Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cá lóc trong vèo ao và ao đất ở tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.07 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN PHẠM THANH QUYÊN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI
CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC
TRONG VÈO AO VÀ AO ĐẤT
Ở TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN PHẠM THANH QUYÊN

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI
CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC
TRONG VÈO AO VÀ AO ĐẤT
Ở TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. TRƯƠNG HOÀNG MINH



2014


HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ
LÓC TRONG VÈO AO VÀ AO ĐẤT Ở TỈNH VĨNH LONG
Nguyễn Phạm Thanh Quyên và Trương Hoàng Minh
Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ
Email:

TÓM TẮT
Nghiên cứu này đã được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12/2014, thông qua việc phỏng
vấn trực tiếp 60 hộ nuôi cá lóc thương phẩm ở hai mô hình vèo ao và ao đất (30 hộ/mô hình),
tỉnh Vĩnh Long. Việc thu thập thông tin nhằm phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính, cũng như
xác định những thuận lợi và khó khăn của 2 mô hình nuôi này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô
hình vèo ao có quy mô nuôi nhỏ hơn so với ao đất lần lượt là 62,73 và 205,83 m2/hộ, nhưng có
mật độ thả nuôi cao hơn tương ứng là 160,66 và 96,68 con/m2. Thời gian nuôi (từ 5 – 6 tháng),
tỷ lệ sống (từ 71,55-72,83%), kích cỡ cá thu hoạch (từ 558,62 – 536,77 g/con) của 2 mô hình
không có sự khác biệt đáng kể, nhưng năng suất của mô hình vèo ao cao hơn mô hình ao đất lần
lượt là 25,78 và 50,06 kg/m2/vụ. Tổng chi phí của mô hình ao đất cao hơn so với vèo ao là
932,84 và 1597,68 nghìn đồng/m2/vụ, tương ứng giá thành sản xuất là 38,46 và 34,01 nghìn
đồng/kg. Thu nhập từ mô hình vèo ao (858,16 nghìn đồng/m2/vụ) cao hơn mô hình ao đất
(1606,19 nghìn đồng/m2/vụ) nhưng lợi nhuận cao hơn tương ứng là 8,25 và (âm) -69,57 nghìn
đồng/m2/vụ, tỷ suất lợi nhuận lần lượt (-0,01 và -0,09). Tỷ lệ hộ có lời của mô hình ao đất thấp
hơn so với vèo ao lần lượt là 40 và 56,7%. Ngoài ra một số giải pháp để phát triển mô hình
trong thời gian tới cũng được đề cập trong nghiên cứu này.
Từ khóa: ao đất, Channa sp, cá lóc, hiệu quả tài chính, khía cạnh kỹ thuật, vèo ao.

ASBTRACT
This study was conducted from August to December 12/2014, by investigating 60

farmers of commercial snakehead fish in two models: hapa ponds and farming ponds (30
households/model) in Vinh Long province. The collection of information in order to analyze the
effectiveness of technical and financial, as well as identifying the advantages and disadvantages
of these two models. The results showed that the model hapa ponds scale farming ponds smaller
than, 62,73 and 205,83 m2/household respectively, but have higher stocking densities, 160.66
and 96.6 head/m2 respectively. Culture period (from 5-6 months), survival rate (from 71,55 to
72,83%), harvest size (from 558,62 to 536,77 g/head) were not significantly different between
the two models, but theyields of the model hapa ponds higher than farming ponds, 25,78 and
50,06 kg/m2/crop respectively. The total cost of the model farming ponds is higher than hapa
ponds is 405,16 and 221,82 thousand dong/m2/crop, corresponding the productioncost per of
model farming ponds higher than model hapa ponds was 38,46 and 34,01 thousand VND/kg.
Income of model hapa ponds (858,16 thousand VND/m2/crop) higher than farming ponds
(1606,19 thousand VND/m2/crop) but higher profits, 8,25 and (negative) -69,57 thousand
VND/m2/crop respectively, margins (-0,01 and -0,09) respectively. Percentage of households
with the words of the model is farming ponds lower than hapa ponds, 40 and 56,7% respectively.

1


In addition, a number of measures to develop the model in the future are also included in this
study.

Key words: farming ponds, Channa sp, snakehead fish, economic, technical, hapa
ponds.
Title: Technical and financial efficiency of Channa sp in farming ponds and hapa ponds
in Vinh Long province.
1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả
nước, chiếm bình quân 70% diện tích và 73% sản lượng nuôi trồng thủy sản. Theo thống

kê hiện nay của VASEP (2014), tính đến 7 tháng đầu năm 2014, sản lượng nuôi trồng
thuỷ sản đạt 1.819 nghìn tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu
thuỷ sản 6 tháng đầu năm đạt 3,45 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Một trong những đối tượng nuôi nước ngọt mang lại hiệu quả kinh tế thì cá lóc
góp phần đáng kể, do là đối tượng tương đối dễ nuôi, được nuôi với nhiều mô hình khác
nhau (như nuôi trong ao đất, mùng vèo và lồng bè) và có thể nuôi qui mô nhỏ để xóa đói
giảm nghèo hoặc nuôi thâm canh với mật độ cao (Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung,
2009). Tổng hợp của các tỉnh thuộc ĐBSCL năm 2009 cho thấy nghề nuôi cá lóc có tốc
độ phát triển nhanh sản lượng cá lóc nuôi cho toàn vùng đạt hơn 40.000 tấn, tăng hơn
1000 tấn so với năm 2008. Các mô hình nuôi cá lóc hiện nay chủ yếu là tự phát và sử dụng
thức ăn tươi sống như cá tạp nước ngọt, cá biển, ốc bươu vàng, cua đồng làm ảnh hưởng
đến môi trường và nguồn lợi thủy sản tự nhiên, chủ yếu là cá nước ngọt.
Vẫn còn một số bất cập trong các mô hình nuôi cá lóc cần được giải quyết, cơ
bản là việc nuôi tự phát, không có quy hoạch, thiếu định hướng, kỹ thuật nuôi hạn chế,
môi trường nuôi ngày càng giảm chất lượng, thị trường bấp bênh,… đã làm cho các hộ
nuôi gặp nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như kinh tế gia đình. Và 2 mô hình ao đất
và vèo ao cũng gặp phải những khó khăn tương tự. Nuôi vèo sẽ giúp người nuôi dễ quản
lí, quan sát cá, giảm chi phí đầu tư ban đầu và thu hoạch, ít phụ thuộc vào mực nước lũ,
tăng thu nhập cho người dân nghèo, ít đất canh tác nhưng khó khăn trong việc quản lý
chất lượng nguồn nước, khả năng nhiễm bệnh, nguồn thức ăn và ô nhiễm môi trường.
Phương pháp nuôi cá lóc trong ao đất thì cá chậm lớn, chi phí đầu tư cao, kích cỡ cá lúc
thu hoạch không đồng đều, tốn nhiều chi phí thức ăn, khâu thu hoạch tỷ lệ hao hụt khá
cao do cá bị ngạt sình, nguy cơ thua lỗ cao.
Từ thực tế trên nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính mô hình
nuôi các lóc trong vèo ao và ao đất ở tỉnh Vĩnh Long” đã được thực hiện nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nuôi trong thời gian tới.
2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích hiệu quả kỹ thuật - tài chính của mô
hình nuôi cá lóc trong vèo ao và ao đất ở tỉnh Vĩnh Long, để biết được hiệu quả của mô
hình và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tài chính, ổn định kinh tế
nông hộ nuôi cá lóc trong thời gian tới.
1.3. Nội dung nghiên cứu
i. Phân tích các khía cạnh kỹ thuật nuôi cá lóc của hai mô hình vèo ao và ao đất ở
tỉnh Vĩnh Long;
ii. Phân tích và so sánh hiệu quả tài chính của hai mô hình nuôi cá lóc trong vèo ao
và ao đất ở tỉnh Vĩnh Long;
iii. Phân tích những thuân lợi, khó khăn của hai mô hình nuôi cá lóc ở tỉnh Vĩnh
Long.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này đã được thực hiện từ tháng 8 - 12/2014 trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long, thông qua việc thu thập thông tin từ:
(1) Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nghiên cứu đã được xuất bản trên
tạp chí khoa học chuyên ngành, sách, báo, luận văn Cao học,…
(2) Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi (30
hộ/mô hình) cá lóc trong vèo ao và ao đất ở tỉnh Vĩnh Long. Các thông tin được thu thập
là (1) khía cạnh kỹ thuật (diện tích nuôi, mật độ thả nuôi, thời gian nuôi, kích cỡ thu hoạt,
năng suất,…); (2) hiệu quả tài chính (chi phí, thu nhập, lợi nhuận,…) và (3) những thuận
lợi và khó khăn bằng bảng câu hỏi đã được soạn sẵn.
Số liệu sau khi thu thập được nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm Excel
và SPSS với các phương pháp:
Phương pháp thống kê mô tả (tần suất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn) để mô tả
các thông tin kỹ thuật và tài chính trong mô hình.
Phương pháp kiểm định thống kê (T-test) để so sánh sự khác biệt giữa các chỉ
tiêu kỹ thuật và tài chính ở 2 địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp hồi qui đơn biến để phân tích các yếu tố độc lập ảnh hưởng đến
năng suất của 2 mô hình.
Một số công thức tính hiệu quả tài chính được sử dụng như sau:

Tổng chi phí = Tổng chí phí cố định + Tổng chí phí biến đổi
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận = Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí

3


3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thông tin chung các hộ nuôi cá lóc
Cá lóc là đối tượng dễ nuôi và có mô hình nuôi đơn giản nên được nhiều hộ gia
đình chọn nuôi ở nhiều độ tuổi khác nhau, dao động từ 18 đến 65 tuổi và trung bình là
45 tuổi ở cả 2 mô hình nghiên cứu. Đa dạng về độ tuổi nhưng kinh nghiệm nuôi của các
hộ trung bình là 5 năm, không có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 mô hình (biến động từ 1
đến 10 năm).
Số thành viên trong gia đình khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa mô
hình ao đất và vèo ao, nhưng số người tham gia nuôi cá lóc thì không có sự khác biệt
đáng kể, chỉ từ 1 – 2 người. Do quy mô nuôi cá lóc chủ yếu là tự phát và nhỏ lẻ nên đa
số các hộ nuôi đều sử dụng lao động gia đình với số lượng ít, chủ yếu là sử dụng lao
động nhàn rỗi. Công việc nuôi cá phần lớn do nam giới đảm nhận (chiếm 93,33%), nữ
giới chỉ làm nội trợ hoặc buôn bán để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Bảng 1: Tuổi, kinh nghiệm và trình độ học vấn của hộ nuôi
Diễn giải
Độ tuổi (năm)
Kinh nghiệm (năm)
Số người trong gia đình (người)
Số người tham gia nuôi cá lóc (người)
Trình độ học vấn (%)
- Mù chữ
- Cấp 1
- Cấp 2

- Cấp 3
Nguồn thông tin kỹ thuật (%)
- Kinh nghiệm
- Nông dân khác
- Tập huấn, sách báo, tạp chí…

Ao đất (n=30)

Vèo ao (n=30)

45,63 ± 9,91
4,1 ± 2,73
3,87 ± 1,3
1,33 ± 0,48

45,17 ± 10,27
5,01 ± 2,65
4,6 ± 1,27
1,2 ± 0,41

16,67
43,33
26,67
13,33

16,67
50
16,67
16,67


36,67
56,67
6,67

40
46,67
13,33

Ở cả 2 mô hình nghiên cứu, các hộ nuôi cá lóc có trình độ học vấn không cao,
trình độ cấp1 chiếm chủ yếu (từ 40 – 50%), trình độ cấp 3 chỉ chiếm từ 13 -16% (không
có hộ nào có trình độ trên cấp 3). Có trình độ học vấn thấp sẽ hạn chế việc tiếp nhận các
nguồn thông tin kỹ thuật liên quan đến nuôi thủy sản, các hộ nuôi cá lóc chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm bản thân từ 36,67 – 40% và học hỏi từ những người nuôi trước (từ
46,67 – 56,67%) là chủ yếu, rất ít hộ được tập huấn kỹ thuật từ các cán bộ kỹ thuật trong
ngành. Do đó, kỹ thuật nuôi củanông hộ nuôi đều tương tự nhau trên cùng mô hình khảo
sát.
4


3.2. Các khía cạnh kỹ thuật trong nuôi cá lóc
3.2.1. Thiết kế khu vực nuôi
Ao đất có diện tích bình quân thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Huỳnh Văn
Hiền và ctv., (2012) là 1.246 m2/ao và nghiên cứu ở An Giang và Trà Vinh của Trần
Hoàng Tuân và ctv., (2014) là từ 906 đến 1.000 m2/ao. Vèo ao có diện tích trung bình là
62,73 m2/vèo, thể tích trung bình tương đương là 153,13 m3/vèo cao hơn nghiên cứu của
Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009) là 126 m3/vèo nhưng thấp hơn khảo sát của Đỗ
Minh Chung và Lê Xuân Sinh (2010) là 180,2 m3 /vèo. Với diện tích 62,73 m2/vèo, vèo
ao có diện tích thấp hơn so với khảo sát trước đây của La Hiền Khanh (2011) là 76,7
m2/vèo trên cùng địa bàn khảo sát.
Bảng 2: Thiết kế khu vực nuôi

Diễn giải
Diện tích bình quân (m2/ao/vèo)
Độ sâu (m)
Số ao/vèo (cái/hộ)
Tỷ lệ ao/vèo (%)
- 1
- 2
- ≥3

Ao đất (n=30)
205,83 ± 185,31
1,94 ± 0,78
1,41 ± 0,91

Vèo ao (n=30)
62,73 ± 86,82
2,15 ± 0,73
2,13 ± 1,94

73,33
16,67
10

53,33
23,33
23,33

Số lượng 1 ao/vèo của các hộ chiếm tỷ lệ cao, từ 53,33% đối với vèo ao và
73,33% số hộ đối với ao đất, cao hơn nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung
(2009) lần lượt là 43,5 - 66,7% số hộ. Do ao đất cần diện tích nuôi lớn nên số lượng ao

nuôi không nhiều, hộ nuôi nhiều nhất là 3 ao. Vèo ao có thể đặt nhiều trong một ao nên
số lượng vèo nhiều nhất trên địa bàn khảo sát là 10 vèo/hộ, chiếm phần lớn vẫn là 1
vèo/hộ (53,33%). Tuy nhiên, đa phần các hộ nuôi có ít đất canh tác, nghề chính là trồng
trọt hoặc buôn bán, nuôi cá lóc chỉ là nghề phụ tăng thêm thu nhập nên không được
người dân nuôi với quy mô và số lượng lớn.
3.2.2. Con giống
Nguồn giống thả nuôi trong 2 mô hình chủ yếu từ ngoài tỉnh chủ yếu từ tỉnh Đồng
Tháp (51,67%), An Giang (27,05), Hậu Giang (18,33%), do rất ít cơ sở sản xuất giống
trong tỉnh. Cá lóc đầu nhím (86,4%) và đầu vuông (13,6%) là 2 đối tượng được nuôi chủ
yếu ở cả 2 mô hình. Cá lóc đầu nhím được nuôi nhiều hơn là do nhu cầu thị trường và
giá cao hơn cá lóc đầu vuông, có hình dạng giống cá lóc đồng nên thường có giá bán cao
hơn từ 3 - 5 ngàn đồng/kg, và dễ được người tiêu dùng chấp nhận (Lê Xuân Sinh và Đỗ
Minh Chung, 2009).
Do vèo ao có độ sâu mực nước cao, không gian sống của cá rộng hơn ao đất
đồng thời quan điểm của người nuôi thả ở mật độ cao để bù vào tỷ lệ hao hụt do chúng
5


ăn nhau và cá dễ nhiễm bệnh ở giai đoạn còn nhỏ. Mô hình ao đất trong nghiên cứu này
có mật độ thả giống cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Trần Hoàng Tuân và ctv.,
(2014) ở An Giang là 72,7 con/m2, tuy nhiên tương ứng với nghiên cứu của Huỳnh Văn
Hiền và ctv., (2012) ở An Giang và Đồng Tháp là 95,4 con/m2. Còn mật độ thả giống
của vèo ao là 160,66 con/m2 (tương đương 77,73 con/m3) thấp hơn nghiên cứu của Lê
Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009) là 109 con/m3. Cỡ giống thả của hai mô hình ở
kích cỡ từ 1,4 - 1,45 g/con.
Bảng 3: Thông tin về con giống
Diễn giải
Nguồn giống (%)
- Trong tỉnh
- Ngoài tỉnh

Cỡ giống thả (g/con)
Mật độ thả giống (con/m2)
Số vụ nuôi trong năm (%)
- 1 vụ
- 2 vụ

Ao đất (n=30)

Vèo ao (n=30)

13,33
86,67
1,40 ± 0,67
96,68 ± 131,47

3,33
96,67
1,45 ± 1,26
160,66 ± 171,46

6,67
93,33

13,33
86,67

Do vị trí địa lí thuận lợi, nguồn nước dồi dào, con giống được cung cấp quanh
năm và là loài sinh trưởng nhanh nên 90% hộ được khảo sát nuôi 2 vụ/năm, chỉ 10% số
hộ nuôi 1 vụ/năm và nuôi vào mùa nước lũ (tháng 7 đến tháng 10 AL) là để tận dụng
nguồn thức ăn cá tạp nước ngọt tự khai thác được để tiết kiệm chi phí nuôi cá lóc.

3.2.3. Thức ăn
Mô hình nuôi vèo có tỷ lệ sử dụng cá tạp nước ngọt cao hơn nhiều so với thức ăn
công nghiệp chiếm 80% số hộ. Trong đó 63,33% hộ chỉ sử dụng cá tạp nước ngọt trong
quá trình nuôi và 16,67% số hộ sử dụng cá tạp nước ngọt cho ăn bổ sung giai đoạn cá
dưới 2 tháng tuổi với lượng sử dụng trung bình là 3,29 tấn/vụ (156,77 kg/m2/vụ) tương
đương với kết quả của La Hiền Khanh (2011) là 3,2 tấn/vụ nhưng thấp với nghiên cứu
của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009) là 5,1 tấn/vụ. Cá tạp là loại thức ăn dễ
kiếm, người dân mua lại từ những người kéo lưới gần nhà, giá lại rẻ, đặc biệt là vào mùa
nước lũ, các hộ nuôi sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí thức ăn.
Phần lớn hộ nuôi trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp trong quá trình nuôi
chiếm 70% thấp hơn nghiên cứu của Trần Hoàng Tuân và ctv.,(2014) là khoảng 99%. Cá
tạp nước ngọt chiếm 58,62% trong mô hình ao đất, lượng thức ăn bình quân là 1,81
tấn/vụ (tương đương 24,89 kg/m2/vụ) thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Lê Xuân
Sinh và Đỗ Minh Chung (2009) là 21,3 tấn/vụ do có 30% số hộ sử dụng cá tạp nước
ngọt cho ăn bổ sung giai đoạn cá dưới 2 tháng tuổi và 26,67% số hộ cho ăn hoàn toàn
bằng cá tạp nước ngọt, cá lóc được nuôi quanh năm nên lượng khai thác cá tạp không đủ

6


dẫn đến thiếu hụt nguồn thức ăn và thức ăn công nghiệp giúp cá tăng trưởng đều cũng
như hạn chế rủi ro về bệnh.
Bảng 4: Lượng thức ăn và cho ăn
Diễn giải
Tổng lượng thức ăn (kg/m2/vụ)
- Cá tạp nước ngọt
- Thức ăn công nghiệp
Cơ cấu thức ăn (%)
- Cá tạp nước ngọt
- Cá tạp + thức ăn công nghiệp

- Thức ăn công nghiệp
FCR* (lần)

Ao đất (n=30)

Vèo ao (n=30)

24,89 ± 45,41a
32,08 ± 51,09a

156,77 ± 218,87b
23,97 ± 44,23a

26,67
30
40
1,62 ± 0,33a

63,33
16,67
16,67
1,53 ± 0,24a

Ghi chú: Các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái (a, b) khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P<0,05);*Được quy đổi từ thức ăn viên vềthức ăn là cá tạp,với tỷ lệ quy ước theo
nghiên cứu của Lê Xuân Sinh (2010) là 4,1 kg cá tạp =1,3 kg thức ăn viên, FCR được quy đổi
theo thức ăn công nghiệp.

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) giữa hai mô hình không có sự khác biệt đáng
kể (từ 1,53 đến 1,62), cao hơn nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền và ctv., (2012) từ 1,2

đến 1,4; và Trần Hoàng Tuân và ctv., (2014) từ 1,32 đến 1,33.
3.2.4. Dịch bệnh
Một số bệnh xuất hiện phổ biến hiện nay trên cá nuôi là xuất huyết, trắng mình và
ghẻ, trong đó bệnh xuất huyết chiếm tỷ lệ cao nhất ở 2 mô hình (Hình 1), kết quả này
phù hợp với nghiên cứu trên cùng địa bàn của La Hiền Khanh (2011). Hầu hết các hộ
nuôi hiện nay không biết rõ chính xác nguyên nhân cá mắc bệnh. Tương ứng với biện
pháp trị bệnh trong nghiên cứu này là người mang cá bệnh đến các điểm bán thuốc để
người bán thuốc đưa thuốc về chữa bệnh cho cá và hiệu quả mang lại là không cao.

Hình 1: Tỷ lệ nhiễm bệnh trong mô hình nuôi cá lóc
Theo kết quả khảo sát của Phạm Minh Đức và ctv., (2012) nguyên nhân bệnh
trên cá lóc là do ký sinh trùng, vi nấm và vi khuẩn gây ra và vẫn chưa tìm được cách
7


phòng trị hiệu quả nên các hộ nuôi thường tốn chi phi cao để chi trả cho thuốc và hóa
chất trong phòng trị bệnh làm giảm lợi nhuận và hao hụt cao trong quá trình nuôi.
3.2.5. Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
Sau thời gian nuôi từ 5,85 - 6,1 tháng/vụ (P>0,05) thì cá nuôi có tỷ lệ sống từ
71,55 - 72,83% (P>0,05). Kết quả tỷ lệ sống của nghiên cứu cao hơn so với nghiên cứu
của La Hiền Khanh (2011) trên cùng địa bàn khảo sát là 62,73%, nhưng thấp hơn nghiên
cứu của Đoàn Hồng Vân (2012) trong mô hình vèo ao ở Đồng Tháp là 79,9% và thấp
hơn nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền và ctv., (2012) ở An Giang và Đồng Tháp là từ
74,8 - 75,6% đối với ao đất. Kích cỡ thu hoạch không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 mô
hình từ 536 – 558 g/con, kết quả này tương ứng với nghiên cứu của Trần Hoàng Tuân và
ctv., (2014) là từ 525 – 602 g/con, nhưng nhỏ hơn nhiều so với nghiên cứu của Đỗ Minh
Chung và Lê Xuân Sinh (2010) từ 705,2 – 715 g/con.
Bảng 5: Thu hoạch và phân phối cá lóc sau khi thu hoạch
Diễn giải
Thời gian nuôi (tháng/vụ)

Kích cỡ thu hoạch (g/con)
Tỷ lệ sống (%)
Năng suất (kg/m2/vụ)
Thương lái thu mua (%)
- Trong tỉnh
- Ngoài tỉnh

Ao đất (n=30)
6,1 ± 0,81a
558,62 ± 189,96a
71,55 ± 20,57a
25,78 ± 35,41a

Vèo ao (n=30)
5,85 ± 0,81a
536,77 ± 233,89a
72,83 ± 18,26a
50,06 ± 51,51b

82,76
17,24

80
20

Ghi chú: Các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái (a, b) khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P<0,05)

Cá nuôi trong ao đất có năng suất 25,78 kg/m2/vụ thấp hơn có ý nghĩa thống kê
so với vèo ao là 50,06 kg/m2/vụ (P<0,05). Sự khác biệt về năng suất là do mật độ thả

nuôi của vèo ao cao hơn và dễ kiểm soát hơn so với ao đất. Năng suất cá nuôi trong ao
đất thấp hơn nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền và ctv., (2012) là từ 34,8 – 43 kg/m2/vụ,
tuy nhiên năng suất mô hình vèo ao cao hơn kết quả nghiên cứu của La Hiền Khanh
(2011) là 42 kg/m2/vụ. Cá lóc sau khi thu hoạch chủ yếu được thương lái địa phương
đến thu mua (chiếm khoảng 80 - 82%) để chuyển đến TPHCM, một số tỉnh lân cận và
Campuchia, chỉ từ 17 - 20% thương lái ở các tỉnh là Đồng Tháp, Trà Vinh và Cần Thơ
đến thu mua.
Đối với mô hình ao đất Hình 2(a), khi mật độ thả giống càng cao thì năng suất
càng cao. Khi tăng mật độ thả 1 con/m2, năng suất sẽ tăng lên 0,195 kg/m2/vụ. Theo biểu
đồ, đa số mật độ thả giống tập trung chủ yếu từ 27 -74 con/m2 với mức năng suất từ 10 –
29 kg/m2/vụ.

8


(a)

(b)

Hình 2: Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất (với (a): ao đất; (b): vèo ao)
Kết quả của mô hình vèo ao Hình 2(b), nhìn chung tương đồng với mô hình ao
đất, mật độ thả nuôi cao thì năng suất càng cao. Khi tăng mật độ thả 1 con/m2, năng suất
sẽ tăng lên 0,285 kg/m2/vụ. Mật độ tập trung từ 12 – 175 con/m2 với năng suất từ 4 – 93
kg/m2/vụ.
3.3. Hiệu quả tài chính trong nuôi cá lóc
3.3.1. Chi phí trong nuôi cá lóc
Tổng chi phí trong hai mô hình nuôi có sự khác biệt đáng kể (P<0,05). Chi phí
biến đổi chiếm bình quân 99,2% trong tổng chi phí, trong đó chi phí thức ăn chiếm phần
lớn trong cơ cấu chi phí biến đổi (89%) và nằm trong khoảng nghiên cứu của Trần
Hoàng Tuân và ctv., (2014) từ 87,7 – 89,6% và nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền và ctv.,

(2012) là 87,7%.
(Đvt: 1.000đ/m2/vụ)

Bảng 6: Chi phí nuôi cá lóc
Diễn giải

Ao đất (n=30)
13,83 ± 18,71a
9,45 ± 15,19b
3,56 ± 6,96a
918,97 ± 302,17b
5,04 ± 4,23b
36,211 ± 44,28a
832,55 ± 744,06b
42,25 ± 47,36a
932,84 ± 104,16b

Chi phí cố định:
- Chi phí khấu hao đất
- Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị
Chi phí biến đổi:
- Chi phí cải tạo
- Chi phí con giống
- Chi phí thức ăn
- Chi phí thuốc, hóa chất
Tổng chi phí

Vèo ao (n=30)
21,86 ± 20,40b
17,66 ± 14,71a

7,86 ± 16,45a
1575,82 ± 288,34a
2,69 ± 3,02a
54,42 ± 52,96a
1421,87 ± 361,8a
92,43 ± 156,97a
1597,68 ± 144,59a

Ghi chú: Các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái (a, b) khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P<0,05)

Chi phí biến đổi ở mô hình vèo ao cao hơn có ý nghĩa thống kê so với mô hình ao
đất (P<0,05) là do mật độ thả dày, tỷ lệ mắc bệnh trong vèo cao hơn nên chi phí thuốc
9


và hóa chất được sử dụng cao trong mô hình vèo ao (92,43 nghìn đồng/m2/vụ) cao hơn
so với mô hình ao đất (42,25 nghìn đồng/m2/vụ). Tuy ao đất sử dụng chủ yếu là thức ăn
viên công nghiệp (giá bình quân 19,2 nghìn đồng/kg), cao hơn rất nhiều so với giá thức
ăn cá tạp nước ngọt mà vèo ao sử dụng từ 5 – 7 nghìn đồng/kg nhưng so với thức ăn
công nghiệp dạng nổi thì tỷ lệ hao hụt của thức ăn cá tạp sẽ cao hơn nhiều, cá được cho
ăn nhiều nhưng không hiệu quả nên chi phí thức ăn sử dụng cho vèo ao cao hơn. Các hộ
nuôi chủ yếu thay nước theo thủy triều nên tiết kiệm được phần lớn chi phí nguyên nhiên
liệu trong việc cấp thoát nước trong quá trình nuôi.
3.3.2. Hiệu quả chi phí trong nuôi cá lóc
Thu nhập trong hoạt động nuôi cá lóc của 2 mô hình có sự khác biệt lớn (biến
động từ 858,16 đến 1606,19 nghìn đồng/m2/vụ) (P>0,05), và cao hơn nghiên cứu ở An
Giang và Đồng Tháp từ 450 – 550 nghìn đồng/m2 /vụ (Trần Hoàng Tuân và ctv., 2014).
Chi phí đầu tư cao hơn mô hình vèo ao, đặc biệt là chi phí thức ăn nên ao đất có giá
thành sản xuất là 38,46 nghìn đồng/kg cao hơn so với vèo ao là 34,01 nghìn đồng/kg

(P<0,05). Giá thành cả hai mô hình nuôi hiện nay cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu
trước của La Hiền Khanh (2011) là 29 nghìn đồng/kg nghiên cứu của Đỗ Minh Chung
(2010) là 28,8 nghìn đồng/kg là do chi phí đầu vào hiện nay gia tăng đáng kể (đặc biệt là
chi phí thức ăn).
Bảng 7: Hiệu quả chi phí trong nuôi cá lóc thương phẩm
Diễn giải
Giá thành (1.000đ/kg)
Giá bán (1.000đ/kg)
Thu nhập (1.000đ/m2/vụ)
Lợi nhuận (1.000đ/m2/vụ)
Tỷ suất lợi nhuận (lần)
Tỷ lệ hộ lời, lỗ (%)
- Tỷ lệ hộ lời
- Tỷ lệ hộ lỗ

Ao đất (n=30)
38,46 ± 14,95b
32,86 ± 4,63a
858,16 ± 307,20a
- 69,57 ± 214,59a
- 0,09 ± 0,22a

Vèo ao (n=30)
34,01 ± 7,12a
35,4 ± 5,85a
1606,19 ± 333,32b
8,25 ± 534,37a
- 0,01 ± 0,25a

30

70

43,3
56,7

Ghi chú: Các giá trị trong cùng 1 hàng có chữ cái (a, b) khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P<0,05)

Giá bán cá thương phẩm của 2 mô hình không có sự chênh lệch đáng kể, từ 32,8 –
35,4 nghìn đồng/kg. Các hộ nuôi cá lóc của mô hình ao đất bị lỗ vốn khoảng 69,57 nghìn
đồng/m2/vụ với tỷ số hộ lỗ là 70% cao hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Hiền và
ctv., (2012) là 25,3%, và tương ứng trong kết quả nghiên cứu của Trần Hoàng Tuân và
ctv., (2014) từ 62,5 – 84,4%. Vèo ao có tỷ lệ hộ lỗ là 56,7% thấp hơn nghiên cứu của Đỗ
Minh Chung (2010) là 58%; Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009) là 54,6% nhưng
nhìn chung hộ nuôi cá lóc trong vèo ao vẫn có lời khoảng 8,25 nghìn đồng/m2/vụ với tỷ
lệ hộ lời là 43,3% cao hơn mô hình ao đất là 30%. Nguyên nhân do ao đất sử dụng chủ
10


yếu là thức ăn viên công nghiệp (giá bình quân 19,2 nghìn đồng/kg), cao hơn rất nhiều
so với giá thức ăn cá tạp nước ngọt mà vèo ao sử dụng từ 5 – 7 nghìn đồng/kg. Chi phí
đầu tư cao nhưng giá bán lại tương đối thấp khiến các hộ nuôi ở ao đất bị lỗ hoặc chỉ vừa
huề vốn.
3.4. Thuận lợi và khó khăn trong mô hình nuôi cá lóc
3.4.1. Thuận lợi
Sử dụng nguồn cá tạp nước ngọt làm thức ăn cho cá lóc, là loại thức ăn dễ tìm và
giá rẻ, có nhiều vào mùa lũ tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ tiết kiệm chi phí
thức ăn thức công nghiệp.
Đa số các hộ nuôi đều nuôi cá bằng thủy triều, sử dụng nguồn nước sẵn có.
Cá lóc nuôi được với quy mô nhỏ, mô hình đơn giản lại dễ nuôi nên người dân

có thể nuôi để tăng thêm thu nhập với lao động nhàn rỗi trong gia đình sẽ có thêm việc
làm, cải thiện cuộc sống.
Cá lóc là loài có tiềm năng kinh tế cao, thịt cá dinh dưỡng, thị trường tiêu thụ dễ
dàng cần được sự quan tâm của chính quyền địa phương và Nhà nước.
3.4.2. Khó khăn
Nuôi cá lóc chủ yếu là tự phát và nhỏ lẻ nên khó kiểm soát.
Các hộ nuôi còn hạn chế trong việc áp dụng các kỹ thuật nuôi mới, đa số còn
nuôi theo cách truyền thồng nên thu nhập và lợi nhuận vẫn còn rất bấp bênh.
Nguồn thức ăn cá tạp nước ngọt ngày càng khó tìm và giá thức ăn công nghiệp
tăng cao gây khó khăn cho người nuôi về vấn đề giá bán.
Nuôi cá lóc càng lâu năm thì dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và càng khó
trị, dẫn đến hao hụt nhiều, thiệt hại cho các hộ nuôi cá lóc.
Giá cả biến động lớn và thường thấp nên người nuôi bị lỗ vốn phải nghỉ nuôi
hoặc chuyển sang đối tượng nuôi khác.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1.

Kết luận

Nhìn chung kỹ thuật nuôi của 2 mô hình có nhiều khác biệt. Đối tượng nuôi chủ
yếu cuả hai mô hình đa số là cá lóc đầu nhím. Thức ăn vèo ao sử dụng chủ yếu là cá tạp
nước ngọt còn thức ăn sử dụng chủ yếu trong ao đất là thức ăn công nghiệp. Nuôi các
lóc thường xuất hiện các bệnh như xuất huyết, trắng mình và ghẻ, cá thường phát bệnh
khi nuôi được từ 1,5 - 2 tháng. Tỷ lệ sống, kích cỡ cá thu hoạch và thu nhập không có sự
khác biệt đáng kể, năng suất của mô hình vèo ao cao hơn nhưng giá thành của mô hình
ao đất cao hơn so với mô hình nuôi vèo ao.
11


Cơ cấu chi phí biến đổi trong nuôi cá lóc bình quân trên 99%, trong đó chi phí

thức ăn chiếm khoảng 89%. Tổng chi phí của mô hình nuôi ao đất cao (932,84 nghìn
đồng/m2/vụ) nhưng lợi nhuận thu được chỉ từ 7,54 nghìn đồng/m2/vụ (tính trên hộ có
lời), tỷ lệ hộ lỗ chiếm tỷ lệ khá cao là 60%. Tổng chi phí nuôi của vèo ao cao hơn ao đất
(1597,19 nghìn đồng/m2/vụ), tuy lợi nhuận trung bình của vèo ao là 8,25 nghìn
đồng/m2/vụ nhưng tỷ lệ hộ lỗ vẫn chiếm tỷ lệ hơn 50% số hộ được khảo sát. Mô hình
nuôi cá lóc trong vèo ao hiệu quả hơn so với mô hình nuôi cá lóc trong mô hình ao đất.
4.2.

Đề xuất

Cần đa dạng hóa các loại thức ăn sử dụng cho quá trình nuôi cá lóc như ốc bươu
vàng, cá tra, cua đồng…, đặc biệt cần hạn chế sử dụng cá tạp nước ngọt nhằm ngăn chặn
nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên cũng như ảnh hưởng đến lợi ích đời sống
kinh tế của người dân. Quy hoạch nghề nuôi đi kèm với hỗ trợ vốn cho những hộ nuôi bị
lỗ và tăng cường tập huấn kỹ thuật cũng như tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cần
có chính sách ổn định giá bán, các biện pháp phòng trị dịch bệnh cụ thể để người nuôi
thu được năng suất cao, tránh hao hụt nhiều trong quá trình nuôi và thu được lợi nhuận
từ mô hình nuôi cá lóc
LỜI CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành cám ơn Dự án AQUAFISH đã hỗ trợ kinh phí, cán bộ
phòng Nông nghiệp huyện Bình Tân, Trà Ôn đã hỗ trợ thu mẫu và anh Trần Hoàng Tuân
đã giúp đỡ rất nhiều trong thời gian thực hiện nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Minh Chung và Lê Xuân Sinh, 2010. Phân tích chuỗi giá trị cá lóc (Channa sp.) nuôi
ở ĐBSCL. Kỷ yếu Khoa học thuỷ sản lần 4, trang 512 -523
Đoàn Hồng Vân, 2012. Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn cho nuôi cá lóc trong vèo ở
An Giang và Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Nuôi trồng
thuỷ sản, khoa Thuỷ Sản, Đại học Cần Thơ.
Dương Nhựt Long, 2004.Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.Khoa Thủy Sản – Đại
học Cần Thơ.

Huỳnh Thị Thuỳ Trang, 2009. Phân tích chuỗi giá trị nuôi cá lóc ở ĐBSCL.Luận văn tốt
nghiệp Cao học chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản, khoa Thuỷ sản, Đại học Cần
Thơ.
Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Hoàng Huy và Nguyễn Thị Minh Thúy, 2012. So sánh hiệu
quả kinh tế - kỹ thuật giữa sử dụng thức ăn cá tạp và thức ăn viên cho nuôi cá lóc
(Channa striata) thương phẩm trong ao tại An Giang và Đồng Tháp. Kỷ yếu Hội
nghị khoa học thủy sản, trang 480-487.

12


La Hiền Khanh, 2011. Đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi cá lóc ở huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long.Luận văn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản,
khoa Thuỷ Sản, Đại học Cần Thơ.
Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2009. Khảo sát các mô hình nuôi cá lóc (Channa
micropeltes và Channa striatus) ở ĐBSCL. Kỷ yếu Hội nghị khoa học thuỷ sản
toàn quốc, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, trang 436-447.
Phạm Minh Đức, Trần Ngọc Tuấn và Trần Thị Thanh Hiền, 2012. Khảo sát mầm bệnh
trên cá lóc (Channa striata) nuôi ao thâm canh ở An Giang và Đồng Tháp. Tạp chí
Khoa học – Đại học Cần Thơ, số 21b, trang 124 – 132.
Trần Hoàng Tuân, Nguyễn Tuấn Lộc, Huỳnh Văn Hiền, Trương Hoàng Minh, Trần
Ngọc Hảivà Robert S. Pomeroy, 2014. Đánh giá hiệu quả sản xuất và tác động của
thay đổi thời thiết đến nuôi cá lóc (Channa striata) trong ao ở tỉnh An Giang và
Trà Vinh. Tạp chí Khoa học - ĐHCT, số chuyên đề: Thủy sản (2014) (2), trang
141-149.

13




×