Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Quy hoạch sử dụng đất xã cự thắng huyện thanh sơn tỉnh phú thọ giai đoạn 2007 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.56 KB, 51 trang )

1.PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, đất đai cho sinh hoạt và sản xuất
luôn được đặt lên hàng đầu. Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá
đối với mỗi quốc gia, là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ một quá
trình sản xuất nào đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. khi nói tới vai trò của đất Mac đã
khẳng định “ Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ ” vì xét đến cùng
mọi hoạt động của con người đều liên quan tới đất đai, không có đất thì không thể có
sản xuất cũng như không có sự tồn tại của con người.
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nên bị giới hạn về số lượng, con người có thể
cải tạo tính chất của đất, thay đổi mục đích sử dụng đất song lại không thể làm tăng
hay giảm diện tích đất theo ý muốn. Trong khi đó, với tình hình gia tăng dân số như
hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước đã dẫn đến nhu cầu đất đai ngày một tăng. Điều này đã gây áp lực ngày
càng lớn tới đất đai. Vấn đề này đã trở thành đòi hỏi bức thiết đối với công tác quản lý
đất đai dặc biệt là công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tại điều 18, Hiến pháp 1992 đã nêu rõ “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ
đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả …”.
Quy hoạch, kế hoạch về sử dụng đất là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước
về đất đai được ghi nhận tại điều 6 Luật đất đai 2003. Quy hoạch sử dụng đất có vai
trò và chức năng rất quan trọng. Lập quy hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu
của Nhà nước nhằm tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, làm giảm sút
nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, ngăn chặn các hiện tượng gây lãng phí đất, huỷ
hoại đất, gây ô nhiễm nguồn tài nguyên đất.
Trong quy hoạch sử dụng đất ặc biệt quan tâm đến quy hoạch sử dụng đất cấp xã
còn gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã được coi là cơ
sở lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tương
lai của các ngành cũng như nhu cầu sinh hoạt của các đối tượng sử dụng đất trên địa
bàn xã. Nó chính là căn cứ để xây dựng các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
1


môi trường sinh thái. Quy hoạch sử dụng đất sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
Với một xã vùng miền núi như xã Cự Thắng - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ
có địa hình tương đối phức tạp, phần lớn là gò đồi có độ dốc lớn, nền kinh tế chủ yếu
là nông nghiệp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Để từng bước cải thiện đời
sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân cần lập quy hoạch sử dụng đất cho
tương lai.
Với những lý do trên việc xây dựng phương án “ Quy hoạch sử dụng đất xã Cự
Thắng - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007 – 2015 ” là rất cần thiết.
1.2.Mục đích, yêu cầu
1.1.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình biến động đất đai giai đoạn 2002 – 2007 và hiện
trạng sử dụng đất của xã Cự Thắng năm 2007 để tìm ra những xu hướng biến động và
nguyên nhân gây biến động từ đó giúp phân bố đất đai cho các ngành, các mục đích sử
dụng đến năm 2015 một cách tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền vững.
1.1.2. Yêu cầu
+ Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học và tính xã hội.
+ Đáp ứng được sự phát triển ổn định của xã, sử dụng đất bền vững, có hiệu quả
kinh tế, xã hội, môi trường, góp phần nâng cao đời sống cho người dân trong xã.
+ Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành.
2. PHẦN THỨ HAI
2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất
2.1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
“Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp
chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao thông qua
việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu
sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.”

+ Biểu hiện của tính kỹ thuật ở chỗ, đất đai được đo đạc, vẽ thành bản đồ, tính
toán và thống kê diện tích, thiết kế phân chia khoảnh thửa để giao cho các mục đích sử
dụng khác nhau.
+ Đất đai được Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng
vào các mục đích khác nhau. Nhà nước ban hành các văn bản pháp quy để điều chỉnh
các mối quan hệ đất đai. Các đối tượng sử dụng đất có nghĩa vụ chấp hành nghiêm
chỉnh các chủ trương chính sách đất đai của Nhà nước.
+ Khi giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, cần xác định rõ mục đích
của việc sử dụng. Đó là biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu
quả cao tiềm năng đất. Ở đây thể hiện rõ tính kinh tế của quy hoạch sử dụng đất.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất
Khi tiến hành xây dựng quy hoạch sử dụng đất trên một vùng lãnh thổ xác định
cần nghiên cứu kỹ các yếu tố:
+ Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng
+ Hình dạng, mục đích khoanh thửa
+ Đặc điểm thuỷ văn, địa chất
+ Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên
+ Các yếu tố sinh thái
+ Mục đích, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư
+ Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng
+ Trình độ phát triển các ngành sản xuất
Do các yếu tố đó tác động đồng thời nên để tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý,
có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường cần đề ra những quy tắc chung
3
và riêng về chế độ sử dụng đất, căn cứ vào các quy luật đã được phát hiện, tuỳ theo
từng điều kiện cụ thể và từng mục đích cần đạt. Do vậy đối tượng nghiên cứu của quy
hoạch sử dụng đất chính là:
+ Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như là một tư liệu sản xuất chủ
yếu.
+ Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao kết

hợp với bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ.
2.1.3. Phân loại quy hoạch sử dụng đất
Tại điều 25 Luật đất đai 2003 quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất theo lãnh
thổ hành chính của nước ta gồm 4 cấp:
+ Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước
+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh (bao gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương)
+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện (bao gồm các huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh)
+ Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã (bao gồm các xã, phường, thị trấn). Quy
hoạch sử dụng đất cấp xã được gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ
Quy hoạch, kế hoạch hoá việc sử dụng đất là một trong những chức năng quan
trọng của ngành địa chính, cùng với pháp luật trở thành công cụ đắc lực giúp Nhà
nước thống nhất toàn bộ đất đai của cả nước.
Nhiệm vụ quan trọng của quy hoạch sử dụng đất là phải tổ chức phân bố hợp lý
lực lượng sản xuất trong từng vùng và trên phạm vi cả nước. Đối với những quy hoạch
sử dụng đất phải tiến hành trên quy mô lớn như phạm vi một huyện, một tỉnh, một
vùng kinh tế hay một quốc gia, thì quy hoạch sử dụng đất phải giải quyết vấn đề phân
chia lại lãnh thổ, tổ chức sản xuất và lao động, bố trí lại mạng lưới điểm dân cư, tổ
chức lại các đơn vị sử dụng đất. Ngoài ra, quy hoạch sử dụng đất có thể giải quyết vấn
đề di chuyển dân cư, khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới, bố trí lại các xã, nông
trường, lâm trường, thậm chí phải bố trí lại các huyện, tỉnh.
4
Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nước tiến hành phân bổ đất đai
đáp ứng nhu cầu đất cho các ngành, các chủ sử dụng đất, tổ chức sử dụng đất một cách
hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao.
2.1.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác
2.1.5.1. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quản lý nhà nước về đất đai

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 13 nội dung của quản lý
nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch Nhà nước tổ chức việc sử dụng đất như một
tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp và cơ sở không gian để bố trí tất cả các
ngành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
2.1.5.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch khác
* Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền kế
hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, trong đó có đề cập đến dự kiến phương hướng sử dụng đất.
Ngược lại, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, lấy quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội làm căn cứ, thống nhất, cụ thể hoá nội dung
của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
* Đối với quy hoạch đô thị và khu dân cư
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và phát triển
đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô của đô thị cũng như hệ thống các
điểm dân cư, phân bố các khu chức năng trong đô thị và các điểm dân cư tạo điều kiện
thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm xác
định rõ vị trí, quy mô quỹ đất cho hệ thống đô thị và các điểm dân cư.
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ
và toàn bộ. Sự cục bộ, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng trong quy
hoạch đô thị sẽ được điều hoà với quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất tạo
điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển đô thị.
* Đối với quy hoạch phát triển nông nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế - xã
hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định được hướng đầu tư,biện pháp, bước đi
đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển. Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một
trong những căn cứ sử dụng đất, song nó phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất,
5
đặc biệt là việc xác định cơ cấu sử dụng đất đảm bảo quy hoạch nền nông nghiệp bền
vững.

Quy hoạch sử dụng đất tuy lấy quy hoạch phát triển nông nghiệp làm căn cứ, dự
báo yêu cầu sử dụng đất của ngành nông nghiệp nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô,
khống chế và điều hoà quy hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại hình quy hoạch này
có mối quan hệ qua lại mật thiết nhưng không thể thay thế lẫn nhau.
2.1.5.3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với phát triển kinh tế - xã hội
Một đặc điểm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất là nó có tính dài hạn nghĩa
là căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế - xã hội
quan trọng như: như sự thay đổi dân số, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, từ dó xây dựng các quy hoạch chung và dài hạn về sử dụng
đất. Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển kinh tế - xã hội lâu
dài.
2.1.6. Trình tự, nội dung của quy hoạch sử dụng đất
* Nội dung:
Theo điều 23 Luật đất đai năm 2003 quy định nội dung của quy hoạch sử dụng
đất bao gồm:
+ Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai.
+ Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
+ Xác định các diện tích đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh.
+ Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án.
+ Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
* Trình tự:
Một quá trình quy hoạch sử dụng đất bao gồm 4 bước:
Bước 1: Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản
+ Công tác chuẩn bị được tiến hành nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy hoạch
- Tổ chức lực lượng thực hiện
- Xây dựng luận chứng kinh tế - kỹ thuật và kế hoạch tiến hành
- Thành lập Hội đồng xét duyệt quy hoạch

6
+ Điều tra cơ bản nhằm thu thập tư liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho
việc xây dựng các phương án quy hoạch ở bước sau. Công tác này được tiến hành theo
2 giai đoạn sau:
- Công tác nội nghiệp: điều tra, thu thập số liệu, thông tin cần thiết trong
điều kiện trong phòng.
- Công tác ngoại nghiệp: thực chất là công tác khảo sát ngoài thực địa nhằm
bổ sung và chính xác hóa các thông tin thu thập được ở trong phòng.
Bước 2: Xây dựng các phương án quy hoạch
Các phương án quy hoạch được tiến hành theo trình tự và có nội dung nhất định
phụ thuộc vào cấp làm quy hoạch, nhưng thường gồm các bước sau:
+ Xây dựng đề cương nghiên cứu quy hoạch
+ Xây dựng chương trình điều hoà phối hợp nghiên cứu
+ Viết báo cáo tổng hợp thể hiện các kết quả nghiên cứu
Bước 3: Thẩm định và phê duyệt quy hoạch
Bước 4: Kiểm tra và tổ chức chỉ đạo thực hiện
UBND cấp làm quy hoạch có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện theo phương án
quy hoạch.
UBND và cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp trên có trách nhiệm chỉ đạo
kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hịên quy hoạch.
2.2. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất
Trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đang diễn ra ở nước ta, nền kinh
tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng
ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời với tốc độ đô thị hoá như hiện nay đã và
đang gây áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên đất.
Việc sử dụng đất hợp lý có liên quan chặt chẽ tới mọi hoạt động của từng ngành,
từng lĩnh vực, quyết định tới hiệu quả sản xuất cũng như cuộc sống của người dân.
Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề bức xúc cần được quan tâm
hàng đầu.
Mọi chủ trương,chính sách của Đảng về vấn đề đất đai đều được thể hiện trong

hệ thống các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật. Nó tạo
ra cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
7
Căn cứ pháp lý quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất là Hiến pháp năm
1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại chương II điều 17 ghi rõ: “Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Tại điều 18 đã khẳng
định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ quỹ đất theo quy hoạch va theo pháp luật,
đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả …”. (Đoàn Công Quỳ. 2006)
Để phù hợp với thực tiễn khách quan, trong điều kiện đất nước đang chuyển sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tháng 7/1993 Luật đất đai được
công bố, đánh dấu bước ngoặt lớn đối với công tác quản lý đất đai nói chung và quy
hoạch sử dụng đất nói riêng, trong đó quy định quy hoạch sử dụng đất là một trong 7
nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Trải qua một thời gian dài Luật đất đai 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 1998
và nam 2001 bộc lộ nhiều hạn chế, không còn phù hợp với thực tiễn nên để giải quyết
vấn đề này ngày 10/12/2003 Quốc hội ban hành Luật đất đai năm 2003 – là luật đất đai
hiện hành của Việt Nam và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2004.
Luật đất đai 2003 đã xác định rõ tầm quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng
đất, tại điều 6 dã nêu rõ quy hoạch và kế hoạch hoá về sử dụng đất là một trong 13 nội
dung của quản lý nhà nước về đất đai. Còn tại các điều 22, 23, 25, 26 lại quy định cụ
thể căn cứ, nội dung, trách nhiệm lập cũng như thẩm quyền xét duyệt quy hoạch sử
dụng đất.
Để thực Hiến pháp, Luật đất đai, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban
hnàh một loạt các văn bản dưới luật như các Nghị định, Chỉ thị, Thông tư hướng dẫn
của ngành, liên ngành để chỉ đạo công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp như là:
+ Nghị định 181/2004/NĐ- CP của Chính phủ ra ngày 29/10/2004 về việc thi
hành Luật đất đai.
+ Quyết định số 25/2004/QĐ- BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành kế họach triển khai thi hành Luật đất đai
2003.

+Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
8
+ Quyết định số 04/2005/QĐ- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
30/06/2005 về việc ban hành các quy tắc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
2.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ nhiều năm
trước đây. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia, đặc biệt là trong quá trình sản xuất.
Đối với các nước như Liên Xô (cũ), Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Australia … đã xây
dựng cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh. Do đặc điểm khác
nhau của mỗi quốc gia nên trên thế giới có rất nhiều mô hình quy hoạch sử dụng đất,
nhưng nhìn chung có 2 trường phái chính sau:
+ Tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo cho sự phát
triển các mục tiêu một cách hài hoà sau đó đi sâu nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành,
tiêu biểu cho trường phái này là Đức, Australia.
+ Tiến hành quy hoạch nông nghiệp làm nền tảng cơ bản, sau đó lập sơ đồ phát
triển và phân bố lực lượng sản xuất theo yêu cầu của cơ chế tập trung với lao động và
đất đai là 2 yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu, tiêu biểu cho trường phái này phải kể
đến Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây.
Tuy nhiên để có một phương pháp chung làm cơ sở khoa học cho công tác quy
hoạch đất đai trên thế giới, năm 1992 FAO đã đưa ra quan điểm quy hoạch đất đai
nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả cả về kinh tế, xã hội, môi trường ở hiện tại và
tương lai.
Phương pháp này đã được nhiều quốc gia áp dụng và đem lại hiệu quả nhất định
tiêu biểu là : Ở Thái Lan và Philippin, quy hoạch được lập ở cả 3 cấp, quy hoạch cấp
quốc gia hình thành các hướng dẫn, chỉ đao chung, quy hoạch cấp vùng triển khai một

khung cho quy hoạch vùng mình, còn quy hoạch cấp huyện triển khai các đồ án tác
nghiệp.
(Nguyễn Hợi, 2006)
2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
9
Ngày nay công tác lập quy hoạch sử dụng đất ngày càng được Đảng và Nhà nước
quan tâm và chỉ đạo sát sao bằng văn bản pháp luật. Điều này được thể hiện rõ trong
từng giai đoạn cụ thể:
2.3.2.1. Thời kỳ 1975 – 1980
Ngay sau khi thống nhất đất nước năm 1975, nước ta đã có 5 năm khôi phục kinh
tế- xã hội và hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Thời
kỳ này, Hội đồng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông
nghiệp, lâm nghiệp Trung ương và các địa phương đã tiến hành công tác này trên toàn
quốc.
Cuối năm 1978, các phương án phânvùng nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến
nông sản 7 vùng kinh tế và tất cả các tỉnh đã được lập và được Chính phủ phê duyệt.
Trong các phương án trên đều đề cập đến quy hoạch đất nông nghiệp và coi đó là
luận chứng quan trọng để phát triển ngành, các loại đất khác nhau, đất chuyên dùng,
đất khu dân cư chưa được đề cập đến.
2.3.2.2. Thời kỳ 1981 – 1986
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã quyết định: xúc tiến công tác điều tra cơ
bản, lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế
- xã hội, dự thảo kế hoạch để chuẩn bị tích cực cho kế hoạch 5 năm sau (1986 – 1990).
Quy hoạch sử dụng đất trong tổng sơ đồ, nội dung và cơ sở khoa học đã được
nâng lên một bậc. Quy hoạch theo lãnh thổ hành chính đã được đề cập đến, thời kỳ này
chủ yéu là quy hoạch hợp tác xã nông nghiệp.
2.3.2.3. Thời kỳ 1987 đến trước khi có Luật đất đai năm 1993
Năm 1987 Luật đất đai của Nhà nước đã được ban hành trong đó có một số điều
nói về quy hoạch đất đai, tuy nhiên lại chưa nêu rõ nội dung của nó.
Ngày 15/04/1991, Tổng cục quản lý ruộng đất ra Thông tư 106/QHKH- RĐ

hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Đây là thông tư đầu tiên về vấn đề đất đai kể từ
khi Tổng cục được thành lập, nó hướng dẫn một cách cụ thể việc lập quy hoạch sử
dụng đất. Qua những năm đầu thực hiện nhiều tỉnh đã lập kế hoạch cho một nửa số xã
trong tỉnh bằng kinh phí địa phương tuy nhiên các cấp hành chính lớn hơn chưa được
thực hiện.
(Nguyễn Hợi, 2006)
2.3.2.4. Từ khi ban hành Luật đất đai năm 1993 đến nay
10
Sau khi Luật đất đai năm 1993 được công bố công tác quy hoạch sử dụng đất đã
được chú trọng hơn. Trong quá trình thực hiện Luật đất đai 1993 đã nảy sinh nhiều bất
cập, nên ngày 26/11/2003 Quốc hội đã ban hành Luật đất đai 2003 với nhiều điều luật
mới, bổ sung hoàn chỉnh cho các văn bản luật trước đây. Trong đó một lần nữa khẳng
định vai trò của quy hoạch sử dụng đất, là một trong 13 nội dung của công tác quản lý
nhà nước về đất đai.
Theo kết quả nghiên cứu tình hình quy hoạch sử dụng đất hiện nay ở Việt Nam ta
nhận thấy:
+ Quy hoạch sử dụng đất cả nước: Theo Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai cả nước đến năm 2010 mà Chính phủ đã trình Quốc hội khoá XI và được phê
duyệt tại kỳ họp thứ 5. Theo quy hoạch sử dụng đất đến 2010, diện tích đất phi nông
nghiệp là 3.925.300 ha chiếm 11,92% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước, trong đó đất
ở đô thị là 93.300 ha chiếm 0,35%, đất chuyên dùng là 2.145.400 ha chiếm 6,52%.
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: có 60/64 tỉnh, thành phố trược thuộc Trung
ương hoàn thành lập quy hoạch sử dụng đất đến 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
+ Quy hoạch sử dụng đát cấp huyện: có 369 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc Trung ương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất chiếm 59,1% số
đơn vị cấp huyện, trong đó chủ yếu mới lập quy hoạch sử dụng đất của các huyện, còn
quy hoạch đất đô thị ở hầu hết các quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chưa được
lập.
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp xã: có 3.597 xã, phường, thị trấn của 36 tỉnh, thành

phố thuộc trung ương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất chiếm 34,2% tổng số đơn vị
cấp xã; 903 xã, phường, thị trấn khác của 25 tỉnh, thành phố đang được triển khai
chiếm 8,6% tổng số đơn vị cấp xã, trong đó chủ yếu mới lập quy hoạch sử dụng đất
của các xã, còn quy hoạch sử dụng đất đô thị của hầu hết các phường chưa được lập.
(Bùi Thị Hương, 2006)
2.4. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất cấp xã
Trong Thông tư30/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã nêu cụ thể
trình tự, nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp xã bao gồm:
11
1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
của địa phương
2. Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa phương đối
với giai đoạn mười (10) năm trước
3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với
tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ
của địa phương
4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ trước
5. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
6. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
7. Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết
8. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch
sử dụng đất
9. Lựa chọn phương án hợp lý về quy hoạch sử dụng đất chi tiết
10. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất
11. Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết
12. Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu
13. Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
14. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế
hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu

12
3. PHẦN THỨ BA
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung
Xuất phát từ mục đích và để đảm bảo yêu cầu đặt ra của đề tài chúng tôi tiến
hành nghiên cứu các nội dung sau:
3.1.1. Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
+ Điều kiện tự nhiên: xác định vị trí địa lý, địa hình vùng nghiên cứu, xem xét
các điều kiện khí hậu gồm tài nguyên đất, nước, rừng, khoáng sản, tài nguyên nhân
văn, cảnh quan môi trường.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: nghiên cứu tình hình dân số, lao động, tình hình sản
xuất của các ngành, tình hình cơ sở hạ tầng.
3.1.2. Nghiên cứu tình hình sử dụng đất và biến động đất đai
+ Đánh giá tình hình quản lý đất đai của xã trong thời gian qua
+ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2007
+ Đánh giá tình hình biến động đất đai, phân tích nguyên nhân gây ra biến động
theo các loại đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.
3.1.3. Xây dựng phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phương
hướng sử dụng đất
+ Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
+ Phương hướng sử dụng đất
3.1.4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
+ Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
+ Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
+ Quy hoạch sử dụng đất chưa sử dụng
3.1.5. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất
+ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ 2007 đến 2010
+ Kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011 - 2015
13
3.1.6. Đánh giá hiệu quả phương án quy hoạch

+ Hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả xã hội
+ Hiệu quả môi trường
3.1.7. Các biện pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát
+ Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, chế độ
thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên …
+ Thu thập số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động, tình hình sản
xuất của các ngành …
+ Thu thập số liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất và tình hình biến động đất
đai.
3.2.2. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ
Đây là một phương pháp đặc thù của công tác quy hoạch sử dụng đất. Thông qua
hệ thống bản đồ chúng ta sẽ thấy được mọi thong tin cần thiết, song phương pháp này
cũng tốn nhiều thời gian, đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng làm bản đồ.
Hệ thống bản đồ bao gồm: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử
dụng đất …
3.2.3. Phương pháp thống kê
Từ tài liệu, số liệu thu thập được qua điều tr tiến hành thống kê theo các chỉ tiêu
kinh tế, tình hình sử dụng đất của xã qua đó thấy được mối quan hệ và sự phụ thuộc
giữa các chỉ tiêu.
Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là do số đối tượng nghiên cứu lớn nên
kết quả thu được đôi khi cũng không phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của các sự
kiện và hiện tượng.
3.2.4. Phương pháp tính toán theo định mức
Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong quy hoạch sử dụng đất để dự
đoán và tạo ra các hình thức lãnh thổ mới dựa vào các định mức tính toán về thời gian,
chi phí vật chất, lao động, dân số …
14

Phương pháp này cũng có một số hạn chế, nó bị giới hạn về số lượng phương án
và việc lựa chọn phương án chỉ là kết quả so sánh tương đối giữa các phương án với
nhau, chứ chưa tìm được phương án thực sự tối ưu.
4. PHẦN THỨ TƯ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Cự Thắng là một xã miền núi của huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm
huyện (phố Vàng) khoảng 10 km về phiá Nam theo đường tỉnh lộ 316 đi Hoà Bình.
Địa giới hành chính của xã như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Thục Luyện
+ Phía Nam giáp xã Cự Đồng, Võ Miếu
+ Phía Đông giáp xã Tất Thắng
+ Phía Tây giáp xã Võ Miếu
Trên địa bàn chỉ có duy nhất một con đường chạy qua (đường 316 từ huyện
Thanh Sơn đi Hoà Bình) với chiều dài 40 km nhưng đường đất khó đi, do vậy việc đi
lại, thông thương buôn bán, trao đổi hang hoá và giao lưu về các vấn đề xã hội khác
giữa Cự Thắng và các xã lân cận hết sức khó khăn.
4.1.1.2. Địa hình
Địa hình xã Cự Thắng tương đối phức tạp, phần lớn là gò đồi có độ dốc lớn, hơn
nữa phía Bắc, phía Nam của xã lại có một dãy núi và một dãy đồi chạy song song theo
tỉnh lộ 316 (núi Lưỡi Hái và Đồi Ròng) gây nhiều khó khăn trong đi lại và các hoạt
động sản xuất nông nghiệp của người dân. Với địa hình cao ở phía Nam (núi Lưỡi Hái
cao 1017 m) và thấp dần về phía Bắc đã cản trở rất nhiều tới việc phát triển kinh tế -
xã hội và thông thương hàng hoá.
4.1.1.3. Khí hậu
15
Nằm trong vùng miền núi phía Tây, đồi núi cao nên khí hậu xã Cự Thắng chịu
ảnh hưởng của gió mùa rõ rệt với mùa lạnh đến sớm và kết thúc muộn.

+ Nhiệt độ trung bình hang năm là 22,5ºC, nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng
5,6 là 38- 39ºC, nhiệt độ thấp nhất xuống tới 3- 5ºC.
+ Độ ẩm tương đối là 86%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 7 với 84%, độ ẩm cao
nhất vào tháng 9 là 88%.
+ Lượng mưa trung bình là 1800mm/năm, trong đó tháng cao nhất là 300 mm
(tháng 9) và tháng thấp nhất là 14 mm (tháng 2).
Ở đây vào mùa mưa thường có mưa đá, lốc xoáy gây bão và lũ lụt ở các khe suối
trong đồi chảy ra, còn vào mùa đông lại có sương muối, sương mù. Điều này gây khó
khăn cho việc trồng cây vụ đông.
Nhìn chung với điều kiện khí hậu như vậy gây khó khăn lớn tới đời sống sinh
hoạt của nhân dân cũng như tới sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.4. Chế độ thuỷ văn
Trên địa bàn xã có 3 con suối chính chảy qua đó là suối Cả, suối Chòi và suối
Xuân Thắng. Ngoài ra còn có một số suối nhỏ khác vào mùa mưa. Các suối này có lưu
lượng nước lớn, chảy xiết nhưng vào mùa khô lại cạn nước. Trong xã có 4 đập và một
số ao có diện tích lớn. Ao trung tâm xã đập Thọ xóm Sụ phục vụ nước cho sản xuất
nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.
Vài năm về trước lượng nước của xã tương đối ổn định, dồi dào. Tuy nhiên do
tình trạng phá rừng bừa bãi nên nguồn nước trong những năm gần đây đều cạn thậm
chí có nơi thiếu nước gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và các ngành khác trong
xã.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Đất đai của xã chủ yếu là đất feralit trên núi cao (150- 500m), ngoài ra còn có đất
feralit mùn trên núi (500- 1500m), đất feralit phát triển trên phiến thạch sét sa thạch
đất dốc tụ, đất feralit phát triển trên phú sa cổ, chủ yếu là đất đồi núi hình thành từ
phong hoá đá.
Đất đai chỉ có một lớp đất màu trên bề mặt do quá trình cây tự nhiên mọc nên có
một lớp mùn. Do vậy muốn bảo vệ được lớp đất này để canh tác cần phải có biện pháp
chống xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất. Nói chung đất đai ở đây

16
thích hợp với một số cây lâm nghiệp và cây công nghiệp cùng một số cây ăn quả khác
như nhãn, vải …
b. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của xã bao gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.
Nguồn nước mặt: trong xã vào mùa mưa nước ở các con suối, ao đập dâng cao,
còn vào mùa khô chỉ có một số ao đập có nước để phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của
người dân. Nguồn nước mặt của xã không ổn định, bị ảnh hưởng khi khai thác cây lâm
nghiệp chủ yếu nhất là cây bạch đàn.
Nguồn nước ngầm: có chất lượng tốt, hiện nay nhân dân trong xã đang khai thác
và sử dụng phần lớn nước ngầm trong sinh hoạt bằng giếng đào và thong qua các
chương trình tài trợ của tổ chức UNICEF và các chương trình nước sạch ở nông thôn
xây bể ở trên núi dẫn nước bằng đường ống về cho người dân sử dụng.
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt vãn thường xuyên xảy ra nhất là về mùa khô chủ
yếu với các hộ ở trên sườn đồi hoặc gò cao. Tuy nhiên với nguồn nước ngầm tốt, chưa
bị ô nhiễm và nói chung là ổn định nên hiện tại vẫn đủ cung cấp cho sinh hoạt phục vụ
đời sống của người dân, độ sâu bình quân khai thác bằng nước giếng là 8- 10m.
c. Tài nguyên rừng
Hiện nay diện tích rừng của xã Cự Thắng là 2144,71 ha (theo số liệu thống kê
2007)
d. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã có mỏ sắt tại xóm Chòi với diện tích 14,5 ha nằm vào đất trồng
rừng của xã. Hiện nay có 2 công ty Đông Phương Hồng và Tân Phong đang khai thác
nguồn tài nguyên này.
e. Tài nguyên nhân văn
Hiện nay toàn xã có 4 dân tộc anh em đang sinh sống là Kinh, Dao, Mường, Thổ
(hiện nay dân tộc Thổ chỉ còn rất ít). Và có 2 tôn giáo là Phật giáo và Thiên chúa giáo,
nên yêu cầu được đặt ra ở đây là xã phải có những chính sách phát triển hợp lý để thắt
chặt hơn nữa tình đoàn kết dân tộc và tôn giáo trên địa bàn xã.
Nhân dân trong xã vẫn giữ được những nét truyền thống tốt đẹp của con người

Việt Nam là cần cù, sáng tạo trong lao động, có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc và
tinh thần cách mạng cao cả. Đặc biệt trong những năm gần đây được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước nền giáo dục của xã được tăng cường, trình độ dân trí được nâng
17
lên đáng kể. Nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu nhanh đã tạo nhiều thuận
lợi khi ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
4.1.1.6. Cảnh quan môi trường
Nhìn chung môi trường khí hậu của xã Cự Thắng mang đặc điểm của vùng khí
hậu miền núi, trong lành và không ô nhiễm.
Do nạn khai thác rừng bừa bãi trước đây nên rừng nguyên sinh không còn, đất bị
xói mòn làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Trong mấy năm gần đây, Đảng và
Nhà nước có chủ trương trồng mới 5 triệu ha rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc,
diện tích rừng trồng mới chủ yếu là rừng bạch đàn (đây là loại cây có tỷ lệ chất dầu rất
cao) nên ảnh hưởng tới lớp đất mặt và lớp nước mặt của xã cụ thể là nước chát đắng.
Tuy vậy điều này cũng góp phần cải thiện đời sống của nhân dân và môi trường sinh
thái.
Về cơ bản vẫn giữ được màu xanh cho rừng, nguồn nước chỉ đủ tưới tiêu cho
đồng ruộng và duy trì được nền sản xuất nông nghiệp.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tình hình dân số, lao động
a. Biến động đân số
Theo như điều tra ta có tình hình biến động dân số xã Cự Thắng qua một số năm
được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1. Tình hình biến động dân số xã Cự Thắng qua các năm 2003 – 2007
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2003 2004 2005 2006 2007
1.Tổng số khẩu đầu năm Khẩu 4930 4971 5022 5069 5105
2.Tỷ lệ phát triển dân số % 0,83 1,01 0,92 0,71 1,24
-Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,97 1,27 1,18 1,08 1,16

+Số sinh trong năm Người 62 82 77 80 78
+Số chết trong năm Người 14 18 17 25 18
-Tỷ lệ tăng dân số cơ học % -0,14 -0,26 -0,26 -0,37 -0,08
+Số chuyển đi Người 7 14 10 7 23
+Số chuyển đến Người 14 27 23 26 19
3.Tổng số khẩu cuối năm Người 4971 5022 5069 5105 5169
4.Tổng số hộ Hộ 1017 1029 1044 1059 1073
5.Tổng số cặp kết hôn Cặp 27 20 26 31 35
6.Tổng số lao động Người 2501 2543 2597 2633 2671
-Lao động nông nghiệp Người 2321 2352 2397 2425 2430
-Lao động phi nông nghiệp Người 180 191 200 208 241
Qua bảng kết quả số liệu ta thấy:
18
Năm 2003 toàn xã có 4930 nhân khẩu, năm 2007 có 5105 nhân khẩu tăng so với
năm 2003 là 198 người.
Số hộ cũng tăng thêm 56 hộ từ 1017 hộ (năm 2003) lên 1073 hộ (năm 2007),
trung bình mỗi năm tăng thêm 11 hộ.
Tỷ lệ phát triển dân số của toàn xã năm 2007 là 1,24% so với năm 2003 là 0,84%
đã tăng 0,41% có thể do một số nguyên nhân như: do y tế ngày càng phát triển thì
ngày càng có điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho người dân, điều này dẫn đến tăng tuổi
thọ bình quân. Đồng thời do y tế phát triển nên khả năng ngăn chặn dịch bệnh bùng
phát là rất cao …
b. Biến động lao động
Tình hình lao động của xã được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Tình hình phân bố dân cư và đất đai của xã Cự Thắng năm 2007
Chỉ tiêu
Toàn

Thôn
Chòi Xuân

Ngoài
Xuân
Thắng
Sụ
Ngoài
Xóm
Nương
Đồng
Lạc
Lương
Sơn
1.Tổng số nhân khẩu 5169 574 216 1871 410 1272 826
2.Số lao động 2671 296 124 935 250 625 441
-Nông nghiệp 2430 248 108 820 232 610 412
-Phi nông nghiệp 241 48 16 115 18 15 29
3.Tổng số hộ 1073 114 53 376 83 282 165
4.Tổng số nóc nhà 1025 110 53 362 80 264 156
Trong đó
-Đất ở ≤ 400m² 75 5 9 25 9 15 12
-Đất ở ≥ 400m² 950 105 44 337 71 249 144
5.Số nhà có 2 hộ 48 4 0 14 3 18 9
Qua bảng số liệu ta thấy:
Xã Cự Thắng có 6 thôn là thôn Chòi Xuân Ngoài, Xuân Thắng, Sụ Ngoài, Xóm
Nương, Đồng Lạc, Lương Sơn. Dân cư ở gọn, tập trung thuận lợi cho việc quản lý và
sinh hoạt của địa phương.
Tổng diện tích đất ở của xã là 38,93 ha, tổng số hộ hiện nay là 1073 hộ, số nóc
nhà hiện có là 1025, bình quân diện tích đất ở cho mỗi hộ là 362,8 m²/hộ. Như vậy số
hộ chưa có nhà và đất ở riêng là 48 hộ. Từ đó cho thấy trong tương lai xã cần phải giải
quyết vấn đề đất ở cho những hộ tồn đọng này.
Toàn xã có 5169 nhân khẩu, 1073 hộ nhưng sự phân bố dân cư và số hộ trong

các thôn không đồng đều, thôn có quy mô lớn nhất là thôn Sụ Ngoài với 1871 khẩu và
376 hộ, thôn có quy mô nhỏ nhất là thôn Xuân Thắng với 216 khẩu và 53 hộ.
19
Tổng số lao động của xã là 2671 người chiếm 51,67% dân số của cả xã, trong đó
lao động nông nghiệp là 2430 người chiếm 90,97% tổng số lao động, còn lại khoảng
9,03% (tương ứng với 241 người) là lao động phi nông nghiệp. Điều này cho thấy Cự
Thắng là một xã thuần nông, người dân trong xã chủ yếu là làm nông nghiệp, lao động
trong các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
4.1.2.2. Tình hình sản xuất của các ngành năm 2007
a. Ngành nông nghiệp:
* Ngành trồng trọt:
Cự Thắng là xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp trong đó trồng trọt là một
trong những ngành chính của xã, là nguồn thu nhập chính của người dân. Tổng diện
tích đất nông nghiệp của xã là 2493,86 ha, bình quân diện tích đất nông nghiệp tính
theo đầu người vào khoảng 4824,6 m
2
/ người thuộc vào loại cao. Song trình độ thâm
canh tăng vụ ở đây còn thấp, đất sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu là đất 2 vụ lúa
nên sản lượng tương đối ổn định, các giống lúa chính của xã như: Q5, Khang Dân 18,
Hương thơm số 1 đã cho năng suất và chất lựợng khá cao. Sự chỉ đạo của Đảng uỷ và
UBND xã Cự Thắng là khuyến khích nhân dân tập trung phát triển nông nghiệp đặc
biệt là trồng trọt.
Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng của xã trong giai đoạn 2003 – 2007 thể
hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã qua các
năm
Cây trồng ĐVT Năm
20
2003 2004 2005 2006 2007
1.Lúa xuân

-Diện tích Ha 212,45 212,5 210,36 214,68 204,06
-Năng suất tạ/ha 47 48,5 49 50 55
-Sản lượng tấn 998,5 1030,63 1030,76 1073,4 1122,33
2.Lúa mùa
-Diện tích Ha 216,31 216,6 216,63 216,68 220
-Năng suất tạ/ha 46,3 46,8 48,2 47,8 53
-Sản lượng tấn 1001,52 1013,69 1044,16 1035,73 1166
3.Khoai lang
-Diện tích Ha 36,3 36,9 37,5 41,75 41,8
-Năng suất tạ/ha 103 106 110,4 112,5 112,9
-Sản lượng tấn 373,89 391,14 414 469,69 471,92
4. Đậu tương
-Diện tích Ha 2,28 2,3 2,31 2,32 2,34
-Năng suất tạ/ha 6,5 6,8 6,8 7 7,2
-Sản lượng tấn 1,48 1,56 1,57 1,62 1,68
5.Ngô
-Diện tích Ha 150,2 150,25 150,39 150,42 150,43
-Năng suất tạ/ha 27,5 29 30 32 35
-Sản lượng tấn 413,05 435,72 451,17 181,34 526,50
6.Rau các loại
-Diện tích Ha 32,49 32,52 32,58 32,67 32,7
-Năng suất tạ/ha 57,4 59 60,1 61,2 62,4
-Sản lượng tấn 186,49 191,87 195,81 199,81 204,05
Qua bảng số liệu cho thấy:
Trong những năm gần đây diện tích đất trồng lúa biến động ít. Lúa là cây trròng
chính, từ năm 2003 đến nay năng suất lúa có xu hướng tăng, năm 2007 tổng sản lượng
đạt 2288 tấn, bình quân lương thực theo đầu người là 442,6 kg/người/năm. Để khai
thác triệt để tiềm năng đất nông nghiệp, xã cần có biện pháp cải tạo, đầu tư vào đất
nhiều hơn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất cây trồng đặc biệt
là cây lúa.

Hiện nay nhận thức về giá trị cây màu như khoai tây, khoai lang … còn thấp, do
chính quyền địa phương không chú trọng tới cây vụ đông mà chỉ chú trọng đến việc
chuyển đổi cây trồng và thâm canh lúa chất lượng cao, do đó diện tích cây trồng vụ
đông không đáng kể.
* Ngành chăn nuôi:
Bên cạnh ngành trồng trọt, xã cũng chú trọng đến phát triển chăn nuôi. Quy mô
ngành chăn nuôi được thống kê trong bảng 4.
21
Bảng 4. Tình hình chăn nuôi của xã qua một số năm.
Hạng mục ĐVT
Năm
2003 2004 2005 2006 2007
1.Tổng đàn trâu Con 813 795 810 796 800
2.Tổng đàn bò Con 1070 1050 1041 1033 1020
3.Tổng đàn lợn Con 2230 2267 2314 2397 2450
- Nái sinh sản Con 156 159 162 168 171
- Lợn thịt Con 2074 2108 2152 2229 2279
4.Tổng đàn gia cầm Con 23000 23472 24500 24700 25000
5.Thuỷ sản Tấn 14,3 14 14,7 15,5 16
6.Ong Đàn 182 200 234 271 300
Qua bảng thống kê kết quả ngành chăn nuôi cho thấy:
Ngành chăn nuôi của xã tương đối phát triển, chủ yếu là chăn nuôi theo hộ gia
đình, đặc biệt là phong trào chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng được quan tâm đáng
kể như phong trào nạc hoá đàn lợn, sind hoá đàn bò đã được thực hiện trong địa
phương. Trên địa bàn xã đã hình thành quy mô trang trại, hệ thống chuồng trại được
các hộ đầu tư xây dựng đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nhìn chung, qua các năm tổng đàn trâu và đàn bò đang có xu hướng giảm đi do
nhu cầu cày kéo ngày càng giảm, con người đã đưa máy móc vào trong sản xuất.
Ngược lại quy mô đàn lợn và đàn gia cầm lại tăng lên đáng kể đáp ứng nhu cầu của
người dân chủ yếu do việc chăn nuôi chúng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu ít, thời gian

quay vòng vốn nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao …
Theo số liệu thống kê năm 2007 của xã có 800 con trâu, 1020 con bò, tổng đàn
lợn là 2450 con (trong đó có 171 con lợn nái, 2279 con lợn thịt), tổng đàn gia cầm của
toàn xã là 25.000 con.
* Ngành nuôi trồng thuỷ sản:
Với diện tích là 6,63 ha nuôi trồng thuỷ sản, ngoìa việc tích nước phục vụ tưới
tiêu trong khu vực còn tận dụng nuôi cá, tôm. Được UBND xã giao cho hộ gia đình
sản xuất dưới hình thức đấu thầu, tạo điều kiện tăng nguồn ngân sách địa phương,
đồng thời tạo công ăn việc làm và nâng cao mức thu nhậpcho người dân trong xã.
Trong xã tổng thu nhập ngành nông nghiệp đạt khoảng 6,0 tỷ đồng.
b. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Trên địa bàn xã có các ngành nghề sau: mộc, nề, cơ khí nhỏ hàng năm có tổng
thu nhập 3,5 tỷ đồng.
22
c. Ngành thương mại, dịch vụ:
Số hộ kinh doanh trên địa bàn xã là 60 hộ, tổng giá trị thu nhập từ ngành thương
mại dịch vụ là 4,5 tỷ đồng.
Nhìn chung, tổng thu nhập của các ngành tương đối cao, tổng thu nhập các ngành
năm 2007 đạt 14 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngành nông nghiệp đạt 6 tỷ đồng chiếm 42,68%
+ Ngành công nghiệp đạt 3,5 tỷ đoòng chiếm 25%
+ Ngành thương mại dịch vụ đạt 4,5 tỷ đồng chiếm 32,14%
4.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng
a. Về giao thông:
Cự Thắng có đường tỉnh lộ 316 đi Hoà Bình chạy qua với chiều dài 4,8 km, mặt
đường rộng 8m, hiện nay chất lượng đã bị xuống cấp trầm trọng. Xã có 307 km chiều
dài đường lien thôn đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân trong xã. Nhìn chung,
hệ thống giao thông của xã tương đối hoàn chỉnh, hợp lý, nhưng chất lượng các tuyến
đường còn thấp, tới đây cần nâng cấp mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân
dân.

b. Về thuỷ lợi:
Xã Cự Thắng có 8,07 ha đất thuỷ lợi chiếm 3,71% đất chuyên dùng. Với 3 trạm
bơm và với số lượng kênh mương như hiện nay luôn luôn chủ động cung cấp nước
tưới cho sản xuất nông nghiệp. Trong tương lai không cần quy hoạch mở rộng hệ
thống kênh mương mà chỉ cần cứng hoá kênh mương để chủ động hơn trong vấn đề
tưới tiêu, hang năm cần nạo vét và tu sửa lại hệ thong mương máng nội đồng phục vụ
tưới tiêu cho đồng ruộng.
c. Về xây dựng cơ bản:
Trụ sở UBND xã đã được xây dựng khang trang, có đủ các phòng làm việc và
phòng họp, có đầy đủ trang thiết bị và điều kiện làm việc tốt.
Trạm y tế xã: hiện tại trên địa bàn xã có 01 trạm y tế đã được xây dựng trên diện
tích 0,12 ha, có vị trí thuận lợi cho việc khám chữa bệnh cho người dân trong xã, với
tổng số phồng là 10 phòng. Với đội ngũ y, bác sĩ là 7 người trong đó có 01 bác sĩ, 03 y
sĩ, 03 y tá và nữ hộ sinh. Đội ngũ y tế xã đã hoàn thành chương trình kế hoạch chăm
sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, công tác phòng chống các dịch bệnh, vệ sinh môi
trường đạt kết quả cao. Trong tương lai cần quan tâm tới việc nâng cao trình độ
23
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ y tế và đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho trạm y tế
xã, xây dựng thêm phòng khám và phòng điều trị.
Trường trung học cơ sở với một dãy nhà 2 tầng với tổng số phòng học là 12
phòng, 4 phòng nhà hành chính của trường vẫn tồn tại nhà cấp 4, với đội ngũ giáo viên
30 người, có 550 học sinh chia thành 12 lớp.
Trường cấp I có 27 phòng học nằm trên thôn Đồng Lạc, trường có một dãy nhà 2
tầng, hiện tại có 36 giáo viên và 750 học sinh chia thành 26 lớp.
Nhà trẻ mẫu giáo có 20 giáo viên, 300 cháu chia thành 13 lớp được bố trí ở thôn
Đồng Lạc với dãy nhà 2 tầng, trang thiết bị giảng dạy tương đối đầy đủ.
Ngoài ra trong xã còn có một số công trình xây dựng cơ bản khác như: nghĩa
trang liệt sĩ, trạm biến áp, bưu điện văn hoá xã.
Ta có bảng hiện trạng một số công trình xây dựng cư bản của xã như sau:
Bảng 5. Hiện trạng các công trình xây dựng cơ bản của xã Cự Thắng

Công trình Diện tích (m
2
) Nơi xây dựng (thôn)
1. UBND xã 3500 Đồng Lạc
2. Nghĩa trang liệt sĩ 3300 Đồng Lạc
3.Trạm xá 1200 Đồng Lạc
4. Bưu điện 200 Đồng Lạc
5. Trường cấp II 4114 Đồng Lạc
6. Trường cấp I 3200 Đồng Lạc
4.1.3. Đánh giá chung
Qua quá trình nghiên cứu ta thấy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đã tạo ra
những thuận lợi và khó khăn nhất định cho xã Cự Thắng là:
* Thuận lợi:
+ Xã Cự Thắng là xã miền núi, đất đai thích hợp cho trồng một số loại cây lâm
nghiệp cung cấp gỗ là nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy giấy và các công trình xây
dựng nhỏ.
24
+ Hệ thống thuỷ lợi được bố trí rất phù hợp cho công tác tưới tiêu phục vụ sản
xuất nông nghiệp.
+ Xã có nguồn lao động dồi dào, có trình độ thâm canh lâu đời, đặc biệt những
năm gần đây trình độ dân trí được nâng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại và sản xuất.
* Khó khăn:
+ Mặc dù có diện tích đất tự nhiên rộng (2957 ha) nhưng đất sản xuất nông
nghiệp lại chiếm diện tích rất nhỏ, chủ yếu là đất lâm nghiệp (2144,71 ha chiếm
72,53%) (theo số liệu thống kê năm 2007), điều này ảnh hưởng đến vấn đề đảm bảo an
toàn lương thực cho người dân trong xã.
+ Đặc điểm địa hình đồng ruộng của xã là hơi trũng cho nên việc canh tác gặp
nhiều khó khăn đặc biệt là thâm canh vụ đông.
+ Hệ thống đường giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân

trong xã, thương mại dịch vụ ở đây chưa phát triển. Cách không xa thị trấn phố Vàng
của huyện Thanh Sơn nhưng con đường duy nhất chạy qua xã lại gồ ghề, lởm chởm đá
làm cước vận chuyển hang hoá cao, nên các mặt hang dùng trong sinh hoạt nghèo nàn
và ít chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Cự Thắng được đánh giá là một trong
ngững xã nghèo nằm trong vùng an toàn khu …
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai
Năm 1994 dưới sự chỉ đạo của UBND, Sở Địa chính tỉnh Phú Thọ và của UBND
huyện Thanh Sơn, xã Cự Thắng đã thực hiện Chỉ thị 364/CT của Chính phủ về phân
định và giải quyết các tồn tại về địa giới hành chính và diện tích của xã. Tổng diện tích
đất tự nhiên của cả xã là 2957 ha. Ranh giới giữa xã Cự Thắng với các xã lân cận đều
rõ ràng. Các mốc địa giới ổn định, dọc tuyến không có tranh chấp .
a. Công tác đăng ký thống kê và đo đạc bản đồ
Thực hiện Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đo đạc lập bản đồ,
Cự Thắng đã đo đạc được 32 tờ bản đồ giải thửa tỷ lệ 1: 1000 nhưng đến nay đã nhàu
nát.
Được sự giúp đỡ của tỉnh, huyện, xã Cự Thắng đã xây dựng đươcj bản đồ địa
chính 364 (10 tờ tỷ lệ 1: 5000), bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2002 và năm 2007,
bản đồ hành chính kinh tế xã cùng với 7 quyển sổ địa chính, 5 quyển sổ mục kê, 3
25

×