Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
I –MỞ BÀI.............................................................................................. 2
II – THÂN BÀI.......................................................................................3
1. Thành lập văn phòng luật sư và công ty luật........................................3
2. Cách thức tổ chức văn phòng luật sư, công ty luật..............................5
2.1. Nhân sự..............................................................................................5
2.1.1. Luật sư sáng lập (luật sư có vốn)...............................................5
2.1.2. Luật sư cộng sự..........................................................................6
2.1.3. Người tập sự..............................................................................6
2.1.4. Nhân viên văn phòng..................................................................6
2.3. Cơ sở vật chất.....................................................................................7
2.3.1. Địa điểm văn phòng...................................................................7
2.3.2. Trang thiết bị văn phòng............................................................8
3. Hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật.....................................9
3.1. Đào tạo nhân lực................................................................................9
3.1.1. Tuyển dụng.................................................................................9
3.1.2. Phát triển nhân lực....................................................................9
3.2. Hoạt động của văn phòng.................................................................10
3.2.1. Xác định lĩnh vực hoạt động....................................................10
3.2.2. Phát triển chăm sóc khách hàng..............................................10
3.2.3. Một số nguyên tắc khi quan hệ với khách hàng........................11
3.2.4. Vấn đề thù lao..........................................................................11
III – KẾT LUẬN...................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................17
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I –MỞ BÀI
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, sự hội nhập quốc tế
ngày càng sâu và rộng, ý thức pháp luật của mọi cá nhân, tổ chức ngày càng
được nâng cao. Trong cuộc sống hàng ngày công dân thường có nhiều mối
quan hệ với nhau và với cơ quan, tổ chức. Những mối quan hệ này nhiều khi
phát sinh mâu thuẫn, động chạm đến quyền lợi mỗi bên. Đặc biệt có những
vấn đề phải giải quyết bằng con đường Tòa án – nơi mà những quyền cơ bản
của công dân dễ bị đụng chạm nhất. Trong khi đó, công dân bị hạn chế về
trình độ văn hóa, sự hiểu biết pháp luật nên khó có thể tự bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình một cách đầy đủ và trọn vẹn. Ngoài ra, bắt nguồn từ
nhiều lợi ích “siêu hưởng” nhưng rất thực tế, thói quen thường xuyên sử dụng
các công ty luật trong các hoạt động kinh doanh đã trở nên phổ biến. Chính vì
vậy, các tổ chức hành nghề luật sư với đội ngũ luật sư, nhân viên chuyên
nghiệp, am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật là địa
chỉ tin cậy cho mọi cá nhân, tổ chức khi gặp phải những vướng mắc liên quan
đến pháp luật.
Theo Luật Luật sư 2006, sau khi có Chứng chỉ hành nghề, luật sư có thể
lựa chọn cho mình hình thức hành nghề được pháp luật quy định. Hiện nay ở
nước ta, luật sư có thể hành nghề với tư cách cá nhân hoặc tham gia hành
nghề trong tổ chức hành nghề luật sư. Riêng đối với tổ chức hành nghề luật
sư, Điều 32 Luật Luật sư 2006 quy định hai hình thức là văn phòng luật sư và
công ty luật.
Trong phạm vi có hạn của một bài tiểu luận, chúng ta cùng đi tìm hiểu vể
vấn đề Tổ chức quản lý văn phòng luật sư, công ty luật và cách tính thù lao
theo pháp luật Việt Nam.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II – THÂN BÀI
1. Thành lập văn phòng luật sư và công ty luật
Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: văn phòng luật sư và công ty luật.
Tổ chức hành nghề luật sư được thành lập, tổ chức hoạt động theo quy định
của Luật Luật sư 2006 và các quy định của pháp luật có liên quan (Luật doanh
nghiệp2005, Luật bảo hiểm2006..).
Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập và được tổ chức hoạt động
theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là
Trưởng văn phòng, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vể
mọi nghĩa vụ của văn phòng và là người đại diện theo pháp luật của văn
phòng. ( Điều 33, Luật luật sư)
Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty trách nhiệm hữu
hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp
danh không có thành viên góp vốn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm
chủ sở hữu.
Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật
sư làm chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là giám đốc
công ty. ( Điều 34, Luật luật sư)
Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa
phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác
nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký kinh doanh tại Sở Tư pháp ở địa
phương nơi có trụ sở của công ty.
Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất
- Dự thảo Điều lệ công ty luật
- Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư
thành lập văn phòng luật sư, luật sư tham gia hoặc thành lập công ty luật.
- Giấy chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp
cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư, trong trường hợp
từ chối thì phải có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do, người bị từ chối có
quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Tổ chức hành nghề luật sư được
hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. ( Điều 35 Luật luật
sư).
Tổ chức hành nghề luật sư có quyền:
- Thực hiện các dịch vụ pháp lý ( cử luật sư tham gia tố tụng tại tòa án
các cấp, giải đáp pháp luật, nhận ủy quyền,…)
- Nhận thù lao từ khách hàng.
- Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho
tổ chức hành nghề luật sư.
- Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
- Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
- Đặt các cơ sở hành nghề ở nước ngoài
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định của luật
khác có liên quan. (Điều 39, Luật luật sư)
Bên cạnh đó, tổ chức hành nghề luật sư có nghĩa vụ:
- Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt
động.
- Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.
- Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của
Đoàn luật sư.
- Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình tham gia trợ giúp pháp lý
miễn phí
- Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho
khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch
vụ pháp lý khác.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình
theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
- Chấp hành của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
- Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc
báo cáo, kiểm tra, thanh tra.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của
pháp luật có liên quan. (Điều 40 Luật luật sư)
2. Cách thức tổ chức văn phòng luật sư, công ty luật
2.1. Nhân sự
2.1.1. Luật sư sáng lập (luật sư có vốn)
Nếu là văn phòng luật sư thì chỉ có một luật sư có vốn. Đó là người đứng
ra thành lập và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình cho hoạt
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
động của văn phòng. Nếu là công ty luật thì luật sư có vốn là những người
cùng sáng lập và góp vốn. Số lượng các luật sư có vốn thường chỉ chiếm một
phần nhỏ trong tổng số luật sư của văn phòng. Các luật sư góp vốn cũng phải
chịu trách nhiệm cho hoạt động của văn phòng bằng toàn bộ tài sản của mình.
Trách nhiệm của mỗi luật sư góp vốn tới đâu phụ thuộc vào nội dung hợp
đồng thành lập văn phòng. Thí dụ, theo hợp đồng thành lập văn phòng khi
phải bồi thường thiệt hại thì mỗi thành viên phải chịu một phần bằng nhau
hoặc không bằng nhau.
2.1.2. Luật sư cộng sự
Luật sư cộng sự là những luật sư không góp vốn. Những người này có
thể làm việc trong văn phòng luật sư theo một hợp đồng lao động với mức
tiền lương cố định hoặc theo hợp đồng lao động không có mức tiền lương cố
định. Thông thường trong một văn phòng luật sư thì số lượng luật sư cộng sự
chiếm phần lớn số lượng luật sư trong văn phòng. Trách nhiệm của luật sư tập
sự hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung hợp đồng lao động.
2.1.3. Người tập sự
Người tập sự bao gồm: người tập sự hành nghề luật sư, luật sư chính
thức muốn học việc, sinh viên hoặc cử nhân luật muốn trở thành luật sư.
Những người này thông thường không được nhận lương, nhưng có thể
nhận được hỗ trợ của văn phòng tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng với người
tập sự đó. Ngược lại, văn phòng cũng có thể ký kết hợp đồng trong đó người
tập sự phải trả cho văn phòng một khoản tiền cho thời gian tập sự. Cũng có
những trường hợp người tập sự làm việc và được hưởng lương theo hợp đồng
lao động . Khi đó quyền và nghĩa vụ của họ cũng giống như luật sư cộng sự.
2.1.4. Nhân viên văn phòng
Nhằm đảm bảo hoạt động của văn phòng cần phải thiết lập bộ máy hành
chính. Tùy theo quy mô của văn phòng mà bộ phận này có thể bao gồm: Thư
6