Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm vị thuốc hà thủ ô trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 36 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
• • • •
— OÌSO —
NGUYỄN THANH XUÂN
^^(ỈH1ÊK CỨU
XÂY Dựìv« TIĨỈU CIIVẨIV KIỂM !V«lfIỆ»l VỊ 1'HUỐ€
• • •
HÀ THỦ 0 TRẮNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Dược
s ĩ KHO Ả 2002- 2007
Người hướng dẫn
Nơi thực hiện
: QtạíẨựễrL (V tũ ‘^ k â tt
ể n à r t li Ề tí
Thời gian thực hiện : 02/2007 - 05/2007
HÀ NỘI, 05/2007
LỜ3 c á m Ơ R
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
tận tình của các thầy cô giáo, các anh chị trong các bộ môn của trường. Với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm cm
TS. Nguyễn Viết Thân
Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới gia đình, thầy cô và bè bạn,
những người luôn ở bên cạnh động viên, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2007.
sv. NGUYỄN THANH XUÂN
MỤC LỤC


Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN 2
1.1. Vị trí phân loại cây Hà thủ ô trắng 2
1.2. Đặc điểm thực vật cây Hà thủ ô trắng 2
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân loại thực vật họ Thiên lý 2
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật họ Thiên lý. 2
1.2.1.2. Phân loại thực vật họ Thiên lý. 3
1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân loại thực vật chi Streptocaulon 5
1.2.2.1. Đặc điểm thực vật chi Streptocaulon. 5
1.2.2.2. Phân loại thực vật chi Streptocaulon. 5
1.1.3. Đặc điểm thực vật loài s. juventas 6
1.3. Thành phần hoá học rễ Hà thủ ô trắng. 7
1.4. Phân bố và sinh thái. 7
1.5. Bộ phận dùng. 8 .
1.6. Tác dụng dược lý và công dụng. 8
1.6.1. Tác dụng dược lý.
1.6.2. Công dụng.
PHẦN 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 10
2.1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu. 10
2.1.1. Nguyên liệu. 10
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 10
2.1,2.1. Xử lý và bảo quản mẫu. 10
2.1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái bên ngoài, 10
2.1.2.3. Nghiến cứu đặc điểm vi học. 10
2.1.2.4. Nghiên cứu về hoá học bằng sắc ký lớp mỏng. 11
2.1.2.5. Xác định vết Saponin trên sắc ký đồ bằng phương pháp 13
Gelatin huyết.
2.1.2.6. Xác định độ ẩm của dược liệu bằng phương pháp sấy. 14
2.1.2.7. Xác định tro toàn phần trong dược liệu. 14

2.1.2.8. Xác định phần trăm tạp chất trong dược liệu. 15
2.2. Kết quả thực nghiệm 15
2.2.1. Đặc điểm hình thái bên ngoài 15
2.2.1.1. Mô tả cây 15
2.2.1.2. Mô tả dược liệu 16
2.2.2. Đặc điểm vi học. 15
2.2.2.1. Đặc điểm vi học lá 16
2.2.2.2. Đặc điểm vi học thân, 16
2.2.23. Đặc điểm vi học rễ. 17
2.2.3. Định tính hoá học bằng sắc ký lớp mỏng. 18
2.2.4. Định tính xác định vết Saponin bằng phương pháp Gelatin- 25
huyết.
2.2.5. Định tính Glycosid tim trong rễ bằng phản ứng hoá học 25
2.2.6. Kết quả xác định độ ẩm. 26
2.2.7. Kết quả xác định tro toàn phần. 26
2.2.8. Kết quả xác định phần trăm tạp chất. 27
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 30
ĐẶT VẤN ĐỂ
Dược điển Việt Nam là công cụ, cơ sở pháp lý cho việc kiểm nghiệm dược
liệu, góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng thuốc đông dược. Hiện nay,
Dược điển Việt Nam III có khoảng 310 chuyên luận dược liệu, so với số
lượng dược liệu được sử dụng làm thuốc (khoảng 500 vị dược liệu thông
dụng) thì con số này còn hạn chế.
Hà thủ ô trắng là vị thuốc đã được nhân dân ta sử dụng từ lâu. Tuy nhiên,
việc kiểm nghiệm dược liệu này lại gặp không ít khó khăn do chưa có chuyên
luận trong Dược điển. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm nghiệm
dược liệu này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: " Nghiên cứu xây dựng
tiêu chuẩn kiểm nghiệm vị thuốc Hà thủ ô trắng", với mục tiêu:
- Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm vị thuốc Hà thủ ô trắng cho
DĐVNIV.

- Hình ảnh hoá, lượng hoá các dữ liệu về vị thuốc trong quá trình
kiểm nghiệm tạo điều kiện cho việc kiểm nghiệm dễ dàng và chính xác hơn,
Nội dung khoá luận:
- Thành lập tiêu chuẩn về đặc điểm hình thái bên ngoài, đặc điểm
hiển vi của vị thuốc (gồm đặc điểm vi phẫu và đặc điểm bột).
- Thành lập một số tiêu chuẩn hoá học của vị thuốc:
+ Sắc ký đồ của dịch chiết dược liệu trong một số điều kiện nhất
định.
+ Định tính nhóm chức chính trong dược liệu.
- Thành lập một số tiêu chuẩn khác: Độ ẩm, tỷ lệ tro toàn phần và
tạp chất có trong dược liệu.
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại cây Hà thủ ô trắng.
Theo hệ thống phân loại Takhtajan 1987 : Hà thủ ô trắng thuộc loài
(juventas), chi (Streptocaulon), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), bộ Long đởm
{Gentianales), liên bộ Long đởm (Gentiananae), phân lớp Hoa môi
(Lamiidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoỉiophyta),
giới thực vật (Pỉantae).
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magrolỉopsìda)
Phân lớp Hoa môi (Lamiidae)
Liên bộ Long đởm (Gentiananae)
Bộ Long đởm {Gentianales)
Họ Thiên lý (Ascỉepidaceae)
Chi Streptocaulon
Loài juventas
1.2. Đặc điểm thực vật cây Hà thủ ô trắng.
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân loại thực vật họ Thiên lý.
1.2.1.1. Đặc điểm thực vật họ Thiên lý.

Theo sách Thực vật dược, họ Thiên lý có các đặc điểm sau:
Cây thường là dây leo, cây thảo nhiều năm, cây bụi, ít khi là cây gỗ.
Toàn cây có nhựa mủ. Lá đơn nguyên, thưcmg mọc đối, đôi khi mọc vòng.
Không có lá kèm, Cụm hoa thưcmg là xim có khi là chùm hoặc trông như tán.
Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5: 5 lá đài dính nhau ở gốc thành ống ngắn, 5 cánh
hoa dính lion thành hình ống, tiền khai hoa vặn, thường có phần phụ ở mặt
trong và có tuyến mật, 5 nhị, bao phấn dính vói núm nhụy hình khối 5 mặt.
Hạt phấn dính liền tạo thành khối 4 hạt phấn (tetrad) hoặc thành khối phấn có
chuôi và gót dính để dính vào sâu bọ, chúng sẽ đưa khối phấn này sang hoa
khác để thụ phấn cho hoa sau. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn, bầu trên, rời nhau ở
bầu và vòi, dính nhau ở núm nhụy, nhiều noãn. Quả gồm 2 đại. Hạt thường có
mào lông ở một đầu [4].
I.2.I.2. Phân loại thực vật họ Thiên lý.
Theo sách Thực vật dược, họ Thiên lý có 240 chi, 2000 loài. Phân bố chủ
yếu ở vùng nhiệt đối, cận nhiệt đói, một số ít ở ôn đới, ở Việt Nam có gần 50
chi, khoảng 110 loài.
Theo Phạm Hoàng Hộ, họ Thiên lý gồm các chi:
Chi Asclepias.
ơii Atherandra.
Chi Atheropsis.
Chi Calotropis.
Chi Campestigma.
Chi Ceropegia.
ơii Cosmostigma.
Chi Cryptolepsis.
Chi Cryptostegia.
Chi Cynanchum.
Chi Harmandiella.
ơ ii Hemidesmus.
ơ ii Dischidia.

Chi Dregea.
Chi Finlaysonia.
Chi Fockea.
Chi Genianthus.
Chi Gomphocarpus,
Chi Gongronema,
ơ ii Gymnema.
Chi Gymnanthera,
Chi Gymnemopsis.
Chi Sacolobus.
Chi Sarcostemma.
Chi Heterostemma. Chi Secamone .
Chi Hoya. Chi Spirella.
Chi Marsdenia, Chi Stapelia.
Chi Oxystelma. Chi Streptocaulon.
Chi Pentasacme. Chi Telactadium.
Chi Pentatropis. Chi Telosma.
Chi Periploca. Chi Toxocarpus.
Chi Pilostigma. Chi Tylophora.
Chi Pseudosacolobus. Chi Vincetoxocopsis.
Chi Raphistemma. Qii Zygostelma.[12]
Theo Thực vật chí Đông Dương , họ Thiên lý còn có thêm các chi;
Oii Atherolepis.
ơ ii Brachystelma.
ơ ii Leptadenia.
ơ ii Myriopteron.
Chi Pergularia.
Chi Pseudopentatropis. [19]
1.2.2. Đặc điểm thực vât và phân loại thực vật chi Streptocaulon:
I.2.2.I. Đặc điểm thực vật chi Streptocaulon:

Cỏ hay cây bụi leo. Lá mọc đối. Cụm hoa xim các chuỳ, tam phân, không
cuống hay có cuống theo trật tự khác nhau, thường có lông mềm, ở nách
những lá mọc đối và ở ngọn; cuống hoa thường có lông nhung; nụ rất nhỏ, hoa
rất nhỏ. Đài nhỏ chia 5, với 5 vẩy ở gốc phía trong, Tràng hình bánh xe; ống
rất ngắn, thuỳ hình trái xoan, hd phủ sang bên phải. Tràng phụ gồm có 5 sợi
đính trên lưng của các chỉ nhị. Nhị đính ở gốc của tràng, chỉ nhị ngắn, xen kẽ
với các tuyến nhỏ, bao phấn thuôn, dính ở đỉnh của vòi nhuỵ lõm ở giữa, phần
phụ trung đới nhỏ, dính ở đỉnh của vòi. Chuôi gồm những tuyến dính gắn gần
đỉnh của vòi nhuỵ; khối phấn 2 trong mỗi ô, gồm những hạt lớn chứa mỗi cái
3-4 hạt phấn xếp thành hàng hay tứ tử. Nhuỵ gồm 2 lá noãn, rời; vòi nhuỵ
ngắn, đầu nhuỵ có 5 góc. Quả gồm 2 quả đại, có lông mềm; hạt dẹp, mang
một mào lông mềm; vỏ mỏng, phôi nhũ hẹp; lá mầm xoan thuôn [4].
I.2.2.2. Phân loại thực vật chi Streptocaulon:
Theo tài Chi Streptocaulon gồm 5 loài ở vùng Ấn độ- Mã Lai. ở nước ta có 4
loài trong đó có vài loài thông dụng.
Theo Thực vật chí Đông Dương, trên thế giới có thêm 2 loài:
s.
wallichii Wight: Bạc căn Wallich.
s.
tomentosum Wight. [19]
Bảng 1: Các loài thuộc chi Streptocaulon phân bố ở Việt Nam.
Tên khoa học Tên Việt Nam
Phân bố
s. grijfithii
Hà thủ ô Griffith
Cúc Phưcỉng- Ninh Bình
s. juventas
Hà thủ ô trắng
Hà Bắc, Quảng Ninh,
Bắc Thái, Vĩnh Phú,

Nghệ An.
s. horsfieldii
Bạc căn Horsfield
Phước Tuy, Châu Đốc.
s. kleiìĩii
Bạc căn Klein.
Phan Rang, Phan Thiết,
Vũng Tàu.
1.2.3. Đặc điểm thực vật loài Streptocaulon juventas.
Theo Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Hà thủ ô trắng còn có
tên gọi khác:
Củ vú bò, dây sữa bò, cây sữa bò, dây mốc, mã liên an, khâu nước, khâu
cần cà (Tày), chừa ma sin (Thái), xạ ú pẹ (Dao), sân rạ, zờ nạ (K’Ho), pắt
(K’Dong), có đặc điểm thực vật là:
Dây leo, bằng thân quấn, dài hàng mét. Thân màu nâu đỏ sẫm hoặc nâu
nhạt, có nhiều lông, dày hơn ở ngọn non, ít phân nhánh. Lá mọc đối, hình
trứng ngược, gốc tròn hoặc hơi hình nón cụt, đầu nhọn, dài 8-14 cm, rộng 4-9
cm, mặt trên xanh sẫm ít lông, mặt dưới trắng nhạt phủ lông rất mịn; cuống lá
ngắn, có nhiều lông. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim phân đôi; hoa nhỏ màu
vàng nâu; đài có 5 răng thuôn, có lông; tràng hình chuông gồm 5 cánh hình
mác dài gấp 3 lần lá đài; nhị dính liền thành khối. Quả là 2 đại, toả ra như
sừng bò, mỗi đại dài 7-9 cm, rộng 5-6 cm, thuôn nhọn ở đầu, khi chín màu
vàng nâu, có nhiều lông; hạt nhỏ, dẹt, có chùm lông trắng mịn.Toàn cây có
nhựa mủ.[18]
1.3. Thành phần hoá học của rễ Hà thủ ô trắng.
Theo một số tài liệu, rễ Hà thủ ô trắng có nhiều tinh bột và alcaloid [14]
[15] [18].
Theo bài viết của một số tác giả thuộc Viện y học tự nhiên Trường đại học
y dược Toyama và trường đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng
dịch chiết trong Methanol của rễ cây Hà thủ ô trắng chứa 16 Cardenolid bao

gồm 5 loại mới: Acovenosigenin A 3-O-ß- digitoxipyranosid (1),
digitoxigenin gentiobioside (2), digitoxigenin 3-0-[0-ß-glucopyranosyl-
(l->6)-0-ß-glucopyranosyl-(l->4)-3-0-acetyl-ß-digitoxopyranosid] (3),
digitoxigenin 3-0-[0-ß- glucopyranosyl-( 1 ^6)-0-ß-glucopyranosyl-( 1 ->4)-
0-ß-digitalopyranosyl-(1^4)- ß-cymaropyranoside] (4), và periplogenin 3-0-
(4-0-ß-glucopyranosyl-ß-digitalopyranoside) (5), và 2 hemiterpenoid mới,
(4R)-4-hydroxy-3-isopropylpentyl ß-rutinoside (6) và (R)-2- ethyl- 3-
methylbuthyl ß-mtinoside (7) cùng với 2 loại phenylpropanoid đã biết và 1
loại phenylethanoid.[20]
Digitoxigenin gentiobiosid (2)
1.4. Phân bố, sinh thái.
Theo tài liệu Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam:
Hiện đã biết khoảng 10 loài thuộc chi Streptocaulon Wight.et Am.ở vùng
nhiệt đói châu Á, trong đó ở Việt Nam có 4 loài. Loài Hà thủ ô trắng phân bố
chủ yếu ở 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và một số vùng phía nam Trung
Quốc.
ở Việt Nam, Hà thủ ô trắng phân bố rải rác khắp các tỉnh vùng núi, trung du
và đôi khi cả ở đồng bằng. Cây thường mọc lẫn vói các loại cỏ hoặc cây bụi
thấp ở các đồi cây bụi, đất sau nương rẫy hoặc ven rừng, ở vùng đồng bằng và
ven biển, cây thường mọc nơi đất cao hoặc trong các vườn cây ăn quả. Hà thủ
ô trắng thuộc loại cây ưa sáng, chịu hạn cao và có thể sống được trên nhiều
loại đất, kể cả đất khô cằn, trơ sỏi đá. về mùa đông và mùa khô ( ở phía
Nam), cây có hiện tượng rụng lá; phần rễ củ nằm sâu dưới mặt đất có sức sống
khoẻ, tồn tại qua các đợt cháy rừng và chặt phá thường xuyẽn. Cây ra hoa quả
nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Hạt có túm lông, phát tán
nhờ gió,[18]
1.5. Bộ phận dùng.
Rễ thu hái vào mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.
Rễ giống củ sắn, mặt ngoài màu trắng ngà.
1.6. Tác dụng và công dụng.

1.6.1. Tác dụng dược lý.
Theo tài liệu Cây thuốc và động vật làm thuốc, Hà thủ ô trắng có tác
dụng nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự đốỊ với động vật đã
tiêm liều độc nọc rắn hổ mang và tác dụng ức chế sự co thắt cơ trơn ruột cô
lập gây bỏfi Histamin và Acetylcolin.
Hà thủ ô trắng có độc tính thấp, có tác dụng kích thích nhẹ sự co bóp cơ
trơn, làm co mạch ngoại vi, kích thích hô hấp, nhưng không làm thay đổi
huyết áp, kích thích nhẹ nhu động ruột và lợi tiểu, kích thích tiêu hoá làm ăn
được nhiều, tăng cân, tăng sức lực, hạ thân nhiệt, tiêu viêm và an thần nhẹ.
Các thử nghiệm dược lý với Hà thủ ô trắng có tiếp xúc và không tiếp xúc vói
kim loại( sắt) không cho thấy có sự khác biệt về tác dụng giữa hai loại này.
Các thử nghiệm dược lý bào chế theo phương pháp cổ truyền dùng vồ đập rồi
ngâm nước vo gạo, đồ với đậu đen (cửu chưng, cửu sái) cho thấy tuy hoạt chất
đắng giảm nhưng các tác dụng dược lý không thay đổi.
Dây và lá Hà thủ ô trắng phối hợp với lá Bồ cu vẽ đã được áp dụng cho 86
bệnh nhân bị viêm hắc võng mạc ( màng mạch- võng mạc) trung tâm thanh
dịch và thấy có tác dụng làm tăng thị lực trên 87% số bệnh nhân, ở bệnh nhân
thị lực tăng từ 6/10 trở lên hết ám điểm, ở bệnh nhân thị lực tăng dưới 5/10,
một số hết ám điểm, một số giảm. [18]
1.6.2. Công dụng.
Theo Từ điển thực vật thông dụng:
Rễ Hà thủ ô trắng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa cảm sốt, viêm
ruột, ỉa chảy, viêm thận mãn tính, đau vùng tâm vị, bị thương sưng đau, làm
thuốc lợi sữa. Hà thủ ô trắng còn dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần
kinh suy nhược, ăn ngủ kém, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều,
bạch đới, râu tóc bạc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. Ngày 12-20g dạng thuốc
sắc cao hoặc rượu thuốc.
Lá Hà thủ ô trắng sắc uống chứa đái rắt, đái buốt. Rễ hoặc lá Hà thủ ô
trắng, nhai nuốt nước, bã đắp chữa rắn cắn. Còn dùng lá và cành đun nước tắm
và rửa để chữa lở ngứa. Có thể phối hợp với lá Ngải cứu. Không dùng Hà thủ ô

trắng đối vói người hư yếu, tạng lạnh, đồng thời kiêng ăn tiết lợn, cá lưofn, rau
cải, hành tỏi. [6]
PHẦN 2 : THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ.
2.1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu.
2.1.1. Nguyên liệu.
Mẫu nghiên cứu được thu hái trực tiếp tại Hoà Bình, đã được xác định là
loài Streptocaulon juventas, họ Thiên lý- Asclepiadaceae.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.1.2.1. Xử lý và bảo quản mẫu.
Mẫu dược liệu nghiên cứu là dược liệu tươi và dược liệu đã qua chế biến
phoi khô, sau khi thu về được xử lý, bảo quản theo phương pháp chung, cụ
thể:
- Mẫu dược liệu cắt vi phẫu dùng mẫu tươi bảo quản trong hỗn hợp Cồn-
Nước( 1:1).
- Mẫu dược liệu dùng soi bột được thái nhỏ, sấy khô, nghiền thành bột, bảo
quản trong lọ có nút kín, ghi nhãn, để nd khô ráo.
- Mẫu dược liệu dùng để chạy sắc ký được thái nhỏ, sấy khô ở nhiệt độ < 60-
°c, bảo quản noi khô ráo.
2.1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái bên ngoài.
- Mô tả đặc điểm cây dược liệu.
Cây dược liệu được chụp ảnh, mô tả đặc điểm tại noi thu hái trực tiếp.
- Mô tả đặc điểm dược liệu.
Các mẫu nghiên cứu được chụp ảnh, mô tả tỉ mỉ về hình dạng, kích
thước, màu sắc, thể chất, mùi vị.
2.1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm vi học.
- Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu của dược liệu.
Tiến hành làm tiêu bản vi phẫu cố định theo các bước sau:
Cắt vi phẫu :Dược liệu tươi hay khô đã ngâm mềm được cắt ngang bằng lưỡi
dao cạo hoặc dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay, chọn các lát cắt mỏng.
Tẳy : Ngâm các lát cắt trong dung dịch Cloramin hoặc nước Javen, thời gian

ngâm tuỳ từng mẫu cụ thể, có thể rút ngắn thời gian bằng cách đun nóng .
Rửa bằng nước cộ Rửa bằng dung dịch Axit axetic 5% cộRửa lại bằng nước
cho hết Axit axetic.
Nhuộm : Theo phương pháp nhuộm kép với đỏ son phèn và xanh Metylen.
Nhuộm đỏ son phèn,^ Rửa bằng nước Nhuộm xanh Metylen [-«>Rửa bằng
nước.Thòi gian nhuộm tuỳ thuộc vào tính chất bắt màu của từng mẫu cụ thể.
Cố định : Vi phẫu sau khi nhuộm được khử nước từ từ bằng cồn với độ cồn
tăng dần (10°, 20°, .90®,sau cùng là cồn tuyệt đối). Lắc vi phẫu 3 lần trong
Xilen. Đặt vi phẫu vào một giọt bôm Canada trên phiến kính,đậy lá kính. Để
tiêu bản ở chỗ thoáng 2-3 tuần cho ổn định.
Tiêu bản vi phẫu cố định được quan sát mô tả đặc điểm và chụp ảnh dưới
kính hiển vi.
- Nghiên cứu đặc điểm bột dược liệu.
Xác định màu sắc, mùi, vị bột dược liệu bằng cảm quan.
Sử dụng các dung dịch khác nhau để lên bàn kínhinước, cloral hydrat,
glycerin .Quan sát dưới kính hiển vi, mô tả và chụp ảnh các đặc điểm bột
dược liệu.
(Các ảnh cây , ảnh dược liệu, ảnh vi phẫu, ảnh đặc điểm bột sau khi chụp được
lưu trong máy vi tính dưới dạng các file ảnh, được sắp xếp trong máy vi tính
và in).
2.I.2.4. Nghiên cứu về thành phần hoá học bằng phương pháp sắc ký lớp
mỏng với sự trợ giúp của hệ thống CAMAG.
- Nguyên tắc : Dựa trên nguyên tắc của sắc ký lớp mỏng thông thưòfng, tiến
hành trong điều kiện chuẩn nhất định với sự hỗ trợ của máy móc và phần mềm
vi tính chuyên dụng.
sắc ký đồ dịch chiết trong các điều kiện khác nhau đặc trưng cho các mẫu
phân tích là cơ sở để kiểm nghiệm dược liệu theo phương pháp “dấu vân tay”
(Finger-pint).
- Các bước tiến hành :
+ Chuẩn bị dịch chấm sắc ký :

Lấy 20g dược liệu cho vào bình gạn dưốd có lót bông.
Ngâm 24h trong khoảng lOOml ethanol 75®.
Tháo lấy dịch chiết đun sôi cách thuỷ đến còn khoảng 20ml.
Thêm vào dịch chiết lOml dung dịch HCl 10% .
Đưa dịch chiết vào bình trứng có lắp sinh hàn khí trong 24h.
Bỏ sinh hàn cho dịch chiết vào bình gạn lắc với lOml Clroform
lấy lớp dưới.
Cô cách thuỷ dịch vừa thu được đến còn 1-2 ml. Lấy dịch đó để
chấm sắc ký
- Chất hấp thụ : Bản mỏng tráng sẵn Silicagen GF254 chuẩn của hãng
MERCK.Bản mỏng được hoạt hoá ở 110°c trong Igiờ, cắt thành các bản
20xl0(cm^).
- Chấm sắc ký : Sử dụng máy chấm sắc ký CAMAG-Linomat 5.0 vói phần
mềm điều khiển WINCATS.Cu thể :
Kẹp bản mỏng vao đúng vị trí trên máy chấm Linomat 5.0.
Lấy vào xilanh chuẩn một thể tích mẫu chấm thích hợp và đặt lên máy.
Điều khiển quá trình chấm bằng máy vi tính ; Dữ liệu cho mỗi lần chấm
được khai báo và lưu trong một file. Đánh dấu các lựa chọn và nhập các thông
số cần thiết: chế độ vết (sử dụng dạng vết dài 0.6 cm), vị trí vết (có thể chấm
một vết hoặc nhiều vết trong một lần chấm), chế độ thổi khí (dùng không khí
nén) thể tích mẫu chấm (có thể điều khiển các thể tích khác nhau của các vết
trong một lần chấm để khảo sát) Sau khi nhập dữ liệu, quá trình chấm vết
được tự động tiến hành, xylanh di chuyển đều theo chiều ngang vết để phun
mẫu, đồng thòi có sự thổi khí nén làm khô vết chấm.
- Triển khai sắc ký: Hệ dung môi: Cloroíorm: Ethyl acetat [9:1].
Quá trình triển khai được tiến hành trong bình sắc ký tiêu chuẩn, đặt trên mặt
phẳng, tránh chấn động, dung môi bão hoà tốt. Đặt bản sắc ký vào bình đúng
kỹ thuật, trong quá trình chạy, dung môi phải lên đều (vết dung môi phẳng).
Sau khi triển khai, bản mỏng được lấy ra khỏi bình, sấy nhẹ cho bay hơi hết
dung môi.

Quan sát và chụp ảnh: Quan sát và chụp ảnh trong buồng quan sát của hệ
thống CAMAG Reprosta 3 với sự hỗ trợ của phần mềm WINCATS ở ánh
sáng tử ngoại bước sóng 254 nm, 366 nm và ở ánh sáng trắng sau khi phun
thuốc thử hiện màu.
(Thuốc thử hiện màu: H2SO4 đặc, sấy ngay bản mỏng đã phun ồ 250°c trong
1-2 phút).
- Xử lý kết quả: Sử dụng phần mềm Videoscan.
2.I.2.5. Xác định vết Saponin trên sắc ký đồ bằng phương pháp Gelatin
huyết.
- Nguyên tắc: Dựa trên tính chất phá huyết của Saponin để xác định vết
Saponin trên sắc ký đồ.
- Tiến hành:
+ Ngâm lượng vừa đủ gelatin trong khoảng lOml nước muối sinh lý
(NaCl 0.9%) để gelatin trương nở hoàn toàn, đun nóng để hoà tan
gelatin.
+ Để nguội đến nhiệt độ 40°c, cho máu dê (đã chống đông bằng
Natri Citrat) vào dịch gelatin ta được dung dịch gelatin huyết.
+ Tráng dung dịch trên lên phiến kính (kích thước 3x1 Ocm) ta được
bản mỏng Gelatin-huyết.
+ Để bản mỏng Gelatin-huyết khô nhẹ trên bề mặt.
+ Áp bản mỏng sắc ký lên bản mỏng Gelatin-huyết sao cho hai bề
mặt tiếp xúc đều tránh để có bọt khí.
+ Quan sát vết phá huyết.
2.1.2.6. Xác định độ ẩm của dược liệu bằng phương pháp sấy,
- Định nghĩa: Độ ẩm là lượng nước chứa trong lOOg dược liệu.
- Tiến hành:
+ Dược liệu được chia nhỏ đường kính không quá 3mm.
+ Cho vào chén cân dùng để xác định độ ẩm, có nắp và đã được cân
bì trước 5-lOg dược liệu.
+ ƠIO chén chứa dược liệu (đã mở nắp) vào tủ sấy, sấy


nhiệt độ
100-1050ctronglgiờ.
+ Cho chén vào bình hút ẩm đến khi nguội.
+ Đậy nắp và cân.
+ Làm lại nhiều lần đến khi trọng lượng giữa 2 lần cân không vượt
quá 0.5mg.
+ Độ ẩm (X%) của dược liệu được tính theo công thức sau:
X% = (P-A)/PxlOO%
P: Số gam của mẫu thử trước khi sấy.
A: Số gam của mẫu thử sau khi sấy.
2.1.2.7. Xác định tro toàn phần trong dược liệu.
- Cách xác định:
+ ƠIO khoảng 2-3 g bột dược liệu đem thử vào một chén sứ đã nung và cân
bì. Nung ở nhiệt độ 450°c tới khi không còn Cacbon, làm nguội rồi cân.
+ Nếu tro chưa loại được hết Cacbon thì dùng một ít nước nóng cho vào
khối chất đã than hoá, dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều, lọc qua giấy lọc
không tro.
+ Rửa đũa thuỷ tinh và giấy lọc, tập trung nước rửa vào dịch lọc.
+ Cho giấy lọc và cắn vào chén nung, nung đến khi thu được tro màu trắng
hoặc gần trắng.
+ Cho dịch lọc vào cắn trong chén nung đem bốc hơi đến khô rồi nung ờ
nhiệt độ không quá 450°c đến khi khối lượng không đổi.
+ Tính tỷ lệ % của tro toàn phần theo dược liệu đã làm khô trong không
khí.
2.I.2.8. Xác định phần trăm tạp chất trong dược liệu.
Tạp chất trong dược liệu bao gồm tất cả các chất ngoài quy định của dược
liệu đó như: Đất, đá, rofm, rạ, cây cỏ khác, các bộ phận khác của cây không
quy định làm dược liệu, xác côn trùng.
- Cách xác định:

+ Cân khoảng 50g dược liệu, dàn mỏng trên tờ giấy, quan sát bằng mắt
thường hoặc kính lúp hoặc dùng rây để phân tách tạp chất và dược liệu.
+ Cân phần tạp chất và tính % như sau:
x% = a/b X 100
Trong đó:
a: Khối lượng tạp chất tính bằng g.
b: Khối lượng mẫu thử tính bằng g.
X; Phần trăm tạp chất có trong dược liệu.
2.2. Kết quả thực nghiệm.
2.2.1. Đặc điểm hình thái bên ngoài.
2.2.1.1. Mô tả cây.
Cây dây leo, thân quấn. Rễ to, dài. Thân màu nâu đỏ có nhiều lông ở phần
non. Lá đơn nguyên mọc đối. Lá to hình ovan thuôn nhọn ở phía dưới. Mặt
trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới, Lá có rất nhiều lông. Toàn cây có
nhựa mủ trắng. Hoa mọc ở kẽ lá thành cụm, màu lục vàng nhạt. Quả gồm 2
đại xếp ngang ra hai bên. (ảnh 1.1).
2.2.1.2. Mô tả dược liệu:
Dược liệu là rễ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô trắng.
Rễ dài, to, ngoài có màu đỏ sẫm, trong màu trắng , giữa có lõi, vị đắng.
(ảnh 1.2)
2.2.2. Đặc điểm vi học.
2.2.2.I. Đặc điểm vi học lá.
Đặc điểm vi phẫu.
Phần gân chính: Hai mặt đều lồi, mặt trên lồi ít, mặt dưới lồi nhiều. Biểu bì
trên là một hàng tế bào hình chữ nhật kích thước lớn, đều nhau. Biểu bì dưới
là một hàng các tế bào đều nhau, cả biểu bì trên và dưới đều mang lông che
chở đofn bào và đa bào. Sát trong biểu bì là lớp mô dày. Tiếp đến là phần mô
mềm gồm các tế bào thành mỏng, hình tròn, bầu dục, to nhỏ không đều nhau.
Trong mô mềm có rải rác các ống dẫn nhựa, đó là các tế bào xếp xít nhau như
hình hoa nhiều cánh, ngoài ra còn có khá nhiều tinh thể Calci oxalat hình

dạng khác nhau (hình thoi, hình cầu gai ). Chính giữa gân lá là cung gỗ
được bao quanh bằng đám libe trong có nhiều tinh thể nhỏ.
Phần phiến lá: Từ trên xuống dưới bao gồm; Lớp biểu bì trên giống như ở
gân chính. Mô giậu gồm 1-2 lớp tế bào nhỏ xếp xít nhau vuông góc với biểu
bì trên. Mô khuyết gồm các tế bào thành mỏng, hình tròn hay bầu dục, xếp
xít nhau. Biểu bì dưới gồm các tế bào hình chữ nhật đều nhau xếp xít. cả biểu
bì trên và dưới đều mang lông che chở đơn bào và đa bào (ảnh 2.2).
Đặc điểm bột.
Bột lá có màu xanh nhạt, không mùi, không vị.
Soi dưới kính hiển vi thấy: Rất nhiều lông che chở đơn bào và đa bào. Các
mảnh mạch thường là mạch điểm, mạch vạch, mạch vòng, nằm riêng lẻ hay
xếp thành dãy trong mô. Rải rác có các tinh thể calci oxalat nằm trong mô
hoặc ngoài hình dạng khác nhau. Thỉnh thoảng thấy các mảnh mô mềm.
Ngoài ra còn có sợi, bó sợi, mảnh biểu bì mang lỗ khí (ảnh 5)
2.2.2.2.Đặc điểm vi học thân:
Đặc điểm vi phẫu thân:
Ngoài cùng là lớp biểu bì gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xít nhau với
lông che chở đơn bào và đa bào ở ngoài, cạnh là lớp tế bào nhỏ xếp liên
tục.Trong biểu bì là lớp tế bào to, đều, xếp xít nhau, hoá gỗ. Tiếp theo là mô
mềm với 7-8 lớp, gồm các tế bào tròn, dài nằm xít nhau. Tiếp đến là libe xếp
thành bó, ở phần thân già có các bó sợi. Gỗ cấp 2 xếp thành dãy gồm các tế
bào nhỏ dần từ ngoài vào trong, sát phần libe có các mạch gỗ lớn. Lớp libe
trong sắp xếp không đều nhả tạo thành các lỗ trống. Trong cùng là lớp mô
mềm hoá gỗ có cấu tạo từ những tế bào to, tròn đều nhau, thỉnh thoảng có ống
dẫn nhựa là các tế bào xếp xít nhau thành hình hoa và rất nhiều tế bào chứa
mạch rây.(ảnh 2.1)
Đặc điểm bột thân:
Bột thân có màu nâu đỏ, không mùi, không vị.
Soi dưới kính hiển vi thấy: Rất nhiều lông che chở đơn bào và đa bào, thành
dày. Nhiều mảnh mạch gồm mạch điểm, mạch vạch, mạch vòng. Rải rác có

mảnh bần, mảnh mô mềm, mảnh mang màu, sợi, bó sợi. Có lúc gặp tế bào
chứa mạch rây.(ảnh 4)
2.2.2.3. Đặc điểm vi học rễ.
Đặc điểm vi phẫu rễ:
Ngoài cùng là bần với khoảng 8-10 lớp tế bào xếp thành dãy đều đặn thành
dãy xuyên tâm. Mô mềm vỏ gồm các tế bào hình tròn,to xếp xít nhau, phía
ngoài là các tế bào bị ép dẹt, có nhiều tinh thể Calci oxalat hình dạng khác
nhau nằm thành dãy hoặc nằm rải rác. Lớp libe gồm các tế bào to, nhỏ không
đều nhau xếp thành hàng. Tiếp theo là tầng phát sinh libe-gỗ gồm các tế bào
nhỏ xếp xít nhau. Trong cùng là các bó gỗ gồm các tế bào to nhỏ không đều
nhau chạy vào đến tâm, phía ngoài là các mạch gỗ lớn, phía trong là các mạch
gỗ nhỏ đều nhau. Tia ruột chạy từ tâm cắt gỗ thành từng nhánh.(ảnh
tM ĩen ‘
\ ' ữ ịw iW ''
Đặc điểm bột rễ;
Bột dược liệu có màu trắng sữa, mùi thơm, vị đắng.
Soi dưới kính hiển vi thấy: Rất nhiều tinh bột vói nhiều hình dạng: hình
tròn, hình trứng, hình chuông, kích thước 0.0525mm. Có cả hạt tinh bột đơn
và hạt tinh bột kép đôi, kép ba. Hay gặp tinh thể calci oxalat hình dạng khác
nhau. Mảnh bần màu nâu. Mảnh mô mềm mang tinh bột. Ngoài ra còn có các
mảnh mạch (mạch điểm, mạch vạch), mảnh mang màu, sợi, bó sợi.(ảnh 3)
2.2.3. Định tính về mặt hoá học bằng sắc ký lớp mỏng.
Tiến hành sắc ký như đã nêu ở phần phương pháp nghiên cứu, mục 1.2.4,
thu được kết quả:
Sắc ký đồ, đường cong biểu diễn và bảng số liệu các thông số của sắc ký
đồ của dịch chiết Hà thủ ô trắng trong Qoroform quan sát ở u v 254 nm
(ảnh 6).
Sắc ký đồ, đường cong biểu diễn và bảng số liệu các thông số của sắc ký
đồ của dịch chiết Hà thủ ô trắng trong Qoroform quan sát ở u v 366 nm
( ảnh 7).

Sắc ký đồ, đường cong biểu diễn và bảng số liệu các thông số của sắc ký
đồ của dịch chiết Hà thủ ô trắng trong Cloroform quan sát ở ánh sáng trắng
sau khi phun thuốc thử hiện màu (ảnh 8).
- 4
1.1
1.2
1.3
1.4
Chú thích
Hình 1.1& 1,2: Cây Hà thủ ô ữắng
Hình 1.3: Dược liệu Hà thủ ô trắng
Hình 1.4: Vi phẫu rễ Hà thủ ô trắng
1 'ỉ< í
:t y

2.1
2.2 » V ^
oT4.‘r t
i ,í '
f
Chú thích vi phẫu Hà thủ ô trắng
Hình 2.1: Vi phẫu thân.
Hình 2.2: Vi phẫu lá.
Hình 2.3: ống tiết nhựa trong thân cây,
Hình 2.4: ống tiết nhựa trong lá.
Hình 3: Bột lá Hà thủ ô trắng
Hình 4: Bột thân Hà thủ ô trắng

×