Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của toà án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.82 KB, 12 trang )

Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của
Toà án theo pháp luật một số quốc gia trên
thế giới
Mai Thu Thuỷ
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Luật Quốc tế; Mã số: 60 3860
Nghd: TS. Nơng Quốc Bình
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về việc xác định thẩm
quyền xét xử dân sự quốc tế. Phân tích pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về việc
xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án. Chỉ ra những bất cập, vướng mắc
và hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về việc xác định thẩm
quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án và kiến nghị phương án sửa đổi cho Việt Nam
trong q trình xây dựng và hồn thiện các quy định của pháp luật về xác định thẩm
quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án.
Keywords: Luật Quốc tế; Thẩm quyền xét xử; Xét xử dân sự; Tòa án

Contents:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế, việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền cùng với việc lựa chọn
luật áp dụng và cơng nhận, thi hành phán quyết của Tịa án hoặc trọng tài nước ngoài được coi là
những vấn đề cơ bản. Mặt khác, tại Việt Nam hiện nay các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại,
lao động, hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi và việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu


tố nước ngoài là một trong những vấn đề lý luận và thực tiễn rất được quan tâm trong khoa học
pháp lý vì những lý do sau:
Thứ nhất: Cơ chế pháp lý của việc giải quyết các vụ việc dân sự quốc tế nói chung và việc xác
định thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự quốc tế nói riêng là lĩnh vực phức tạp cả về lý luận và


thực tiễn. Bởi vì nó khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà luôn liên quan đến quan hệ với
nước ngồi và có tính chất quốc tế.
Thứ hai: Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu và rộng vào đời sống dân sự quốc tế, vì vậy,
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi nảy sinh ngày càng nhiều, đòi hỏi các Tòa án phải xác
định đúng thẩm quyền giải quyết của mình, đảm bảo quá trình tố tụng diễn ra nhanh chóng và đúng
pháp luật. Mặt khác, các cá nhân, tổ chức Việt Nam khi tham gia quan hệ dân sự quốc tế cũng cần
phải có những kiến thức cơ bản về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án các quốc gia
nhằm bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất.
Thứ ba: Bộ luật Tố dụng dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2004 ra đời là một bước
đột phá trong việc đưa ba Pháp lệnh Tố tụng về dân sự, kinh tế và lao động vào chung một Bộ luật
đồng thời có nhiều điểm mới về thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài. Tuy nhiên, các quy định của Bộ luật này vẫn cịn nhiều bất cập và thực tế là chính các
cơ quan pháp luật cũng cịn có nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau liên quan đến thẩm quyền
xét xử dân sự quốc tế của Tòa án được quy định tại Bộ luật này. Bên cạnh đó, các Điều ước quốc tế
về vấn đề này cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Thứ tư, trong tiến trình thực hiện chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và
Nhà nước, một trong những yêu cầu quan trọng và có ý nghĩa quyết định là tạo lập nền tảng pháp
lý làm cơ sở cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền của Việt
Nam. Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực quan hệ kinh tế - xã
hội khác, việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi trong đó có chế định thẩm quyền xét xử các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là một địi
hỏi cấp thiết và có ý nghĩa lớn.
Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đã trở thành một đòi hỏi có tính tất yếu khách quan
của mọi quốc gia trong tiến trình phát triển. Quá trình hội nhập quốc tế địi hỏi Việt Nam phải có
một hệ thống pháp luật hồn thiện. Điều đó cũng có nghĩa là, cùng với việc xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật phục vụ cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước


ngồi nói chung và việc hồn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thẩm quyền xét xử

các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi nói riêng, là một yêu cầu tất yếu khách quan và mang tính
cấp thiết hiện nay.
Trong bối cảnh mở rộng quan hệ quốc tế theo xu thế hội nhập của Việt Nam hiện nay, Nghị
quyết số 4 -N T

ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về việc ban hành Chiến lược Cải cách tư

pháp đến năm 2020 đã ra chỉ đạo ―Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc,
những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam: tiếp thu có chọn lọc
những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội
nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai…‖[1]
Tuy nhiên, do điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, khoa học Tư pháp quốc tế Việt
Nam phát triển muộn hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới, các quy định điều chỉnh
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi nói chung cũng như các quy định về việc xác định thẩm
quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi nói riêng cịn chưa thực sự phát triển và phù
hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, đã có nhiều cơng trình và bài viết nghiên cứu vấn đề ―Thẩm
quyền xét xử dân sự quốc tế‖ theo những khía cạnh và cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, hầu hết
và chủ yếu đều tập trung vào phương thức và thủ tục giải quyết một hoặc một số lĩnh vực tranh
chấp nhất định.
Cho đến nay, chưa có một cơng trình, bài viết nào nghiên cứu một cách tồn diện, đầy đủ và có
hệ thống về việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc
gia trên thế giới từ đó làm cơ sở để kiến nghị hồn thiện chế định này trong tiến trình cải cách tư
pháp và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Những nội dung trình bày trên đây là cơ sở khoa học và thực tiễn để tác giả chọn nghiên cứu
đề tài ―Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên
thế giới‖.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định thẩm
quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới trong mối liên

hệ so sánh với pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị góp phần hồn thiện
các quy định của pháp luật Việt Nam về việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa
án.


Với mục đích nêu trên, luận văn này tự đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
-

Trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về việc xác định thẩm quyền xét xử
dân sự quốc tế;

-

Phân tích pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về việc xác định thẩm quyền xét xử
dân sự quốc tế của Tòa án;

-

Chỉ ra những bất cập, vướng mắc và hạn chế trong các quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành về việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án và kiến nghị
phương án sửa đổi cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và hồn thiện các quy định của
pháp luật về xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án.

3. Phạm vi nghiên cứu
Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là một phạm trù rộng, gồm nhiều chế định, quy phạm
pháp luật phức tạp, vì vậy, việc xác định thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài cũng là một vấn đề rộng lớn, phức tạp trong lý luận Tư pháp quốc tế và có thể được
nghiên cứu dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau.
Với những mục đích, nhiệm vụ chính được nêu trên đây, trong điều kiện rất hạn hẹp về thời
gian nghiên cứu, tài liệu tham khảo và trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, tác giả đã tự định

ra cho mình phạm vi nghiên cứu phù hợp với một góc độ tiếp cận như sau:
Thứ nhất: Luận văn chủ yếu nghiên cứu việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của
Tịa án dưới góc độ Tư pháp quốc tế, đặt trọng tâm vào khía cạnh xung đột pháp luật về thẩm
quyền để xác định thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi của Tịa án.
Thứ hai: Về mặt lý luận, việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án được dựa
trên các nguồn luật chủ yếu và phổ biến là Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, trong đó, các
Điều ước quốc tế bao gồm các Điều ước quốc tế song phương và các Điều ước quốc tế đa phương
nhưng luận văn mới chỉ có điều kiện nghiên cứu việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
của Tòa án theo một số Điều ước quốc tế song phương tiêu biểu và theo pháp luật của 4 quốc gia là
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Liên Bang Nga.
Thứ ba: Do tiếp cận vấn đề dưới góc độ nghiên cứu các nguyên tắc, tiêu chí xác định thẩm
quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới nên luận văn
không trình bày tất cả những nội dung về lý luận và thực trạng pháp luật về thẩm quyền của mỗi
quốc gia mà chỉ chủ yếu khai thác những quy định chung nổi bật nhất về việc xác định thẩm quyền
xét xử dân sự quốc tế của Tòa án theo pháp luật của các quốc gia đó.


Thứ tư: Những đề xuất, kiến nghị về vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam nêu ra trong luận
văn này cũng chủ yếu trên cơ sở và xuất phát từ những nhận xét, đánh giá rút ra trong quá trình
nghiên cứu các Điều ước quốc tế đa phương và pháp luật của các quốc gia nêu tại Chương II của
Luận văn này. Tác giả xác định đây là kết quả nghiên cứu bước đầu và cần được tiếp tục bổ sung
hồn thiện hơn nữa trong q trình nghiên cứu sau này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin
và quan điểm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế - xã hội, về xây
dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Để làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý nói riêng như: phương pháp
luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử, phương pháp logic, phương pháp so
sánh...

5. Điểm mới và ý nghĩa của việc nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, cho đến nay, chưa có một cơng trình, bài viết nào nghiên cứu một
cách tồn diện, đầy đủ và có hệ thống về việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa
án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới từ đó làm cơ sở để kiến nghị hồn thiện chế định
này trong tiến trình cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, vì vậy, có
thể nói đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
của Tòa án theo góc độ này.
Luận văn có những điểm mới như sau:
-

Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc
tế của Tịa án;

-

Trình bày và phân tích các nội dung về xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Tòa
án theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới, cụ thể là theo pháp luật Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Trung Quốc và Liên bang Nga;

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành.

Tác giả cho rằng, đề tài nghiên cứu này có một số ý nghĩa như sau:
-

Thứ nhất, góp phần làm phong phú hơn hệ thống lý luận về xác định thẩm quyền xét xử
dân sự quốc tế của Tòa án;



-

Thứ hai, góp phần hồn thiện pháp luật Việt Nam về việc xác định thẩm quyền xét xử dân
sự quốc tế của Tòa án trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế;

-

Thứ ba, luận văn có thể là tài liệu tham khảo phục vụ hoạt động nghiên cứu lý luận và hoạt
động thực tiễn của các cơ quan xây dựng và bảo vệ pháp luật, của các chuyên gia nghiên
cứu, của các cá nhân, tổ chức tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và
những người quan tâm tới vấn đề này.

6. Bố cục của luận văn
Nội dung và kết quả nghiên cứu được thể hiện trong luận văn theo kết cấu chung gồm: Mở
đầu, 3 Chương, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.
Chương I – Những vấn đề lý luận chung về việc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
của Tòa án;
Chương II – Pháp luật của một số quốc gia về xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của
Tòa án;
Chương III – Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về xác định thẩm quyền xét xử dân
sự quốc tế của Tòa án tại Việt Nam.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Bá Bình (2008), Việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp và chọn luật áp
dụng đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngồi, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số
Tháng 6-2008.
2. Bộ luật Dân sự 2005, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đỗ Văn Đại và Mai Hồng Quỳ (2006), Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia
TP.HCM.
5. Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư pháp.
6. Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
7. Hoàng Văn Hạnh (chủ biên - 2003) - Các giai đoạn xét xử trong Luật tố tụng hình sự.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu khoa học, trường Đại học Luật Hà
Nội.
8. Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và
nước ngồi, Nxb Pháp lý, Hà nội 1990.
9. Hội đồng phối hợp cơng tác phổ biến, giáo dục Pháp luật của Chính phủ (2008) – Quốc
tịch và Luật quốc tịch Việt Nam.
10. Nguyễn Văn Huyên (2003), Thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp trong Luật Tố
tụng hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội.
11. Nguyễn Ngọc Khánh (chủ biên – 2005), Bộ luật Tố tụng dân sự Liên Bang Nga, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
12. Vũ Văn Mẫu (1960), Dân-luật khái-luận, Bộ uốc gia Giáo dục xuất bản (lần thứ hai).
13. Michel Fromont (2006), Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Nxb Tư pháp, Hà
Nội, 2006.
14. Nhà Pháp luật Việt Pháp (1995), Hội thảo Luật Tư pháp quốc tế.
15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002,
Luật số 33/2002/QH10.
16. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam năm 1992 (Công báo 1992, số 8) đã được sửa đổi bổ sung năm 2001 bằng Nghị


quyết của Quốc hội số 51/2001/QH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến
pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1


2 (Công báo 2002, số 9-10).

17. Đinh Văn Thanh, Phạm Văn Tuyết (2002), Giáo trình Luật dân sự, Tập I, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội.
18. Nguyễn Trung Tín (chủ biên - 2009) – Giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngồi, một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa (1
20. Văn phịng

), Hà Nội.

uốc hội – Trung tâm thơng tin thư viện và nghiên cứu khoa học (2009),

Tuyển tập Hiến pháp của một số nước trên thế giới, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
21. Viện Ngôn ngữ học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (1

2), Từ điển tiếng Việt, Nxb

Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
22. Nguyễn Cửu Việt (2005), Cải cách hành chính: về khái niệm thẩm quyền, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, Văn phịng uốc hội, Số 8 2005, tr. 40 – 47.
II. Tiếng Anh
23. Arbitration procedural code of the Russian Federation No. 95-FZ of July 24, 2002 (with
the Amendments and Additions of July 28, November 2, 2004, March 31, December 27,
2005, October 2, 2007, April 29, June 11, July 22, December 3, 2008, June 28, July 19,
2009, March 9, April 30, July 27, December 23, 2010, April 6, July 11, 12, December 3,
8, 2011).
24. Code of Civil Procedure (of Japan) (Act No. 109 of June 26, 1996).
25. Davies Arnold Cooper (2011), US Supreme Court Ruling provides clarification on
jurisdiction over foreign manufacturers, Wire – July, 2011.

26. Emil Petrossian ( 2007), Development in the law: Transnational litigation :II. In Pursuit
of the perfect forum: transnation forum shopping in the United States and England,
Copyright (c) 2007 Loyola Law School of Loyola Marymount University Loyola of Los
Angeles Law Review.
27. Hague Conference on Private International law (2005), Convention of 30 June 2005 on
Choice of Court Agreements.
28. Huanfang DU (2009), An Overview of Choice of Jurisdiction and Law of Foreign-related
Cases in China, Journal of Cambridge Studies Vol 4. No.4 December 2009.


29. Karl M.Meessen (1996), Extraterritorial Jurisdiction in Theory and Practise, Copyright
(c) 1996 Kluwer Law International.
30. Kevin M. Clermont (2004), A Global Law of Jurisdiction and Judgments: Views from
the United States and Japan, Copyright (c) 2004 Cornell International Law Journal.
31. Martine Stuckelberg (2001), Lis Pendens and Forum Non Conveniens at the Hague
conference, Copyright (c) 2001 Brooklyn Law School.
32. Micheal Akehurt (1999), Jurisdiction in International law, in W.Micheal Reismam, ed.,
Jurisdiction in International law (Ashgate: Dartmouth).
33. Muna Ndulo (2011), African Customary law, Customs and Women’s rights, Indiana
Journal of Global Legal Studies Vol.18 #1 (Winter 2011), Copyright (c) Indiana
University Maurer School of Law 2011.
34. Peter Herzog (1967), with the collaboration of Martha Weser, Civil Procedure in France,
Martinus Nijhoff.
35. Supreme court of the United States (2011), Goodyear Dunlop Tires Operations, S. A.,
ET AL. v. Brown ET UX., co-administrators of the estate of the Brown, ET AL. Certiorari
to the Court of Appeals of North Carolina, No. 10–76. Argued January 11, 2011 —
Decided June 27, 2011.
36. The Council of the European Union (2000), Council Regulation (EC) No 44/2001 of 22
December 2000 on Jurisdiction and the recognition and enforcement of judgments in civi
and commercial matters (OJ L 12, 16.1.2001, p. 1).

37. The Swedish code of Judical procedure.
38. Yoko Maeda (2011), New Law on International Civil Jurisdiction in Japan and its
impact on foreign corporations, International Bar Association Legal practice division.
III. Website
39. Aaron D.Van Oort and Charles F.Webber (2011), Supreme Court decides J.McIntyre
Machinery, LTD v. Nicastro, />40. Ban chấp hành trung ương Đảng, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ
Chính

trị

về

Chiến

lược

cải

cách



pháp

đến

năm

2020.


Nguồn:

/>

41. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X tại Đại hội đại biểu tồn
quốc

lần

thứ

XI

Đảng.

của

Nguồn:

/>Hop/noidungvankiendaihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038382.
42. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2012), Danh mục Hiệp định tương trợ tư pháp,
Nguồn: />pForm.aspx?List=dc7c7d75%2D6a32%2D4215%2Dafeb%2D47d4bee70eee&ID=414.
43. China Civil Procedure Law (Amendment 2007), />44. Cornell University Law School, Goodyear Dunlop Tires Operations v. Brown (10-76),
/>45. Cornell University Law School, J.McIntyre Machinery, LTD v. Nicastro (09-1343),
/>46. Thu Hà (2012), Việt Nam xin gia nhập Hội nghị La Haye về Tư pháp quốc tế,
Nguồn: />47. />48. />49. />50. />51. Koki Yanagisawa and Hiroki Aoki (2012), Amendment of the Code of Civil Procedure: A
question of jurisdiction, .
52. Dương

Ngọc


(2012),

Kinh

tế

Việt

Nam:

67

năm

qua

các

con

số,

Nguồn: />view.
53. Hà Ngọc Thủy Phương (2011), Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế và khả năng gia
nhập

của

Việt


Nam,

Nguồn:

/>0.


54. Thư viện Pháp luật (thuvienphapluat.vn), Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế.
55. Thư viện Pháp luật (thuvienphapluat.vn), Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
CHDCND Lào.
56. Thư viện Pháp luật (thuvienphapluat.vn), Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
Cộng hòa Pháp.
57. Thư viện Pháp luật (thuvienphapluat.vn), Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
Bungari.
58. Thư viện Pháp luật (thuvienphapluat.vn), Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
Liên Xô (cũ).
59. Thư viện Pháp luật (thuvienphapluat.vn), Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
Ba Lan:
60. Thư viện Pháp luật (thuvienphapluat.vn), Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
Bê-la-rút.
61. Thư viện Pháp luật (thuvienphapluat.vn), Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
Hungari.
62. Thư viện Pháp luật (thuvienphapluat.vn), Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
CHDCND Triều Tiên.
63. Thư viện Pháp luật (thuvienphapluat.vn), Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
Mông Cổ:
64. Thư viện Pháp luật (thuvienphapluat.vn), Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
Liên Bang Nga.
65. Thư viện Pháp luật (thuvienphapluat.vn), Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và

Tiệp Khắc.
66. Thư viện Pháp luật (thuvienphapluat.vn), Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và
Trung Quốc.
67. Taxes in Japan, />68. U.S. Court System, />



×