Tải bản đầy đủ (.pdf) (269 trang)

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.13 MB, 269 trang )



bộ giáo dục và đào tạo bộ tài chính
học viện Tài chính






PHM TH MINH TU





HOàN THIệN Tổ CHứC CÔNG TáC Kế TOáN
TRONG CáC DOANH NGHIệP
THUộC TậP ĐOàN DệT MAY VIệT NAM






LUN N TIN S KINH T







H NI - 2015


bộ giáo dục và đào tạo bộ tài chính
học viện Tài chính





PHM TH MINH TU




HOàN THIệN Tổ CHứC CÔNG TáC Kế TOáN
TRONG CáC DOANH NGHIệP
THUộC TậP ĐOàN DệT MAY VIệT NAM


Chuyờn ngnh: K toỏn
Mó s : 62.34.03.01


LUN N TIN S KINH T

Ngi hng dn khoa hc: 1. GS.TS ON XUN TIấN
2. TS NGUYN NGC SONG




H NI - 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận án là công trình nghiên cứu độc
lập của riêng tôi. Công trình này chưa từng được sử dụng cho việc
nhận học vị nào. Các số liệu, kết quả trong Luận án là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng. Luận án có kế thừa kết quả nghiên cứu của
một số nghiên cứu khác, đã được thể hiện dưới dạng trích dẫn,
nguồn gốc trích dẫn được liệt kê trong mục tài liệu tham khảo.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN



Phạm Thị Minh Tuệ



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, hình, sơ đồ

MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
DOANH NGHIỆP 11
1.1. Ý NGHĨA, NGUYÊN TẮC, NHIỆM VỤ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 11
1.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 15
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 15
1.2.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 21
1.2.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 28
1.2.4. Tổ chức hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán 30
1.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 31
1.2.6. Tổ chức kiểm tra và phân tích thông tin kế toán 35
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 38
1.3.1. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế 38
1.3.2. Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế 40
1.3.3. Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn
kinh tế 43
1.4. KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI, CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC MỘT
SỐ TẬP ĐOÀN KINH TẾ LỚN TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM 48
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên Thế giới 48
1.4.2. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp thuộc một số Tập đoàn kinh tế
lớn tại Việt Nam 50
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tổ chức công tác kế toán trong các doanh
nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam 55
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 57



Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM 58
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VÀ TẬP ĐOÀN DỆT MAY
VIỆT NAM 58
2.1.1. Đặc điểm của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam 58
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Dệt May Việt Nam 62
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động của Tập đoàn Dệt May
Việt Nam 64
2.1.4. Những ảnh hƣởng tới tổ chức công tác kế toán trong các doanh
nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam từ đặc điểm tổ chức
quản lý và hoạt động 74
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM 77
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 79
2.2.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 93
2.2.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 101
2.2.4. Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và sổ kế toán 109
2.2.5. Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán 112
2.2.6. Tổ chức kiểm tra và phân tích thông tin kế toán 129
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM 132
2.3.1. Ƣu điểm 132
2.3.2. Một số hạn chế 135
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 143
Chƣơng 3: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM 144
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TẬP ĐOÀN DỆT MAY
VIỆT NAM TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 144
3.1.1. Mục tiêu cụ thể của Tập đoàn Dệt May Việt Nam giai đoạn
2016 - 2020 145

3.1.2. Định hƣớng phát triển các sản phẩm quan trọng của Tập đoàn
DMVN đến năm 2020 146


3.2. YÊU CẦU CƠ BẢN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY
VIỆT NAM 148
3.3. NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT
MAY VIỆT NAM 149
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán 150
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 159
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 164
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hình thức kế toán và hệ thống sổ
kế toán 173
3.3.5. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 175
3.3.6. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm tra và phân tích thông tin kế toán 177
3.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ
CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
THUỘC TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM 179
3.4.1. Điều kiện về phía Nhà nƣớc 179
3.4.2. Điều kiện từ phía Tập đoàn Dệt May Việt Nam 179
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 181
KẾT LUẬN 182
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt
Tên viết đầy đủ
BCTC
Báo cáo tài chính
BMKT
Bộ máy kế toán
CMT
Cut - Make - Trim
CPSX
Chi phí sản xuất
CTCP
Công ty cổ phần
CTKT
Chứng từ kế toán
DMVN
Dệt May Việt Nam
DN
Doanh nghiệp
EVN
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
FOB
Free On Board
GTGT
Giá trị gia tăng
KTQT
Kế toán quản trị
KTTC
Kế toán tài chính

MTV
Một thành viên
ODM
Original Design Manufacturing
PVN
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
SKT
Sổ kế toán
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TCCTKT
Tổ chức công tác kế toán
TCT
Tổng công ty
TĐKT
Tập đoàn kinh tế
TGNH
Tiền gửi ngân hàng
TK
Tài khoản
TKKT
Tài khoản kế toán
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ
Tài sản cố định
USD
Đô la Mỹ
VINACOMIN
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam

VNPT
Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam
XN
Xí nghiệp



DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu Nội dung Trang
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Tập đoàn DMVN 64
Bảng 2.2: Bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính của TCT Cổ phần Dệt May
Hòa Thọ 131
Bảng 3.1: Mục tiêu tăng trƣởng bình quân các chỉ tiêu SXKD chính của Tập
đoàn DMVN giai đoạn 2016 - 2020 145
Bảng 3.2: Mục tiêu tăng trƣởng cụ thể của Tập đoàn DMVN đến năm 2020
so với toàn ngành Dệt May 146
Bảng 3.3: Mục tiêu về diện tích và sản lƣợng nguyên liệu Bông Xơ của Tập
đoàn DMVN giai đoạn 2016 - 2020 147



DANH MỤC CÁC HÌNH


Số hiệu Nội dung Trang
Hình 2.1: Doanh thu của Tập đoàn DMVN giai đoạn 2010 - 2013 64
Hình 2.2: Các đơn vị trong chuỗi cung ứng ODM của Tập đoàn DMVN 70
Hình 2.3: Tỷ trọng hình thức sản xuất và xuất khẩu của các DN thuộc Tập đoàn

DMVN 2013 70
Hình 2.4: Mô hình chức năng Ban Tài chính Kế toán Tập đoàn DMVN 80
Hình 3.1: Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Tập đoàn DMVN giai đoạn
2016 - 2020 146




DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Số hiệu Nội dung Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổng quan quy trình dệt may 59
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quá trình sản xuất sản phẩm may mặc 60
Sơ đồ 2.3: Mô hình bộ máy quản lý Tập đoàn DMVN 66
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ tổ chức TCT Cổ phần Dệt May Hòa Thọ 67
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Dệt May Huế 68
Sơ đồ 2.6: Mô hình tổ chức hoạt động Tập đoàn DMVN 72
Sơ đồ 2.7: Mô hình tổ chức hoạt động Tập đoàn DMVN theo lĩnh vực hoạt động 73
Sơ đồ 2.8: Mô hình BMKT vừa tập trung vừa phân tán trong các DN thuộc
Tập đoàn DMVN 87
Sơ đồ 2.9: Mô hình BMKT tập trung trong các DN thuộc Tập đoàn DMVN 90
Sơ đồ 2.10: Quy trình hợp nhất Báo cáo tài chính của Tập đoàn DMVN 122
Sơ đồ 2.11: Quy trình lập Báo cáo tài chính của các DN thuộc Tập đoàn DMVN 126




1
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Trong bối cảnh quốc tế với xu thế lớn là hòa bình, hợp tác và phát triển, các nƣớc
trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bƣớc vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chƣơng
ASEAN, cùng với sự phát triển năng động và ngày càng hình thành nhiều hình thức liên
kết, hợp tác đa dạng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, toàn cầu hóa kinh tế tiếp
tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức, cơ hội và thách thức đan xen phức tạp, các
công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn, việc tham gia vào mạng sản xuất và
chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế, Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng đã xây dựng Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020.
Một trong những định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Chiến lƣợc là “tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, nhất là các Tập
đoàn kinh tế và các Tổng công ty” đồng thời “đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà
nước, xây dựng một số Tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, trong đó Nhà nước giữ vai trò
chi phối”. Đóng góp cho sự phát triển kinh tế, các Tập đoàn kinh - tế nƣớc ta ngày càng
thể hiện rõ vai trò qua các hoạt động đầu tƣ, mở rộng thị trƣờng quốc tế.
Ngành Dệt May Việt Nam đã có lịch sử phát triển lâu đời và là một ngành đóng
góp lớn vào GDP của đất nƣớc. Hiện nay, Dệt May có các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu
Việt Nam và có tốc độ phát triển cao qua các năm. Giai đoạn 2006 - 2008, ngành Dệt May
đóng góp trên 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc, có giá trị xuất khẩu lớn thứ hai,
chỉ sau ngành dầu thô, nhƣng giai đoạn 2009 - 2011 đã vƣơn lên vị trí đứng đầu, năm 2014
kim ngạch xuất khẩu đạt 24,5 tỷ USD [79]. Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã thiết lập
đƣợc vị thế trên các thị trƣờng khó tính nhƣ Mỹ, EU và Nhật Bản. Tập đoàn Dệt May Việt
Nam - doanh nghiệp lớn nhất của ngành Dệt May Việt Nam, là một Tập đoàn kinh tế có
quy mô lớn và đứng trong nhóm các Tập đoàn dệt may hàng đầu châu Á. Giai đoạn 2009 -
2013, kim ngạch xuất khẩu của toàn Tập đoàn tăng bình quân 12% từ 1.335 triệu USD lên
2.900 triệu USD. Quy mô xuất khẩu của Tập đoàn chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu Việt
Nam và tƣơng đƣơng 0,4% thị phần xuất khẩu dệt may thế giới. Hiện nay Tập đoàn Dệt
May Việt Nam đã có quan hệ thƣơng mại với hơn 400 tập đoàn, công ty đến từ 65 quốc
gia và vùng lãnh thổ và kỳ vọng hƣớng đến tổng thị phần đạt mức 0,57% thị phần xuất
khẩu dệt may thế giới vào năm 2020 [81].

Kế toán là một công cụ quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lý hoạt
động của một tổ chức. Kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt

2
động kinh tế tài chính, cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch thông
tin của các đơn vị, đặc biệt đối với các Tập đoàn kinh tế, một tổ chức kinh tế có những
quan hệ kinh tế đặc trƣng. Với các Tập đoàn kinh tế nói chung và Tập đoàn Dệt May Việt
Nam nói riêng, việc tập hợp một số lƣợng lớn các đơn vị thành viên với cơ cấu tổ chức
phức tạp, quy mô khác nhau, lĩnh vực hoạt động đa dạng đòi hỏi công tác kế toán không
chỉ đƣợc tổ chức trong một phạm vi nhỏ hẹp một đơn vị mà phải đƣợc tổ chức khoa học,
hợp lý trên toàn hệ thống Tập đoàn. Tổ chức công tác kế toán đƣợc hoàn thiện sẽ là một
trong những giải pháp hữu hiệu cho việc quản lý kinh tế tài chính trong các Tập đoàn kinh
tế. Nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cho các
doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế là vấn đề vô cùng cần thiết cả về mặt lý luận và thực
tiễn. Từ các vấn đề đặt ra nhƣ trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công
tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu Luận án tiến sĩ kinh tế. Qua kết quả nghiên cứu và các giải pháp đƣợc đƣa ra,
Luận án góp phần mang đến tính thiết thực trong tổ chức công tác kế toán cho các doanh
nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam trên các khía cạnh cụ thể sau:
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nhằm giúp Tập đoàn Dệt May Việt Nam có thể
cung cấp các thông tin hữu ích hơn với các đối tác trong và ngoài nƣớc. Việt Nam hiện nay
không thể đứng ngoài xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế với sự tác động không chỉ đến
khía cạnh kinh tế mà còn đến các khía cạnh khác của quốc gia nhƣ chính trị, văn hóa, xã
hội. Tập đoàn kinh tế Việt Nam là các đơn vị đầu tàu trong các lĩnh vực kinh tế then chốt
của đất nƣớc, trong đó có Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Đóng vai trò chủ đạo trong hoạt
động của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một trong những
đơn vị tham gia và có đóng góp quan trọng vào sự thành công trong việc gia nhập Tổ chức
thƣơng mại thế giới, ký kết Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ và các
Hiệp định thƣơng mại tự do với Nhật Bản, Hàn Quốc, đồng thời tích cực tham gia, hỗ trợ
đoàn đàm phán của Việt Nam tại các vòng đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên

Thái Bình Dƣơng - một trong những Hiệp định rất quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu
và thu hút đầu tƣ của nền kinh tế Việt Nam trong tƣơng lai. Duy trì và ngày càng phát triển
các mối quan hệ kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nƣớc, đặc biệt với các bạn hàng
quốc tế ở những nƣớc đang phát triển, thông tin tài chính đƣợc đòi hỏi vô cùng khắt khe về
độ trung thực, hợp lý, tính phù hợp, minh bạch về số liệu trên các báo cáo tài chính. Yêu
cầu về kinh tế và hơn thế nữa là hội nhập kế toán quốc tế này đòi hỏi công tác kế toán phải

3
đƣợc hoàn thiện để đáp ứng đƣợc nhu cầu minh bạch hóa thông tin đối với các đối tác
trong nƣớc và quốc tế hóa một cách cao nhất đối với các đối tác nƣớc ngoài của Tập đoàn.
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán giúp công tác kế toán của các doanh nghiệp
thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam có thể tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán tại
Việt Nam, phù hợp với xu thế kinh tế mới. Theo yêu cầu thực tiễn của sự thay đổi hệ thống
Luật pháp về kế toán của Việt Nam đòi hỏi tổ chức công tác kế toán của Tập đoàn Dệt
May Việt Nam cũng phải thích ứng với sự thay đổi đó. Đó là lộ trình sửa đổi, bổ sung Luật
Kế toán, các chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán theo hƣớng tiếp cận tối đa các
nguyên tắc quốc tế và phù hợp với Việt Nam từ nay đến năm 2020.
- Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán giúp Tập đoàn có thể đạt mục tiêu quản lý tốt
hơn. Công cụ của kế toán cũng có sự thay đổi cục diện và ngày càng đƣợc cải tiến để hiện
đại hơn nữa, giúp hiện đại hóa trong quy trình xử lý, cung cấp thông tin kế toán giúp các
doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam có thể đạt đƣợc các mục tiêu quản lý đã
đƣợc thiết lập. Quan trọng hơn, công việc của cán bộ kế toán không còn chỉ dừng lại ở việc
ghi chép, xử lý số liệu và lập báo cáo tài chính mà còn tham gia phân tích, thiết kế, đánh
giá hệ thống thông tin kế toán. Các cán bộ kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn
Dệt May Việt Nam dù ở vị trí nào trong tổ chức, việc am hiểu sâu sắc tổ chức công tác kế
toán trong Tập đoàn luôn là thuận lợi cơ bản cho việc hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ
của cá nhân và đóng góp thành công vào bộ máy kế toán toàn Tập đoàn.
2. Mục đích nghiên cứu của Luận án
Hệ thống các thông tin sử dụng cho việc ra các quyết định quản lý có thể thu đƣợc
từ nhiều nguồn khác nhau, song thông tin kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng và là bộ

phận không thể thiếu của hệ thống thông tin quản lý. Tổ chức công tác kế toán tốt là nền
tảng cơ bản để có đƣợc những thông tin kế toán có chất lƣợng phục vụ cho nhu cầu quản
lý. Tổ chức công tác kế toán là một hệ thống các yếu tố cấu thành, gồm tổ chức bộ máy kế
toán, tổ chức vận dụng các phƣơng pháp và kỹ thuật hạch toán kế toán, tổ chức thực hiện
các chính sách kinh tế - tài chính và kế toán, cùng với mối liên hệ và sự tác động giữa các
yếu tố đó nhằm phát huy tối đa chức năng của hệ thống.
Luận án hệ thống hóa các vấn đề cơ sở khoa học về tổ chức công tác kế toán trong
các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế, làm sáng tỏ đặc điểm của mô hình quản lý Tập
đoàn ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh
tế. Từ khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn
Dệt May Việt Nam, Luận án đƣa ra những đánh giá về thực trạng đó, chỉ rõ nguyên nhân

4
của những hạn chế và đề xuất những giải pháp cơ bản hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
- Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập
đoàn Dệt May Việt Nam bao gồm công ty mẹ Tập đoàn và các công ty con thuộc lĩnh vực
sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn là sản xuất nguyên liệu bông, sợi và các sản phẩm
dệt may, Luận án không đi sâu nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong các doanh
nghiệp không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính (tài chính, bất động sản) và các
đơn vị sự nghiệp trong Tập đoàn.
- Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu và thực hiện khảo sát thực tế tại Công ty mẹ và các công ty con
thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn bao gồm sản xuất bông, sợi và các
sản phẩm dệt may thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, cụ thể:
+ Về nội dung: Luận án nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong các doanh
nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, bao gồm lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế
toán trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn nói riêng, làm

rõ mối quan hệ về kế toán giữa công ty mẹ Tập đoàn với các doanh nghiệp thành viên;
thực trạng tổ chức công tác trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam và
đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc
Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các
doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hàng dệt may từ sản xuất tới phân phối trong Tập đoàn
Dệt May Việt Nam, bao gồm Công ty mẹ và các công ty con thuộc Tập đoàn Dệt May
Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bông, sợi và các sản phẩm dệt may. Luận án
không đi sâu nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp không thuộc lĩnh
vực sản xuất kinh doanh chính (tài chính, bất động sản) và đơn vị sự nghiệp của Tập đoàn.
+ Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán
tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005
đến hết 2014.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận án phân tích đặc điểm của mô hình quản lý Tập đoàn kinh tế có ảnh hƣởng
đến tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn. Từ việc trình bày hệ

5
thống hóa cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp, Luận án chỉ rõ
sự khác biệt của tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thông thƣờng với các
doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế.
Trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán trong các doanh
nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong những năm qua, Luận án mô tả, phân tích
và đánh giá thực trạng về tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn
Dệt May Việt Nam. Từ đó Luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công
tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam một cách khoa học,
toàn diện và mang tính khả thi cao.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phƣơng pháp luận của đề tài Luận án là phƣơng pháp duy vật biện chứng,

dựa trên nền tảng từ nghiên cứu lý luận cơ sở đến hiện thực khách quan về tổ chức công
tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn
Dệt May Việt Nam, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau
để thu thập dữ liệu, nghiên cứu tài liệu và đánh giá vấn đề, cụ thể là:
+ Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Là phƣơng pháp đƣợc tác giả điều tra thông
tin qua Bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp các đối tƣợng liên quan.
Bƣớc 1: Tác giả xác định nguồn thông tin cần thu thập phục vụ cho đề tài của Luận
án và các đối tƣợng điều tra, phỏng vấn. Nguồn thông tin đƣợc thu thập từ các cán bộ
trong Ban Tài chính kế toán của Công ty mẹ Tập đoàn, cán bộ kế toán thuộc Phòng Kế
toán tài chính tại các Tổng công ty, các Công ty con, Chi nhánh, Xí nghiệp hạch toán độc
lập, hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Ngoài ra, tác giả còn thực hiện
thu thập thông tin từ cán bộ một số bộ phận khác trong các Tổng công ty và Công ty cổ
phần, Công ty TNHH Một thành viên trong Tập đoàn nhƣ Phòng Kế hoạch, Phòng Kỹ
thuật, Phòng Quản lý chất lƣợng Đối tƣợng điều tra, phỏng vấn là các cán bộ công tác
trực tiếp tại Ban Tài chính kế toán và các Phòng Kế toán các đơn vị, ngoài ra còn thực hiện
phỏng vấn đối với các đối tƣợng có liên quan khác nhƣ các nhà quản lý cấp cao trong Hội
đồng quản trị Tập đoàn và các công ty con, các quản đốc phân xƣởng, nhân viên thực hiện
nghiệp vụ, các cán bộ công tác trong ngành dệt may

6
Bƣớc 2: Thiết lập Bảng hỏi và thiết kế các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến vấn đề
cần nghiên cứu để thu thập dữ liệu sơ cấp.
Bƣớc 3: Thực hiện điều tra, phỏng vấn với các đối tƣợng đã xác định và thực hiện
thu thập các dữ liệu thứ cấp.
Trong quá trình điều tra, phỏng vấn tác giả đã thực hiện phát Bảng hỏi. Sau khi
nhận đƣợc kết quả khảo sát thực tế, tác giả thực hiện tổng hợp dữ liệu từ các Bảng hỏi đã
đƣợc trả lời và kết quả phỏng vấn các cá nhân sử dụng làm tài liệu thực hiện nghiên cứu
cho Luận án.

+ Phương pháp thu thập tài liệu: Tác giả thu thập thông tin từ tài liệu do các doanh
nghiệp trong Tập đoàn DMVN cung cấp. Các tài liệu đã thu thập đƣợc bao gồm tài liệu sơ
cấp và tài liệu thứ cấp. Tài liệu sơ cấp là các Báo cáo Tài chính đã đƣợc kiểm toán của các
đơn vị (Báo cáo tài chính riêng của các công ty con là Công ty Cổ phần, Công ty TNHH
Một thành viên, Báo cáo tài chính riêng, Báo cáo hợp nhất của các TCT), Báo cáo thƣờng
niên, Báo cáo tình hình quản trị và các tài liệu khác liên quan đến tổ chức công tác kế toán.
Tài liệu thứ cấp là tài liệu thu thập đƣợc từ các nguồn thông tin khác nhƣ sách tham khảo,
báo, các website, các báo cáo phân tích
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: Đây là phƣơng pháp tổng hợp các dữ
liệu đã thu thập đƣợc qua các công cụ giúp tác giả đƣa ra các đánh giá về thực trạng tổ
chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Kết quả
đánh giá đƣợc thực hiện dựa trên thông tin thu thập đã đƣợc sắp xếp, phân loại một cách
có hệ thống.
6. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Tập đoàn kinh tế, tổ chức công tác kế toán và đề tài liên quan đến ngành Dệt May
là các vấn đề đã từng đƣợc biết đến trên nhiều khía cạnh của các tác giả khác nhau, trình
bày trong các công trình nghiên cứu ở nhiều dạng nhƣ sách chuyên khảo, các Luận án
tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ, bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Một số khái quát về
các công trình đã nghiên cứu liên quan đến tổ chức công tác kế toán và Tập đoàn kinh tế
nhƣ sau:
6.1. Các công trình về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn kinh tế
Tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là tổ chức công tác kế toán trong các Tập đoàn
kinh tế đã đƣợc rất nhiều tác giả và nhóm tác giả quan tâm. Điển hình là đề tài: “Xây dựng
mô hình tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp theo loại hình công ty mẹ, công ty con ở
Việt Nam” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của nhóm tác giả Học viện Tài chính

7
(2004), do PGS,TS Đoàn Xuân Tiên chủ biên. Ngoài thực trạng vấn đề chuyển đổi doanh
nghiệp từ mô hình Liên hiệp xí nghiệp sang mô hình Tổng công ty Nhà nƣớc tiến tới mô
hình Tập đoàn kinh tế, đề tài tập trung nêu ra thực trạng tổ chức công tác kế toán ở các

Tổng công ty tại Việt Nam. Ngoài những nội dung về kinh nghiệm quốc tế về tổ chức bộ
máy kế toán theo mô hình công ty mẹ - con và công tác kế toán phục vụ cho việc lập và
trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, đề tài đã xác định mô hình Tổng công ty hoạt động
theo mô hình công ty mẹ - công ty con đồng thời làm rõ mối quan hệ tài chính, hạch toán
và kiểm soát, chi phối trong nội bộ Tổng công ty hoặc trong một Tập đoàn kinh tế. Đề tài
đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong việc xây dựng mô hình tổ chức công tác
kế toán cho các doanh nghiệp theo loại hình công ty mẹ - công ty con, đặc biệt trong việc
tổ chức báo cáo tài chính và báo cáo tài chính hợp nhất.
Năm 2006, nhóm các tác giả GS,TS Ngô Thế Chi, TS Trƣơng Thị Thủy, TS Lê
Văn Liên và Ths Nguyễn Thị Hồng Vân đã biên soạn cuốn “Lập báo cáo tài chính hợp
nhất theo chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS25”. Tài liệu này đã nghiên cứu rất sâu, chỉ ra
các phƣơng pháp rất cụ thể cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam số 25, bao gồm quy trình và phƣơng pháp lập báo cáo tài chính trong các Tập
đoàn kinh tế, các công ty mẹ - công ty con trên các khía cạnh cụ thể là phạm vi hợp nhất
báo cáo tài chính, niên độ hợp nhất, sự hòa hợp chính sách kế toán giữa công ty mẹ và
công ty con, lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại hoặc sau ngày quyền kiểm soát đƣợc
thiết lập, lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất. Không những thế, tài liệu này còn đƣa
ra những giải đáp theo chuẩn mực kế toán thông dụng trên thế giới điển hình nhƣ Chuẩn
mực báo cáo tài chính hợp nhất của Nhật Bản. Tuy nhiên, còn một số vấn đề chƣa đƣợc
giải quyết trong tài liệu nhƣ các vấn đề về lập Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất, các vấn
đề về công ty con ở nƣớc ngoài, vấn đề quyền kiểm soát công ty con của công ty mẹ qua
nhiều lần mua
Năm 2009, nhóm các tác giả PGS,TS Đoàn Xuân Tiên, TS Nghiêm Thị Thà, Ths
Nguyễn Thị Hồng Vân và NCS Đoàn Ngọc Lƣu đã biên soạn cuốn “Tổ chức công tác kế
toán” với mục đích phục vụ công tác giảng dạy và học tập loại hình đào tạo từ xa và đƣợc
hỗ trợ qua các chƣơng trình trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và trang web:
www.hou.edu.vn. Ngoài những vấn đề chung về tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị, tài
liệu đi sâu nghiên cứu tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ kế toán và công
tác hạch toán ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản và sổ kế toán, tổ chức hệ thống báo cáo
kế toán và công tác kiểm tra kế toán. Mỗi phần nội dung của tài liệu đều nêu rõ mục tiêu


8
chung và mục tiêu cụ thể mà ngƣời đọc sẽ có thể đạt đƣợc. Với việc giới thiệu nội dung
khái quát, nội dung cụ thể và kết luận với từng phần, tài liệu đã đƣa các vấn đề lý thuyết về
tổ chức công tác kế toán đáp ứng đƣợc cơ bản mục tiêu của ngƣời học nhằm trang bị kiến
thức áp dụng vào thực tiễn tại các doanh nghiệp.
Năm 2012, nhóm các tác giả của Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cũng đã
biên soạn cuốn sách “Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp” do Ths Nguyễn Phƣớc Bảo
Ấn chủ biên. Cuốn sách này chủ yếu đi sâu vào việc tổ chức công tác kế toán trong các
doanh nghiệp trong điều kiện tin học hóa từ tổ chức thu thập dữ liệu, xây dựng quy trình
lập và luân chuyển chứng từ kế toán tiếp cận theo chu trình kinh doanh, tổ chức cung cấp
thông tin trên các báo cáo kế toán, tổ chức bộ máy kế toán. Đứng trên khía cạnh nghiên
cứu tổ chức công tác kế toán khi ứng dụng công nghệ thông tin, tài liệu mổ xẻ các vấn đề
liên quan tới mục đích, yêu cầu, các nhân tố ảnh hƣởng, quy trình và cách thức tổ chức
công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa, bao gồm một số nội dung cơ bản nhƣ: tổ chức
lựa chọn trang thiết bị và phân mềm kế toán dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá phần mềm kế
toán, tổ chức cài đặt và sử dụng phần mềm kế toán, phân quyền truy cập hệ thống
Kế toán trong các Tập đoàn kinh tế là đề tài đƣợc nhiều tác giả lựa chọn làm Luận
án Tiến sĩ, đặc biệt hợp nhất báo cáo tài chính là vấn đề đƣợc khai thác ở khá nhiều khía
cạnh, điển hình nhƣ các Luận án: “Hoàn thiện quy trình hợp nhất báo cáo tài chính của
các Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Phú Giang (2007);“Vận dụng chuẩn mực hợp nhất báo cáo tài chính để tổ chức hệ thống
báo cáo tài chính ở VNPT” của tác giả Chúc Anh Tú (2009); “Hoàn thiện kế toán hợp
nhất kinh doanh tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Ngọc
(2012); Luận án “Báo cáo tài chính hợp nhất - Những vấn đề lý luận, thực trạng và giải
pháp cho Tập đoàn kinh tế Hoàng Hà” của tác giả Đoàn Thị Dung (2012). Những công
trình trên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu những quy định pháp lý liên quan đến tổ chức
hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất của Việt Nam, so sánh với các quy định của chuẩn
mực kế toán quốc tế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
hợp nhất cho các Tập đoàn kinh tế, xây dựng quy trình hợp nhất báo cáo tài chính cho các

Tổng công ty đƣợc tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam. Khía cạnh
đầu tƣ tài chính trong các doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt
Nam hiện nay cũng đã đƣợc nghiên cứu qua Luận án “Hoàn thiện kế toán hoạt động đầu
tư tài chính trong các doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam
hiện nay” của tác giả Đặng Ngọc Hùng (2011).

9
Xét về tổ chức công tác kế toán trong Tập đoàn kinh tế, Luận án “Tổ chức công tác
kế toán ở các Tập đoàn kinh tế Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con” của tác
giả Nguyễn Tuấn Anh (2011) đề cập đến tổ chức công tác kế toán chung cho các Tập đoàn
kinh tế ở Việt Nam mà chƣa nghiên cứu sâu cho một Tập đoàn cụ thể. Luận án “Hoàn
thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam” của tác giả Trần Hải Long (2011) đã phân tích những lý luận cơ bản về Tập
đoàn kinh tế, đặc điểm của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế ảnh hƣởng đến tổ
chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp tuy nhiên luận án chƣa chỉ rõ điểm khác biệt
giữa tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thông thƣờng so với các doanh
nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế và chƣa có những giải pháp cụ thể cho việc tổ chức lập báo
cáo tài chính hợp nhất cho Tập đoàn kinh tế.
6.2. Các công trình nghiên cứu về ngành Dệt May
Ngành Dệt May Việt Nam đã có lịch sử phát triển từ lâu đời, hiện nay đã trở thành
một ngành đóng vai trò quan trọng trong các ngành sản xuất công nghiệp, có những bƣớc
phát triển mạnh mẽ đặc biệt về xuất khẩu, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, đóng góp quan trọng
vào GDP của nền kinh tế, do vậy ngành đã thu hút đƣợc sự quan tâm, chú ý của khá nhiều
nhà nghiên cứu, một số tác giả với các công trình Luận án tiến sĩ nhƣ Luận án “Hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam” của tác giả Bùi Thị
Minh Hải (2011) chỉ rõ các nhân tố trong hệ thống kiểm soát nội bộ của các DN may mặc
thuộc về môi trƣờng kiểm soát (đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự,
công tác kế hoạch ), hệ thống thông tin kế toán (hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế
toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán), thủ tục kiểm soát (thiết kế và vận hành thủ tục kiểm soát
nội bộ, cụ thể trên các mặt kiểm soát tài sản trong sản xuất gia công, kiểm soát quá trình

mua hàng, kiểm soát chi phí sản xuất, kiểm soát chi phí thiệt hại do sản phẩm không phù
hợp ). Luận án “Nghiên cứu tính kinh tế theo qui mô (Economies of scale) của các doanh
nghiệp may Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Thúy Nga (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh
hƣởng đến tính kinh tế theo qui mô của ngành may mặc bao gồm kinh nghiệm, sự chuyên
môn hóa và phân công lao động, công suất của dây chuyền sản xuất, các chi phí phát triển
sản phẩm, xây dựng nhà xƣởng, vận chuyển Ngoài ra, luận án nghiên cứu xu hƣớng
thay đổi các khoản mục chi phí của các DN may nhƣ chi phí lao động, chi phí nguyên liệu,
chi phí vận chuyển, chi phí đầu tƣ máy móc thiết bị sản xuất, chi phí phụ liệu, chi phí năng
lƣợng và các chi phí dịch vụ. Luận án đã đƣa ra các giải pháp cụ thể cho các nhóm DN
Nhà nƣớc, DN ngoài Nhà nƣớc và DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài về thay đổi cơ cấu tổ

10
chức theo hƣớng tinh giản lao động gián tiếp, xây dựng hệ thống lƣơng nhằm tạo ra sự cân
bằng nội bộ và phù hợp với xu thế của ngành, đầu tƣ cải tiến máy móc thiết bị nhằm tăng
năng suất lao động, tăng tỷ trọng của phần thiết kế sản phẩm trong chuỗi giá trị Dệt May
6.3. Một số vấn đề chưa được nghiên cứu về Tổ chức công tác kế toán trong các
doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế
Các tác phẩm và công trình nghiên cứu đề cập trên đi sâu vào khía cạnh tổ chức
công tác kế toán nói chung tại doanh nghiệp hoặc tại các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực
khác nhau nhƣ các xi măng, chứng khoán. Về phƣơng diện Tập đoàn kinh tế, nhiều khía
cạnh trong công tác kế toán đã đƣợc đề cập nhƣ quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất,
kế toán hoạt động đầu tƣ tài chính.
Mặc dù đƣợc đề cập đến trên nhiều khía cạnh, song vấn đề so sánh, phân tích sâu
sự khác biệt giữa tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thông thƣờng so với các
doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế và tổ chức công tác kế toán trong các DN thuộc Tập
đoàn DMVN chƣa đƣợc giải quyết trong công trình nghiên cứu nào.
6.4. Những vấn đề Luận án sẽ tập trung nghiên cứu, giải quyết
Xuất phát từ quá trình tìm hiểu về đề tài nghiên cứu, Luận án sẽ tập trung vào các
vấn đề chính nhƣ sau:
- Phân tích ý nghĩa, vai trò của tổ chức công tác kế toán trong các Tập đoàn kinh tế,

phân tích đặc điểm của mô hình quản lý trong các Tập đoàn kinh tế và sự ảnh hƣởng của
nó đến tổ chức công tác kế toán. Luận án cũng chỉ rõ sự khác biệt của tổ chức công tác kế
toán trong các doanh nghiệp thông thƣờng với các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn kinh tế.
- Trên cơ sở khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp
thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Luận án đƣa ra những đánh giá về ƣu điểm, hạn chế
và chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế đó từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản hoàn
thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án có kết cấu gồm ba chƣơng:
Chương 1: Lý luận về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp thuộc Tập
đoàn Dệt May Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp
thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam

11
Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Ý NGHĨA, NGUYÊN TẮC, NHIỆM VỤ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG DOANH NGHIỆP
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), các nhà quản lý luôn tìm biện pháp
tối ƣu để đạt hiệu quả cao nhất, vì thế giám đốc và quản lý quá trình hoạt động kinh tế là sự
cần thiết khách quan đối với doanh nghiệp (DN). Hệ thống thông tin sử dụng cho việc ra
các quyết định quản lý có thể thu đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau, thông tin kế toán đóng
vai trò vô cùng quan trọng và là bộ phận không thể thiếu của hệ thống thông tin quản lý.
Thông tin kế toán phản ánh và giám đốc một cách thƣờng xuyên, liên tục, toàn diện và có
hệ thống sự tuần hoàn về mọi mặt hoạt động của DN. Tổ chức công tác kế toán
(TCCTKT) tốt là nền tảng cơ bản để có đƣợc những thông tin kế toán có chất lƣợng phục

vụ cho nhu cầu quản lý. Hiện nay có một số quan điểm về TCCTKT nhƣ sau:
Quan điểm thứ nhất đề cập TCCTKT nhƣ là một hệ thống bao gồm các thành phần
công việc nhằm TCCTKT trong DN để kế toán phát huy đƣợc tối đa vai trò của mình
trong công tác quản lý DN, nhƣ:
TCCTKT cần đƣợc hiểu nhƣ một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: tổ chức
bộ máy kế toán (BMKT), tổ chức vận dụng các phƣơng pháp kế toán, kỹ thuật
hạch toán, tổ chức vận dụng các chế độ, thể lệ kế toán… mối liên hệ và sự tác
động giữa các yếu tố đó với mục đích đảm bảo các điều kiện cho việc phát huy
tối đa chức năng của hệ thống các yếu tố đó [32, tr.201].
TCCTKT là một hệ thống các yếu tố cấu thành, gồm tổ chức BMKT, tổ chức
vận dụng các phƣơng pháp và kỹ thuật hạch toán kế toán, tổ chức thực hiện các
chính sách kinh tế - tài chính và kế toán, cùng với mối liên hệ và sự tác động
giữa các yếu tố đó nhằm phát huy tối đa chức năng của hệ thống [54, tr.20].
Quan điểm này nhận định ngoài tổ chức BMKT, TCCTKT còn bao gồm tổ chức
vận dụng công cụ của kế toán để thực hiện chức năng của hệ thống, trong đó công cụ nổi
bật là các phƣơng pháp kế toán, bao gồm phƣơng pháp chứng từ kế toán (CTKT), phƣơng
pháp tài khoản kế toán (TKKT), phƣơng pháp tính giá kế toán, phƣơng pháp tổng hợp và
cân đối kế toán. Các phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trên các CTKT, TKKT, sổ kế toán
(SKT) và các báo cáo kế toán.

12
Quan điểm thứ hai cho rằng “TCCTKT là tổ chức thu nhận, hệ thống hóa và cung
cấp toàn bộ thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng kinh phí ở đơn vị nhằm
phục vụ cho công tác quản lý kinh tế, tài chính ở đơn vị” [68, tr.13] hay "TCCTKT là tổ
chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về hoạt động của DN” [38, tr.11].
Theo quan điểm này, công tác kế toán trong DN phải đƣợc thực hiện tổ chức theo hai khía
cạnh, khía cạnh thứ nhất là con ngƣời - đó là BMKT. BMKT phải đƣợc tổ chức để liên kết
các nhân viên kế toán thực hiện tốt công tác kế toán trong DN. Thứ hai là khía cạnh nghiệp
vụ kế toán bao gồm tổ chức thực hiện các phƣơng pháp kế toán, nguyên tắc kế toán và các
phƣơng tiện tính toán nhằm đạt đƣợc mục đích của công tác kế toán; từ đó nội dung công

việc của TCCTKT trong các DN bao gồm tổ chức thu nhận thông tin kế toán; tổ chức hệ
thống hóa, xử lý thông tin kế toán; tổ chức cung cấp thông tin kế toán và tổ chức BMKT.
Các quan điểm về TCCTKT nêu trên, mặc dù có cách tiếp cận khác nhau nhƣng có
thể thấy thực chất TCCTKT là mối liên hệ không thể tách rời giữa các yếu tố cấu thành
bản chất của hạch toán kế toán, trong đó hạch toán kế toán là một hệ thống thông tin và
kiểm tra về vốn và các mối quan hệ kinh tế pháp lý bằng CTKT, đối ứng tài khoản, tính
giá các đối tƣợng kế toán và tổng hợp - cân đối kế toán. Do vậy, TCCTKT là mối liên hệ
giữa các yếu tố kỹ thuật chứa đựng bên trong hệ thống, ngoài ra, TCCTKT còn chứa đựng
những mối liên hệ nhƣ một phân hệ riêng biệt với các phân hệ còn lại trong hệ thống
chung trong quản lý. Từ đây, TCCTKT bao hàm các nội dung cơ bản là tổ chức quy trình
hạch toán kế toán, TCCTKT cho từng phần hành kế toán và tổ chức BMKT, các công việc
này bao hàm việc tổ chức thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp toàn bộ thông tin phục vụ
cho công tác quản lý kinh tế, tài chính ở đơn vị.
Theo quan điểm của tác giả, TCCTKT trong DN là việc tổ chức BMKT, tổ chức
vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận, hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông
tin về hoạt động của DN. TCCTKT có những đặc trƣng sau:
- TCCTKT trong DN là việc tổ chức BMKT bao gồm việc tổ chức, phân công công
tác cho các cán bộ kế toán và tổ chức sử dụng các phƣơng tiện để thực hiện đƣợc công tác
kế toán;
- TCCTKT là vận dụng các phƣơng pháp kế toán bao gồm phƣơng pháp
CTKT, phƣơng pháp TKKT, phƣơng pháp tính giá kế toán, phƣơng pháp tổng hợp
cân đối kế toán;
- TCCTKT là tổ chức thu nhận, hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông tin về các
hoạt động của DN.

13
Tổ chức có thể đƣợc hiểu là việc sắp xếp các bộ phận trong một hệ thống để thực
hiện đƣợc mục tiêu của hệ thống. Nói một cách khác, tổ chức là việc thiết lập các yếu tố
trong một hệ thống, mối quan hệ và sự hợp tác giữa các yếu tố đó với mục đích bảo đảm
những điều kiện cho việc phát huy tối đa chức năng của hệ thống. Nhƣ vậy TCCTKT

trong DN chính là sự thiết lập mối quan hệ qua lại giữa các đối tƣợng kế toán, phƣơng
pháp kế toán và BMKT để phát huy cao nhất tác dụng của kế toán trong công tác quản lý.
Mức độ liên hệ giữa các yếu tố trên biểu hiện tính tổ chức của công tác kế toán, khi các
yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ theo một trật tự xác định thì sẽ phát huy tối đa chức năng
của kế toán. Điều này khẳng định rõ TCCTKT là một công việc không thể thiếu, theo tác
giả TCCTKT có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý trong DN trên các mặt sau:
Thứ nhất, tổ chức tốt công tác kế toán sẽ cung cấp thông tin trung thực, kịp thời,
phục vụ cho lãnh đạo và quản lý các hoạt động tại DN. Thông tin trung thực, kịp thời
đƣợc cung cấp từ kế toán sẽ giúp việc quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc kiểm tra, giám sát
tình hình thực hiện luật pháp, cơ chế, chính sách kinh tế tài chính của đơn vị, đồng thời
giúp ngƣời điều hành đơn vị thực hiện việc quản lý vi mô trên cơ sở kiểm soát, đánh giá
hiệu quả các nguồn lực kinh tế của đơn vị, đánh giá đƣợc tình hình tài chính, tình hình
hoạt động và luồng tiền trong quá khứ và hiện tại làm cơ sở cho việc lập và điều chỉnh kế
hoạch, dự toán…
Thứ hai, TCCTKT khoa học sẽ đẩy mạnh hiệu quả của việc quản lý tài chính. Công
tác kế toán đƣợc tổ chức tốt đảm bảo ghi chép, phản ánh và quản lý chặt chẽ các loại tài
sản, các khoản nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, giúp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản, sử dụng vốn đúng mục đích, đồng thời giúp cho việc tính toán đúng kết quả hoạt động
SXKD, xác định rõ lợi ích và nghĩa vụ của DN.
Thứ ba, TCCTKT khoa học và hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả của BMKT. Bằng việc
phân công phân nhiệm khoa học, hợp lý, BMKT sẽ đạt đƣợc sự phối hợp nhịp nhàng trong
công việc, tiết kiệm chi phí, nhiệm vụ đƣợc phân định rõ ràng, tránh chồng chéo.
Theo tác giả, TCCTKT trong DN cần đƣợc đảm bảo theo những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo tuân thủ hệ thống pháp luật
của Nhà nước về tài chính và kế toán. TCCTKT chịu ảnh hƣởng trƣớc hết bởi các chính
sách kinh tế, tài chính với tƣ cách là nền tảng pháp lý quan trọng để đảm bảo tính hợp
pháp của thông tin kế toán. Luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất hiện nay về kế toán,
có phạm vi điều chỉnh nội dung công tác kế toán, tổ chức BMKT, ngƣời làm kế toán và
hoạt động nghề nghiệp kế toán, với mục đích để thống nhất quản lý kế toán, bảo đảm kế


14
toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính,
cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ
chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nƣớc, DN, tổ chức và cá nhân. Chuẩn mực kế
toán gồm những nguyên tắc và phƣơng pháp kế toán cơ bản để ghi SKT và lập báo cáo
tài chính. Chế độ kế toán là những quy định và hƣớng dẫn kế toán mang tính kỹ thuật
đƣợc ban hành bởi cơ quan quản lý Nhà nƣớc về kế toán hoặc tổ chức đƣợc cơ quan
quản lý Nhà nƣớc về kế toán ủy quyền. TCCTKT tài chính trong DN phải tuyệt đối tuân
thủ các quy định mang tính chất pháp lý, hƣớng tới thực hiện các thông lệ quốc tế và
chuẩn mực quốc tế về kế toán.
Nguyên tắc 2: Tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm của doanh
nghiệp. TCCTKT luôn phải gắn với thực tế ở đơn vị, cụ thể trên các mặt nhƣ thiết lập mô
hình tổ chức BMKT, tổ chức tuân thủ và vận dụng hệ thống TKKT, phƣơng pháp kế toán,
thiết lập hệ thống SKT, lựa chọn hình thức kế toán và tổ chức kiểm tra kế toán… Do vậy,
TCCTKT cần phải cụ thể hóa theo đặc thù của DN, cụ thể là phù hợp với lĩnh vực hoạt
động SXKD, đặc điểm hoạt động quản lý kinh doanh, quy mô, địa bàn hoạt động cũng
nhƣ điều kiện của lao động quản lý và lao động kế toán, trình độ áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong công tác kế toán. Khi nguyên tắc này đƣợc tuân thủ sẽ đảm bảo TCCTKT
của DN đƣợc khả thi khi vận hành.
Nguyên tắc 3: Tổ chức công tác kế toán phải thống nhất giữa kế toán với quản lý
Kế toán là một phân hệ trong hệ thống quản lý với chức năng thông tin và kiểm tra
hoạt động tài chính của đơn vị kế toán, vì vậy giữa kế toán với quản lý phải có tính thống
nhất, đó là sự thống nhất giữa các đơn vị kế toán cơ sở với đơn vị quản lý về các chỉ tiêu
quản lý, chỉ tiêu hạch toán về tên gọi, nội dung cấu thành, phƣơng pháp tính toán hay là
thống nhất trong việc áp dụng các chính sách tài chính, kế toán, phục vụ yêu cầu quản lý
của cấp trên.
Nguyên tắc 4: Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả
Với mục tiêu chính của TCCTKT trong DN là đảm bảo cung cấp thông tin cho các
các đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán, TCCTKT còn cần phải đảm bảo tiết kiệm, nâng
cao hiệu quả của lao động kế toán bằng cách tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí. Không

những thế TCCTKT còn cần phải giúp cho việc quản lý các hoạt động trong DN một cách
tốt nhất, phòng tránh và giảm thiểu gian lận trong hoạt động nói chung và gian lận kế toán
nói riêng.
Công tác kế toán trong DN đƣợc tổ chức khoa học và hợp lý là điều kiện cần thiết
để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế toán, đảm bảo đƣợc chất lƣợng và

15
hiệu quả của công tác kế toán. Theo tác giả, việc TCCTKT phải thực hiện tốt các nhiệm vụ
sau đây:
- Tổ chức BMKT hợp lý để thực hiện đƣợc toàn bộ công việc kế toán ở DN với sự
phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, từng ngƣời trong BMKT.
- Tổ chức thực hiện các phƣơng pháp kế toán, nguyên tắc kế toán và chế độ kế toán
hiện hành, tổ chức vận dụng hình thức kế toán hợp lý, các phƣơng tiện kỹ thuật tính toán
hiện có nhằm đảm bảo chất lƣợng của thông tin kế toán.
- Xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong BMKT với các bộ phận quản lý
khác trong DN về các công việc có liên quan đến công tác kế toán ở DN. Tổ chức, phối
hợp tốt các khâu công việc giữa bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong DN nhằm đạt
đƣợc các mục tiêu của DN nhƣ tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí.
- Tổ chức hƣớng dẫn các cán bộ, nhân viên trong DN chấp hành chế độ quản lý kinh
tế, tài chính nói chung, chế độ kế toán nói riêng và tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ DN.
- Xây dựng các định mức chi phí chuẩn và hệ thống kế hoạch, dự toán một cách
khoa học, phù hợp.
- Tổ chức phân tích và đánh giá thông tin, cung cấp cho các nhà quản trị thông qua
hệ thống báo cáo kế toán quản trị.
1.2. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
Nghiên cứu nội dung của TCCTKT trong DN là xác định những công việc chủ yếu
và cơ bản cần tiến hành khi TCCTKT. TCCTKT trong DN bao gồm tổ chức công tác kế
toán tài chính (KTTC) và tổ chức công tác kế toán quản trị (KTQT). Ngoài ra, thực tiễn
khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý và công nghệ thông tin ngày nay đang phát triển với
tốc độ vô cùng nhanh chóng, việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin theo cách thủ công

hoặc bằng các phƣơng tiện máy tính giản đơn trong kế toán sẽ không còn phù hợp. Công
nghệ thông tin có ảnh hƣởng rất lớn tới công tác kế toán, nhất là quá trình xử lý và tổng
hợp dữ liệu. Trong phần nội dung TCCTKT trong DN, Luận án sẽ trình bày từng nội dung
theo hai khía cạnh là công tác KTTC và công tác KTQT. Nội dung của TCCTKT trong
các DN bao gồm:
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Theo Luật Kế toán, các DN phải tổ chức BMKT. Tổ chức BMKT trong DN là tổ
chức các cán bộ, nhân viên kế toán cùng với các phƣơng tiện kỹ thuật đƣợc trang bị để
thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp,
phân tích và cung cấp những thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho công tác quản lý.

16
Trong DN việc tổ chức, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác kế
toán đều do BMKT đảm nhận. Vì vậy, việc tổ chức, cơ cấu BMKT sao cho hợp lý, gọn
nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin kế toán một
cách kịp thời, chính xác, trung thực và đầy đủ, hữu ích cho các đối tƣợng sử dụng thông
tin; đồng thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng suất lao động của nhân viên
kế toán.
Để đảm bảo đƣợc những yêu cầu trên, việc tổ chức BMKT của DN cần phải dựa
vào các căn cứ sau:
- Lĩnh vực SXKD của DN;
- Đặc điểm tổ chức và quy trình hoạt động SXKD của DN;
- Quy mô và phạm vi địa bàn hoạt động SXKD của DN;
- Mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ DN;
- Khối lƣợng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính;
- Biên chế BMKT và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên kế toán
hiện có;
- Trình độ trang thiết bị, sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật.
Ngoài ra, DN còn phải xác định đơn vị kế toán chính (phòng kế toán trung tâm),
các đơn vị kế toán hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán báo sổ và quy định, cơ chế làm

việc, chế độ báo cáo, thông tin giữa các đơn vị kế toán với kế toán đơn vị chính.
Tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp cần đƣợc thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Tổ chức BMKT phải đảm bảo phù hợp với quy định pháp lý về kế toán của
Nhà nƣớc;
- Tổ chức BMKT phải đảm bảo sự chỉ đạo toàn diện, tập trung, thống nhất công tác
kế toán, thống kê thông tin kinh tế trong DN của kế toán trƣởng;
- Tổ chức BMKT phải gọn nhẹ, hợp lý, đúng năng lực;
- Tổ chức BMKT phải phù hợp với tổ chức SXKD và yêu cầu quản lý của DN;
- Tạo điều kiện cơ giới hóa công tác kế toán.
Theo tác giả, nội dung của tổ chức BMKT trong DN hiện nay bao gồm những công
việc chính sau:
Lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Việc tổ chức, cơ cấu BMKT trong
DN có mối quan hệ chặt chẽ với hình thức TCCTKT. Hiện nay trong DN, BMKT có thể
đƣợc tổ chức theo một trong các mô hình:

×