Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Cập nhật phác đồ 2015 - Phác đồ điều trị năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.61 KB, 59 trang )

Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

1


















































SỞ Y TẾ SÓC TRĂNG
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH












PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
BỔ SUNG VÀ CẬP NHẬT
NĂM 2015
















Năm 2014
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật



Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

2



SỞ Y TẾ SÓC TRĂNG
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH

—————-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……/QĐ.KHTH.BV Sóc Trăng, ngày 25 tháng 09 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH
(V.v Ban hành các Phác đồ điều trị bổ sung và cập nhật năm 2015,
của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng)

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Sóc Trăng;
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Sóc Trăng;
- Căn cứ Thông tư số 21/2013/TT-BYT, ngày 08 tháng 08 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Y tế, quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong
bệnh viện;
- Căn cứ biên bản họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ của Bệnh viện Đa

khoa tỉnh Sóc Trăng, ngày 23 tháng 09 năm 2014, v.v bổ sung và cập nhật phác đồ
điều trị cho năm 2015;
Theo đề nghị của chủ tịch Hội đồng KHCN Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phác đồ hướng dẫn, chẩn đoán, điều trị bổ
sung và cập nhật năm 2015 vào quyển Phác đồ điều trị năm 2013 (đính kèm phụ lục).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Trưởng phó và các bác sĩ các khoa lâm sàng, thành viên Hội đồng thuốc
và điều trị, thành viên Hội đồng KHCN của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng và các
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

GIÁM ĐỐC
Bs CKII Nguyễn Hoàng Các
(Đã ký)
Nơi nhận:
-Ban Giám đốc;
-Thành viên HĐ thuốc và điều trị;
-Thành viên HĐ KHCN;
-Các Khoa lâm sàng;
-BHXH tỉnh Sóc Trăng;
-Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng.
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

3




NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
I. Chẩn đoán:
Phải có ít nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn sau đây (trong đó tiêu chuẩn về men tim bắt
buộc phải có):
- Cơn đau ngực vùng trước tim kéo dài  15 phút.
- Có bằng chứng thiếu máu cơ tim cục bộ trên ECG (thay đổ ST-T).
- Men tim tăng.
* Một số cận lâm sàng cần làm để hổ trợ chẩn đoán và điều trị: Tổng phân tích tế bào
máu, nước tiểu, urê, creatinin, AST, ALT, bilirubin, ion đồ, đông cầm máu, men tim, ECG,
siêu âm tổng quát-tim mạch, XQ tim phổi, khí máu đông mạch, ScVO2, lactate máu, đường
huyết,HbA1c, cholesterol, triglyceride, HDL, LDL, BNP, albumin máu, và một số xét
nghiệm chuyên biệt khác (tuỳ theo bệnh lý nền tảng đi kèm).
II. Điều trị:
1/ Thở oxy:
- Chỉ định khi SpO
2
 90%.
- Điều chỉnh liều sao cho SpO
2
= 94 – 96%.
- Thời gian sử dụng: cho tới khi ổn định.
- Các trường hợp nhồi máu cơ tim không có biến chứng: chỉ cho oxy mũi 2-3
lít/phút trong 6 giờ đầu tiên.
2/ Giảm đau:
- Morphin: 2-5mg TM, lặp lại sau 5-15phút nếu không hiệu quả.
- Nitroglycerin:
 Dạng xịt hoặc ngậm dưới lưỡi (chẳng hạn Risordan 5mg, lặp lại sau 5
phút nếu chưa cải thiện).

 Nếu có đáp ứng thì truyền tĩnh mạch Nitroglycerin liều 5g/phút, tăng
dần liều mỗi 10-15 phút, mỗi lần tăng 5g, liều tối đa là 20g/phút.
 Ngoài ra, Nitroglycerin còn chỉ định nhằm điều trị tăng HA, sung huyết
phổi. Chống chỉ định dùng Nitroglycerin: nhịp chậm dưới 50lần/phút
hoặc nhanh 100 lần/phút, HAmax  90mmHg hoặc   30mmHg so
với HA thích nghi, nhồi máu thất phải.
3/ Tái tưới máu:
- Tenecteplase:
Chỉ định: BN nhồi máu cấp có ST chênh lên rõ ( 1mm ở các chuyển đạo
ngoại biên,  2mm ở các chuyển đạo trước tim) và nhập viện sớm trước
12 giờ kể từ lúc khởi phát cơn đau.
Chống chỉ định: Xuất huyết đang tiến triển, tiền sử TBMN, phẩu thuật nội sọ
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

4



hoặc tuỷ sống hoặc chấn thương trong vòng 2 tháng qua, u ác trong sọ, bất
thường động tĩnh mạch hoac phình mạch trong não, có bệnh lý chảy máu, tăng
HA nặng không kiểm soát được (HAmax >180mmHg, HAmin> 110mmHg ).
Liều: bolus TM trong 5 giây, liều như sau:
< 60kg 30mg 6ml
60 – <70kg 35mg 7ml
70 - <80kg 40mg 8ml
80 - <90kg 45mg 9ml
≥ 90kg 50mg 10ml

Theo dõi Fibrinogen, PT, aPTT mỗi 6h cho đến khi ổn định
4/ Kháng đông:
Chỉ định Enoxaparin (Lovenox) (nếu không có dấu chứng chảy máu nghiêm trọng).
Thời gian dùng: tối đa 8 ngày.
Liều:
- Trường hợp độ lọc cầu thận còn tốt (Creatinine  2,5mg% với nam, và 
2,0mg% với nữ):
 Tuổi 75: bơm TM 0,3ml. Sau đó 15 phút, cho liều 0,01ml/kg
TDD/12giờ.
 Tuổi  75: không cho liều bơm TM. Chỉ cho liều 0,075ml/kg TDD/12giờ
(=3/4 liều trên).
- Trường hợp suy thận với độ thanh thải creatinine  30ml/phút: mọi lứa tuổi
dùng liều như nhau: 0,01ml/kg TDD/24giờ.
5/ Chống kết dính tiểu cầu:
- Aspirin: Liều 80mg - 325mg/ngày, uống suốt đời. Chống chỉ định: dị ứng với
salicylate, loét dạ dày, suy gan…
- Clopidogrel (Plavix): Liều nạp uống 300mg (4 viên). Sau đó uống mỗi ngày
75mg (1viên). Thời gian dùng tối thiểu 14 ngày, tối đa 1 năm. Không sử dụng
liều nạp cho bệnh nhân  75 tuổi. Chống chỉ định: chảy máu đang tiến triển.
6/ Ức chế bêta:
Được chỉ định, nếu không có các yếu tố sau:
- Suy tim.
- Bằng chứng cho thấy có tình trạng giảm cung lượng tim,
- Gia tăng nguy cơ sốc tim (tuổi 70, HA
max
 120mmHg, nhịp nhanh xoang110
lần/phút hoặc chậm 60 lần/phút, thời gian từ lúc khởi phát cơn đau tới khi
nhập viện 12h).
- Các chống chỉ định khác: block A-V, hen suyễn…
Liều dùng: Metoprolol (Lopressor) 50mg uống /6h x 48h. Từ ngày 3 trở đi:

uống 100mg x 2 lần/ngày.
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

5



7/ Ức chế men chuyển:
Nếu không có chống chỉ định (tụt HA, hẹp động mạch thận, không dung nạp ):
- Liều dùng: Enalapril 2,5-5mg uống 2 lần/ngày.
- Nếu không dung nạp sử dụng ức chế thụ thể AT
2
.
- Trong trường hợp nhồi máu vùng trước có ST  và sung huyết phổi  cho sớm
trong 24h đầu: captopril 12,5-25mg x 3 lần/ngày.
8/ Các điều trị khác:
- Kiểm soát đường huyết, lý tưởng ở mức 100 - 140mg%.
- Thuốc giảm lipid máu nhóm Statin.
9/ Trong điều trị nhồi máu thất phải (P), chú ý bù dịch và vận mạch (khi cần thiết).
Không sử dụng lợi tiểu và Nitroglycerin.






























Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

6




XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA TRÊN

1. ĐỊNH NGHĨA
Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào
đường tiêu hóa và được thải ra ngoài bằng cách nôn ra máu hoặc tiêu hóa máu.
2. CHẨN ĐOÁN
Làm cận lâm sàng: CTM, nhóm máu, tescombs, KTBT, PT, APTT, AST, ALT,
GGT, điện giải đồ, soi dạ dày
 Xác định có XHTH
- Nôn ra máu.
- Tiêu phân đen.
- Tiêu ra máu.
Mức độ XHTH

Nhẹ Trung bình Nặng
Lượng máu mất
<10% V
tuần hoàn
(#500mL)

20%-30% V
tuần hoàn
(#1000-1500mL)
>30% V
tuần hoàn
(>1500mL)
Dấu hiệu sinh tồn
- Mạch
- HA

- T
0


<100lần/phút
Bình thường
Bình thường

100-120lần/phút
Hạ HA tư thế
Bình thường

>120lần/phút
Tụt HA hoặc HA
kẹp sốt nhẹ
Triệu chứng lâm sàng
- Tri giác

- Da niêm
- Nước tiểu

Tỉnh, hơi mệt khi
gắng sức
Hồng
Bình thường

Mệt, chóng mặt, vã
mồ hôi
Xanh nhạt
Giảm


Hốt hoảng, lo sợ, lơ
mơ, hôn mê
Nhạt
Thiểu niệu, vô niệu
Cận lâm sàng
- Hct
- Hồng cầu
- CVP
- Bun, Creatinin
- Khí máu động mạch

>30%
>3 triệu/mm
3

Bình thường
Bình thường
Bình thường

20-30%
2-3triệu/mm
3

Giảm 2-3cm H
2
O
Có thể tăng nhẹ
Bình thường


<20%
<2 triệu/mm
3

Giảm >5cm H
2
O
Tăng
Toan chuyển hóa

 Xác định xuất huyết còn tiến triển hay không?
 Còn diễn tiến:
- Mạch, HA thay đổi theo chiều hướng xấu (mạch tăng, HA kẹp tụt).
- Tiếp tục ói máu, tiêu ra máu.
- Nhu động ruột tăng (bình thường 10 – 20lần/phút).
- Hct, HC giảm dần dù có truyền máu.
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

7



- Chẩn đoán xác định dựa vào nội soi.
- Lâm sàng tốt nhất là theo dõi Mạch – HA.
 Tái phát xuất huyết:
BN ổn định vài giờ hoặc vài ngày đột nhiên ói máu, tiêu máu hoặc có các dấu
hiệu khác của XHTH.

 Tạm ngưng xuất huyết:
- Khi hồi sức thấy mạch, HA cả thiện ổn định, da niêm hồng trở lại, lượng nước
tiểu tăng.
- XHTH ổn định khi theo dõi 5 ngày không thấy xuất huyết trở lại.
3.ĐIỀU TRỊ
3.1. Điều trị theo nguyên nhân:
 XHTH do loét dạ dày tá tràng:
- Nội soi dạ dày tá tràng: nêm làm sớm trong 24giờ đầu.
+ Xác định vị trí, tình trạng chảy máu.
+ Chích cầm máu.
+ Nếu cần có thể rửa sạch dạ dày bằng natriclorua 0.9% để loại bớt máu trước
khi nội soi.
- Điều trị nội khoa: Lựa chọn.
+ Ức chế bơm proton H
+
(PPI):
 Omeprazole 80mg TMC trong 5 phút liều đầu.
 Sau đó 40mg/12giờ tiêm TMC cho đến khi ngừng xuất huyết.
+ Anti H
2
với Antacid
 Anti H
2
:
 Cimetidin 300mg TMC mỗi 6 giờ.
 Ranitidin 50mg TMC mỗi 6 giờ.
 Famotidin 20mg TMC mỗi 6 giờ.
 Antacid: dạng gel liều 15 – 20ml/1 – 2giờ. Chống chỉ định: suy thận, xơ
gan.
+ Sandostatin: 100mcg bolus tĩnh mạch, sau đó truyền tĩnh mạch 25mcg/giờ.

+ Điều trị qua động mạch:
 Chỉ định: XHTH mức độ nặng có nhiều yếu tố nguy cơ cao không phẫu
thuật được.
 Gây thuyên tắc động mạch: dùng gelfoam hay các chất khác đặt vào mạch
máu đang chảy gây tắc mạch tức thời.
- Chỉ định phẫu thuật:
+ Chảy máu nhiều đòi hỏi truyền máu nhiều >5 đơn vị/24giờ.
+ Chảy máu tái phát sau điều trị nội khoa tích cực đúng phương pháp, không
kết quả.
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

8



+ Khó khăn trong việc tìm đủ lượng máu truyền.
+ Chảy máu ồ ạt đe dọa tử vong ngay lập tức.
 XHTH do vỡ dãn TM thực quản:
- Chèn bóng: đặt Sonde.
+ Blackemore nếu vỡ dãn tĩnh mạch thực quản.
+ Luston nếu vỡ dãn tĩnh mạch phình vị.
- Nội soi:
+ Chính xơ (xem quy trình của phòng nội soi).
+ Thắt búi TM dãn bằng vòng cao su (xem quy trình của phòng nội soi).
- Điều trị bằng thuốc.
+ Sandostatin: ống 50mcg, 100mcg. Liều 50 – 100mcg bolus, duy trì 25 –
50mcg/giờ.

+ Hoặc Glipressin: liều đầu 1-2 mg,TM, tiếp tục 1mg TM mỗi 4-6 giờ x 3 ngày.
+ Vitamin K 10mg/ngày tiêm bắp.
+ Truyền tiểu cầu: nếu TC<50.000/mm
3
.
- Phẫu thuật: khi chức năng gan bệnh nhân còn tốt.
3.2. Hồi sức nội khoa:
- Trả lại thể tích khối lượng tuần hoàn là biện pháp phải làm đầu tiên càng sớm
càng tốt:
+ Thành lập 2 đường TM ngoại biên lớn, cố định đường truyền đó bằng các
dung dịch đẳng trương như: Natriclorua 0.9%, Glucose 5% không dùng các dụng
dịch ưu trương.
+ Cho BN nằm đầu bằng, nơi yên tĩnh, thoáng mát, nếu có dấu hiệu thiếu oxy
 thở O
2
5L/phút.
+ Làm các XN cơ bản cần thiết:CTM, nhóm máu, đông máu, chức năng gan
thận.
+ Phân loại mức độ XHTH (dựa vào các tiêu chuẩn trên).
- Nếu XHTH mức độ nhẹ: sau khi thành lập đường truyền chuyển sang bước 2
theo dõi, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị nguyên nhân.
- Nếu XHTH mức độ trung bình:
+ Bù dịch bằng lượng máu mất.
+ Lượng dịch bù: mặn đẳng trương/ngọt đẳng trương 1/1 hoặc 2/1 nên ưu tiên
dung dịch mặn trước.
+ Nếu huyết động ổn định chuyển sang bước 2 chẩn đoán nguyên nhân và điều
trị nguyên nhân.
- Nếu XHTH mức độ nặng:
+ Bù thể tích tuần hoàn bằng máu và dịch với tỉ lệ máu/dịch là
1

/
2
.
+ Truyền dịch: huyết tương, dịch cao phân tử, dịch đẳng trương, albumin.
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

9



+ Truyền đến khi:
 Mạch, HA ổn định, không còn sốc.
 Hết dấu thiếu Oxy não.
 Hct>25%, hồng cầu >2,5triệu/mm
3
.
 Với người lớn tuổi và có bệnh lý tim mạch nên nâng Hct >30%, hồng cầu
>3 triệu/mm
3
.
- Các biện pháp chăn sóc chung:
+ Theo dõi: tuy theo mức độ và diễn biến XHTH
 Khi có sốc: M – HA/15 – 30phút, Hct – HC/4 – 6giờ.
 Đặt CVP: nếu cần theo dõi sát CVP bệnh nhân.
 Sonde tiểu nếu cần.
+ Chế độ ăn:
 XHTH diễn tiến: nhịn ăn, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch.

 XHTH ngưng ăn lỏng, mềm, đặc.
+ Di chuyển BN: theo tưthế nằm nếu cần soi chụp.
+ Thất bại điều trị nội soi.
+ BN không thể trở lại tái khám.
+ Nguy cơ tử vong cao do chảy máu tái phát vì bệnh lý tim mạch hoặc khó
khăn trong truyền máu.
+ Ở xa trung tâm y tế.
- Điều trị dự phòng:
+ Chích xơ.
+ Thắt búi TM dãn.
+ Đặt TIPS (ở Việt Nam chưa có).
+ Propranolol 40mg: liều nhỏ 10mg x 2 tăng dần đến khi nhịp tim giảm 20% so
với trước.
+ Isosorbid Mononitrate (Imdur): 30mg/ngày.
- Ghép gan.
 HC Mallory Weiss:
Đa số tự giới hạn, ít khi bị chảy máu tái phát.
 Dò động – tĩnh mạch: Hiếm gặp, nên phẫu thuật sớm.
 Loét do stress:
Điều trị dự phòng cho bệnh nhân có nguy cơ: AntiH2, Sucralfate, Antacid.
 Dị dạng mạch máu:
Thường được chẩn đoán và điều trị bằng nội soi nếu ở dạ dày tá tràng và đại
tràng. Nếu ở đoạn ruột non, chẩn đoán dựa vào: xạ hình hồng cầu giúp phát hiện vị trí
XH nếu tốc độ XH>0.1ml/phút, chụp ĐM chọn lọc giúp phát hiện vị trí nếu tốc độ
XH>0.5ml/phút  điều trị bằng Vasopressin qua ĐM chọn lọc hoặc phẫu thuật.
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng


10



 Viêm loét đại tràng xuất huyết:
Xem bài viêm loét đại tràng xuất huyết.
 Trĩ
- Chẩn đoán: toucher rectal, nội soi hậu môn trực tràng.
- Điều trị: chống táo bón, ngâm hậu môn nước ấm 2 lần/ngày mỗi lần 15 phút,
thuốc đặt tại chỗ (giảm cân, giảm phù nề).
- Phẫu thuật nếu điều trị nội khoa thất bại.
 Các nguyên nhân khác:
- Viêm dạ dày, Viêm thực quản.
- Bệnh lý ác tính.
- Chảy máu đường mật: thường vàng da khi chảy máy diễn tiến.






























Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

11



VIÊM GAN SIÊU VI C

I-Tiêu chuẩn chẩn đoán:
1-Lâm sàng:
- Có tiền sử tiêm chích ma túy.
- Có tiền sử xơ gan.
- Thường ít triệu chứng lâm sàng.

- Đôi khi có gan to hoặc xơ gan hoặc u gan.
- Chán ăn - mệt mõi - vàng da ít.
2-Xét nghiệm:
- AST , ALT , GGT ,AFP , URE , CREATININ : giúp tiên lượng bệnh
- Siêu âm: gan xơ hoặc u gan.
- Anti HCV (+).
- HCV-ARN: định lượng tăng gấp đôi.
- Công thức máu :HC ,BC,TC Hb :giúp td bệnh .
- XQ phổi , CTSCan gan mật có giá trị chẩn đoán phân biệt .
- FibroScan: đánh giá độ xơ cứng của gan giúp tiên lượng HCV RNA, Xác định
genotype
Trường hợp cấp: HCV RNA+, Anti HCV âm hoặc dương: HCV RNA+ sau 2
tuần phơi nhiễm, còn Anti HCV + sau 8-12 tuần
II-Điều trị:
1.Trường hợp cấp:
Nghỉ ngơi và điều trị triệu chứng
Xem xét dùng pegINF 2a/ 2b hoặc INF chuẩn sau 8- 12 tuần mà HCV RNA còn
trên ngưỡng phát hiện.
Liều: PegINF 2a 180mcg(TDD)/ tuần, PegINF2b 1.5mcg/kg(TDD) /tuần, INF
chuẩn 3MUI x 3/tuần.
Thời gian 24 tuần
2. Trường hợp mạn:
Chỉ định điều trị: >18 tuổi, HCV RNA +, gan còn bù, Hb>13g/dl nam, >12g/dl nữ,
BC trung tính> 1500, TC> 7500, Cre < 1.5mg/dl, sẳn sàng và tuân thủ điều trị
Chống chỉ định: gan mất bù, suy nhược thần kinh nặng, ghép tạng , bệnh tự miễm
bệnh tuyến giáp, có thai và bệnh nội khoa trầm trọng
Phác đồ chuẩn: INF + Ribavirin
INF chuẩn 3MUI x3 lần/ tuần
PegINF 2a 180mcg/tuần
PegINF 2b1.5mcg/kg/tuần

Ribavirin: Type 1, 4, 6: 15mg/kg/ngày( <75kg: 1g/ngày, >75 1.2g/ngày)
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

12



Type 2, 3: 0.8g/ngày
Thời gian: Type 1, 4, 6: 48 tuần
Type 2, 3: 24 tuần
Kết hợp phác đồ chuẩn với thuốc ức chế protease (Boceprevir 0.8g x 3/ ngày hoặc
telaprevir 0.75g x3/ ngày đối với type 1 thất bại với phác đồ chuẩn
III-Theo dõi điều trị:

Theo dõi:
- Lâm sàng: mỗi 4 tuần
- Cận lâm sàng
CTM, ALT, Cre mỗi 4 tuần
HCV RNA: ngưỡng<51 thời điểm 4, 12, 24, 48 và sau ngưng thuốc 24 tuần
TP,AFP, T4, TSH, siêu âm mỗi 12 tuần
* Lưu ý:
-Hb<10 giảm RBV còn 200mg/ ngày và tiêm Erythropoietin, Hb< 8.5 ngưng
RBV
-TC< 80000, giảm 50% INF2b, <50000 giảm liều pegINF 2a còn 90mcg và
ngưng 2b, < 25000 ngưng INF2a
-BC< 1500 giảm 50% PegINF 2b, <1000 ngưng 2b.
- BC đa nhân< 750 giảm pegINF 2a còn135mcg/tuần hoặc giảm 50% PegINF

2b, <500 ngưng PegINF 2a và 2b
- Kế hoạch hóa gia đình cho cả nam và nữ trong suốt quá trình điều trị và sau
ngưng thuốc ít nhất 6 tháng
Lưu đồ theo dõi và xử trí dựa vào HCV RNA
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật


Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng

13






Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
14

VIÊM GAN SIÊU VI B
I-Tiêu chuẩn chẩn đoán:
1-Lâm sàng:
- Vàng mắt hoặc vàng da nhẹ.
- Ăn kém, khó tiêu, chán ăn.
- Mệt mõi, sụt cân.
- Đau bụng âm ỉ, gan to mềm.
2-Cận lâm sàng:
- AST tăng > 2 lần.
- ALT tăng > gấp 2 lần.

- Bivirubin , GGT, AFP, ure , creatinin giúp theo dõi điều trị.
- HBsAg (+), IgN anti-HBe (+).
- HBeAg (+), HBV-DNA tăng.
- Công thức máu : Hc, Bc, Tc bình thường.
- Siêu âm: gan to hoặc xơ.
- XQ phổi , CT-SCan gan mật có giá trị chẩn đoán phân biệt .
II-Điều trị:
1/Điều trị nâng đỡ tế bào gan.
- Sylimarin 70mg: 2viên + 2uống/ngày.
- Biphenyl Dimethyl Dicarboxylate 25mg: 2viên + 2 uống/ngày.
- Sinh tố: vitamin C + bù nước điện giải.
2/Điều trị kháng virus:
1. Chỉ định:
-HbeAg (+): ALT> 2 lần và HBV DNA >20.000UI/ml ( > 10^5 copies/ml)
-HbeAg (-): ALT> 2 lần và HBV DNA> 2000UI/ml ( > 10^4copies/ml)
2 Lựa chọn thuốc:
HBV DNA> 2x10^8 : dùng Tenofovir (TDF) 0,3g/ngày hoặc Entecavir
(ETV) 0,5 – 1mg/ngày
Nên khởi đầu bằng thuốc có hoạt lực mạnh và hàng rào kháng thuốc cao như
TDF hoặc ETV (IB)
Bệnh nhân xơ gan hoặc HBV DNA< 10^5 có thể sử dụng Lamivudin 0.1
g/ngày
*Thuốc điều hòa miễn dịch với bệnh nhân HbeAg (+) khi bệnh nhân không
có chống chỉ định:
Ưu điểm: trị liệu ngắn hạn, đáp ứng lâu dài, có thể điều trị khỏi bệnh, chuyển
đổi được HbsAg (IA)
PegINF 2a 180mcg/ tuần
3 Thời gian:
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng

15

- HbeAg(+): đến khi chuyển đổi HbeAg từ dương sang âm có Anti Hbe và
củng cố them ít nhất 12 tháng
- HbeAg (-): Thời gian tối ưu chưa xác định? Theo APASL 2012 :HBV
DNA âm tính 3 lần liên tiếp cách nhau mỗi 6 tháng
- Peg INF 2a : 48 tuần
- Lưu ý: không ngưng thuốc kháng virus cho bệnh nhân xơ gan vì nguy cơ
mất bù gan khi tái phát
III-Theo dõi điều trị:
- Chức năng gan: AST, ALT, Bilirubin mỗi 3 tháng.
- Chức năng thận: ure, creatinin, Ion đồ trong thời gian điều trị viêm gan cấp.
- Định lượng HBV-DNA mỗi 3 tháng - 6 tháng - 1 năm và mỗi 6 tháng sau khi
ngừng uống thuốc.
- Định lượng: HBsAg giúp theo dõi điều trị.
- Sinh thiết gan: giúp tiên lượng bệnh.




























Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
16

BỆNH UỐN VÁN

Uốn ván là một bệnh cấp tính, thường tử vong, do vết thương bị nhiễm
Clostridium tetani; vi trùng ở dạng bào nang, Gram (+), di động, hình que, và kỵ
khí tuyệt đối, dưới điều kiện kỵ khí, vi trùng phát triển thành thể sinh dưỡng tạo ra
ngoại độc tố có độc lực mạnh: Tetanospasmin, ngoại độc tố này được dẫn truyền
đến hệ thống thần kinh trung ương gây triệu chứng đặc hiệu của bệnh: tăng trương
lực cơ và co thắt.
I-CHẨN ĐOÁN:
Chẩn đoán uốn ván dựa hoàn toàn vào lâm sàng, vì các xét nghiệm không
đặc hiệu và thường cho kết quả chậm
1-TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
a)Yếu tố dịch tể:

- Có ngõ vào phù hợp với diễn biến bệnh ( những trường hợp không có ngõ
vào cơ thể do: sâu răng, xỉa răng, mủ tai, tiêm chích).
- Không tiêm ngừa bệnh uốn ván, hoặc tiêm ngừa không đúng cách.
b)Lâm sàng:
- Co cứng cơ toàn thân liên tục theo trình tự: Cứng hàm, nét mặt cười nhăn,
cổ cứng, lưng cứng, bụng gồng cứng, chân duỗi thẳng, tay gồng cứng.
- Co giật từng cơn toàn thân hoặc cục bộ, co giật tự nhiên hoặc khi bị kích
thích.
- Có thể co thắt hầu họng, thanh quản gây tím tái, ngưng thở.
- Tỉnh táo, không sốt lúc khởi phát ( có thể sốt do vết thương sâu, rộng nhiễm
trùng).
Chú ý:
* Ở người già:
- Cứng hàm, co giật thường không rõ.
- Thường gặp là nuốt nghẹn, nuốt sặc, co thắt hầu họng – thanh quản và ứ
đọng nhiều đàm nhớt.
* Ở trẻ sơ sinh:
Có 03 tiêu chuẩn:
- Trẻ sinh ra khỏe mạnh, bú và khóc bình thường.
- Bệnh xảy ra sau khi sinh từ ngày 03 – ngày 28.
- Trẻ bỏ bú, khóc nhỏ tiếng hoặc không khóc, co cứng cơ toàn thân liên tục,
co giật, thường sốt cao.
c- Cận lâm sàng:
-CTM, CRPhs, ure, creatinin, ion đồ, AST, ALT,CKMB, TroponinI, GS.
-ECG, XQ phổi, siêu âm gan mật, Ctscan não khi cần .
-Cấy máu, cấy đàm, khí máu động mạch trong bệnh nặngcó thở máy.
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
17


BẢNG PHÂN ĐỘ BỆNH UỐN VÁN
Độ I Độ II Độ III
Thời gian ủ bệnh 15 -30 ngày 7 -14 ngày < 6 ngày
Thời gian khởi bệnh > 5 ngày 2 -5 ngày < 48 giờ
Co giật toàn thân ± ++ +++
Co thắt thanh quản - + ++, ngưng thở

Rối loạn thần kinh thực vật - + ++

2-BIẾN CHỨNG:
a) Suy hô hấp:
- SaO
2
< 90% hoặc PaO
2
trong máu động mạch < 60 mmHg.
- PaO
2
trong máu động mạch > 50 mmHg và pH máu < 7,30
b)Suy tuần hoàn:
- Rối loạn thần kinh thực vật
- Mất nước
- Viêm cơ tim do độc tố hoặc do rối loạn thần kinh thực vật
- Sốc nhiễm trùng Gr (-)
- Hậu quả của suy hô hấp
c)Rối loạn thần kinh thực vật:
- Mạch nhanh > 120 – 140 lần / phút
- Sốt cao
- Huyết áp dao động → HA tụt ( giai đoạn chót)
- Vả mồ hôi nhiều

- Tăng tiết đàm nhiều
d)Xuất huyết tiêu hóa do:
- Do stress
- Do rối loạn thần kinh thực vật
e) Gãy cột sống
f) Biến chứng do nằm lâu: Loét do nằm lâu, Suy kiệt, Nhiễm trùng bệnh viện.
II-ĐIỀU TRỊ:
1- Trung hòa độc tố uốn ván:
Dùng huyết thanh kháng độc tố uốn ván SAT: 400 – 500 đơn vị/kg, một lần
duy nhất:Tiêm bắp, tối đa 20.000 đơn vị.
Sơ sinh: 1000 đơn vị/kg, một lần duy nhất:Tiêm bắp.
Phải thử Test trước khi tiêm.
2- Xử trí tốt vết thương:
-Xẻ rộng vết thương, lấy hết dị vật, cắt lọc mô hoại tử, dẫn lưu mủ, săn sóc vết
thương hàng ngày với nước oxy già từ 01 – 02 lần, Vết thương gãy xương hở đã bó
bột, nên mở cửa sổ bột để săn sóc chỗ gãy xương hở.
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
18

- Chỉ thay băng vết thương vài giờ sau khi tiêm SAT.
Trước khi thay băng nên cho Diazepam nếu bệnh nhân co giật nhiều.
3. Điều trị nhiễm trùng:
 Diệt vi trùng uốn ván: Dùng từ 07 – 10 ngày một trong hai thuốc sau:
Thuốc Trẻ em Người lớn Đường dùng
Metronidazole 30 – 40 mg/kg, chia 03
lần/ngày
0,5gx3 lần/ngày Uống

Penicillin G 100000

UI
/kg/ngày, chia
04 lần
200000
UI
/kg/ngày
chia 04 lần
Tiêm mạch chậm
* Điều trị các bội nhiễm khác:
-Viêm phổi: Nhóm cephalosorin : Ceftriaxon 1g 100mg/kg/24 giờ (tiêm tỉnh
mạch chậm).
Hoặc Ceftazidim 150mg/kg/24 giờ (tiêm tỉnh mạch chậ m).
Hoặc kết hợp với nhóm Aminoglycoside:
Amikacin: Tiêm bắp, 15mg/kg/24 giờ. Neltimycin 100mg :2 ống/24 giờ TB .
-Trong điều trị nhiễm trùng huyết nặng: Nên phối hợp ks IMIPENEM hoặc
MEROPENEM + VANCOMYCIN.
4- Điều trị chống co giật:
a) Nhóm Benzodiazepine:
Diazepam: Viên 5mg, ống 10mg.
-Uốn ván thể nhẹ và trung bình:
Diazepam: Viên 5mg, từ 1 – 3mg/kg/24 giờ-Bơm qua sond dạ dày, chia đều
mỗi 04 giờ.
-Uốn ván toàn thể nặng:
+ Diazepam
Tiêm mạch chậm: 0,1 – 0,3mg/kg/liều, mỗi 2 – 4 giờ-Tối đa 10mg/liều.
Tổng liều 1 – 2mg/kg/ngày (không quá 120mg Seduxen /24 giờ).
+ Midazolam:
Tiêm tĩnh mạch: 0,05 – 0,2mg/kg/liều-Mỗi 2 – 3 giờ-Tối đa 10mg/liều.
Hoặc 0,05 – 0,1mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi giờ-Tối đa 10mg/ giờ ở người
lớn.

Theo dõi co giật, hô hấp và tri giác để điều chỉnh liều.
b) Nhóm giãm đau an thần :
-Fentanyl 100mcg : tiêm tm 1 ống mỗi 4 giờ ( có thể pha với Midazolam
truyền tm qua bơm tiêm tự động)
c) Nhóm giãn cơ:
Cân nhắc khi sử dụng, bắt buộc phải gắn máy thở cho BN trước khi dùng
thuốc.
Pipercuronium, Norcuron:
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
19

Khởi đầu: 0,05mg/kg/liều-Tiêm tĩnh mạ ch
Sau đó 0,02 – 0,05mg/kg/giờ.Tối đa 2mg/1 giờ, truyền tĩnh mạch tùy theo tình
trạng co giật.
5- Vitamin B6
Vitamin B6 : người lớn 10 mg/kg/ngày x 10-14 ngày
Trẻ sơ sinh: 100 mg/ngày 10- 14 ngày
6-Chỉ định mở khí quản:
- Co thắt thanh quản.
- Co giật có ảnh hưởng đến hô hấp.
- Tắt nghẽn đường hô hấp do đàm nhớt mà giải quyết không hiệu quả bằng
biện pháp hút đàm.
- Có chỉ định dùng thuốc dãn cơ.
- Riêng trẻ sơ sinh thì đặt nội khí quản.
7-Điều trị các biến chứng:
a) Suy hô hấp:
- Cung cấp oxy 6lít/phút.
- Điều chỉnh máy thở.
- Thăng bằng kiềm toan.

b) Suy tuần hoàn:
- Bù nước địên giải.
- Dùng Dopamin truyền tĩnh mạch.
c) Rối loạn thần kinh thực vật:
- Dùng Morphin 10mg 1 ống tiêm bắp.
- Tăng nhịp tim dùng Tenormin 50mg, uống ½ viên/8giờ.
- Chú ý huyết áp và mạch.
d). Cao huyết áp:
- Hạ áp dùng Amlodipin 5mg/12giơ.
e). Sốt cao:
- Lau ấm tích cực.
- Paracetamol 0,5g/6giờ.
f). Xuất huyết tiêu hoá:
- Xem lại sond dạ dầy.
- Dùng nhóm ức chế bơmproton :Omeprazol 20mg 01 viên/8 giờ.
- Kết hợp với Phosphalugel 01 gói/8 giờ-
g. Suy thận cấp:
- Bù nước điện giải.
- Chạy thận nhân tạo.
8-Dinh dưỡng:
- Đặt sond dạ dầy nuôi ăn sớm.
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
20

- Tổng năng lượng : 2400 kcalo/kg/24 giờ.
- Bơm sữa Enalaz II : 06 muỗng sữa + 200ml nước chín được dung dịch 200
kcalo/1lần bơm.
- Bơm sữa lưu ý: lượng sũa còn lai dạ dầy, nên xả hết dịch trước khi bơm sữa.
9-Chăm sóc và theo dõi:

- Chăm sóc và theo dõi BN co giật, mở khí quản, thở máy…, nằm lâu, hôn mê.
- Theo dõi sinh hiệu, Spo
2
, co giật, tri giác, vết thương, nước xuất nhập 24 giờ.
10-Chỉ định rút Canuyn:
- Bệnh tỉnh, không co giật hay co thắt thanh quản.
- Đàm ít, khạc mạnh.
11-Tiêu chuẩn xuất viện:
- Không còn co giật hay co thắt.
- Hết biến chứng của bệnh.
- Đi lại bình thường.
- Ăn uống bình thường.
- Không cần sử dụng Diazepam.
12-Phòng ngừa:
+ Tiêm ngừa VAT
 Trẻ em mới sinh: Theo lịch ngừa uốn ván -Bạch hầu – Ho gà
 Trẻ lớn và người lớn:
▪ Lần 1: Lần đến khám đầu tiên
▪ Lần 2: 4 – 6 tuần sau lần 1
▪ Lần 3: 6 tháng tới 01 năm sau lần 2
▪ Nhắc lại: mỗi 10 năm kể từ lần cuối
 Đối với phụ nữ mang thai: quản lý thai nghén, đở đẻ vô trùng, tiêm phòng
cho bà mẹ trong thời gian mang thai theo chương trình
+ Khi bị thương mà chưa được tiêm ngừa uốn ván trước đó, và đã
được xử lý vết thương đúng cách
 SAT 3000 đơn vị TB, test trước khi tiêm
 Sau đó, VAT1 TDD tại một vị trí khác và bằng ống tiêm khác
Tiếp tục 4 mũi VAT còn lại








Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
21

BỆNH THƯƠNG HÀN
I-Định nghĩa :
Bệnh thương hàn là bệnh nhiễm trùng toàn thân do Salmonella Typhi hoặc
Salmonella Paratyphi A , B , C gây ra .
II-Tiêu chuẩn chẩn đoán :
1-Dịch tể:
- Cư ngụ hoặc lui tới vùng đang được ghi nhận có dịch thương hàn.
- Có tiếp xúc với người bệnh thương hàn đã xác định.
- Cách sinh họat, vệ sinh ăn uống.
2-Lâm sàng:
Sốt cao > 7 ngày, môi khô, lưỡi dơ. Vẻ mặt nhiễm độc (Typhos): nhức đầu,
mất ngủ, mạch nhiệt phân ly.
Rối loạn tiêu hoá:
+ Tiêu sệt – lỏng 2, 3 lần trong ngày.
+ Bụng chướng.
+ Lạo xạo hố chậu phải.
+ Gan to đau nhẹ.
3. Cận lâm sàng:
- CTM: Bạch cầu thường không tăng, 5000 – 6000/mm3, N< 70%
- Phản ứng Widal: Dương tính :TO >1/200
- Cấy máu: có vi trùng Salmonella Typhi hoặc Salmonella Paratyphi.

- ure, creatinin, AST,ALT,CRPhs, CKMB, Ion đồ giúp td bệnh.
- KSTSR giúp chẩn đoán phân biệt.
- XQ phổi , siêu âm bụng, ECG, Ct Scan giúp theo dõi bệnh.
III-Điều trị :
1-Kháng sinh:
 Nhóm Fluoquinolones
+ Ciprofloxacin:viên 0.5g, chai 200mg,400mg
Liều 20mg/kg/24giờ (uống) hoặc TTM, Chia 02 lần /ngày
Thời gian : 07 – 10 ngày
+ Pefloxacin 0,4g x 2 lần uống.
Thời gian điều trị 7 – 14 ngày.
Truyền tĩnh mạch chậm: 01 ống pha 100 – 200 ml glucose 5% TTM /01giờ
Nhóm Fluoquinolones không sử dụng cho trẻ em < 18 tuổi và phụ nữ
mang thai (trừ trường hợp nặng).
Dùng trong trường hợp bệnh nhân nặng, nghi ngờ kháng thuốc dị ứng
Cephalosporin.
+Levofloxacin 0.5 g : 10 mg /kg cân nặng /24 giờ uống hoặc truyền
tỉnh mạch , thời gian 05-10 ngày
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
22

 Nhóm Cephalosporin:
+ Ceftriaxon 1g : Người lớn 2g – 03 g/ ngày, Thời gian 7 – 10 ngày
 Trẻ em <15 tuổi , phụ nữ có thai:
+ Ceftriaxon 1g: Liều : 80 – 100 mg/kg/ngày TM chậm, Chia 02
lần/ngày
Thời gian 7 – 10 ngày.
- Nhóm Imipenem, Meropenem truyền tm trong trường hợp không đáp ứng
với điêu trị hoăc biến chứng.

Dùng khi thương hàn đa kháng và kháng Quinolon
Thêm: Azithromycin: 20 mg/kg/ngày x 7 ngày,
2- Corticosteroide:
Có thể sử dụng phối hợp với kháng sinh trong trường hợp bệnh nhân có các
dấu hiệu nhiễm độc nặng với mục đích làm giảm nhanh các triệu chứng
Liều: Dexamethasone 0,1mg/kg/6giờ/3 ngày TM
3- Điều trị hổ trợ:
Hạ sốt: Paracetamol 15mg/kg/1lần uống
Bù nước điện giải
Dinh dưỡng đủ năng lượng
IV-Tiến triển và tiên lượng :
Tốt không di chứng

+Điều trị tích cực , sớm , sạch trùng
+Kháng sinh thích hợp
Biến chứng :

+Xuất huyết tiêu hóa : điều trị nội
+Thủng ruột : điều trị ngoại
Người lành mang trùng
+Viêm túi mật mãn
+Nhiễm trùng tiểu mãn tính












Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
23

BƯỚU LÀNH TIỀN LIỆT TUYẾN
1.Định Nghĩa
Bướu lành tiền liệt tuyến là một bướu lành tính xuất hiện ở nam giới khi tuổi
đã bắt đầu cao, bệnh thường gây ra nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng.
2.Chẩn Đoán
2.1. Triệu chứng cơ năng: dựa vào bảng điểm IPSS và QoL:
- IPSS: 0-7 nhẹ, 8-19: trung bình, 20-35: nặng
- QoL: 0-2: nhẹ, 3-4: trung bình, 5-6: nặng
Nhóm triệu chứng kích thích bàng quang: tiểu gấp mắc tiểu khó nín, tiểu
đêm nhiều hơn 2 lần/đêm
Nhóm triệu chứng bế tắc đường tiểu dưới: tiểu khó ra phải rặn lâu mới ra,
tiểu yếu, tia nước tiểu nhỏ, tiểu ngập ngừng, tiểu xong có cảm giác tiểu không hết
nước tiểu, phải đi tiểu lại trong vòng chưa đầy 2 giở
Nhóm triệu chứng là biến chứng của bệnh: Bí tiểu cấp, bí tiểu mạn, tiểu
không kiểm soát, tiểu ra máu, tiểu ngập ngừng do sỏi bàng quang, tiểu lắt nhắt do
nhiễm trùng tiểu kéo dài, triệu chứng phù do suy thận
2.2. Triệu chứng thực thể:
- Bụng có thể có cầu bàng quang khi bệnh nhân bí tiểu cấp hoặc mạn
- Thăm khám trực tràng: sờ được tiền liệt tuyến to, mất rãnh giữa, mật độ chắc
- Khám toàn thân để phát hiện bệnh có biến chứng suy thận, phù, thiếu máu, huyết
áp cao, suy tim
2.3. Cận lâm sàng
Xét nghiệm:

- Tổng phân tích tế bào bằng máy tự động hoàn toàn
- Ure, Creatinin. AST, ALT. Đường huyết. Đạm, Albumin, Globulin, A/G.
Ion đồ.
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Xquang , siêu âm
Đối bệnh nhân ≥ 40 tuổi hoặc nghi ngờ có bệnh lý tim mạch làm thêm ECG
và Siêu âm tim
- PSA 2-4 mcg/ml là bình thường, nếu . 10 mcg/ml thì nghi ngờ ung thư tiền liệt
tuyến, cần phải sinh thiết bướu.
- Tổng phân tích nước tiểu nếu có nhiễm trùng nên làm kháng sinh đồ nước tiểu
- Siêu âm bụng: xác định kích thước bướu, độ ứ nước hai thận, xem có sỏi bàng
quang kèm theo, túi thừa bàng quang, xem có u bàng quang
- Chụp KUB, UIV: để khảo sát thận và niệu quản
3. Điều Trị
a. Nội Khoa: khi bướu còn nhỏ, ít ảnh hưởng đường tiểu, IPSS< 8, QoL<4, bướu
chưa có biến chứng, thường là điều trị ngoại trú,
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
24

thuốc: alfuzoxin 5mg 1vx2 uống/ngày, hoặc : alfuzoxin 10mg 1 viên uống/ngày
Kết hợp
Tadenan 50 mg 1viênx3 uống/ngày hoặc Permixon 1 v x 3 u/ngày
hoặc finasteride 5mg 1 viên uông/ngày, Duasteride 0,5mg (Avodart 0.5
mg) kết hợp kháng sinh và giảm đau đường uống nếu có nhiễm trùng đường tiểu
kèm theo
b. Ngoại Khoa:
- Chỉ định khi bướu có biến chứng như: bí tiểu cấp hay mạn, tiểu không kiểm
soát, tiểu máu, nhiễm trùng tiểu kéo dài, sỏi bàng quang, túi ngách bàng quang to,
suy thận, thận ứ nước ngược dòng.

- Khi IPSS>8, QoL>4, bệnh nhân muốn phẫu thuật
- Xét nghiệm trước mỗ: (Xem phần B bài chuẩn bị bệnh nhân trước mỗ)
MỔ MỞ
Kỹ thuật mổ :
- Đường mổ giữa dưới rốn dài 10 cm
- Mở bàng quang bóc bướu
- Khâu cầm máu
- Kéo Foley niệu đạo
- Dẫn lưu bàng quang ra da
- Khâu lại bàng quang
- Dẫn lưu khoang Retzius
- Ròng bàng quang bằng nước muối liên tục đến khi trong
Lấy bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh lý.
Thuốc sau mổ
- Truyền dịch: Bù nước điện giải, đạm, lipid
- Truyền máu khi HCT <30%
- Kháng sinh:
Cephalosporin thế hệ III, hoặc Cephalosporin thế hệ IV
Hoặc Cephalosporin thế hệ III + Sulbactam
Hoặc Ampicillin + Sulbactam
Kết hợp với:
+ Netilmicin sulfat 4-6mg /kg/ ngày, hoặc Amikacin 15mg /kg/ ngày
Giảm đau, Kháng viêm, Vitamin
Mổ cắt đốt nội soi
1-Kỹ thuật:
- Nong niệu đạo
- Đặt máy soi, quan sát TLT, bàng quang, niệu đạo, 2 lỗ niệu quản.
- Tiến hành cắt bướu theo kỹ thuật Nesbit
- Dung dịch tưới rửa liên tục trong lúc mổ Sorbitol 3.3%
Phụ lục phác đồ điều trị 2015, bổ sung và cập nhật

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
25

- Thời gian cắt bướu khoảng 60 phút
- Cầm máu
- Đặt thông tiểu 3 nhánh
- Ròng nước bàng quang sau mổ bằng nước muối sinh lý
4./ Chăm Sóc Sau Mổ
- Rút dẫn lưu Retzius khi hết dịch hoặc thường sau 3 ngày.
- Rút sond niệu đạo :khi nước ròng bàng quang trong
- Ngày thứ 7 đặt lại Foley niệu đạo, rút dẫn lưu bàng quang
- Ngày thứ 9 rút Foley, ngày thứ 10 tự tiểu được cho xuất viện
- Nếu khó đặt thông tiểu thì không đặt, mà cho bệnh nhân xuất viện mang ODL
bàng quang sau 2 tuần tái khám rút ODL.
5. Biến chứng Sau Mổ
- Tiểu không kiểm soát có thể tạm thời hay vĩnh viễn
- Chảy máu sau mổ
- Nhiễm trùng
- Hẹp cổ bàng quang
6. Biến chứng Sau Mổ nội soi:
- Bí tiểu sau mổ
- Tiểu không kiểm soát
- Thủng bàng quang
- Thủng trực tràng
- Chảy máu sau mổ
- Nhiễm trùng

















×