Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH




LÂM THỊ MỸ DUNG

NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ
ĐỀN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 603112

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG








Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2011




LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
Cô hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu, một số
nhận xét, đánh giá của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn
khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.

TP.HCM, ngày tháng năm 2011
Tác giả



Lâm Thị Mỹ Dung




LỜI CẢM ƠN



Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Ngọc Trang đã tận
tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
tốt nghiệp này.

Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô và bạn bè, những
người đã tận tình truyền đạt và bổ sung kiến thức cho tôi trong thời gian
học cao học vừa qua.




MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

SỰ

CẦN

THIẾT

CỦA

ĐỀ

TÀI 1
2.

MỤC


TIÊU

NGHIÊN

CỨU 1
3.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4.

PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN

CỨU 2
5.

KẾT

CẤU

ĐỀ

TÀI 2
CHƯƠNG 1
CƠ Sở LÝ THUYếT VÀ CÁC NGHIÊN CứU THựC NGHIệM Về HIệU ứNG
TRUYềN DẫN Tỷ GIÁ ĐếN LạM PHÁT
1.1 HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ 4
1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Tiếp cận hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá qua một số quan điểm, trường phái
kinh tế 4
1.1.3 Hiệu ứng truyền dẫn không hoàn hảo 5
1.1.4 Các yếu tố tác động đến hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá 7

1.2 BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ 10
1.2.1 Tại các nước phát triển 10
1.2.2 Tại các nước mới nổi 12
1.2.3 Tại Việt Nam 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1………………………………………………………… 18
CHƯƠNG 2 …………………………………………………………………………
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH TỰ HỒI QUY VECTƠ VÀ NỘI
DUNG CÁC KIỂM ĐỊNH…………………………………………………………19
2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ 19

2.2
CÁC BIẾN ĐƯỢC DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU 21
2.2.1 Giá dầu 22
2.2.2 Giá gạo 23
2.2.3 Độ biến động sản lượng 25
2.2.4 Cung tiền 26


2.2.5 Tỷ giá thực đa phương 27
2.2.6 Chỉ số giá nhập khẩu 30
2.2.7 Chỉ số giá tiêu dùng 32

2.3 NỘI

DUNG


CÁC

KIỂM

ĐỊNH 34
2.3.1 Kiểm định tính mùa vụ 34
2.3.2 Kiểm định tính dừng 35
2.3.2.1 Sự cần thiết của kiểm định tính dừng 35
2.3.2.2 Kiểm định nghiệm đơn vị 36
2.3.3 Xác định độ trễ 37
2.3.4 Kiểm định nhân quả Granger 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2………………………………………………………… 38
CHƯƠNG 3 ………………………………………………………………………40
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ ĐẾN LẠM
PHÁT TẠI VN TRONG THỜI KỲ TỪ 2006 ĐẾN 2010 ……………………….40
3.1 KẾT

QUẢ

NGHIÊN

CỨU

HIỆU

ỨNG

TRUYỀN


DẪN

TỶ

GIÁ

ĐẾN

LẠM

PHÁT 40
3.3.1 Kiểm định yếu tố mùa vụ 40
3.3.2 Kiểm định tính dừng 42
3.3.3 Xác định độ trễ 42
3.3.4 Kiểm định nhân quả Granger 43
3.3.5 Hàm phản ứng và phân rã phương sai 46
3.3.4 Ước tính hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát 47

3.2 MỘT

SỐ

ĐỀ

NGHỊ

VỀ

TÌNH


HÌNH

LẠM

PHÁT

VIỆT

NAM

DƯỚI

GÓC

ĐỘ

HIỆU

ỨNG

TRUYỀN

DẪN

TỶ

GIÁ

ĐẾN


LẠM

PHÁT 49

3.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀLƯU Ý VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG ỨNG DỤNG 54
3.3.1 Một số vấn đề lưu ý 54
3.3.2 Hướng mở rộng ứng dụng 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 … ………………………………………………… 55
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………57



DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 1: SỐ LIỆU CÁC BIẾN TRONG THỜI GIAN NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………… 1
Bảng 17 – Trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo khối nước, phân theo nước và các
vùng lãnh thổ………………………………………………………………………… 1
Bảng 18 – Cơ cấu chỉ số giá nhập khẩu………………………………………………3
Bảng 19 – Độ biến động sản lượng……………………………………………………4
Bảng 20 – Cung tiền và tỷ giá thực đa phương ………………………………………5
Bảng 21 – Giá trị nhập khẩu từ các đối tác thương mại …………………………… 6
Bảng 22 – Giá trị xuất khẩu với các đối tác thương mại………………………………7
Bảng 23 – Quyền số ………………………………………………………………….9
Bảng 24 – Tỷ giá đồng tiền các nước so với đô la Mỹ ………………………………10
Bảng 25 – Chỉ số giá tiêu dùng các nước…………………………………………….12
PHỤ LỤC 2: KIỂM ĐỊNH YẾU TỐ MÙA VỤ………………………………14
PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH TÍNH DỪNG…………………………………….21
PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH NHÂN QUẢ GRANGER……………………….34

PHỤ LỤC 5: HÀM PHẢN ỨNG VÀ PHÂN RÃ PHƯƠNG SAI………… 36




DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



Bảng 1 – Phân rã phương sai của giá nhập khẩu tại một số nước công nghiệp
Bảng 2 – Phản ứng của chỉ số giá nhập khẩu tại một số nước mới nổi châu Âu.
Bảng 3 – Phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng tại một số nước mới nổi châu Âu.
Bảng 4 – Phản ứng của chỉ số giá nhập khẩu tại một số nước mới nổi trên thế giới
Bảng 5 – Phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng tại một số nước mới nổi trên thế giới
Bảng 6 – Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tại một số nước châu Á
Bảng 7 – Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tại Việt Nam
Bảng 8 – Tỷ giá thực đa phương Việt Nam qua các năm
Bảng 9 – Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam qua các năm
Bảng 10 – Kết quả kiểm định tính mùa vụ các biến
Bảng 11 – Kết quả phân tích nhân quả Granger đối với chỉ số giá tiêu dùng
Bảng 12 – Kết quả phân tích nhân quả Granger đối với chỉ số giá nhập khẩu
Bảng 13 – Kết quả phân tích nhân quả Granger đối với cung tiền
Bảng 14 – Kết quả phân tích nhân quả Granger đối với tỷ giá thực đa phương
Bảng 15 – Kết quả giá trị ước tính hệ số hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát từ
2006 đến 2010 của Việt Nam
Bảng 16 – Tình hình bội chi ngân sách Việt Nam từ 2005 đến 2010
Bảng 17 – Trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo khối nước, phân theo nước và các
vùng lãnh thổ (phần phụ lục 1)
Bảng 18 – Cơ cấu chỉ số giá nhập khẩu (phần phụ lục 1)
Bảng 19 – Độ biến động sản lượng (phần phụ lục 1)

Bảng 20 – Cung tiền và tỷ giá thực đa phương (phần phụ lục 1)
Bảng 21 – Giá trị nhập khẩu từ các đối tác thương mại (phần phụ lục 1)
Bảng 22 – Giá trị xuất khẩu với các đối tác thương mại (phần phụ lục 1)
Bảng 23 – Quyền số (phần phụ lục 1)
Bảng 24 – Tỷ giá đồng tiền các nước so với đô la Mỹ (phần phụ lục 1)
Bảng 25 – Chỉ số giá tiêu dùng các nước (phần phụ lục 1)




DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ


Đồ thị 1 – Diễn biến giá dầu thế giới…………………………………………………23
Đồ thị 2 – Diễn biến giá gạo thế giới ……………………………………………… 24
Đồ thị 3 – Tình hình cung tiền M2 của Việt Nam ………………………………….27
Đồ thị 4 – Tỷ giá thực đa phương của Việt Nam ………………………………… 30
Đồ thị 5 – Diễn biến chỉ số giá nhập khẩu Việt Nam ……………………………….32
Đồ thị 6 – Diễn biến chỉ số giá tiêu dùngViệt Nam ……………………………… 34
Đồ thị 7– Diễn biến độ biến động sản lượng Việt Nam ……………………………41




DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

 CPI : Chỉ số giá tiêu dùng
 ERPT : Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát
 FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
 GDP : Tổng sản phẩm trong nước

 IMP : Chỉ số giá nhập khẩu
 IFS : Cơ sở dữ liệu tài chính quốc tế
 REER : Tỷ giá thực đa phương
 NHNN : Ngân hàng Nhà nước
 NSNN : Ngân sách Nhà nước
 VAR : Mô hình tự hồi quy vectơ









1
PHẦN MỞ ĐẦU


1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề đồng tiền Trung Quốc gần đây lại nổi lên sóng gió trên thương mại quốc tế
cũng như trong quan hệ song phương Mỹ-Trung khi chính phủ Mỹ liên tục gây áp lực
buộc chính phủ Trung Quốc phải nâng giá trị đồng nhân dân tệ . Việc đồng nhân dân
tệ được giữ thấp hơn giá trị thực của nó một cách giả tạo và trong một thời gian dài đã
dẫn đến tình trạng chênh lệch cán cân thương mại giữa Trung Quốc và các đối tác. Tỷ
giá hối đoái đang là công cụ kinh tế vĩ mô của Trung Quốc trong mậu dịch toàn cầu.
Việc sử dụng linh hoạt công cụ này cho phép quốc gia tạo ra một lợi thế nhất định
trong vấn đề xuất, nhập khẩu.
Tỷ giá Việt Nam đồng cũng trải qua nhiều lần điều chỉnh kệ từ khi Ngân hàng Nhà
nước thực hiện việc quản lý tỷ giá thả nổi có kiểm soát với đô la Mỹ. Sự vận động của

tỷ giá danh nghĩa Việt Nam đồng theo xu hướng tăng dần qua các năm trong khi đồng
đô la Mỹ lại giảm giá so với các đồng tiền khác trong những năm gần đây. Xu hướng
này có lợi/thiệt hại gì cho xuất khẩu/nhập khẩu Việt Nam khi cạnh tranh trên thị
trường quốc tế?Tuy nhiên, đó chỉ là tỷ giá Ngân hàng Nhà nước niêm yết.Tỷ giá thực
tế trên thị trường còn biến động mạnh, khó dự đoán và khó quản lý hơn.Tỷ giá thực đa
phương bắt đầu được quan tâm, đo lường nhằm giúp việc quản lý tỷ giá tốt hơn. Tuy
nhiên, việc quyết định tăng hay giảm giá trị đồng tiền không dễ dàng được đưa ra
trong tình hình lạm phát biến động như hiện nay. Các nhà làm chính sách cần được
biết phản ứng của thị trường, “phản ứng của lạm phát trong nước sẽ như thế nào khi tỷ
giá thay đổi”.Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát sẽ trả lời câu hỏi trên.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:
 Tìm hiểu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát và bằng chứng thực nghiệm về
hiệu ứng này tại các nước trên thế giới và tại Việt Nam trong thời gian qua.
 Đo lường hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát của Việt Nam trong năm 2006
đến 2010.


2
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát trong
nước của Việt Nam, thông qua chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng
Giai đoạn được chọn nghiên cứu từ năm 2006 đến 2010, giai đoạn này Việt Nam trải
qua những biến động lớn như nền kinh tế hội nhập toàn cầu thông qua việc gia nhập
Tổ chức thương mại thế giớiWTO, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thế giới
năm 2008.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với sự hỗ trợ của phần mềm kỹ thuật Eviews, Mô hình tự hồi quy vectơ được sử dụng
để xử lý dữ liệu các chuỗi thời gian được chọn nghiên cứu,qua đó đo lường giá trị ước
tính của hệ số truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát Việt Nam.

5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Luận văn được trình bày thành ba phần:
 Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng
truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát.
Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá dưới góc độ học thuật như khái niệm, điều kiện,
nguyên nhân của hiệu ứng được đề cập trong chương này.Thực tế trên thế giới và
tại Việt Nam, các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng này đã được thực hiện và
mang lại kết quả như thế nào được cung cấp ở phần cuối chương.
 Chương 2: Phương pháp nghiên cứu, mô hình tự hồi quy vectơ và nội dung
các kiểm định thực hiện trong nhiên cứu
Trong phần này, việc đo lường hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát bằng mô
hình tự hồi quy vectơ 7 biến sẽ được trình bày. Các biến vĩ mô được lựa chọn
trên cơ sở nào, thứ tự các biến được đưa vào mô hình, cách xác định cũng như
một số nét khái quát về biến trong thời gian nghiên cứu. Thêm vào đó là nội dung
công việc kiểm định các chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình.
 Chương 3: Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2006 đến 2010.
Luận văn trình bày kết quả đo lường hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát Việt
Nam thông qua chỉ số giá nhập khẩu và giá tiêu dùng trong giai đoạn 2006 đến


3
2010. Trên cơ sở đó, một số kiến nghị dưới góc độ hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá sẽ
được thảo luận nhằm góp gần giải quyết tình hình lạm phát.
Cuối cùng là một số vấn đề lưu ý và hướng mở rộng nghiên cứu.


Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm
phát


4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT & CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU
ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT

Chương này sẽ cung cấp những khái niệm về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát
ví dụ như hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá là thế nào; cách tiếp cận hiệu ứng này trên quan
điểm của các trường phái kinh tế hiện nay; yếu tố và điều kiện nào giúp hiệu ứng
truyền dẫn tỷ giá hoàn hảo; và một số nguyên nhân được đưa ra nhằm lý giải lý do vì
sao hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá không hoàn hảo trong thực tiễn cuộc sống.
Tiếp đến, các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả truyền dẫn tỷ giá tại các nước sẽ
được luận văn trình bảy để cung cấp cái nhìn khái quát về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá
đến lạm phát trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
1.1 HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ
1.1.1 Khái niệm
Nếu hiệu ứng truyền dẫn hoàn hảo, khi tỷ giá thay đổi 1% sẽ dẫn đến sự thay đổi của
chỉ số giá cả là 1%.
1.1.2 Tiếp cận hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá qua một số quan điểm, trường phái
kinh tế
Trên thế giới, khi nghiên cứu về lạm phát các nhà kinh tế thường trọng cung cho rằng
do lạm phát là do các yếu tố liên quan đến nhân tố cung (lạm phát do chi phí đẩy) hoặc
cầu (lạm phát do cầu kéo). Quan điểm của các nhà kinh tế thuộc trường phái trọng tiền
cho rằng biến động trong cung tiền có thể dẫn đến nền kinh tế bất ổn, ảnh hưởng đến
lạm phát của quốc gia. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát có thể rất nhiều, và các nhà
nghiên cứu có thể tiếp cận vấn đề theo nhiều lát cắt khác nhau.
Theo hình thức tuyệt đối, còn được gọi là “Luật một giá” cho rằng giá cả của các sản
phẩm giống nhau của hai nước khác nhau sẽ bằng nhau khi được tính bằng một đồng
tiền chung. Nếu có một chênh lệch trong giá cả khi được tính bằng một đồng tiền
chung hiện hữu, mức cầu sẽ dịch chuyển để các giá cả này gặp nhau.Trong thực tế, sự
hiện hữu của chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu, và hạn ngạch có thể ngăn cản hình

thức ngang giá sức mua tuyệt đối.
Hình thức tương đối của lý thuyết công nhận rằng do các bất hoàn hảo của thị trường
như chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu, và hạn ngạch, giá cả của những sản phẩm
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm
phát

5
giống nhau ở các nước khác nhau sẽ không nhất thiết bằng nhau khi được tính bằng
một đồng tiền chung. Tuy nhiên, tỷ lệ thay đổi trong giá cả sản phẩm sẽ phần nào
giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung, miễn là chi phí vận chuyển và các
hàng rào mậu dịch không thay đổi.
P
f
*(i+I
f
)*(1+e
f
)=P
h
*(1+I
h
)
Bằng cách tiếp cận này, một số nhà kinh tế như McCarthy (1999), Taylor (2000) đã
nghiên cứu và khái quát hóa hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá khi các tác giả này nghiên cứu
tại các nước công nghiệp phát triển.
Theo Lý thuyết Ngang giá sức mua, tác động của tỷ giá sang giá trong nước là hoàn
toàn, nghĩa là hiệu ứng truyền dẫn là hoàn hảo (100%). Tuy nhiên, lý thuyết này dựa
trên nền tảng cạnh tranh hoàn hảo và không có chi phí vận chuyển.Nhưng thực tế
không đạt được điều đó.Các kiểm định thực nghiệm đã chứng minh rằng hiệu ứng
truyền dẫn trong nhiều trường hợp không đạt được mức hoàn hảo.

1.1.3 Hiệu ứng truyền dẫn không hoàn hảo
Hiệu ứng truyền dẫn không hoàn hảo xảy ra khi tỷ giá thay đổi 1% không dẫn đến sự
thay đổi của chỉ số giá cả là 1%.Hiệu ứng truyền dẫn ở các nước phần lớn là không
hoàn hảo, và ngay cả tại cùng một quốc gia kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá cũng
khác nhau tại các thời điểm khác nhau.
Theo lý thuyết Ngang giá sức mua, hiệu ứng truyền dẫn là hoàn hảo. Các nhà kinh tế
thế giới đã đưa ra một số nhận định nhằm giải thích cho hiệu ứng truyền dẫn không
hoàn hảo, có thể được tóm tắt như sau:
Mô hình của Obstfeld & Rogoff (2000) cho rằng sự tồn tại chi phí vận chuyển
làm tăng giá trị hàng hóa nhập khẩu và phân đoạn thị trường. Ngay cả khi hàng hóa
nhập khẩu là hoàn toàn có thể thay thế hàng hóa sản xuất ở trong nước, thì chúng cũng
không thể được tiêu thụ với khối lượng lớn (tỷ lệ nhập khẩu nhỏ), bởi vì giá của chúng
tương đối cao.Trong trường hợp này, sự thay đổi tỷ giá tác động yếu đến sự biến động
của chỉ số giá tiêu dùng.
Một phương pháp tiếp cận tương tự (McCallun & Nelson (1999) cho rằng bản thân
hàng hóa chỉ chiếm một tỷ lệ không lớn so với phần cá nhân tiêu thụ. Người tiêu dùng
cũng sẵn sàng thanh toán các dịch cụ marketing, các dịch vụ phân phối và dịch vụ bán
lẻ mà thông qua các kênh này, hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Có thể, các khoản
chi phí này chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá trị của hàng hóa. Khi đó, những thay
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm
phát

6
đổi của tỷ giá sẽ không tác động lớn đến giá trị hàng hóa tiêu dùng cuối cùng, bởi
vì chúng chỉ tác động đến một phần không lớn giá trị của hàng hóa. Burstein, Neves
& Rebelo (2002) và Burstein, Eichenbaum & Rebelo (2002) cho rằng vai trò của hàng
hóa và dịch vụ trung gian nội địa trong khu vực phân phối là khá quan trọng về mặt
lượng, nhưng không thể giải thích đầy đủ những khác biệt của hiệu ứng truyền dẫn tỷ
giá.
Mức hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá thấp có thể không phải là kết quả của sự cố định tương

đối giá cả, mà là chính sách phân biệt hóa về giá tối ưu. Theo Bergin & Feenstra
(2001) và Bergin (2001); Corsetti & Dedola (2001) hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến giá
hàng hóa nhập khẩu không đạt mức hoàn hảo, bởi vì nhà xuất khẩu hoạt động trong
ngành cạnh tranh độc quyền cho rằng cầu của nhà nhập khẩu phụ thuộc vào chi phí
phân phối trong nước.
Thay thế và bổ sung cho phương pháp tiếp cận nêu trên là mô hình Bachetta &
Wincoop (2002). Trong mô hình của mình, các tác giả bỏ qua chi phí phân phối và tập
trung vào chiến lược định giá tối ưu của công ty.Luận cứ của mô hình là ở chỗ, đồng
tiền được chọn để định giá phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh hàng nhập khẩu với hàng
hóa sản xuất trong nước.Nếu mức độ cạnh tranh là cao thì các công ty nhập khẩu sẽ
định giá bằng nội tệ, do đó, hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá bằng 0.Ngay cả khi công ty đối
mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá, nó cũng không muốn thay đổi giá cả hàng tiêu dùng cuối
cùng để bảo vệ thị phần.Như vậy, mức độ cạnh tranh giữa nhà nhập khẩu và nhà sản
xuất trong nước càng lớn thì hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá trong ngành càng nhỏ.
Một phương pháp tiếp cận khác cho rằng hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa trung gian
và tồn tại sản phẩm thay thế được sản xuất trong nước.Các nhà sản xuất trong nước sử
dụng hàng hóa nhập khẩu trung gian để sản xuất hàng hóa tiêu dùng cuối cùng.Giá cả
hàng hóa tiêu dùng cuối cùng có thể được ấn định bằng nội tệ, còn hàng hóa nhập khẩu
trung gian có thể được ấn định bằng đồng tiền nhà xuất khẩu. Do đó, nhà nhập khẩu có
thể thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng hóa sản xuất trong nước nếu như tỷ giá thay
đổi theo hướng bất lợi. Obstfeld (2001) khẳng định trong một nền kinh tế như vậy,
có thể tồn tại “hiệu ứng chuyển đổi chi tiêu” đáng kể, theo đó, không phải người
tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng sản xuất trong nước mà là nhà sản
xuất trong nước. Mặt khác, Devereux, Engel & Tille (1999) lưu ý rằng khả năng thay
thế hàng nhập khẩu bằng hàng hóa sản xuất trong nước của các nhà phân phối hàng
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm
phát

7
hóa nhập khẩu được định giá bằng ngoại tệ là nhỏ. Do vậy, mức độ thay thế hàng hóa

xác định độ lớn “hiệu ứng chuyển đổi chi tiêu” và hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá.
1.1.4 Các yếu tố tác động đến hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá
Nhiều kiểm định thực nghiệm cho thấy rằng hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá có sự khác biệt
tùy thuộc vào mỗi nước và thời gian, cũng như giữa giá cả ở các mắt xích của dây
chuyền sản xuất (giá nhập khẩu, giá nhà sản xuất và giá tiêu dùng) và giá cả của các
ngành trong phạm vi một quốc gia.
Trên phạm vi quốc gia, hiệu ứng truyền dẫn tỷ giáphụ thuộc vào ba nhân tố chính: độ
co dãn tương đối của cầu và cung, môi trường kinh tế vi mô và các điều kiện kinh tế vĩ
mô (Phillips, 1988).
Thứ nhất, trong điều kiện không phát sinh các cơn sốc khác, độ co dãn của cầu và
cung theo giá là các nhân tố quyết định độ lớn của hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá. Đối với
hàng hóa xuất khẩu, mức độ của hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá sẽ càng lớn nếu độ co dãn
của cầu càng lớn và độ co dãn của cung càng thấp.Đối với hàng hóa nhập khẩu thì
ngược lại, hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá sẽ càng lớn nếu độ co dãn của cầu càng nhỏ và
độ co dãn của cung càng lớn (Spitaller, 1980). Do đó, hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá phải
là hoàn hảo (bằng 1) trong một nền kinh tế nhỏ, bởi vì cầu đối với xuất khẩu là co dãn
tuyệt đối và cung nhập khẩu là co dãn tuyệt đối do quốc gia đó không có khả năng tác
động đến thị trường thế giới.
Thứ hai, nếu như xem xét các mô hình kinh tế vi mô của lí thuyết tổ chức công
nghiệp thì có thể kết luận rằng tỷ trọng nhập khẩu càng lớn thì hiệu ứng truyền
dẫn tỷ giá đến giá trong nước càng mạnh. Cũng vậy, các công trình nghiên cứu gần
đây về giả thiết định giá theothị trường của Krugman (1987) và Marston (1990) cho
thấy tác động của việc định giá đến hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá. Knettter (1993) kết
luận rằng ngành nghề, chứ không phải quốc tịch của công ty mới có ảnh hưởng nhiều
hơn đến hành vi định giá của công ty. Như vậy, những khác biệt về hiệu ứng truyền
dẫn tỷ giá giữa các quốc gia có thể là do những khác biệt về cơ cấu các ngành ở các
quốc gia đó. Nếu như công ty ít quan tâm đến chiến lược định giá trên các thị trường
nhỏ, hiệu ứng định giá theo thị trường sẽ yếu và do đó, hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá sẽ
mạnh hơn trong các nền kinh tế nhỏ.
Thứ ba, Mann (1986) trong công trình nghiên cứu của mình, đã khảo sát một số biến

kinh tế vĩ mô có thể ảnh hưởng đến độ lớn của hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá. Ông cho
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm
phát

8
rằng, tỷ giá thường xuyên biến động có thể làm giảm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá bởi vì,
các nhà nhập khẩu có thể thiên về điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận hơn là giá cả. Wei &
Parsley (1995) và Engel & Rogers (1998) đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm
để khẳng định giả thiết này ở phạm vi ngành và sản phẩm. Do đó, hiệu ứng truyền dẫn
tỷ giá phải thấp hơn ở các nước có tỷ giá biến động thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, nếu như công ty kì vọng rằng sự thay đổi của tỷ giá có tính chất lâu dài,
chứ không phải mang tính tạm thời thì nhiều khả năng, công ty sẽ thay đổi giá cả hàng
hóa, chứ không phải tỷ suất lợi nhuận, nên dẫn đến việc hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá sẽ
cao hơn. Vì vậy, hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá phải cao hơn ở các nước, nơi mà những
thay đổi của tỷ giá thường kéo dài hơn.
Một biến kinh tế vĩ mô khác có ảnh hưởng đến độ lớn của hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá -
đó là tính ổn định của tổng cầu (Mann, 1986). Nhưng thay đổi của tổng cầu cùng
với dao động của tỷ giá có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của nhà nhập khẩu
trên thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, đồng thời làm giảm hiệu ứng truyền dẫn
tỷ giá. Vì vậy, hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá phải thấp hơn ở các quốc gia có tổng cầu
biến động nhiều hơn.Đồng tiền định giá hàng hóa cũng ảnh hưởng đến hiệu ứng truyền
dẫn tỷ giá. Lí do lựa chọn đồng tiền định giá, được nghiên cứu ở nhiều công trình
khoa học (Bachetta & Van Wincoop, 2001; Devereux & Engel, 2001; Giovannini,
1998) được cho là tính ổn định của nội tệ. Một nước với đồng tiền quốc gia kém ổn
định có tỷ lệ nhập khẩu khá lớn được định giá bằng ngoại tệ thì việc yết giá bằng ngoại
tệ cũng sẽ có lợi hơn đối với các công ty chỉ kinh doanh trên thị trường nội địa.Trong
tình huống này, tỷ giá có những tác động không chỉ đối với giá hàng hóa nhập khẩu,
mà còn đối với giá hàng hóa phi ngoại thương (non-tradables), và hiệu ứng truyền dẫn
tỷ giá sẽ hoàn hảo (Tsesliuk, 2002).
Một nhân tố khácgiải thích những khác biệt về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá giữa các

quốc gia có thể là những khác biệt trong mức lạm phát.Taylor (2000) khẳng định môi
trường lạm phát ở trong nước càng thấp và ổn định thì hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá cũng
càng nhỏ. Giả thiết của Taylor về mối quan hệ giữa lạm phát và hiệu ứng truyền dẫn tỷ
giá đã được kiểm định trong bài viết “Exchange Rate Pass-Through To Domestic
Prices: Does The Inflationary Environment Matter?” của Ehsan U. Choudhri và Dalia
S. Hakura vào năm 2001. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hiệu ứng truyền
dẫn tỷ giá giảm dần khi tình hình kinh tế vĩ mô ổn định hơn, cạnh tranh tăng lên và
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm
phát

9
hành vi của các công ty hướng đến việc tối đa hóa thị phần của mình. Theo kết luận
của Dubravko & Marc (2002), hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đã giảm từ giữa những
năm 90 ở các nước đang phát triển, có thể là do các điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định
hơn và kết quả của các cuộc cải cách cơ cấu được thực hiện trong thời gian gần đây.
Trên phạm vi ngành, hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá phụ thuộc vào chiến lược định giá
của công ty, đến lượt nó, chiến lược định giá lại phụ thuộc vào cơ cấu ngành.
Nhiều nghiên cứu gần đây tập trung vào nghiên cứu chiến lược định giá và thay đổi
mức lợi nhuận của công ty (hiệu số giữa giá bán và giá thành sản phẩm) nhằm đối phó
với sự thay đổi của tỷ giá.
Cơ sở lý luận của đa số các nghiên cứu này là công trình nghiên cứu của Donbursch
(1987), trong đó, những khácbiệt về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đượclý giải thông qua
các mô hình lí thuyết tổ chức công nghiệp, mà cụ thể là, mức độ tập trung hóa của thị
trường, mức độ thâm nhập của hàng hóa nhập khẩu và tính thay thế giữa hàng hóa
nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước.
Donbursch cho rằng các ngành có tính cạnh tranh càng cao (lợi nhuận biên nhỏ) và tỷ
trọng hàng nhập khẩu trong tổng doanh thu bán hàng càng lớn thì hiệu ứng truyền dẫn
tỷ giá càng lớn. Nếu thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và được phân đoạn, phản
ứng của các công ty đối với biến động của tỷ giá có thể khác nhau.Ví dụ, nếu công ty
có quyền lực thị trường, và họ kì vọng tối đa hóa lợi nhuận của mình, hiệu ứng truyền

dẫn tỷ giá sẽ phụ thuộc nhiều vào các nhân tố khác(Phillips, 1998).
Ngược lại, nếu công ty hướng đến mục tiêu tối đa hóa thị phần của mình, hiệu ứng
truyền dẫn tỷ giá sẽ nhỏ hơn (Hooper & Mann, 1989; Ohno, 1990). Hơn nữa, nếu tồn
tại khả năng phân biệt hóa giá cả giữa các thị trường, có thể phát sinh tình huống “định
giá theo thị trường”, dẫn đến việc hình thành hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá khác nhau trên
các phân đoạn thị trường khác nhau (Krugman, 1986; Gagnon & Knetter, 1992). Cuối
cùng, chiến lược định giá của công ty phụ thuộc vào kì vọng biến động tương đối của
tỷ giá trong tương lai và khung thời gian dự báo (Froot & Klemperer, 1988; Ohno,
1990).
Trên cơ sở các nguyên tắc này, Feinberg (1986, 1989) kết luận, hiệu ứng truyền dẫn tỷ
giá đến giá của nhà sản xuất trong nước sẽ mạnh hơn ở các ngành có mức độ tập trung
nhỏ hơn và ởcác ngành, nơi có tỷ trọng nhập khẩu caohơn.Yang (1997) cho rằng, hiệu
ứng truyền dẫn tỷ giá có mối tương quan cùng chiều với mức độ phân biệt hóa sản
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm
phát

10
phẩm (nghĩa là có mối tương quan nghịch với khả năng thay thế của hàng hóa) và có
mối tương quan nghịch với độ co giản của chi phí biên theo sản lượng.
Menon (1996) đã đánh giá hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến giá cả một số nhóm hàng
hóa riêng biệt và phát hiện rằng, hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tỷ lệ nghịch với quota đối
với nhập khẩu, kiểm soát của nước ngoài (sự hiện diện của tập đoàn đa quốc gia), mức
độ tập trung hóa sản xuất, mức độ phân biệt hóa sản phẩm và tỷ lệ nhập khẩu trong
tổng doanh thu bán hàng và tỷ lệ thuận với độ co dãn thay thế giữa hàng nhập khẩu và
hàng trong nước.
1.2 BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM HIỆU ỨNG TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ
Khi nghiên cứu các tác nhân đến lạm phát, các nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến
các yếu tố tác động xuất phát từ cả kinh tế vi mô lẫn vĩ mô. Các yếu tố vi mô như sự
tồn tại chi phí vận chuyển, chính sách định giá, mức độ cạnh tranh & sản phẩm thay
thế, quota nhập khẩu…Về vĩ mô, tính ổn định của tổng cầu, tình hình kinh tế vĩ mô

của quốc gia, môi trường lạm phát trong nước, độ lớn của nền kinh tế và mức độ hội
nhập…cũng đã từng được các tác giả trên thế giới đưa vào khi xét hiệu ứng truyền dẫn
tỷ giá đến lạm phát của các nước trên thế giới.

1.2.1 Tại các nước công nghiệp phát triển
Trong nghiên cứu “Pass-through of exchange rate and import prices to domestic
inflation in some industrialised economies”, tác giả Jonathan McCarthy kiểm tra “khả
năng cạnh tranh” của một quốc gia có tương quan như thế nào đến mức độ hiệu ứng
truyền dẫn, tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu trong việc giải thích
biến động lạm phát trong nước tại một số công nghiệp phát triển. Tác giả nhận định
rằng, trong các nhân tố tác động đến hiệu ứng truyền dẫn nói trên, độ lớn của nền kinh
tế và mức độ cạnh tranh được cho là những nhân tố quan trọng nhất.Điều này cũng
được kiểm chứng khi kết quả nghiên cứu về hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tại các
nước.Kết quả hiệu ứng truyền dẫn ở các nước đang phát triển lớn hơn nhiều so với các
nước phát triển được trình bày trong bảng sau.





Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm
phát

11
Bảng 1: Phân rã phương sai của giá nhập khẩu của một số nước công nghiệp phát triển
%
Nước Thời kỳ Giá dầu Độ biến
động sản
lượng
Tỷ giá Giá

nhập
khẩu
Chỉ số
giá nhà
sản xuất
Chỉ số
giá tiêu
dùng
Mỹ 0 32.1 8.5 0.2 10.1 7.1 42.0
1 44.4 13.3 0.8 8.1 9.6 23.9
4 43.1 24.3 0.2 8.7 9.0 14.9
8 35.9 32.5 1.6 8.9 10.2 10.9
Nhật 0 1.9 7.7 0.2 8.0 15.5 66.7
1 4.1 4.1 0.6 13.9 17.2 60.0
4 22.0 1.0 0.6 15.0 29.0 32.3
8 31.3 1.8 0.2 10.9 33.7 22.1
Đức 0 7.6 2.4 0.5 6.4 2.1 80.9
1 18.4 1.3 2.8 14.9 3.6 59.0
4 25.3 9.5 8.0 19.2 2.2 35.9
8 26.0 24.4 6.6 18.6 1.1 23.3
Pháp 0 1.3 0.3 5.3 7.8 34.5 50.7
1 3.5 0.5 5.0 12.8 38.0 40.1
4 4.3 2.4 1.4 16.3 42.6 32.9
8 4.6 6.0 0.8 16.0 40.8 32.0
Anh 0 3.2 2.5 0.9 2.3 45.3 45.7
1 6.3 2.6 1.1 4.3 52.0 33.8
4 14.5 5.7 0.2 10.6 42.7 26.2
8 18.2 15.4 0.4 10.0 39.5 16.7
Bỉ 0 40.7 3.1 1.5 1.8 4.8 48.1
1 42.6 3.4 3.8 3.4 19.8 27.1

4 24.4 3.7 9.2 9.6 29.2 23.9
8 19.6 1.3 10.2 16.3 30.4 22.2


Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm
phát

12
Bảng 1: Phân rã phương sai của giá nhập khẩu của một số nước công nghiệp phát triển
(tiếp theo)
%
Nước Thời
kỳ
Giá dầu Độ biến
động sản
lượng
Tỷ giá Giá
nhập
khẩu
Chỉ số
giá nhà
sản xuất
Chỉ số
giá tiêu
dùng
Hà Lan 0 5.4 6.3 6.2 6.7 4.4 71.1
1 14.7 10.1 12.8 4.0 2.0 56.5
4 32.4 14.3 13.7 3.5 0.3 35.8
8 40.7 19.7 12.1 3.0 0.5 23.9
Thụy Điển 0 1.3 7.7 1.1 9.6 3.8 76.6

1 3.7 7.0 4.0 12.7 4.4 68.2
4 15.6 4.0 1.6 21.2 6.9 50.6
8 21.5 8.3 0.4 27.0 9.8 32.9
Thụy Sĩ 0 19.8 0.1 0.0 6.2 3.6 70.3
1 36.8 1.0 0.0 7.2 6.7 48.2
4 35.0 8.1 2.1 11.5 31.2 12.2
8 24.3 13.0 3.2 13.7 41.8 4.1

1.2.2 Tại các nước mới nổi
Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tại các nước mới nổi được thực hiện tại các nhiều khu vực
khác nhau.Luận văn trình bày tóm lược kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tại các nước
châu Âu và đi sâu hơn vào kết quả nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tại các nước
mới nổi ở châu Á.
Theo kết quả “The Exchange rate pass through in the new EU member States”
Ramona Jimborean thực hiện; số liệu từ 01-1996 đến tháng 12-2009 tại các nước mới
tham gia khu vực đồng Euro




Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm
phát

13

Bảng 2: Phản ứng chỉ số giá nhập khẩu tại một số nước mới nổi châu Âu
Quý BU CZ EST LV LT PO SLK
1 -0.41 -0.01 0.11 0.12 -0.19 -0.28 0.53
2 0.30 0.06 -0.1 0.06 -0.37 -0.26 0.22
3 -0.28 0.59 -0.26 0.07 -0.57 -0.19 -0.43

4 -0.58 0.35 -0.13 0.06 -0.58 -0.15 -0.94
5 -0.06 0.24 0.16 0.06 -0.45 -0.15 -1.17
6 -0.69 0.43 0.30 0.07 -0.38 -0.15 -1.19
7 -0.82 0.65 0.21 0.07 -0.33 -0.16 -1.18
8 -0.83 0.67 0.14 0.06 -0.03 -0.17 -1.21
9 -0.81 0.66 0.21 0.04 -0.31 -0.18 -1.28
10 -0.81 0.71 0.28 0.02 -0.33 -0.18 -1.35
11 -0.78 0.75 0.24 0.00 -0.34 -0.19 -1.39
12 -0.73 0.74 0.17 -0.02 -0.37 -0.19 -1.41

Bảng 3: Phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng tại một số nước mới nổi châu Âu
Quý

BU CZ EST HU LV LT PO RO SLK SLN
1 0.08 0.00 -0.05 0.00 -0.07 -0.04 0.01 0.00 -0.08 -0.06
2 0.26 -0.07 -0.11 -0.08 -0.14 -0.08 -0.01 0.03 -0.08 -0.25
3 0.18 -0.10 -0.15 -0.24 -0.10 -0.11 -0.02 0.05 -0.18 -0.34
4 0.12 -0.10 -0.13 -0.20 -0.07 -0.11 -0.02 0.06 -0.27 -0.41
5 0.12 -0.08 -0.05 -0.14 -0.05 -0.15 -0.02 0.09 -0.33 -0.47
6 0.09 -0.10 0.07 -0.14 -0.03 -0.16 -0.01 0.13 -0.35 -0.52
7 0.04 -0.10 0.15 -0.18 -0.02 -0.16 0.00 0.14 -0.35 -0.56
8 0.01 -0.09 0.20 -0.21 -0.01 -0.15 0.01 0.14 -0.36 -0.59
9 -0.01 -0.07 0.25 -0.22 -0.01 -0.16 0.01 0.14 -0.36 -0.61
10 -0.03 -0.07 0.31 -0.22 -0.01 -0.15 0.01 0.16 -0.37 -0.63
11 -0.04 -0.06 0.35 -0.23 -0.02 -0.15 0.02 0.17 -0.38 -0.65
12 -0.04 -0.06 0.35 -0.24 -0.08 -0.14 0.02 0.15 -0.38 -0.67
Ghi chú:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm
phát


14
BU: Bulgaria, CZ: Cộng hòa Czech; EST: Estonia; LV: Latvia; LT: Lithuania; PO: Ba
Lan; SLK: Slovakia.
Theo kết quả bài viết Exchange rate pass-through in Emerging markets” của Michele
Ca’Zorzi, Elke Hahn and Marcelo Sánchez (2007).
Bảng 4: Phản ứng của giá nhập khẩutạimột số nước mới nổi:
CN

HK KR SG TW CR HU PO TU AR CL ME
4
quý
0 0.43 0.78 0.13 0.12 0.72 1.26 0.86 0.91 0.87 1 1.54
8
quý
0 0.93 0.57 0.76 -0.12 0.48 1.77 1.3 1.76 1.23 0.82 1.99
Bảng 5: Phản ứng của giá tiêu dùng tại các nước mới nổi:
CN HK KR SG TW CR HU PO TU AR CL ME
4
quý
0.08 0.07 0.19 -0.15 0.01 0.61 0.48 0.31 0.09 0.02 0.35 0.76
8
quý
0.77 0.37 0.13 -0.06 0.01 0.77 0.91 0.56 0.12 0.04 0.35 1.39
Ghi chú:
CN: Trung Quốc; HK: HongKong; KR: Hàn Quốc; SG: Singapore; TW: Đài Loan;
CR: Cộng hòa Czech; HU: Hungary; PO: Ba Lan; TU: Thổ Nhĩ Kỳ; AR: Argentina;
CL: Chile; ME: Mehico.
Nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tại các nước châu Á, tác giả Yuri Sasaki (2005)
quan sát dữ liệu các nước Hàn Quốc, Philippine, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông,
Nhật Bản và Singapore từ năm 1974 đến năm 2000. Kết quả hệ số hiệu ứng truyền dẫn

tỷ giá của đồng đô la USD đối với các nước là dương, ngoại trừ Singapore.Tác giả
cũng chỉ ra tỷ giá của đồng Yên Nhật không ảnh hưởng đến giá nhập khẩu tại các nước
Châu Á.
Bảng 6: Hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tại các nước châu Á

Hệ
số
C
Kiểm
định
t
USD Kiểm
định
t
JPY Kiểm
định
t
R
2

(
bar
suare)

Kiểm
định F
(USD)

Mức
ý

nghĩa

Kiểm
định
F
(JPY)
Mức
ý
nghĩa

KR 0.1 2.2 0.8 3.4 -0.2

-1.1 0.28 0.75 0.4 32.75

0
PH 0.1 2.1 1.3 3.1 -0.6

-1.9 0.3 0.47 0.5 28.21

0
SG 0.0 0.9 0.0 -0.1 -0.1

-0.9 -0.05

14.84

0.0 95.85

0
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm

phát

15
TH 0.1 4.1 0.6 2.3 -0.4

-2.1 0.19 2.13 0.16 51.51

0
TW 0.0 1.0 1.4 5.7 -0.1

-0.9 0.57 2.19 0.15 59.74

0
HK 0.0 2.5 0.5 1.8 0.0 0.1 0.07 3.61 0.07 81.32

0
JP 0.0 1.9 1.2 5.4 0.0 0.0 0.52 0.8 0.38 - -
GE 0.0 2.3 0.4 3.1 -0.3

-1.9 0.25 16.34

0 69.14

0
USA

0.1 2.7 0.0 0.0 -0.1

-0.8 -0.01


- 48.23

0
Ghi chú:
KR: Hàn Quốc; PH: Philipin; SG: Singapore; TH: Thái Lan; TW: Đài Loan; HK:
HongKong; JP: Nhật Bản; GE: Đức; USD: Mỹ.
Tiếp đến vào tháng 7/2006, hai tác giả người Nhật Takatoshi Ito và Kiyotaka Sata thực
hiện nghiên cứu “Exchange rate changes and inflation in post-crisis Asian economies:
VAR analysis of the exchange rate pass-through” tại 5 nước bao gồm Hàn Quốc, Thái
Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia. Cuộc khủng hoảng tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan,
sau đó lan rộng đến các quốc gia khác, nguyên nhân xảy ra khủng hoảng tiền tệ của
mỗi nước là khác nhau vì thế quá trình hồi phục cũng không giống nhau về cách thức
giải quyết khủng hoảng, mức độ khủng hoảng và thời gian khủng hoảng. Kết quả cho
thấy Indonesia là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất với việc đồng rupiah của
Indonesia đã mất 1/6 giá trị so với trước khủng hoảng và sự hồi phục tỷ giá diễn ra
chậm chạp, dòng vốn chảy ra khỏi thị trường,…Sự bất ổn về kinh tế đã dẫn đến sự bất
ổn về chính trị với sự ra đi của Tổng thống Suharto.
Chi tiết kết quả nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát từng nước cho
thấy Indonesia là nước có chỉ số giá tiêu dùng phản ứng lớn nhất đối với sự thay đổi tỷ
giá. Tại Hàn Quốc và Thái Lan, chỉ số giá tiêu dùng cũng phản ứng dương đối với sự
thay đổi tỷ giá nhưng với mức độ nhỏ hơn của Indonesia. Còn phản ứng của chỉ số giá
tiêu dùng Malaysia, Sinagpore đối với sự thay đổi tỷ giá là nhỏ và không có ý nghĩa
thống kê.
Điểm đáng chú ý khi tìm hiểu lý do có sự khác biệt về độ lớn của hiệu ứng truyền dẫn
tỷ giá đến lạm phát tại các nước Đông Á, đó là ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mà
chính phủ các nước thực hiện trong thời trong và sau khủng hoảng. Tại các nước có độ
lớn hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát nhỏ như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore,
chính phủ sử dụng các chính sách tiền tệ thận trọng; tỷ giá, các cú sốc giá dầu, cung
tiền đóng vai trò rất nhỏ trong sự thay đổi chỉ số giá tiêu dùng. Nói cách khác, chỉ số
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm

phát

16
giá tiêu dùng của những quốc gia này chỉ phụ thuộc các cú sốc giá hàng hóa trong
nước.Riêng Indonesia, trong khi giá cả hàng hóa khá nhạy cảm với chính sách tiền tệ
thì chính phủ lại thực hiện chính sách tiền tệ tăng mạnh cung tiền. Vào giai đoạn đầu
của cuộc khủng hoảng, các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong vấn đề thanh
khoản, dẫn đến ngân hàng trung ương Indonesia chọn cách đưa tiền vào trong lưu
thông nhằm cứu hệ thống ngân hàng khỏi sự sụp đổ, cung tiền M2 tăng lên, hậu quả là
lạm phát tăng. Có thể nói, chính sách tiền tệ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu
ứng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát của Indonesia cao hơn 4 nước còn lại.
Quan sát chi tiết kết quả hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá đến tại Singapore theo các nghiên
cứu của Michele Ca’Zorzi, Elke Hahn and Marcelo Sánchez (2007),Takatoshi Ito &
Kiyotaka Sata (7/2006)và Sasaki (2005) dường như tại quốc gia này hiệu ứng truyền
dẫn tỷ giá đến lạm phát (cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng) rất thấp so với kết quả các nước
mới nổi khác. Sau kết quả bất thường đó, một bài nghiên cứu riêng về hiệu ứng truyền
dẫn tỷ giá đến chu kỳ kinh doanh của Singapore từ quý 3 năm 1980 đến quý 3 năm
2010 được thực hiện bởi các tác giả Joey Chew, Sam Ouliaris and Siang Meng Tan
(2011). Bài viết kết luận rằng sự thay đổi trong tỷ giá được phản ánh rất nhanh chóng
đến giá nhập khẩu trong nước của Singapore, hiệu ứng truyền dẫn đạt đến hoàn hảo
sau 6 quý.Tuy nhiên, hiệu ứng từ giá nhập khẩu trong nước đến chỉ số giá tiêu dùng
giảm nhanh. Do đó, hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá của Singapore là thấp, tương tự như
hiệu ứng tại các quốc gia phát triển.
1.2.3 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những nghiên cứu định lượng về lạm phát đã được tác giả Võ Văn
Minh (2009), Nguyễn Thị Thu Hằng & Nguyễn Đức Thành (2010); Tran Mai Anh &
Nguyen Đinh Mai Anh (2010) thực hiện tập trung vào các tác nhân: giá dầu, tỷ giá,
sản lượng, cung tiền, lãi suất, CPI, giá nhập khẩu, thâm hụt ngân sách, biến tài
sản…tác động đến lạm phát trong nước giai đoạn từ 2001-2010. Các kết quả cho thấy
hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá tại Việt Nam là không lớn.

Theo kết quả bài viết “Exchange rate pass-through and its implications for inflation in
Vietnam” của Võ Văn Minh (4-2009).



×