Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
QUẢN LÝ VÀ MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ.
................................................................................................................. 5
I. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:.............................................................5
1. Khái niệm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:..................................5
3. Khái niệm về mô hình cơ cấu bộ máy quản lý:...............................6
4. Vai trò của cơ cấu bộ máy quản lý:...................................................6
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình cơ cấu bộ máy
quản lý tổ chức:.......................................................................................7
5.1. Chiến lược:...................................................................................7
5.2. Quy mô của tổ chức và mức độ phức tạp của tổ chức:.................7
5.3. Công nghệ:....................................................................................8
5.4. Thái độ của lãnh đạo cấp cao và năng lực của đội ngũ nhân lực:8
5.5. Môi trường:...................................................................................8
5.6. Nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp:..........................................9
5.7. Địa bàn hoạt động:.......................................................................9
6. Các yêu cầu của mô hình cơ cấu bộ máy quản lý:...........................9
II. Một số mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cơ bản:..................10
1. Theo mỗi quan hệ quyền hạn của tổ chức( cách tiếp cận hệ thống):
.................................................................................................................10
1.1. Cơ cấu trực tuyến:......................................................................10
1.2. Cơ cấu trực tuyến - chức năng:...................................................12
2. Theo phương thức hình thành các bộ phận( theo quan điểm chiến
lược)........................................................................................................13
2.1. Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng...................................13
2.2. Mô hình tổ chức bộ phận theo sản phẩm....................................16
Phùng Thị Quyên Lớp QLKT 46A
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.3. Mô hình tổ chức bộ phận theo địa dư.........................................17
2.4. Mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược:.......................19
2.5. Mô hình tổ chức bộ phận theo đối tượng khách hàng.................20
2. 6. Mô hình tổ chức bộ phận theo quá trình....................................22
2.7. Mô hình tổ chức bộ phận theo các dịch vụ hỗ trợ.......................23
2.8. Mô hình tổ chức ma trận.............................................................23
PHẦN 2: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTPT & THƯƠNG MẠI
SƠN HÀ................................................................................................ 26
I. Đặc điểm chung về công ty ĐTPT xây dựng & thương mại Sơn Hà:
.....................................................................................................................26
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty....................................26
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty................................................28
3. Kết quả tình hình sản xuất kinh doanh của công ty......................30
II. Phân tích mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty..............32
1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:.......................................32
2. Kết cấu chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban trong
công ty....................................................................................................34
2.1. Ban giám đốc:.............................................................................34
2.2. Tổ chức bộ máy văn phòng công ty:............................................39
3. Đánh giá chung về mô hình công ty lựa chọn................................49
3.1 Ưu điểm:......................................................................................49
3.2 Nhược điểm:................................................................................49
PHẦN 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN
MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TRONG
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTPT XÂY DỰNG & THƯƠNG MẠI SƠN
HÀ.........................................................................................................50
Phùng Thị Quyên Lớp QLKT 46A
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I. Những phương hướng cơ bản nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức bộ
máy quản lý của công ty cổ phần ĐTPT xây dựng & thương mại Sơn
Hà................................................................................................................50
II. Một số kiến nghị cơ bản với công ty nhằm hoàn thiện mô hình cơ
cấu bộ máy quản lý....................................................................................52
1. Hoàn thiện về mặt cơ cấu:...............................................................52
Mô hình mới này vẫn là mô hình hỗn hợp chức năng- địa dư
(xét theo phương thức hình thành bộ phận) và là mô hình trực tuyến
chức năng (xét theo mối quan hệ). Tuy nhiên nó hơn mô hình trước
ở việc phân định chức năng giữa hai phó giám đốc và trách nhiệm rõ
ràng giữa các phòng ban. Như vậy sẽ không còn sự lúng túng trong
việc báo cáo cấp trên và sự mù mịt trong việc chịu trách nhiệm mỗi
khi có sai sót. Mô hình mới này cũng giảm bớt khối lưọng công việc
cho các phó giám đốc vì bây giờ họ chỉ phải đảm đương hai phòng
thay vì phải giám sát cả 5 phòng như trước kia và họ cũng sử dụng
đúng thế mạnh của mình cho công việc nhiều hơn, điều này cũng
đồng nghĩa với việc năng suất và hiệu quả công việc tăng cao. .......54
2. Hoàn thiện về mặt lao động:............................................................55
2.1. Đào tạo nhân lực quản lý :........................................................55
2.3. Chế độ đãi ngộ và cải thiện điều kiện làm việc của lao động quản
lý:.......................................................................................................58
KẾT LUẬN...........................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................63
Phùng Thị Quyên Lớp QLKT 46A
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Câu nói “trái đất luôn luôn quay” có lẽ không nên chỉ hiểu là một câu
nói vật lý mà nó đúng ngay với các yếu tố trong nền kinh tế. Thị trường luôn
phát triển không ngừng và các doanh nghiệp tham gia vào thị trường đó cũng
phải thay đổi liên tục để có thể tồn tại, thích nghi và phát triển được. Trong
bối cảnh đó, việc lựa chọn cho doanh nghiệp mình một mô hình cơ cấu tổ
chức phù hợp là một yếu tố rất quan trọng. Mô hình đó phải chặt chẽ, tối ưu
nhất sao cho nó có thể huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực một cách hiệu
quả và thích ứng nhanh nhất với biến động của thị trường.
Tuy nhiên vấn đề mà các doanh nghiệp thường gặp phải là sự chồng
chéo trong chức năng các bộ phận, thiếu nhân lực cho mỗi chức năng, sự phân
cấp và phân quyền quá rộng hay quá hẹp…Do vậy để tổ chức hoạt động có
hiệu quả thì việc hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý là một hoạt động
rất cần thiết bởi vì năng lực của bộ máy quản lý quyết định kết quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập ở công ty cổ phần ĐTPT
xây dựng & thương mại Sơn Hà em thấy vấn đề cơ cấu tổ chức là một vấn đề
có nhiều điều đáng được quan tâm, do đó em chọn đề tài: “ hoàn thiện mô
hình cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phần ĐTPT xây dựng & thương
mại Sơn Hà” để hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề gồm các phần:
Phần I: lý luận chung về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và mô hình cơ
cấu bộ máy quản lý
Phần II: Phân tích mô hình cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phần
ĐTPT xây dựng & thương mại Sơn Hà.
Phần III: Một số kiến nghị cơ bản nhằm hoàn thiện mô hình cơ cấu bộ
máy quản lý công ty cổ phần ĐTPT xây dựng & thương mại Sơn Hà.
Phùng Thị Quyên Lớp QLKT 46A
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ VÀ MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ.
I. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
1. Khái niệm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá
nhân) có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có những
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp,
những khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới
những mục tiêu đã xác định.
Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của tổ chức
được phân công giữa các phân hệ, bộ phận và cá nhân. Nó xác định rõ mối
tương quan giữa các hoạt động cụ thể, những nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm gắn liền với các cá nhân, bộ phận, phân hệ của tổ chức, và các mối
quan hệ quyền lực bên trong tổ chức.
2. Phân biệt cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy quản lý:
Bộ máy quản lý của một tổ chức là hệ thống các bộ phận, các phân hệ,
cá nhân với trách nhiệm, quyền hạn nhất định được phân công thực hiện điều
hành mọi hoạt động của tổ chức nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Như vậy về mặt lý thuyết, cơ cấu bộ máy quản lý là khái niệm rộng hơn.
Nếu như bộ máy quản lý chỉ bao gồm các bộ phân, các phân hệ, cá nhân và
trách nhiệm của từng phân hệ, cá nhân đó thì cơ cấu bộ máy quản lý còn bao
gồm thêm mối quan hệ giữa các bộ phận, phân hệ, cá nhân đó: tính chuyên
môn hoá, tính phối hợp, quyền hạn và trách nhiệm trong đó, sự ảnh hưởng của
mỗi bộ phận, phân hệ tới cả bộ máy như thế nào.
Phùng Thị Quyên Lớp QLKT 46A
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nếu như nhìn vào bộ máy quản lý của một công ty chúng ta chỉ có thể
nhìn thấy được họ bao gồm những ai, họ có quyền hạn và trách nhiệm gì ở
mỗi vị trí để thực hiện điều hành công ty đạt mục tiêu thì khi nhìn vào cơ cấu
bộ máy quản lý chúng ta lại có thể biết được họ làm thế nào để đạt được các
mục tiêu đó: họ phối hợp với nhau trong công việc như thế nào, mỗi vị trí
quản lý phải chịu trách nhiệm trước ai (cấp trên trực tiếp), họ thực hiện sự uỷ
quyền như thế nào…Qua đó chúng ta có thể đo lường được sức khoẻ của
công ty đó: bộ máy có lành mạnh và đảm bảo thích nghi với sự biến đổi hay
không và nó giúp được gì cho quá trình thực hiện mục tiêu của tổ chức.
3. Khái niệm về mô hình cơ cấu bộ máy quản lý:
Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý là một sơ đồ thể hiện các bộ phận, các
phân hệ, các cá nhân và các mối quan hệ quyền hạn, trách nhiệm giữa các
phân hệ, các bộ phận hay cá nhân đó. Mô hình này cho chúng ta biết mức độ
chuyên môn hoá, phối hợp giữa các vị trí lãnh đạo và các phòng ban trong
một công ty.
4. Vai trò của cơ cấu bộ máy quản lý:
Trong doanh nghiệp bộ máy quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng, nó
được coi như là một cơ quan đầu não điều khiển mọi hoạt động của các bộ
phận trong doanh nghiệp, nó quyết định số phận của doanh nghiệp thông qua
hiệu quả quản lý, nó phản ánh sự nghiệp đi lên của doanh nghiệp.
Bộ máy quản lý không chỉ tác động đến năng suất và hiệu quả kinh tế
của tổ chức mà còn tác động đến sự hài lòng với công việc của người lao
động. Cơ cấu phải được thiết kế nhằm khuyến khích sự tham gia chủ động
của các thành viên trong tổ chức, do đó tác động đến việc cải thiện hoạt động
của tổ chức.
Phùng Thị Quyên Lớp QLKT 46A
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Những thiếu sót của cơ cấu tổ chức sẽ dẫn đến những động lực và tinh
thần lao động thấp, những quyết định chậm trễ và không thích hợp, những
xung đột và thái độ thiếu hợp tác, sự kém nhạy cảm với những thay đổi và
thách thức bên ngoài và làm tăng chi phí hoạt động.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình cơ cấu bộ máy quản lý
tổ chức:
Không một yếu tố riêng lẻ nào có thể quyết định hoàn toàn cơ cấu tổ
chức. Ngược lại nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố về môi trường bên trong
và bên ngoài tổ chức với mức độ thay đổi trong từng trường hợp:
5.1. Chiến lược:
Chiến lược và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là hai mặt không thể tách
rời trong cơ sở phân tích: các cơ hội và đe doạ của môi trường, những điểm
mạnh và điểm yếu của tổ chức trong đó có cơ cấu đang tồn tại. Ngược lại xây
dựng mô hình cơ cấu bộ máy quản lý là để phục vụ việc thực hiện các mục
tiêu chiến lược nên nó sẽ phải thay đổi khi có sự thay đổi chiến lược. Động
lực khiến các tổ chức phải xây dựng lại mô hình sự kém hiệu quả của nó trong
việc thực hiện các chiến lược cũ.
Tuy nhiên cũng phải nhớ rằng không phải bất kì một sự thay đổi nào
trong chiến lược cũng dẫn đến sự thay đổi mô hình.
5.2. Quy mô của tổ chức và mức độ phức tạp của tổ chức:
Quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động của tổ chức có ảnh hưởng
lớn đến cơ cấu tổ chức. Tổ chức có quy mô lớn, thực hiện những hoạt động
phức tạp thường có mức độ chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hóa, hình thức hoá
cao hơn, nhưng lại ít tập trung hơn các hình thức nhỏ, thực hiện những hoạt
động không quá phức tạp.
Phùng Thị Quyên Lớp QLKT 46A
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5.3. Công nghệ:
Đặc điểm chung và mức độ phức tạp của công nghệ mà doanh nghiệp đó
đang sử dụng có thể ảnh hưởng đến việc tổ chức bộ máy quản lý:
Các tổ chức chú trọng công nghệ cao thường có tầm quản lý thấp nên mô
hình xây dựng phải được bố trí sao cho tăng cường được khả năng thích nghi
của tổ chức trước sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ. Các tổ chức khai
thác công nghệ mới thường có xu hướng sử dụng các cán bộ cấp cao học vấn
và kinh nghiệm về kỹ thuật, các cán bộ quản lý có chủ trương đầu tư cho các
dự án hướng vào việc hậu thuẫn và duy trì vị trí dẫn đầu của tổ chức về mặt
công nghệ và đảm bảo sự điều phối hoạt động một cách chặt chẽ trong việc ra
các quyết định liên quan đến hoạt động chính của tổ chức và công nghệ.
5.4. Thái độ của lãnh đạo cấp cao và năng lực của đội ngũ nhân lực:
Thái độ của ban lãnh đạo cấp cao có thể tác động đến cơ cấu tổ chức.
Các cán bộ quản lý theo phương thức truyền thống thường thích sử dụng
những hình thức tổ chức điển hình như tổ chức theo chức năng với hệ thống
thứ bậc, hướng tới sự kiểm soát tập trung, không có sự phân tán với các đơn
vị chiến lược.
Khi lựa chọn mô hình cũng phải xem xét yếu tố năng lực của đội ngũ
nhân viên. Nhân lực có trình độ cao thường hướng tới mô hình quản lý mở
trong khi đó các nhân viên cấp thấp và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao
thường thích mô hình có nhiều tổ đội, bộ phận được chuyên môn hoá.
5.5. Môi trường:
Những tính chất của môi trường như tính tích cực, tính phức tạp và mức
độ thay đổi có ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức. Trong điều kiện môi trường
phong phú về nguồn lực, đồng nhất, tập trung và ổn định, tổ chức thường có
Phùng Thị Quyên Lớp QLKT 46A
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cơ cấu cơ học, trong đó việc ra quyết định mang tính tập trung với những chỉ
thị nguyên tắc, thể lệ cứng rắn vẫn có thể mang lại hiệu quả cao. Ngược lại ,
tổ chức muốn thành công trong điều kiện khan hiếm về nguồn lực, đa dạng,
phân tán và thay đổi nhanh chóng thường phải thay đổi nhanh chóng thường
phải xây dựng cơ cấu tổ chức với các mối liên hệ hữu cơ, trong đó việc ra
quyết định mang tính chất phi tập trung với các tổ đội đa chức năng.
5.6. Nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp:
Hiện nay việc nhìn nhận nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ
máy quản lý là hai mặt không thể tách rời nhau trong công tác quản lý doanh
nghiệp. Hay nói cách khác đó là căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh để
xác lập lên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sao cho phù hợp với đặc điểm
sản xuất kinh doanh đó.
5.7. Địa bàn hoạt động:
Địa bàn tập trung hay phân tán cũng ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý. Việc mở rộng địa bàn hoạt động hoặc phân tán địa bàn hoạt
động cũng đòi hỏi có sự bố trí lại lao động nói chung và lao động quản lý nói
riêng, có thể phải dẫn đến sự xuất hiện của một cơ cấu tổ chức quản lý mới.
6. Các yêu cầu của mô hình cơ cấu bộ máy quản lý:
Việc xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức cho mỗi công ty phải đảm bảo
những yêu cầu sau:
- Tính thống nhất trong mục tiêu: mỗi cơ cấu được coi là có kết quả nếu
nó cho phép mỗi cá nhân góp phần vào các mục tiêu của tổ chức.
- Tính tối ưu: giữa các bộ phận và cấp tổ chức đều thiết lập những mối
quan hệ hợp lý với số cấp nhỏ nhất, nhờ đó cơ cấu sẽ mang tính năng động
cao, luôn đi sát và phục vụ mục đích đề ra của tổ chức.
Phùng Thị Quyên Lớp QLKT 46A
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Tính tin cậy: Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đầy
đủ của các thông tin được sử dụng trong tổ chức, nhờ đó đảm bảo phối hợp tốt
các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận của tổ chức.
- Tính linh hoạt: được coi là một hệ tĩnh, cơ cấu tổ chức phải có khả
năng linh hoạt thích ứng với bất kì tình huống nào xảy ra trong tổ chức và
ngoài môi trường.
- Tính hiệu quả: cơ cấu tổ chức phải đảm bảo thực hiện những mục tiêu
của tổ chức với chi phí nhỏ nhất.
II. Một số mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cơ bản:
1. Theo mỗi quan hệ quyền hạn của tổ chức( cách tiếp cận hệ thống):
1.1. Cơ cấu trực tuyến:
Là mô hình cơ cấu đơn giản nhất được xây dựng theo đường thẳng, chỉ
có một chủ thể cấp trên và một chủ thể cấp dưới chịu trách nhiệm về toàn bộ
công việc của toàn bộ đơn vị.
Sơ đồ 1: Mối quan hệ theo quyền hạn trực tuyến
Phùng Thị Quyên Lớp QLKT 46A
10
Lãnh đạo tổ
chức
Lãnh đạo
tuyến 1
Lãnh đạo
tuyến 2
A
1
A
2
A
N
B
1
B
2
B
N
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong đó: A
1,
A
2
...A
N
; B
1
, B
2
…B
N
là những người thực hiện trong các bộ
phận.
Đặc điểm của mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến:
- Trong tổ chức sử dụng mối quan hệ trực tuyến: mỗi cấp chỉ có một
người quản lý trực tiếp.
- Người quản lý trực tuyến ở mỗi cấp tự mình điều hành không có các cơ
quan chức năng giúp việc, có nghĩa là mỗi người quản lý phải thực hiện tất cả
các chức năng quản lý và chịu trách nhiệm hoàn toàn về hệ thống dưới quyền
của mình.
Ưu điểm:
- Tuân thủ chế độ một thủ trưởng nên tạo ra sự thống nhất chung cho
toàn tổ chức.
- Mối quan hệ đơn giản, đồng thời chế độ trách nhiệm rõ ràng.
Nhược điểm:
- Nó đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức tổng hợp, toàn diện
- Không thể thực hiện trong điều kiện phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn
hoá cao trong một tổ chức.
- Không sử dụng được các chuyên gia trong khi gánh nặng quản lý đè lên
vai các nhà lãnh đạo trực tuyến.
- Sự phối hợp ngang giữa các bộ phận yếu.
Thường mô hình này chỉ áp dụng với các tổ chức bé và kinh doanh đơn
lĩnh vực, đơn thị trường hoặc áp dụng với các bộ phận cấp thấp đối với công
ty lớn, phức tạp.
Phùng Thị Quyên Lớp QLKT 46A
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2. Cơ cấu trực tuyến - chức năng:
Là mô hình cơ cấu kết hợp những ưu điểm chính của hai loại hình cơ cấu
trực tuyến và cơ cấu chức năng hình thành cơ cấu mang tính liên hợp.
Sơ đồ 2: mối quan hệ trong cơ cấu trực tuyến- chức năng.
Trong đó: A
1,
A
2
…A
N
; B
1,
B
2
…B
N
là những người thực hiện trong các bộ
phận.
Đặc điểm:
- Sử dụng đồng thời 3 loại quyền hạn: trực tuyến, chức năng, tham mưu.
- Vẫn duy trì lãnh đạo trực tuyến
- Người phụ trách các bộ phận chức năng, các tuyến đóng vai trò tham
mưu cho thủ trưởng. Họ được giao nhiệm vụ quản lý lĩnh vực nhất định: thu
thập thông tin về quyết định, giúp phân tích xử lý thông tin để lựa chọn ra
quyết định, giúp tổ chức thực hiện quyết định cho cấp dưới bằng cách đôn
đốc, kiểm tra.
Phùng Thị Quyên Lớp QLKT 46A
12
Lãnh đạo tổ
chức
Lãnh đạo
tuyến I
Lãnh đạo
chức năng
A
Lãnh đạo
chức năng B
Lãnh đạo
tuyến II
A
1
A
2
A
N
B
1
B
2
B
N