Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Phân 13 câu thơ cuối trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.45 KB, 2 trang )

Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết
Đàn ghi ta của Lorca - Thanh Thảo

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 1 -


ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
- Thanh Thảo

Đề 3: Phân 13 câu thơ cuối trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo.

I. Mở bài
- Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Thanh Thảo đã
được dư luận chú ý từ những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến như
Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Khối vuông ru-bích (1985)
- Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở, suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại. Những
trăn trở, suy tư ấy đã tìm đến sự thể hiện trong những bài thơ thể hiện xu hướng cách tân thơ Việt trong cả nội dung
và hình thức biểu đạt.
- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru- bích (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho
kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, cảm xúc mãnh liệt, phóng túng và nhuốm màu sắc siêu thực, tượng
trưng được học tập từ chính phong cách thơ hiện đại của Lor-ca.
- Đoạn thơ bình giảng là 13 câu cuối của bài thơ, trong đó Thanh Thảo đã thể hiện những cảm xúc, suy ngẫm
về cuộc đời, sự nghiệp và cách ra đi của Lor-ca .
II. Thân bài
1. Hai câu đầu là hình ảnh tiếng đàn, sự nghiệp nghệ thuật và khát vọng đổi mới của Lor-ca sau khi ông ra
đi:
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
1.1. Trong bài thơ Ghi nhớ, Lor-ca bộc lộ những tâm nguyện chân thành, tha thiết:


Khi nào tôi chết
hãy vùi thây tôi cùng cây đàn
dưới lớp cát
- Đoạn thơ thể hiện tình yêu say đắm của Lor-ca với cây đàn ghi ta, với nghệ thuật, với quê hương đất nước, và
còn là thông điệp cao đẹp của Lor-ca gửi tới cuộc đời.
1.2. Ý thơ của Lor-ca đã được Thanh Thảo lấy làm lời đề từ cho bài thơ: Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn!
khiến tư tưởng vĩ đại của Lor-ca trở thành một trong những chủ đề của bài thơ, là tình yêu cháy bỏng với cây đàn ghi
ta, với nghệ thuật, cũng đồng thời là thông điệp của người nghệ sĩ cao cả đã hi sinh cuộc đời vì nghệ thuật, lại sẵn
sàng hi sinh cả sự nghiệp nghệ thuật của cá nhân mình cho công cuộc đổi mới nghệ thuật Tây Ban Nha - đó là khát
vọng vĩ đại của một nhân cách vĩ đại.

1.3. Hai câu thơ đầu không ai chôn tiếng đàn-tiếng đàn như cỏ mọc hoang đã gợi ra nhiều tầng ý nghĩa.
- Trước hết, có thể hiểu là nỗi chua xót cho hành trình cách tân nghệ thuật dang dở cùng tâm nguyện đổi mới
của Lor-ca với nghệ thuật Tây Ban Nha.
Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học môn Ngữ văn - cô Trịnh Thu Tuyết
Đàn ghi ta của Lorca - Thanh Thảo

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12
- Trang | 2 -


- Tuy nhiên hai câu thơ này cũng có thể hiểu theo một nét nghĩa khác, đó là niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử
của tiếng đàn, tiếng thơ, cũng là tiếng lòng Lor-ca.
- Hai ý nghĩa trên không hề loại trừ nhau trong lời thơ Thanh Thảo khi phủ định mà không lãng quên, vượt qua
mà không xóa bỏ, đổi mới hướng tới tương lai mà vẫn trân trọng, giữ gìn quá khứ, đó là sự cách tân mang tính nhân
văn sâu sắc.
2. Nỗi buồn sau cái chết của Lor-ca, sự xót xa trước một khát vọng cách tân dang dở đã được Thanh Thảo thể
hiện qua những hình ảnh mang khuynh hướng tượng trưng trong đó các liên kết lôgich đã bị xóa mờ:
giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng
3. Hai khổ thơ cuối bài cũng là những ẩn dụ sâu xa thể hiện suy ngẫm của nhà thơ Việt về cách ra đi, cách
từ biệt cuộc đời của Lor-ca:
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc

Chàng ném lá bùa cô gái Di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
III. Kết luận
- Cũng như cả bài thơ, đoạn thơ thể hiện những thành công của Thanh Thảo trong việc thể nghiệm một phong
cách thơ hiện đại gần gũi với thơ tượng trưng và siêu thực. Cả bài thơ là nối tiếp những câu thơ không viết hoa chữ
đầu câu, có thể coi đó là biểu hiện của nhữnng dòng ghi chép ngẫu hứng, những cảm nhận mơ hồ, những liên tưởng
đột ngột, những phút lóe sáng của trực giác, những ấn tượng bất chợt theo phong cách thơ siêu thực, tượng trưng. Bài
thơ có sự kết hợp độc đáo giữa tính liên tục của cốt tự sự với tính gián đoạn của suy cảm trữ tình, giữa thơ, nhạc và
họa, giữa những thi ảnh của Lor-ca với những thi ảnh của chính nhà thơ Thanh Thảo, giữa chất giao hưởng phương
Tây với màu sắc thơ viếng phương Đông Viết về một nghệ sĩ, một nhạc sĩ, một họa sĩ Thanh Thảo đã có ý thức
đem đến chất họa đầy ấn tượng và chất nhạc thật dồi dào cho tác phẩm.
- Từ đó, Thanh Thảo đã xây dựng hình tượng Lor-ca với vẻ đẹp bi tráng, thể hiện sự đồng cảm và tri âm, sự
ngưỡng mộ và yêu mến, niềm kính trọng và tiếc thương sâu sắc với cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của người nghệ
sĩ tài hoa, nhà cách tân kiên cường, người chiến sĩ dũng cảm, người con ưu tú của đất nước Tây Ban Nha.

Giáo viên: Trịnh Thu Tuyết
Nguồn: Hocmai.vn

×