BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HOÀNG DUY NAM
NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU
NGÀNH HÀNG NƯỚC XẢ VẢI CỦA CÔNG TY
TNHH QUỐC TẾ UNILEVER VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HOÀNG DUY NAM
NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU
NGÀNH HÀNG NƯỚC XẢ VẢI CỦA CÔNG TY
TNHH QUỐC TẾ UNILEVER VIỆT NAM
Chuyên ngành: Thương mại
Mã số: 60.34.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, xin phép cho tôi được chân thành cảm ơn Cha, Mẹ, Vợ, những
người đã tạo tất cả mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành được luận văn này đúng
hạn.
Em xin được chân thành cảm ơn GS. TS. Cô Đoàn Thò Hồng Vân đã rất tận
tình hướng dẫn để em hoàn thành được luận văn này. Đồng thời, em xin cũng xin
được cảm ơn tất cả các Thầy, Cô trong khoa Thương Mại, Du Lòch, Marketing
Trường Đại Học Kinh Tế Tp. HCM những người đã trực tiếp giảng dạy trong suốt
thời gian em theo học trương trình sau đại học tại đây.
Em xin được cảm ơn chân thành Chò Huỳnh Thò Chúc Liên, trưởng phòng
Regional Sourcing đã tạo mọi điều kiện để em được nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này trong suốt quá trình em làm việc tại phòng Regional Sourcing.
Em xin được cảm ơn các Anh, Chò, Em trong Công ty Unilever Việt Nam đã
dành thời gian trả lời khảo sát và cung cấp số liệu cho đề tài nghiên cứu này là:
Anh Lê Huỳnh Phong, trợ lý trưởng bộ phận Shipping
Chò Trần Thò Xuân Thanh, trợ lý trưởng bộ phận quản trò cung ứng
Em Nguyễn Hữu Tường và Em Trương Thò Thanh Thủy, trợ lý trưởng bộ phận
kế hoạch cung ứng ngành hàng chăm sóc gia đình
Em Tống Hoàng Tâm, trợ lý trưởng bộ phận nghiên cứu và phát triển nguyên
vật liệu đóng gói.
Anh Kraikret, trưởng phòng kinh doanh quốc tế Công ty Fuji Ace Thailand
Cô Mara Banson, trợ lý trưởng bộ phận Makerting nhãn hàng nước xả vải Surf,
Philippines
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này. Đây sẽ là hành trang q báu giúp tôi thành công
trong con đường nghề nghiệp “chuỗi cung ứng” mà tôi đã chọn. Tôi xin hứa sẽ
không ngừng phấn đấu để xứng đáng với sự quan tâm giúp đỡ của tất cả mọi người.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26/12/2011
Hoàng Duy Nam
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Hoàng Duy Nam, xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi dựa
trên thực tế khảo sát chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải tại Công ty
Unilever Việt Nam cùng với sự hướng dẫn tận tình của GS. TS Đoàn Thò Hồng Vân.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26/12/2011
Tác giả
Hoàng Duy Nam
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Ý nghóa của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Tính mới của đề tài 4
6. Bố cục của luận văn 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ
CHUỖI CUNG ỨNG
1.1 Chuỗi cung ứng, quản trò chuỗi cung ứng và các khái niệm liên
quan 6
1.1.1 Các khái niệm về chuỗi cung ứng 6
1.1.2 Các khái niệm về quản trò chuỗi cung ứng 8
1.2 Cấu trúc, cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng 9
1.2.1 Cấu trúc, thành phần của chuỗi cung ứng 9
1.2.2 Cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng 12
1.3 Vai trò, xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng và quản trò chuỗi cung
ứng 16
1.3.1 Vai trò của quản trò chuỗi cun ứng 16
1.3.2 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng 17
1.3.2.1 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng trên thế giới 17
1.3.2.2 Xu hướng phát triển của chuỗi cung ứng tại Việt Nam 21
1.4 Một số bài học kinh nghiệm trong việc quản trò chuỗi cung ứng 23
1.4.1 Bài học kinh nghiệm từ Unilever Thái Lan 23
1.4.1.1 Giới thiệu sơ lược về Unilever Thái Lan 23
1.4.1.2 Chương trình quản trò cung ứng nguyên vật liệu đầu vào 24
1.4.1.3 Kết quả đạt được 25
1.4.1.4 Bài học kinh nghiệm 25
1.4.2 Bài học kinh nghiệm từ Unilever Philippines 25
1.4.2.1 Giới thiệu sơ lược về Unilever Philippines 25
1.4.2.2 Phương thức lưu giữ tồn kho nguyên liệu an toàn 26
1.4.2.3 Bài học kinh nghiệm 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT
KHẨU NGÀNH HÀNG NƯỚC XẢ VẢI CỦA UNILEVER VIỆTNAM
2.1 Giới thiệu tổng quan về Unilever Việt Nam 30
2.1.1 Vài nét về tập đoàn Unilever 30
2.1.2 Unilever Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển 31
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 32
2.2 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh 35
2.2.1 Doanh thu, tốc độ tăng trưởng 35
2.2.2 Cơ cấu ngành hàng 36
2.2.3 Cơ cấu thò trường – khách hàng 37
2.2.4 Xuất khẩu ra nước ngoài 38
2.2.5 Tình hình tài chính 41
2.2.6 Đònh hướng phát triển tương lai 41
2.2.7 Giới thiệu chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam 42
2.2.8 Giới thiệu chuỗi cung ứng xuất khẩu của Unilever Việt Nam 44
2.3 Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải
của Unilever Việt Nam 45
2.3.1 Giới thiệu tổng quan về ngành hàng nước xả vải 45
2.3.1.1 Sơ lược về sản phẩm nước xả vải 45
2.3.1.2 Năng lực sản xuất hiện tại và tương lai đến năm 2015 46
2.3.1.3 Sản lượng sản xuất hiện tại và tương lai đến năm 2015 47
2.3.2 Thực trạng hoạt động của chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng
nước xả vải 47
2.3.2.1 Kế hoạch xuất khẩu 48
2.3.2.2 Quản trò cung ứng nguyên vật liệu đầu vào 52
2.3.2.3 Hoạch đònh sản xuất hàng xuất khẩu 61
2.3.2.4 Phân phối hàng xuất khẩu 65
2.3.3 Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng 70
2.3.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng 70
2.3.3.2 Các điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi cung ứng 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 73
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG NƯỚC
XẢ VẢI CỦA UNILEVER VIỆT NAM
3.1 Mục tiêu, quan điểm và cơ sở đề xuất các giải pháp 77
3.1.1 Mục tiêu đề xuất các giải pháp 77
3.1.2 Quan điểm đề xuất các giải pháp 78
3.1.3 Cơ sở đề xuất các giải pháp 78
3.1.3.1 Các cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
quá trình hoạch đònh quản trò cung ứng nguyên vật liệu đầu vào 78
3.1.3.2 Các cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của
qui trình sản xuất và hoạch đònh phân phối 79
3.2 Các giải pháp 80
3.2.1 Giải pháp 1: Thay đổi cách thức mua nguyên vật liệu đóng gói đầu
vào theo hướng có tồn kho an toàn và giảm thời gian cần thiết đặt nguyên
vật liệu đóng gói 80
3.2.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp 80
3.2.1.2 Nội dung giải pháp 80
3.2.1.3 Các bước thực hiện 81
3.2.1.4 Phân tích tính khả thi – hiệu quả dự kiến 87
3.2.1.4.1 Lợi ích của giải pháp 87
3.2.1.4.2 Dự kiến hiệu quả của giải pháp 88
3.2.1.5 Những khó khăn, bất lợi và rủi ro khi thực hiện giải pháp 90
3.2.2 Giải pháp 2
: Thiết lập lại qui trình giải quyết sự cố nguyên vật liệu
đóng gói đầu vào 91
3.2.2.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp 91
3.2.2.2 Nội dung của giải pháp 92
3.2.2.3 Các bước thực hiện 92
3.2.2.4 Điều kiện thực hiện giải pháp. 97
3.2.2.5 Những khó khăn khi thực hiện giải pháp. 97
3.2.3 Giải pháp 3
: Xây dựng trung tâm phân phối ảo cho ngành hàng
nước xả vải xuất khẩu 97
3.2.3.1 Mục tiêu đề xuấ giải pháp 97
3.2.3.2 Nội dung của giải pháp 98
3.2.3.3 Các bước thực hiện 98
3.2.3.4 Phân tích tính khả thi – hiệu quả dự kiến 105
3.2.3.5 Những khó khăn, bất lợi và rủi ro khi thực hiện giải pháp 105
3.3 Các kiến nghò 106
3.3.1 Kiến nghò với Unilever Việt Nam 106
3.3.2 Kiến nghò với các bên tham gia chuỗi cung ứng của Unilever
Việt Nam 107
3.4 Các bài học kinh nghiệm và ứng dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam
trong việc xây dựng và quản trò chuỗi cung ứng 110
KET LUAN CHệễNG 3 113
KET LUAN 115
Taứi lieọu tham khaỷo
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Báo cáo chỉ số đo lường hoạt động xuất khẩu hàng tháng
Phụ lục 2: Danh sách tóm tắt những nhà cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho
Unilever Việt Nam
Phụ lục 3: Danh sách các nhà máy tại KCN Tây Bắc Củ Chi và các nhà máy
gia công cho Unilever Việt Nam
Phụ lục 4: Danh sách các nhà nhập khẩu của Unilever Việt Nam đến cuối
năm 2010
Phụ lục 5: Danh sách tóm tắt các nhà bán sỉ và lẻ lớn của Unilever Việt Nam
Phụ lục 6: Sơ lược về sản phẩm nước xả vải
Phụ lục 7: Khiếu nại của Unilever Đài Loan
Phụ lục 8: Kết quả kiểm tra top load và cracking số lượng chai nhựa 3,2L hiện
tại
Phụ lục 9: Kết quả kiểm tra chai nhựa tăng trọng lượng (131g +/-3g)
Phụ lục 10: Kết quả thử nghiệm lần 1 tại Đài Loan
Phụ lục 11: Kết quả thử nghiệm lần 2 tại Đài Loan
Phụ lục 12: Số lượng các sai sót giữa chứng từ, hệ thống và thực tế
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
3PL Third Party Logistics – Bên thứ 3 cung cấp dòch vụ
Logistics
DCs Distribution Center – Trung tâm phân phối
DP Demand Planning – Bộ phận kế hoạch nhu cầu
ERP Enterprice Resource Planning – Kế hoạch tài nguyên cho
hoạt động kinh doanh
FGP Finish Goods Planner – Bộ phận kế hoạch hàng thành
phẩm
FGW Finish Goods Warehouse – Kho thành phẩm
FMCG Fast Moving Consumer Products – Hàng tiêu dùng nhanh
GT Kênh bán hàng truyền thống
ICCFOT InterCompany Case Fill On Time – Chỉ số đo lường mức
độ cung ứng hàng hóa đúng số lượng, đúng thời gian
ICP International Consumer Products – Công ty TNHH hàng
tiêu dùng quốc tế
IT Information Technology – Bộ phận công nghệ thông tin
KCN Khu Công Nghiệp
KPI Key Performance Indicator – Chỉ số đo lường hiệu quả
hoạt động
MDM Master Data Management – Bộ phận quản lý dữ liệu
tổng thể
MKT Marketing – Bộ phận nghiên cứu thò trường và xúc tiến
thương mại
MoQ Minimum Order Quantity – Số lượng đặt hàng tối thiểu
MTO Make-To-Order – Sản xuất theo đơn đặt hàng
MT Modern Trade – Kênh bán hàng hiện đại
NK Nhập Khẩu
OCF Operations Cash Flow – Dòng lưu chuyển tiền mặt
PP Production Planning – Bộ phận kế hoạch sản xuất
QA Quality Assurance – Bộ phận kiểm tra chất lượng sản
phẩm
R&D PKG Research and Development of Packaging – Bộ phận
nghiên cứu và phát triển bao bì đóng gói
R&D Reserch and Development – Nghiên cứu và phát triển
RPMs Raw and Packaging Material – Bộ phận kế hoạch nguyên
vật liệu
RPM WH Raw and Packaging Material Warehouse – Kho nguyên
liệu
RS Regional Sourcing – Bộ phận kinh doanh quốc tế
SCM Supply Chain Management – Quản trò chuỗi cung ứng
SM Supply Management – Bộ phận quản trò cung ứng nguyên
vật liệu
SP Supply Planning – Kế hoạch cung ứng
S.O Sale Order – Đơn bán hàng
S.T.O Stock Transport Requisition – Đơn hàng yêu cầu vận
chuyển
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UAPL Unilever Asia Private Ltd – Công ty TNHH Unilever
Châu Á
UVN Unilever Việt Nam
XK Xuất Khẩu
WH Warehouse – Kho
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Doanh thu theo cơ cấu ngành hàng 36
Bảng 2.2 Cơ cấu thò trường và khách hàng của Unilever Việt Nam 37
Bảng 2.3 Sản lượng, doanh thu XK của Unilever Việt Nam 2009-2010 39
Bảng 2.4 Sản lượng, doanh thu XK ngành hàng nước xả vải năm 2009-2010 40
Bảng 2.5 Sản lượng, doanh thu XK nước xả vải 6 tháng đầu năm 2011 40
Bảng 2.6 Cơ cấu vốn đầu tư của Unilever tại Việt Nam 41
Bảng 3.1 Bảng thông tin nguyên liệu đóng gói 82
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1 Mô hình một dây chuyền chuỗi cung ứng 7
Hình 1.2 Chuỗi cung ứng đơn giản 9
Hình 1.3 Chuỗi cung ứng mở rộng 10
Hình 1.4 Ví dụ về một chuỗi cung ứng mở rộng 12
Hình 1.5 Những động năng chính của chuỗi cung ứng 15
Hình 1.6 Mô hình chuỗi cung ứng năm 2016 19
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Unilever Việt Nam 33
Hình 2.2 Tình hình doanh thu qua các năm của Unilever Việt Nam 35
Hình 2.3 Cơ cấu thò trường – khách hàng 2010 38
Hình 2.4 Chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam 42
Hình 2.5 Chuỗi cung ứng XK của Unilever Việt Nam 44
Hình 2.6 Kế hoạch XK ngành hàng nước xả vải của Unilever Việt Nam 48
Hình 2.7 Quản trò cung ứng mua nguyên vật liệu đầu vào 53
Hình 2.8 Qui trình kế hoạch sản xuất sản phẩm nước xả vải 61
Hình 2.9 Qui trình phân phối sản phẩm nước xả vải XK 65
Hình 3.1 Cách tính frozen time hiện tại cho hàng nước xả vải XK 84
Hình 3.2 Cách tính frozen time mới cho hàng nước xả vải XK 85
Hình 3.3 Qui trình giải quyết sự cố nguyên vật liệu đóng gói 93
Hình 3.4 Qui trình luân chuyển hàng XK từ Việt Nam đến Thái Lan thông qua
UAPL trên hệ thống SAP 100
Hình 3.5 Qui trình luân chuyển mới hàng XK từ Việt Nam đến các nước trên hệ
thống SAP 102
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý nghóa của đề tài
Chuỗi cung ứng, quản trò chuỗi cung ứng đang được nhắc đến nhiều trong
những năm gần đây như là một lợi thế cạnh tranh đặc biệt, nhiều người còn nói nó
là mốt kinh doanh thời thượng của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, không
phải tất cả các doanh nghiệp đều hiểu đúng về chuỗi cung ứng cũng như quản trò
chuỗi cung ứng của doanh nghiệp mình. Một số chưa đánh giá đúng tầm quan trọng
của chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số còn hiểu sai về
chuỗi cung ứng, quản trò chuỗi cung ứng, một số khác thậm chí còn không biết là
doanh nghiệp mình có chuỗi cung ứng hay không. Qua quá trình làm việc tại
Unilever Việt Nam, là người trực tiếp điều hành một phần hoạt động của chuỗi cung
ứng ngành hàng nước xả vải xuất khẩu (một chuỗi cung ứng điển hình trong một
doanh nghiệp điển hình về hàng tiêu dùng nhanh), tác giả nhận thấy đây là một lónh
vực mới mẻ nhưng lại có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động,
thậm chí là ảnh hưởng đến sự thành bại trong hoạt động của cả một doanh nghiệp.
Đồng thời, cũng qua quá trình làm việc, tác giả nhận thấy hoạt động của chuỗi cung
ứng này còn có những tồn tại nhất đònh khi Unilever ứng dụng mô hình chuỗi cung
ứng của mình tại thò trường Việt Nam. Điều đó thể hiện ở chỉ số đo lường hiệu quả
hoạt động KPI (Key Performance Indicator) là ICCFOT (Inter-Company Case Fill
On Time) trong chuỗi cung ứng xuất khẩu của ngành hàng nước xả vải không cao
như mong muốn (
Phụ lục 1: monthly export KPI report). Chính vì vậy, việc nghiên
cứu tổng thể toàn bộ chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của
Unilever Việt Nam trước hết luận văn sẽ hệ thống hóa toàn bộ cơ sở lý luận về
chuỗi cung ứng và quản trò chuỗi cung ứng, đồng thời đánh giá thực tiễn hoạt động
của chuỗi cung ứng này như thế nào, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghò để
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng này tại Unilever
Việt Nam.
- 2 -
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu một chuỗi cung ứng điển hình trong một doanh
nghiệp điển hình của lónh vực hàng tiêu dùng nhanh, luận văn sẽ rút ra được nhiều
bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong cùng lónh vực kinh doanh ở điều kiện
tương đồng, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể ứng dụng được một số các
kinh nghiệm mà các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong lónh vực mà họ kinh
doanh đang áp dụng. Do môi trường sản xuất đặc thù của chuỗi cung ứng nghiên
cứu là sản xuất theo đơn đặt hàng (MTO – Make-to-Order) mà hoạt động của chuỗi
cung ứng nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng với hoạt động của chuỗi cung ứng
trong các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam (mặc dù ngành nghề kinh
doanh và điều kiện sản xuất kinh doanh có thể ít tương đồng). Chính vì vậy mà các
doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam với môi trường sản xuất là MTO có thể
học tập và ứng dụng được cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng cũng như hoạt
động quản trò của chuỗi cung ứng này.
Với những mong muốn nói trên cùng với sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn
khoa học, GS. TS. Đoàn Thò Hồng Vân, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu chuỗi
cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả của công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt
Nam” làm đề tài tốt nghiệp cao học.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa lại các cơ sở khoa học cơ bản nhất về chuỗi cung ứng và quản
trò chuỗi cung ứng cũng những kinh nghiệm quản trò chuỗi cung ứng của một số quốc
gia có điều kiện tương đồng để rút ra bài học kinh nghiệm cho Unilever Việt Nam
cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh những ngành hàng có điều
kiện tương đồng.
Nghiên cứu thực trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của
Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam nhằm đánh giá thực trạng hoạt động của
chuỗi cung ứng, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt
động của chuỗi cung ứng này.
- 3 -
Nghiên cứu một chuỗi cung ứng điển hình trong một doanh nghiệp điển hình
để rút ra những bài học ứng dụng thực tế cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc
xây dựng, điều hành hoạt động một chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp mình (xây
dựng qui trình, lựa chọn hệ thống ERP…), cũng như rút ra những bài học kinh
nghiệm trong quản trò chuỗi cung ứng và đònh hướng phát triển cho chuỗi cung ứng
trong điều kiện hội nhập hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chuỗi cung ứng và quản trò chuỗi cung ứng
xuất khẩu của Unilever Việt Nam dành cho ngành hàng nước xả vải.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Trong đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu tổng quan thực tiễn
chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải của Công ty Unilever với môi
trường sản xuất là MTO, và đặc thù của chuỗi cung ứng là chỉ tập trung vào quản trò
cung ứng và hoạch đònh sản xuất. Phần nghiên cứu thò trường, thiết kế sản phẩm,
hoạch đònh nhu cầu… được thực hiện bởi hoặc là công ty mẹ Unilever NV hoặc là
nhà nhập khẩu tại nước nhập khẩu và tác giả chưa có đầy đủ điều kiện để nghiên
cứu, còn phần hoạch đònh phân phối chỉ dừng lại ở việc hoàn thành các thủ tục xuất
khẩu và giao hàng cho hãng tàu để vận chuyển hàng đến nước nhập khẩu.
Về thời gian
: Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cả số liệu sơ cấp và số liệu
thứ cấp trong khoảng thời gian từ cuối năm 2009 đến hết quý 2 năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu đònh tính bao
gồm:
Phương pháp nghiên cứu tại bàn nhằm thu thập thông tin thứ cấp về hoạt
động của chuỗi cung ứng như: (i) Chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của chuỗi
cung ứng KPI là ICCFOT (Inter-Company Case Fill On-Time) từ bộ phận Regional
- 4 -
Sourcing thông qua các báo cáo xuất khẩu hàng tháng về sản lượng, doanh thu xuất
khẩu, các nguyên nhân làm giảm chỉ số KPI. (ii) Số lượng các sự cố phát sinh của
nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và cung ứng cũng như các
biện pháp khắc phục các sự cố đó từ phòng R&D. (iii) Số lượng các sai xót trong
quá trình phân phối hàng xuất khẩu.
Từ những thông tin thứ cấp nói trên, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô
tả kết hợp với phương pháp tổng hợp và phân tích các dữ liệu theo chiều hướng ứng
với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đồng thời kết hợp với so sánh về qui trình và lý
luận của chuỗi cung ứng theo môi trường sản xuất MTO nhằm đánh giá thực trạng
hoạt động chuỗi cung ứng. Qua phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của chuỗi cung
ứng cũng như các bài học kinh nghiệm rút ra từ các thành viên Unilever trong khu
vực có điều kiện tương đồng với Unilever Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp
và kiến nghò để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng.
Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường nhằm quan sát, phân tích, đánh giá
hoạt động của từng qui trình trong chuỗi cung ứng như qui trình hoạch đònh, qui trình
thu mua nguyên vật liệu đầu vào, qui trình sản xuất, qui trình phân phối.
Phương pháp chuyên gia nhằm phỏng vấn các nhân viên điều hành trực tiếp
hoạt động của các qui trình trong chuỗi cung ứng để bổ sung, làm rõ các hoạt động
trong từng công đoạn của các qui trình từ việc nghiên cứu hiện trường nói trên.
Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu về chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động, sản lượng,
doanh thu hàng xuất khẩu và những thành quả đạt được trong chuỗi cung ứng.
Dữ liệu sơ cấp: Các dữ liệu về sự cố phát sinh trong từng công đoạn của các
qui trình, các dữ liệu về sản lượng, phương pháp đặt nguyên vật liệu đầu vào.
5. Tính mới của đề tài
Trên thế giới, hiện đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về chuỗi cung ứng và
quản trò chuỗi cung ứng , tuy nhiên, tại Việt Nam, các nghiên cứu về chuỗi cung ứng
- 5 -
vẫn đang còn là một lónh vực khá mới mẻ. Hiện đã có một số đề tài nghiên cứu về
chuỗi cung ứng, tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về chuỗi nội bộ. Đề tài
nghiên cứu về chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả vải trong một doanh
nghiệp hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng nhanh FMCG (Fast Moving Consumer
Goods) và có một chuỗi cung ứng hoạt động tốt nhất Việt Nam hiện nay là đề tài
đầu tiên nghiên cứu về chuỗi nội bộ. Do đặc thù của chuỗi cung ứng nên hoạt động
của chuỗi cung ứng nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng với hoạt động của chuỗi
cung ứng trong các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tại Việt Nam, chính vì thế mà
các doanh nghiệp đó có thể học tập và ứng dụng được rất nhiều về qui trình, hệ
thống, hoạt động và đònh hướng phát triển của chuỗi cung ứng này.
6. Bố cục của luận văn
Phần chính của đề tài gồm có 3 chương
Chương 1. Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng và quản trò chuỗi cung ứng.
Chương 2. Nghiên cứu thực trạng chuỗi cung ứng xuất khẩu ngành hàng
nước xả vải của Unilever Việt Nam.
Chương 3. Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi
cung ứng xuất khẩu ngành hàng nước xả của Unilever Việt Nam.
Đồng thời, đề tài nghiên cứu còn có Phần Mở Đầu, Phần Kết Luận, các bảng
biểu, đồ thò, hình minh họa cũng như các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo
cho nội dung chi tiết của đề tài.
Mặc dù tác giả đã rất nổ lực và cố gắng tu chỉnh nhiều lần nhưng chắc chắn đề
tài vẫn không thể tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của q Thầy Cô, các chuyên gia và đọc giả để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hoàng Duy Nam
- 6 -
1.1 Chuỗi cung ứng, quản trò chuỗi cung ứng và các khái niệm liên quan
Thuật ngữ quản trò chuỗi cung ứng (Supply Chain Mangement - SCM) vẫn còn
khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù hiện hay người ta đang
nói nhiều đến chuỗi cung ứng, quản trò chuỗi cung ứng, cái chết của nhiều doanh
nghiệp khi không quản trò chuỗi cung ứng hiệu quả hay việc xác lập các lợi thế cạnh
tranh từ chuỗi cung ứng… và nó đang có một vai trò quan trọng trong các hoạt động
kinh doanh hiện đại, vậy thực chất chuỗi cung ứng, quản trò chuỗi cung ứng là gì?
1.1.1 Các khái niệm về Chuỗi cung ứng
Theo Lambert, Stock và Ellarm thì “Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các
công ty chòu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dòch vụ ra thò trường” (Lambert,
Douglas M., James R.Stock & Lisa M.Ellram, 1998, Fundamentals of Logistics
Management, Boston, MA: Irwin/McGraw-Hill).
Theo Chopra và Meindl thì “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung
ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người cung ứng mà còn có cả người vận
chuyển, nhà kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng…” (Chopra, Sunil & Peter
Meindl, 2003, Supply Chain, Second Edition, Upper Saddle River, NJ: Prentice-
Hall, Inc.,)
Theo Ganeshan và Harrison thì “Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà xưởng
và những lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu,
chuyển những vật liệu này thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối những
thành phẩm này đến tay khách hàng.” (Ganeshan, Ram & Terry P.Harrison, 1995,
An Introduction to Supply Chain Management, Department of Management
Sciences and Information System, 303 Beam Business Building, Penn State
University, University Park, Pennsylvania)
Theo Michael Hugos thì “Chuỗi cung ứng bao gồm các công ty và những hoạt
động kinh doanh cần thiết để thiết kế, sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm hay
- 7 -
dòch vụ. Các doanh nghiệp phụ thuộc vào chuỗi cung ứng để nhận được những thứ
cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và đảm bảo cho sự phát triển thònh vượng của mình.
Mỗi doanh nghiệp thích hợp với một hoặc nhiều chuỗi cung ứng và đóng một vai trò
nhất đònh trong từng chuỗi cung ứng.” (Michael Hugos, 2010, Tinh hoa quản trò
chuỗi cung ứng, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh)
Theo tác giả thì chuỗi cung ứng là một mạng lưới tổ chức các hoạt động nhằm
đưa nguyên nhiên vật liệu từ nhà cung cấp đầu tiên đến các nhà máy để sản xuất ra
các bán thành phẩm, thành phẩm và đưa những sản phẩm này đến tay người tiêu
dùng cuối cùng theo dự báo nhu cầu của thò trường.
Chuỗi cung ứng có thể hình dung như một đường ống có nhiều điểm nối dùng
cho dòng chảy của sản phẩm, dòch vụ, thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên qua nhiều
tổ chức, doanh nghiệp trung gian cho đến người tiêu dùng cuối cùng, trong đó mỗi
điểm nối là một tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
riêng lẻ nhưng lại gắn liền với các điểm nối khác của đường ống tạo thành một dòng
chảy thông suốt để đưa được sản phẩm dòch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Hình 1.1: Mô hình một dây chuyền chuỗi cung ứng
(Nguồn
: An approach towards overall supply chain efficiency – Hai Lu & Yirong Su)
- 8 -
1.1.2 Các khái niệm về Quản trò chuỗi cung ứng
Khái niệm về quản trò chuỗi cung ứng xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ
XX và trở nên phổ biến trong những năm 90 của thể kỷ trước. Trước đó, đã có nhiều
khái niệm dùng để chỉ hoạt động quản trò chuỗi cung ứng như quản lý hậu cần, quản
trò hoạt hoạt động… Sau đây là một số khái niệm về quản trò chuỗi cung ứng.
Theo đònh nghóa của Hiệp hội các nhà quản trò chuỗi cung ứng thì “Quản trò
chuỗi cung ứng bao gồm về hoạch đònh và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến
tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trò logistics. Ở mức
độ quan trọng, quản trò chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối
tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dòch vụ,
khách hàng. Về cơ bản, quản trò chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trò cung cầu
bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trò chuỗi cung ứng là một chức năng
tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh
doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình
kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trò chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những
hoạt động quản trò logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy
sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết
kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.”
Theo Mentzer, Dewitt, Min, Nix, Smith và Zachia thì “Quản trò chuỗi cung ứng
là sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các chức năng kinh doanh truyền
thống đồng thời đề ra sách lược phối hợp các chức năng này trong một công ty cụ thể
cũng như liên kết với các doanh nghiệp trong một chuỗi cung ứng nhằm mục đích
nâng cao năng lực của từng công ty và của toàn bộ chuỗi cung ứng trong dài hạn.”
(Mentzer. John T., William DeWitt, James S. Keeper, Soonhong Min, Nancy W.
Nix, Carlo D.Smith và Zach G. Zacharia, 2001, Defining Supply Chain
Management, Journal of Business Logistics, Vol 22, No. 2, p.18)
Theo Michael Hugos thì “Quản lý chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động
sản xuất, lưu kho, đòa điểm và vận tải giữa các thành viên của chuỗi cung ứng nhằm
- 9 -
Hình 1.2: Chuỗi cung ứng đơn giản
(Nguồn
: Tinh hoa quản trò chuỗi cung ứng – Michael Hugos)
mang đến cho thò trường mà bạn đang phục vụ sự kết hợp tiện ích và hiệu quả tốt
nhất”, Michael Hugos, 2010, Tinh hoa quản trò chuỗi cung ứng, NXB Tổng hợp Tp
Hồ Chí Minh)
Theo tác giả thì Quản trò chuỗi cung ứng là những hoạt động quản lý qui trình
hoạch đònh, thu mua nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất, lưu kho và phân phối sản
phẩm đầu ra đến tay người tiêu dùng cuối cùng trong sự liên kết, tích hợp, tương hỗ
và phụ thuộc lẫn nhau sao cho hiệu quả đạt được là cao nhất.
1.2 Cấu trúc, cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng
1.2.1 Cấu trúc, thành phần của chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố là: nhà cung cấp, đơn
vò sản xuất và khách hàng tiêu dùng cuối cùng.
Nhà cung cấp:
Là các công ty bán các sản phẩm, dòch vụ là nguyên vật liệu đầu vào cho quá
trình sản xuất cho nhà máy (theo hình vẽ trên). Thông thường, nhà cung cấp được
hiểu là đơn vò cung cấp nguyên vật liệu trực tiếp cho hoạt động sản xuất như
nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm hay các chi tiết cấu thành sản phẩm cuối cùng.
Nhà sản xuất:
Nhà sản xuất hay nhà chế tạo là những đơn vò trực tiếp làm ra sản phẩm. Các
sản phẩm có thể là các nguyên liệu thô, bán thành phẩm hoặc là thành phẩm hoàn
chỉnh. Nhà máy của nhà sản xuất sẽ là nơi sử dụng các nguyên nhiên vật liệu đầu
vào để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Các nghiệp vụ về sản xuất sẽ được sử dụng
tối đa tại nhà máy của đơn vò sản xuất nhằm tăng hiệu quả, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây chuyền cung ứng.