Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Cơ sở tự nhiên xã hội II Đề cương ôn tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.52 MB, 103 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
Câu hỏi ôn thi Cơ sở tự nhiên xã hôi II
Hãy trình bày những chính sách đô hộ và đồng hoá dân tộc của các
triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta và giải thích tại sao nhà
Hán lại truyền bá Nho giáo vào Việt Nam như là một trong nhũng-biện pháp
nhằm đồng hoá người Việt?
Trình bày hoàn cảnh lịch sử, diên biến và kết quả, ý nghĩa của khới
nghĩa Lí Bí. Tại sao nói khởi nghĩa Lí Bí đã đánh dấu sự chuyển dần vai trò
lãnh đạo từ tầng lớp quý tộc Vãn Lang - Âu Lạc cũ sang tầng lớp thổ hào địa
phương.
Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống (năm
981) do Lê Hoàn lãnh đạo và nêu lên ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này.
Nhà nước Lý - Trần đã có những chính sách nhằm xây dựng và củng
cố chính quyền như thế nào?
Câu 5:
Bàn về cuộc tập kết sang đất Tống của Lý Thường Kiệt (cuối năm
1075), có ý kiến cho rằng: “Đây là hành động thể hiện sự hiếu chiến Ý
kiến anh (chị) như thế nào.
Câu 6 : Trình bày các hình thức sỏ hữu ruộng đất của Nhà Lý.
Câu 7 : Dựa vào những sự kiện lịch sừ (có chọn lọc) của Cách mạng Việt
Nam đầu thế kỷ XX đến năm 1930, hãy làm nổi bật vai trò của Nguyễn Ái
Quốc Lrong việc lìm ihấy con dượng cứu nưức đúng dán nhấi de cứu dan Iụtẵ.’
Câu 8 : Nội dung cơ bản của "Chính cương vắn tắt", " Sách lược vắn tất"
tháng 2/1930 của Đảng cộng sản Việt Nam?,
y c â ĩĩ 9 :
Hoàn cảnh triệu tập Hội nghị thống nhất Đảng (3/2/1930)? Nội dung Hội
nghị và ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảns cộng sản Việt Nam?.
Caii 10 (5 điểm): Hội nghị Trung ựơng Đảng lần thứ VI (Iháng 11/1939) và
sư chuyển hướng đấu tranh của Đảng?
^Câu lí.ế


Hãy phân tích nội dung Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của
Đảng ta.
* Câu 12;
Trình bày tóm tắt các chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế- Đà
Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 2:
Câu 3 :
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
Câu 13:
Trên cơ sở nhận thức về cõng cuộc dổi mới của đấl nước đến năm
1996, anbẺ( chị) hãy nêu lên nhữna thách thức lớn và nhữne bài học được rút
ra cho giai đoạn cpằch mạns tiếp theo.
Cáu ¿4'
Kế hoạch quân sự Na-va yá sự phá sán cùa no Lrong chiên cuộc Đón H
Xuàn 1953-1954?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
c ơ SỞ Tự NHIÊN XÃ HỘI 2
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Khái quát về vị trí địa lí Việt Nam, những dấu vết của người tối cổ ở
nước ta.
- Quá trinh chuyển biến từ người tối cổ thành người hiện’ đại. Các nền
văn hoá Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn.
- Khái quát các triều đại Việt Nam với nhiều thành tựu trong việc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Quá trình vận động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Khái quát các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân
dân ta.
- Công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc giai đoạn sau 1975.
- Công cuộc đổi mới từ 1986.

2. Tưtưỏmg:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc
- Nhận thức của về nguồn gốc của dân tộc.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá các tư liệu và kiến
thức lịch sử.
Bể PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Sừ dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa.
2. Đọc tài liệu tham khảo.
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
Chương I
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THỜI DựNG NƯỚC ĐẾN 1858
Iẽ THỜI DựNG NƯỚC ĐÀU TIÊN(NHÀ NƯỚC VĂN LANG - Âu LẠC)
1.1 Điều kiện ra đời:
Nhà nước là phạm trù lịch sử của xã hội có giai cấp, điều kiện quan trọng
số 1 để Nhà nước có thể ra đời là trên cơ sờ sức sản xuất phát triển dẫn đến
tình trạng phân hoá xã hội. Nhà nước ra đời là sản phẩm tất yếu của một xã
hội mà mâu thuẫn giai cấp đã đạt đến mức không thể điều hoà. Đây là quy
lụât hình thành chung của tất cả các Nhà nước trên thế giới. Đối với phương
Đông Ăngghen đã nêu rõ quá trình ra đời của các Nhà nước như sau: "Trên cơ
sở sự phân hoá xã hội là tiền đề vật chất không thể thiếu được, yêu cầu tổ
chức công trình tưới nước và yêu cầu đấu tranh tự vệ làm cho Nhà nước lúc
đầu vốn là chức năng xã hội tiều biểu cho lợi ích chung của cộng đồng rồi
chuyển sang địa vị độc lập với xã hội và cuối cùng vươn lên thành kẻ thong
trị đoi với xã hội".
Như vậy, nghiên cứu sự ra đời của các Nhà nước phương Đông ngoài
việc đi sâu nghiên cứu tiền đề, sự phân hoá xã hội, chúng ta không thể không
quan tâm đúng mức tới hai nguyên tố: trị thuỷ - thủy lợi, yêu cầu tự vệ chống

ngoại xâm.
Sự phát triển củạ sức sản xuất đã gây ra những biến động xã hội, đưa ra
một sự phân hoá xã hội rõ nét vào giai đoạn Đông Sơn. Lúc này xã hội đã có
kẻ giàu, người nghèo. Tình trạng bất bình đẳng được in đậm trong các khu mộ
táng phản ánh trong các truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ. Tuy nhiên, mức
độ phân hoá ở giai đoạn Đông Sơn chưa cao, nhưng đã tạo ra một cơ sờ xã
hội cần thiết cho việc hình thành một Nhà nước đầu tiên.
a. Nhu cầu trị thuỷ - thuỷ lợi:
- Yêu cầu trị thủy - thuỷ lợi được phản ánh cô đọng trong truyền thuyết
Sơn Tinh - Thuỷ TinhỀ Người Việt cổ để chinh phục đồng bằng sông nước đã
phải đối phó với muôn vàn khó khăn, thử thách, nhưng khó khăn và phức tạp
hơn cả là chống hạn hán, ngập lụt đặt ra một cách bức thiết. Cơ sờ của nền
kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đòi hỏi phải có những công trình tưới
nước đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng. Sức mạnh của con người vươn
lên chinh phục thiên nhiên để phát triển sản xuất nông nghiệp đã được huyền
thoại hoá bằng câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh với mơ ước núi phải cao
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
hơn nước, người trồns lúa phải thắng nsập lụt. Cho đêrì nay, các nhà khảo C-Ô
học chưa tìm thấv những di tích các công trình thủy lợi thời Hùng Vương,
nhưng qua nguồn thư tịch cổ có thể hiểu người Việt cổ "đã tưới ruộng theo
nước triều lên xuống" người ta phải biết đắp bờ giữ nước, phải biết xây dựng
một số cô na trình nhân tạo như kênh, mươníí ờ cổ Loa đã phát hiện được
dấu tích của một đoạn đê cổ có dấu tích trước thời Bẳc thuộc.
Như vậy, vào cuối thời Hùng Vương cư dân đồng bằng Sông Hồng đã
biết đắp đê, có thể đó chỉ là những đoạn đê ngắn để chống ngập lụt ở một vài
nơi nào đó.
- Công việc chống ngập lụt không bao giờ là việc đơn lẻ của từng cá
nhân, từng làng mà đòi hỏi phải có sự liên kết nhiều khu vực, với vai ừò chi
đạo thực hiện của Nhà nước.

b. Nhu cầu tự vệ chổng ngoại xâm:
+ Nuớc ta ờ vào một vị trí địa lý giao lưu kinh tế - văn hoá rất thuận lợi
và cũng vì sự thuận lợi đó mà trở thành vị trí nhiều người muốn tìm cách tấn
công từ nhiều phía để chiếm đoạt. Chính vì thế yêu cầu tự vệ chống ngoại
xâm cũng sớm được đặt ra và ngày càng trờ lên bức thiết.
Truyền thuyết nhân gian nhắc đến nhiều loại giặc: giặc Man, giặc Mũi
đỏ, giặc Thục, giặc Ân, trong đó truyền thuyết Thánh Gióng đã ngợi ca cuộc
đấu tranh của nhân dân ta chổng ngoại xâm lúc đó. Hình ảnh Tháng Gióng
đánh giặc là kết tinh tài năng, ý chí của cộng đồng đánh đuổi ngoại xâm bảo
vệ cuộc sống yên vui. Gần đây các nhà khảo cổ học đã chứng minh câu
chuyện Thánh Gióng đánh giặc Ân được xây dựng ừên một sự kiện lịch sử có
thật. Nếu như số lượng vũ khí tìm được trước giai đoạn Đông Sơn chi chiếm
20% thì đến giai đoạn Đông Sơn đã tăng lên 50% trong tổng số hiện vật gồm
các loại như rìu, giáo, dao găm, kiếm, kiếm ngắn, cung, nỏ, lao Vào cuối
thời Hùng Vương nạn ngoại xâm trở thành mối đe doạ nghiêm trọng. Người
Việt cổ để tồn tại và phát triển trên đất nước Văn Lăng phải đoàn kết với nhau
thành một khối thống nhất, đó là lý do khách quan tác động đến sự hình thành
Nhà nước đầu tiên.
Như vậy, yêu cầu đoàn kết chống ngoại xâm và yêu cầu trị thuỷ - thủy
lợi của nền kinh tế nông nghiệp ứồng lúa nước ờ lưu vực sông Hồng đã tác
động mạnh vào quá trình hình thành Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt
Nam: Nhà nước Văn Lang (vào khoảng thế kỷ VII - VI T.C.N, khoảng 2500 -
2700 trước ngày nay).
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
1Ế2Ể Cấu trúc và đặc điểm nhà nưórc Văn Lang:
a) Thời điểm ra đòi:
- Dựa vào các thành tựu nghiên cửu có thể dự đoàn nhà nước Văn Lang
với tư cách là một nhà nước sơ khai ra đời vào khoảng thế kỉ VII - V TCN,
cách ngày nay khoảng 2.700 - 2.600 năm.

- Sách Việt sử lược có chép: ‘‘Đến thời Trang Vương nhà Chu (696 - 682
TCN), ở bộ Gia Ninh cỏ người là, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự
xưng là' Hùng vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, Việt
vương Câu Tiên (505 - 462 TCN) cho người đến dụ hàng nhung Hùng Vương
không theo ”
b) Cấu trúc và đặc điểm của nhà nước Văn Lang:
- Nhà nước Vãn Lang ra đời trong điều kiện phân hoá xã hội chưa sâu
sắc. Tổ chức nhà nước còn đơn sơ, đứng đầu là vua Hùng cha truyền con nối,
giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng, dưới các tướng là Bố Chính hay
còn gọi là già làng.
- Theo các nhà ngôn ngữ học từ Hùng đồng nghĩa với từ : “Kun” trong
Lang Kun của người Mường, “Khun” trong tiểng Môn Khơme, tiếng Thái
nhằm để chỉ tù trường, thủ lĩnh bộ lạc.
Theo nhà sử học Phan Huy Chú lúc bấy giờ nước ta chia thành 15 bộ,
đứng đầu mỗi bộ có chức Lạc tướng.(tên 15 bộ sgk).
- Nhà nước Vãn Lang còn sơ khai, tổ chức còn đơn giản. Quan hệ giữa
nhà nước và các bộ lạc còn chưa chặt chẽ. Tính chuyên chế của nhà nước đối
với làng xã còn mờ nhạt. Làng xã thực tế vẫn nằm quyền sở hữu và phân phối
ruộng đất cho thành viên cày cấy, hàng năm nộp một phần sản phẩm cho nhà
nước thông qua làne xã.
- Nhà nước quản lý xã hội theo luật tục, chưa có luật pháp thành văn.
Hiện nay chưa có tài liệu khẳng định thời Văn Lang đã có chữ viết.
- Sự nẩy sinh của một hình thức Nhà nước dù còn sơ khai nhưng nó đánh
dấu một bước quan trọng trong lịch sử. Nó xác định quá trình dựng nước thời
Hùng Vương và đặt cơ sở cho sự ra đời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
sau này.
c) Đới sống của cư dân Văn Lang:
* Đới sốug vật chất:
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

- Nhìn một cách tổns auát nét nổi bật của văn hoá vật chất thòi kỳ này là
những thành tựu về cuộc sống ruộng đồng, làng mạc. Cuộc sổng của người
Việt cổ lan toả trên các đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã. Có thể đề
cập đến các mặt thiết yếu của của cuộc sống như cách ãn, ờ, mặc, đi của người
Việt cổ đã phàn ánh rõ nét lối sống của cư dân nông nghiệp trổng ỉúa nước ở vùng
nhiệt đới eió mùa trong một môi trường nhiều đồng, hồ, sông nước.
- Lương thực, thực phẩm:
+ Nguồn lương thực chính của cộng đồng cư dân chủ yếu là thóc gạo.
Trong đó chủ yếu là lúa nếp. Ví dụ sự tích Bánh Trung, bánh dày hoặc lấy
ống tre để thổi cơm. Ngoài ra cư dân Văn Lang Âu Lạc còn sử dụng các loại
cây cung cấp chất bột như: khoai, sắn, củ mài vào những năm mất mùa,
đói kém họ đã lên rừng chặt cây quang lang, búng máng làm đồ ăn.
+ Thức ăn bao gồm các loại nhừ: tôm, cua, ốc, hến, cá, ba ba, các loại
rau như bầu, bí, cà nghề chăn nuôi và săn bắt phát triển cung cấp thêm
nguồn thức ăn có chất đạm trong gia đình. Trong số các đồ ăn còn có các loại
hoa quả vùng nhiệt đới như: vải, nhãn, mận, chuối, dưa hấu gia vị của thức
ăn gồm có: muối, gừng, tỏ i Cách chế biến tuỳ theo sờ thích của từng vùng,
từng gia đình.
-» Nguồn lương thực của người Việt cổ rất phong phú, đa dạng. Trong
đó lúa gạo là chính. Đây là một biểu hiện của cuộc sống vật chất được nâng
cao. Cũng là một biểu hiện của sự phát triển kinh tế, canh tác lúc bấy giờ.
+ Người Việt Cổ có tục săm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen. Người Việt
Cổ còn có tục uống rượu.
- Trang phục: về trang phục được thể hiện qua các hình tượng chạm khắc
trên trống đồng, thạp đồng.
+ Trong sinh hoạt thường ngày: Nam đóng khố, nữ mặc váy. Nữ có
nhiều loại váy như váy chui, váy quấn. Một số phụ nữu thuộc tầng lớp quý tộc
họ có bộ áo váy dài chám gót chân, có trang trí hai dải váy thả phía trước, có
yếm, có áo xẻ giữa, có thắt lưng quấn ngang bụng và khăn để quấn đầu.
+ Vào dịp lễ hội trang phục của nam và nữ đẹp đẽ hom, có mũ lông chim,

váy xoè kết bằng lông vũ hoặc lá cây. Những chiếc mũ được cắm bông lau và
mang đồ trang sức đẹp.
+ Mái tóc có 4 kiểu: cắt ngắn, búi tó, tết, quấn ngược lên đinh đầu. Cả
nam và nữ có thấy họ chít khăn nhỏ ờ giữa trán và chân tóc thả đuôi dài
xuống phía sau.
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
- Nhà ở: nhà ở, có các kiểu nhà sàn bằng gỗ, tre, nứa, lá ờ trên trống
đồng Đông Sơn ta thấy có hai kiểu: nhà sàn mái cong hình thuyền, kiểu mái
tròn hình thuyền sàn thấp.
Làng của người Việt cổ là những công xã nông thôn bao gồm một số gia
đình gắn kết với nhau theo cả quan hệ xóm giềng lẫn dòng máu. Họ sống
quây quần lại trong một khu vực thường có rào che phòng vệ gọi là kẻ, chạm,
chiềng
Trong sinh hoạt gia đình gồm nhiều vật dụng rất phong phú như: bình,
vò, khạp, mâm, chậu, bát Tiêu biểu là chiếc muôi đồng tìm thấy ờ Việt
Khê (Hải Phòng) được tạo dáng và trang trí công phu có chuôi cong hình
thuyền, phía cuối cuộn tròn vài vòng và gắn một tượng người đóng khố, búi
tó, chít khăn đầu riu ngồi mải mê thổi kèn rất sinh động và có giá trị như một
tác phẩm nghệ thúật. Ngoài ra còn có công cụ bằng tre, nứa, lá.
Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, bè, mảng đi trên sông nước. Thuyền
có nhiều loại thuyền như: thuyền chiến, thuyền bơi chải trên bộ sử dụng
những súc vật như: voi, ừâu, bò, ngựa làm phương tiện đi lại.
* Đời sống tính thần.
- Cư dân thời Hùng Vương đã đạt tới trình độ thẩm mỹ, tư duy khá cao
kết hợp với hình thái tín ngưỡng phức tạp. Đan xen giữa tàn dư tín ngưỡng
nguyên thủy với tín ngưỡng của thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa
nước.
- Tín ngưỡng chủ yểu và phổ biến lúc bấy giờ là sùng bái tự nhiên. Ví dụ
thờ thần núi, thần sông, thần mặt trời và tục phồn thực với những nghi lễ cầu

mong được mùa, các giống, loài sinh sôi, nẩy nở con đàn cháu lũ. Hình tượng
còn rùa, con chim Lạc rất gần gũi với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước nên
được xem như biểu tượng chiếm một vị trí quan trọng trong tín ngưỡng của
người Việt Cổ.
- Thời Văn Lang Âu Lạc cũng là thời kỳ đấu tranh hình thành Nhà nước
đầu tiên. Ý thức cộng đồng đã sản sinh ra tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng
bái các anh hùng thủ lĩnh dân tộc. Nhằm khẳng định nguồn gốc chung, tổ tiên
chung của cộng đồng nêu cao kỳ tích của những người có công dụng nước và
giữ nước. Ban đầu là sùng bái người đàn ông, sùng bái vong hồn tổ tiên để
phù hộ cho con cháu của mình. Bên cạnh đó người đương thời vẫn bảo lưu
những hình thức tôn giáo nguyên thuỷ như tín ngược vật tổ. Các tục lệ ăn bốc,
uống bằng mũi, đùng cối làm hiệu lệnh còn phổ biến. Tục cưới xin lúc bấy
giờ khá phức tạp, ví dụ: Voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao (Sơn Tỉnh -
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
Thủv Tinh). Nhà họ Lưu lấy con trưởng họ Cao chì sau một bữa cháo thề hiện
ở đẳng cấp thấp Tục lấv gỏi đất làm đầu sau đó giết trâu bò làm lễ, lấy cơm
nếp nhập phòng cùng ăn (Lĩnh nam chích quái).
Tục ma chay, chôn chất người chết rất phong phú. Ví dụ: Mộ đất, mộ có
quan tài hình thuyền hoặc kiểu chôn chồng lẻn nhau, chòn theo đồ tuỳ táng
Quan niệm chăm sóc chu đáo người chết ở thời kỳ này được xuất phát từ tình
người là chủ vếu chứ không phải do sự lo ngại, sợ hãi thời Nguyên Thuỷ.
- Tổ chức lễ hội:
+ Lễ là một hệ thống nghi thức, một hệ thống hành vi, động tác, sự kiện
có định ước trước, quy tắc chặt chẽ và ổn định theo lệ làngử Làm theo gia phả,
hương ước của từng làng -» nhằm biểu hiện sự tôn kính của dân làng đối với
thần linh. Trong thế giới tâm linh của con người thì thần linh là noi con người
gửi gắm ước nguyện của mình nên dân chúng rất coi trọng việc thờ cúng thần
thánh để thực hiện việc tôn thờ, họ nghĩ ra các nghi thức để tiến hành lễ. Kết
thúc lễ là hội mà khởi đầu hội là đám rurớc. Đám ruớc là trung tâm, là cao trào

của hội. Thời điểm mạnh nhất của văn hoá làng xã là lễ hội.
Thòi Văn Lang Âu Lạc lễ hội được tổ chức thường xuyên, nhất là hội
mùa - đinh cao của văn hoá làng xã.
+ Hội làng thường được tổ chức vào mùa thu, ngoài lễ nghi nông nghiệp
cầu mùa, mong mưa thuận, gió hoà, mùa màng phong đăng, sinh sản thuận lợi
người ta còn tổ chức các lễ hội vui chơi phong phú.
Nghệ thuật thời Hùng Vương là nghệ thuật thực dụng mà những người
thợ thủ công là những nghệ nhân dân gian. Những công cụ, vũ khí đều là
những tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật tạo hình Đông Sơn phản ánh cuộc sổng
bằng cách diễn tả sinh động bổ cục cân xứng, hài hoà cuộc sống thường ngày.
Nghệ thuật âm nhạc có trống đồng, chiêng, kèn, bộ gõ về múa có múa
hoá trang, có cầm vũ khí. Ví dụ tượng đồng Đông Sơn có 2 người cõng nhau
vừa thổi kèn vừa nhảy múa một cách lạc quan yêu đời. Di vật, di vậy tiêu biểu
nhất của nền văn hoá Đông Sơn là trống Đồng. Đây là loại nhạc khí sử dụng
trong lễ tế, hội hè - Trống Đồng là vật tượng trưng cho quỳên uy của tổ
trường, tập hợp dân chúng, chi huy chiến đấu. Trổng đồng có thể chôn theo
người chết, cũng có thể là một loại hàng hoá có giá trị cao dùng để mua bán,
đổi chác. Trống đồng với những hoạ tiết phong phú, sinh động. Trên mặt
trổng và tang trống còn có giá trị như một bộ sử bằng hình ảnh phản ánh quá
trình lao động, chiến đấu và những tín ngưỡng vui chơi của cư dân thời
Hùng Vương.
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
13 NƯỚC ÂU LẠC ĐỜI AN DƯƠNG VƯƠNG
a. Sự ra đòi nước Âu Lạc:
Thục Phán là thủ lĩnh của bộ lạc Tây Âu nằm ở phía Bắc nước Văn Lang.
Theo truyền thuyết của đồng bào Tày thì liên minh bộ lạc đó là nước Nam
Cương với địa bàn cư trú gồm vùng phía nam Quảng Tây và vùng rừng núi
phía Bắc nước ta. Nhân dân vùng cổ Loa cũng tương truyền rằng Thục Phán
vốn là một tù trường miền núi gốc tích ở miền núi phía Bắc.

- Giữa người Lạc việt và người Tây âu đã có quan hệ gấn bó lâu dài.
Huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ đã chứa đựng hai yếu tố Lạc và Âu
trong cội nguồn xa xưa của các dân tộc Việt Nam. Nhiều thần tích và truyền
thuyết về Hùng Vương đã coi Thục Phán là cháu ngoại của vua Hùng chứ
không phải là người xa lạ. Vào cuối thời Hùng Vương giữa vua Hùng và Thục
Phán đã xẩy ra một cuộc xung đột kéo dài. Đó là những cuộc xung đột không
thể tránh khỏi.
Mục đích những cuộc xung đột đó chính là quá trình tập họp các bộ lạc
và liên minh bộ lạc để thành lập Nhà nước và mở rộng phạm vi kiểm soát của
Nhà nước đó.
- Cuộc xung đột đang tiếp diễn thì nước Văn Lang đã đứng trước mối đe
doạ cực kỳ nguy hiểm đó là nạn ngoại xâm đại quy mô của đế chế Tần.
Chính trong hoàn cảnh lịch sử đó cắt nghĩa tại sao cuộc xung đột giữa
vua Hùng và Thục Phán đã kết thúc bằng sự nhường ngôi cho Thục Phán.
- Truyền thuyết Họ Hồng Bàng trong sách "Lĩnh nam chích quái" đã
phản ánh cuộc tiếp xúc và đụng độ giữa người Việt và người Hoa ở phương
Bắc. Sách chép "Dân phương Nam khổ vì bị người phường Bấc quấy nhiễu,
không được yên sống như xưa ."Ể
- Năm 221 TCN nhà Tần được thành lập. Vua Tần Thủy Hoàng đã thiết
lập Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền để thực hiện tham vọng mở
rộng phạm vi cai trị về phương Nam:
+ Năm 218 TCN Tần Thuỷ Hoàng đã sai Hiệu Uý Đồ Thư chỉ huy 50
vạn quân chia làm 5 đạo tiến xuống phương Nam.
+ Năm 214 TCN quân Tần đã chiếm đến đất Lĩnh Nam (bao gồm: Quảng
Đông, Quảng Tây, Quý Châu - Trung Quốc) và chia đất này thành 3 quận:
Nam Hải, Quế Lâm, Quận Tượng.
- Hàng vạn quân Tần đã vượt biên giới tiến vào phương Bắc nước ta.
Trong lúc này hai tộc người Tây Âu và Lạc Việt vốn gần gũi với nhau về
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

đòng máu, về địa bàn cư trú lại có điều kiện liên kết chặt chẽ với nhau hơn
trong trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung.
Theo sách "Hoài Nam Tử" (Lưu An): "Lúc đó người Việt đều vào rừng ờ
với cầm thú không ai chịu để quân Tần bắt. Họ cùng nhau cử người tuấn kiệt
lẻn làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần". Đó là hình thức phôi thai của
lối đánh du kích.
- Thông qua lối đánh này lực lượng kháng chiến của ta ngày càng lớn
mạnh, còn quân Tần thì rơi vào tình thế nguy khốn, tuyệt vọng.
Khi quân Tần đã lâm vào tình thế khốn quẫn. Người Việt tổ chức tấn
công tiêu diệt quân Tần giết chết tướng giặc là Đồ Thư "Quân Tần thây phơi,
máu chảy hàng mấy chục vạn người" -> cuộc kháng chiến của nhân dân ta
chổng quân xâm lược Tần kéo dài 6 năm từ năm 214 đến 208 TCN và cũng
trong cuộc kháng chiến đó vai trò và uy tín của thủ lĩnh người Tây Âu, đó là
Thục Phán đã lãnh đạo người Lạc Việt và Tây Âu chống ngoại xâm đã được
xác lập.
Cuộc kháng chiến thắng lợi, Thục Phán tự xưng là An Dương Vương và
đật tên nước là Âu Lạc. Quốc gia Âu Lạc ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN.
b. Bước phát triển mói của Âu Lạc.
- Tên Âu Lạc bao gồm hai thành tố Tây Âu và Lạc Việt, phản ánh sự liên
kết của hai nhóm người này. Trong triều có vua Thục giúp việc có Lạc hầu,
Lạc tướng. Đơn vị hành chính cấp cơ sờ là các công xã nông thôn.
- Bước phát triển mới được thể hiện: Lãnh thổ của nước Âu Lạc đã được
mờ rộng trên cơ sờ sát nhập hai vùng lãnh thổ Văn Lang và Tây Âu. Sự thành
lập nước Âu Lạc không phải là cuộc chiến tranh xâm chiếm đất đai, tiêu diệt
lẫn nhau mà là sự hợp nhất cư dân, đất đai của người Lạc Việt và Tây Âu
dưới thời vua Hùng.
- Nước Âu Lạc tồn tại khoảng từ 208 - 179 TCN về các mặt vẫn tiếp tục
phát triển trên cơ sờ kế thừa những thành tựu đã đạt được dưới thời Văn Lang
và có những đóng góp to lớn, đặc biệt là lĩnh vực quân sự, kiến trúc.
+ Quân sự: Do nhu cầu bức thiết của cuộc chiến ừanh chống quần xâm

lược, thời Âu Lạc kỹ thuật quân sự đã có những tiến bộ vượt bậc, đó là việc
sáng chế ra nỏ Liên Châu bắn một lần được nhiều phát tên được coi là loại vũ
khí lợi hại lúc đó. Ví dụ: Sách "Giao châu ngoại ký" có chép: "Mỗi phát tên
giết chết một vạn người" còn sách " Việt sử lược" chép "Mỗi lần bắn được
mười phát tên" sách "Nam Việt chĩ' lại cho rằng mỗi phát trên đồng xuyên
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
qua hơn chục người Từ cơ sở ghi chép trên các nhà khảo cổ học đã tiến
hành khai quật ở dưới chân thành cổ Loa và tìm thấy hơn một vạn mũi tên
đồng đã chứng tỏ sự tồn tại của loại vũ khí trên.
+ Kiến trúc: Thành cổ Loa nằm ờ vị trí trung tâm đất nước, là đầu mối
của các hệ thống giao thông đường thuỷ. Ở đây có các con sông, ví dụ: sông
Hoàng chảy qua thuận lợi cho việc đi lại trong vùng rồi toả đi khắp nơi theo
đường sông Hồng, sông Đáy xuôi về đồng bằng rồi ra biển cả hoặc theo
đường sông cầu, sông Thương, sông Lục Nam lên vùng rừng núi Đông Bắc.
Thành c ổ Loa gồm 3 vòng hành: Nội - Trung - Ngoại với những di tích
hiện có chứng tỏ cổ Loa là công trình lao động đồ sộ - một kỳ công của người
Việt cổ trong buổi đầu dựng nước, cấu trúc và kỹ thuật xây dựng thành cổ
Loa biểu thị tài năng, sáng tạo của nhân dân Âu Lạc. Đây là một kiến trúc
quân sự kiên cố được phòng vệ chắc chắn kết hợp giữa quân thuỷ và quân bộ.
Thành cổ Loa còn là biểu thị bước phát triển mới của nước Âu Lạc, của
quyền lực xã hội và sự phân hoá xã hội.
c. Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc:
- Triệu Đà vốn là người Hán quê ở huyện Chân Định, tỉnh Hà Bắc
(Trung Quốc).
- Trong cuộc chinh phục Bách Việt, quân Tần đã bị tổn thất nặng nề và
bị thất bại ở Âu Lạc, nhưng đã chiếm được miền đất rộng lớn của người Việt
và lập ra 4 quận: Mân Trung (tương đương tỉnh Triết Giang, Phúc Kiến), Nam
Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (bắc và đông Quảng Tây), quận Tượng (tây
Quảng Tây và nam Quý Châu).

- Năm 210 TCN Tần Thủy Hoàng chết, đế chế Tần suy yếu dần. Bốn
quận ở phía Nam trên thực tế đã thoát ly khỏi sự kiểm soát của triều đình
trung ương.
Triệu Đà nhân cơ hội đó chiếm lấy quận Nam Hải giữ các cửa ải, chặn
đường giao thông từ Bắc xuống, diệt trừ hết quan lại nhà Tần có ý đồ chống
đối. Thay vào đó những người thuộc vây cánh của mình, lập căn cứ của họ
Triệu ở Phiên Ngung.
- Năm 206 TCN, nhà Tần bị nhà Hán tiêu diệt, Triệu Đà đã lập tức chiếm
thêm Quế Lâm, Quận Tượng lập ra nước Nam Việt. Khi nhà Hán lên thay
thống trị ở Trung Quốc, buổi đầu đã phải công nhận chính quyền cát cứ của
Triệu Đà và phong cho Triệu Đà là Nam Việt Vương, v ề danh nghĩa Triều
Đà vẫn thuần phục nhà Hán, nhưng trên thực tế Triệu Đà hoàn toàn nắm thục
quyền ra sức củng cố lực lượng cát cứ ờ Nam Việt.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
- Năm 183 TCN Triệu Đà không chịu thuần phục nhà Hán và tự xưng là
Nam Việt vũ đế.
Nhà Hán đã cẩm bán đồ sắt và súc vật để cho Nam Việt suy yếu. Mặc dù
vậy, Triệu Đà vẫn không chịu thần phục và đẩy mạnh hành động bành trướng
lãnh thổ, trong đó hướng chủ yếu là nước Âu Lạc ở phía Nam.
* Cuộc xâm lược của Triệu Đà:
- Quân xâm lược nhà Triệu đã nhiều lần tiến xuống vùng Tiên Du, Vũ
Ninh, sông Bình Giang (Bắc Ninh) nhưng lực lượng quốc phòng của An
Dương Vương lúc bấy giờ quá mạnh, với quân số đông lại được huấn luyện
chu đáo với vũ khí tốt, đó là "nỏ thần" thay eòn gọi là nỏ Liên Châu.
- Việc phát hiện ra hàng vạn mũi tên đồng ở cổ Loa cho thấy cái cốt lõi
của lịch sử với huyền thoại về "nỏ thần".
Dưới sự chỉ đạo của An Dương Vương và các tướng tài ba như Cao Lỗ,
Lôi Hầu quân Âu Lạc đã đánh bại và đẩy lùi quân xâm lược Triệu Đà. Sau
nhiều lần thất bại, Triệu Đà đã thay đổi thủ đoạn xâm lược, xin An Dương

Vương cho con trai là Trọng Thuỷ được cầu hôn với công chúa Mỵ Châu.
Triệu Đà đã cho Trọng Thuỷ sang ờ rể ở kinh thành cổ Loa nhằm mục đích
có điều kiện điều tra tình hình bố phòng, quân sự. Mặt khác Trọng Thuỷ đã
dùng tiền mua chuộc các Lạc hầu, Lạc tướng, ly gián nội bộ chính quyền Âu
lạc nhằm làm suy yếu khối đại đoàn kết, giảm ý chí chiến đấu và tinh thần
cảnh giác của An Dương Vương. Điều này có thể được hiểu Trọng Thuỷ đã
đánh cắp các bí mật quân sự làm suy yếu, mất ưu thế của lực lượng quốc
phòng Âu Lạc, cộng với những sai lầm chủ quan, An Dương Vương bị đẩy
vào thế cô lập, xa rời nhân dân khiến cho vận nước đứng trước bờ vực thẳm.
Nhận được tin cấp báo của Trọng Thuỷ, Triệu Đà đã đem quân xâm lược Âu
Lạc. An Dương Vương đã thất bại và nước ta đã rơi vào tay Triệu Đà. Sự kiện
này xẩy ra vào năm 179 TCN.
II - MƯỜI THẾ KỶ ĐẤU TRANH CHỐNG BẮC THUỘC GIÀNH Độc LẬP
DÂN TỘC (từ đầu công nguyên đến thế kỷ X)
- Trong hơn 1000 năm đô hộ nước ta các ưiều đại phong kiến phương
Bắc từ Triệu, Hán, Ngô, Nguỵ, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tuỳ, Đường kế tiếp
nhau xâm chiếm và đô hộ nước ta. Chúng đã thực hiện nhiều chính sách thâm
độc nhằm biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc.
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
2.1 ề Việc tổ chức cai trị:
* Bộ máy chính quyền nhà Triệu:
- Triệu Đà sau khi chiếm được Âu Lạc chia đất nước ta thành hai quận
là: Giao Chỉ và Cửu Chân sát nhập vào nước Nam Việt.
+ Giao Chỉ (Bắc bộ)
+ Cửu Chân (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh)
' , , ccu '
- Mỗi một quận đứng đầu có chức Điền sứ phụ trách về quás-đỏr và Tả
tướng phụ trách về quân đội.
- Nhà Triệu vẫn thi hành chính sách "Lấy người Di trị người Di" nhằm

biến các Lạc tướng thành chỗ dựa.
- Năm 111 T.C.N nhà Hán đã tấn công tiêu diệt nước Nam Việt của
Triệu Đà và từ đó nước Âu Lạc bị nhà Hán đô hộ.
* Bộ máy chính quyển nhà Hán:
- Nhà Hán chia lại đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy cai trị trên
vùng đất mới theo chế độ quận, huyện.
- Âu Lạc bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (từ đèo
Ngang đến Quảng Nam - Đà Nằng)-> Nằm trong bộ Giao Chi bao gồm đất cũ
của Triệu Đà.
- Đứng đầu bộ Giao Chỉ là chức Thứ Sử
- Đứng đầu mỗi quận có 2 chức đó là:
+ Thái Thú chông coi việc hành chính và thu cống.
+ Đô Uý phụ trách việc quận sự
- Dưới quận là huyện vẫn duy trì phương thức "Dùng người Việt trị
người Việt". Các lạc tướng vẫn được cai quản các địa phương của mình dưới
danh nghĩa là các huyện lệnh ->■ cách cai trị này rất thâm độc vì nó vẫn đảm
bảo nguồn bóc lột, ít động chạm đến quyền lợi của quý tộc bản địa. Mặc dù
nhà Hán vẫn tiếp lập được bộ máy đô hộ ở các quận. Song chính quyền đô hộ
vẫn không nắm được các huyện, vì các huyện vẫn theo quyền cai trị của các
lạc tướng, họ được thế tập. Sau năm 43 nhà Hán bãi bó chức Lạc tướng của
quý tộc bản địa. Ở mỗi huyện là chức huyện lệnh do người Hán đứng đầu.
Hầu hết các chức quan trong bộ máy chính quyền đô hộ đểu là người Trung
Quốc.
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
- Trong thời Tam Quốc chiến íraiih ioạn lạc, các thế lục cai írị nước ta
như Ngô, Nguỵ, Tấn và sau đó !à đến các cục diện Nam Triều cùng vói việc
thay đổi các đơn vị hành chính là việc tổ chức chặt chẽ hơn bộ máy thống trị
của chính quyền đô hộ.
+ Đứng đầu Giao châu vẫn là Thứ sử. Thứ sử có quyền giải quyết các

việc đại sự như cất cử quan lại, điều binh khiển tướng, đánh dẹp các cuộc đâu
tranh của nhân dân.
+ Chức huyện lệnh vẫn do người Hán nắm giữ.
* Bộ máy chính quyền nhà Tuỳ - Đường:
- Năm 589 nhà Tuỳ thống trị ờ Trung Quốc đã thực hiện một số biện
pháp để tổ chức đơn vị hành chính ở nước ta nhằm khẳng định chính
quyền đô hộ của chúng. Nhà Tuỳ chia Âu Lạc thành 7 quận thực hiện
việc đô hộ của chúng từ Quận đến Huyện:
+ Giao Chỉ.
+ Cửu Chân.
+ Nhật Nam.
+ Tỷ Cảnh.'
+ Hải Âm. thuộc khu vực Bình Trị Thiên
+ Chăm Pa.
+ Ninh Việt (có Nga Châu và Khâm Châu).
Chúng đã chuẩn bị lỵ sờ về Tống Bình.
- Đến năm 618 nhà Tuỳ đổ nhà Đường lên thay đã đổi các quận ờ nước
ta thành Châu và đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, đứng đầu là chức
Tiết độ sứ, đồng thời chia nước ta thành 12 châu gồm:
+ Giao Châu.
+ Phong Châu, thuộc Bắc Bộ
+ Trường Châu.
+ Thang Châu
+ Tri Châu ¡»thuộc Quảng Đông, Quảng Tây
+ Vũ Nga Châu
+ Vũ An Châu
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
+ Ái Châu
+ Phúc Lộc Châu thuộc Bình Trị Thiên

r
+ Diễm Châu
+ Quan Châu
+ Lục Châu (Trung Quốc và một phần đất Quảng Ninh của ta).
Ngoài ra còn có 41 Châu Kim Mi.
- Chúng dật ra ở pfiủ Đô Hội có 4200 quân thường trực để bảo vệ.
- Dưới phủ thì có Châu, Huyện, Hương, xã.
- Dưới thời Đường các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ. Nhà
Đường có tham vọng thiết lập chính quyền đô hội đến tận cấp xã nhằm khống
chế xóm làng người Việt nhưng kết quà ừong thực tế chúng chi với đến các
châu huyện, chưa bao giờ can thiệp được vào cơ cấu xóm làng của
người Việt.
2.2ữ Vơ vét bóc lột tàn bạo nhân dân bản xứ
- Sau khi đã thiết lập được bộ máy thống ừị, chính quyền đô hộ ra sức
bóc lột, xây dựng cơ sở kinh tế riêng để duy trì lâu dài quyền thống trị trên đất
nước ta. Ngay từ đầu tháng chúng đã thực hiện chính sách "đồn điền" để
chiếm đất và đưa tội nhân người Hán đến ở lẫn với người Việt, cùng khai phá
mộng đất, lập đồn điền. Ví dụ: Mã Viện cho lập "Ấp trại" và sử dụng sức lao
động của quân lính. Sử sách gọi đó là Mã mưu dân.
- Nhân dân phải nộp thuế, thực hiện lao dịch cho chính quyền đô hộ.
+ Thuế gồm có thuế thân, thuế ruộng.
+ Lao dịch là đi lao động không công.
- Chính sách tô thuế của chính quyền ngoại tộc rất nặng, làm cho "trăm
họ xác sơ". Dần đến hậu quả là nông dân bị phá sản, sử cũ gọi là dân "vong
mệnh" phổ biến vào khoảng thế kỷ II đến thế kỷ V.
Các loại sản phẩm của thiên nhiên thuộc phạm vi lãnh thổ nước ta đều là
đối tượng cống nạp cho chính quyền đô hộ. Ví dụ thời Hán đặt các chức quan
như: Diêm quan "thu thuế muối", thiết quan "các đồ kim loại", công quán thu
"các đồ thủ công nghiệp", thuỷ quan "thu mua hải sản", quất quan "thu mua
hoa quả"

Các sản phẩm như ngà voi, sừng tê, vàng bạc, ngọc trai chim công đều
là đối tượng cống nạp. Dưới thời Tuỳ Đường, Lưu Phương đã vượt qua đèo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
Hải Vân vào Trà Kiệu cướp đi 18 pho tượng Thần Chủ bằng vàng của người
Chăm. Riêng sản phẩm muối và sắt thì chúng độc quyền sản xuất làm cho
nhân dân ta lệ thuộc chặt chẽ vào chính quyền đô hộ. Ví dụ riêng tiền muối
dưới thời Đường một năm thu được 40 vạn quan tiền.
- Nhà Đường còn thực hiện chính sách Tô - Dung - Điệu (thuê ruộng -
thuế thân - thuế các mặt hàng thủ công). Khi chính sách này dần dần mất hiệu
quả nhà Đường lại thực hiện chính sách cho phép lưỡng thuế (đánh vào hai vụ
lúa chiêm, mùa).
2.3. Đồng hoá dân tộc, khủng bố và đàn áp tàn bạo các cuộc đấu
tranh của nhân dân ta
a. Đằng Hoá
- Trong hơn một nghìn năm đô hộ các triều đại phong kiến phương Bắc
đã tích cực dùng nhiều biện pháp nhằm tăng cường đàn áp nhân dân ta về
quân sự, đồng hoá về xã hội biến dai nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc.
- Nhằm mục đích để duy trì nền thống trị, các triều đại phong kiến
phương Bắc đã áp dụng pháp luật hà khắc, tàn bạo đối với người Việtể
+ Tính chất hà khắc đó được thể hiện qua các hình phạt: xẻo mũi, thích
chữ vào mặt những người chống đối (thời Triệu).
+ Nhà Ngô "chính hình bạo ngược bắt hàng vạn thanh niên trai tráng
người Việt xích trói đem về Trung Quốc". Nhà Tùy Đường vẫn dùng ngũ
hình "Xuy - Trượng - Đồ - Lưu - Tử" (Roi - Gậy - Đầy cận châu, viễn châu,
ngoại châu - Giết với nhiều cách "Giảo - Khiêu - Lăng Trì".
Nhà Đường tăng cường bạo lực quân sự. Trong khi đàn áp cuộc khởi
nghĩa của Mai Thúc Loan (722) nhà Đường đã chất xác của nghĩa quần thành
Gò Cao để ghi công chinh phục, đồng thời để đề cao uy thế của chính quyền
đô hộ.
Ngoài ra chính quyền đô hộ còn xây dựng nhiều thành luỹ với một đội

quân được trang bị vũ khí để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
- Đồng hoá về tư tường:
+ Từ thời Tây Hán ữong một chừng mực nhất định nho giáo đã được
truyền bá vào nước ta. Những năm đầu công nguyên chính quyền đô hộ càng
tích cực "dựng học hiệu để dạy lễ nghĩa cho dân Giao Chỉ"ế
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
+ Vào cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III có hàng trăm sĩ phu Trung Quốc đã
sang nước ta đẩy mạnh việc truyền bá nho giáo và hán học. Họ mở trường dạy
học ở Luy Lâu, Long Biên (Bắc Ninh).
Tuy nhiên dưới thời Bắc Thuộc nho giáo cũng như toàn bộ hệ tư tường
Trung Quốc nói chung chỉ ảnh hường và phát triển ờ một số vùng trung tâm
cai trị. Do đó ảnh hưởng trong việc Hán hoá dân tộc Việt là rất hạn chế.
- Tiếng Hán và chữ Hán được chính quyền đô hộ phổ biến ờ Giao Châu
làm công cụ để đồng hoá người Việt thành người Hán, nhung kết cục sau hơn
1000 năm chính quyền đô hộ vẫn không tiêu diệt được tiếng nói của người Viẹt.
Đa số nhân dân lao động ở các làng, xã vẫn duy trì tiếng nói của tổ tiên mình.
- Các chính sách di dân người Hán đến ờ lẫn với người Việt hoặc bắt
nhân dân ta phải đổi phong tục giống như Hán như từ cách cưới xin, tang ma,
ăn mặc Chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đã
kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển của đất nước và dân tộc ta. Song xã hội
nước ta vẫn có những chuyển biến rõ rệt.
2.4. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành lại độc lập từ khỏi nghĩa
Hai Bà Trưng đến việc giành độc lập của Khúc Thừa Dọ.
a. Cuộc khỏi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 - 43)
Trưng Trấc và Trưng Nhị là con Lạc Tướng huyện Mê Linh thuộc dòng
dõi họ Hùng. Mẹ là Bà Man Thiện (Trần Thị Đoan) thuộc dòng dõi quý tộc
bản địa.
- Theo sự ghi chép của nhà Hán, Trưng Trắc là người "rất hùng dũng"
bả vừa có sức khoẻ, vừa có trí lớn.

- Chồng Trưng Trắc là Thi Sách con trai Lạc Tướng huyện Chu Diên.
- Chính sách cai trị của nhà Hán đã thôi thúc Thi Sách và Trưng Trắc
dồng mưu tính kế nổi dậy giành quyền tự chủ.
- Chẳng may việc bị bại lộ, Thái Thú Giáo Chỉ là Tô Định đã giết chết
Thi Sách.
- Đầu năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị đã phát động cuộc khởi nghĩa
ờ cửa sông Hát (Phúc Thọ, Hà Tây) với mục đích là "Đền nợ nước, trả thù nhà".
- Đương thời sách Thiên Nam Ngữ Lục một thiên sử ca đượm tính dân
gian ở thế kỷ XVII đã chép lời thề của Trưng Trắc trước quân sĩ khẳng định
lý đo của cuộc khởi nghĩa.
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
- Khi cuộc khởi nghĩa được phất lên những người yêu nước ờ khắp nơi
kéo về tụ họp ở Hát Môn. Hát Môn tuy nằm ở vị trí trung tâm nhưng cũng có
đủ điều kiện để xây dựng một căn cứ.
- Nghĩa quân được sự hường ứng của các Lạc Tướng và cư dân ừong
vùng. Rất nhiều phụ nữ đã tham gia khởi nghĩa như nữ tướng Lê Chân (Hải
Phòng), Vũ Thục Nương (Thái Bình).
- Hai bà còn liên kết phối hợp với những cuộc khởi nghĩa vũ trang ờ các
địa phương khác, nhờ vậy lực lượng ngày càng lớn mạnh. Phong trào nhanh
■ chóng trở thành cuộc nổi dậy của toàn dân vừa mang tính chất quy tụ vừa
mang tính chất toả rộng.
Đây rõ ràng là sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Việt.
- Trước sự tấn công của nghĩa quân, quan lại nhà Hán đã hoảng sợ bỏ
hết của cải, giấy tờ, ấn tín tháo chạy về nước.
- Nền độc lập dân tộc được phục hồi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua
gọi là Trưng Vương đóng đô ở Mê Linh.
- Khi nên ngôi Hai Bà đã xoá thuế cho dân Giao Chỉ, Cửu Châu 2 năm
và dân ta được sống trong độc lập 2 năm.
- Mùa hè năm 42 nhà Hán đã phong Mã Viên làm Phục Ba Tướng Quân

đem 2 vạn quân và 2000 thuyền đem quân xâm lược nước ta.
- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng với nội dung và mục tiêu rõ ràng
với sự thành công nhanh chóng và sự suy tôn Trưng Trắc nên nắm quyền quản
lý, điều hành đất nước là sự trỗi dậy của ý thức dân tộc, của ý thức tự chủ của
nhân dân ta, phủ định hiên ngang cái cường quyền sai ứái của Đại Hán.
Đây thực chất là một cuộc đồng khởi nghĩa trên phạm vi cả nước. Dưới
sự lãnh đạo của người phụ nữ tuổi chưa tròn đôi mươi cách ngày nay gần
2000 năm.
- Cuộc khời nghĩa Hai Bà Trưng vì thế là một hiện tượng độc đáo trong
lịch sử dân tộc và hiếm có trong lịch sử thế giới. Và đây là một cái mốc bản lề
khẳng định những giá trị vĩnh viễn của thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc và định
hướng cho tương lai phát triển của đất nước.
b. Cuộc Dổi dậy của Khu Liêâ)r(190 - 193)
- Cuối thể kỷ II nhà Hán suy yếu không kiểm soát nổi các miền đất phụ
thuộc, chớp thòi cơ đó nhân dân Trương Lâm (đèo Ngang đến Phan Rang
Phan Thiết) dưới sự lãnh đạo của Khu Liêĩ^đã nổi dậy giết chết quan cai trị
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
người Hán giành lại quyền tự chủ. Khu Liêíittự xưng là vua, lập ra nước Lâm
Ấp ờ Quảng Nam, cư dân chủ yếu là người Chăm.
cẳ Cuộc khỏi nghĩa của Bà Triệu (248)
- Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh là một hào trưởng ờ huyện Nông
Cống (Thanh Hoá). Bà là người có sức khoẻ, gan dạ, mưu trí. Ách đô hộ của
nhà Ngô khiến cho mọi người dân làm than, khổ cực.
- Năm 19 tuổi và cùng người anh là Triệu Quốc Đạt lập căn cứ ở Phú
Diễn (thuộc Hậu Lộc, Thanh Hoá).
- Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Các thành ấp của quân Ngô trong
quận Cửu Châu đều bị đánh phá tan tành, bọn quan cai trị kẻ bị giết, kẻ chạy trốn.
Bà Triệu thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài châm ngọc cưỡi
voi dẫn quân xung trận, oai phong lẫm liệt.

Sử sách nhà Ngô cũng thú nhận "Toàn bộ Châu Giao chấn động, thứ sử
Châu Giao bỏ chạy mất tích", nghĩa quân chiến đấu nhiều trận, quân số có lúc
lên tới hàng vạn người.
- Nghe tin Bà Triệu khời nghĩa, vua Ngô cử Lục Dân chỉ huy 8000
quân cùng với số quân cũ tiến hành đàn áp cuộc khởi nghĩa.
Nhà Ngô đã dùng tiền mua chuộc các thủ lĩnh người Việt. Một sổ
hoang mang, dao động mắc mưu địch. Triệu Quốc Đạt hi sinh.
- Bà Triệu đã kiên trì chiến đấu nhưng lực lượng bị tiêu diệt dần. Liệu
thế không chống nổi bà đã chạy lên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hoá) tự vẫn.
Hiện nay ở Thanh Hoá vẫn còn có lăng mộ và đền thờ của bà.
- Tuy khởi nghĩa mới chỉ thắng lợi bước đầu song đã cổ vũ tinh thần
đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Đánh dấu bước trường thành của
phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta lúc bấy giờ.
Sau cuộc khởi nghĩa này nhân dân 4 quận liên tiếp nổi dậy chống chính
quyền đô hộ.
d. Cuộc khởi nghĩa Lí Bí và nhà nước Vạn Xuân (542 - 602)
- Trong suốt mấy thế kỷ đấu tranh liên tục, phong ữào đấu tranh của nhân
dân ta đã chuyển dần vai trò lãnh đạo từ quý tộc bộ lạc cũ sang các hào trường.
- Vào giữa thế kỷ VI, cuộc khởi nghĩa Lí Bí nổ ra dẫn tới việc thành lập
nước Vạn Xuân, đây là một mốc lớn, một đột phá hết sức quan trọng trong
lịch sử nghìn năm Bắc thuộc của nhân dân ta.
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
- Lí Bí xuất thân ỉà một hào trưởng địa phương thuộc huyện Thái Bình
(Sơn Tây ngày nay) đã từng nhận chức quan nhỏ. Nhưng do bất bình với
chính quyền đô hộ, ông sớm bỏ quan trờ về quê phối hợp với Tinh Thiều mưu
tính khởi nghĩa.
- Tinh Thiều là Rgười giỏi vãn chương tùng lãn lội sang Nam Kinh xin
được bổ chức quan nhưng không được trọng dụng.
Nhà Lương chỉ cho làm Quản Phương Môn Nam tức là Canh cổng

thành phương Tây.
- Tinh Thiều xấu hổ không nhận chức bỏ về quê cùng Lí Bí tổ chức
khởi nghĩa.
- Lí Bí còn liên kết được với các hào kiệt như cha con tù trưởng Chu
Diêm (thuộc ngoại thành Hà Nội) là Triệu Túc và Triệu Quang Phục, Phạm T u.
- Năm 542 cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Nhân dân và hào kiệt nhiều nơi
hưởng ứng, thanh thế nghĩa quân ngày càng lớn mạnh.
Không đầy 3 tháng bè lũ đô hộ nhà Lương đã bị quét sạch.
- Nghĩa quân chiếm được thành Long Biên và làm chủ đất nước cho
đến đèo Ngang. Thái Thú Tiêu Tư bỏ chạy về nước.
- Năm 543 nhà Lương tổ chức cuộc phản công. Lí Bí tổ chức chặn đánh
ờ Hợp Phố. Quân Lương 10 phần chết đến 7, 8 phần số còn sống sót chạy về
Quảng Châu.
- Trên đà chiến thắng đầu năm 544 Lí Bí tuyên bố dựng nước đặt quốc
hiệu là Vạn Xuân, lên ngôi hoàng đế. Tự xưng là Lí Nam Đế đặt niên hiệu là
Thiên Đức. Đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
- Tổ chức triều đình: đứng đầu là Hoàng đế bên dưới có 2 ban văn và võ.
+ Ban văn do Tinh Thiều phụ trách.
+ Ban võ do Phạm Tu và Triệu Túc làm Thái phó. Lí Phúc Man làm
tướng quân coi giữ miền biên giới.
- Lí Nam Đe còn cho dựng điện Vạn Thọ để làm nơi văn, võ bá quan
triều hộiệ Cho mở chùa Khai Quốc, cho đúc tiền riêng có tên là Thiên Đức.
Như vậy cơ cấu triều đại Vạn Xuân tuy còn sơ sài nhưng rõ ràng đây là
lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, người Việt đã tự xây dựng cho mình một cơ
cấu nhà nước mới theo chế độ tập quyền.
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN
Nó khẳng định sự trưởng thành của ý thức dân tộc, của lòng tự tin vững
chắc, ờ khả năng vươn lên làm chủ vận mệnh của đất nước.
- Năm 545 nhà Lương lại sai Trần Bá Tiên làm Tư Mã đem quân xâm

lược nước ta. Nghĩa quân của Lí Bí đang dồn sức giữ thành ờ cửa sông Tô
Lịch không chống lại nổi. Ông đành rút quân lên khu vực thành Gia Ninh
(Việt Trì) sau đó ông chạy vào vùng Động Lão, Tân Xương (Phú Thọ).
- Năm 546, Lí Nam Đe kéo 2 vạn quân ra đóng ở hố Điển Triệt (thuộc
huyện Lập .Thạch, Vĩnh Phúc). Bị Trần Bá Tiên bao vây và đánh bại ở đây.
- Lí Bí chạy sang động Khuất Lão (Phú Thọ) và giao lại binh quyền cho
Triệu Quang Phục chẳng bao lâu sau thì mất. Sau khi Lí Bí mất, Triệu Quang
Phục đã lui quân về đóng ở đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) để cố
thủ. Ban đêm kéo quân ra tập kích doanh trại của địch.
- Qua 4 năm chiến đấu quân ta càng đánh càng mạnh, quân Lương ngày
càng suy yếu. Nhân cơ hội đó Triệu Quang Phục mở cuộc tấn công lớn chiếm
lại thành Long Biên. Xây dựng lại nước Vạn Xuân.
- Đến năm 571 Lí Phật Tử đã đánh úp chiếm đoạt toàn bộ đất đai của
Triệu Quang Phục và tự xưng là Hậu Lí Nam Đế.
- Năm 581 nhà Tuỳ được thành lập ở Trung Quốc. Sau đó đến năm 602
vua Tuỳ gọi Lí Phật Tử vào chầu nhưng Lí Phật Tử chống lại và nhà Tuỳ đã
quyết định xâm lược nước ta.
Lí Phật Tử bị thất bại, đất nước ta lại rơi vào ách thống trị nhà Tuỳ.
e. Cuộc khỏi nghĩa của Mai Thủc Loan (722)
- Từ nửa cuối thế kỷ VII dưới sự cai trị tham lam, hà khắc của viên đô
hộ Lưu Diên Hựu nhân dân nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa. Điển hình là
cuộc khởi nghĩa của Lí Tự Tiên và Đinh Kiến (687) .Nghĩa quân vây thành
phủ Tống Bình giết chết Lưu Diên Hựu, nhưng đây là thòi kỳ trị vì của
Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên, đang ở giai đoạn phát triển cường thịnh
có đủ điều kiện đàn áp cuộc khởi nghĩa.
- Mai Thúc Loan là người ở Thiên Lộc (Hà Tĩnh) sau đó theo mẹ đến
vùng Nghệ An cư trú, ông trưởng thành trong một gia đình nghèo làm nghề
kiếm củi. Ông là một thanh niên khoẻ, nhanh có nước da đen nên còn có tên
gọi là Mai Hắc Đế.
- Năm 772 ông đã hiệu dân phu gánh vải nổi dậy khởi nghĩa. Lực lượng

tham gia gồm có nhân dân quanh vùng nhiệt liệt hường ứng, nhiều nghĩa sĩ
nhân tài khắp vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh đã tham gia khởi nghĩa.
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN

×