Tải bản đầy đủ (.pptx) (65 trang)

Quy trình kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.54 KB, 65 trang )

QUY TRÌNH KẾ TOÁN
Nhóm KSNB 3 – Lớp K07405A
Danh sách nhóm 3 và bảng phân công công việc của từng thành viên.
STT Tên MSSV Công việc
1 Phan Thj Thùy Trang K074050869
-
Tìm tài liệu kế toán phần hành.
-
Làm slide.
2 Trần Thị Diệu Huyền K074050807
-
Tổng hợp.
-
Làm slide.
3 Phạm Thị Khánh Hoàng K074050804
-
Tìm tài liệu phần báo cáo.
-
Làm slide, thuyết trình
4 Nguyễn Thế Vinh K074050880
-
Tìm tài liệu phần báo cáo.
-
Tìm tài liệu phần chứng từ.
5 Nguyễn Thanh Nhiều K074050831
-
Tìm tài liệu phần kế toán thuế.
-
Tìm các lưu đồ.
6 Bùi Thị Huyền Trân K074050870
-


Tìm tài liệu phần thu thập, xử lí
chứng từ.
-
Tìm các lưu đồ.
7 Nguyễn Trần Khánh Lộc K074050818 - Tìm và lập các lưu đồ.
- Tìm tài liệu kế toán phần hành.
Sơ lược về chu trình kế toán
Tổ chức thực hiện
Rủi ro của quy trình
Cơ chế kiểm soát áp dụng
Ví dụ về một vài rủi ro thường gặp
và cơ chế kiểm soát tương ứng
Nội dung chính
Quy
trình kế
toán
Định
nghĩa
Mục
tiêu
Các quy
trình
chính
Chức
năng
Sơ đồ
SƠ LƯỢC VỀ CHU TRÌNH KẾ TOÁN
Quy trình kế toán là gì?
Một chuỗi các hoạt động bắt
đầu với một nghiệp vụ phát

sinh và kết thúc bằng việc khóa
sổ.
Ghi nhận các
giao dịch
Tổng hợp vào sổ cái
tài khoản
Lập bảng CĐTK
trước các bút toán
kết chuyển
KC và khóa sổ các
TK thu nhập, chi
phí…, XĐKQKD
Lập CĐTK sau bút
toán kết chuyển
KC LN sau thuế
chưa phân phối
Hoàn thành báo
cáo
Lập bảng
CĐTK
Các bước trong sơ đồ:

Bước 1: Ghi nhận các giao dịch-> Xác định loại giao dịch, kiểm tra bộ
chứng từ gốc xem đã đúng, đầy đủ và phù hợp với từng loại nghiệp vụ
chưa. Dựa vào chứng từ đó thì kế toán chi tiết tiến hành ghi nhận vào tài
khoản mình quản lý và tham chiếu thông tin với các kế toán phần hành có
liên quan dưới sự kiểm soát của kế toán trưởng hay trường phòng kế toán
để tránh sai sót.

Bước 2: Tổng hợp số liệu từ các sổ chi tiết vào sổ cái tài khoản-> Kế

toán chi tiết sẽ tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết lên sổ cái.

Bước 3: Lập bảng CĐTK trước các bút toán kết chuyển -> Kế toán tổng
hợp sẽ sử dụng số tổng cộng trên sổ cái để lập bảng cân đối tài khoản. Kế
toán trưởng sẽ kiểm tra công việc này của kế toán tổng hợp.
Các bước trong sơ đồ:
Bước 4: Thực hiện các bút toán điều chỉnh, kết chuyển cuối kỳ
-> kết chuyển doanh thu và chi phí, điều chỉnh giá vốn hàng
bán, khấu hao, hoàn nhập/trích lập dự phòng…
Bước 5: Lập bảng CĐTK sau các bút toán kết chuyển
Bước 6: Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối
Bước 7: Lập bảng cân đối kế toán
Bước 8: Hoàn chỉnh báo cáo tài chính
Thu thập Xử lý Cung cấp
Chức năng của quy trình kế toán
Thông tin
Mục tiêu của quy trình kế toán

Đầy đủ

Kịp thời

Chính xác

Đúng kỳ

Rõ ràng dễ hiểu

Có thể so sánh được
Kế toán thuế


Thuế GTGT

Thuế TNDN

Thuế khác
Kế toán tài
chính

Bảng CĐKT

Báo cáo KQ
HĐSXKD

Lưu chuyển
tiền tệ

Thuyết minh
Kế toán quản
trị

Các báo cáo
phục vụ cho
quyết định
của nhà quản
trị
Các quy trình chính
I

Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế

toán được quy định; các nguyên tắc và chuẩn mực kế
toán được thừa nhận.
II

Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán
III

Tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức vận dụng các công
việc kế toán để tập hợp, phân loại, xử lý và tổng hợp
các thông tin cần thiết
TỔ CHỨC THỰC HiỆN
Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán được qui định;
các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận:
Là vấn đề quan trọng nhằm xác định chính sách về
kế toán trong doanh nghiệp.
Chính sách về kế toán của doanh nghiệp phải tuân
thủ các quy định chung (quyết định 15, chuẩn mực kế
toán VAS…) trên cơ sở vận dụng một cách phù hợp
với điều kiện cụ thể của mình,
Mặt khác nó đề ra những phương pháp cụ thể mà kế
toán cần phải thực hiện một cách nhất quán trong quá
trình cung cấp thông tin.
Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán được qui
định; các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận:
Ví dụ: Tại doanh nghiệp ABC

Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01/xxxx đến
31/12/xxxx

Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán:

đồng Việt Nam (Thực tế số dư quy đổi vào ngày cuối
mỗi quý theo tỷ giá NH Ngoại Thương TP.HCM)

Phương pháp nộp thuế GTGT: phương pháp khấu trừ
Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán được qui
định; các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận:

Phương pháp kế toán TSCĐ:

Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản: Hạch toán theo giá gốc.

Phương pháp khấu hao áp dụng: phương pháp đường thẳng.

Tỷ lệ khấu hao: Áp dụng theo QĐ 206/2003/QT-BTC ngày 12/12/2003.

Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

Nguyên tắc đánh giá: tính theo giá thành sản xuất

Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: theo giá mua

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.

Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập dự phòng: dựa
vào tình hình thực tế, giá cả thị trường có thể tiêu thụ được để lập dự phòng.

Phương pháp tính giá thành: phương pháp trực tiếp (giản đơn).
Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán
Chính sách thu thập và xử lí chứng từ:
 Phòng kế toán trung tâm thực hiện kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên

quan toàn doanh nghiệp và các bộ phận khác không tổ chức kế toán, đồng
thời thực hiện tổng hợp các tài liệu kế toán từ các bộ phận khác có tổ chức kế
toán gửi đến, lập báo cáo chung toàn đơn vị, hướng dẫn kiểm tra toàn bộ
công tác kế toán, kiểm tra kế toán toàn đơn vị.
 Các bộ phận kế toán ở các bộ phận khác thực hiện công tác kế toán
tương đối hoàn chỉnh các nghiệp vụ kế toán phát sinh ở bộ phận đó theo sự
phân công của phòng kế toán trung tâm.
 Các nhân viên kế toán ở các bộ phận có nhiệm vụ thu thập chứng từ,
kiểm tra và có thể xử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ gửi chứng từ kế toán
về phòng kế toán trung tâm.
Những điểm cần lưu ý trong bước lập và xử lý
chứng từ

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ
các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt.
Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.

Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ.
Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo
cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than.
Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả
các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội
dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.
Những điểm cần lưu ý trong bước lập và xử lý
chứng từ

Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung

quy định cho chứng từ kế toán.

Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên
chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký
điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế
toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ,
bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo
từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và
phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng
ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.
Danh mục chứng từ kế toán bao gồm:

Chứng từ lao động tiền lương gồm có: Bảng chấm công, bảng thanh
toán tiền lương, phiếu hoàn thành công việc, phiếu báo làm thêm,
hợp đồng giao khoán,…

Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản
kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá,…

Chứng từ bán hàng: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, nhập kho, hoá
đơn GTGT…

Chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng và
giấy thanh toán tiền tạm ứng,…

Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản bàn giao tài sản cố định, thẻ
tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định,…
Sử dụng chứng từ để ghi sổ:

Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục,

nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách
nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm
thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.

Sau khi kiểm tra, nhân viên kế toán thực hiện việc tính giá
trên chứng từ và ghi chép định khoản để hoàn thiện chứng
từ.

Chỉ khi nào chứng từ kế toán đã được kiểm tra và hoàn
chỉnh mới được sử dụng làm căn cứ ghi sổ.
Bảo quản, lưu trữ và hủy chứng từ kế toán:

Chứng từ kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn
trong quá trình sử dụng và lưu trữ.

Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ
chức, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán theo thời hạn qui định.

Định kỳ vào cuối năm phòng kế toán tiến hành kiểm tra phân loại lại
chứng từ nào đang trong quá trình lưu trữ và chứng từ nào đã hết thời
hạn lưu trữ và không còn liên quan đến tài sản hiện tại của doanh
nghiệp, kế toán trưởng cần có quyết định hủy chứng từ kế toán của ban
hủy chứng từ do công ty thành lập và tiến hành tiêu hủy chứng từ, sau
đó tiến hành sắp xếp lại chứng từ còn trong thời hạn lưu trữ.
Phân loại văn bản, chứng từ, giấy tờ cần lưu trữ theo các nhóm sau:
- Nhóm Văn bản quản lý
- Nhóm Chứng từ kế toán
- Nhóm Sổ sách kế toán
- Nhóm Báo cáo
- Nhóm tài liệu khác liên quan đến kế

toán
Luân chuyển chứng từ
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình
Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ (nếu
có);
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Sơ đồ lưu chuyển chứng từ thu chi tiền mặt
KT Tiền
KT Tiền
Sơ đồ lưu chuyển chứng từ thu chi tiền gửi ngân
hàng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×