Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG TRĂNG NON CỦA R.TAGORE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.36 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH









NGUYỄN AN THỤY







THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG TRĂNG NON
CỦA R.TAGORE





Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
M số: 602230




LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC





Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH THUÝ







Thành Phố Hồ Chí Minh- 2007


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài:
1.1. Ấn Độ là một trong những nền văn hoá lớn của nhân loại, có ảnh hưởng rất nhiều đến
các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Văn hoá Ấn Độ mang tính triết lí
và nhân văn sâu sắc, đạt nhiều thành tựu và vươn đến những đỉnh cao rực rỡ ở nhiều thể
loại.
1.2. Một trong những đỉnh cao của văn học Phục hưng Ấn Độ là đại thi hà
o Rabindranath
Tagore (1861- 1941). Ông được mệnh danh là “ ngôi sao sáng của Ấn Độ phục hưng”, “
người lính canh vĩ đại” của đất nước Ấn Độ.
Sau hơn bảy mươi năm lao động miệt mài, R. Tagore đã để lại cho nhân loại một di

sản đồ sộ các tác phẩm văn học nghệ thuật phong phú và đa dạng: 52 tập thơ, 42 vở kịch,
12 tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, hơn 2000 ca khúc( trong đó c
ó quốc ca Ấn Độ), 63
tập tiểu luận và gần 3000 nghìn bức tranh. Ông được coi là biểu tượng của văn hoá Ấn Độ.
Với những thành tựu và đóng góp cho văn học dân tộc, ông đã tạo dựng nên một thời đại
Tagore bên cạnh các khái niệm thời đại Vê-đa, thời đại sử thi... M. Gandhi tụng xưng ông là
Gurudêva – bậc Thánh sư vĩ đại, người dẫn dắt tinh thần và hướng dẫn tâm
linh Ấn Độ.
Năm 1913, Tagore là người Châu Á đầu tiên được giải thưởng Nobel văn chương
cho tập Thơ Dâng ( Gitanjali). Với tập thơ này, ông được xem là một phát hiện của thơ ca
thế kỉ, là “ kì công thứ hai của tạo hoá sau Kalidasa” trong văn học Ấn, “ một biểu tượng vĩ
đại phối hợp trong mình hai nguồn tinh tuý Á – Au”.
1.3. Ở Viêt Nam, bạn đọc biết đến Tagore khá sớm nhưng không nhiều như họ đã từng biết
đến V. Hugo, Balzac, W. Shakespeare hay Lỗ Tấn… Tuy nhiên, từ năm 1984, sau những cố
gắng tâm
huyết của nhiều nhà Ấn Độ học Việt Nam mà tiêu biểu là các giáo sư Cao Huy
Đỉnh, Lưu Đức Trung, văn học Ấn đã chính thức được đưa vào giảng dạy trong hệ thống
các trường trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học… Riêng ở bậc trung học cơ sở, tác
phẩm được g
iới thiệu giảng dạy là bài thơ Mây và sóng, trích trong tập Trăng non. Đây là
tập thơ viết cho thiếu nhi , thuộc ba nội dung chính trong sáng tạo thơ ca của Tagore. Để
khám phá giá trị nghệ thuật của mảng thơ này , chúng tôi đã chọn đề tài luận văn “ Thế giới
trẻ thơ trong Trăng non của R.Tagore” nhằm hai mục đích:
Thứ nhất, có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về con ngườ,i tài năng và tư
tưởng nghệ thuật của Tagore. Ông không chỉ l
à “nhà thơ trí tuệ muôn màu”[42, tr. 217],
“nhà thơ tình nổi tiếng”[ 45, tr. 849] mà ông còn là nhà thơ của tuổi măng non, người thầy
vĩ đại của trẻ thơ Ấn Độ.
Thứ hai, góp phần thiết thực hơn cho công việc nghiên cứu và giảng dạy thơ
Tagore.

2. Lịch sử vấn đề:
Năm 13 tuổi, với tập thơ Bông hoa rừng in trên tạp chí Bharati ( 1876), R. Tagore
đã nổi tiếng trên văn đàn Ấn Độ. Đến năm 1913, khi Thơ Dâng đư
ợc trao giải Nobel thì
Tagore thật sự trở thành một hiện tượng văn học của Ấn Độ và nhiều nước trên thế giới.
Năm 1909, Tagore xuất bản tập thơ viết cho trẻ em gồm 40 bài, có tên Sisu( trẻ thơ). Năm
1915, ông tiến hành dịch tập thơ từ tiếng Bengali sang tiếng Anh đặt tên là The Cressent
Moon ( Trăng non). Tờ The Golbe đã nhận xét tập thơ là: “a revelation more profound and
more subtle than that in the Gitanjali ( một sự khám
phá sâu sắc và tinh tế, huyền ảo hơn
trong Thơ Dâng)[chuyển dẫn từ 65, tr.3], còn tờ The Nation của Anh thì nhận thấy đây là
“a vision of childhood which is only paralleded in our literature by the work of William
Blake” ( một trí tưởng tượng về tuổi thơ tương tự như những tác phẩm của William Blake
trong nền văn học của chúng ta) [ chuyển dẫn từ 65, tr. 3]. Như vậy, khi Trăng non ra đời,
nó đã mở ra một phương diện khác trong tài năng sáng tạo nghệ th
uật của Tagore khiến cho
những nhà nghiên cứu, những độc giả hâm mộ thơ ông chú ý một cách đặc biệt đến thi
phẩm dành riêng cho trẻ thơ này. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi điểm qua một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu về tập thơ Trăng non ở Việt Nam.
2.1. Công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu Tagore học ở Việt Nam:
Từ những năm 1961, giáo sư Cao Huy Đỉnh, một dịch giả có uy tín về thơ Tagore,

khi viết lời giới thiệu cho bản dịch Thơ Tagore đã nhận xét khái quát về tập thơ Trăng non:
“ đó là những bài thơ hết sức hồn nhiên trong sáng, những bức tranh mĩ lệ về tâm lí nhi
đồng”[17, tr.29]. Theo Cao Huy Đỉnh, chính sự trong sáng, hồn nhiên của trẻ đã giúp
Tagore biểu hiện “ những triết lí về cuộc đời” một cách sâu sắc và tinh tế. Đồng thời ông
cũng nhấn mạnh đến đặc điểm ng
hệ thuật “ trí tưởng tượng phong phú” của Tagore “ đã
khám phá một thế giới thần tiên và nghệ sĩ trong tâm hồn em bé”[ 17,tr. 29] .
Nhận xét của nhà nghiên cứu, dịch giả Đào Xuân Quý chú ý đến “ ngôn ngữ thích

hợp và vô cùng phong phú” mà R. Tagore đã sử dụng trong Trăng non. Ông đã chỉ ra sự
khác biệt độc đáo của Tagore và V. Hugo trong những thi phẩm viết về trẻ thơ:
“ Nhà thơ Ấn Độ đi vào thế giới của trẻ con với một tâm trạng hoàn toàn khác biệt.
Thơ về trẻ em của Tagore trong sáng, hồn nhiên và chân thực. Ông tỏ ra am hiểu tâm hồn kì
diệu của các em và để mô tả cái thế giới trẻ thơ này, Tagore đã dùng ngôn ngữ thích hợp vô
cùng phong phú. Nhưng mặt khác, nếu đọc kĩ ta sẽ thấy rằng thơ viết cho trẻ em của Tagore
cũng là loại thơ có nhiều suy nghĩ và gắn liền với thực tiễn đau buồn của đất nước Ấn Độ”
[42, tr. 211].
Trong
cảm nhận của PGS. Lưu Đức Trung, Trăng non lại là những ấn tượng sâu
sắc về cách sử dụng hình ảnh và những câu chuyện kể phù hợp với các em. Theo ông, chính
những hình ảnh, những câu chuyện mang âm hưởng cổ tích đã bộc lộ rõ sự am hiểu tâm lí
trẻ thơ của Tagore. Viết về Trăng non, ông còn nhấn mạnh đến thủ phá
p đối lập, tương
phản được sử dụng trong tập thơ: “Tagore muốn đem tâm hồn trong sáng, bản chất Chân –
Thiện – Mĩ đang tồn tại trong trẻ thơ đối lập với bản chất xấu xa, đê tiện đáng khinh của xã
hội đồng tiền và quyền lực chi phối”[ 59, tr.158].
Tiếp nối với những nhận định của PGS. Lưu Đức Tr
ung, trong bài “ Chất trí tuệ,
điểm sáng thẩm mĩ trong thơ Tagore”, TS. Nguyễn Thị Bích Thuý cũng phân chia thơ
Tagore thành ba nội dung lớn: thơ triết luận, thơ tình yêu và thơ viết cho trẻ em. Với mảng
thơ trẻ em, tác giả tập trung vào tập thơ The Cressent Moon
( Trăng non) và nhận xét: “ Với Trăng non, gồm 40 bài viết về trẻ em, Tagore được coi là
V.Hugo của Ấn Độ. Tình thương,
tấm lòng trìu mến nâng niu của ông đối với trẻ em thấm
đẫm trong từng chữ, từng câu”[ 50, tr.59]. Đồng thời tác giả cũng dẫn lời của nhà thơ Ailen,
W. B. Yeats nói về Trăng non để khẳng định một lần nữa ý kiến của mình: “ Khi thi sĩ
nói đến trẻ thơ, đặc tính này như một phần của chính thi sĩ thì ta không rõ có phải thi sĩ nói
đến thánh nhân hay không?”[50, tr.59].
TS. Đỗ Thu Hà trong quyển “ Tagore, văn và đời” cũng tuân t

hủ cách phân chia
thơ Tagore thành 3 nội dung như trên. Tác giả đã đưa ra những nhận xét khái quát nhất về
nội dung và nghệ thuật của tập Trăng non: “ Tagore đã viết những bài thơ để trả lời và lí
giải cho các em với những lời thơ dịu dàng, thơ mộng và tràn đầy tình yêu thương, trong đó,
ông sử dụng một bút pháp đặc biệt. Ông là người đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa
hiện thực và huyền ảo: để thể hiện hiện t
hực Tagore đã dùng những huyền thoại, những
viền giát xung quanh hiện thực của cuộc sống, đem lại cho nó một chiều sâu có tầm vũ
trụ.”[26, tr.73]
Như vậy, qua những nhận xét của những dịch giả và những nhà nghiên cứu về thơ
Tagore ở Việt Nam, chúng ta phần nào có được cái nhìn tổng quát và toàn diện về tập thơ
Trăng non ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Các tác giả đều tập trung đề cao
tính hồn nhiên, trong sáng của thế giới trẻ thơ và chú ý nhấn mạnh đến những thủ pháp nghệ
thuật cơ bản mà Tagore đã sử dụng trong cả tập thơ như một sự gợi mở, định hướng c
ho
những nghiên cứu chuyên sâu về tập thơ Trăng non ở bậc Đại học và sau Đại học.
2.2. Các công trình nghiên cứu tập thơ Trăng non ở các trường Đại học:
Ở các trường Đại học, tập thơ Trăng non được khai thác dưới nhiều góc độ khác
nhau:
+ Luận văn thạc sĩ “ Thế giới trẻ em trong sáng tác văn chương Tagore” của
Nguyễn P
hương Liên [65] đi sâu vào nghiên cứu những đặc trưng nghệ thuật đã được
Tagore sử dụng trong việc xây dựng thế giới trẻ em được thể hiện trong sáng tác văn
chương của Tagore ở cả 3 thể loại: thơ, văn xuôi và kịch. Tác giả khẳng định: “ nhiệm vụ
của chúng tôi là phân tích các tác phẩm thơ, văn, kịch của Tagor
e viết về trẻ em, chỉ ra
những thủ pháp khác nhau mà Tagore vận dụng trong 3 phương thức sáng tác ấy để thấy
được tính đa dạng trong tài năng Tagore”[65, tr.2].
+ Luận văn tốt nghiệp cử nhân “ Yếu tố huyền ảo trong tập thơ Trăng non của
R.Tagore” của Trần Kim Dung [ 11] quan tâm đến tác dụng của thủ pháp huyền ảo, làm

cho thế giới trong Trăng non lung linh, huyền diệu và giàu m
àu sắc hơn.
+ Luận văn tốt nghiệp cử nhân “ Tagore với trẻ thơ qua tập Trăng non” của
Nguyễn Thị Ngọc Diệp [ 12] chủ yếu đi vào khai thác nội dung tư tưởng, tình cảm của
Tagore dành cho trẻ nhỏ được thể hiện trong cả tập thơ.
+ Luận văn tốt nghiệp cử nhân “ Nghệ thuật so sánh trong tập thơ Trăng non” của
Trần Thị Ho
ài Phương [38] tập trung tìm hiểu nghệ thuật biểu hiện trong Trăng non qua thủ
pháp so sánh để làm bật nổi sự sáng tạo độc đáo của Tagore trong việc xây dựng một thế
giới trẻ thơ hồn nhiên và kì diệu.
* Nhìn chung, các công trình này chưa đặt việc nghiên cứu tập thơ Trăng non trong
một hệ thống một cách toàn diện.
Cho đến nay ở bậc sau đại học( thạc sĩ và tiến sĩ) chưa có luận văn nào đi sâu vào
nghiên cứu Thế giới trẻ thơ trong Trăng
non của Tagore ở cả hai phương diện : nội dung
tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài luận văn đi sâu vào nghiên cứu nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện
trong tập thơ Trăng non
Sử dụng nguyên bản tiếng Anh tập thơ The Cressent Moon do Tagore chuyển dịch
từ tiếng Bengali . Đối chiếu với tập thơ đã được dịch sang tiếng Việt
( gồm 40 bài) của các dịch giả Cao Huy Đỉnh, Đào Xuân Quý, Lưu Đức Trung… trong tập
2, quyển R. Tagore – Tuyển tập tác phẩm [ 45]. Bên cạnh đó, tham
khảo thêm bản dịch
Mảnh trăng non [46] của Phạm Hồng Dung, Phạm Bích Thủy.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các tác phẩm viết về trẻ thơ của Tagore in trong
các tập Thơ Dâng, Hái quả, Người thoáng hiện… và trong các sáng tác khác của ông.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thống kê – phân loại
Phương pháp này được sử dụng trong việc khảo sát văn bản, giúp thống kê phân loại

một cách tỉ mỉ, cụ thể, đầy đủ các hình tượng thơ, những thi phá
p đặc trưng mà nhà thơ
dùng để chuyển tải ý tưởng của mình trong Trăng non.
4.2. Phương pháp phân tích
Qua việc phân tích những bài thơ tiêu biểu trong Trăng non để thấy được cái hay, cái
đẹp về nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện trong cả tập thơ.
4.3. Phương pháp đối chiếu – so sánh
Đối chiếu – so sánh cách sử dụng nghệ thuật so sánh và nhâ
n cách hoá giữa các nhóm
đề tài trong Trăng non và giữa Trăng non với các tập thơ khác của Tagore để thấy được nét
độc đáo riêng của một tập thơ thiếu nhi.
Đối chiếu – so sánh thơ thiếu nhi của R. Tagore với thơ thiếu nhi của các nhà thơ
khác để thấy được những sáng tạo riêng của R. Tagore.
5. Cấu trúc luận văn;
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: R. Tagore với trẻ thơ
Chương 2: Vẻ đẹp toàn bích của thế giới tâm hồn trẻ thơ trong Trăng non
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện thế giới trẻ thơ trong Trăng non.
Cuối cùng là danh mục tư liệu tham khảo.





CHƯƠNG 1
R.TAGORE VỚI TRẺ THƠ

1.1. R. Tagore – Thời thơ ấu và những ước vọng của tuổi thơ
1.1.1 Thời thơ ấu của một thiên tài

R. Tagore sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861 trong một gia đình trí thức giàu sang
tại vùng Calcutta, xứ Bengal miền Đông Ấn Độ. Gia đình ông thuộc đẳng cấp quý tộc Bà la
môn nổi tiếng và được mến phục vì đây là gia đình của những thiên tài, đã có nhiều cống
hiến cho công cuộc cải cách xã hội ở Bengal và Ấn Độ. Cha ông, D
evendranath, là một lãnh
tụ của phong trào cải cách Hindu ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX, đồng thời là một nhà triết học
nổi danh đã dốc hết sinh lực, trí tuệ và tiền của để làm việc thiện và hoạt động văn hóa xã
hội.
Trong gia đình, R. Tagore là con trai út được yêu quý và chiều chuộng nhất.
Khi R. Tagore chào đời, cha ông đã xem đó là phúc trời nên đặt tên cho ông là
Rabindranath, có nghĩa là mặt trời với mong muốn cậu bé sẽ trở thành nhâ
n tài mang ánh
sáng trí tuệ soi rọi sự tăm tối của đất nước Ấn Độ nghèo nàn và đau khổ .
Thuở nhỏ, R. Tagore được sống trong thế giới của các gia nhân. Trong Hồi ức
sau này, R. Tagore gọi họ là “ vương quốc đầy tớ” một cách kính trọng. Là một cậu bé thích
tự do, R. Tagore thường lang thang bắt bướm hái hoa ngoài trời và tụ tập với bọn trẻ cùng
phố chơi bi, chơi đáo. Vì thế, mọi người cai quản cậu rất nghiêm
ngặt. Những giờ bị phạt
trong nhà, cậu thường phóng tầm mắt nhìn ra ngoài cửa sổ ao ước tự do hoặc tìm đến góc
nhà ngồi đọc sách. Hễ cầm được cuốn sách nào là Tagore đọc nghiến ngấu suốt ngày. Là
cậu bé nhạy cảm, Tagore thường rơi lệ khi đọc những trang sách kể về nỗi đau khổ, chia li
của người khác. Ngoài những quyển truyện cổ Ấn Độ, Tagore thường tìm đọc sách nước
ngoài viết c
ho thiếu nhi đã được dịch ra tiếng Bengali. Cậu thích sách của Dickens, V. Hugo
và nhất là tác phẩm Rôbinxơn Cruxô của Defoe. Hình ảnh Rôbinxơn chống chọi với bão
táp, hòa nhập với thiên nhiên trên hoang đảo khiến Tagore xúc động. Cậu bé lấy đó làm tấm
gương cho cuộc sống tự lập của mình. Cuốn sách đã kích thích trong lòng cậu ý tưởng được
ra khỏi nhà, được tự do bay nhảy. Vào khoảng t
hời gian ở Cancutta xảy ra nạn dịch hạch,
gia đình Tagore phải qua lánh nạn bên kia bờ sông Patma, một nhánh của con sông Hằng.

Sống trong biệt thự gần sông gần gũi với thiên nhiên tươi đẹp, cậu bé Tagore sung sướng
vô cùng. Như một con chim sổ lồng, cậu chạy nhảy khắp nơi. Chuyến đi đó là bài học đầu
tiên về thiên nhiên của cậu. Trong Hồi kí, Tagore kể lại: “ Cứ mỗi ngày khi màn đêm đã vén
lên, tôi thức dậy có cảm giác như chân trời kia đang đem đến cho tôi một bức thư báo nhiều
tin tức tốt lành khi tôi bóc nó ra. Tôi vội vàng không để chậm trễ một giây phút ngồi chễm
chệ trong chiếc kiệu chuẩn bị đi ra ngoài trời. Ngày nào cũng như ngày nào, tôi được nhìn
nước sông Hằng dâng lên hạ xuống, tàu bè xuôi ngược đôi bờ thật rộn rịp, cây ngả bóng
xuống dòng sông lấp lánh khi mặt trời lên cao. Hoàng hôn buông xuống rừng cây như ngủ
lặng trong một màu đen nhờ nhờ. Có lúc, bất chợt một cơn mưa ập tới xóa nhòa cả chân trời
rực sáng. D
òng sông trở nên âm u cuộn lên những con sóng, gió ào tới lay động cả một rừng
cây, đôi lúc có cảm giác sợ hãi”. [60, tr. 442]
Cảm giác ban đầu về thiên nhiên từ thuở ấu thơ đã gợi cho Tagore một ý niệm
: thiên nhiê
n nhiên cũng có linh hồn giống con người. Sự tươi thắm, kì diệu của hoa, lá của
ánh sáng mặt trời … đã thức dậy nơi tâm hồn non nớt của cậu bé Tagore một tình yêu thiên
nhiên sâu nặng. Cuộc sống bó hẹp trong khuôn viên biệt thự làm cậu cảm giác như bị cầm
tù và khi đến tuổi đến trường cậu càng chán ghét không khí buồn tẻ, ngột ngạt của lớp học
giữa bốn bức tường. Trong kí ức của Tagore trường học không lưu lại những ấn tượng tốt
đẹp: “ Cái khổ của tô
i là phải học trong những nhà trường như thế. Tôi đã từng thấy vũ trụ
như đã biến mất quanh mình, chỉ được thấy những hàng ghế gỗ, những bức tường vôi trắng
xoá. Tôi cương quyết không muốn mình trở thành một đứa bé bị thầy giáo gõ đầu… May
sao tôi thoát ra đư
ợc những ngôi trường chật hẹp như cái chuồng hoặc như chiếc giầy bó
chân của một người đàn bà Tàu…”[45, tr. 459].
Ba lần R.Tagore được gửi đến trường là ba lần cậu bỏ học. Cuối cùng, gia đình phải
mời gia sư lại nhà. Gyan Babu, con trai của học giả Vedantavaghish là người thầy đầu tiên
của Tagore. Biết Tagore là cậu bé thông minh không thích cách học của trường lớp nên
ông đã giảng các tác phẩm văn học nổi tiếng cho Ta

gore nghe trước rồi yêu cầu cậu dịch từ
tiếng Anh , tiếng Sanskrit sang tiếng Bengali. Cách học này đã lôi cuốn Tagore và truyền
cho cậu niềm say mê, yêu thích văn chương. Năm lên bảy tuổi, Tagore bắt đầu tập tễnh làm
thơ. Làm được bài nào là nhét vào túi áo bài đó. Nhiều người trong vùng rất thích thơ của
cậu. Từ nhỏ, Tagore đã nổi tiếng là cậu bé thần đồng của xứ Bengal. Mười ba tuổi, Tagore
đăng trường ca Bô
ng hoa rừng ( Benaphul) dài 1600 câu trên tạp chí Mầm kiến thức (
Gyânanka). Tiếp sau đó, cậu sáng tác hai tập thơ Tiếng hát buổi sáng (Prabhat Sangit) và
Tiếng hát buổi chiều ( Sandya Sangit). Hai tập thơ nhỏ này đã bộc lộ tài năng và lòng yêu
đời, yêu cuộc sống của Tagore.
Cha Tagore cũng là một người thầy đắc lực trong việc nâng cao học vấn cho
Tagore. Ông luôn tôn trọng tự do của con cái. Từ năm 11 tuổi, ông đã cho Tagore theo mình
trong những chuyến du lịch dài ngày lên đỉnh Himalaya, dạy cho Tagore bài học đầu tiên về
tình yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống.
Thuở nhỏ, Tagore không chỉ tự trao giồi ngoại ngữ để học trong sách vở mà
còn chú trọng học những người xung quanh, những người lao động bình thường trong “
vương quốc những người đầy tớ “
. Tagore rất thích nghe họ kể và ngâm vịnh sử thi
Ramayana, hát những bài ca dân gian đầy chất trữ tình, giàu lòng yêu con người. Cái “
vương quốc đầy tớ” này có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển tâm hồn và tài năng của
Tagore. Có thể nói rằng, cuộc đời của Tagore phân nửa gắn liền với môi trường sáng tạo
của những thiên tài, phân nửa gắn liền với văn hóa truyền thống: “Bước đầu của tôi đi vào
văn học có nguồn gốc của nó trong những cuốn sách được lớp người tôi tớ yêu thích và
truyền tụng”[60, tr. 443]
.
Suốt quãng đời thơ ấu, Tagore chủ yếu là tự học. Ngoài sách vở thì mảnh vườn
thân thiết sau nhà là “ngôi trường” lí tưởng của cậu bé Tagore. Trong “ngôi trường” đó,
Tagore được tự do mơ mộng. Những sắc màu kì diệu của thiên nhiên đã đem đến cho cậu
những câu hỏi ngây thơ về cuộc sống, cậu a
o ước khám phá tất cả bằng trí óc non nớt của

mình và từ chối những bài học gò ép nơi lớp học: “ Chúng tôi có một khu vườn nhỏ liền
tiếp với nhà chúng tôi, đối với tôi, nó là mảnh đất thần tiên, hàng ngày hiện ra không biết
bao nhiêu vẻ đẹp kì diệu...Bầu trời như đem lại cho tôi tiếng gọi bạn bè và cả trái tim tôi, cả
cơ thể tôi nữa quen uống và
o cái nguồn ánh sáng và yên tĩnh tràn trề của những giờ phút
lặng lẽ đó. Tôi lo lắng không bao giờ để quên mất một buổi sáng nào, vì mỗi buổi sáng đều
quý cho tôi, còn quý hơn vàng đối với một kẻ cùng khổ… tôi được trời phú cho tính hay
kinh ngạc, nó giúp cho đứa bé có quyền được vào trong kho tàng huyền bí trong lòng cuộc
sống. Tôi lơ là với những bài học vì chúng muốn lôi tôi ra ngoài thế giới ở quanh tôi…nó
muốn cầm tù tôi trong những bức tường đá của các bài học”[ 45, 449].
Nơi trường học thiê
n nhiên, Tagore học được nhiều điều quan trọng. Ngoài sự yêu
thương, chỉ dẫn của gia đình, cậu còn được tự do hoà nhập với thiên nhiên. Điều đơn giản
này không phải bất cứ đứa tre nào cũng đều có được. Vì thế, sau này trưởng thành, Tagore
đã thực hiện được ước mơ xây dựng một ngôi trường mới theo lí tưởng của mình: một ngôi
trường bình yên cho trẻ thơ Ấn Độ.

1.1.2. Hướng tới một nền giáo dục của người Ấn Độ
Giáo dục trẻ bằng tình yêu thương và sự khoan dung chính là tư tưởng chủ đạo
mà Tagore muốn chuyển tới những bậc làm cha mẹ và những người chịu trách nhiệm về
việc “ trồng người”. Tư tưởng này bắt nguồn từ quan điểm giáo dục truyền thống của
người Ấn Độ và từ trái tim giàu lòng trắc ẩn của nhà
thơ bởi vì “ Tình ông bà yêu cháu, già
yêu trẻ là một nét cảm động nhất của văn hoá Ấn Độ” [ 13, tr.186].
Thuở nhỏ, Tagore được nhận hưởng một nền giáo dục tốt đẹp từ người cha đáng
kính của mình. Chính phương pháp giáo dục của gia đình và truyền thống văn hoá của dân
tộc đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng của Tagore. Ông luôn quan niệm: giáo dục trẻ nhỏ
phải cần tình thương và sự khoa
n dung. Roi đòn không thể thay đổi và hoàn thiện con người
mà chỉ có tình yêu mới làm con ngưởi trở nên tốt đẹp: “ Một đứa bé sinh ra phải nuôi mình

bằng sữa mẹ, do đó nó vừa biết thứ sữa mình ăn vừa biết cả người mẹ mình nữa. Thứ đồ ăn
của bé đó vừa nuôi được cơ thể vừa nuôi được cả tâm hồn đứa bé. Con người khi buớc vào
đời cũng phải thế, nghĩa là phải lấy tình thương làm gốc, chứ không phải lấy quan hệ nhân
quả làm
nguyên tắc..”[45, tr. 458]
Trong kí ức của Tagore, người cha luôn là một tấm gương lớn về nhân cách: “
Người muốn chúng tôi yêu sự thật bằng cả tấm lòng mình. Cũng như trước kia, Người để tôi
tự do leo núi thì bây giờ Người cũng để tôi tự do chọn con đường đi đến sư thật. Người
không hoảng sợ khi thấy tôi lầm đường, lạc lối, không quá băn khoăn trước việc tôi có thể
gặp khó khăn gia
n khổ dọc đường. Người cầm trong tay ngọn cờ chỉ đạo cứ không phải một
chiếc roi kỉ luật như ai”[ 45, tr. 424]. Ông học hỏi và thừa hưởng ở cha mình một tấm lòng
nhân đạo và ái quốc, một tình yêu thương gia đình chung thuỷ, một tâm hồn vĩ đại và một
tình yêu C
on người cao cả. Phương pháp giáo dục trọng tự do cá nhân của cha đã ảnh hưởng
rất nhiều đến quan điểm giáo dục của Tagore .
Năm 40 tuổi(1901), R.Tagore thực hiện được ước mơ xây dựng một ngôi trường
do chính mình làm chủ. Khi ngôi trường Santiniketan ( chốn bình yên) ra đời, Tagore đã
thực hiện một phương pháp giáo dục khác trước mà ông từng ấp ủ: dạy cho học sinh ý thức
được hai mối quan hệ cơ bản của
con người trong cuộc sống. Đó là mối quan hệ hoà đồng
giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Ông muốn học trò của ông
phải biết yêu thương, tôn trọng con người và phải biết đề cao, ngợi ca tình yêu thiên nhiên,
tình yêu cuộc sống.
Theo Tagore “ Sự giáo dục phải lấy tình thương làm đầu”[45, tr. 465]. Ông chú
trọng đến việc hoàn thiện nhân cách con người. Ông cho rằng mục đích giáo dục lớn nhất
dành cho trẻ không phải chỉ là tri thức mà điều quan trọng hơn là giáo dục các em có được
đời sống tâm hồn phong phú. Chính vì quan niệm này mà Tagore rất chú trọng đến việc dạy
văn học, nghệ thuật và âm nhạc cho trẻ nhỏ. Ông nuôi dưỡng tâm hồn trẻ bằng vần điệu của
lời thơ, tiếng hát. Và thơ về trẻ em của ông bao giờ cũng là những bài học dạy làm

người.
Bốn mươi bài thơ trong Trăng non là những câu chuyện kể nhẹ nhàng về lòng can đảm, sự
chân thật, và tình yêu thương của con người và đặc biệt là tình mẫu tử thiêng liêng cao quý .
Chính ông cũng từng khẳng định giáo dục trẻ bằng tình thương mới là cách giáo dục tốt
nhất bởi v
ì chỉ những ai thật sự yêu thương thì người đó mới có quyền trừng phạt: “Khi tôi
trừng phạt nó. Thì nó lại càng trở nên một phần của bản thân tôi. Và khi tôi làm cho nó
khóc. Thì lòng tôi cũng khóc cùng với nó. Chỉ tôi mới có quyền rầy la và trừng phạt. Bởi vì
chỉ có ai thương. Thì người đó mới có quyền trừng phạt.” ( Quan toa)
Là một nhà thơ đồng thời là một nhà giáo dục, Tagore cho rằng t
rường học tốt
nhất để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ nhỏ là trường học thiên nhiên. Tư tưởng này xuất phát từ
quan điểm giáo dục truyền thống của văn hóa Ấn Độ cổ xưa: “Thời xưa , ở Ấn Độ, con
người sinh hoạt ở đâu là trường học ở đó. Trường học không phải là một học viện, cũng
không phải là chốn tu hành khổ hạnh. Nơi đó, chí
nh là để học cách nuôi dưỡng sinh vật, tự
nuôi sống mình bằng cách nhặt củi, hái rau quả… Cuộc sống đó gọi là trường đại học ( tiếng
Phạn là Chatuspathis)”. Như vậy, trong cách nhìn của người Ấn Độ, thiên nhiên không chỉ
là nơi con người quan sát, chiêm nghiệm cuộc đời mà còn là nơi họ học cách tự giúp mình
tồn tại bởi vì : “ giáo dục không phải chỉ học bài ở trong lớp học m
à còn trong cuộc sống”
[ 45, tr.465].
Trên cở sở kế thừa và tiếp nối quan điểm giáo dục truyền thống của văn hoá dân
tộc, Tagore đã mở ra một cái nhìn mới về vấn đề giáo dục trẻ thơ theo tinh thần tự do, hoà
nhập vào vũ trụ. Theo ông, thiên nhiên là bà mẹ đời thứ hai tác động rất nhiều vào trẻ nhỏ
và là trường học lí tưởng nhất để hoàn thiện nhân cách một con người. Chính nơi trường học
thiên nhiê
n này, ông đã học được rất nhiều điều quan trọng, trong đó có cả tôn giáo của
riêng ông mà ông gọi là Tôn giáo Con người: “ Trong bụng mẹ, đứa trẻ được tự do lần thứ
nhất do sự sinh trưởng của nó. Thế nhưng, sau khi lọt lòng mẹ, đứa trẻ đã bị xã hội can thiệp

vào, kéo ra khỏi cái công nuôi dưỡng của Tao hoá, của trời xanh, của ánh sáng, của không
khí mát lành. ..Nhà trường cửa đóng kín, nó sống chung qua
nh các đồ vật ngày càng nhiều.
Nó không hiểu cuộc sống đó sẽ dần dần làm cho tâm hồn tê lạnh, làm mất đi cuộc sống tự
nhiên, sinh động”[ 45, tr. 460].
Từ những quan niệm, tư tưởng về việc xây dựng một nền giáo dục mới cho Ấn
Độ, Tagore đã thể hiện sâu sắc tình yêu thương và trách nhiệm của mình đối với trẻ thơ.
Ông muốn các em phải biết yêu thương và trân trọng cuộc sống. Đó chính là lí tưởng giáo
dục cao đẹp của ông, là kinh điển của Tôn giáo C
on người mà ông muốn gởi gắm và thực
hiện nơi ngôi trường Santineketan – ngôi trường của sự bình yên.
1.2. R. Tagore – Nhà thơ của thiếu nhi
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời của tập thơ Trăng non
Nghĩ về tập thơ Trăng non, người ta thường nhớ đến những câu thơ Tagore viết
trong Những cánh chim bay lạc:
Cõi đời hôn lên hồn tôi với nỗi đau thương
Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca, tiếng hát [45, 731]

Và thật vậy, Trăng non chính là tiếng ca được cất lên từ những nỗi đau thương.
Năm 1904 Tagore mất đứa con gái thứ hai, năm 1907 đứa con trai đầu của nhà thơ
cũng từ giã cõi đời. Cùng với cái chết của người vợ (1902) và cái chết của người cha (1905),
Tagore gần như suy sụp. Thế nhưng, kì diệu thay ông vẫn làm thơ! Chính ông đã từng nói:
“Khi tình cảm tự tìm cho m
ình một hình thức để bộc lộ ra ngoài, chúng ta có thơ”. Và
Trăng non chính là thơ được cất lên từ cõi lòng Tagore nhiều đau thương mất mát. Tập thơ
ra đời năm 1909 và ban đầu có tựa đề là Sisu ( Trẻ thơ). Đến năm 1915, nó được Tagore
chuyển từ tiếng Bengali sang tiếng Anh và đổi tên là The Cressent Moon ( Trăng non) gồm
40 bài.
Trăng non là tập thơ viết về trẻ thơ , là biểu tượng cho tâm hồn bản nguyên,
thuần khiết của các em. Với Trăng

non, Tagore đã tái hiện lại một thiên đường đã mất trong
mỗi chúng ta, đó là thiên đường của tuổi ấu thơ tràn ngập tình yêu thương mẫu tử.
1.2.2. Trăng non – Những cảm nhận tinh tế về trẻ thơ
Trăng non là tập thơ thể hiện sâu sắc tình thương yêu và niềm
mong ước của
Tagore về một thế giới tươi đẹp dành riêng cho trẻ. Trong thế giới ấy, trẻ thơ thoát ra mọi ràng
buộc của cuộc sống đời thường và tự do đi về trong tưởng tượng. Trẻ thơ là hiện thân của nước,
của tinh khiết, vô vi và trong thế giới của trẻ mọi quyền uy, toan tính của con người đều trở nên
vô nghĩa. Với Tagore, trẻ thơ là điều kì diệu m
à Thượng đế đã ban tặng con người, là sợi dây
nối kết mối giao hoà vĩnh cữu của thế giới thực tại và mộng tưởng, của mặt đất và bầu trời, của
con người và thiên nhiên, của tình yêu giữa cha và mẹ… Trong vòng tay và trái tim của mọi
người, trẻ thơ là thiên thần, là niềm vui, là buổi ban sơ của một đời người… Và trong trái tim
Tagore, trẻ là tất cả những gì ngộ nghĩnh, hồn nhiên, trong trẻo. Tagore không chỉ nhìn trẻ bằng
cái nhìn trìu mến của một người ông dành cho cháu như V.Hugo trong Nghệ thuật làm ông,
không chỉ bao bọc, chở che bằng vòng tay, tình yêu của một người mẹ như Xuân Quỳnh (Ru
con), không chỉ th
ì thầm về những giấc mơ như Hoàng Trung Thông (Những cánh buồm )
…mà với Tagore, Trăng non là phép cộng của tất cả những thứ tình cao quý đó. Nếu ngày
trước V.Hugo từng ngạc nhiên khi khám phá ra vị trí của trẻ trong vũ trụ: “Bé chính là bình
minh và hồn ta là cánh đồng bát ngát/ Cánh đồng đã ướp hương những loài hoa dịu mát vào
trong hơi thở của em ( Khi em bé hiện ra) thì đến Tagore ông lại cho rằng trẻ thơ là một th
iên
thần , đến từ xứ sở thần tiên như một kẻ ăn mày để có thể đến xin cả kho báu tình thương của
mẹ. Dường như trong cách cảm nhận của Tagore, trẻ thơ có phần gần gũi, chân thật và đáng
yêu hơn cả. Được mệnh danh là V.Hugo của Ấn Độ, Tagore không chỉ xúc động nghẹn ngào
trước cô bé bán củi nghèo hèn: “ Em gái da sạm đen răng trắng/ Cánh tay bé nhỏ quắp sa
u
lưng/ Kéo lê run rẩy một bó củi/ Dịu dàng em chiếc bóng của hãi hùng” ( Em bé bán củi – V.
Huygo) mà ông còn hoá thân vào những vui buồn thơ dại để phát hiện ra ước mơ, khát vọng

của các em. Tagore còn cho rằng chỉ có nỗi buồn tủi của chúng là đáng kể nhất bởi lẽ từ khi
sinh ra trẻ đã có quyền được chơi đùa, yêu thương, được chăm sóc, nâng niu:
Nỗi buồn tủi của đám người đông đảo
Cũng k
hông sao lớn bằng
Nỗi buồn tủi của chú bé kia
Chú không có nỗi một xu
Để mua một chiếc gậy tô màu
Đôi mắt thèm thuồng của chú
Làm cho tất cả đám người kia
Thương xót
( Người làm vườn, 1914)
Là một nhà thơ luôn đấu tranh không mệt mỏi vì tự do của con người, trong Trăng
non , Tagore mong muốn mang đến cho trẻ em một thế giới tự do tuyệt đối: tự do tro
ng
tưởng tượng, tự do trong vui chơi, tự do bày tỏ tình cảm, ước vọng của mình. Giữa cuộc
sống bộn bề lo toan của người lớn, trẻ là sự hiền minh. Sự tự do của trẻ là mong muốn mãnh
liệt của người lớn khi họ vọng tưởng về thời ấu thơ. Đó là sự tự do tuyệt đối không bị những
vật chất tầm thường ràng buộc. Trong bài Bản hợp đồng cuối cùng, R. Tagore kể lại một
câu chuyện lí thú. Một chàng thanh niên làm thuê vừa đi vừa rao lớn : “ Nào, ai thuê tôi thì
đến thuê?”. Một ông vua “ ngồi trên xe đi tới và bảo: “ Ta muốn thuê ngươi bằng quyền lực
của ta”. Nhưng quyền lực của y có gì đáng kể và y lại ra đi “. Đến trưa “ dưới trời nóng
bỏng”, anh ta gặp một tay triệu phú, hắn nhắc
túi vàng lên và bảo: “ Ta thuê ngươi bằng tiền
bạc của ta”. Nhưng anh vẫn quay lưng. Khi chiều xuống, anh gặp một cô gái đẹp và hứa sẽ
thuê anh bằng một nụ cười . Nhưng “ nụ cười của cô ta đã nhạt đi và tan thành nước mắt”,
“ cô trở về trong bóng tối một mình”. Anh đã từ chối tất cả từ quyền lực, của cải và sắc đẹp.
Cho đến khi anh gặp cậu bé, mọi việc đã hoàn toàn đổi thay:
Ánh mặt trời long lanh trên cát


Và sóng vỗ rì rào
Một cậu bé chơi với dăm vỏ ốc
Cậu ngẩng lên và dường như cậu nhận ra tôi rồi nói:
Tôi thuê anh với hai bàn tay trắng
Và từ khi bản hợp đồng được kí chơi với cậu bé
Tôi đã trở thành người tự do
( Bản hợp đồng
cuối cùng)
Như vậy, sự lựa chọn cuối cùng của anh ta là tự do. Trong Trăng non, sự tự do
của trẻ thơ đồng nghĩa với một tâm hồn thuần khiết và thánh thiện. Tagore ca ngợi bản chất
này ở trẻ và cho rằng chính nó đã đem đến cho trẻ cái nhìn trong trẻo về cuộc sống và
những điều quý giá mà người lớn không thể nào có được: tự do, hạnh phúc, niềm
vui và cao
hơn cả là tình yêu trong sáng dành cho mẹ:
Trên mảnh đất của vầng trăng non bé bỏng
Bé tự do không hề ràng buộc chút nào
Nhưng không phải tự nhiên mà bé không cần đến tự do
Bé biết rằng trong góc nhỏ trái tim của mẹ
Có chứa một niềm vui vô tận vô cùng
Và được ghì được ôm trong chặt trong cánh tay thân yêu của mẹ
Còn dịu dàng hơn tất thảy tự do
( Cung cách của bé )
Khi sáng tác Trăng non, Tagore đã để tâm hồn tự lan toả thành thơ. Chính tình
yêu và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của ông đã giúp ông có đư
ợc những cảm nhận tinh tế về
trẻ nhỏ. Nhập vai vào trẻ, Tagore đã nói lên được ước mơ khát vọng của các em. Có thể nói,
trong thơ ông trẻ thơ thật sự được tự do trong thế giới mộng tưởng của chính mình, được
ban phước lành từ bàn tay tạo hoá:
Ban phước cho trái tim bé nhỏ, cho linh hồn trong trắng
Nhờ nó mà khiến trời hôn đất

Nó yêu ánh dương, nó yêu gương mặt mẹ hiền
Nó chưa biết khinh khi cát bụi và chạy theo bạc vàng
…Hãy giữ lòng tin của nó, dẫn nó đi thẳng và cầu c
húc cho nó
Có đe dọa tới đâu linh khí từ trên trời cao cũng sẽ tới
Thổi căng buồm đưa nó tới cõi bình yên
( Ban phước)
Bàn tay tạo hóa đã ban cho trẻ sự sống giữa cõi đời này nhưng tâm hồn trẻ lại lớn
lên nhờ tình yêu của mẹ. Cho nên cuộc hành trình từ thiên đường của trẻ đến trần gian cũng
chính là hành trình truy tìm Trái tim tình thương từ Mẹ.
Chính mẹ và cõi đời trần thế này
mới là thiên đường thực sự mà trẻ cần tìm đến. Tạo hoá có thể ban tặng trẻ mọi thứ từ vòng
hoa rực rỡ sắc màu đến những phúc lành tràn trề bất tận nhưng điều trẻ cần lại chính là
hương thơm tình yêu từ trái tim của Mẹ: Nếu bé muốn thì ngay bây giờ bé có thể bay lên tận
trên trời. Không phải tự nhiên mà bé không chịu rời bỏ chúng ta. Bé thích đặt đầu vào trong
lòng mẹ. Và mắt bé không chịu rời xa mẹ bao giờ….
Cái điều bé thích nhất là được học
những lời của mẹ nói ra. từ trên đôi môi của mẹ…Bé có hàng đống vàng đống ngọc. Thế
nhưng bé đã đến mặt đất này. Như một kẻ ăn xin….Để có thể đến xin cả kho báu tình
thương của mẹ.(Cung cách của bé).
Là những bài thơ ghi lại bản chất th
ánh thiện của trẻ thơ, Trăng non thể hiện sâu
sắc tấm lòng nhân đạo Tagore dành cho trẻ nhỏ. Trong cái vô cùng của vũ trụ, ông đã mang
đến cho trẻ khát vọng được hoà nhập vào mây và sóng, được gửi gắm giấc mơ của mình
trên những con thuyền giấy dưới ánh sao khuya, được thể hiện tình yêu dành cho
mẹ…Trong sắc màu hư ảo của mảnh Trăng non, trẻ là hiện thân của muôn vàn vẻ đẹp, là
buổi sớm mai của một đời người mà ai cũng một lần bước qua và không bao giờ quay trở
lại.

1.2.

3. Trăng non – Tiếng thơ kì diệu của tuổi thơ
Là một tập thơ viết cho thiếu nhi Trăng non hội đủ các yếu tố mang tính đặc
trưng của một tác phẩm văn học thiếu nhi.
Khi viết Trăng non, Tagore đã thực sự sống với đời sống của lứa tuổi thiếu nhi.
Ông cảm nhận sâu sắc, trọn vẹn những đặc trưng tâm lí của các em. Bằng tình cảm chân thật
của một người cha ông đã hồi tưởng và làm sống lại kí ức những năm tháng tuổi thơ một
cách kì diệu và trong trẻo nhất.
Đọc Trăng non, độc giả được sống trong một thế giới thần tiên và nghệ sĩ, một
thế giới pha trộn giữa hư và thực, giữa sự tưởng tượn
g và cuộc sống thực tại phong phú.
Công trình nghiên cứu của Coócnây Trucôpxki ( 1882- 1969), nhà văn, nhà nghiên cứu văn
học Liên Xô cũ cho chúng ta thấy Trăng
non thật sự là một tập thơ viết cho thiếu nhi và
viết về thiếu nhi.
Trăng non là một tập thơ giàu hình ảnh, màu sắc của hội hoạ. Nhưng những sắc
màu , hình ảnh này khác với những sắc màu, hình ảnh ngoài cuộc sống vì nó được cảm nhận
bằng trí tưởng tượng của trẻ thơ. Chỉ có các em mới nhìn thấy nơi những vật vô tri vô gi
ác
cả một thế giới sống động, diệu kì :
Tường điện bằng bạc trắng, mái điện bằng vàng ròng
Hoàng hậu sống trong cung có bảy sân chầu và đeo một hạt ngọc quý bằng
châu báu của cả bảy nước
… Cô công chúa nằm ngủ trên bờ xa tít cách bảy biển không ai vượt nổi…
… Nàng mang vòng ở cổ tay, tay đeo ngọc trai và tóc dài chấm đất
Nàng sẽ thức giấc kh
i con khẽ chạm chiếc gậy thần và mỗi khi cười môi nàng
tuôn trào châu báu…
… Nhà bác phó cạo
…Ở góc hè kia ngay chỗ chậu cây cảnh
( Xứ thần tiên)

Bằng sự tưởng tượng, trẻ đã thổi hồn cho sự vật và tạo ra trong thế giới của mình
một không gian kì diệu, không gian huyền thoại của những ước mơ. Nhận xét về vấn đề
này, trong quyển Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ, Xukhômxlinxki, nhà giáo dục Ng
a đã viết:
“ Mỗi đứa trẻ không chỉ tri giác mà còn khắc hoạ, sáng tạo và xây dựng. Sự nhìn nhận thế
giới của trẻ là một sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Hình ảnh mà trẻ tri giác đồng thời xây
dựng mang trong nó sắc thái tươi sáng của cảm xúc. Trẻ trải nghiệm một niềm vui dữ dội
khi tri giác những hình ảnh của thế giới xung quanh và bằng trí tưởng tượng bổ sung và
o
những hình ảnh ấy một điều gì đó”[ 63, tr.16]. Như vậy, trong sự phát triển thể chất và tinh
thần của trẻ, tưởng tượng là một yếu tố không thể nào vắng mặt. Bởi vì, trong cái nhìn của
trẻ, cuộc sống vốn chứa nhiều bí mật. Trẻ muốn khám phá nó qua sự tưởng tượng của mình.
Vì thế, mỗi câu hỏi của trẻ đều ngộ nghĩnh, hồn nhiên : “Em hỏi: “ Buổi tối khi trăng tròn,
treo lơ lửng giữa lùm cây, có ai ôm được nó không?”/ Thế là anh cười chế nhạo: “ Ngốc ơi,
mày là đứa bé, ngốc n
ghếch nhất trần gian/ Mặt trăng xa vời vợi/ Làm sao mà với
tới…”(Nhà thiên văn) Là “nhà lãng mạn sáng tạo” trẻ đã xây dựng nên trong thế giới của
mình một xứ xở thần tiên với “ những cánh đồng lúa chín vàng” bên bờ suối óng ánh hay
““hoa chàm vàm rụng rơi” trên lối mòn râm mát, còn những giọt sương long lanh trong ánh
bình minh là “ ngọc trai run rẩy trên đồng, ngọc trai rơi trên
nội cỏ non” và sóng biển dạt
dào là “ ngọc trai trải xoè trên bờ cát”…
Có thể nói, bằng những dòng thơ lấp lánh sắc màu cổ tích, Tagore đã tạo cho các
em một thế giới diệu kì. Trong thế giới đó các em được tự do vui chơi với sự tưởng tượng
cuả mình. Đó là thế giới của trăng non, của những giấc mơ tươi đẹp, lạ kì.
Trăng non còn là một tập thơ giàu chất trữ tình ( giàu c
hất thơ, chất nhạc). Với
đặc điểm của thể loại thơ văn xuôi ( A prose poem), một hình thức được xem là tự do, dân
chủ nhất trong thể loại trữ tình, là loại “ thơ du dương không điệu, không vần, hơi mềm và
hơi cứng, để có thể thích ứng với những chuyển động trữ tình của tâm hồn, với làn sóng

nhấp nhô của mơ mộng, với những cảm
xúc bất thường của lương tri”[ 22, tr. 578] chất thơ
trong Trăng non được “tạo nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức khơi gợi, bất ngờ, chất
triết lí thâm thuý, thơ mộng.”[27, tr.319]. Sức hấp dẫn của một bài thơ văn xuôi là ở vẻ đẹp
của tư tưởng, tình cảm, ở những rung động tinh tế của cảm xúc, những khám phá mới mẻ,
độc đáo của hình ảnh. Thơ văn xuôi giàu tí
nh nhạc, theo Xuân Diệu, đó là “cái nhạc bên
trong của câu thơ… không thể hiện ra ở vần mà lỗ tai cảm thấy ngay” [14, tr. 619]. Giả
Bình Ao, một nhà văn hiện đại của Trung Quốc đã dùng thể loại thơ văn xuôi dưới hình
thức đối thoại để viết về tình mẫu tử: “Mẹ ơi, mẹ bảo quả táo trên cây chin đỏ là nhờ có mặt
trời. Thế thì củ cải đỏ lớn lên trong l
òng đất vì sao mà nó đỏ? Mẹ ơi, mẹ bảo gà trống gáy
thì trời sáng, thế sao gà trống chết rồi mà trời vẫn sáng? Mẹ ơi, mẹ bảo con không nên hỏi
mẹ như vậy, vì làm mẹ thì không bao giờ nói sai. Vậy thì con cũng sẽ không bao giờ nói sai,
vì sau này con cũng sẽ làm mẹ”[ 64, tr. 319].
Với hình thức đối thoại của thể thơ văn xuôi ( nhưng thực chất chỉ là cuộc độc thoại
vì đối tượng trữ tình ẩn đi, chỉ còn lời nhâ
n vật trữ tình), những bài thơ trong Trăng non
vừa thơ mộng, dịu dàng vừa ngọt ngào, êm ái như lời thì thầm yêu thương của con và mẹ:

Giá như con hoá thành một đoá hoa Chămpa
Chỉ để chơi thôi
Và mọc trên một cành cây cao nọ
Và reo cười đung đưa trong gió
Thì mẹ có nhận được con không hở mẹ?
Mẹ sẽ gọi: “ Bé ơi, con đâu rồi?”
Và con sẽ cười thầm lặng im không nói
Con sẽ len lén mở cánh rình xem lúc mẹ đang làm
( Hoa Chămpa)
Cuộc đối thoại ở bài thơ trên thực ra chỉ là cuộc độc thoại của con. Đối tượng trữ

tình (mẹ) đã bị giấu đi chỉ còn lại lời của nhân vật trữ tình ( con) bộc lộ. Con đưa ra câu hỏi
giả thiết, mường tượng ra phản ứng của mẹ và bộc lộ thái độ của m
ình trước hành động ấy.
Dường như ân sau những câu hỏi của con là tiếng cười tinh nghịch, hồn nhiên. Con sẽ “ bất
thình lình thả mình rơi xuống đất. Và một lần nữa lại trở thành bé yêu của mẹ, và đòi mẹ kể
chuyện cho con. “ Này
thằng quỷ, mày ở đâu thế? “ Mẹ ơi, con chẳng nói đâu. Đấy là điều
rồi hai mẹ con ta sẽ nói với nhau”. Sự hoá thân hoá thân của con là một trò chơi nghịch
ngợm, thông qua trò chơi ấy con đã thể hiện tình thương yêu chân thành của mình dành cho
mẹ.
Không chỉ viết về thế giới trẻ thơ, thế giới tràn ngập tình yêu của mẹ và bé,
Trăng non còn là bài học giáo dục trẻ thơ tinh tế và sâu sắc. Những bài thơ trong Trăng
non không phải là những triết lí, những mệnh đề khô cứng bởi tính chất chất giáo dục của
nó. Bốn mươi bài thơ trong Trăng
non là những câu chuyện kể nhẹ nhàng về lòng can đảm,
sự chân thật, và đức hiếu thảo ở mỗi con người … Sau khi đọc tập thơ, điều đọng lại trong
tâm hồn chúng ta là hãy nâ
ng niu và chăm sóc trẻ thơ, hãy giáo dục trẻ bằng tình yêu thương
nhân hậu. Chính sức mạnh tình thương sẽ cải hoá, hoàn thiện một con người.
Trăng non chính là món quà đặc biệt Tagore dành cho trẻ nhỏ. Bằng trái tim
của một người cha, ông đã viết nên những dòng thơ yêu thương về tình mẫu tử, về ước mơ
và khát vọng trẻ thơ… Trăng non
mãi mãi là thiên đường mơ ước của mỗi chúng ta.






CHƯƠNG 2

VẺ ĐẸP TOÀN BÍCH CỦA THẾ GIỚI TÂM HỒN TRẺ THƠ
TRONG TRĂNG NON

2.1. Một thế giới thuần khiết trong thiên nhiên tươi đẹp
2.1.1. Thiên nhiên với đời sống văn học Ấn Độ
Trong đời sống văn hóa, văn học phương Đông, thiên nhiên là một tấm gương
phản chiếu tâm tư, tình cảm của con người. Nếu trong ca dao, dân ca Việt Nam, thiên nhiên
là không gian khởi đầu cho những ước thệ chung tình: cây đa, bến nước, sân đình:
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ
thì trong văn hóa N
hật, thiên nhiên lại bát ngát “ hương Thiền” và được nâng lên thành đạo
“ Thần đạo” ( Kami):
Trên cành khô
Cánh quạ đậu
Chiều thu
( Basho) [ 7, tr.174]
Dù tồn tại trong những không gian – văn hóa khác nhau nhưng cảm thức về
thiên nhiên, vũ trụ của con người phương Đông luôn có sự đồng điệu giống nhau. Người
phương Đông luôn hòa mình vào thiên nhiên, vào vũ trụ vĩnh tồn. Với họ, thiên nhiên
không c
hỉ là người bạn tri kỉ, tâm giao mà còn là duyên cớ của những xúc cảm tâm hồn. Để
nói về những cảm hứng, cảm xúc trữ tình được coi là điểm khởi đầu cho những sáng tạo thơ
văn, người Trung Quốc thường nói: “ Tức cảnh sinh tình” và trong đời sống văn hóa của họ
giữa con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau. Quan niệm Con
người vũ trụ trong

triết học cổ đại Trung Quốc: “ thiên nhâ
n hợp nhất”, “ thiên nhân tương dữ” ( trời và người
quan hệ mật thiết với nhau), “ thiên địa dữ ngã tịnh sinh, vạn vật dữ ngã vi nhất” ( trời đất

cùng sinh ra với ta, vạn vật với ta là một) đã thể hiện rõ mối quan hệ mật thiết này: Con
người là một “ tiểu vũ trụ” trong lòng “ đại vũ trụ”. Vì thế, trong thơ Đường Trung Quốc,
con người l
uôn hòa mình vào thiên nhiên và đem thiên nhiên vào trong cõi lòng mình:
Hoàng hà lạc thiên tẩu Đông Hải
Vạn lí tả nhập trung hoài gian
( Lí Bạch) [23, tr. 47]
( Sông Hoàng Hà từ trời xuống chảy ra biển Đông
Muôn dặm dồn về giữa cõi lòng)
Văn hóa phương Đông không bao giờ phủ nhận tính chất hữu linh của thiên
nhiên. Cũng như con người, thiên nhiên cũng hữu linh, hữu tình, hữu tâm:
Mùa xuân ra đi
Tiếng chim thổn thức
Mắt cá lệ đầy
( B
asho)[7, tr.178]
hay:
Thiên hạ thương tâm xứ
Lao lao tống khách đình
Xuân phong tri biệt khổ
Bất khiến liễu điều thanh
( Lí Bạch ) [23,tr. 49]
( Dưới trời nơi đau khổ
Chính ở Lao lao đình
Gió xuân xót li biệt
Chẳng khiến liễu xanh cành)
Trong quan niệm của người phương Đông, có một sự cảm thông kì lạ giữa con
người và thiên nhiên, đến nỗi khi
con người không thể nói hết tâm tình của mình thì dùng
ngôn ngữ thiên nhiên để thể hiện:

Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
( Thôi Hộ ) [23,tr. 46]
( Năm ngoái năm nay trong cánh cửa này
Mặt người và hoa đào, màu hồng ánh lẫn vào nhau
Giờ đây mặt người không biết đã đi đâu
Chỉ còn hoa đào cười với gió đông như cũ)
Như vậy, từ trong truyền thống xa xưa của văn hóa phương Đông, thiên nhiên
đã có một sứ mệnh đối với con người. Thiên nhiên không chỉ là tấm gương phản chiếu tâm
hồn con người, mà thiên nhiên còn là một sinh linh có linh hồn và một nhân vật trữ tình
trong sáng tác thi ca ( đây là điểm khác nhau giữa phương Đông và phương Tây trong quan
niệm về thiên nhiên). Đối với các thi nhân phương Đông, thiên nhiên là cội nguồn của cảm
hứng trữ tình, là “ ngôn ngữ” kì diệu nhất giúp con người bày tỏ nỗi lò
ng.
Với văn hóa, văn học Ấn Độ( từ truyền thống đến hiện đại), thiên nhiên được
miêu tả như một yếu tố có nhân tính, được tôn thờ như thần, là “ Bà mẹ thiên nhiên vĩ đại”,
là biểu tượng của sự lặng im giản đơn và lòng trong trắng. Vì thế, trong đời sống văn hoá
Ấn Độ, thiên nhiên là phương tiện qua
n trọng để biểu cảm và thể hiện tình cảm con người.

Kinh Upanishad triết luận về cuộc sống hữu hạn và mối tương quan giữa con
người với thiên nhiên như sau: “ Đời sống của loài người là một cuộc sáng tạo, là ý nguyện
vươn tới chiến thắng sức kháng cự của chất liệu chết, là ước mong khám phá ra được tất cả
những điều bí ẩn của vật chất và bắt những sức mạnh vật chất của nó phải tuân theo ý muốn
của con người, để phục vụ cho hạnh phúc của con người”[ chuyển dẫn từ 52, tr. 49]. Triết lí
này dựa trên cơ sở triết học: con người là một bản thể của vũ trụ và sự hòa đồng giữa con
người với tự nhiên sẽ đưa con người đến sự giải thoát.
Trong

thơ Ấn Độ, thiên nhiên là người bạn gắn bó khăng khít với con người, là
nhân tố giúp cho tâm hồn và tình cảm của con người luôn được trong sáng. Hòa mình vào
thiên nhiên, con người tìm thấy sự thanh thản tuyệt đối của đời sống tâm hồn. Trong bộ sử
thi Ramayana, thiên nhiên luôn được miêu tả như một nhân vật trữ tình luôn đồng cảm với
con người; giữa con người với thiên nhiên luôn có mối cảm tình sâu nặng với
nhau. Ngay từ
những ngày đầu tiên đến Chitrakuta, bắt đầu cuộc sống lưu đày mười bốn năm trời, Rama
đã cảm thấy lòng yên bình, thanh thản. Mọi u buồn, hiềm khích vì bị tước đoạt quyền uy và
địa vị đều tan biến trong lòng. Chàng nói với Sita mà như nói với chính mình: “ Gianaki ơi!
Trông thấy những ngọn núi xinh đẹp này, anh không cảm thấy là mình đã mất vương quốc,
và anh đã không quá đau xót vì phải xa cách bạn bè. Đẹp làm
sao những ngọn núi kia, nơi
quanh năm chim rừng trú ẩn! Cao biết bao những đỉnh núi như chọc thủng trời xanh”[2, tr.
214]. Với người Ấn Độ, thiên nhiên không chỉ là người bạn thân thiết mà còn là nơi trú ngụ,
chở che, trả lại cho con người bản chất chân -thiện -mĩ, giúp con người thoát khỏi mọi dục
vọng, khổ đau.
Các nhà thơ trữ tình Ấn Độ không chỉ coi thiên nhiên là duyên cớ của những xúc
cảm tâm hồn mà còn tìm thấy ở thiên nhiên những bí mật tiềm ẩn trong lòng đời sống. Lịch
sử phát triển của thơ ca Ấn Độ truyền thống từ Veda qua Bhasa, Kalidasa, Kabir… đến các
nhà thơ trữ tình lãng mạn những năm đầu thế kỉ XX ch
o thấy, cảm hứng về thiên nhiên
luôn là một dòng chảy bất tận trong tâm hồn họ. Chính điều naỳ đã góp phần làm nên bản
sắc riêng cho thơ ca Ấn:
Khi trăng chạm vào bên má/ Con mèo liếm lấy vội vàng / Tưởng chừng như giọt
sữa thơm
Khi trăng nằm trong cành lá / Con voi lộ vẻ ngỡ ngàng / Ngỡ hoa sen vàng đang
nở.
Khi trăng chiếu lên giường tình / Cô gái đưa tay nhặt lấy / Tưởng như làn áo vừa
buông.
Và trăng cứ trăng huyền ảo / Vui c

ho cả thế gian lầm.
( Nhật Chiêu dịch)[ 6, tr.132]
Bài thơ viết về trăng của thi sĩ Bhasa trên đây diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên với
một cảm xúc trữ tình tinh tế. Trăng và người như hoà quyện nhau trong luồng ánh sáng diệu
kì. Ra đời cách đây hơn 17 thế kỉ nhưng cho đến ngày nay, bài thơ vẫn còn lưu giữ một g

trị vĩnh hằng. Bên cạnh Bhasa, Satakant Mahapatra, một nhà thơ hiện đại Ấn thế kỉ XX
cũng có những dòng thơ tinh tế thể hiện sự đồng điệu giữa tâm hồn con người với cảnh sắc
thiên nhiên:
Những giờ chờ đợi chậm chạp trôi qua
Đêm tan dần
Sự im lặng do em vắng mặt
Thấm vào ánh trăng thoang thoảng hương thơm
T
ôi đo cái đau của tôi
Bằng rễ cây mục và hoa héo
Và tôi nghe trong mỗi cánh hoa hồng
Tiếng thở dài của muôn vàn vi huyết mạch…
(Khu vườn của tôi – Thái Bá Tân dịch)[9, tr. 73]
Có thể nói, tình yêu thiên nhiên, sự hòa hợp, bình đẳng giữa con người và thiên
nhiên là cái đẹp vĩ đại của văn hóa Ấn Độ . Trong vở kịch nổi tiếng Sơkuntơla của
Kalidasa, tác giả đã thể hiện rõ tư tưởng chủ đạo này qua lời cầu khẩn của một tu sĩ xin nhà
vua tha chết cho con hươu: “ Không bao giờ, ôi! Không bao giờ mũi tên được sinh ra để
xuyên thủng trái tim dịu dàng của một con hươu, cũng như lửa không phải sinh ra để đốt
cháy những cành hoa”.
Trong
văn hóa của Ấn Độ, bản thân thiên nhiên cũng có đời sống riêng của nó.
Luôn gắn bó mật thiết với con người, thiên nhiên là “bà mẹ đời thứ hai” sẵn sàng chở che và
trả lại cho con người chân bản thiện.


2.1.2. Tâm hồn trẻ thơ thánh thiện được thể hiện qua các hiện tượng thiên nhiên
Trong Trăng non, thiên nhiên là tấm gương phản chiếu tâm hồn trẻ nhỏ. Nó biểu
trưng cho những gì trong sáng, tươi đẹp và tự nhiên nhất trên cõi đời nà
y. Đọc Trăng non,
có một điều dễ nhận thấy, đó là sự phong phú, đa dạng của các hiện tượng thiên nhiên. Kết
quả khảo sát cho thấy chỉ có hai bài là không có hình ảnh thiên nhiên trên tổng số bốn mươi
bài của cả tập thơ. Phần còn lại, ba mươi tám bài (95%) đều xuất hiện hình ảnh thiên nhiên.
Đây là dấu hiệu c
ho thấy, thiên nhiên nhiên thực sự đã có một vị trí đặc biệt trong tư tưởng
– nghệ thuật của R. Tagore. Trong tiểu luận Nghệ thuật là gì?, Tagore viết: “ Có thể
phương Tây tin vào linh hồn của con người nhưng không thực sự tin rằng vũ trụ có linh hồn.
Thế nhưng nó lại là niềm tin tưởng của phương Đông và toàn bộ sự đóng góp của phương
Đông về mặt tinh thần cho nhân loại đều chứa đầy cái ý niệm này”[ 45, tr. 864]. Cũng các
h
nhìn ấy, trong thư gởi S. Moore (1/4/1914) ông khẳng định: “ Ở phương Đông chúng tôi, sự
yên tĩn trong suốt của những đêm tối, sự chói sáng của ánh mặt trời những buổi trưa đầy
nắng hoà vào làn sương mù dịu dàng trong bầu trời xanh, bản nhạc buồn của cuộc sống
được cảm nhận nổi trôi trong cõi vô cùng, dường như đang thì thầm vào tai chúng tôi
những điều bí mật lớn lao của sự tồn tại mà không một phương tiên nà
o có thể biểu đạt
được” [chuyển dẫn từ 25, tr. 134]. Qua những nhận định trên của Tagore, có thể thấy, trong
Trăng non, sự phong phú đa dạng của thiên nhiên không chỉ là sự thể hiện một tâm hồn
nhạy cảm, yêu mến cảnh vật thiên nhiên mà nó còn là những cảm xúc suy tư mang đậm
chất triết lí về vũ trụ, nhân sinh của nhà t
hơ. Nó trở thành những hình ảnh tượng trưng , ẩn
dụ giàu biểu cảm diễn đạt được mọi cung bậc của tình cảm, tư duy.
Có thể nói, từ trong truyền thống xa xưa của văn hoá Ấn, thiên nhiên đã có một
sứ mệnh đặc biệt đối với con người. Kế tục và phát triển quan niệm truyền thống, trong thơ
Tagore, thiên nhiên hiện diện như người bạn thân thiết. Thuở nhỏ, tâm hồn tuồi thơ Tagore
đã sớm nhạy cảm với vẻ đẹp thiên nhiên: “Ngay từ lúc còn bé, tôi đã rất nhạy cảm với vẻ

đẹp của thiên nhiên, rất thích gần gũi, thân mật với cây cối, với m
ây và như nhập vào trong
bản nhạc các mùa trong không khí”[45, tr.444]. Ông gọi khả năng nhận cảm được vẻ đẹp
này là tài sản lớn nhất của ông: “ Thật là một diễm phúc cho tôi là khi nào cũng ý thức được
các sự kiện của thế giới quanh mình. Rằng mây là mây, hoa là hoa, thế là đủ vì chúng trực
tiếp ngỏ lời với tôi, vì tôi không thể hờ hững với chúng”[45, tr.444].
Có rất nhiều nguyên nhân để tác tạo t
hành thứ khả năng đặc biệt ấy ở Tagore.
Trước hết, đó là ảnh hưởng sâu sắc của người cha. Từ nhỏ, Tagore đã được lớn lên trong
môi trường rộng lớn của thiên nhiên, những buổi dã ngoại, những chuyến đi dài ngày lên
đỉnh Hymalaya cùng cha đã tác động mạnh mẽ vào tâm hồn cậu bé Tagore một tình yêu
thiên nhiên sâu đậm. Sau nữa, đó chính là tình cảm tự nhiên của Tagore đối với thiên nhiên
từ thuở thơ ấu. Câu thơ đầu tiên t
rong cuộc đời thi sĩ của ông là “ Trời mưa, lá rụng”. Về
thực chất đó chỉ là những từ ngữ bình thường ghi lại một hiện tượng thiên nhiên nhưng đối
với Tagore đó là chiếc chìa khoá thần kì đưa ông vào thế giới của thơ ca. thế giới của trò
chơi vần điệu… Trong Hồi kí Đời tôi ( My life), ông viết: “ T
ôi nhớ lại thời thơ ấu, khi , sau
một quá trình gian khổ theo học những chữ cái Bengal, lần đầu tiên tôi ghép những chữ
thành những từ trời mưa, lá rụng. Tôi sung sướng đến run lên vì những hình ảnh mà các từ
đó gợi lên cho tôi. Những mảnh riêng lẻ vô nghĩa không còn cô độc, lẻ loi nữa và trí óc tôi
sung sướng trong cái nhìn thống nhất đó. Cũng như thế, trong buổi sáng đó ở trong làng,
những sự kiện trong đời sống bỗng hiện ra t
rước mắt tôi trong một khối chân lí sáng ngời.
Tất cả những vật tưởng như những ngọn sóng lang thang đã hiện ra trong trí tôi gắn liền với
biển rộng mênh mông, không biên giới. Từ thời đó, tôi có thể giữ vững lòng tin biết rằng,
trong tất cả những kinh nghiệm của tôi về thiên nhiên và con người , có cái chân lí cơ bản
cuả một hiện thực tinh thần”[ 45, tr. 448].
Tagore yêu thiên nhiên như một n
gười tình, ông chủ trương con người cần hoà

nhập với thiên nhiên, cần xem thiên nhiên là đối tương để gần gũi và bày tỏ. Ông từng
khẳng định: “ Nhà nghệ sĩ là người tình của thiên nhiên” ( Bài 76 – Những cánh chim bay
lạc). Hầu hết các tác phẩm của Tagore đều có tiêu đề lấy từ hình ảnh thiên nhiên : Vượt
biển, Cánh thiên nga, Hái quả, Trăng non, Những cánh chim bay lạc… Đó là những hình
ảnh thiên nhiên tương trưng mang nhiều tầng ý nghĩa, chứa đựng những tình cảm, những tư
tưởng triết lí sâu xa.
Trong thơ, Tagore lí giải phạm trù cá nhân – vũ trụ ( Atman – Brahman) ; con
người – thiên nhiên trên bình diện triết học. Theo ông, giữa con người và thiên nhiên phải
có sự thống nhất hoà đồng với nhau và khi đạt đến sự thống nhất hoà đồng đó con người
sẽ thoát ra được mọi ràng buộc, đau khổ và đạt đến chân lí tuyệt đối: “ Đối với chúng tôi,
điều cần thiết là ta phải hoà đồng với thiên nhiên ấy, con người sở dĩ tư duy được là vì tư
tưởng của m
ình phù hợp với các sự vật. Con người sở dĩ sử dụng được các hiện tương thiên
nhiên theo ý mình, chính chỉ vì sức mạnh của mình phù hợp với sức mạnh vũ trụ”[ chuyễn
dẫn từ 52, tr. 54].
Là người đã khám phá ra sự bí ẩn của mối tương quan giữa con người v
à thiên
nhiên, Tagore cho rằng hoà hợp vào thiên nhiên con người sẽ ý thức sâu sắc hơn niềm vui,
nỗi đau khổ của chính mình. Với ông, Thiên nhiên không chỉ là nơi con người tìm đến để
giải thoát cuộc đời mà còn là nơi con người tìm đến với cuộc đời. Ông viết: “ Sách có ghi:
lúc nào đến tuổi 50 nên từ giã xã hội ồn ào lên rừng ở ẩn, thế nhưng thi nhân lại bảo, cuộc
sống ẩn dật trong rừng chỉ nên dành cho những m
ái đầu xanh. Vì rừng xanh là quê hương
của loài ong, vì rừng xanh là đất nước loài hoa, vì rừng xanh là tổ ấm loài chim. Ở đó, nơi
khuất kín đang chờ đợi tiếng thì thầm rạo rực của các cặp tình nhân, ở đó kết lại thành nụ
hôn dành riêng cho hoa malati, ánh trăng thao thức nỗi niềm, song những người thấu hiểu
niềm riêng ấy đều dưới rất nhiều tuổi 50”[ 45, tr.674].
Trong tất cả các sáng tác của Tagore đặc biệt là Trăng
non, hình ảnh thiên nhiên
luôn tràn ngập. Ngay cả tựa đề tập thơ cũng gợi lên trong lòng người đọc một cảm giác

thanh bình, êm ả. Tagore quan niệm: thiên nhiên là nơi con người tìm đến với cuộc đời vì
thế thiên nhiên là nơi trẻ thơ tìm thấy được niềm vui, sự ngạc nhiên thích thú, nơi chứa đựng
những ước mơ, những khát vọng hồn nhiên. Với tư cách là những biểu tượng, thiên nhiên

trong Trăng non đa dạng, huyền ảo, và chứa đựng nhiều tầng ngữ nghĩa. Khảo sát tập thơ,
chúng tôi nhận thấy hình ảnh thiên nhiên xuất hiện gần 300 lần trong cả tập thơ, chia làm 77
loại hình ảnh khác nhau và vô cùng đa dạng, phong phú. Thế giới thiên nhiên vừa có những
hình ảnh kì vĩ như: bầu trời, biển xanh, mặt trăng, mặt trời, vì sao, sa mạc… lại vừa có cả
những sinh linh bé bỏng như: đom đóm
, hoa, lá, chim chóc… Với ông, trong thế giới bao la
này, tất cả mọi sự vật dù là vĩ đại hay bình thường, bé nhỏ đều có chỗ đứng của mình trong
vũ trụ với một tinh thần hoà hợp, bình đẳng. Bới lẽ: “Trong thính đường vũ trụ bao la, lá cỏ

×