Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Các nguyên tắc quan trọng trong cấp cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.23 KB, 10 trang )

Các nguyên tắc quan trọng trong cấp cứu

Mục đích của sơ cứu là cứu mạng sống, ngăn chặn tình trạng khỏi trở nên tệ hại
hơn và giúp mau hồi phục. Tuy nhiên, bạn luôn nhớ rằng trước hết giữ cho mình được
an toàn, vì bạn sẽ không thể giúp được nạn nhân nếu chính bạn lại trở thành nạn nhân.
Hà hơi thổi ngạt nếu nạn nhân đã ngừng thở, và ép lồng ngực nếu cả hô hấp và
tuần hoàn đã ngưng. Sử dụng các kỹ thuật này sẽ bảo đảm cho các cơ quan trọng yếu
như não nhận được đầy đủ oxy để giữ cho nạn nhân còn sống cho đến khi được trợ
giúp y tế.
Còn có những bài viết khác mô tả cách giải quyết những tình huống hoặc tổn
thương có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời như bị nghẹt thở, sốc, bỏng,
ngộ độc và chảy máu nhiều. Hen, cơn đau tim, động kinh và phản ứng dị ứng cũng có
thể cần cấp cứu.
Các tổn thương cụ thể như vết thương ở đầu và mắt, gãy xương và chấn thương
cột sống cũng được bao gồm trong chương này. Dù các tổn thương này có thể không
đe doạ ngay đến mạng sống, việc sơ cứu có thể giúp nạn nhân mau phục hồi và tránh
được tổn thương vĩnh viễn.
Sơ cứu cho trẻ em và nhũ nhi đôi khi cần những kỹ thuật khác, và cần chú ý
trong trường hợp này.
Hành động trong khi cấp cứu
Có ai bị nguy hiểm không?
+ Nếu có, mối nguy này có dễ xử trí không?
+ Nếu không thể xử trí, hãy gọi cấp cứu và bảo vệ hiện trường.
Đáp ứng
Trước hết lo cho nạn nhân im lặng nhất
+ Lắc nhẹ vai nạn nhân và hỏi một câu.
+ Nếu có đáp ứng, hãy xử trí các tình trạng đe doạ mạng sống trước khi kiểm
tra nạn nhân kế tiếp.
+ Nếu không đáp ứng, hãy kiểm tra đường thở.
Đường thở
Khai thông đường thở


+ Nâng cằm, kiểm tra miệng xem có bị tắc nghẽn không và khai thông, sau đó
nghiêng nhẹ đầu ra sau.
Hơi thở
Kiểm tra hơi thở
+ Đặt má bạn vào miệng nạn nhân, lắng nghe và cảm nhận hơi thở. Nhìn để
xem ngực nạn nhân có chuyển động không.
Hành động theo những điều bạn phát hiện
nếu bệnh nhân ngừng thở
+ Thổi 2 hơi thở cấp cứu bằng cách bịt mũi, áp miệng bạn vào miệng nạn nhân
và thổi vào miệng người này.
+ Nếu bạn chỉ có một mình, hãy gọi xe cứu thương ngay khi bạn xác định rằng
nạn nhân đang ngưng thở.
Hành động theo những điều bạn phát hiện
Nếu bệnh nhân còn thở
+ Kiểm tra và xử trí các tình trạng đe doạ mạng sống và đặt nạn nhân ở tư thế
phục hồi.
Không thở
Quan sát các dấu hiệu tuần hoàn
+ Nếu nạn nhân là một em bé hoặc một người lớn đã bị chết đuối hoặc tai nạn,
tiến hành ngay cấp cứu hô hấp tuần hoàn.
+ Trong trường hợp khác hãy quan sát các dấu hiệu sinh tồn như sự cử động và
màu da bình thường, trongi(10 giây.
Còn tuần hoàn
Tiếp tục thổi hơi thở cấp cứu
+ Kiểm tra dấu hiệu tuần hoàn sau mỗi phút.
Không còn tuần hoàn
Bắt đầu cấp cứu hô hấp tuần hoàn.
+ Kết hợp thổi hơi thở cấp cứu và ép ngực.
Tư thế phục hồi
Nếu bạn gặp một người bị bất tỉnh nhưng còn thở, hãy kiễm tra nhanh để tìm

các vết thương có thể đe doạ tính mạng như xuất huyết nặng và xử trí nếu cần. Xoay
nạn nhân đến tư thế phục hồi.
Cách xoay nạn nhân đến tư thế phục hồi
1. Quì bên cạnh nạn nhân. Tháo mắt kính và lấy các vật kềnh càng khác ra
khỏi túi. Cẩn thận giữ̉ cho đường thở được thông.
2. Giữ thẳng hai chân nạn nhân. Đặt cánh tay ở gần bạn nhất thẳng góc với
mình nạn nhân, khuỷu tay co lại và lòng bàn tay ngửa lên trên. Kéo cánh tay ở xa
bạn nhất vắt ngang ngực và giữ lưng bàn tay áp vào má nạn nhân bên ở gần bạn
nhất.
3. Dùng bàn tay còn lại nắm lấy chân ở bên xa bạn ở ngay bên trên gối và
kéo chân lên, giữ bàn chân nằm phẳng trên mặt dất,
4. Giữ cho bàn tay của nạn nhân áp vào má, kéo chân ở bên xa bạn lên và
lăn nạn nhân về phía bạn, nằm nghiêng. Chỉnh đùi nạn nhân sao cho cả hông và gối
đều ở tư thế vuông góc.
5. Ngữa đầu ra sau để cho đường thở được mở thông. Nếu cần, chỉnh bàn
tay dưới má để bảo đảm cho đầu vẫn còn ngữa và đường thở vẫn thông.
6. Nếu chưa gọi cấp cứu thì bây giờ hãy gọi cấp cứu.
7. Kiểm tra hơi thở đều đặn. Theo dõi tuần hoàn ở cẳng tay.

×