TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ (GIS) XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
XÃ MỸ THUẬN - HUYỆN TÂN SƠN – TỈNH PHÚ THỌ
Người thực hiện: Lấ VIỆT ANH
Lớp: QLA
Khoá: 53
Ngành: Quản lý đất đai
Người hướng dẫn: ThS. PHẠM VĂN VÂN
Địa điểm thực tập: Công ty CPĐT&Tư vấn Phương Bắc
Thời gian thực tập: Từ 01/01/2012 đến 30/04/2012
HÀ NỘI - 2012
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
cũng như quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt
tình của rất nhiều các tập thể và cá nhân. Xuất phát từ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó!
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Nghiệp Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi trường, các
thầy cô giỏo đó giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình em học tập tại
trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Th.S
Phạm Văn Võn đó giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời
gian em thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn công ty Phương Bắc đã tạo điều kiện cho
em hoàn thành tốt trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài.
Với quỹ thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và
các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin kính chúc các thầy, cô giáo và các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng năm 2012
Sinh viên
Lê Việt Anh
i
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HèNH VÀ SƠ ĐỒ vi
PHẦN I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích, yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
PHẦN II 3
TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) 3
2.1.1. Tầm quan trọng của GIS 3
2.1.2. Định nghĩa 3
2.1.3. Các thành phần của hệ thống GIS 4
2.1.4. Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý 4
2.1.5. Ứng dụng của GIS hiện nay 7
2.2. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất 10
2.2.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất 10
2.2.2. Cở sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất 10
2.2.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 11
2.2.4. Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất trên Thế giới và ở Việt
Nam 13
2.3. Tổng quan về phần mềm dùng trong khoá luận 20
ii
2.3.1. Giới thiệu phần mềm MapInfo 20
2.3.2 Chức năng cơ bản của MapInfo 20
2.3.3 Khả năng của MapInfo 20
2.3.4 Tổ chức thông tin trong MapInfo 21
2.3.5. Giới thiệu phần mềm MicroStation 22
PHẦN III 23
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Nội dung nghiên cứu 23
3.1.1. Các vấn đề liên quan 23
3.1.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội của địa phương 25
3.1.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai xã Mỹ Thuận 25
3.1.4. Từ cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng cung cấp thông tin để phục
vụ quy hoạch sử dụng đất xã Mỹ thuận 25
3.2. Phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1. Phương pháp khảo sát thu thập số liệu, tài liệu 25
3.2.2. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu 25
3.2.3. Phương pháp minh họa trên bản đồ 26
3.2.4. Phương pháp thống kê 26
3.2.5. Phương pháp trình bày kết quả 26
PHẦN IV 27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
4.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên cảnh quan môi trường 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
4.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 31
4.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 31
4.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 32
4.2.3. Dân số, lao động và việc làm 34
4.2.4. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn 34
iii
4.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 35
4.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường . 38
4.3.1. Thuận lợi 38
4.3.2. Khó Khăn 38
4.4. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quy hoạch
sử dụng đất 39
4.4.1. Điều tra thu thập các tài liệu 39
4.4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai 39
4.4.3 Kết quả đạt được 46
4.4.4 Tra cứu thông tin phuc vụ quy hoạch 52
4.4.5. Ứng dụng cơ sở dữ liệu vào xây dựng phương án quy hoạch sử
dụng đất xã Mỹ Thuận 57
4.5. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA GIS 60
PHẦN V 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
5.1 Kết luận 62
5.2 Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 64
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế 31
Bảng 2. Tình hình biến động dân số và lao động qua các năm 34
Bảng 4.1. Thuộc tính thông tin lớp hành chính 45
Bảng 4.2. Thuộc tính thông tin của lớp đất 45
Bảng 4.3. Thuộc tính thông tin của lớp thủy hệ 46
Bảng 4.4. Thuộc tính thông tin của lớp giao thông 46
Bảng 4.5. Thuộc tính thông tin của lớp điểm 46
v
DANH MỤC CÁC HèNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổng quát của GIS 4
Sơ đồ 2 : Các bước xây dựng CSDL đất đai phục vụ cho công tác QHSDĐ 41
Hình 4.1. Sử dụng tính năng Universal Translator để chuyển đổi dữ liệu 43
Hình 4.2. Lớp hành chính xã Mỹ Thuận 47
Hình 4.3. Dữ liệu thuộc tính của lớp hành chính xã Mỹ Thuận 47
Hình 4.4. Lớp thửa đất xã Mỹ Thuận 48
Hình 4.5. Dữ liệu thuộc tính của lớp thửa đất xã Mỹ Thuận 48
Hình 4.6. Lớp đất giao thông xã Mỹ Thuận 49
Hình 4.7. Dữ liệu thuộc tính của lớp đất giao thông xã Mỹ Thuận 49
Hình 4.8. Lớp đất thủy hệ xã Mỹ Thuận 50
Hình 4.9. Dữ liệu thuộc tính của lớp đất thủy hệ xã Mỹ Thuận 50
Hình 4.10. Lớp đối tượng điểm xã Mỹ Thuận 51
Hình 4.11. Dữ liệu thuộc tính của lớp đối tượng điểm xã Mỹ Thuận 51
Hình 4.15. Kết quả sử dụng công cụ ∑ 54
Hình 4.16. Sử dụng công cụ Select để tra cứu thông tin 54
Hình 4.17. Kết quả tra cứu thông tin 55
Hình 4.18. Công cụ thống kê Calculate Statstics 55
Hình 4.19. Công cụ thống kê Calculate Statstics 56
Hình 4.20. Công cụ tạo đường bao Buffer Objects 56
Hình 4.21. Kết quả tính diện tích chiếm đất 57
vi
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Sử dụng nguồn tài
nguyên đất đai một cách hợp lý và hiệu quả là một trong những vấn đề được
các nước quan tâm đặc biệt hiện nay.
Có thể nói đất đai là vấn đề xuyên suốt thời đại và luôn phải quản lý
chặt quỹ đất lập phương án quy hoạch sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất xã hội là một điều tất yếu.
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế kỹ thuật
và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ hợp lý có hiệu quả
kinh tế cao thông qua việc phân phối và tái phân phối lại quỹ đất trong cả
nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất khác, gắn liền với đất,
nâng cao hiệu quả sản xuất tạo điều kiện bảo vệ môi trường và đúng nghĩa là
sử dụng đất phải bền vững.
Trong quá trình sử dụng đất cần tổ chức sử dụng đất hiệu quả. Nhưng
yêu cầu thực tế đặt ra là phải thực hiện phương án quy hoạch như thế nào để
mang lại hiệu quả có tính thực tế đối với địa phương, thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội, đảm bảo yêu cầu về nhà ở và tạo sự phát triển bền vững.
.Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin và các phần mềm
ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì hệ thống thông tin
địa lý (GIS) là một giải pháp quan trọng để xây dựng hệ thống thông tin đất
khoa học. Nú giỳp cho các cơ quan Nhà nước xây dựng, hệ thống hoá, lưu trữ,
1
cập nhật, xử lý toàn bộ thông tin đất đai phục vụ nhu cầu nắm chắc và quản
chặt quỹ đất và các nguồn lợi từ đất.
Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý nhà
nước về đất đai. Lập kế hoạch sử dụng đất, các phương án quy hoạch nhờ
công nghệ tiên tiến như công nghệ (GIS- Geographical - in foemation -
System) là một vấn đề cấp bách và cần thiết về một thửa đất phục vụ cho quy
hoạch. Công nghệ (GIS) cũn giúp chúng ta có thể dễ dàng tra cứu, cập nhật,
bổ sung hay chỉnh lý những biến động một cách thường xuyên, tạo nhiều
thuận lợi cho lưu trữ, thu thập, sử lý dữ liệu thuộc tính cũng như dữ liệu
không gian.
Xuất phát từ yêu cầu trên, để góp phần xây dựng một hệ thống quản lý đất
đai hiện đại, thuận tiện hiệu quả. Được sự phân công của nhà trường, Khoa
Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo Th.S Phạm Văn Vân Giảng viên bộ môn Trắc Địa
Bản Đồ và hệ thống thông tin địa lý em tiến hành nghiên cứu đề tài "Ứng
dụng công nghệ (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quy
hoạch sử dụng đất xã Mỹ Thuận - Huyện Tân Sơn – Tỉnh Phú Thọ ".
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ
liệu kinh tế, xã hội phục vụ công tác quy hoạch sử đụng đất của xã Mỹ Thuận.
1.2.2. Yêu cầu
- Dữ liệu không gian và thuộc tính thu thập có tính năng liên kết tốt.
- Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai bảo đảm được đưa vào thực
tiễn, phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất xã Mỹ Thuận.
2
PHẦN II
TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS)
2.1.1. Tầm quan trọng của GIS
Một hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho phép hiển thị các thông tin cơ
sở dữ liệu trên một bản đồ trực quan. GIS không chứa bất kỳ bản đồ hoặc đồ
họa, nó tạo ra các bản đồ và hình ảnh từ những thông tin có trong cơ sở dữ
liệu. GIS không phải là một chương trình lập bản đồ, nó là một kết hợp phức
tạp của quản lý cơ sở dữ liệu, công nghệ hiển thị, và các công cụ phân tích có
thể được dùng để tạo ra các bản đồ. Tất cả các thông tin trong GIS là một
tham chiếu đến một địa điểm. GIS có thể chứa những hình ảnh của nhiếp ảnh
trên không, bức ảnh của nhà cửa, và sàn nhà kế hoạch của các tòa nhà, và số
tiền lớn các văn bản và thông tin thuộc tính, nhưng nó là tất cả các ràng buộc
vào cơ sở dữ liệu theo vị trí của nó trên bề mặt trái đất.
2.1.2. Định nghĩa
GIS là một từ viết tắt của Geographic Imfromation System.
Cùng với sự hình thành và phát triển của GIS cũng có nhiều định nghĩa
được đưa ra. Tiêu biểu như một số định nghĩa sau:
- Theo ESRI, tập đoàn nghiên cứu và phát triển các phần mềm GIS nổi tiếng,
GIS là một tập hợp có tổ chức, có phần cứng, có phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý
và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển
và phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý.
Tuy nhiên, các khái niệm về GIS đều dựa trên 3 yếu tố quan trọng là:
chất lượng đồ họa, hệ thống vi tính số kỹ thuật cao và khả năng phân tích số
liệu không gian.
3
- Theo GS Shunji Murai, người đó cú hơn 40 năm làm việc trong lĩnh
vực viễn thám và GIS, GIS là một hệ thống thông tin được sử dụng để nhập,
lưu trữ, truy vấn, thao tác, phân tích và xuất ra các dữ liệu có tham chiếu địa
lý hoặc dữ liệu đại không gian ; hỗ trợ và ra quyết định trong việc quy hoạch
và quản lý về dụng đất, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông, các
tiện ích đô thị và nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổng quát của GIS
2.1.3. Các thành phần của hệ thống GIS
Hệ thống thông tin địa lý GIS bao gồm các thành phần chính như sau:
- Thiết bị phần cứng máy tính (Hardware).
- Phần mềm máy tính GIS (Software).
- Số liệu - dữ liệu địa lý (Geographic Data).
- Chuyên viên (Người sử dụng) (Expertise).
- Chính sách và cách thức quản lý.
2.1.4. Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý
- Nhập dữ liệu
- Thao tác dữ liệu
- Quản lý dữ liệu
- Hỏi đáp và phân tích
- Hiển thị
4
Nhập dữ liệu
Quản trị dữ liệu
Trình bày,
Xuất
dữ liệu
Phân tích
Xử lý
dữ liệu
+ Nhập dữ liệu
Trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu này phải
được chuyển sang dạng số thích hợp. Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy
sang các file dữ liệu dạng số được gọi là quá trình số hoá.
Công nghệ GIS hiện đại có thể thực hiện tự động hoàn toàn quá trình
này với công nghệ quét ảnh cho các đối tượng lớn; những đối tượng nhỏ hơn
đòi hỏi một số quá trình số hoá thủ công (dùng bàn số hoá). Ngày nay, nhiều
dạng dữ liệu địa lý thực sự cú cỏc định dạng tương thích GIS. Những dữ liệu này
có thể thu được từ các nhà cung cấp dữ liệu và được nhập trực tiếp vào GIS.
+ Thao tác dữ liệu
Có những trường hợp các dạng dữ liệu đòi hỏi được chuyển dạng và
thao tác theo một số cách để có thể tương thích với một hệ thống nhất định.
Ví dụ, các thông tin địa lý có giá trị biểu diễn khác nhau tại các tỷ lệ khác
nhau (hệ thống đường phố được chi tiết hoá trong file về giao thông, kém chi
tiết hơn trong file điều tra dân số và có mã bưu điện trong mức vùng). Trước
khi các thông tin này được kết hợp với nhau, chúng phải được chuyển về cùng
một tỷ lệ (mức chính xác hoặc mức chi tiết). éõy có thể chỉ là sự chuyển dạng
tạm thời cho mục đích hiển thị hoặc cố định cho yêu cầu phân tích. Công
nghệ GIS cung cấp nhiều công cụ cho các thao tác trên dữ liệu không gian và
cho loại bỏ dữ liệu không cần thiết.
+ Quản lý dữ liệu
Ðối với những dự án GIS nhỏ, có thể
lưu các thông tin địa lý dưới dạng các file đơn
giản. Tuy nhiên, khi kích cỡ dữ liệu trở nên
lớn hơn và số lượng người dùng cũng nhiều
lờn, thỡ cỏch tốt nhất là sử dụng hệ quản trị
cơ sở dữ liệu (DBMS) để giúp cho việc lưu
5
giữ, tổ chức và quản lý thông tin. Một DBMS chỉ đơn giản là một phần mền
quản lý cơ sở dữ liệu.
Có nhiều cấu trúc DBMS khác nhau, nhưng trong GIS cấu trúc quan hệ
tỏ ra hữu hiệu nhất. Trong cấu trúc quan hệ, dữ liệu được lưu trữ ở dạng các
bảng. Các trường thuộc tính chung trong các bảng khác nhau được dùng để
liên kết các bảng này với nhau. Do linh hoạt nên cấu trúc đơn giản này được
sử dụng và triển khai khá rộng rãi trong các ứng dụng cả trong và ngoài GIS.
+ Hỏi đáp và phân tích
Một khi đó cú một hệ GIS lưu giữ các thông tin địa lý, có thể bắt đầu
hỏi các câu hỏi đơn giản như:
• Ai là chủ mảnh đất ở góc phố?
• Hai vị trí cách nhau bao xa?
• Vùng đất dành cho hoạt động công nghiệp ở đâu?
Và các câu hỏi phân tích như:
• Tất cả các vị trí thích hợp cho xây dựng các toà nhà mới nằm ở
đâu?
• Kiểu đất ưu thế cho rừng sồi là gì?
• Nếu xây dựng một đường quốc lộ mới ở đây, giao thông sẽ
chịu ảnh hưởng như thế nào?
GIS cung cấp cả khả năng hỏi đáp đơn giản "chỉ và nhấn" và các công
cụ phân tích tinh vi để cung cấp kịp thời thông tin cho những người quản lý
và phân tích. Các hệ GIS hiện đại có nhiều công cụ phân tích hiệu quả, trong
đó có hai công cụ quan trọng đặc biệt:
+ Phân tích liền kề
• Tổng số khách hàng trong bán kính 10 km khu hàng?
• Những lô đất trong khoảng 60 m từ mặt đường?
Ðể trả lời những câu hỏi này, GIS sử dụng phương pháp vùng đệm để
xác định mối quan hệ liền kề giữa các đối tượng.
6
+ Phân tích chồng xếp
Chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác nhau. Các thao
tác phân tích đòi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu phải được liên kết vật lý. Sự
chồng xếp này, hay liên kết không gian, có thể là sự kết hợp dữ liệu về đất, độ
dốc, thảm thực vật hoặc sở hữu đất với định giá thuế.
+ Hiển thị
Với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển thị tốt nhất
dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ. Bản đồ khá hiệu quả trong lưu giữ và trao đổi thông
tin địa lý. GIS cung cấp nhiều công cụ mới và thú vị để mở rộng tính nghệ thuật và
khoa học của ngành bản đồ. Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp với các bản báo
cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác (đa phương tiện).
2.1.5. Ứng dụng của GIS hiện nay
2.1.5.1. Trên thế giới
Hầu hết trên thế giới đều đã áp dụng công nghệ GIS để sử dụng vào
công tác điều tra, khai thác, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường ở nhiều mức độ khác nhau.
7
- Ở Canada, Mỹ đã đưa GIS vào ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như địa
chất, thổ nhưỡng, quy hoạch đô thị, lâm nghiệp, thủy lợi…
- Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất ở Srilanka.
- Học viện quốc tế ITC ở Hà Lan đã ứng dụng thành công trong công
tác đánh giá và quy hoạch sử dụng đất đai.
- Các nước Châu Á cũng đã bước đầu tiếp cận và ứng dụng công nghệ
này trong công tác quản lý đất đai như Thái Lan, Indonexia (năm 1994,1995).
- Trong năm 1995 Úc đã tiến hành nghiên cứu, ứng dụng công nghệ
thông tin vào các quá trình lưu trữ và quản lý đất đai.
Viện Địa lý “Agusstin Codazzi” (IGAC) của Colombia đó dùng công
nghệ GIS để hiển thị và kiểm soát hiện trạng sử dụng đất hiện nay và trong
tương lai của thành phố Ibague.
Trong quản lý rừng, GIS được ứng dụng để kiểm kê trạng thái rừng, mô
hình hóa hệ sinh thái rừng Sở bảo vệ môi trường Alerta, Trung tâm đào tạo
môi trường Alerta (Canada) đó dùng GIS để mô hình húa cỏc quần hợp hệ
sinh thái, các điều kiện sống làm cơ sở cho việc dự báo. Dùng mô hình GIS
cho phép nâng cao chất lượng quản lý tài nguyên rừng.
Trong quản lý tài nguyên nước, GIS được sử dụng để kiểm soát sự phục
hồi mực nước ngầm, phân tích hệ thống sông ngòi, quản lý các lưu vực sông.
Trường Đại học Kỹ thuật Aachen (Đức) đã sử dụng GIS để kiểm soát mực
nước ngầm cho cỏc vựng khai thác than, tạo các bản đồ mực nước ngầm, cùng
với các dữ liệu khác như thổ nhưỡng, địa hình, quy mô khai thác mỏ, đồng thời
kết hợp với công nghệ kỹ thuật đã cung cấp những công cụ đắc lực cho các nhà
phân tích.
Công ty Quản lý chất thải và Năng lượng hạt nhân Thụy Điển và
Nespak Pakistan phối hợp sử dụng GIS hỗ trợ quản lý vùng lưu vực sông
Torrent ở Pakistan. GIS được sử dụng để mô hình hóa sự cân bằng nước, quá
trình xói mòn và kiểm soát lũ cho khu vực.
8
Ngoài ra còn một số kết quả ứng dụng của GIS trên thế giới trong thời
gian qua như:
- Ứng dụng GIS trong nghiên cứu xói mòn đất ở Đài Loan .
- Ứng dụng GIS để thiết lập phương pháp đánh giá chất lượng nước ở
Nam Triều Tiên .
- Ứng dụng GIS trong việc quản lý rừng, môi trường ở Trung Quốc.
- Ứng dụng GIS để dự đoán, dự báo và quản lý dịch hại ở Finland.
- Ứng dụng GIS trong đánh giá môi trường sống của cá ở Thái Bình Dương.
- Sử dụng GIS đánh giá quan hệ giữa sử dụng đất và chất lượng nước.
2.1.5.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta hệ thống thông tin địa lý ngày càng được ứng dụng rộng rãi
vào địa bàn các tỉnh, huyện cụ thể như:
- Ứng dụng kỹ thuật GIS trong việc quản lý hồ sơ địa chính của sở địa
chính tỉnh Kiên giang (Trần Văn Măng, 1996).
- Ứng dụng kỹ thuật GIS giải đoán ảnh vệ tinh Spot và GIS để nghiên cứu
hiện trạng sử dụng đất đai huyện Tân Thạnh - Vĩnh Long (Lê Quang Trí, 1996).
- Ứng dụng kỹ thuật GIS đánh giá đất đai cho hai huyện Mỹ Tú - Thạnh
Trị tỉnh Sóc Trăng (Trần Công Danh, 1998).
- Ứng dụng kỹ thuật GIS đánh giá diễn biến thay đổi rừng ngập mặn
ven biển đồng bằng sông Cửu Long (Bộ môn Khoa Học Đất - Chương trình
MHO8, 1998).
- Ứng dụng ảnh Radarsat và kỹ thuật GIS trong xác định sự thay đổi sử dụng
đất vùng đồng bằng sông Cửu Long (Võ Quang Minh, Vừ Tũng Anh và ctv, 1998).
- Ứng dụng GIS ở bộ môn Trắc điạ bản đồ và hệ thống thông tin địa lý
khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội:
+ “Ứng dụng GIS để đánh giá thích hợp cơ cấu cõy trồng trên địa bàn
huyện Khoỏi Chõu - tỉnh Hưng Yờn”. Đây là đề tài cấp bộ do các thầy, cô:
9
Trần Thị Băng Tâm, Trần Quốc Vinh, Lê Thị Giang, Phạm Văn Vân và
Nguyễn Đình Công trong bộ môn trình bày.
+ “Ứng dụng kỹ thuật viễn thám và GIS tìm hiểu sự thay đổi sử dụng
đất nông - lâm nghiệp huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An”. Luận văn thạc sĩ
của thầy Trần Quốc Vinh.
+ “Ứng dụng GIS để mô tả mức độ ô nhiễm Cadimi và Chì trong đất
nông nghiệp tại các huyện ngoại thành Tp. Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ của
thầy Phạm Văn Vân.
2.2. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất
2.2.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hơp lý, có hiệu quả
cao thông qua việc phân phối và tái phân phối qũy đất cả nước, sử dụng đất
như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ
môi trường.
2.2.2. Cở sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
Đất đai ngày càng khẳng định vị trí vô cùng quan trọng của mình.
Cùng với sự phát triển kinh tế hiện nay thì đất đai đang là một nguồn tài
nguyên rất cần thiết cho sự phát triển của các ngành, song diện tích đất đai là
có hạn trong khi nhu cầu của con người lại vô hạn, dân số vẫn tiếp tục tăng
nhanh gây ra tình trạng sử dụng đất không theo quy hoạch, chồng chéo, lôm
côm. Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm quản
lý, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này. Đặc biệt, công
tác quản lý và quy hoạch sử dụng đất được quy định rõ ràng trong hệ thống
Luật đất đai mà có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay là Luật đất đai 2003 ba
gồm 6 chương, 146 điều. Trong đó đã khẳng định: “ Đất đai thuộc quyền sở
hữu toàn dân và Nhà nước là người đại diện chủ sở hữu” (Điều 5, Luật đất đai
10
2003). Tại điều 6, khoản 2, điểm d quy định quy hoạch sử dụng đất là một
trong 13 nội dung quân lý nhà nước về đất đai. Trong luật đất đai đã dành trọn
vẹn mục 2 của chương II để nói về công tác quy hoạch sử dụng đất, bao gồm
các điều sau:
- Điều 21. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Điều 22. Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Điều 23. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Điều 24. Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Điều 25. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Điều 26. Thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
- Điều 27. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Điều 28. Công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Điều 29. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Điều 30. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc
phòng, an ninh.
2.2.3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, Nhà nước và
Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai như sau:
- Hiến pháp 1980 được Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 18/12/1980, quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm
mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa… đều
thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch
chung”. Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để thực thi công tác quản lý
đất đai trên cả nước.
- Nghị quyết số 01/1997/QH9 của Quốc hội khóa IX, kỳ họp lần thứ
11(Tháng 4/1997) về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010
và đẩy mạnh công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp trong cả nước.
11
- Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 01/12/1998.
- Nghị định số 64/CP của chính phủ ban hành ngày 27/09/1993 về việc
giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích sản xuất nông nghiệp.
- Nghị định số 87/CP của chính phủ ban hành ngày 17/08/1994 quy
định khung giỏ cỏc loại đất, Nghị định 90/CP về việc đền bù thiệt hại khi nhà
nước thu hồi để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng.
- Quyết định 1417/TC-ĐC ngày 31/12/1994 quy định về tiền cho thuê
mặt đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam.
- Luật đất đai 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003.
- Chỉ thị số 05/2004/CT – TTg ngay 09/02/2004 của thủ tướng chính
phủ về việc triển khai thi hành luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc
thi hành Luật đất đai.
- Quyết định số 25/2004/QĐ – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ
trưởng bộ tài nguyên môi trường về việc ban hành kế hoạch về triển khai thi
hành Luật đất đai năm 2003.
- Thông tư số 30/2004/TT – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng
bộ tài nguyên và môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 04/2005/QĐ - BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2005 về
việc ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 04/2005/TT- BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2005 về việc
hướng dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai khi sắp xếp, đổi mới và
phát triển cỏc nông, lâm trường quốc doanh.
12
- Thông tư số 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/5/2006 về việc hướng dẫn
phương pháp tính đơn giá dự toán xây dựng dự toán kinh phí thực hiện lập và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 01/11/2009 về việc quy định
chi tiết việc lập, điều chỉnh về thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2.2.4. Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất trên Thế giới và ở Việt
Nam
2.2.4.1. Trên Thế giới
Trên thế giới công tác quy hoạch đã được tiến hành từ nhiều năm trước.
Do đó, họ có nhiều kinh nghiệm và công tác quy hoạch ngày càng được chú
trọng và phát triển.
Đối với các nước phát triển việc quy hoạch sử dụng đất đai được tiến
hành từ lâu đời và nhiều lần. Vì vậy, họ có cả quy hoạch vĩ mô và quy hoạch
vi mô. Quy hoạch ở các nước này diễn ra trong thời gian dài.
Đặc điểm của các nước này là thiên về mở rộng các công trình sử dụng
chuyên dùng, đất khu dân cư và đất khu thương mại dịch vụ, còn về những
đất nông nghiệp kém hiệu quả chuyển sang đất bảo vệ môi trường hoặc vui
chơi giải trí. Một trong những nước thuộc nhóm này đã xây dựng cơ sở lý
luận của ngành quy hoạch đất đai tương đối hoàn chỉnh đó là Liờn Xụ.
Tại Liờn Xụ, nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ
cho việc tổ chức lãnh thổ, phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên phạm
vi lãnh thổ, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả đất đai của từng đơn vị sử dụng
đất, từng nông trang cũng như các đơn vị sản xuất nông nghiệp… Công tác
quy hoạch sử dụng đất được thực hiện bởi cơ quan chuyên môn và được tiến
hành thường xuyên, có luận chứng kinh tế - kỹ thuật với đầy đủ tính khoa học
và pháp lý.
Đối với các nước đang phát triển việc quy hoach sử dụng đất mới chỉ là
mức vi mô, chú trọng hơn vào quy hoạch mặt bằng và mục tiêu lương thực,
13
thực phẩm còn mục tiêu về môi trường, vấn đề sử dụng đất lâu dài thì chưa
được chú trọng, đặc biệt là các nước Châu Phi. Tuy nhiên, một số nước đã
chú trọng đến vấn đề môi trường sinh thái và sử dụng đất bền vững.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về đất đai của con người ngày
càng lớn. Công tác quy hoạch sử dụng đất đang được cả Thế giới quan tâm,
đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi
chính phủ đã và đang nghiên cứu thực hiện nhiều chương trình quy hoạch nói
chung cũng như quy hoạch sử dụng đất ở nhiều nước đang phát triển và một
số nước chậm phát triển trên thế giới.
Quan điểm của FAO cho rằng: “ Quy hoạch sử dụng đất là bước kế tiếp
của công tác đánh giá đất. Kết quả của công tác đánh giá đất sẽ đưa ra những
loại hình sử dụng đất hợp lý nhất là đối với các đơn vị bản đồ đất trong
vựng”.
Năm 1992 tổ chức lương thực nông nghiệp liên hợp quốc (FAO) đã đưa
ra quan điểm quy hoạch đất đai nhằm sử dụng đất có hiệu quả, bền vững, đáp
ứng tốt những yêu cầu ở hiện tại và đảm bảo an toàn cho tương lai chú trọng
đến hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường, gắn liền với phát triển bền vững.
Bên cạnh đú cỏc tổ chức quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB), ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB), quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)…. Đã tài trợ cho
nhiều chương trình quy hoạch và đã được thực hiện thành công ở nhiều nước
như: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc…
Hiện nay, công tác quy hoạch đất đai đã và đang được tiến hành ở hầu
hết tất cả các quốc gia trên thế giới và được áp dụng theo 4 mức: Quốc gia,
Tỉnh, huyện, và xã.
2.2.4.2. Ở Việt Nam
Tình hình quy hoạch phân bổ sử dụng đất ở nước ta là công việc khá
mới mẻ so với các nước trên thế giới, kinh nghiệm thực tế cũn ớt, thiết bị kỹ
thuật còn hạn chế. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trước
14
tình hình phát triển của nền kinh tế xã hội, chúng ta đang từng bước khắc
phục khó khăn, kế thừa kinh nghiệm của các nước trên thế giới để vận dụng
vào tình hình thực tế của nước ta.
Công tác quy hoạch sử dụng đất ở nước ta đã trải qua những giai đoạn
khác nhau. Đó là:
1. Thời kỳ trước năm 1975
Đối với miền Bắc, công tác quy hoạch đã được xúc tiến từ năm 1962 do
ngành chủ quản các cấp tỉnh, huyện tiến hành, song mới chỉ lồng ghép vào
công tác phân vùng quy hoạch nông, lâm nghiệp chứ hoàn toàn chưa có sự
phối hợp của các ngành có liên quan. Kết quả là xác định phương hướng phát
triển nông lâm nghiệp cho vùng lãnh thổ thường chỉ được ngành chủ quản
thông qua hệ thống pháp luật về đất đai lúc này chưa ra đời, tất cả những văn
bản chỉ thị về công tác quy hoạch và quản lý ruộng đất lúc bấy giờ còn gói
gọn trong phần pháp chế quản lý đất đai.
2. Thời kỳ 1975 – 1978
Hội đồng chính phủ lập ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông lâm
nghiệp Trung ương để triển khai việc phân vùng quy hoạch nông lâm nghiệp
trên phạm vi toàn quốc. Cuối năm 1978, các phương án phân vùng nông
nghiệp, lâm nghiệp, công nghệ chế biến nông sản của cả nước, của 7 vùng
kinh tế và tất cả các tỉnh thành được chính phủ phê duyệt. Trong tất cả các
phương án đó đều được đề cập đến công tác quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp, lâm nghiệp, đồng thời coi đó là luận chứng quan trọng để phát triển
ngành.
3. Thời kỳ năm 1981 – 1986
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V quyết định: “Xỳc tiến công tác điều
tra cơ bản, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên
cứu chiến lược kinh tế - xã hội, chuẩn bị xây dựng kế hoạch 5 năm 1986 –
1990”. Nhằm đáp ứng kịp thời phục vụ xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ
15
IV(1986-1990), Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã yêu cầu các ngành, các địa
phương nhanh chóng triển khai chương trình lập tổng sơ đồ phân bố và phát
triển lực lượng sản xuất ở nước ta thời kỳ 1986-2000, yêu cầu tổng sơ đồ phải
là cơ sở cho việc tiến hành quy hoạch cỏc vựng chuyên môn hóa lớn, cỏc
vựng trọng điểm (về lương thực, thực phẩm, cõy cụng nghiệp…) các quy
hoạch xây dựng vùng (khu cụm công nghiệp, du lịch, xây dựng thành phố…).
Thời kỳ này quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính đã được đề
cập đến (mặc dù chưa được hoàn chỉnh ở cấp tỉnh , huyện trong cả nước),
song việc phân bổ quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được quan tâm. Thời
kỳ này Bộ nông nghiệp chủ trương triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất
cho các hợp tác xã nông nghiệp.
4. Thời kỳ 1987-1992
Năm 1987, luật đất đai nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời
quy định một số điều khoản trong quản lý sử dụng đất. Luật chưa đề cập cụ
thể đến công tác quy hoạch sử dụng đất.
Ngày 15/04/1991, Tổng cục quản lý ruộng đất ra thông tư 106/QH-KH/RD
hướng dẫn việc lập quy hoạch sử dụng đất đai một cách cụ thể và đã được
nhiều địa phương thực hiện. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phân bố sử
dụng đất kịp thời đạt hiệu qủa cao.
5. Từ năm 1993 đến nay
Thực hiện luật đất đai 1993, ngay từ đầu năm 1994, Tổng cục Địa
chính đã hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn
1996-2010. Dự án quy hoạch này đã được chính phủ thông qua và quốc hội
phê chuẩn tại kỳ họp thứ XI Quốc hội khóa IX, đây là căn cứ quan trọng để
xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, ngành, quy hoạch cấp tỉnh.
Tổng cục địa chính đã chỉ đạo xây dựng các mô hình thí điểm quy
hoạch đất đai cấp tỉnh ở một số địa phương, là căn cứ để thống nhất quy trình
lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện.
16
Đến nay hầu hết các tỉnh, các huyện cũng như cỏc xó trờn cả nước đã
lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010.
Nhìn lại cụng tác quy hoạch sử dụng đất đai nước ta có thể thấy như sau:
Về thành tựu
Một là:
Công tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu đi
vào nề nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống
nhất và đồng bộ, trở thành công cụ để quản lý và cũng trở thành phương tiện
để đảm bảo sự đồng thuận xã hội.
Ở cấp toàn quốc, Quốc hội đã thông qua: “Quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005” (Nghị quyết số
29/2004/QH11 ngày 15.6.2004)” kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010”
(Nghị quyết số 57/2006/QH11 ngày 29.6.2006).
Toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đều đã tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất và đều đã được chính phủ phê duyệt.
Trong tổng số 681 đơn vị hành chính cấp huyện thỡ đó cú 531 đơn vị (chiếm
78%) hoàn thành việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, số
còn lại là đang triển khai (14%) hoặc chưa triển khai (8%).
Đó cú 7.576 đơn vị cấp xã trong tổng số 11.074 đơn vị của cả nước hoàn
thành việc lập quy hoạch, kế họach sử dụng đất đến 2010 (đạt 68%).
Tuy nhiên, mới chỉ có 7 tỉnh được xem là đã cơ bản hoàn thành việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 ở cả 3 cấp tỉnh - huyện - xã.
Quá trình triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp đã hình
thành được một hệ thống quy trình và định mức trong hoạt động của lĩnh vực
này, đảm bảo tiến hành một cách thống nhất, liên thông với chi phí hợp lý,
phù hợp với những điều kiện về nhân lực và cơ sở hạ tầng hiện có.
Hai là: Sau 20 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất, nhìn lại một cách
tổng quát có thể đi đến mấy nhận xét chủ yếu sau đây:
17
1. Công tác quy hoạch sử dụng đất của các cấp, các ngành đã bước đầu
đi vào nề nếp, trở thành cơ sở quan trọng để định hướng cho phát triển thống
nhất và đồng bộ, trở thành công cụ để quản lý, và cũng trở thành phương tiện
để đảm bảo sự đồng thuận xã hội.
2. Về kỹ thuật, đã hình thành được một hệ thống quy trình và định mức
về hoạt động quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo cho công tác này triển khai
được thống nhất liên thông, với chi phí hợp lý, phù hợp với những điều kiện
về cơ sở hạ tầng và nhân lực hiện có.
3. Quy hoạch sử dụng đất đã tích cực hỗ trợ cho phát triển kinh tế được
cân đối nhất là trong quá trình phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư mới
khu đô thị mới trên phạm vi cả nước. Quy hoạch sử dụng đất đã có tác động
tích cực trong việc điều tiết thị trường, góp phần ổn định giá đất và tạo cơ sở
thực tế cho các cuộc giao dịch về đất đai và nhất là các cuộc đấu giá quyền sử
dụng đất.
4. Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất cũng là dịp tổ
chức sinh hoạt dân chủ ở cơ sở, nhờ đó mà công dân tham gia vào sự nghiệp
chung có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cụ thể của mình, trật tự xã hội được
đảm bảo, củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền.
Ba là: Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng
cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, phục vụ phát triển kinh
tế, xã hội, quốc phòng an ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước:
- Quy hoạch sử dụng đất theo cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất,
phân công lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại
hóa nông thôn, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia, đồng thời đưa nước ta vào nhóm những nước hàng đầu
thế giới về xuất khẩu gạo, diện tích đất rừng tự nhiên được khôi phục cùng
18