| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 43
Tìm hiểu việc khuyến khích sử dụng bao cao su
cho vò thành niên và thanh niên tại một số
quốc gia trên thế giới
Trần Thò Thu Hương (*)
Xuất phát từ những hạn chế về quan điểm sử dụng bao cao su cũng như những rào cản trong việc
tiếp cận sử dụng bao cao su của vò thành niên và thanh niên Việt nam, bằng phương pháp tổng quan
tài liệu từ các tạp chí chuyên ngành ở nước ngoài, bài báo đã đi sâu tìm hiểu và phân tích việc khuyến
khích sử dụng bao cao su cho vò thành niên và thanh niên tại một số quốc gia trên thế giới nhằm giúp
những nhà quản lý, những nhà hoạch đònh chính sách cũng như các cán bộ hoạt động trong lónh vực
sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình tại Việt nam có được những cách nhìn nhận và các cách
tiếp cận mới trong việc khuyến khích sử dụng bao cao su cho vò thành niên và thanh niên Việt nam.
Các nội dung mà bài báo khai thác bao gồm các quan điểm tích cực về việc sử dụng bao cao su, các
lưu ý khi đặt ra các ưu tiên trong mục đích sử dụng bao cao su, các lý do làm cho việc sử dụng bao
cao su trở thành một văn hóa của lứa tuổi vò thành niên và thanh niên, và cuối cùng là việc làm sao
cho giới trẻ có thể tiếp cận được bao cao su một cách dễ dàng nhất.
Từ khóa: Bao cao su, sử dụng bao cao su, khuyến khích, thanh niên và vò thành niên,
quan hệ tình dục.
Understanding condom use promotion for
adolescents and youth in some countries
around the world
Tran Thi Thu Huong (*)
Based on limitations of Vietnamese adolescents and youth in their perspective for condom use and
barriers in getting access to condom use, and by utilizing the literature review of foreign professional
journals, monographs, this study provides the findings and analysis of condom use promotion among
adolescents and youth in some countries around the world. It also aims to help managers, policy-
44 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
1. Đặt vấn đề
Vò thành niên (VTN) và thanh niên (TN) chiếm
25% tổng dân số ở Việt Nam và được coi là lực
lượng lao động chính cho hiện tại và tương lai của
đất nước. Theo Điều tra Quốc gia về VTN và TN
Việt Nam, tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân
tăng từ 7.6% năm 2003 [1] lên 9.5% năm 2008 [2].
Nguyên nhân cho việc gia tăng quan hệ tình dục
trước hôn nhân đã được chỉ ra trong các nghiên cứu
và các khảo sát như: tuổi dậy thì sớm hơn nhưng tuổi
hôn nhân lại muộn hơn. VTN và TN có quan điểm
hiện đại về quan hệ tình dục trước hôn nhân do ảnh
hưởng của internet, phim ảnh và âm nhạc hiện đại…
Vì vậy, nếu coi quan hệ trước hôn nhân là kết quả
của các nhân tố khách quan thì vấn đề đặt ra là:
quan hệ đó có an toàn không? Liệu họ có tiếp cận
và sử dụng các biện pháp để phòng tránh có thai
cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục và
HIV/AIDS? Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam là một
trong những nước có số ca phá thai cao ở châu Á và
đứng thứ 5 trên thế giới về số lượng ca phá thai.
Điều đáng nói là VTN và TN chiếm tới khoảng 20-
30% của tổng số ca phá thai. Thực tế này đặt ra cho
chúng ta nhu cầu tìm hiểu về thực trạng của việc
tiếp cận và sử dụng các biện pháp tránh thai của
VTN và TN để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
giúp TN và VTN có quan hệ tình dục an toàn, giảm
tỷ lệ phá thai cũng như các bệnh lây truyền qua
đường tình dục và HIV/AIDS.
Hiện nay, trong các biện pháp tránh thai thì bao
cao su là phương tiện tránh thai được TN biết đến
nhiều nhất (95% TN biết đến bao cao cu trong
SAVY 2) và ngoài khả năng tránh thai nó còn phòng
ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS.
Theo kết quả điều tra từ SAVY 1 đến SAVY 2, tuy
đã có sự chuyển biến về hiểu biết và thái độ của
thành niên và VTN về việc sử dụng bao cao su, cụ
thể là tỷ lệ nam nữ cho rằng dùng bao cao su làm
giảm khoái cảm tình dục đã giảm mạnh từ SAVY 1
đến SAVY 2, mức giảm tương ứng là từ 76% xuống
45% đối với nam, và từ 76% xuống 64% so với nữ.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại trong quan điểm về
việc sử dụng bao cao su cũng như các rào cản cho
việc tiếp cận bao cao su của TN và VTN tại Việt
Nam. Những trở ngại được TN nêu nhiều nhất có
liên quan đến đònh kiến có tính đạo đức của xã hội
như cảm giác e ngại, xấu hổ, hay bò người khác thấy
cho là việc không đứng đắn (SAVY 2).
Chính vì vậy, việc tìm hiểu về quan điểm cũng
như những cách thức trong việc khuyến khích sử
dụng bao cao su cho giới trẻ tại các nước khác trên
thế giới là cần thiết cho Việt Nam trong tình hình
makers and activists in reproductive health and family planning field in Viet Nam acquire the updated
views and approaches in promoting condom use for Vietnamese adolescents and youth. Contents
explored in the article cover positive perspectives on condom use, attentions to be taken when
prioritizing the condom use objectives or goals, rationales in making condom use a culture for
adolescents and youth, and finally how to provide the most convenient access to condom for the young
people.
Key words: condom, condom use, promotion, adolescents and youth, sexual activities.
Tác giả
(*) : ThS Trần Thò Thu Hương: Khoa Nghiên cứu Dân số Phát triển, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế.
Điện thoại: 84-4-8 232448. E.mail:
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 45
hiện nay. Bằng phương pháp tổng quan tài liệu, cụ
thể là tập hợp, phân tích các tài liệu đã được xuất
bản trên các tạp chí nước ngoài chuyên về sức khỏe
sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, bài báo sẽ cung
cấp cho độc giả những cách nhìn nhận mới cũng như
những kinh nghiệm hay của một số quốc gia trên thế
giới trong việc khuyến khích giới trẻ tăng cường sử
dụng bao cao su.
1. Quan điểm về việc sử dụng bao cao su: nói
"Có " với bao cao su và "Không" với " Sự kiềm
chế trong tình dục" [3]
Đây cũng chính là nhan đề của bài viết của nhà
biên tập Marge Berer trong tạp chí "Reproductive
Health matters" (được dòch là "Những vấn đề về
Sức khỏe sinh sản"). Tác giả đã chỉ trích chính sách
giáo dục khuyến khích "sự kiềm chế trong tình dục"
đối với giới trẻ mà theo ý kiến của tác giả điều đó
có ngụ ý mang tính hy sinh và tôn giáo, đi ngược lại
mong muốn tự nhiên của con người. Theo ý kiến
của tác giả thì việc cần và nên làm chính là việc
hướng dẫn giới trẻ có quan hệ tình dục an toàn, và
phương tiện hữu hiệu để có thể thực hiện được điều
này chính là bao cao su.
Những lý luận và bằng chứng cho việc cần thiết
sử dụng bao cao su được tác giả đưa ra bao gồm:
- Việc sử dụng bao cao su thường xuyên mang
lại hiệu quả cao, ví dụ như một phân tích tổng hợp
[4] đã chỉ ra rằng, trong số những người tham gia
nghiên cứu có sử dụng bao cao su thường xuyên thì
con số ước tính mắc HIV/AIDS chỉ là <1 người trong
100 người trên 1 năm. Trong khi đó đối với số những
người chưa bao giờ sử dụng bao cao su thì con số
này là 6.7%. Nói cách khác, đối với những người
đang có quan hệ tình dục, việc sử dụng bao cao su
thường xuyên cho mỗi lần giao hợp sẽ mang lại sự
an toàn trong việc phòng chống HIV gấp 7 lần so
với việc không sử dụng.
- Những người ủng hộ cho "sự kiềm chế trong
tình dục" có thể lập luận rằng: nếu bao cao su là
hiệu quả thì tại sao đại dòch HIV vẫn tiếp tục lan
rộng? Tác giả cũng đã đưa ra lập luận rằng không
phải tất cả mọi người đang có nguy cơ lây nhiễm
HIV có sử dụng bao cao su hoặc sử dụng bao cao su
thường xuyên và vì vậy còn rất nhiều việc phải làm
để có thể giúp họ làm được điều đó.
- Phàn nàn lớn nhất về bao cao su đó là việc
giảm khoái cảm. Tác giả đã khẳng đònh rằng tuy
điều đó là đúng nhưng vấn đề chính là nếu để điều
này biến thành một đònh kiến thì sẽ mang lại một
ảnh hưởng xấu. Tất cả những bằng chứng chỉ ra
rằng những tác động tiêu cực của việc sử dụng bao
cao su liên quan đến việc giảm khoái cảm đều khởi
phát liên quan đến trải nghiệm trước khi sử dụng
bao cao su.
2. Khoái cảm và việc phòng ngừa trong
quan hệ tình dục [5]
Chương trình giáo dục sức khỏe tình dục thường
lấy sự quan ngại về những rủi ro về bệnh tật để thúc
đẩy mọi người thực hành tình dục an toàn. Điều này
đưa ra một ấn tượng rằng tình dục an toàn và tình
dục có khoái cảm là tách rời nhau. Tuy nhiên, có
một bằng chứng ngày càng rõ là thúc đẩy tình dục
có khoái cảm có thể dẫn tới sự gia tăng việc sử dụng
thường xuyên bao cao su và các phương pháp khác
của tình dục an toàn. Về vấn đề này, tháng 12 năm
2004 dự án "Khoái cảm trong tình dục" kết hợp với
tổ chức CARE (Campuchia) đã tạo ra khóa học có
tên: "Tình dục, Tình dục an toàn, Khoái cảm trong
tình dục" tại Campuchia nhằm tìm ra những cách
thức phòng ngừa HIV, làm cho tình dục trở nên vừa
an toàn vừa đem lại khoái cảm. Để tạo điều kiện
cho khóa học, đã có một tài liệu được tổng hợp từ
những dự án của những tổ chức trên thế giới đặt
khoái cảm lên trước trong việc phòng chống HIV,
tăng cường sức khỏe tình dục, và chú trọng các
phương tiện nhằm khêu gợi tình dục có bao gồm
tình dục an toàn. Dựa trên những phát hiện của
những tài liệu trên và các nguồn tài liệu thích hợp
khác, nhóm tác giả đã đưa ra hướng dẫn (thu lượm
được từ những kết quả đạt được từ việc khuyến
khích sử dụng bao cao su cho cả nam giới và phụ
nữ) cho những người làm trong lónh vực giáo dục
sức khỏe tình dục nhằm làm tăng cường việc sử
dụng bao cao su và đảm bảo tình dục tốt hơn và an
toàn hơn.
Bắt đầu với quan điểm hiện thực về tại sao mọi
người lại có quan hệ tình dục: điều này yêu cầu
thông điệp trung thực và thẳng thắn giúp mọi người
có tình dục tốt hơn và an toàn hơn
Có được phản hồi và lời khuyên từ đối tượng
người được giáo dục: khoái cảm và sự khêu gợi
trong tình dục thường mang ảnh hưởng từ đặc trưng
văn hóa, vì vậy điều quan trọng là tạo ra khoái cảm
có nhấn mạnh về việc phòng chống HIV phù hợp
với nhu cầu và mong muốn của nhóm đối tượng cần
46 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
giao tiếp. Thông thường chính bản thân họ cũng có
những ý tưởng sáng tạo riêng làm tăng cường sự hấp
dẫn của bao cao su và tăng cường tính bảo vệ của
bao cao su.
Tạo ra sự thoải mải khi nói về chủ đề tình dục
và khoái cảm trong các chương trình giáo dục về
SKSS:
Những nỗ lực làm tăng cường tính hấp dẫn của
bao cao su đòi hỏi có sự thảo luận cụ thể về việc làm
thế nào để bao cao su được cảm nhận tốt hơn. Điều
này yêu cầu người làm trong lónh vực giáo dục sức
khỏe tình dục phải học cách "nói chuyện phiếm" về
các chủ đề ở bên ngoài phòng ngủ. Nếu người đào
tạo của chương trình không thoải mải khi nói về
tình dục và khoái cảm hoặc nếu họ có kiến thức kém
về khía cạnh này thì dự án sẽ không thể thành công.
Có một giải pháp để khắc phục tình trạng trên là cần
mở ra hội thoại mang tính nội bộ về tình dục và
khoái cảm. Ví dụ như ở Namibia: giám đốc một
chương trình về HIV/AIDS đã thêm vào những cuộc
hội thoại về chủ đề tình dục và khoái cảm như là
một phần của đào tạo tại cơ sở về sự nhận biết về
AIDS. Hướng tiếp cận này đã bao quát được tất cả
sự nhìn nhận của các cán bộ tại cơ sở từ cấp lãnh đạo
đến người phục vụ trong những những phần đối
thoại, đầu tiên là về thực tế của họ trong đời sống
tình dục, giúp loại bỏ sự kiêng kỵ khi nói về tình dục
giữa những đồng nghiệp và bạn bè…
Nhấn mạnh về khía cạnh khoái cảm hơn là bệnh
tật: một số dự án tiếp thò xã hội bao cao su cho nam
giới đã cung cấp bao cao su có màu sắc, hương vò,
chất liệu làm tăng cảm giác và sự dễ chòu, cùng với
hình thức đóng gói hấp dẫn cũng lôi cuốn được
những nhóm xã hội và tôn giáo cụ thể. Tuy nhiên,
đôi khi thông điệp họ đưa ra để khuyến khích tăng
cường sử dụng bao cao su vẫn tập trung đầu tiên và
nhiều nhất vào việc phòng chống bệnh
(HIV/AIDS…). Vì vậy, điều quan trọng là cần hướng
tới một sự cân bằng khi đặt ra các mục đích cho việc
khuyến khích sử dụng bao cao su, không những chỉ
là việc phòng ngừa bệnh tật mà còn là khoái cảm
cho người sử dụng.
3. Bao cao su trở thành chuẩn trong quan
hệ tình dục của sinh viên đại học ở
Durban, Nam Phi [6]
Một nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét
những yếu tố góp phần làm tăng cường việc sử dụng
bao cao su cũng như tìm hiểu những rào cản của
việc sử dụng thường xuyên bao cao su của sinh viên
ở Dubai, KwaZulu-Natal, Nam Phi. Khoảng 3/4 số
nam và nữ sinh viên được khảo sát đã báo cáo rằng
họ có sử dụng bao cao su tại lần sinh hoạt tình dục
gần nhất, thể hiện một ước tính về mức độ sử dụng
bao cao su khá tốt tại nước này so với các nước phát
triển. Thêm vào đó là 10% tổng số có sử dụng các
biện pháp tránh thai khác, vì vậy tỷ lệ được bảo vệ
khỏi việc mang thai ngoài ý muốn là 85%. Tỷ lệ sử
dụng bao cao su trên đã đủ cao để chứng minh cho
sự khẳng đònh là: việc sử dụng bao cao su đã trở
thành chuẩn và thói quen trong văn hóa tình dục của
sinh viên Durban. Điều này cũng đã được khẳng
đònh thêm bởi một khảo sát ở diện rộng ở tỉnh
KwaZulu-Natal cũng cho thấy về sự hiểu biết khá
cao về việc sử dụng bao cao su của TN nói chung
tại khu vực này.
Một số yếu tố góp phần cho sự chấp nhận và
hiểu biết về bao cao su của TN như sau:
Thứ nhất việc phòng tránh thai được coi là ưu
tiên hàng đầu, đặc biệt là cho nữ giới, những người
mà việc mang thai ngoài ý muốn được coi là một tai
họa cho công việc học hành cũng như hy vọng cho
một công việc tốt sau này. Mặc dù phá thai được coi
là hợp pháp ở Nam Phi, nó vẫn là điều bò dò nghò và
do vậy việc thực hiện cũng không phải là một điều
nhẹ nhàng.
Thứ 2, những biện pháp tránh thai khác là
không thònh hành vì sự lo ngại về những phản ứng
phụ và những lo ngại cho sự sinh nở sau này sẽ bò
ảnh hưởng nếu có sử dụng hoóc môn. Hơn nữa,
việc sử dụng bao cao su có thể bảo đảm việc tránh
thai ngay trong những quan hệ tình dục mà nguy cơ
nhiễm HIV cũng là mối quan tâm lớn. Không thể
phủ nhận rằng việc thương lượng sử dụng bao cao
su cho mục đích kế hoạch hóa gia đình thì dễ hơn
nhiều so với việc thương lượng để phòng tránh
bệnh lây truyền vì sẽ không bò quy tội về sự tin
tưởng lẫn nhau.
Đáng chú ý là có nhiều phụ nữ hơn nam giới
trong khảo sát đã đồng ý rằng: "Việc có sử dụng bao
cao su hay không là phụ thuộc vào tôi", chỉ có 33%
phụ nữ chấp nhận rằng: "Người đàn ông có ảnh
hưởng lớn hơn người phụ nữ trong việc sử dụng bao
cao su". Đàn ông cũng thừa nhận rằng nếu người
phụ nữ yêu cầu sử dụng bao cao su thì họ phải tuân
theo. Trên thực tế, một số nam giới tỏ ra nghi ngờ
nếu người phụ nữ đồng ý quan hệ tình dục mà không
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27) 47
được bảo vệ. Cả nam giới và nữ giới trong nghiên
cứu đều cho rằng sự chi phối của đàn ông chỉ tồn tại
trong mối quan hệ tình dục mang tính cưỡng bức.
Tuy mức độ sử dụng bao cao su trong nghiên
cứu là cao, việc sử dụng liên tục bao cao su vẫn
không được ghi nhận. Trong khảo sát, chỉ có 24%
phụ nữ và 28% đàn ông xác nhận là đã sử dụng bao
cao su trong tất cả các lần sinh hoạt tình dục. Khi
được hỏi sâu hơn về những nguyên nhân dẫn tới
tình trạng trên thì các nguyên nhân chủ yếu được
đưa ra là: những lần sinh hoạt tình dục không đònh
trước, bò cảm giác tình dục mạnh lấn át sự cẩn trọng,
không dùng bao cao su ngay từ khi bắt đầu quan hệ,
có sử dụng rượu trước khi quan hệ hoặc đã có sử
dụng phương pháp tránh thai khác trước đó, đôi khi
có sự sơ suất trong quan hệ tình dục với những cặp
đã có quan hệ lâu dài. Những nguyên nhân này là
có thể hiểu được và đôi lúc là những nguyên nhân
không tránh khỏi cho việc hướng tới 100% được bảo
vệ với bao cao su. Tuy nhiên, sự thất bại cho việc
đạt được con số lý tưởng 100% là không được coi
nhẹ vì sự đóng góp của bao cao su trong việc kiểm
soát HIV. Mỗi sinh hoạt tình dục được bảo vệ bởi
bao cao su sẽ giảm rủi ro của việc lây truyền HIV
và ngăn ngừa việc mang thai.
Tóm lại, việc phòng ngừa mang thai và kiểm
soát HIV không nên được xem xét như 2 vấn đề
quan tâm riêng rẽ. Trái lại, sẽ là hiệu quả hơn nếu
khuyến khích sử dụng bao cao su cho mục đích
tránh thai hơn là kiểm soát HIV đối với giới trẻ đã
có quan hệ tình dục. Bao cao su trở thành phương
pháp tránh thai phổ biến cho những cô gái chưa có
gia đình ở Sub-Sahara Nam Phi và xu hướng này
nên được tăng cường.
4. Tạo ra thương hiệu bao cao su cho giới trẻ tại
Indonesia [7]
DKT Indonexia, một tổ chức phi chính phủ hoạt
động trong lónh vực tiếp thò xã hội với mục tiêu tăng
cường kế hoạch hóa gia đình và phòng chống HIV,
đã tiến hành nghiên cứu để phát triển chiến lược
tăng cường hiểu biết về tình dục an toàn cũng như
tăng sự sẵn có của bao cao su và việc sử dụng bao
cao su cho giới trẻ có quan hệ tình dục. Điểm nổi
bật của chiến dòch này là ra đời của bao cao su
Fiesta vào năm 2003 với sự đa dạng về màu sắc,
hương vò và kiểu dáng cùng với giá cả phù hợp với
giới trẻ. Nhà phân phối bao cao su Fiesta đã phải
làm việc với các đối tác NGO và các đối tác thương
mại để tập trung vào những nơi mà giới trẻ thường
tập tụ họp và mua bán. Chiến dòch tập trung mạnh
vào truyền thông bao gồm chương trình quảng cáo
trên TV, các buổi nói chuyện trên đài, phương tiện
báo chí và nhắn tin qua điện thoại. DKT cũng phối
hợp với các đối tác của MTV, Chiến dòch "Sống
khỏe", và các đối tác khác trong khối phi chính phủ
và tư nhân để giáo dục giới trẻ về các chủ đề về sức
khỏe sinh sản và tình dục.
Trong vòng 3 năm, thương hiệu Fiesta đã trở
nên một thương hiệu mạnh cho giới trẻ tại
Indonexia, chiếm hơn 10% thò phần bao cao su và
có chiều hướng tăng lên trên thò trường. Thương
hiệu đã được ghi nhận sự thành công vì đã làm tăng
số lượng bán của thò trường bao cao su lên 22%. Để
đánh giá thành công này, năm 2006 DKT đã thực
hiện một loạt những thảo luận với giới trẻ và những
TN đã từng sử dụng bao cao su. Kết quả của khảo
sát này đã khẳng đònh về một hình ảnh thương hiệu
bao cao su thành công mà Fiesta đã đạt được đối với
giới trẻ. Kết quả thảo luận nhóm cũng chỉ ra rằng
Fiesta là thương hiệu bao cao su đầu tiên được người
tham gia nhắc tới khi họ được hỏi về các loại thương
hiệu bao cao su và được đông đảo mọi người nhắc
đến với sự sống động, trẻ trung và chất lượng tốt mà
thương hiệu mang lại.
Mặc dù 3 năm là tương đối ngắn cho vòng đời
của một thương hiệu hoặc một chiến dòch tiếp thò xã
hội, thương hiệu Fiesta cùng với chiến dòch tiếp thò
xã hội đã có một ảnh hưởng rất rõ ràng và đã được
ghi nhận đối với giới trẻ tại Indonexia. Họ đã coi
Fiesta là thương hiệu của mình và đã bắt đầu sử
dụng Fiesta với một số lượng đáng kể.
Kết luận
Qua việc tìm hiểu quan điểm về việc sử dụng
bao cao su và cách thức tăng cường việc sử dụng
bao cao su cho giới trẻ tại một số nước trên thế giới,
chúng ta có thể rút ra một số kết luận và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
"Việc khuyến khích sử dụng bao cao su được
xem là rất cần thiết cho quan hệ tình dục an toàn
cho giới trẻ hơn là việc giáo dục họ phải "kiêng
khem' hay "kiềm chế" trong tình dục.
Cần có sự ưu tiên cho việc khuyến khích sử
dụng bao cao su cho mục đích tránh thai hơn là kiểm
soát HIV.
Cần có sự cân bằng giữa việc nhấn mạnh vào
tác dụng phòng ngừa bênh tật và tác dụng đem lại
48 Tạp chí Y tế Công cộng, 3.2013, Số 27 (27)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
khoái cảm trong tình dục của bao cao su.
Nên khuyến khích việc sử dụng bao cao su cho
giới trẻ bằng cách tạo ra một thương hiệu bao cao
su riêng cho họ.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bộ y tế, Tổng cục Thống kê, UNICEF, WHO (2003), Điều
tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt nam 2003
(SAVY 2003)
2. Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Tổng cục Thống kê Điều tra
lần thứ 2 (Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt nam
lần thứ 2008 (SAVY 2008)
Tiếng Anh
3. Berer M. Condom, yes!"Abstinence", no. Reproductive
Health matters 2006; 14(28): 6-16
4. David KR, Weller SC. The effectiveness of condoms in
reducing heterosexual transmission of HIV. Family
Planning Perspective 1999; 31(6): 272-79
5. Maharaj P, Cleland J. Condoms become the Norm in the
Sexual Culture of College Students in Durban, South Africa.
Reproductive Health matters 14 (28): 104-112
6. Philpott A, Knerr W, Boydell V. Pleasure and Prevention:
When Good sex is Safer Sex. Reproductive Health matters
14 (28) 23-31
7. Purdy H C. Fruity, Fun and Safe: Creating a Youth
Condom Brand in Indonesia. Reproductive Health matters
14 (28): 127-134