Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.94 KB, 14 trang )

TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Sng hiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6
A- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Tiết “Luyện nói” là một tiết học vô cùng quan trọng đối với học sinh THCS,
nhất là học sinh khối lớp 6. Qua tiết luyện tập giáo viên luyện cho học sinh biết
vận dụng từ ngữ và các quy tắc ngữ pháp cơ bản đã học để nói đúng, viết đúng,
biết diễn đạt ý tưởng chính xác, rõ ràng, trong sáng. Hơn nữa giáo viên còn rèn
luyện cho học sinh các mặt cụ thể về lời nói (phải rõ nghĩa, rõ ý), giọng nói (phải
vừa nghe, vừa cố gắng truyền cảm) và tư thế nói ((phải mạnh dạn, tự tin giúp cho
lời nói có sức thuyết phục hơn). Nói năng tốt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với các em không chỉ trong thời gian học tập ở trường mà còn trong suốt thời gian
sống và làm việc sau này.Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh là một việc khó,
nhưng dù khó thế nào, yêu cầu kĩ năng nói cũng phải luôn luôn được coi
trọng.Nếu như nghe và đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận
thông tin, thì nói và viết là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt
thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
Luyện nói trong nhà trường là giúp cho học sinh có thói quen nói trong
những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách hệ thống,
theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống
hàng ngày.
2. Cơ sở thực tiễn
Tục ngữ có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Không ngẫu nhiên mà
“học nói” được xếp vào vị trí thứ hai của câu nói. Điều này cho thấy nói cũng là
một kĩ năng rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Trên thực tế, việc dạy học
môn Ngữ Văn hiện nay rất coi trọng cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
B. NỘI DUNG
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Kim Loan 1
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Sng hiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6
I-THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
Chương trình mới của sách giáo khoa hiện nay đặc biệt chú trọng và nhấn
mạnh “Trọng tâm của việc rèn luyện kĩ năng Ngữ Văn cho học sinh là làm cho


học sinh có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu
văn bản và có kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng
lực cảm nhận và bình giá văn học.”
Học sinh ở trường THCS Hiệp Thạnh là một xã vùng sâu, phần lớn các em
đều xuất thân và sinh sống ở vùng nông thôn, có tâm lí e dè, ngại nói hoặc không
tự tin khi nói trước đông người. Mà học sinh ngoài giờ học, các em quen nói tự
do, còn trong giờ tập nói, các em phải trả lời, phải suy nghĩ, phải giữ gìn lời nói
của mình dưới sự giám sát của giáo viên.
Học sinh phát âm chưa tốt, nói sai nhiều, ảnh hưởng nhiều của từ ngữ địa
phương. Khi trả lời học sinh có thói quen lặp lại từ ngữ nhiều, diễn đạt vụng về,
thiếu mạch lạc, tác phong chưa mạnh dạn, không dựa và đề cương để nói mà
thường là đọc.
Thời gian 45 phút cho một tiết luyện nói không đủ để giáo viên có thể cho
số lượng học sinh lên nói được nhiều, vì lớp học có sĩ số đông.
Sách giáo viên cũng như chuẩn kiến thức chưa có định hướng rõ ràng trong
việc giúp người dạy dễ dàng khi tổ chức các tiết luyện nói.
II-BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Để hoàn thành những định hướng đã đặt ra, dựa trên thực tế đã làm,
tôi xin trình bày những biện pháp chính đã áp dụng như sau:
Mặc dù sách giáo khoa đã đổi mới theo khuynh hướng quan tâm tới việc rèn
luyện kĩ năng nói cho học sinh, phân phối chương trình đều có tiết luyện nói ở cả
hai học kì, cụ thể như sau:
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Kim Loan 2
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Sng hiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6
- Tiết 29-43:Luyện nói kể chuyện
- Tiết 83-84:Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong
văn miêu tả.
- Tiết 96:Luyện nói về văn miêu tả
- Ngoài ra còn có những tiết rèn luyện kĩ năng kể chuyện tưởng tượng, Rèn
luyện kĩ năng kể chuyện, Rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt ý bằng lời nói.

Dạy tiết luyện nói phải kết hợp lí thuyết và thực hành, coi trọng thực hành
về nói. Muốn cho học sinh nói được nhiều, giáo viên phải chuẩn bị từ khi ra đề,
hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà. Dạy luyện nói phải gây hứng thú học tập của
học sinh, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Giờ luyện nói là
giờ thể hiện cá tính, là giờ học sinh được làm chủ mình hơn cả, giáo viên đừng gò
bó các em, đừng vội vàng phê phán các biểu hiện chưa tốt của các em, vấn đề là
phải tạo những điều kiện cần và đủ để các em nói.
Dạy luyện nói phải kết hợp việc rèn luyện kĩ năng với việc giáo dục tư
tưởng, tình cảm, tư duy cho học sinh, giáo dục lòng yêu mến tự hào về tiếng Việt,
tự hào về dân tộc ta. Dạy luyện nói không chỉ dạy lời nói, dáng điệu nói….mà
phải dạy chiều sâu của tâm hồn, tư tưởng của học sinh mà cụ thể hơn là dạy nếp
sống có văn hóa, nói năng tốt, chống lại nói năng xấu đang có nguy cơ lan tràn
trong học sinh hiện nay như nói tục, nói trống không, nói tiếng lóng,
Sâu đây là một số biện pháp cơ bản mà tôi đã thực hiện trong những năm
vừa qua
1. Biện pháp thứ nhất: Nắm vững mục tiêu và kỹ năng tiết dạy
Giáo viên phải nắm vững yêu cầu của tiết dạy, chúng ta phải hiểu rằng đây
là tiết giúp học sinh “Luyện nói” thì học sinh phải được nói. Phải thực sự luyện
trên lớp cho từng em được nói . Giáo viên phải nêu thật rõ yêu cầu luyện nói, nếu
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Kim Loan 3
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Sng hiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6
cần ghi tóm tắt lên bảng. Khi học sinh trình bày, giáo viên phải nắm bắt để nhận
xét đúng khả năng, thành tích đạt được của các em trong quá trình trình bày một
vấn đề bằng miệng. Đồng thời giáo viên hướng cho học sinh đi đúng yêu cầu, nói
chứ không phải là đọc. Đã nói thì phải vận dụng đúng ngôn ngữ nói thể hiện rõ
nhất là ngữ điệu trong sử dụng thành văn. Ngoài ra, các em còn biết thể hiện qua
cử chỉ, nét mặt, sắc thái tình cảm, thái độ khi trình bày
2. Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn việc chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh
Muốn một giờ luyện nói đạt kết quả tốt, ngoài việc hướng dẫn học sinh đi
đúng yêu cầu của một giờ luyện tập trên lớp thì việc cho các em chuẩn bị bài ở

nhà cũng rất
quan trọng. Muốn các em chuẩn bị bài tốt, có chất lượng thì sự chuẩn bị, hướng
dẫn của giáo viên cũng phải chu đáo. Trong sách giáo khoa thường có một số vấn
đề để giáo viên lựa chọn, vậy nên chọn đề nào cho phù hợp, để có hiệu quả cao
cho đối tượng học sinh của mình dạy theo ý chủ quan của giáo viên. Khi đã chọn
được đề phù hợp rồi, giáo viên phải phân việc cụ thể cho từng đối tượng học sinh
(có thể phân theo dãy bàn, theo tổ, theo nhóm) để học sinh chuẩn bị kĩ lưỡng,
tránh đối phó qua loa, đại khái.
Ví dụ: Trong tiết luyện nói về văn miêu tả ở lớp 6 có đề bài:Tả lại hình ảnh
thầy giáo Ha-men qua văn bản “Buổi học cuối cùng”.
Với đề bài này ta thấy thân bài sẽ có ba ý chính:
+Hình dáng, trang phục, diện mạo của thầy Ha-men trong buổi học cuối
cùng.
+Hành động, cử chỉ của thầy trong buổi học cuối cùng.
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Kim Loan 4
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Sng hiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6
+Lòng yêu nước nồng nàn của thầy được gửi gắm qua việc yêu tha thiết
tiếng mẹ đẻ của dân tộc.
Giáo viên phải phân cho học sinh như sau:
+Nhóm chuẩn bị phần đặt vấn đề
+Nhóm chuẩn bị phần kết thúc vấn đề
+Ba nhóm chuẩn bị phần thân bài với 3 ý trên.
Khi dạy bài này giáo viên có thể cho học sinh xung phong trình bày các vấn
đề hoặc có thể gọi các đối tượng Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém trình bày. Giáo
viên căn cứ vào bài nói của học sinh để rút kinh nghiệm cho các em lần sau nói
tốt hơn lần trước.
3. Biện pháp thứ ba: Cả lớp đều tham gia luyện nói.
- Làm thế nào để cả lớp đều tham gia luyện nói theo đúng nghĩa của nó? Đó
là yêu cầu quan trọng của tiết dạy. Thường thì những giờ luyện nói như thế này
giáo viên không khéo léo điều khiển thì một số em lơ là, không tham gia luyện

tập. Vì vậy giáo viên phải tìm ra những biện pháp tốt nhất mà trong đó không thể
bỏ qua việc các em tham gia nhận xét đánh giá sự trình bày của bạn. Vấn đề đặt ra
là giáo viên phải hướng cho học sinh biết đánh giá thế nào cho đúng. Giáo viên có
thể yêu cầu các em như sau:
+Bạn A trình bày nội dung đã được chưa? (Đã đủ chưa, có chỗ nào lệch
lạc? Theo em, em sẽ trình bày như thế nào?)
+Bạn đã trình bày đúng phương thức nói chưa? (Bạn đọc hay nói?)
+Cử chỉ, thái độ, giọng điệu của bạn trình bày đã phù hợp chưa? (Cử chỉ,
thái độ, giọng điệu biểu hiện như thế nào?)
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Kim Loan 5
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Sng hiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6
-Giáo viên muốn đạt được yêu cầu này thì trước hết phải đặt ra những yêu cầu
trước đối với các em như:biết nhận xét đúng, sai của bạn tức là mình đã có sự
chuẩn bị ở nhà hoặc giáo viên có thể khuyến khích học sinh.
4. Biện pháp thứ tư: Rèn luyện nội dung, hình thức và tác phong nói.
a) Rèn luyện nội dung nói:
Học sinh nói phải có nội dung, nói có suy nghĩ, điều chỉnh kịp thời nội dung
để đáp ứng yêu cầu người nghe.
Nói theo dề cương mà nội dung đã chuẩn bị.
Nói tập trung vào vấn đề, chọn dẫn chứng tiêu biểu.
Điều chỉnh nội dung nói:nhấn lại điều người nghe chưa hiểu, lướt những
điều người nghe đã rõ.
Kết hợp đúng mực nội dung và ngữ điệu, không để cho ngữ điệu lấn át nội
dung.
b) Rèn luyện hình thức và tác phong nói:
Nắm vững đề tài cần nói, huy động nhanh vốn từ đúng, từ hay, đặt câu đúng
và hay, cách dựng đoạn.
Bài nói phải rõ ràng, mạch lạc, phát âm chuẩn, tránh dùng từ ngữ địa
phương
Vận dụng nét mặt, cử chỉ, dáng điệu phù hợp với nội dung nói

Có thái độ khiêm tốn, chân tình với người nghe, quán xuyến theo dõi thái
độ người nghe.
c) Tạo cho các em có nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ.
Khi tiếp xúc với các em lần đầu tiên, giáo viên cần thiết lập tốt mối quan hệ,
giúp học sinh thấy được sự gần gũi, thân tình nơi giáo viên điều này là cơ sở giúp
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Kim Loan 6
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Sng hiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6
học sinh dễ dàng bộc lộ với giáo viên hơn trong những giờ học sau. Giáo viên có
thể làm quen với các em bằng cách giới thiệu về mình cũng là cơ sở để các em
theo đó mà tự giới thiệu bản thân về những điều đơn giản như họ, tên, tuổi, sở
thích,…Điều này không kém phần quan trọng, vì nếu làm được như vậy thì giáo
viên đã góp phần nào giúp học sinh bắt đầu tập làm quen với việc phát biểu
miệng.
Phát huy kĩ năng nói trong các giờ học, kết hợp với việc rèn luyện các kĩ
năng khác:
Trong các tiết học, giáo viên nên chú trọng kĩ năng nói cho học sinh thông qua
những lần phát biểu đóng góp xây dựng bài. Đặt những câu hỏi kích thích tư duy
và sự phản xạ của học sinh. Câu hỏi nên đi từ đơn giản đến phức tạp để tập cho
các em biết suy nghĩ trước khi nói, nói đúng vấn đề cần trao đổi, khi nói cần bình
tĩnh, tự tin, Giáo viên cần khuyến khích, động viên học sinh phát biểu suy nghĩ
trong khi phát biểu và cả trong khi thảo luận, ngay cả khi ý kiến đó là sai hoặc
chưa hoàn toàn chính xác. Bên cạnh đánh giá việc trình bày của học sinh, giáo
viên cũng nên lưu ý cho học sinh những lỗi cần tránh trong nói tiếng Việt về
chính âm, chính tả và hướng dẫn các em nói diễn cảm, ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn
cho người nghe.Do đó giáo viên phải giúp học sinh chuẩn bị tốt nội dung bài nói,
bao gồm các vấn đề:
+Nói cái gì? (Xác định đề tài)
+Nói với ai? (Xác định giao tiếp)
+Nói trong hoàn cảnh nào? (Xác định hoàn cảnh giao tiếp)
+Nói như thế nào? (Cách thức giao tiếp để thuyết phục người nghe)

Có lời chào khi bắt đầu nói, giới thiệu đề tài sắp nói, tránh đọc lại hoặc
thuộc lòng để đọc lại bài văn chi tiết đã chuẩn bị.
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Kim Loan 7
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Sng hiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6
Giọng nói rõ ràng, cao độ vừa phải, đúng chuẩn ngữ âm, truyền cảm và
thuyết phục người nghe (thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên, không gò bó, áp
đặt). Tác
phong tự nhiên, phản xạ ngôn ngữ nhanh nhạy, mắt nhìn thẳng mọi người.Không
nói ra ngoài những gì mà đề bài yêu cầu. Có lời chào khi kết thúc bài nói.
+Tạo cho học sinh hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong giờ luyện nói:
Trước mỗi giờ luyện nói, giáo viên cần cho học sinh chuẩn bị đề tài trước
khoảng hai tuần hoặc một tuần. Có thể giao cho các em cùng một đề tài hay chia
lớp từ 4 đến 6 nhóm, mỗi nhóm một đề tài (nếu tiết học có đề tài nhiều)
Vào giờ học, giáo viên cần cho thời gian để các em có thể chuẩn bị tư thế
trước khi lên nói. Có thể là cá nhân tự chuẩn bị, có thể là cho nhóm thảo luận để
chọn đại diện lên nói, nên hướng cho học sinh có thái độ cùng nhau hợp tác, thời
gian thảo luận là năm phút.
Không khí của giờ luyện nói nên tạo được sự hào hứng cho lớp học, cho
từng em học sinh, làm cho các em phấn khởi, mong muốn được lên trình bày bài
nói của mình. Để kích thích học sinh, giáo viên nên đánh giá khen ngợi, khuyến
khích bằng cách cho điểm, tặng những tràng pháo tay động viên sau mỗi bài nói
tốt.
Trọng tâm của những giờ học này là luyện nói, giáo viên nên dành nhiều
thời gian cho học sinh lên nói (30 phút) và số lượng học sinh lên trình bày phải từ
8 đến 10 học sinh, số còn lại sẽ được nói ở những tiết sau.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Kim Loan 8
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Sng hiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6
Qua thời gian áp dụng vào quá trình giảng dạy Ngữ văn 6 đã đạt được kết
quả phần luyện nói như sau :

Sau khi áp dụng những phương pháp như đã nêu trên thì học sinh có sự
chuyển biến tương đối khá tốt. Cụ thể:
Các em không còn rụt rè, e ngại, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông để
luyện nói mà theo vào đó là sự tự tin, thái độ cởi mở hơn.
Không khí lớp học có sự hào hứng, sôi nổi, các em thích được học những
tiết luyện nói hơn.
Bài nói do có sự chuẩn bị chu đáo nên khi trình bày các em không có sự
ngập ngừng, ấp úng, nội dung cũng trọn vẹn, đầy đủ hơn. Do đó, đa số bài nói đều
hoàn chỉnh hơn lúc trước.
Kĩ năng nói của các em đã có sự tiến bộ, các em biết chào khi mở đầu và
khi kết thúc, biết giới thiệu đề tài, cách nói cũng trôi chảy, gãy gọn, đúng chính
âm, kết hợp cử chỉ, nét mặt, thái độ,…
Qua những năm học áp dụng đề tài trong tiết luyện nói môn Ngữ văn 6, tôi
đã thống kê được tình hình học sinh lớp 6 học tập tiết luyện nói với kết quả cụ thể
như sau:
* Khi chưa áp dụng đề tài
Năm học 2007 – 2008
- Số lượng và tỷ lệ học sinh có kỹ năng nói trước tập thể và học sinh
tự tinh phát biểu ý kiến, quan điểm của mình trước lớp rất thấp, còn quá nhiều học
sinh mất tự
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Kim Loan 9
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Sng hiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6
tin khi phát biểu. Hơn thế nữa không khí lớp học rất nặng nề, học sinh học tập thụ
động, giáo viên đứng lớp chỉ biết xoay quanh số ít học sinh có tin tin và kỹ năng
nghe, nói tốt, chưa phát huy tính chủ động, tích cực cho học sinh lớp học và chưa
kích thích được tư duy sáng tạo của các em. Tiếp luyện nói đa phần chỉ đạt ở mức
độ “ Đạt yêu cầu”.
- Sau đây là bảng thống kê số liệu minh họa.

LỚP

SĨ SỐ
KỸ NĂNG
TỐT
TỰ TIN
THIẾU TỰ
TIN
KHÔNG KHÍ LỚP HỌC GHI CHÚ
TS % TS % TS %
6
1
35 2 5,7 4
11,
4
29
82,
9
Nặng nề
6
2
35 3 8,6 3 8,6 29
82,
8
Nặng nề
TC 70 5 7,1 7 10 58
82,
9
Nặng nề
* Khi áp dụng đề tài
- Tình hình học sinh học tập tiết luyện nói bộn môn Ngữ văn 6 có
chuyển biến theo hướng tích cực qua từng năm học. Học sinh học tập tự tin hơn

chủ động hơn và đã kích thích được tư duy sáng tạo cho các em. Không khí giờ
học giảm đi sự căng thẳng, mệt nhoài, thay vào đó là bầu không khí thoải mái cho
cả thầy và trò trong giờ học.
- Sau đây là bảng thống kê số liệu minh họa qua từng năm áp dụng đề
tài:
Năm học 2008 – 2009
LỚP
SĨ SỐ
KỸ NĂNG
TỐT
TỰ TIN
THIẾU TỰ
TIN
KHÔNG KHÍ LỚP HỌC GHI CHÚ
TS % TS % TS %
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Kim Loan 10
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Sng hiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6
6
1
30 4
13,
3
8
26,
6
18 60 Có tích cực
6
2
32 4
12,

5
6
18,
8
22
68,
8
Có tích cực
TC 62 8 18 14
34.
4
40
32.
9
Có tích cực
Năm học 2009 – 2010
LỚP
SĨ SỐ
KỸ NĂNG
TỐT
TỰ TIN
THIẾU TỰ
TIN
KHÔNG KHÍ LỚP HỌC GHI CHÚ
TS % TS % TS %
6
1
24 8
33,
3

10
41,
7
6 25
Tích cực, sôi
động
6
2
23 8
34,
8
8
34,
8
7
30,
4
Tích cực, sôi
động
TC 47 16 34 18
38,
3
13
27,
7
Tích cực, sôi
động
Năm học 2010 – 2011 ( HKI )
LỚP
SĨ SỐ

KỸ NĂNG
TỐT
TỰ TIN
THIẾU TỰ
TIN
KHÔNG KHÍ LỚP HỌC GHI CHÚ
TS % TS % TS %
6
1
30 9
37.
5
12
43.
8
9
12.
5
Tích cực, sôi động
6
2
28 9
48.
3
10 31 9
13.
8
Tích cực, sôi động
TC 58 18
31,

1
22
37,
9
18
31,
1
Tích cực, sôi động
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Kim Loan 11
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Sng hiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6
Quả thật, khi áp dụng đề tài thì số lượng học sinh rèn luyện được kỹ năng
nói trước tập thể và số học sinh tự tin trước tập thể khi phát biểu ý kiến tăng lên
đáng kể, giảm thiểu rất nhiều số lượng và tỷ lệ học sinh thiếu tự tin trước đám
đông. Bên cạnh đó là không khí lớp học từng bước chuyển biến theo hướng tích
cực, sôi động, học sinh chủ động và sáng tạo hơn trong giờ luyện nói.
Vậy là: Tiết luyện nói đi từ chổ thất bại dần dần đến thành công.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ những thành công qua những biện pháp trên, bản thân tôi rút ra những
bài học kinh nghiệm sau đây:
Trước hết, người giáo viên dạy văn phải thấy được tầm quan trọng của tiết
luyện nói ở lớp 6 nói riêng và ở bậc THCS nói chung. Người giáo viên phải có sự
tìm tòi và đem hết trách nhiệm của mình để đạt kết quả cao nhất cho tiết học này.
Muốn giờ luyện nói đạt kết quả tốt, người giáo viên phải có sự chuẩn bị chu
đáo. Trước hết là chuẩn bị giáo án, sau đó là chuẩn bị cụ thể, tỉ mỉ cho việc hướng
dẫn sự chuẩn bị bài của học sinh. Có như vậy cả giáo viên và học sinh mới thực
hiện tốt việc luyện tập nói trên lớp.
Trong giờ luyện tập, giáo viên phải phát huy trí tuệ của học sinh, áp dụng
những biện pháp tốt nhất để cả lớp tích cực tham gia luyện tập. Từ đó giúp các em
hiểu được yêu cầu của của tiết luyện tập cũng như nâng cao kĩ năng trình bày nói
trước tập thể học sinh.

Thông qua tiết luyện nói, giáo viên giáo dục cho học sinh lòng tự hào được
nói tiếng Việt, biết tôn trọng và giữ gìn sắc thái ngữ âm độc đáo của tiếng Việt.
Lòng tự hào về tiếng Việt của học sinh phải thể hiện:học tập, xây dựng tiếng nói
và chống những cách nói không đúng, không lành mạnh. Phải làm thế nào cho
tiếng việt vang lên tất cả sự giàu đẹp và nhạc điệu của nó trong giờ học ngữ văn.
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Kim Loan 12
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Sng hiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6
E-KẾT LUẬN
Luyện nói là một trong những quan trọng trong phân môn Tập làm văn, qua
tiết luyện nói học sinh rèn được sự tự tin khi phát biểu trước tập thể, rèn luyện kỹ
năng nói, khả năng tư duy nhanh khi phát biểu và khả năng so sánh, đối chiếu, rút
kinh nghiệm, bài học thực tiễn khi hành văn nói… Vì vậy giáo viên Ngữ văn phải
chú ý khi soạn giảng, mục đích để hình thành kỹ năng nghe, nói có tư duy, có
chọn lọc cho học sinh trong giờ luyện nói. Bên cạnh đó người giáo viên đứng lớp
phải đưa vào đấy cái không khí thoải mái, học sinh tự giác, tích cực không gò bó,
gượng ép thì học sinh mới có được một trạng thái tâm lý vững vàng tự tin phát
biểu trước tập thể. Có như thế thì giờ luyện nói mới thành công và học sinh mới
có thể hình thành nên kỹ năng nghe, nói trong giờ học.
Hiệp Thạnh , ngày 23 tháng 12 năm 2010
GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN
Nguyễn Thị Kim Loan
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… ……………………………………
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Kim Loan 13
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Sng hiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy tiết luyện nói bộ môn Ngữ văn 6
…………………………………… ……………………………………
HIỆU TRƯỞNG
Ý KIẾN CỦA PGD&ĐT
………………………………………….

………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
TRƯỞNG PHÒNG
Giáo viên biên soạn: Nguyễn Thị Kim Loan 14

×