LỜI MỞ ĐẦU
hân môn chính tả trong nhà trường tiểu học giúp học sinh tiểu học
hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Nói rộng hơn là
năng lực và thói quen viết chuẩn Tiếng Việt. Vì vậy, phân môn chính tả có
vị trí quan trọng trong nội dung chương trình môn Tiếng Việt ở phổ thông,
nhất là ở tiểu học.
P
Giống như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, tính chất của
phân môn chính tả là tính thực hành. Bởi lẻ chỉ có thể rèn luyện các kĩ xảo
chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành luyện tập, trong phân môn
này các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lí thuyết
không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập
chính tả.
Mặc dù được học tập chính tả dười hình thức thực hành là chủ yếu,
nhưng những năm qua, chúng ta thấy chất lượng học tập phân môn chính tả
vẫn còn thấp. Các bài văn, bài kiểm tra đều có nhiều lỗi chính tả viết sai
chính tả dẫn đến lệch nghĩa giáo viên đọc,chấm bài quá vất vả mới hiểu
được học sinh muốn viết điều gì. Đây là một thực trạng đặt ra cho giáo viên
dạy Tiểu học, các cấp quản lý cần nổ lực tìm kiếm những giải pháp thiết
thực nhằm nâng dần chất lượng học chính tả, rèn kĩ năng viết đúng chính tả
cho học sinh.
Trong những năm gần đây, trong quá trình giảng dạy học sinh lớp 5.
Tôi đã tìm tòi một số biện pháp cần thiết để nhằm giúp học sinh lớp tôi rèn
kỹ năng nghe viết đúng chính tả phần “nghe đọc”.
Trong năm 2005-2006 tôi đã phấn đấu thi giáo viên giỏi cấp cơ sở và
chọn đề tài” Những biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn chính tả
phần nghe đọc”
Như đã nêu trên đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt
phân môn chính tả phần nghe đọc” sẽ góp phần giúp học sinh lớp 5 nói
1
riêng và học sinh tiểu học nói chung, bước đầu hình thành kỹ năng viết
đúng chính tả trong giờ học chính tả và trong quá trình học tập, sử dụng
chữ viết Tiếng Việt trong giao tiếp.
Đề tài này đã được tôi nghiên cứu và thực hiện năm trước (2004-2005)
và tôi tiếp tục thực hiện đề tài này( 9/2005). Qua các biện pháp tôi đã thực
hiện được, xem xét, đối chiếu các đề tài hiện nay, đề tài của tôi có phần
khác vì tôi tập trung vào những việc làm của giáo viên nhằm cung cấp, rèn
luyện cho học sinh nhớ và thực hành viết đúng chính tả.
Đề tài này tôi áp dụng trên đối tượng là học sinh lớp 5 của tôi phụ
trách tại điểm trường ấp 6 Tân Lập.
PHẦN 1: THỰC TRẠNG
ua những năm giảng dạy tại Trường Tiểu học Tân Lập A. Tôi theo
dõi liền gần đây thấy học sinh lớp tôi học yếu nhất là môn chính
tả(nghe đọc). Kết quả cụ thể như sau:
Q
Năm học Lớp
SS Giỏi Khá TB Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
2003-2004 4 21 6 28,6% 7 33,3% 3 14,3% 5 23,8%
2004-2005 4 20 4 20% 6 30% 3 15% 7 35%
Từ những số liệu ở bảng trên cho thấy:
2
_Năm học 2003-2004 chỉ có 61,9% học sinh khá giỏi phân môn chính
tả và còn 38,1% học sinh chính tả trung bình, yếu.
_ Năm học 2004-2005 chỉ có 50% học sinh khá-giỏi phân môn chính
tả, còn 50% học sinh học chính tả trung bình yếu.
Nguyên nhân của tình hình nêu trên là do:
_Về phía giáo viên đứng lớp.
Trong giảng dạy giáo viên chưa thể hiện hết sự tận tụy trong nghề
nghệp. Gíao viên chỉ cần dạy đủ chương trình chứ không tận tình chỉ dẫn
_ Về phía học sinh
+ Một phần do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương, phát âm còn
sai những từ có phụ âm đầu dễ lẫn như: r / g, ch/ tr, v/d/g…
+ Đa số học sinh chưa hiểu ích lợi của việc viết đúng chính tả, học
sinh chưa có phương pháp học tập, một số học sinh còn lười học tập.
_ Về phía phụ huynh học sinh:
+ Trong lớp trên dưới 90% cha mẹ học sinh đều làm nghề nông,
không có thời gian kèm cặp con cái học và chiếm một phần lớn phụ huynh
học sinh không quan tâm đến việc học tập của con cái, gia đình chưa xác
định đúng vai trò của việc học, gia đình cho con mình đi học miễn sao cho
con em biết đọc và viết được là đủ rồi
Từ thực trạng vừa nêu trên tôi nhận thấy cần phải có những giải pháp
cụ thể phù hợp với lớp nhằm giúp học sinh lớp 5 của tôi học tốt phân môn
chính tả(nghe đọc)
3
PHẦN 2: GIẢI PHÁP
ể học sinh viết tốt hơn phần chính tả nghe đọc, tôi lần lượt áp dụng
các biện pháp sau:Đ
1/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.1 Chuẩn bị của giáo viên
Trước khi dạy một bài chính tả mới. Tôi cần nắm vững kiến thức
thuộc nội dung bài dạy và có phương pháp dạy phù hợp để cung cấp kiến
thức cho học sinh nhằm giúp học sinh dễ ghi nhớ mà viết đúng chính tả.
Ngoài việc tôi cần đọc kỹ bài chính tả nhiều lần, tôi còn phải dự kiến
các từ khá nếu học sinh chưa phát hiện ra khi chuẩn bị bài ở nhà. Tôi còn
chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi ý cho phần bài viết và bài tập thực hành
1.2Chuẩn bị của học sinh:
Tôi yêu cầu từ đầu năm mỗi học sinh trong lớp đều có 2 quyển vở học
chính tả, một quyển vở ở lớp và một quyển vở ở nhà, bảng con, phấn…
Ngày hôm sau viết chính tả bài “Em bé”. Trước đó tôi dặn học sinh về nhà
viết trước bài đó vào vở chuẩn bị ở nhà, sau đó đọc bài từ 4-5 lần và tìm
4
các từ khó trong bài viết, dùng bút chì gạch chân các từ khó viết vào bảng
con. Làm như vậy nhằm giúp học sinh đọc hiểu nội dung bài chính tả, rèn
luyện chữ viết và giúp học sinh viết chính tả nhanh và ít sai hơn.
2/ Phát huy tính tích cực chủ động trong học tập phân môn chính
tả của học sinh
2.1 Tăng cường việc tri giác chữ viết bằng thị giác cho học sinh:
Muốn ngăn ngừa lỗi chính tả cho học sinh tôi giúp các em ghi nhớ chữ
viết gắn liền với nghĩa của từ: Từ có vấn đề chính tả, cách tốt nhất là cung
cấp cho học sinh từ trong ngữ cảnh. Mỗi tiết học có thể cung cấp cho học
sinh nhiều từ trong một hoặc nhiều ngữ cảnh. Ngữ cảnh có ý nghĩa đặc
biệt, giúp học sinh nắm được nghĩa của từ dễ dàng, nhẹ nhàng làm điểm tựa
cho trí nhớ.
Khi cần sử dụng từ, nếu còn phân vân về chữ viết, các em sẽ liên
tưởng đến ngữ cảnh và suy luận ra cách viết chữ. Trong một tiết dạy chính
tả tôi tạo điều kiện cho học sinh trở đi trở lại với từ cần ghi nhớ nhiều lần.
Chẳng hạn lần 1: Vào bài học tôi yêu cầu học sinh đọc thầm bằng mắt,
ngữ cảnh để hiểu nghĩa từ và nhớ ngữ cảnh.
Lần 2: Tôi yêu cầu học sinh lựa chọn các từ trong ngữ cảnh vừa cung
cấp để điền vào một ngữ cảnh khác
Lần 3: Tôi cho học sinh đặt câu với từ vừa học, tìm từ láy, từ ghép với
tiếng có vấn đề chính tả… Chưa kể việc học sinh thực hiện bài tập về nhà
và kiểm tra bài cũ ở buổi học sau. Trong một tiết, học sinh đã được mắt
nhìn tay viết chữ có vấn đề chính tả nhiều lần.
Ví dụ: Bài chính tả “Xóm tôi”(TV5 )
Lần 1: Em hãy đọc thầm các câu sau đây và tìm tiếng có phụ âm đầu x
Học sinh tìm: xôi, xúp, xanh, xuống
Lần 2: Em hãy lựa chọn từ có phụ âm x đầu tiếng trên đây để điền vào
câu sau:
5
“Tưới cho tươi mát một vùng lúa ….”
Lần 3: Em hãy tạo từ ghép có tiếng”xanh”(xanh xanh, xanh xao)
_Em hãy tạo từ láy có tiếng”xanh”( xanh tươi, xanh ngắt…)
Lần 4: Em hãy đặt câu với mỗi từ xanh, xanh tươi, xanh ngắt
Những thao tác trên tôi đã cho các em thực hiện điền từ, đặt câu, tạo
từ đều được thực hiện bằng mắt và tay, giảm nói và đọc
2.2Tăng cường thao tác phân tích chữ viết ở hoc sinh
Lỗi chính tả có thể xảy ra ở âm và vần trong tiếng việt. Vì vậy, tôi cho
học sinh phân tích chữ viết để có tác dụng ghi nhớ chữ viết, khắc sâu cách
viết đi liền với nghĩa từ mà nó biểu đạt. Việc phân tích chữ viết này là phải
để cho học sinh làm. Khi tiến hành phân tích chữ viết tôi buộc học sinh
phải quan sát chữ viết một cách tường tận buộc học sinh phải viết ra chữ,
thao tác nhiều, chữ và nghĩa sẽ gắn chặt vào trí nhớ, chắc chắn lỗi viết của
học sinh sẽ giảm. Tôi đưa ra một biểu bảng giáo viên làm mẫu một từ, còn
lại tôi lần lượt cho học sinh trung bình yếu làm tiếp.
Với phương pháp này, tôi yêu cầu mỗi học sinh tự tìm từ khó rồi phân
tích theo mẫu cho sẵn. Như vậy mỗi học sinh có thể tự tìm và phân tích
được nhiều từ
Ví dụ: Dạy bài” Những con đường ở Trường Sơn”
Từ hoặc cụm từ Chữ Phụ âm đầu vần Dấu thanh
Trường Sơn Trường
Sơn
Tr
S
ương
ơn
huyền
ngang
đoàn xe đoàn
xe
đ
x
oan
e
huyền
ngang
trong long suối
trong
lòng
suối
tr
l
s
ong
ong
uôi
ngang
huyền
sắc
đan nhau … … … …
6
… … … …
… … …
…
…
…
…
…
…
…
…
2.3Tăng cường yêu cầu học sinh tự chữa lỗi chính tả:
Khi chấm bài chính tả, tôi chỉ cho học sinh thấy loại mà thường mắc.
Tôi yêu cầu những em thường mắc lỗi chính tả trả lời câu hỏi
_ Trong bài chính tả vừa qua em thường mắc các lỗi nào?
_Những lỗi đó ở bộ phận nào của tiếng?
_Khi học sinh đã có biết được lỗi của mình thường mắc, nếu gặp
những chữ có “vấn đề chính tả” của mình thì các em sẽ thận trọng hơn khi
viết chữ. Trong lúc soát lại bài viết, tôi đưa ra mẫu đúng, yêu cầu học sinh
phân tích chữ viết các em sẽ thấy được lỗi của mình và tự chữa. Tôi kiểm
tra việc chữa lỗi của học sinh. Dần dần năng lực tữ kiểm tra và tự chữa lỗi
của các em được hình thành.
3/ Tạo hứng thú học tập cho học sinh
Trong giờ học chính tả, để học sinh hứng thú học tập khi học sinh phát
biểu đúng, làm đúng các bài tập khó, tôi cần động viên, khuyến khích khen
thưởng kịp thời.
Phần luyện tập trong viết chính tả cũng rất quan trọng, để học sinh làm
tốt phần luyện tập tôi cần sử dụng những phương pháp dạy học thích hợp
gây hứng thú học tập cho học sinh. Tuỳ theo nội dung phần bài tập, tôi có
thể cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp nhóm (tổ) nhằm tránh sự nhàm
chán cho học sinh khi học phân môn chính tả.
Ví dụ: Dạy bài” Lên đường đánh giặc Mĩ”
Bài tập 1:: Điền ang hoặc oang vào chỗ trống.
Tôi hướng dẫn học sinh chơi trò chơi tiếp sức, trước tiên học sinh nêu
yêu cầu bài tập, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bải tập. Sau đó, tôi chia lớp
thành 2 dãy (mỗi dãy chọn ra 7 em).
7
Tôi chia bảng làm 2 cột có ghi sẳn bài điền, mời 2 dãy thi đua lên
bảng điền đúng và nhất. Mỗi em điền một từ rồi chuyền phấn cho bạn. Hết
thời gian qui định, các nhóm ngừng viết.
_ Cả lớp cùng nhận xét, tuyên dương dãy làm đúng và nhanh.
Tạo hứng thú học tập cho học sinh nhằm giúp học sinh ham thích học
chính tả, học sinh không những đọc đúng, viết đúng chính tả và còn mở
rộng được một số từ ngữ, mở rộng hiểu biết về cuộc sống.
4/ Thống nhất giữ học sinh với giáo viên trong cách đọc, cách phát
âm; Rèn chính tả qua các môn học khác:
4.1 Thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong cách đọc và cách phát
âm.
Trong tiết chính tả nghe đọc, ngoài các cách ghi nhớ bằng nghĩa từ, từ
trong ngữ cảnh mà cách đọc của giáo viên cũng là một phần rất quan trọng.
Do đó tôi thống nhất với học sinh để phân biệt và nhận biết các từ có phụ
âm đầu là ch/ tr, x/s, r/d/gi…
Ví dụ:
Ch: đọc bình thường
Tr: đọc đưa lưỡi lên vòm miệng
X: đọc bình thường
S: đọc cong lưỡi lên
R: đọc cong lưỡi lên
D: đọc bình thường
Gi: đọc xì hơi ra
Bên cạnh việc thống nhất cách đọc với học sinh tôi còn kết hợp cho
học sinh thực hành với bài tập rèn luyện kĩ năng viết chính tả để học sinh
lĩnh hội ngay và ghi nhớ. Khi học sinh điền xong, tôi yêu cầu học sinh phát
âm đúng như hướng thống nhất.
Ví dụ: Dạy bài” Xóm tôi”
8
Điền vào chỗ trống s hoặc x
_Mương …óm tôi bắt cong…ườn núi
Phai làng anh đào lủi ven rừng
Đôi dòng nước chảy tong bừng
Tưới cho tươi mát một vùng lúa…anh
_Xóm trên làng dưới ta cùng
Mương phai đào….ửa cho dòng nước….uôi
Ví dụ 2: Dạy bài” Dưới đáy biển”
_ Điền r/ d/gi vào chỗ trống.
_ Lửa cháy… ừng …ực
_ Dạo này công việc…ồn…ập quá
_Dừng có…ại…ột nghe theo những lời đồn nhãm
Ví dụ 3: Dạy bài “Buổi sáng ở Thành Phố Hồ Chí Minh”
Điền vào chỗ trống ch/ tr
Trên…ời có đám mây xanh
Ở giữa mây…ắng, xung quanh mây vàng
_ Cơn đằng đông vừa…ông vừa …ạy
Côn đằng nam vừa làm vừa …ơi
Với phương pháp dạy chính tả này, học sinh lĩnh hội chính xác, phát
âm đúng và nhớ lâu
4.2 Học sinh viết đúng chính tả qua các môn học khác
Đọc đúng sẽ giúp học sinh viết đúng chính tả . Chính vì vậy, để khắc
phục tình trạng học sinh viết sai chình tả, người giáo viên cần hướng dẫn
học sinh phát âm chuẩn tiếng việt qua các môn, phân môn khác như: tập
đọc, tập làm văn, toán, đạo đức…
Tôi rèn luyện cho học sinh học tốt ở phân môn Tập đọc, tập trung sửa
sai các âm,vần khó hoặc dễ lẫn lộn do cách phát âm của địa phương.
9
Ví dụ: ch/tr, s/x, ang/an, it/ich, r/d/gi… Trong Tiếng Việt phân môn
Tập đọc tạo nền móng vững chắc cho phân môn chính tả.
Chẳng hạn dạy bài” Bà cụ bán hàng nước chè” Tôi cần hướng dẫn học
sinh đọc các từ khó sau: diễn viên tuồng chèo, rợp bóng, chõng tre…
Ngoài ra khi dạy phân môn Tập làm văn tiết tả bài viết, tôi cũng cần
hướng dẫn cho các em soát lỗi, chữa từ, câu rất tỉ mĩ để các em thấy được
chỗ sai, rút kinh nghiệm và có hướng viết chính tả tốt hơn.
5/ Sử dụng các mẹo luật, quy tắc chính tả.
Đối với học sinh tiểu học phương án này tương đối có hiệu quả nhất,
bởi vi tư duy”máy móc”, trí nhớ”máy móc” của các em chiếm ưu
thế là thích ứng cho việc xây dựng các mẹo luật vừa dễ nhớ vừa áp dụng
lúc viết.
Ví dụ 1
Mẹo quy tắc dành cho một số phụ âm đầu dễ nhầm.
Chữ: ng, g ghép được o,ô,ơ,a,ă,â,u,ư
Chữ ng, g không ghép được e,ê,i(không có nghĩa)
Chữ ngh, gh chỉ ghép được e, ê, i
Sau chữ “q” không ghép được chữ o mà phải viết là u
Ví dụ 2: căn cứ vào nghĩa từ vựng ta có mẹo chính tả của cặp ch/tr
Ch
+ Chỉ đồ dùng trong nhà: chăn, chiếu, chảo, chén, chổi, chõng,
chậu….
+Chỉ tên những người thân thuộc: cha, chú, chị, chồng, cháu,….
Sử dụng mẹo luật, quy tắc chính tả là giúp các em khi gặp các từ viết
trên các em nhớ ngay ra chữ viết, không còn lúng túng phân vân khi viết
chính tả.
6/ Kết hợp với phụ huynh học sinh và các lực lượng khác
10
Ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp, tôi cần tìm hiểu chất lượng học
chính tả của từng em để tôi định hướng giúp đỡ, uốn nắn cho những em
viết yếu theo yêu cầu riêng. Tôi đến thăm từng gia đình học sinh, đặc biệt
traođổi với phụ huynh các em học yếu chính ta (Minh Phong, Thế Hiển.
Hoài Thương, Cảnh), nêu nguyên nhân các em học yếu môn này, để trao
đổi tìm hướng giúp em học tốt hơn
Còn đối với các em lười học tập, tôi luôn kiểm tra, uốn nắn hàng ngày,
thường xuyên phụ đạo đúng theo lịch quy định một tuần 2 buổi, củng cố lại
kiến thức, luật chính tả để giúp các em học tốt hơn. Ngoài ra tôi còn kết
hợp Ban giám hiệu và tổng phụ trách để nhắc nhở những em lười học nhằm
giúp các em học tốt hơn.
11
PHẦN 3: KẾT QUẢ
ới các biện pháp đã đặt ra mà tôi nêu trên, tôi đã áp dụng trong suốt
năm học, thường xuyên theo dõi chuyển biến của học sinh. Qua
từng tháng, tôi nhận thấy học sinh của mình đã có nhiều tiến bộ trong học
tập môn chính tả nói chung và chính tả nghe đọc nói riêng. Các em viết ít
sai lỗi hơn, về lỗi phụ âm đầu, lỗi về vần được giảm dần. Việc luyện đọc,
viết ở nhà giúp các em viết đúng bài viết khi học trên lớp. Việc giải các bài
tập, vận dụng các mẹo luật chính tả, đọc sách báo nhiều lần giúp các em
viết các bài kiểm tra luôn ít sai chính tả. Kết quả thống kê ở cuối HKI năm
2005-2006 tôi nhận thấy chất lượng lớp tôi đã có sự chuyển biến
V
Đầu năm
2005-2006
SSHS
Giỏi Khá TB
Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
20 4 20% 5 25% 5 25 6 30%
Giữa HKI 20 4 20% 6 30% 6 30% 4 20%
Cuối HKI 20 6 30% 6 30% 6 30% 2 10%
Việc nghiên cứu các giải pháp trên, đã giúp chất lượng ở phân môn
chính tả của lớp tôi đạt học sinh khá giỏi tăng và số học sinh trung bình-yếu
giảm
Đến cuối năm phấn đấu tỉ lệ học sinh viết chính tả yếu không còn.
12
KẾT LUẬN
ua thời gian tích cực, kiên trì thực hiện, chất lượng học phân môn
chính tả(nghe đọc) của học sinh lớp tôi có chuyển biến tốt. Để thực
hiện kết quả trên người giáo viên cần chú ý.
Q
_Xác định yêu cầu rèn luyện kĩ năng đọc đúng, viết đúng chính tả là
nhiệm vụ trọng tâm.
-Ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp giáo viên cần tìm hiểu chất lượng
học chính tả của từng em.
Để giáo viên định hướng giúp đỡ , uốn nắn kịp thời cho từng em theo
yêu cầu riêng
_ Giáo viên cần kiên trì, tích cực các việc dạy dỗ, kiểm tra thường
xuyên việc chuẩn bị, luyện viết từ khó ở nhà cho học sinh
_Sử dụng phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp, sử dụng mẹo luật
chính tả giúp học sinh chủ động tự tìm ra kiến thức, thể hiện ý kiến suy
nghĩ của mình một cách độc lập sáng tạo, nhằm cho học sinh ghi nhớ từ
khó và học tốt bài chính tả trên lớp.
_Tạo nhiều hứng thú trong học tập nhằm giúp học sinh ham thích
học, say mê học chính tả hơn. Hàng tháng, tuần giáo viên cần tổng kết và
biểu dương những tổ, cá nhân đã được nhiều bông hoa điểm 10 nhất ở phân
môn chính tả. Đồng thời có kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu chính tả để
cung cấp lại những kiến thức mà các em chưa nắm bắt được.
_Kết hợp Ban giám hiệu nhà trường, tổng phụ trách, phụ huynh học
sinh để kiểm tra nhắc nhở, động viên đối với những em lười học tập.
Đề tài này áp dụng ở lớp 5 Trường Tiểu học Tân Lập A. Đối tượng
nghiên cứu là học sinh trường Tiểu học Tân Lập A.
Thời gian tới, tôi hy vọng rằng nếu là người giáo viên dạy lớp phải
biết vận dụng các giải pháp một cách sáng tạo, hợp lý và đồng thời phải
13
đựoc sự quan tâm của phụ huynh học sinh, sự hỗ trợ của nhà trường thì kết
quả sẽ tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Sách Tiếng Việt 5 tập 1 NXB GD, 1998
2/ Giáo dục tiểu học 2/1999
14
3/ Trần Văn Sáu” Phương pháp dạy học Tiếng Việt tiểu học”
4/ TS Bùi Văn Sơm”Hướng dẫn cán bộ quản lý trưởng học và giáo
viên viết sáng kiến kinh nghiệm”NXB Tổng hợp TP Ho Chí Minh, năm
2005
5/ GS.TS Nguyễn Như Ý” Sổ tay chính tả tiểu học”
15