất
dinh dưỡng hoặc điều kiện môi trường không thuận lợi,
VK hình thành bào tử bên trong tế bào và mỗi VK chỉ
tạo được một nội bào tử nên loại bào tử này không phải
là bào tử sinh sản. Vỏ nội bào tử đặc trưng bằng hợp
chất canxiđipicôlinat.

II.Sinh sản của VSV nhân thực
Hoạt động 2: Tìm hiểu sinh sản của VSV nhân
thực.
-GV: VSV nhân thực ss theo những hình thức
nào?
-HS: Đọc SGK & trả lời
-GV: Cho HS quan sát hình 39.2/SGK. SS nảy
chồi thường có ở VSV nào? Chồi được hình
thành như thế nào?
-HS: Đọc SGK & quan sát hình vẽ để trả lời
-GV: Cho HS quan sát hình 39.2. Ngoài sinh
sản bằng phân đôi & nảy chồi, nấm men còn có
hình thức sinh sản nào nữa?
-HS: SS hữu tính bằng cách tạo bào tử
-GV: Mô tả sự hình thành bào tử ở nấm men?
-HS: Đọc SGK & mô tả

-GV: Ngoài nấm men còn có VSV nào sinh sản
bằng cách hình thành bào tử?
-HS: Nấm sợi
-GV: Bào tử của nấm sợi có mấy loại?
-HS: Đọc SGK & trả lời
-GV: Phân biệt các loại bào tử vô tính ở nấm sợi?
1.Phân đôi & nảy chồi
-Nảy chồi là hình thức sinh sản chủ
yếu của nấm men, chồi xuất hiện trên
bề mặt TB mẹ → lớn dần, nhận các
thành phần của TB → tách ra & sinh
trưởng
-Một số nấm men ss bằng phân đôi
2.Sinh sản hữu tính & vô tính
-Nấm men: sinh sản hữu tính bằng
bào tử
TB mẹ lưỡng bội → các bào tử đơn bội
→ túi bào tử vỡ → giải phóng bào tử.
Bào tử đực x bào tử cái → BT lưỡng
bội → nảy chồi
-Nấm sợi: sinh sản bằng bào tử vô
tính & hữu tính
+Btử vô tính: Bào tử kín, bào tử trần.
+Bào tử hữu tính:
* Bào tử đảm: có ở nấm lớn, nằm ở
mặt dưới thể quả (mũ nấm)
* Bào tử túi: nằm bên trong túi
74
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao

-Đọc SGK & phân biệt
-GV: Nấm sợi có những loại bào tử hữu tính nào?
-HS: Đọc SGK & liệt kê
-GV:Phân biệt các btử hữu tính của nấm sợi
-HS: Đọc SGK & và phân biệt
* Bào tử tiếp hợp: bao bọc bởi 1 vách
dày → kháng khô hạn, nhiệt độ cao.
* Bào tử noãn (Nấm thủy sinh):
Bào tử lớn có lông & roi
4.Củng cố & dặn dò:
-VSV nhân sơ: ss bằng phân đôi, nảy chồi, bào tử.
-VSV nhân thực: Nấm men: ss bằng nảy chồi (chủ yếu), phân đôi, bào tử.
Nấm mốc: ss chủ yếu bằng bào tử.
-Bào tử nấm có thể mang lại lợi ích cho con người nhưng cũng gây tác hại không nhỏ
(dị ứng, bệnh phổi).
25/1/2011
Tiết 41 - Bài 40: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HÓA HỌC ĐẾN
SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
A. MỤC TIÊU
-Nhận biết được các yếu tố hóa học ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
-Nêu được ảnh hưởng của các chất độc lên sinh trưởng của VSV
B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm
D.PHƯƠNG TIỆN
- Sơ đồ, phiếu học tập.

E. TIẾN TRÌNH
1.Ổn định
2.KTBC: VK có thể sinh sản bằng các hình thức nào?
Mô tả sự nảy chồi ở nấm men
Nấm sợi có thể sinh sản bằng các loại bào tử hữu tính nào?
3.Bài mới:
I.Các chất dinh dưỡng chính
Hoạt động của GV&HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các chất dinh dưỡng chính.
-GV: Kể tên các hợp chất hữu cơ chủ yếu cần thiết
cho sự sinh trưởng & phát triển của các cơ thể sống?
-HS: Nhớ kiến thức & trả lời
-GV:Các VSV cũng cần những hợp chất ấy
Cacbon chiếm 50% khối lượng khô của TBVK, là
- Các chất dinh dưỡng là
những chất giúp cho VSV
đồng hóa và tăng sinh khối
hoặc thu năng lượng. Bao
gồm hợp chất vô cơ (C, N,
S, P, O) và hợp chất hữu cơ.
75
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
thành phần chủ yếu của các hợp chất hữu cơ, là thức
ăn của các VSV dị dưỡng. Vậy C có ý nghĩa gì đối với
VSV?
-GV: Vai trò của ôxi đối với đời sống TV& ĐV?
-HS: Cần cho hô hấp
-GV: Đối với 1 số VSV, ôxi không những không cần
cho ST mà còn có tác dụng ức chế mọi hoạt động sống

của chúng. Cho HS phân biệt 4 nhóm VSV dựa vào
nhu cầu ôxi cho sự sinh trưởng theo bảng:
- Các hợp chất hữu cơ như
Cacbohiđrat, lipit, prôtêin
là các chất dinh dưỡng cần
thiết cho sự sinh trưởng,
phát triển của VSV. Các
chất vô cơ chứa các nguyên
tố vi lượng như Mn, Zn,
Mo có vai trò trong quá
trình thẩm thấu, hoạt hóa
enzim
- Dựa vào nhu cầu ôxi cần
cho sinh trưởng, VSV được
chia thành:
Nhóm VSV Đặc điểm phân biệt Đại diện
Hiếu khí bắt
buộc
Chỉ có thể sinh trưởng khi có mặt ôxi Nhiều VK, hầu hết
tảo, Nấm, ĐVNS
Kị khí bắt buộc Chỉ có thể sinh trưởng khi không có mặt ôxi VK uốn ván, VK
sinh mê tan
Kị khí không
bắt buộc
Có thể sinh trưởng trong điều kiện có ôxi
hoặc không có ôxi -Có ôxi: Hô hấp hiếu khí
-Không có ôxi: Lên men hoặc hô hấp kị khí
Nấm men, Bacillus
-GV: Có phải VSV nào cũng có khả
năng tổng hợp được đầy đủ 20 loại

axit amin, tất cả VTM & 5 loại
nuclêôtit không? Nếu 1 số trong
chúng không có khả năng tổng hợp1
hoặc 1 vài chất nói trên làm sao chúng
có thể ST được?
-HS: Đọc SGK, thảo luận & trả lời
-GV: Khi nuôi những loại VSV này
trong phòng thí nghiệm, ta phải làm gì
để giúp chúng sinh trưởng?
-HS: Đọc SGK & trả lời
- Các yếu tố sinh trưởng:
+ Là 1 số chất hữu cơ (axit amin, VTM,
bazơnitơ…) cần cho sự sinh trưởng nhưng
VSV không tự tổng hợp được từ chất vô cơ.
+ Tùy thuộc vào nhu cầu các chất này mà
người ta chia VSV thành 2 nhóm: VSV
nguyên dưỡng và VSV khuyết dưỡng.
* VSV nguyên dưỡng: Là những VSV có
thể sinh trưởng trong môi trường tối thiểu.
* VSV khuyết dưỡng: Là những VSV
không sinh trưởng được trong môi trường tối
thiểu.

II.Chất ức chế sinh trưởng
-Hoạt động 2: Tìm hiểu các chất ức chế sinh trưởng.
GV: Cho HS hoàn thành bảng sau:
Hóa chất Tác dụng ức chế Ứng dụng
1.Phênol& alcohol Biến tính prôtêin, phá vỡ màng TB Tẩy uế, sát trùng
2.Các halôgen Biến tính prôtêin Tẩy uế, sát trùng, làm sạch nước
3.Các chất OXH Biến tính prôtêin Tẩy uế, sát trùng, làm sạch nước.

76
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
4.Các chất hoạt
động bề mặt
Giảm sức căng bề mặt của nước
& phá vỡ màng TB
Xà phòng: loại bỏ VSV
Chất tẩy rửa: Sát trùng
5.các kim loại
nặng(As, Zn, Hg)
Biến tính prôtêin Sản xuất sơn chống nấm, kem chữa
bỏng, diệt tảo trong các bể bơi
6.Các alđêhit Biến tính prôtêin Tẩy uế, sát trùng
7.Các chất kháng
sinh
Gây hư hại thành & màng TB, kìm
hãm t/h prôtêin & axit nuclêic
Tẩy uế, sát trùng
-HS: Đọc SGK và hoàn thành bảng

4.Củng cố & dặn dò: Tại sao khi nhân giống nấm men rượu, người ta phải cung cấp ôxi
nhưng khi lên men rượu, người ta lai đổ đầy nước & không cần cung cấp ôxi?
8/2/2011
Tiết 42 - Bài 41: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VẬT LÍ ĐẾN
SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
A. MỤC TIÊU
-Nhận biết được các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
-Vận dụng ảnh hưởng của các yếu tố vật lí để điều chỉnh sinh trưởng của VSV & ứng
dụng trong đời sống con người

B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV.
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm
D.PHƯƠNG TIỆN
- Sơ đồ, phiếu học tập.
E. TIẾN TRÌNH
1.Ổn định
2.KTBC: Thế nào là yếu tố sinh trưởng? VSV có tự tổng hợp được các yếu tố này không?
Những loại chất nào thường được sử dụng để ức chế sinh trưởng của VSV?
3.Bài mới:
I.Nhiệt độ
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ.
-GV: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tế bào VSV như thế nào?
-HS: Đọc SGK & trả lời
-GV: Dựa trên phạm vi t
0
ưa thích có thể chia VSV thành
-Ảnh hưởng đến các
phản ứng sinh hóa
trong tế bào
-Dựa vào phạm vi
77
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
những nhóm nào?

-HS:Đọc SGK & trả lời
-GV: Đa số vi khuẩn có phạm vi t
0
đặc trưng, đó là t
0
cực đại,
t
0
tối ưu & t
0
cực tiểu.
Cho HS thực hiện lệnh/ SGK
-HS: Thảo luận & thực hiện lệnh
-GV: Cho HS đọc SGK & hoàn thành bảng:
Nhóm VSV T
0
ST tối ưu Nơi sống
Ưa lạnh
Ưa ấm
Ưa nhiệt
Ưa siêu nhiệt
-HS:Đọc SGK thảo luận & hoàn thành bảng
-GV: Căn cứ vào nhu cầu sinh trưởng, nếu phải nuôi 1 chủng nấm
men để thu sinh khối em sẽ cung cấp những điều kiện gì?
-HS: Thảo luận & trả lời
-GV: Có thể có những ứng dụng gì từ phạm vi nhiệt độ ưa
thích của VSV?
-HS: Thảo luận & trả lời
nhiệt độ ưa thích, chia
VSV thành 4 nhóm:

+Ưa lạnh (<15
0
C)
+Ưa ấm (20-40
0
C)
+Ưa nhiệt (55-65
0
C)
+Ưa siêu nhiệt (85-
100
0
C)
-Ứng dụng: Muối dưa,
cà, làm dấm, tương,
sữa chua… phải để ở
nhiệt độ 25-30
0
C
Ngăn ngừa thiu thối
thực phẩm bằng cách
đun sôi hoặc để tủ
lạnh
II.pH
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của độ pH.
-GV: pH ảnh hưởng đến VSV như thế nào?
-HS: Đọc SGK & trả lời
-GV: Dựa vào độ pH thích hợp có thể chia VSV thành
những nhóm nào?
-HS: Đọc SGK & trả lời

-GV: Nêu 1 số VK ưa axit thường gặp trong các thức ăn
hằng ngày?
-HS: VK lactic, VK axêtic có trong dưa muối, sữa chua
-GV: Cho HS trả lời các câu lệnh trong SGK
-HS: Thảo luận & trả lời
-Ảnh hưởng tới tính thấm
qua màng, hoạt động
chuyển hóa vật chất trong
TB, hoạt tính enzim, sự
hình thành ATP…
-Dựa vào pH thích hợp,
chia VSV thành 3 nhóm:
Ưa trung tính: pH = 6 - 8
Ưa axit: pH = 4 - 6
Ưa kiềm: pH > 9
-Ứng dụng:
III.Độ ẩm & áp suất thẩm thấu
Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm và áp
suất thẩm thấu.
-GV: Nước có vai trò gì đối vối TB VSV?
-HS: Đọc SGK & trả lời
-GV: TB VSV thay đổi như thế nào khi sinh trưởng
trong MT ưu trương? nhược trương?
-HS: Trả lời dựa vào kiến thức đã học
-GV: Cho HS trả lời lệnh/SGK 139
-HS: Trả lời.
-Độ ẩm (Vai trò của nước):
Hòa tan enzim & chất
dinh dưỡng
Tham gia nhiều phản

ứng chuyển hóa vật chất
+Trong MT nhược trương
→ nước xâm nhập vào TB
→ trương lên
+Trong MT ưu trương →
78
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
-GV: Vì sao khi bảo quản thực phẩm, người ta thường
ướp muối hoặc tẩm đường
-HS: Thảo luận & trả lời
-GV: Vậy trong nước biển hoặc trên các loại mức quả
có VSV sống không? Chúng tồn tại bằng cách nào?
-HS: Đọc SGK, thảo luận & trả lời
nước trong TB rút ra ngoài
→ chất nguyên sinh co lại
-Áp suất thẩm thấu: Ảnh
hưởng đến sự phân chia của
vi khuẩn.
-Ứng dụng:
IV.Bức xạ
Hoạt động 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của
bức xạ.
-GV: Tại sao lại dùng 1 số tia hoặc chất
bức xạ để khử trùng phòng mổ & phòng
thí nghiệm vi sinh, thiết bị y tế, đồ uống?
-HS: Thảo luận & trả lời
-Bức xạ ion hóa (tia X,): phá hủy AND của
VSV → khử trùng thiết bị, bảo quản thực
phẩm

-Bức xạ không ion hóa (tia tử ngoại): kìm
hãm sự phiên mã của VSV → tẩy uế, khử
trùng bề mặt vật thể, dịch lỏng, khí
4.Củng cố & dặn dò: -Tại sao trong đống phân ủ thường có VSV ưa nóng?
-Tại sao phải bảo quản thịt, cá trong tủ lạnh?
-Tại sao dưa cà muối bảo quản được lâu?
15/2/2011
Tiết 43 - Bài 42: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT
A. MỤC TIÊU
-Tiến hành được các thao tác nhuộm đơn tế bào& quan sát được hình dạng của 1 số nấm
men, VK, nấm mốc & bào tử của nấm mốc
-Rèn 1 số kĩ năng thí nghiệm: nhuộm đơn TB VSV, sử dụng kính hiển vi để quan sát mẫu vật.
B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu cách tiến hành thí nghiệm, khi
quan sát tiêu bản để tìm hiểu về tế bào VSV.
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Thực hành, thí nghiệm, thảo luận nhóm, trực quan.
D.PHƯƠNG TIỆN
+Dụng cụ, hóa chất như SGK. Thay fucsin đỏ bằng xanh mêtylen
E. TIẾN TRÌNH
1.Ổn định
2.KTBC:
3.Bài mới: I.Nhuộm đơn & quan sát TB nấm men
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
-Hướng dẫn HS cách nhuộm đơn TB nấm men
-Làm mẫu để HS quan sát
-Hướng dẫn HS cách quan sát TB nấm men dưới kính hiển vi

-Yêu cầu HS quan sát được TB nấm men có hình trái
-Lắng nghe & quan sát
-Tiến hành làm tiêu bản
nhuộm đơn TB nấm men
& quan sát bằng kính
79
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
xoan, có TB nảy chồi hiển vi
II.Nhuộm đơn phát hiện VSV trong khoang miệng
-Hướng dẫn HS cách lấy mẫu, pha loãng
-Nhuộm mẫu như nhuộm nấm men
-Yêu cầu HS tìm cầu khuẩn & trực khuẩn
-Giới thiệu: Trong khoang miệng người có 1
hệ VSV đặc trưng: các liên cầu, tụ cầu, trực
khuẩn lactic & 1 số dạng nấm men
-Lấy mẫu và pha loãng
-Nhuộm đơn mẫu & quan sát mẫu
dưới kính hiển vi
-Quan sát mẫu dưới KHV & tìm
những VK có hình cầu & hình que
ngắn
III.Quan sát nấm sợi trên thực phẩm bị mốc
-Hướng dẫn HS lấy mẫu & pha loãng
mẫu
-Hướng dẫn HS quan sát mẫu dưới KHV
-Lấy mẫu, pha loãng & làm tiêu bản
-Yêu cầu quan sát được hình dạng 1 số
nấm mốc dưới KHV
IV.Quan sát tiêu bản 1 số loại VSV & bào tử nấm

-Cho HS quan sát 1 số tiêu bản cố định
về VSV & bào tử nấm
-Quan sát tiêu bản cố định dưới KHV & vẽ
hình 1 số VSV vào vở
4.Tổng kết: -GV tổng kết, đánh giá bài học dựa vào thái độ, kết quả thực hành của HS
-HS làm vệ sinh kính, thu dọn vệ sinh phòng thí nghiệm
22/2/2011
Tiết 44: BÀI TẬP VỀ SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
A. MỤC TIÊU
-Hệ thống lại các kiến thức đã học về sinh trưởng và sinh sản của VSV
-Học sinh làm được một số bài tập thuộc chương trên
B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm
D.PHƯƠNG TIỆN
-Câu hỏi và bài tập
E. TIẾN TRÌNH
1.Ổn định
2.KTBC:
3.Bài mới:
-GV nêu các câu hỏi và bài tập
-HS nhớ kiến thức, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi, bài tập
-GV bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Câu hỏi và bài tập Đáp án
1.Thế nào là nuôi cấy
VSV không liên tục?
Trình bày các giai

1 Nuôi cấy không liên tục:
Nuôi trong hệ thống đóng: không thêm môi trường dinh
dưỡng mới và cũng không rút bớt môi trường và VSV từ
80
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
đoạn sinh trưởng của
vi khuẩn trong môi
trường nuôi cấy
không liên tục.
2.Nuôi cấy VSV liên
tục là gì? Biểu hiện
của VSV có gì khác
so với nuôi cấy không
liên tục? Nêu những
ứng dụng của nuôi
cấy VSV liên tục.
3.Trình bày quá trình
sinh sản phân đôi ở vi
khuẩn và sinh sản
bằng bào tử ở xạ
khuẩn.
4.Lập bảng khái quát
các loại bào tử vô
tính và hữu tính ở
nấm sợi.
5.Nhân tố sinh trưởng
của VSV là gì? Khái
niệm về VSV khuyết
dưỡng và VSV

trong bình ra ngoài
-Các giai đoạn: +Pha tiềm phát
+Pha luỹ thừa
+Pha cân bằng
+Pha suy vong
2 Nuôi cấy VSV liên tục:
Nuôi trong hệ thống mở: thường xuyên bổ sung chất dinh
dưỡng mới và đồng thời lấy bớt ra một lượng tương đương
dịch nuôi cấy cũ ra ngoài
-Điểm khác: Tốc độ sinh trưởng của VSV và số lượng quần
thể đạt giá trị cao(pha luỹ thừa) được duy trì trong một thời
gian rất dài
-Ứng dụng: Thu sinh khối→ sản xuất axit amin, enzim, chất
kháng sinh…
3 Phân đôi ở vi khuẩn:
Tế bào sinh trưởng
tổng hợp
tăng ribôxôm, prôtêin, enzim, tế
bào chất, nhân đôi ADN → phân chia thành 2 phần→ hình
thành vách ngăn→ 2 tế bào con
-Sinh sản bằng bào tử ở xạ khuẩn:
Trên sợi khí sinh hình thành cuống sinh bào tử phân nhánh.
Trên mỗi cuống sinh bào tử có chuỗi bào tử mang các bào tử
đính vào. Khi bào tử chín sẽ tự phát tán→ nảy mầm→ xạ
khuẩn mới
4.
Loại bào tử Đặc điểm

tính
Bào tử

đỉnh
Tạo thành trên đỉnh của các sợi nấm khí
sinh, có hoặc không có túi bao bọc
Bào tử áo Bào tử có vách dày bao bọc
Bào tử
đảm
Phát sinh trên đỉnh của đảm nằm ở mặt
dưới của mũ nấm(thể quả)
Hữu
tính
Bào tử
túi
Tạo ra bên trong 1 túi, một số túi lại
chứa chung trong một thể quả lớn hơn
Bào tử
tiếp hợp
Bao bọc bởi 1 vách dày giúp chúng
kháng được khô hạn và nhiệt độ cao
Bào tử
noãn
Tạo ra ở 1 số nấm thuỷ sinh. Đây là các
bào tử lớn và có lông, roi để di động
trong nước
5 Nhân tố sinh trưởng:
Là những chất hữu cơ cần thiết cho sự sinh trưởng của VSV
nhưng chúng lại không tự tổng hợp được(axit amin, vitamin,
bazơ purin hay pirimiđin…)
81
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao

nguyên dưỡng?
6.Phân tích ảnh
hưởng của nhiệt độ
đối với sự sinh trưởng
của VSV và sự phân
chia các nhóm VSV
theo yếu tố nhiệt độ.
-VSV nguyên dưỡng: có thể tự tổng hợp được tất cả những
chất hữu cơ cần thiết cho sự sinh trưởng của chúng
-VSV khuyết dưỡng: không tự tổng hợp được đầy đủ các
chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của
chúng(không tự tổng hợp được chất nào tức là khuyết dưỡng
đối với chất đó)
6 Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào→
VSV sinh sản nhanh hay chậm
+Nhiệt độ thích hợp
+Nhiệt độ cực tiểu
+Nhiệt độ cực đại
-Phân chia các nhóm VSV:
+Nhóm ưa lạnh
+Nhóm ưa ấm
+Nhóm ưa nhiệt
+Nhóm ưa siêu nhiệt
4. Củng cố và dặn dò:
1/3/2011
Tiết 45: KIỂM TRA MỘT TIẾT
ĐỀ:
1.(2đ)Rau quả muốn làm dưa chua phải có điều kiện gì? Nếu không đạt được điều kiện
ấy phải làm như thế nào?

2.(2đ)Phân biệt nuôi cấy liên tục và không liên tục về đặc điểm và ứng dụng
3.(2đ)Trình bày qui trình làm sữa chua
4.(1đ)Người ta thường ướp muối lên thịt, cá nhằm mục đích gì? Giải thích.
5.(3đ)Một hợp tử ở người có 2n = 46, tiến hành nguyên phân. Xác định:
a.Số crômatit ở kì giữa
b.Số NST đơn ở kì sau
c.Số tế bào mới tạo ra sau 7 lần nguyên phân

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
1 Điều kiện: hàm lượng đường trong rau quả trên 5-6% 1đ
-Nếu thấp hơn thì phải bổ sung thêm đường…………………………… 1đ
2 Nuôi cấy liên tục: Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và không ngừng rút bỏ
chất thải……………………………………………………………………… 0,5đ
Ứng dụng: sản xuất sinh khối, enzim…………………………………….0,5đ
-Nuôi cấy không liên tục: Không được bổ sung chất dinh dưỡng cũng như loại bỏ chất
thải trong suốt quá trình nuôi cấy…………………………………………… 0,5đ
Ứng dụng: Nghiên cứu đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn qua 4 pha…0,5đ
82
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
3.Qui trình ở SGK trang 125, sai mỗi bước trừ 0,25 điểm
4 Mục đích: Ức chế sự sinh trưởng của VSV gây hư hỏng thịt cá………0,5đ
-Giải thích: Muối tạo ra áp suất thẩm thấu cao→ tế bào VSV co nguyên sinh→ức chế
sinh trưởng của VSV………………………………………………………… 0.5đ
5.a.92…………………………………………………………………… 1đ
b.92……………………………………………………………………… 1đ
c.2
7
= 128………………………………………………………………… 1đ
8/3/2011

CHƯƠNG III: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Tiết 46 - Bài 43: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT
A. MỤC TIÊU
-Trình bày được khái niệm virut, mô tả được hình thái & cấu tạo của 3 loại virut điển hình
-Giải thích được vì sao virut được coi là ranh giới của thế giới vô sinh & sinh vật
B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin về cấu trúc các loại virut.
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm
D.PHƯƠNG TIỆN
- Tranh vẽ.
E. TIẾN TRÌNH
1.Ổn định
2.KTBC:
3.Bài mới:
I.Khái niệm
Hoạt động của GV & HS Nội dung
83
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm virut
-GV: Cho HS đọc sự phát hiện ra virut &
trả lời lệnh/ SGK
Nhận xét về: Kích thước, cấu tạo, cách
dinh dưỡng
-HS: Đọc SGK & nêu nhận xét
-GV: Virut là gì?

-HS: Trả lời
1.Sự phát hiện ra virut
2.Khái niệm:
Virut: -Chưa có cấu tạo TB, kích thước nhỏ
-Gồm 2 thành phần chính:
+Vỏ(capsit ): prôtêin
+Lõi: axit nuclêic
-Sống kí sinh bắt buộc trong TB chủ
-Virut ngoài TB chủ gọi là virion

II.Hình thái & cấu tạo
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình thái và cấu
tạo virut.
-GV: Cho HS quan sát hình vẽ về các loại
virut điển hình. Về hình thái có mấy dạng
chính? Là những dạng nào?
-HS: Quan sát hình vẽ & trả lời
-GV: Cho HS thực hiện lệnh/SGK
-HS: Quan sát hình vẽ, thảo luận & hoàn
thành bảng 43
1.Hình thái:
-Xoắn, khối, hỗn hợp
Loại virut Hình dạng A. nuclêic Vỏ prôtêin Vỏ ngoài
Cấu trúc xoắn
Virut khảm
thuốc lá(TMV)
Dạng ống
hình trụ
ARN xoắn
đơn

Gồm nhiều capsome
ghép đối xứng với
nhau thành vòng xoắn
Không có
Cấu
trúc
Virut
Ađênô
20 mặt, mỗi
mặt là 1 tam
giác đều
AND xoắn
kép
Mỗi tam giác đều
được cấu tạo bởi chuỗi
capsome
Không có
khối HIV Hình cầu 2 sợi ARN
đơn
Nhiều capsome ghép
với nhau
Vỏ ngoài có gai
glicôprôtêin
Cấu trúc phối
hợp- Phagơ T2
Đầu: khối đa diện
đuôi hình trụ
AND xoắn
kép
Đầu do các capsome

hình tam giác ghép lại
Không có
-GV: Phần đuôi của phagơ T2 có cấu tạo
như thế nào?
-HS: Quan sát hình vẽ & trả lời
-GV: Từ hình vẽ 43/SGK, cho HS tự ghi
nhận xét đặc điểm chung về cấu tạo của
virut
-HS: Quan sát hình vẽ, đọc SGK & ghi
đặc điểm

2.Cấu tạo:
Lõi: AND hoặc ARN

Nuclêôcapsit
Virut Vỏ: prôtêin (capsit)
Vỏ ngoài: do lipit và prôtêin
tạo thành (chỉ có ở một số virut)
84
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
-Lõi axit nuclêic chính là bộ gen (Genom)
chứa AND hoặc ARN (mạch đơn hoặc
mạch kép)
-Vỏ prôtêin (capsit): gồm nhiều capsome,
mang các thành phần kháng nguyên & có
tác dụng bảo vệ lõi axit nuclêic
Một số virut còn có thêm vỏ ngoài, được
cấu tạo bởi lipit kép & prôtêin, có thể có gai
glicôprôtêin chứa thụ thể giúp virut bám


III.Phân loại virut
Hoạt động 3: Tìm hiểu phân loại virut.
-GV: Có thể phân loại virut dựa vào
những cơ sở nào?
-HS: Đọc SGK & trả lời
-GV: Cho HS kể các loại virut gây bệnh
ở người, ĐV, TV
-HS: Thảo luận & kể ví dụ
-Dựa vào vật chủ, chia virut thành 3 nhóm:
1.Virut ở người & động vật
2.Virut ở vi sinh vật
3.Virut ở thực vật
-Dựa vào loại axit nuclêic
-Dựa vào đặc điểm vỏ prôtêin, phương tiện
lây truyền

4.Củng cố & dặn dò:
-Virut khảm thuốc lá, HIV, phagơ T2 khác nhau như thế nào về hình dạng,cấu tạo, vật chủ?
-GV cho HS trả lời câu hỏi cuối bài
14/3/2011
Tiết 47 - Bài 44: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ
A. MỤC TIÊU
-Tóm tắt được các diễn biến chính trong chu kì phát triển của virut, nêu được mối quan
hệ virut ôn hòa, virut độc
-Trình bày được các quá trình lây nhiễm và phát triển của HIV trong cơ thể người
B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin về sự nhân lên của virut trong tế bào chủ.

-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm
D.PHƯƠNG TIỆN
- Tranh vẽ.
E. TIẾN TRÌNH
1.Ổn định
2.KTBC: Trình bày khái niệm & cấu trúc của virut
3.Bài mới:
85
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
I.Chu trình nhân lên của virut
Hoạt động của GV & HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chu
trình nhân lên của virut
-GV: Cho HS quan sát hình
vẽ 44/SGK. Hãy tóm tắt
những hoạt động chính của
5 giai đoạn xâm nhiễm &
phát triển của virut ở vi
khuẩn
-HS: Quan sát hình vẽ &
tóm tắt.
-GV: Cho HS đọc SGK để
trả lời câu hỏi: Thế nào là
quá trình sinh tan? Thế nào
là quá trình tiềm tan? Điều
kiện nào khiến virut có thể
chuyển từ trạng thái tiềm

tan sang sinh tan?
-HS: Đọc SGK & trả lời
1.Các giai đoạn xâm nhiễm và phát triển của phagơ:
-Hấp phụ: phagơ bám trên bề mặt tế bào chủ. Có sự liên
kết đặc hiệu giữa gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt của
virut với thụ thể bề mặt của tế bào chủ. Có loại virut chỉ
hấp thụ lên bề mặt của một loại tế bào vật chủ nhưng có
loại virut có thể hấp thụ lên bề mặt của một một vài loài.
-Xâm nhiễm:
+Đối với phagơ thì chỉ có phần lõi chui vào trong tế
bào chủ còn vỏ ở bên ngoài. Đĩa gốc được cố định tại
điểm hấp phụ nhờ 6 sợi lông đuôi. Enzim lizôzim được
tiết ra phân giải peptiđôglican của thành tế bào, các ion
Ca
2+
được giải phóng làm hoạt hóa ATP ở phần đuôi →
bao đuôi co lại → bộ gen của virut vào trong TB chủ.
+Đối với virut động vật, đưa cả nuclêôcapsit vào, sau
đó mới cởi bỏ vỏ.
-Tổng hợp: Sử dụng các nguyên liệu và enzim của vật
chủ để sinh tổng hợp các thành phần của virut (trừ một
số virut có enzim riêng).
-Lắp ráp: Các đơn vị hình thái tự bao lại thành vỏ prôtêin,
vỏ prôtêin lắp ráp với AND thành virut hoàn chỉnh.
-Phóng thích: Virut phá vỡ tế bào và phóng thích ra ngoài.
2.Virut ôn hòa & virut độc:
-Virut độc: Virut phát triển làm tan tế bào → quá trình
sinh tan
-Virut ôn hòa: Bộ gen virut gắn vào NST của tế bào chủ,
không làm tan tế bào chủ tế bào chủ vẫn sinh trưởng

bình thường → quá trình tiềm tan

II.HIV và hội chứng AIDS
Hoạt động 2: Tìm hiểu HIV và hội chứng AIDS.
-GV: Cho biết HIV có thể lây nhiễm qua những con đường nào?
-HS: Thảo luận & trả lời
-GV: Các đối tượng nào được xếp vào nhóm có nguy cơ
lây nhiễm cao?
-HS: Thảo luận & trả lời
-GV: HIV tấn công vào loại tế bào nào?
-HS: Tế bào miễn dịch
-GV: Tế bào tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể
là tế bào T & HIV chỉ hấp phụ được vào các tế bào T có
1.Phương thức lây
nhiễm:
+Chủ yếu qua 3 con
đường:
-Tình dục
-Truyền máu
-Từ mẹ sang con
+Đối tượng có nguy cơ
lây nhiễm cao:
86
Trần Thị Thanh Hà Giáo án sinh 10 nâng
cao
các thụ thể CD4
-GV: Trình bày những hiểu biết của em về các giai đoạn
phát triển của AIDS?
-HS: Đọc SGK, thảo luận & trình bày
-GV: Tại sao nhiều người không hay biết mình đang nhiễm

HIV? Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với xã hội?
-HS: Thảo luận & trả lời
-GV: Sự khác nhau giữa 2 quá trình xâm nhiễm của HIV
& phagơ là gì?
-HS: Đọc SGK & so sánh
-GV: +HIV: Cả hạt virut chui vào tế bào chủ. Axit nuclêic
của HIV là ARN nên phải có enzim phiên mã ngược, chuyển
ARN → AND rồi mới xâm nhập vào bộ gen của tế bào chủ
+Phagơ: Chỉ có lõi axit nuclêic chui vào tế bào chủ
-GV: Cho biết những tác hại của AIDS & cách phòng tránh?
-HS: Thảo luận, đọc SGK và trả lời
2.Các giai đoạn phát triển
của hội chứng AIDS:
-Giai đoạn sơ nhiễm(cửa
sổ): 2tuần đến 3 tháng
-Giai đoạn không triệu
chứng: 1-10 năm
-Giai đoạn biểu hiện triệu
chứng AIDS
3.Phòng tránh:
-Kiểm tra độ an toàn của
máu trước khi truyền
-Không tiêm chích ma
túy
-Chung thủy vợ chồng
-Thực hiện vệ sinh y tế
4.Củng cố & dặn dò:
-Hiện nay đã có thuốc chữa bệnh do virut gây ra chưa? Tại sao?
Chưa, do virut kí sinh trong tế bào chủ vì thế các thuốc kháng sinh không tác động được
đến virut, hoặc nếu diệt được virut thì cũng phá hủy luôn tế bào

-Biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh do virut gây ra là gì?
22/3/2011
Tiết 48 - Bài 45: VIRUT GÂY BỆNH, ỨNG DỤNG CỦA VIRUT
A. MỤC TIÊU
-Trình bày được các đặc điểm và tác hại của những bệnh do virut gây ra ở thực vật, động
vật, con người & VSV từ đó có biện pháp phòng trừ cũng như thấy được ứng dụng của
virut trong việc bảo vệ đời sống & môi trường
-Phân tích được cơ sở khoa học của kĩ thuật di truyền có ghép gen, sử dụng phagơ & cơ
sở khoa học của dịch bệnh do virut gây ra ở người, gia súc & cây trồng từ đó có ý thức
và biện pháp phòng tránh
B.CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
-Tự tin khi trình bày ý kiến.
-Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin về virut gây bệnh, ứng dụng của virut.
-Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG
- Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm
D.PHƯƠNG TIỆN
87

×