Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề tài kinh nghiệm dạy tiết thực hành trong môn sinh học lớp 8 đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.81 KB, 9 trang )

Đề tài: Kinh nghiệm dạy tiết thực hành trong môn sinh học lớp 8 đạt hiệu quả
A- MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Xuất phát từ yêu cầu của bộ môn : Là một bộ môn có nhiều giờ TH,
thực hiện đầy đủ các tiết thực hành theo phân phối chương trình là pháp
lệnh là quy chế chuyên môn phải thực hiện.
- Giờ thực hành có vai trò quan trọng rất lớn đối với nviệc dạy và học.
Làm thế nào để dạy tốt và đúng yêu cầu của một tiết TH là một vấn đề cần
được giáo viên chú ý và nhận thức đúng mức. " Học đi đôi với hành". Đó
là yêu cầu của tất cả các bộ môn trong nhà trường cũng như mọi lĩnh vực
trong cuộc sống xã hội nói chung. Riêng đối với bộ môn SH. Vấn đề " Học
đi đôi với hành" lại càng quan trọng. Các TN thực hành nhằm chứng minh
cho các phần lý thuyết như: Hô hấp nhân tạo, cấp cứu khi bị chảy máu,
băng bó khi gãy xương trong chương trình sinh học lớp 8 là những tiết
TH đặc biệt quan trọng đối với học sinh để sau khi tiếp thu kiến thức của
nhà trường, học sinh có vốn hiểu biết thực tế áp dụng vào đời sống của bản
thân và cộng đồng.
Từ nhận thức như trên tôi đã chú ý coi trọng các giờ TH trong chương
trình GDSL người và vệ sinh chương trình SH 8 tôi rút ra một số KN để
các đồng chí tham khảo .
II- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh THCS khối lớp 8
Trường THCS thị trấn Đông Anh
III- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu các phương pháp tổ chức .
- Phương pháp tiến hành .
Giờ TH trong bộ môn SH lớp 8 có hiệu quả.
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1
Đề tài: Kinh nghiệm dạy tiết thực hành trong môn sinh học lớp 8 đạt hiệu quả
- Nghiên cứu qua sách HD chuyên môn của bộ môn .
- Từ thực tế giảng dạy của bản thân của đồng nghiệp .


- Dùng phương pháp nhân quả.
+ Tìm hiểu nguyên nhân những giờ TH chưa cho kết quả
tốt .
+ So sánh kết quả các buổi TH với các phương pháp khác
nhau, rút KN tìm ra phương pháp dẫn đến kết quả tốt nhất
.
B- NỘI DUNG
I- PHẦN LÝ LUẬN:
Thực hiện nghiêm túc giờ TH theo chương trình hiện nay là quy chế
chuyên môn cần thực hiện, đó là những điều mọi giáo viên đều nhận thức
được nhưng dạy tốt các giờ TH làm cho các giờ TH trên lớp có hiệu quả
là một việc làm khó thực hiện nếu như giáo viên không chú ý chuyên tâm
và đầu tư vào việc chuẩn bị vào phương pháp tổ chức và hướng dẫn TH,
làm qua loa đại khái hoặc dạy lý thuyết thay vào giờ TH đây đó vẫn còn
trong các nhà trường, nhất là đối với các trường xa trung tâm văn hoá.
Thực hiện một giờ TH sinh học 8 khá phức tạp và khó hơn so với giờ
TH của các khối dưới, nó đòi hỏi giáo viên phải có đầu tư thời gian, chuẩn
bị và phương pháp tổ chức , hướng dẫn tốt thì giờ TH mới có hiệu quả.
- Để lên lớp một giờ TH có hiệu quả giáo viên cần thực hiện các bước
sau:
1- Về tư tưởng: Cần coi trọng giờ TH .
- Thấy được tầm quan trọng của một giờ TH đối với học sinh. Đây là
phần khắc sâu kiến thức đã học ở lý thuyết vừa là phần bổ trợ KT được
học,từ đó giáo viên phát hiện thêm được các em học sinh có năng khiếu bộ
môn, giỏi bộ môn để thành lập được nhóm HS " Yêu sinh học" một cách
chính xác.
2
Đề tài: Kinh nghiệm dạy tiết thực hành trong môn sinh học lớp 8 đạt hiệu quả
- Học sinh làm TH sẽ nhớ lâu khắc sâu hơn những kíên thức đã học,
đồng thời gây được hứng thú bộ môn cho học sinh.

2- Những công việc chuẩn bị cho phần TH:
Trước hết giáo viên cần:
a- Nghiên cứu chương trình của bộ môn, xem giờ TH rơi vào thời gian
nào để giáo viên có kế hoạch chuẩn bị trước các dụng cụ cần thiết đối với
các dụng cụ chuẩn bị mất thời gian. Lập ra kế hoạch sơ bộ thực hiện trong
từng tháng, tuần, trong trường học kỳ và cả năm .
Làm dự toán, kinh phí TH nộp cho nhà trường duyể .
b- Kiểm tra các dụng cụ đồ dùng hoá chất trong phòng đồ dùng .
3- Chuẩn bị cho giờ TH trước khi lên lớp:
a- Về lý thuyết:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn lại lý thuyết có liên quan đến giờ
TH .
- Chuẩn bị các câu hỏi lý thuyết được lồng vào trong giờ TH .
b- Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật cho giờ TH :
- Phải có thời gian chuẩn bị mẫu vật, đồ dùng TH, hoá chất cần cho
giờ thực hành, nếu không chuẩn bị trước đến giờ TH sẽ không có.
Ví dụ: TH chương " Hệ TK và giác quan: yêu cầu có mẫu vật là ếch
mà TG TH lại là mùa đông rất khó mua đúng TG như ý muốn .
- Muốn cho các nhóm học sinh có thể tiến hành TH thì ngoài sự chuẩn
bị của giáo viên - giáo viên cho học sinh sưu tầm mẫu vật cho nhóm mình .
- Khi phổ biến cho học sinh chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ mẫu vật phải
đưa ra những tiêu chuẩn về kích thước, số lượng, loại mẫu vật chuẩn mực,
đối với những mẫu vật khó tìm giáo viên có thể đưa ra các mẫu vật thay
thế. Có như vậy giờ TH mới đạt kết quả tốt.
3
Đề tài: Kinh nghiệm dạy tiết thực hành trong môn sinh học lớp 8 đạt hiệu quả
Ví dụ: Nếu trong nội dung bài TH yêu cầu mẫu vật là ếch kinh phí
nhà trường không cho phép chi phí cho từng nhóm ( 3 em) cho cả lớp và cả
khối được. Vậy giáo viên có thể huy động học sinh tự sưu tầm nếu không
bắt được ếch có thể thay thế bằng nhái, cóc, chẫu chàng Đồng thời

hướng dẫn học sinh biết cách nuôi dưỡng bảo quản chúng nếu các em bắt
được trước thời gian TH lâu hơn .
- Khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị cần hướng dẫn cụ thể, rõ ràng,
chính xác, những dụng cụ phức tạp cần có mẫu, tránh hướng dẫn qua loa,
đại khái, học sinh chuẩn bị không đủ hoặc không đúng theơ yêu cầu .
4- Cách tổ chức học sinh trong giờ TH:
- Căn cứ bào đặc điểm, tính chất và nội dung giờ TH căn cứ vào số
lượng dụng cụ và mẫu vật để chia nhóm TH cho phù hợp đảm bảo cho mọi
HĐ của học sinh đều được tốt. Có như vậy hiệu quả giờ TH sẽ cao và đồng
thời học sinh sẽ không mất trật tự, lộn xộn trong giờ TH.
Ví dụ : Tiết 12: Thực hành tập sơ cứu và băng bó cho người gãy
xương .
+ Phân nhóm cho học sinh ( 4 em/ nhóm) theo đúng nhóm quy định
trong giờ TH.
+ Theo tác TH chính .
+ Phụ
+ Ghi chép
+ 1 em làm người bị gãy xương cần băng bó .
- Phần chuẩn bị : Cho các em chuẩn bị trước 2 thanh nẹp dài 30-
40cm , tre hoặc gỗ bào nhẵn dày chừng 0,6- 1cm.
4 cuộn băng y tế 1 cuộn dài 2m
4 miếng vải sạch 20 x 40 cm .
- Sự chuẩn bị rất đơn giản nhưng nếu các em không chuẩn bị sẽ không
đủ và đúng nội dung bài TH yêu cầu vào giờ TH sẽ không có kết quả tốt .
4
Đề tài: Kinh nghiệm dạy tiết thực hành trong môn sinh học lớp 8 đạt hiệu quả
5- Cách hướng dẫn học sinh trong giờ TH:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trong giờ TH .
- Khi hướng dẫn học sinh TH
- Giáo viên có thao tác mẫu trước .

+ Các thao tác của giáo viên phải chính xác thành thạo thu hút được
sự chú ý và có sức thuyết phục với học sinh, muốn vậy giáo viên phải tự
làm trước ( nhất là giáo viên mới dạy bộ môn ít năm ) để tập cho
mình có những thac tác nhanh, chính xác và trở thành KN, kỹ xảo.
- Khi hướng dẫn học sinh phải cụ thể rõ ràng mạch lạc, từng bước để
cho học sinh nắm được . Tránh tình trạng học sinh không rõ ràng luôn hỏi
vặt giáo viên khi tự tiến hành làm gây mất trật tự , vừa làm cho giáo viên
vất vả trong giờ TH.
Ví dụ: Bài 14:Thực hành tìm hiểu chức năng ( liên quan đến cấu tạo )
của tuỷ sống.
- Trước khi làm được TN giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh phải
mê lộ êch.
+ Giáo viên nghiên cứu, xác định điểm mê lộ và có thao tác thành
thạo chính xác nếu không sẽ lúng túng khi làm trước học sinh và không
phá được mê lộ , TN không thành công hoặc làm lâu, chậm, mẫu vật sẽ
yếu sức, kết quả TN không cao sẽ không có sức thuyết phục đối với học
sinh.
6- Cách đánh giá học sinh trong giờ TH thành công :
Bao gồm:
- Đánh giá sự chuẩn bị của học sinh cho giờ TH .
+ Kiểm tra về số lượng : Đủ hay thiếu .
+ Kiểm tra về chất lượng: Có đúng theo yêu cầu của giáo viên hay
không .
5
Đề tài: Kinh nghiệm dạy tiết thực hành trong môn sinh học lớp 8 đạt hiệu quả
- Có nhận xét xếp loại hoặc cho một phần điểm ngay vào tường trình
của nhóm .
- Đánh giá qua kết quả giờ TH.
+ Kỹ thuật thao tác tiến hành thực hành .
+ Kỹ năng quan sát, nhận biết, nhận xét phần TH .

+ Kết quả của TNTH.
Tuỳ từng bài TH với các nội dung thực hành cụ thể giáo viên đánh
giá các phần kết quả trên sao cho linh hoạt sát với nội dung phần TH.
Phần này cũng có thể đánh giá bằng nhận xét, xếp loại hoặc điểm cụ thể.
Nếu trong giờ có nhiều nội dung TH, giáo viên chọn một trong các nội
dung TH để kiểm tra đánh giá.
- Thu tường trình TH: Cuối giờ hoặc đầu giờ tiết sau giáo viên thu
tường trình TH của học sinh , tuỳ từng tiết học mà có nội dung công việc
nhiều hay ít , giáo viên quy định thu tường trình ngay cuối giờ hay giờ sau.
Qua sự ghi chép tường trình giờ TH thể hiện sự tiếp thu nhận thức và kết
quả của giờ TH giáo viên kết hợp với 2 phần trên để cho điểm tổng hợp
TH cho học sinh .
- Tổng kết cuối giờ TH.
+ Cuối giờ TH giáo viên phải giành 5' để nhận xét đánh giá chung
trước cả lớp cụ thể cho từng nhóm, khen chê cụ thể rõ ràng. Nhắc nhở
nhóm làm chưa tốt để học sinh rút kinh nghiệm .
* Đánh giá của giáo viên cần chú ý:
+ Đảm bảo sự khách quan, vô tư công bằng .
+ Đảm bảo sự chính xác .
+ Đảm bảo thường xuyên đều đặn trong các giờ TH có như vậy học
sinh sẽ rất coi trọng trong giờ TH.
6
Đề tài: Kinh nghiệm dạy tiết thực hành trong môn sinh học lớp 8 đạt hiệu quả
7- Trong mỗi giờ TH, tuỳ nội dung cụ thể, giáo viên có thể lồng
ghép bổ xung thêm KT giáo dục dân số , VS cơ thể, VSMT , giáo dục
dân số hoặc phương pháp chống bệnh truyền nhiễm .
Ví dụ bài 23 : Hô hấp nhân tạo :
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trước khi giờ TH cần vệ sinh răng
miệng sạch sẽ.
II- PHẦN MINH HOẠ :

Tiết 12: Thực hành tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương :
I- CHUẨN BỊ:
Lý thuyết ôn lại bài 8 : Cấu tạo và tính chất của xương
Bài 7: Bộ xương
- Dụng cụ: Mỗi nhóm 4- 5 học sinh chuẩn bị .
+ Bộ nẹp tre hoặc gỗ cho nhóm bàn lẻ ( xương đùi )
+ Bộ nẹp tre hoặc gỗ cho nhóm bàn chẵn ( xương cẳng tay)
Bông, băng, vải sạch như SGK.
- Giấy để làm tường trình.
1- Ổn định tổ chức :
2- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh -> xếp loại nhận xét sự chuẩn
bị.
3- Nội dung TH:
Hoạt động 1: Nguyên nhân gãy xương .
- Giáo viên cho HSTĐN nêu
nguyên nhân dẫn đến gãy xương
-> Phân biệt các trường hợp gãy
xương do tai nạn, trèo cây , chạy
ngã.
- Khi gặp người gãy xương cần làm
gì.
KL: Gãy xương do nhiều nguyên
nhân
- Khi gãy xương cần sơ cứu tại chỗ.
- Không được nắm bóp bừa bãi .
7
Đề tài: Kinh nghiệm dạy tiết thực hành trong môn sinh học lớp 8 đạt hiệu quả
Hoạt động 2: Nguyên nhân gãy xương .
- Giáo viên yêu cầu nhóm " yêu môn
sinh" làm mẫu theo hướng dẫn của

giáo viên và quan sát .
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm
theo, nội dung SGK (trang 40) các
nhóm học sinh tiến hành TH
- Sơ cứu: Đặt 2 nẹp gỗ, treo vào 2
bên chỗ gãy xương .
- Lót vải mềm gấp dày vào các chỗ
đầu xương gãy .
- Giáo viên uốn nắm giúp đỡ những
nhóm yếu .
- Giáo viên gọi đại diện 1- 4 nhóm
để kiểm tra .
- Giáo viên cho các nhóm nhận xét
đánh giá kết quả lẫn nhau .
- Chọn 3 nhóm làm đúng và đẹp
nhất - đánh giá rút kinh nghiệm cho
các nhóm khác.
- Nhóm được KT phải trình bày .
+ Các thao tác băng bó.
+ SP làm được
+ Lưu ý khi băng bó .
- Nhóm khác NX bổ sung .
- Giáo viên hỏi : Em cần làm gì khi
tham gia giao thông LĐ, vui chơi
tránh cho mình và người khác không
bị gãy xương ?
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2
bên chỗ xương gãy.
* Băng bó cố định .
- Với xương ở tay : Dùng băng y tế

quấn chặt từ trong ra cổ tay -> làm
dây đeo cẳng tay vào cổ.
- Với xương ở chân : Băng từ cổ
chân vào , nếu là xương đùi thì dùng
nẹp dài từ sườn đến gót chân và
buộc cố định ở phần đùi.
Hoạt động 3: Kiểm tra đánh giá
8
Đề tài: Kinh nghiệm dạy tiết thực hành trong môn sinh học lớp 8 đạt hiệu quả
* Giáo viên đánh giá chung giờ TN về ưu nhược điểm .
* Cho điểm nhóm làm tốt .
* yêu cầu: Mỗi nhóm làm 1 bản thu hoạch .
* Nhắc nhở nhóm làm chưa đạt yêu cầu ( nếu có) .
* Yêu cầu dọn dẹp VS lớp.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
- Có thể tập làm ở nhà để quen với các thao tác nhằm giúp đỡ bạn và
những người xung quanh.
9

×