Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thay đổi kiến thức của người cha về nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu phát hiện từ chương trình can thiệp cộng đồng hướng tới người cha tại khu vực nông thôn việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.05 KB, 7 trang )

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2012, Số 24 (24) 43
Thay đổi kiến thức của người cha về nuôi con
bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu -
Phát hiện từ chương trình can thiệp
cộng đồng hướng tới người cha tại khu vực
nông thôn Việt Nam
Trần Hữu Bích (*), Đinh Thò Phương Hòa (*)
Giới thiệu: Vai trò của người cha trong mối liên quan tới dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ nhỏ đã
được nhìn nhận ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên chỉ có một số ít nghiên cứu về hiểu biết và vai
trò của người cha trong nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nghiên cứu
này kiểm đònh giả thuyết về sự cải thiện kiến thức của người cha sau chương trình can thiệp giáo dục
sức khỏe cộng đồng, sử dụng thiết kế nghiên cứu phỏng thực nghiệm, trước-sau, có đối chứng. Tại
giai đoạn trước can thiệp, 251 cặp vợ chồng có vợ đang mang thai được chọn vào can thiệp
(CHILILAB Chí Linh) và 241 cặp tương ứng được chọn vào nhóm không can thiệp (Thanh Hà). Đối
tượng can thiệp là những người cha có vợ đang mang thai. Hình thức can thiệp là các hoạt động
truyền thông qua loa đài, tư vấn cá nhân và nhóm; các hoạt động vui chơi tại cộng đồng cùng với
các sản phẩm truyền thông như pano, tờ rơi, cốc và áo phông có in hình ảnh và thông điệp của chương
trình được gửi tới người cha. Sau can thiệp, kiến thức về NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng của người
cha ở đòa bàn can thiệp được cải thiện một cách đáng kể so với người cha tại đòa bàn không can thiệp.
Kiến thức về khái niệm đúng, tầm quan trọng của NCBSM hoàn toàn và thời gian NCBSM hoàn toàn
là 6 tháng của người cha ở đòa bàn can thiệp cao hơn gấp 2,6 lần, 1,86 lần và 1,9 lần so với người
cha ở đòa bàn không can thiệp.Chương trình đã thành công trong cải thiện kiến thức của người cha
về NCBSM hoàn toàn. Các hoạt động can thiệp cần tiếp tục duy trì và mở rộng tại Chí Linh và Hải
Dương cũng như nghiên cứu việc triển khai can thiệp trên qui mô lớn hơn nữa để tăng cường kiến
thức của người cha nhằm hỗ trợ NCBSM hoàn toàn.
Từ khóa: Người cha, thay đổi kiến thức, nghiên cứu can thiệp, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
Changes in the fathers' knowledge on
exclusive breastfeeding for the child's first six
months in life -findings from a community
intervention study in rural area of Viet Nam


Tran Huu Bich (*), Dinh Thi Phuong Hoa (*)
44 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2012, Số 24 (24)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Significant associations between fatherhood-related factors and young child feeding have been
recognized by studies worldwide. Yet, few studies have attempted to explore the fathers' knowledge
and involvement in exclusive breastfeeding (EBF). This study tested a hypothesis of positive changes
of the fathers' knowledge on exclusive breastfeeding after a health education program. A quasi-
experimental, pretest-posttest, non-equivalent control group design was used. At the baseline, 251
pregnant women and their husbands enrolled in the intervention group (CHILILAB Chi Linh) and
241 comparable couples enrolled in the control group (Thanh Ha). The one-year intervention
targeting fathers comprised radio programs, game show-style community events, short videos to
trigger fathers' problem solving, posters, pamphlets, humorous coffee mugs, T-shirts, group and
individual counseling. It is found that fathers in the intervention group had better knowledge on EBF
than fathers in the control group. Such changes as correct understanding of EBF, importance of EBF
in disease prevention, duration of 6 months for EBF found in percentages before and after survey of
among fathers were respectively 2.6, 1.86 and 1.9 fold in the intervention group than those who were
in the control group. The intervention was effective in significantly changing knowledge of fathers.
The education model should be maintained and replicated in the local context of Chi Linh and Hai
Duong and a larger-scale intervention should be conducted to support exclusive breastfeeding.
Keywords: fathers, knowledge change, intervention study, exclusive breastfeeding
Tác giả:
(*) - TS. Trần Hữu Bích - Giảng viên bộ môn Dòch tễ học, Trường Đại học Y tế Công cộng, 138 Giảng Võ,
Ba Đình, Hà Nội. E.mail:
- PGS. TS. Đinh Thò Phương Hòa - Giảng viên Khoa Y học cơ sở - Trường Đại học Y tế Công cộng.
E.mail:
1. Đặt vấn đề
Lợi ích của việc NCBSM đối với sức khỏe trẻ
em, bà mẹ, gia đình và xã hội đã được thừa nhận.
Đã có nhiều bằng chứng cho thấy vai trò của nuôi
con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng

đầu trong việc ngăn ngừa các bệnh tật và giảm tỷ
lệ tử vong của trẻ nhỏ [15]. Bên cạnh những lợi ích
về mặt y tế, việc NCBSM còn đem lại lợi ích về
kinh tế cho cả gia đình và hệ thống y tế, NCBSM ít
tốn kém thời gian, tiền bạc hơn so với nuôi con bằng
sữa nhân tạo.
Ở nước ta, việc tư vấn và truyền thông về lợi ích
của việc NCBSM và các nỗ lực hỗ trợ thực hành
chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ nhỏ đã được thực
hiện từ những năm của thập kỷ 80, đến nay các hoạt
động này đã được đưa vào các chương trình y tế
quốc gia về sức khỏe bà mẹ và trẻ em [1]. Tuy
nhiên tình hình NCBSM vẫn không đươc cải thiện,
công bố gần đây nhất cho thấy tỷ lệ cho con bú sớm
trên toàn quốc là khoảng 61,7%, tỷ lệ trẻ bú hoàn
toàn đến hết 6 tháng đầu là 19,6%, trong khi đó, các
tỷ lệ này ở Hải Dương là 76% và 4% [14].
Nguyên nhân chính của việc khó khăn trong cải
thiện tình hình NCBSM, đặc biệt là cho trẻ bú sớm
sau sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đã
được nhiều nghiên cứu khẳng đònh.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2012, Số 24 (24) 45
Đó là các rào cản về văn hóa và tôn giáo [12];
là áp lực của gia đình; là quan niệm và nhận thức
sai lầm của bà mẹ về thực hành dinh dưỡng cho trẻ
nhỏ [4]. Thêm vào đó là sự quảng cáo rầm rộ của
các hãng sữa phóng đại về lợi ích của các sản phẩm
thay thế sữa mẹ cùng với sự thiếu thông tin, hiểu
biết, tình trạng sức khỏe của mẹ và con, áp lực công

việc phải đi làm sớm khiến các bà mẹ không tin
tưởng vào khả năng có thể cho con bú hoàn toàn
trong 6 tháng đầu [6], [10 -12]. Một số nghiên cứu
chỉ ra rằng việc thiếu sự hỗ trợ trong giai đoạn cho
con bú cũng làm giảm tỷ lệ cho con bú sớm và bú
mẹ hoàn toàn [12].
Mối liên quan giữa vai trò của người cha/người
chồng trong gia đình với thực hành chăm sóc cũng
như tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhỏ đã được nhiều
nghiên cứu gần đây đề cập đến. Nghiên cứu tiến
hành năm 2006 tại Chí Linh [19] cho thấy việc
người cha tham gia trong việc chăm sóc sức khỏe
của con giúp giảm khả năng bò thiếu cân và thấp còi
ở trẻ nhỏ. Liên quan đến thực hành NCBSM, các
nghiên cứu cũng cho thấy rằng thực hành NCBSM
có mối liên quan với các yếu tố cá nhân và vai trò
của người cha trong gia đình như nghề nghiệp, trình
độ học vấn, sự hài lòng về giới tính của con, sở thích
và thái độ liên quan đến việc chăm sóc dinh dưỡng
cho con [7], [9]. Sự thành công của việc NCBSM
phụ thuộc đáng kể vào sự hỗ trợ về tâm lý và tình
cảm của người chồng đối với vợ [13] và NCBSM
thường bò ảnh hưởng tiêu cực nếu người chồng
không ủng hộ vợ mình trong việc cho con bú [16].
Trong nghiên cứu tiến hành trong năm 2008 tại Việt
Nam, người chồng trong gia đình có một vai trò
quan trọng trong hỗ trợ NCBSM nói riêng, chăm sóc
trẻ nhỏ nói chung, họ tham gia vào nuôi dưỡng,
chăm sóc trẻ và đảm đương việc nhà, hỗ trợ các
công việc như "Giúp vợ chăm sóc và cho con ăn

uống", "Trông con, tắm cho con", "Đôi khi nấu ăn
và giặt giũ, anh ấy đã đỡ đần vợ" [4].
Nhằm cung cấp thêm các thông tin về vai trò của
người cha trong việc hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ, nghiên
cứu này đã đánh giá kết quả của mô hình giáo dục sức
khỏe trong nâng cao sự hiểu biết của người cha về
NCBSM hoàn toàn tại CHILILAB giai đoạn 2010 -
2012. Nghiên cứu kỳ vọng rằng sau 1 năm can thiệp,
tỷ lệ người cha được tiếp cận với can thiệp có kiến
thức tốt hơn về sữa mẹ và lợi ích của việc nuôi con
bằng sữa mẹ hoàn toàn, so với những người cha
không được tiếp cận với chương trình can thiệp.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng thiết kế phỏng thực nghiệm
có đối chứng và so sánh trước sau, được triển khai
trong giai đoạn từ tháng 5/2010 đến đến tháng
9/2011. Đòa bàn can thiệp là CHILILAB bao gồm 3
phường và 4 xã của thò xã Chí Linh - Hải Dương
(CHILILAB là thành viên của Mạng lưới các cơ sở
thực đòa quốc tế INDEPTH). Đòa bàn đối chứng
được chọn là 7 xã/thò trấn của huyện Thanh Hà, nơi
không được tiếp cận với các biện pháp can thiệp đặc
thù của nghiên cứu, có đặc điểm kinh tế văn hóa xã
hội và các chương trình, hoạt động chăm sóc sức
khỏe và dinh dưỡng khá tương đồng nhưng không
giáp với Chí Linh.
Đối tượng nghiên cứu là nam giới cư trú và sinh
sống trên đòa bàn nghiên cứu, có vợ mang thai tuần
thứ 7 đến tuần thứ 30 của thai kỳ tại thời điểm ngày
1 tháng 8 năm 2010. Đối tượng bò loại bỏ ra khỏi

nghiên cứu nếu như ít nhất một trong hai người của
cặp vợ chồng không đủ sức khỏe như bệnh nặng,
các vấn đề tâm thần hoặc thần kinh, bò sẩy thai;
không hợp tác hoặc dời khỏi đòa bàn trong giai
đoạn nghiên cứu. Tổng số 492 nam giới (người
chồng/cha) (251 của CHILILAB và 241 của Thanh
Hà) hội đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được chọn thông
qua việc lựa chọn toàn bộ phụ nữ có thai từ 7-30
tuần dựa trên danh sách phụ nữ có thai tại
CHILILAB và 7 xã, thò trấn của huyện Thanh Hà.
Ở giai đoạn đánh giá kiến thức sau can thiệp đã có
tổng số 46 người cha bò loại bỏ ra khỏi nghiên cứu
do di cư ra khỏi đòa bàn hoặc người vợ bò sẩy thai.
Đặc tính của quần thể bò loại bỏ đã được so sánh
với quần thể còn lại trong nghiên cứu nhằm đảm
bảo tính giá trò của kết quả nghiên cứu. Kết quả
kiểm tra thông qua kiểm đònh Khi bình phương cho
thấy không có sự khác biệt giữa quần thể bò loại bỏ
với quần thể còn lại trong nghiên cứu về các đặc
tính dân số học cơ bản.
Chương trình can thiệp
Can thiệp được thiết kế dựa trên mô hình giáo
dục sức khỏe toàn diện nhằm khuyến khích nuôi
con bằng sữa mẹ với đối tượng đích là người cha sắp
có con (vợ đang mang thai). Việc cung cấp kiến
thức về NCBSM cho người chồng/cha sẽ làm nền
tảng cho việc thay đổi thái độ và sự tham gia của
người cha vào việc hỗ trợ vợ/bà mẹ nuôi con hoàn
toàn bằng sữa mẹ. Hoạt động truyền thông giáo dục
sức khỏe được tiến hành trong cả 2 giai đoạn trước

46 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2012, Số 24 (24)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
sinh và sau sinh được lồng ghép với chương trình
chăm sóc trước sinh, sau sinh và phòng chống suy
dinh dưỡng đang được triển khai trên đòa bàn thò xã
Chí Linh. Các hoạt động can thiệp này được tiến
hành bởi các cán bộ đòa phương với sự giám sát và
hỗ trợ kỹ thuật của cán bộ Trường Đại học Y tế
Công cộng.
Các sản phẩm truyền thông: bao gồm 2 bài phát
thanh, pano, tờ rơi, áo phông, cốc và cúp (phần
thưởng dành cho người cha được đánh giá là "yêu
vợ con hơn") có mang các thông điệp dành cho
người cha về sữa mẹ và NCBSM hoàn toàn. Nội
dung của các thông điệp này được soạn thảo dựa
trên y văn, kết quả nghiên cứu về người cha tại
CHILILAB, các phát hiện về sự thiếu hụt kiến thức
của người cha về NCBSM hoàn toàn từ điều tra ban
đầu. Các chuyên gia tham gia soạn thảo thiết kế các
tài liệu này là những người có kinh nghiệm trong
lónh vực sức khỏe bà mẹ trẻ em, dinh dưỡng, truyền
thông và đồ họa. Các tài liệu này đã được thử
nghiệm qua các giai đoạn khác nhau trước khi được
chính thức đưa vào sử dụng trong chương trình.
Các hoạt động can thiệp nhằm tăng cường kiến
thức nuôi con bằng sữa mẹ của người cha, được bắt
đầu từ 1/ 9/ 2010 đến 1/ 9/2011, bao gồm các hoạt
động sau:
"Truyền thông đại chúng: Những thông điệp
chủ đạo về tầm quan trọng của sữa mẹ, việc nuôi

con hoàn toàn bằng sữa mẹ đối với sức khỏe của
người mẹ và trẻ cũng như cách thức và hoạt động
người cha có thể làm để hỗ trợ người mẹ nuôi con
hoàn toàn bằng sữa mẹ được truyền tải cho cộng
đồng thông qua đài phát thanh của xã 2 lần một
tuần ở 7 xã/phường của CHILILAB. Ngoài ra hai
pano khổ lớn có các hình ảnh và thông điệp liên
quan đến nuôi con bằng sữa mẹ và nội dung các
hoạt động người cha cần làm cũng được treo ở các
cơ sở y tế Chí Linh.
"Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ dành cho người
cha tại trạm y tế: Hai hoạt động tư vấn nhóm và tư
vấn cá nhân (do cán bộ của trạm được đào tạo thông
qua chương trình tiến hành) được thực hiện tại trạm
y tế ở các giai đoạn trước sinh và sau sinh. Tư vấn
nhóm được tổ chức vào ngày 25 hàng tháng, lồng
ghép với hoạt động tiêm chủng và các dòch vụ chăm
sóc sức khỏe và bà mẹ khác của đòa phương. Sản
phẩm truyền thông sử dụng trong các cuộc tư vấn
này bao gồm pano, tờ rơi và tài liệu hướng dẫn tư
vấn người cha về nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
do chương trình soạn thảo. Tổng số các cuộc tư vấn
nhóm được hoàn thành là 49 với sự tham gia của 545
lượt người cha.
"Tư vấn tại hộ gia đình: Tổng số có 4 cuộc tư
vấn cá nhân cho mỗi người cha về nuôi con hoàn
toàn bằng sữa mẹ, do y tế thôn được đào tạo thông
qua chương trình đảm trách, được tiến hành tại hộ
gia đình ở các giai đoạn trước (1 lần) và sau sinh (3
lần). Trong 1 năm can thiệp, y tế thôn đã tiến hành

862 cuộc tư vấn cá nhân cho 240 người cha tại hộ
gia đình. Trong các cuộc tư vấn cá nhân này, y tế
thôn đã trò chuyện, thảo luận với người cha về các
hoạt động và khó khăn mà người cha cần làm, vượt
qua để hỗ trợ bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa
mẹ. Nội dung của các cuộc tư vấn cá nhân này được
thiết kế phù hợp với giai đoạn dinh dưỡng và phát
triển của trẻ từ lúc còn mang thai cho đến hết 6
tháng tuổi.
"Cuộc thi dành cho người cha: Nhằm đánh giá
kiến thức và động viên người cha tham gia vào việc
hỗ trợ bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, cuộc
thi với tiêu đề "Ai yêu vợ con hơn" đã được tổ chức
tại Nhà văn hóa thò xã Chí Linh với sự phối hợp của
Hội Nông dân thò xã, Trung tâm Y tế Chí Linh và
Trường Đại học Y tế Công cộng. Tham gia cuộc thi
là đại diện 35 ông bố được tuyển chọn và luyện tập
từ 7 xã phường của CHILILAB với sự tham dự và
chứng kiến của đại diện chính quyền Thò xã Chí
Linh, Hội YTCC Việt Nam, đại diện Tổ chức Y tế
thế giới (TCYTTG), UNICEF và dự án Sống còn và
Tăng trưởng (Alive and Thrive) tại Việt Nam và
nhiều người dân sống ở thò xã Chí Linh.
Thông tin thu thập và đo lường: Các thông tin
cơ bản về hộ gia đình (đòa dư, loại hộ gia đình hạt
nhân/đa thế hệ, số trẻ, kinh tế hộ), người chồng, vợ
(tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn) đã được thu
thập từ điều tra ban đầu. Thông tin về kiến thức của
người chồng bao về tầm quan trọng và lợi ích của
sữa mẹ, thời gian cho bú sớm và NCBSM hoàn toàn

được thu thập qua phỏng vấn có cấu trúc người
chồng/cha ở hai đòa bàn CHILILAB và Thanh Hà ở
điều tra ban đầu và sau một thời gian can thiệp.
Điều tra sau can thiệp đánh giá kiến thức của người
cha được tiến hành 2 lần (lần 1 vào tháng 3 và lần
2 vào tháng 7 năm 2011) ở nhóm người cha có trẻ
từ 2,5 đến 4 tháng tuổi. Các cuộc đánh giá này do
các điều tra viên được tập huấn và không tham gia
vào các hoạt động can thiệp tại CHILILAB tiến
hành.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2012, Số 24 (24) 47
Phân tích thống kê: Số liệu được nhập bằng
phần mềm Epidata và được chuyển sang phần mềm
SPSS 13 để làm sạch, xử lý và phân tích. Test Khi
bình phương được sử dụng để kiểm đònh sự khác
biệt về kiến thức của người cha giữa hai đòa bàn can
thiệp và đối chứng.
3. Kết quả
Thông tin chung về đối tượng NC tại đòa bàn can
thiệp và chứng trước can thiệp:
Bảng 1 cho thấy nhiều đặc điểm tương đồng về
các chỉ số dân số học cơ bản liên quan đến hộ gia
đình (HGĐ), người cha giữa hai đòa bàn can thiệp
(CHILILAB) và chứng (Thanh Hà). Tuy nhiên, ở
đòa bàn can thiệp, tỷ lệ HGĐ sống ở khu vực nông
thôn ít hơn so với HGĐ sống ở nông thôn ở đòa bàn
chứng với tỷ lệ tương ứng là 62,2% và 86,7%. Ở đòa
bàn can thiệp, tỷ lệ các cặp vợ chồng trong nghiên
cứu chưa có con cao hơn so với đòa bàn chứng.

Kiến thức về NCBSM hoàn toàn của người cha
trước can thiệp.
Số liệu trong bảng 2 cho thấy tỷ lệ người cha
biết đúng tên gọi sữa non, biết thời điểm bú sớm và
thời gian cho bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu không
có sự khác biệt giữa hai đòa bàn can thiệp và chứng.
Kiến thức của người cha tại đòa bàn can thiệp về
khái niệm NCBSM hoàn toàn, về việc bà mẹ nghỉ
ngơi, thoải mái sẽ có nhiều sữa và về việc tiếp tục
cho trẻ bú khi trẻ bò ốm cao hơn so với đòa bàn chứng
với giá trò p tương ứng là 0,003, 0,03 và 0,001. Tuy
nhiên, tỷ lệ người cha biết về tầm quan trọng của
Bảng 1. Thông tin chung của nam giới tham gia
nghiên cứu
Bảng 2. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn
toàn trước can thiệp
Bảng 3. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn
toàn sau can thiệp
48 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2012, Số 24 (24)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
NCBSM hoàn toàn trong phòng bệnh cao hơn ở đòa
bàn chứng, so với đòa bàn can thiệp (p=0,02).
Số liệu trong Bảng 3 cho thấy kết quả đánh giá
kiến thức về NCBSM hoàn toàn của người cha ở đòa
bàn can thiệp, nhìn chung cao hơn có ý nghóa thống
kê so với đòa bàn chứng. Tỷ lệ người cha ở đòa bàn
can thiệp biết kể đúng tên sữa non (89,0%), đúng
thời điểm cho con bú sớm (88,2%) cao hơn so với
sự hiểu biết của người cha ở đòa bàn chứng với tỷ lệ
tương ứng là 72,0% và 73,6%. Đặc biệt, tỷ lệ người

cha biết đúng khái niệm NCBSM hoàn toàn và thời
gian nuôi con NCBSM hoàn toàn là 6 tháng ở đòa
bàn can thiệp (tỷ lệ tương ứng là 86,9% và 85,3%)
cao hơn hẳn so với người cha ở đòa bàn chứng (có tỷ
lệ tương ứng là 59,3% và 65,7%) với giá trò p=0,000.
So sánh sự thay đổi về giá trò phần trăm trước
và sau can thiệp giữa hai đòa bàn can thiệp và chứng
cho thấy đều có sự cải thiện về kiến thức của người
cha về NCBSM hoàn toàn so với trước can thiệp.
Tuy nhiên mức độ cải thiện về kiến thức của người
cha ở đòa bàn can thiệp lớn hơn so với đòa bàn không
can thiệp. Đặc biệt là kiến thức về NCBSM hoàn
toàn như biết đúng đònh nghóa NCBSM hoàn toàn,
tầm quan trọng của NCBSM hoàn toàn trong phòng
bệnh cho trẻ cũng như biết đúng thời gian NCBSM
hoàn toàn là 6 tháng. Tỷ lệ về sự cải thiện kiến thức
(biết đúng sau can thiệp so với trước can thiệp)
tương ứng (với các mục kiến thức kể trên) ở đòa bàn
can thiệp cao gấp 2,6 lần, 1,86 lần và 1,9 lần so với
đòa bàn không có can thiệp.
4. Bàn luận
Mặc dù một số kiến thức về NCBSM hoàn toàn
đã có sự khác biệt giữa hai đòa bàn trước khi can
thiệp, tuy nhiên phân tích sự thay đổi sau can thiệp
giữa hai đòa bàn cũng như sự khác biệt về tỷ lệ phần
trăm thay đổi trước - sau can thiệp giữa hai đòa bàn
đã cho thấy kiến thức về NCBSM hoàn toàn của
người cha đã nâng cao rõ rệt sau can thiệp và so với
đòa bàn không can thiệp. Người cha hiểu biết hơn là
cần phải cho con bú mẹ sớm trong vòng một giờ sau

sinh, để bà mẹ có thể cho nhiều sữa thì họ cần phải
được nghỉ ngơi và thoải mái, biết được nuôi con
hoàn toàn là "không ăn, uống bất cứ một đồ ăn thức
uống nào khác ngoài sữa mẹ" và thời gian nuôi con
bằng sữa mẹ hoàn toàn là 6 tháng đầu. Đây là những
kiến thức mà tỷ lệ hiểu biết đúng thường là thấp,
ngay cả đối với nhân viên y tế [2], [3]. Kiến thức về
NCBSM hoàn toàn giúp trẻ phòng bệnh được cải
thiện từ 36,6% (trước can thiệp) lên 70,2% (sau can
thiệp). Tỷ lệ biết đúng về các kiến thức này tương
tự như kết quả của một nghiên cứu so sánh kiến thức
của hai nhóm người cha có vợ cho con bú và nhóm
người cha có vợ không cho con bú với tỷ lệ tương
ứng là 70% và 40% [5]. Trong nghiên cứu này, tỷ
lệ hiểu biết đúng của người cha về việc cho trẻ tiếp
tục bú mẹ ngay cả khi trẻ bò bệnh không có sự thay
đổi nhiều so với đòa bàn không can thiệp ở đánh giá
sau can thiệp (97,8% so với 94,9%). Sự khác biệt
không nhiều này có lẽ do tỷ lệ hiểu biết đúng của
người cha ở đòa bàn can thiệp đã quá cao (90,7%)
và cao hơn so với đòa bàn không can thiệp (79,7%)
ở giai đoạn trước can thiệp. Sự cải thiện về kiến
thức nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn của người cha
là nền tảng tốt cho sự thay đổi thái độ và sự tham
gia của họ vào việc hỗ trợ bà mẹ NCBSM hoàn
toàn trong 6 tháng đầu. Những phát hiện này chỉ ra
rằng kiến thức về NCBSMHT của người cha trong
đòa bàn nghiên cứu của chúng tôi chắc chắn có thể
cải thiện được, tương tự như kết quả đã được đề cập
trong các nghiên cứu quan sát trước đây về vai trò

của người cha trong hỗ trợ NCBSM và nuôi dưỡng
trẻ nhỏ [17], [18]. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở
Việt Nam có đối tượng can thiệp là người cha nhằm
mục đích thay đổi kiến thức và sau đó khuyến khích
vai trò của họ, như là một nguồn lực tại hộ gia đình,
trong việc đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ với sự
tham gia của cộng đồng, hệ thống y tế và đoàn thể.
Hạn chế của nghiên cứu này là sự "phơi nhiễm" của
người cha đối với chương trình can thiệp không
đồng đều do đối tượng phụ nữ có tuổi thai trải rộng
từ 7-30 tuần nên có thể ảnh hưởng đến sự hiểu biết
của người chồng của các phụ nữ ở các giai đoạn
mang thai khác nhau. Tuy nhiên hạn chế này không
tác động đến giá trò của kết quả nghiên cứu khi so
sánh với đòa bàn không can thiệp.
5. Kết luận và khuyến nghò
Các hoạt động can thiệp như truyền thông đại
chúng, tư vấn nhóm và tư vấn cá nhân tại trạm y tế
xã, hộ gia đình, cuộc thi "Ai yêu vợ con hơn" nhắm
tới người chồng/ cha do nhân viên y tế cơ sở tiến
hành khi lồng ghép với các hoạt động chăm sóc sức
khỏe cộng đồng tại đòa phương đã cải thiện sự hiểu
biết của người cha về NCBSM hoàn toàn trong 6
tháng đầu. Sự thay đổi này quan sát thấy thông qua
các so sánh kiến thức tại giai đoạn đầu, sau can thiệp
và khi so sánh phần trăm thay đổi trước và sau can
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2012, Số 24 (24) 49
thiệp giữa đòa bàn can thiệp và không can thiệp. Vì
đây là cách tiếp cận mới hướng tới một đối tượng can

thiệp mới nên cần được khuyến khích mở rộng, duy
trì và đánh giá tiếp tục tại thò xã Chí Linh cũng như
ở qui mô lớn hơn tại những đòa phương có bối cảnh
kinh tế, văn hóa xã hội tương đồng với Chí Linh.
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Chính quyền
và nhân dân thò xã Chí Linh, Văn phòng thực đòa
CHILILAB cùng đội ngũ điều tra viên, giám sát
viên, nhập liệu viên đã tham gia, thu thập, cung cấp
số liệu và hỗ trợ chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2006). Kế hoạch hành động nuôi dưỡng trẻ nhỏ
2006-2010. [Internet]. 15/3/2009. URL:
/>etail.aspx
2. Đinh Thò Phương Hòa (2009). "Kiến thức, thực hành của
bà mẹ về giữ ấm và cho trẻ bú sớm ngay sau khi đẻ". Y học
Thực hành. 1: 111-113.
3. Trần Chí Liêm, Đinh Thò Phương Hòa (2009). "Đánh giá
kiến thức cán bộ y tế và trang thiết bò tại các trạm y tế xã về
chăm sóc trẻ sơ sinh". Y học thực hành. 5: 2-3.
Tiâếng Anh
4. Almroth S, Arts M, Quang N D, Hoa P T, Williams C
(2008). Exclusive breastfeeding in Vietnam: an attainable
goal. Acta Paediatr. 97(8): 1066-9
5. Bromberg B-YN, Darby L (1997). Fathers and
breastfeeding: a review of the literature. Journal of Human
Lactation. 13: 45-50
6. Dearden KA, Quan le N, Do M et al (2002). Work outside
the home is the primary barrier to exclusive breastfeeding

in rural Viet Nam: insights from mothers who exclusively
breastfed and worked. Food Nutr Bull. 23(4 Suppl):101-8
7. Duong D V, Binns C, Lee A H (2005). Introduction of
complementary food to infants within the first six months
postpartum in rural Vietnam. Acta Paediatr. 94 (12): 1714-
1720
8. Duong D V, Binns C W, Lee A H (2004). Breast-feeding
initiation and exclusive breast-feeding in rural Vietnam.
Public Health Nutr. 7(6): 795-9
9. Duong D V, Lee, A H, Binns C W (2005). Determinants
of breast-feeding within the first 6 months post-partum in
rural Vietnam. J Paediatr Child Health. 41(7): 338-43
10. Fjeld E, Siziya S, Katepa-Bwalya M, et al (2008). No
sister, the breast alone is not enough for my baby' a
qualitative assessment of potentials and barriers in the
promotion of exclusive breastfeeding in southern Zambia.
International Breastfeeding Journal. 3(1): 26.
11. Forster D, McLachlan H, Lumley J (2006). Factors
associated with breastfeeding at six months postpartum in a
group of Australian women. International Breastfeeding
Journal. 1: 18
12. Glover M, Waldon J, Manaena-Biddle H, Holdaway
M, Cunningham C (2009). Barriers to best outcomes in
breastfeeding for Maori: mothers' perceptions, whanau
perceptions, and services. J Hum Lact. 25(3): 307-16
13. Ingram J, Johnson D (2004). A feasibility study of an
intervention to enhance family support for breast feeding in
a deprived area in Bristol, UK. Midwifery. 20(4): 367-79
14. Le D.T, Nguyen H.T, Tran TD, Nguyen H P, Nemat H
(2010). Nutrition Surveillance 2010. VietNam Nutrition

profile 2010. Published by Alive & Thrive, NIN and
UNICEF.
15. López-Alarcón M, Villalpando S, Fajardo A (1997).
Breast-feeding lowers the frequency and duration of acute
respiratory infection and diarrhea in infants under six
months of age. J Nutr. 127(3):436-43.
16. McIntyre E, Hiller J E, Turnbull D (1999). Determinants
of infant feeding practices in a low socio-economic area:
identifying environmental barriers to breastfeeding. Aust N
Z J Public Health. 23(2): 207-9
17. Rempel L A, Rempel J K (2011). The Breastfeeding
Team: The Role of Involved Fathers in the Breastfeeding
Family. J Hum Lact. 27: 2 115-121
18. Tohotoa J, Maycock B, Hauck Y, et al (2009). Dads
make a difference: an exploratory study of paternal support
for breastfeeding in Perth, Western Australia. International
breastfeeding journal. 4:15
19. Tran Huu Bich (2009). Father's Involvement and Child
Development. Evidence from a Rural area of Viet Nam.
LAP Publication. 96-100

×