Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người di cư mùa vụ độ tuổi 18 50 tại phường phúc xá, ba đình, hà nội năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.03 KB, 6 trang )

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 23
Những rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận và
sử dụng dòch vụ y tế của người di cư mùa vụ
độ tuổi 18 - 50 tại phường Phúc Xá, Ba Đình,
Hà Nội năm 2012
Bùi Đắc Thành Nam (*), Vũ Thò Hoàng Lan (**), Lê Thò Kim Ánh (**)
Di cư mang lại những cơ hội việc làm, thu nhập và phụ giúp gia đình nhưng người di cư cũng phải
đối mặt với nhiều khó khăn như thu nhập thấp, điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt, sức khỏe, đặc biệt
trong việc tiếp cận và sử dụng dòch vụ y tế. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những rào cản ảnh hưởng đến
tiếp cận và sử dụng dòch vụ y tế của người di cư mùa vụ. Thiết kế đònh tính được sử dụng với chọn
mẫu có chủ đích 16 cuộc phỏng vấn sâu và 2 cuộc thảo luận nhóm người di cư tuổi từ 18 - 50 có
đau/ốm/bệnh trong 6 tháng trước thời điểm nghiên cứu và cán bộ y tế. Phân tích chủ đề được thực
hiện sau khi gỡ băng và mã hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập thấp và không ổn đònh, chi
phí khám chữa bệnh cao tại nơi đến chính là rào cản lớn đến tiếp cận và sử dụng dòch vu y tế. Bên
cạnh đó, một số yếu tố khác như thời gian làm việc dài, thói quen tự điều trò, Bảo hiểm Y tế cũng góp
phần ảnh hưởng đến tình hình sử dụng dòch vụ y tế của người di cư. Khuyến nghò: các hoạt động nâng
cao sức khỏe cộng đồng cần lôi kéo sự tham gia của người di cư và với người di cư nên đi khám sức
khỏe đònh kỳ 6 tháng/lần.
Từ khóa: người di cư, đau/ốm/bệnh, dòch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh.
Barriers affecting access to and use of health
services among seasonal migrants aged from
18 to 59 in Phuc Xa commune, Ba Dinh,
Ha Noi, 2012
Bui Dac Thanh Nam (*), Vu Thi Hoang Lan (**), Le Thi Kim Anh (**)
Migration provides many opportunities for migrants such as employment, income to support their
family. However, migrants have to face many challenges like low income, poor living conditions and
quality of life, especially limited access to appropriate health services. The purpose of the study is
to understand barriers affecting access to and use of health services among seasonal migrants.
Qualitative research design (with 16 in-depth interviews and 2 focus group discussions) was used
24 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)


| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
with purposive sampling of migrants who were between 18 - 50 years of age and suffered from any
diseases during the 6 months prior to the study. The findings show that two major barriers affecting
access to and use of health services were low/unstable income and high cost of medical care at health
facilities.
In addition, other factors such as long working time, self-treatment behavior of seasonal migrants
and health insurance also affected the access to health services among seasonal migrants.
Key words: migrants, disease, health services, primary health care, medical care
Tác giả:
(*): Ths. Bùi Đắc Thành Nam. Trường Đại học Y tế Công cộng. Email:
(**): - TS.Bs. Vũ Thò Hoàng Lan - Bộ môn Dòch tễ-Thống kê, Đại học Y tế Công cộng. Email:
- Ths.Bs. Lê Thò Kim Ánh - Bộ môn Dòch tễ-Thống kê, Đại học Y tế Công cộng. Email:
1. Đặt vấn đề
Tại Việt Nam, kinh tế chuyển từ bao cấp sang
cơ chế thò trường đã tạo điều kiện thu hút đầu tư và
phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, sự phân bố đầu tư
và phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng
miền đã dẫn đến làn sóng di cư từ nông thôn ra
thành thò [2], [7], [10] và di cư tạm thời/mùa vụ
chiếm tỷ lệ khá cao (76%) [8].
Mặc dù di cư đem đến cơ hội việc làm, tăng thu
nhập và phụ giúp cho gia đình, tuy nhiên, bên cạnh
những cơ hội, người di cư còn phải đối mặt với
những khó khăn trong cuộc sống như thu nhập thấp,
điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt hay bảo trợ xã
hội [4], [9]. Những yếu tố này đã là yếu tố nguy cơ,
làm cho sức khỏe của người di cư kém hơn so với
người không di cư [13]. Thêm vào đó, người di cư
còn phải đối mặt với các vấn đề tiếp cận và sử dụng
dòch vụ y tế (DVYT) tại nơi đến [8], [7]. Tình trạng

sức khỏe kém hơn nhưng cơ hội tiếp cận và sử dụng
DVYT không tốt như người không di cư. Một số
nghiên cứu đã chỉ ra rằng người di cư ít đến cơ sở y
tế (CSYT) hơn người không di cư [4], [7], ngay cả
khi họ có khả năng chi trả các DVYT [3]. Tỷ lệ
người di cư tự điều trò khi đau ốm là khá cao ở cả
nam và nữ (76% ở nữ và 70% ở nam) [3]. Những rào
cản trong việc tiếp cận và sử dụng DVYT là một
trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe
của người di cư [2].
Hiện tại, tỷ lệ người di cư mùa vụ đến sinh sống
và làm việc tại Hà Nội khá cao, tuy nhiên những
chương trình can thiệp hay cung cấp các dòch vụ
chăm sóc sức khỏe (CSSK) lại ít đề cập đến họ. Để
cung cấp thông tin xây dựng các chương trình can
thiệp có hiệu quả, nghiên cứu này tiến hành trên
nhóm người di cư mùa vụ đang sinh sống và làm
việc tại Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội với mục tiêu "tìm
hiểu những rào cản ảnh hưởng đến tiếp cận và sử
dụng dòch vụ y tế của người di cư mùa vụ".
2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế đònh tính với phương pháp phỏng vấn
sâu (PVS) và thảo luận nhóm (TLN) được sử dụng
tại đòa bàn nghiên cứu. Đối tượng phỏng vấn bao
gồm y tế quận/phường và người di cư mùa vụ. Chọn
mẫu có chủ đích được thực hiện với các tiêu chí sau:
(i) với người di cư: tuổi từ 18 - 50, có hộ khẩu thường
trú ngoài Hà Nội (cũ), có đau/ốm/bệnh trong 6
tháng trước thời điểm tiến hành nghiên cứu, di cư
đến đòa bàn nghiên cứu trong thời gian từ 6 tháng -

5 năm ; (ii) với y tế: đại diện lãnh đạo và các trưởng
khoa/phòng chức năng của Trung tâm Y tế quận,
trưởng Phòng Y tế quận, trưởng Trạm y tế và cộng
tác viên (CTV) y tế phường.
Trong thời gian từ tháng 03 - 06/2012, 16 cuộc
PVS và 2 cuộc TLN được thực hiện. Các băng ghi
âm được gỡ bằng bản word, các biên bản ghi chép
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 25
được tổng hợp theo từng bản gỡ băng. Dựa trên mã
hóa thông tin, kết quả được tổng hợp thành các
nhóm chủ đề chính.
Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu:
- Người di cư: là những người di chuyển từ nơi
này đến nơi khác trong vòng 5 năm trước thời điểm
tiến hành điều tra [1].
- Đau/ốm/bệnh: là người có đau/ốm phải nghỉ
ngơi ít nhất 1 ngày công lao động theo quy đònh của
Nhà nước (8 tiếng/ngày).
- Khái niệm "CSYT" và "sử dụng dòch vụ khám
chữa bệnh (KCB) tại CSYT" được đònh nghóa cụ thể
theo Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày
23/11/2009 [6].
- Tiếp cận và sử dụng dòch vụ KCB tại CSYT:
được hiểu là khi đối tượng đến CSYT để sử dụng bất
cứ hình thức cung cấp dòch vụ như tư vấn, khám,
điều trò, mua thuốc do CSYT cung cấp.
3. Kết quả nghiên cứu
Dựa vào kết quả thu thập được từ các cuộc PVS
và TLN, nghiên cứu đưa ra một số rào cản ảnh

hưởng đến tiếp cận và sử dụng DVYT của người di
cư mùa vụ theo sơ đồ dưới đây.
Thu nhập thấp: Thu nhập đóng một vai trò quan
trọng quyết đònh đến việc tiếp cận và sử dụng
DVYT bởi đa phần người di cư lên Hà Nội làm ăn
sinh sống đều xuất thân từ những vùng quê nghèo.
Với thu nhập thấp và không ổn đònh, họ còn nhiều
thứ phải lo hơn việc bỏ tiền CSSK. Họ chỉ chấp
nhận dành một khoản tiền khá tiết kiệm cho việc
CSSK.
" Bình quân mỗi tháng được 2 - 2,5 triệu còn
chi phí này nọ, bảo đi khám thì chưa có điều kiện mà
nếu đi mua thuốc thì chỉ có uống thuốc vo mất
khoảng độ 15 - 20 nghìn hay 30 nghìn thôi " (TLN_
người di cư)
Thêm vào đó, áp lực kiếm tiền để trang trải cho
cuộc sống cũng như gửi tiền về chăm lo cho gia đình
lớn hơn khiến họ phải hạn chế các sinh hoạt ở mức
tối thiểu nhất. Đồng thời tham gia vào hành vi
CSSK không được khuyến khích.
" khám bệnh phải mất tiền mà mình chẳng có
tiền nên không khám, có bệnh thì chỉ mua thuốc am
bi để uống mình làm cho 3 - 4 người ăn rồi lo con
cái học hành ngày nào mệt thì ăn khoảng 10
nghìn đồ ăn chứ bình thường chỉ có ăn 5 nghìn đồ ăn
một ngày " (chò H_PVS)
Chi phí khám chữa bệnh cao: Với thu nhập thấp
và không ổn đònh, trong khi chi phí CSSK tại các
thành phố lớn không hề rẻ, nhất là tại các CSYT đầu
ngành. Người di cư thường coi việc phải sử dụng

DVYT là điều bất đắc dó bởi các khoản chi phí cho
CSSK vốn quá cao so với họ, họ chỉ chấp nhận sử
dụng các DVYT với chi phí thấp.
" cái đồng tiền khéo chúng tôi không chuẩn bò
được nhiều, chẳng hạn như vào các viện lớn sẽ tốn
rất nhiều tiền nhưng về quê thì chồng con hay người
thân đưa vào viện làm thủ tục ở viện nhà thì cũng có
phần giảm bớt nhiều " (TLN_ người di cư)
Bên cạnh đó, chi phí gián tiếp cho việc chăm
sóc sức khỏe tại các CSYT ở đây như đi lại, ăn uống,
thăm nuôi… cũng không hề rẻ chút nào.
" đến đấy thì chi phí cái gì cũng đắt lắm thế
rồi cái tiền của mình đi lại ăn uống và chi phí trong
bệnh viện cũng hết hơi nhiều tiền " (chò H_PVS)
Những người làm công tác y tế cũng nhận đònh
thu nhập thấp và chi phí KCB cao chính là rào cản
lớn ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng DVYT
của người di cư.
" cái chính là thu nhập người ta thấp. Khi có
bệnh họ cũng lo, nhẹ thì tự điều trò, trừ khi bệnh
nặng quá họ mới phải chòu thôi họ mới về quê thu
xếp tiền nong để đi đến bệnh viện " (CBYT_PYT)
"Họ đã phải ra đây làm kinh tế nên cũng khó
khăn. Mà giá dòch vụ tại các cơ sở y tế trên đòa bàn
quận Ba Đình cũng không phải là thấp "
(CBYT_TTYT)
Thời gian làm việc dài: Với công việc lao động
vất vả về đêm khiến họ không quan tâm tới sức
khỏe của mình, họ chỉ mua thuốc uống qua loa cho
qua cơn bệnh để làm tiếp. Ngay cả khi đòa phương

nơi đến tổ chức đợt khám tư vấn và CSSK miễn phí
26 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
được các CTV y tế thông báo rộng rãi nhưng họ
cũng không tham gia. Thậm chí một số người di cư
còn chưa tiếp cận tới các CSYT tại nơi đến bao giờ.
" làm từ 1 - 2 giờ sáng đi đến 8 - 9 giờ thậm chí
có lúc làm tới 11 - 12 giờ trưa mới về nên chẳng có
thời gian để chăm sóc sức khỏe. Bây giờ có tiền thì
chăm sóc chứ chẳng có tiền thì mua thuốc uống thôi"
(chò H_PVS)
" có lúc người ta (CTV y tế) gọi đi khám đấy,
nhưng cô mải làm chả có điều kiện đi khám. Giờ
phải lo làm nuôi mấy đứa con Cô chưa KCB từ khi
đến đây " (cô H_PVS)
Cán bộ y tế đòa phương chia sẻ người di cư
thường ít tiếp cận tới các CSYT đòa phương để được
tư vấn và CSSK bởi thời gian làm việc dài, công
việc lao động vất vả mặc dù chính quyền đòa
phương cũng tạo điều kiện hỗ trợ.
" khi có chiến dòch mà phường (Phúc Xá) tổ
chức khám sức khỏe cho mọi người dân chứ không
phân biệt ngoại tỉnh hay không nhưng số người lao
động ngoại tỉnh khám rất ít đối với lao động ngoại
tỉnh thì thời gian không có, họ rất tận dụng, quá quắt
lắm họ mới đi khám "(CBYT_CTV)
" họ đi làm suốt ngày, thực ra chính quyền
cũng tạo điều kiện thôi, cái chính là bản thân họ, họ
bận công việc, làm lụng cả ngày, họ từ nơi khác đến
nhiều khi nghó mình sống bất hợp pháp nên chính họ

cũng không chủ động việc này " (CBYT_PYT)
Thói quen tự điều trò: Ý thức CSSK của người di
cư vẫn còn hạn chế, hành vi tự điều trò vẫn là cách
xử lý bệnh phổ biến nhất. Với tâm lý coi nhẹ các
bệnh thông thường, người di cư thường tìm đến các
hiệu thuốc tư nhân gần nơi cư trú để tự điều trò theo
hướng dẫn của người bán mà không cần phải tìm tới
các CSYT.
"Tôi thường xuyên bò ho thôi, lúc đó chỉ cần ra
hiệu thuốc lấy mấy liều thuốc ho về uống thế là xong,
nó khỏi thì thôi còn không khỏi thì đi mua thuốc
khác" (TLN_ người di cư)
Họ lo sợ một khi tìm đến các CSYT để CSSK
mà phát hiện ra những bệnh nguy hiểm sẽ ảnh
hưởng tới tâm lý và công việc chính họ. Và khi bệnh
trở nặng, người di cư thường tìm đến sự giúp đỡ tại
quê nhà để thuận tiện cho việc chăm sóc và điều trò.
" đi khám thì cứ sợ biết đâu có bệnh lại lo hơn
vì không biết có tiền để chữa hay không thế nên cũng
không dám đi" (TLN_ người di cư)
" ở quê có anh em nội ngoại rồi gia đình mà,
bệnh đi nằm độ 5 hay 10 ngày thì có người chăm sóc
cho như thế đỡ hơn nhiều " (TLN_người di cư)
Thái độ của chính quyền nơi đến: Chính sách
của đòa phương nơi đến và các chương trình CSSK
chủ yếu dành cho người có hộ khẩu, thường bỏ qua
người di cư do vò thế không chính thức của họ về
mặt pháp lý bởi người di cư lên đây kiếm việc làm
chỉ ở một thời gian và bản thân cũng ít khai báo khi
đến đây. Một số chương trình tại đòa phương được

thực hiện vẫn bao gồm người di cư nhưng triển khai
gặp nhiều khó khăn do tính di động trong công việc
của họ.
"Hàng năm, Quận/phường vẫn có đợt khám sức
khỏe miễn phí cho người lao động nhập cư Nhưng
chính sách thì chủ yếu dành cho người có hộ khẩu
tại đây. Còn người di cư kiếm ăn thì họ ở thời gian
rất ngắn mà bản thân họ cũng không khai báo "
(CBYT_PYT)
" có những chương trình vẫn hỗ trợ cho người
di cư nhưng cũng gặp nhiều khó khăn bởi họ di
chuyển liên tục. Việc tiếp xúc với họ cũng khó do
điều kiện làm việc của họ khác, đêm làm ngày nghỉ.
Hoặc có thể ngày họ ở Hoàn Kiếm, đêm họ lại sang
Ba Đình, cho nên cũng khó khăn" (CBYT_TTYT)
Thiếu hiểu biết về hệ thống y tế tại nơi đến:
Những người làm công tác CSSK cho rằng với các
mô hình cung cấp DVYT sẵn có trên đòa bàn, việc
đáp ứng nhu cầu CSSK cho người di cư là hoàn toàn
có thể được, họ có thể chủ động tới các CSYT công
hay tư để được tư vấn và chăm sóc điều trò khi có
nhu cầu về sức khỏe.
" trên đòa bàn phường Phúc Xá có trạm y tế và
rất nhiều cơ sở y dược tư nhân nên khi họ có bệnh
hay có nhu cầu, họ chủ động đến các phòng khám tư,
các hiệu thuốc tư để được hướng dẫn mua thuốc và
điều trò " (CBYT_PYT)
Tuy nhiên, với các mối quan hệ xã hội hạn chế
cũng như thiếu kiến thức trong việc CSSK khiến
người di cư không tìm được sự giúp đỡ tại đòa

phương nơi đến cũng như không biết tìm đến các
CSYT phù hợp với nhu cầu CSSK của mình.
" kiến thức thì mình không biết để liên hệ với
ai ở đây, chỉ biết đi làm kiếm tiền cho đến khi mệt là
cứ lăn ra ngủ chả cần biết gì hết " (TLN_ người di
cư)
"Bây giờ mà đi khám sức khỏe thì chả biết tới nơi
nào là tốt nhất. Đôi khi muốn đi nhưng sợ vào những
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 27
chỗ không hợp lý thì tốn tiền mà không tìm ra bệnh"
(TLN_ người di cư)
Thiếu thông tin về các chương trình sức khỏe tại
đòa phương: Các thông tin thường được phát trên loa
đài tại đòa phương trong những giờ hành chính
nhưng với thời gian làm việc chủ yếu vào ban đêm
nên người di cư thường dành thời gian ban ngày để
nghỉ ngơi. Ngoài ra một số đối tượng ban ngày
thường đi làm tại đòa phương khác nên không nắm
được các thông tin về CSSK tại đòa bàn tạm trú.
" tôi chưa tham gia do không biết về cái thông
tin ấy (khám sức khỏe miễn phí) cho nên mình cũng
không tham gia, cũng do mải lo kiếm tiền thôi "
(chò L_PVS)
" trạm y tế cũng có chương trình chăm sóc sức
khỏe nhưng do chúng tôi mải làm nên không nhớ
cũng đi làm suốt nên chẳng biết các chương trình gì
nên cũng chẳng tham gia " (TLN_người di cư)
Bảo hiểm Y tế: Với mức sống thấp và chi phí
DVYT đắt đỏ, bảo hiểm y tế (BHYT) - được cho là

cơ hội để người di cư tiếp cận và sử dụng DVYT.
BHYT còn có ý nghóa đặc biệt đối với người di cư
khi phải đối mặt với những thiệt thòi trong việc tiếp
cận dòch vụ CSSK do bò hạn chế bởi các mối quan
hệ xã hội tại nơi đến. Mặc dù biết được những lợi
ích của BHYT nhưng với mức sống thấp, áp lực
kiếm tiền nên họ thường không mua BHYT.
" tôi thấy nếu mua BHYT thì rất phù hợp vì
đau/ốm cần đi viện sẽ đỡ rất nhiều. Nhưng do điều
kiện chưa có, cuộc sống cũng đang gặp khó khăn nên
chưa mua " (cô V_PVS)
Một số ý kiến khác nói BHYT còn nhiều bất
cập, thủ tục hành chính trong việc khám BHYT
phức tạp, việc chăm sóc y tế tại nơi đăng ký bảo
hiểm không đáp ứng được nhu cầu CSSK của họ.
Bên cạnh đó, nhiều người còn nghi ngờ vào chất
lượng khám chữa bệnh khi sử dụng thẻ BHYT.
" nói đến bảo hiểm thì rất nhiều người nói
rằng đến bệnh viện nhiều thủ tục rườm rà "
(TLN_ người di cư)
" khám theo bảo hiểm toàn thuốc không được
đặc trò cho lắm có khi đau đầu nếu mua thuốc
ngoài chỉ 1 - 2 ngày là khỏi còn thuốc bảo hiểm thì
lấy thật nhưng có khi về không uống " (TLN_người
di cư)
4. Bàn luận
Như thiết kế ban đầu, nghiên cứu tiến hành tìm
hiểu những rào cản ảnh hưởng tới tiếp cận và sử
dụng DVYT về mức độ tiếp cận dòch vụ: loại hình
cung cấp, thời gian đến CSYT, khoảng cách từ nhà

đến CSYT, thăm khám và chẩn đoán, chi phí sử
dụng dòch vụ, BHYT, chính sách; và mức độ phù
hợp: cảm nhận về CSYT, trình độ kỹ năng và thái
độ của nhân viên y tế, thời gian chờ đợi, thời gian
mở cửa của CSYT. Tuy nhiên, khi tiến hành điều tra
do sự hiểu biết của người di cư còn thấp, thêm vào
đó những đối tượng có đau/ốm khi được phỏng vấn
hầu hết cho biết họ sử dụng DVYT miễn phí tại
trạm y tế và không tìm được đối tượng nam giới di
cư vào trong nghiên cứu dẫn đến một số rào cản đề
ra ở trên vẫn chưa tìm được trong nghiên cứu này.
Thay vào đó, nghiên cứu đã tìm ra được một số rào
cản khác của người di cư như thu nhập thấp, thời
gian làm việc, thói quen tự điều trò, thiếu hiểu biết
về hệ thống y tế và thiếu thông tin về chương trình
sức khỏe tại đòa phương nơi đến.
Không riêng người di cư mà cả người dân đòa
phương, thu nhập đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng
đến thói quen tiếp cận và sử dụng DVYT. Các mức
thu nhập khác nhau sẽ dẫn đến hành vi tìm kiếm các
DVYT khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra thu
nhập là yếu tố quyết đònh đến tình trạng sức khỏe
và tìm kiếm DVYT [13], [14]. Bên cạnh thu nhập,
một số nghiên cứu khác cũng chi phí DVYT cao
cũng được ghi nhận là một trong những nguyên
nhân chính khiến người di cư khó tiếp cận và sử
dụng DVYT tại nơi đến [7]. Và tại khu vực làm việc
- chính thức hay không chính thức, người di cư vẫn
phải lao động vất vả với thời gian làm việc dài.
Chính vì thế, khi có thời gian rảnh, họ thường nghỉ

ngơi để lấy sức làm việc [11]. Họ chỉ chấp nhận sử
dụng khi bệnh trở nên trầm trọng.
Người di cư thường được nghó đến như nhóm trẻ
và có sức khỏe tốt. Và điều này dẫn đến hành vi
CSSK thụ động của người di cư, các nhà thuốc tây
thường là điểm đến của những người bệnh nhẹ. Và
chỉ khi bệnh trở nặng, họ tìm đến các DVYT [5].
Ngoài ra, các chương trình, chính sách của đòa
phương nơi đến chủ yếu giành cho người sở tại mà
bỏ qua người di cư do vò thế không chính thức về
mặt pháp lý. Bản thân người di cư với các mối quan
hệ xã hội hạn chế cũng như mặc cảm với tâm lý là
người ngoại tỉnh nên họ thường ít gắn kết với đòa
phương nơi đến. Một bộ phận người bản đòa cũng có
thái độ phân biệt và không muốn giao lưu với người
nhập cư nghèo [12]. Do đó, cải thiện vốn xã hội
28 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
được coi là cách làm hiệu quả sẽ đem đến cho người
di cư những cơ hội và lợi ích để cải thiện việc tiếp
cận và sử dụng DVYT.
Chúng tôi khuyến nghò hiện nay, di cư là một
vấn đề cần được các nhà hoạch đònh chính sách
quan tâm. Mặc dù xu hướng di cư ngày càng tăng
nhưng Việt Nam vẫn chưa có các chính sách phù
hợp, nhất là trong vấn đề CSSK. Để tăng cường khả
năng tiếp cận DVYT của người di cư, chúng tôi
khuyến nghò: (i) với y tế và các ban ngành liên quan
tại đòa phương nơi đến: các chương chình CSSK tại
đòa phương cần chú ý lôi kéo sự tham gia của người

di cư, tăng cường truyền thông các thông tin về
CSSK dưới nhiều hình thức và khám hỗ trợ giá cho
người di cư; (ii) với người di cư: thời gian rảnh cần
tìm hiểu các thông tin liên quan đến sức khỏe, khám
đònh kỳ sức khỏe 6 tháng/lần tại các CSYT và gắn
kết với cộng đồng dân cư tại nơi tạm trú.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương
(2009), Điều tra về Dân số và nhà ở năm 2009 lúc 00.00 giờ
ngày 1 tháng 4 năm 2009: Quá trình Thực hiện và kết quả
sơ bộ.
2. Đặng Nguyên Anh (2005), Di dân trong nước: Vận hội và
thách thức với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam,
Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, tr. 9 - 28.
3. Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng (2008), Di dân và bảo
trợ xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thò
trường, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, tr. 98 - 124.
4. Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm (2011), Từ nông
thôn ra thành phố: tác động kinh tế - xã hội của người di cư
ở Việt Nam, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Huy và Trần Thò Phúc Nguyệt (2012), "Sức
khỏe và hành vi tìm kiếm dòch vụ chăm sóc sức khỏe của
nam lao dộng tự do tại TP Hà Nội: kết quả từ một nghiên cứu
đònh tính", Tạp chí nghiên cứu y học. 2 (79), tr. 143 - 150.
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam
(2009), Luật khám, chữa bệnh, số: 40/2009/QH12, ngày 23
tháng 11 năm 2009, Hà Nội.
7. Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2006),
Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di dân và sức khỏe.

8. Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2006),
Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Chất lượng cuộc sống
của người di cư Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
9. UNFPA (2007), Hiện trạng di cư trong nước ở Việt Nam,
Hà Nội.
10. Yuki Shibuya (2010), "Tình hình lao động tại các khu
công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ hội nhập", Kỷ yếu
tọa đàm: Di dân ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 176-
196.
Tiếng Anh
11. Dang Nguyen Anh and et al. (2008), Mobility and HIV
Vulnerability in Viet Nam: a review of published and
unpublished data and implications for HIV prevention
programmes, Canada South East Asia Regional HIV/AIDS
Programme (CSEARHAP).
12. Le Bach Duong, Tran Giang Linh and Nguyen Thi
Phuong Thao (2011), Social protection for rural - urban
migrants in Vietnam: current situation, challenges and
opprtunities, Institutie of Development Studies, Ha Noi.
13. Nguyen T. Liem and Michael J. White (2007), "Health
Status of T emporary Migrants in Urban Areas in Vietnam",
International Migration. 64 (4), tr. 102 - 134.
14. Jin Mou and et al. (2009), "Health care utilisation
amongst Shenzhen migrant workers: does being insured
make a difference?" BMC Health Services Research.

×