Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

KHU VỰC HỌC MIỀN TÂY NAM BỘ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.68 KB, 11 trang )

KHU VỰC HỌC MIỀN TÂY NAM BỘ VIỆT NAM
GS. Lương Ninh
Tôi nghĩ rằng ở đây nên/phải hiểu Miền là một tiểu Vùng (area), nhỏ
hơn Miền trong Miền Nam, cũng nhỏ hơn Nước ‑ Quốc gia và nhỏ hơn
Khu vực (Region) trong Khu vực Đông Nam Á, tức là giới hạn trong tầm
vi mô, thiết thực của vấn đề cần quan tâm.
1. (tiểu) Vùng hình thành trong mối liên quan giữa các vùng khác nhau
của một quốc gia và được tạo nên bởi đặc trưng riêng, khác nhau về:
a/Địa lý, những điều kiện tự nhiên và sinh thái, do đó có nền kinh tế
đặc trưng riêng;
b/Cộng đông cư dân là một dân tộc và cả về ngôn ngữ riêng;
c / Một hay một số tôn giáo riêng, khác nhau.
Một trong ba yếu tố trên đã có thể tạo nên đặc trưng vùng, phân biệt
với các vùng khác, tạo nên sự đa dạng, hạn chế sự thống nhất lãnh thổ.
‑Yếu tố 1 nhẹ nhàng nhất, vì nó có thể là tiền đề cho sự đa dạng kinh
tế, bổ sung cho nhau, thúc đảy sự trao đổi, phát triển kinh tế;
‑Yếu tố 2 vừa phải, tuy có gây khó khăn về bất đồng văn hoá, ngôn
ngữ, nhưng không gây trở ngại nhiều lắm, bởi vẫn có nhu cầu tự nhiên
giao lưu kinh té và văn hoá giữa các nhóm cư dân, trong đó người ta
khắc phục không khó khăn, bởi có thể học một ngôn ngữ chung, phổ
biến, trong khi, bên rìa của các tộc khác nhau, nơi tiếp súc, vẫn trao đổi,
hiểu nhau không mấy khó khăn. Trường hợp thứ nhất như Vùng Bắc
Hải Vân với Nam Hải Vân và đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam là ví
dụ. Trường hợp thứ hai như nhóm nói ngôn ngữ Nam Á ở thượng
nguồn sông Pô Cô với nhóm nói ngôn ngữ Nam Đảo ở thượng nguồn
sông Ba và ở cả Sa Thày (huyện ở Tây Kon Tum Việt Nam), sống cạnh
nhau thân thiện với nhau(1).
CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
363
Ấn Độ còn cung cấp nhiều ví dụ sinh động hơn: một nước, một
cường quốc về nhiều mặt, nhưng cũng là sự tập hợp của 11 bang, 625


vùng lãnh thổ, có người gọi là tiểu vương quốc, đứng đầu là một tiểu
vương (raja)
Xin xem: Hasan Mishirul và theo Parekh, Bikhu (2). lại có 160 bộ tộc,
400 nhóm bộ lạc ghi danh (scheduled tribes), còn có 30 phương giáo
(communalism), còn theo Le courrier de L’UNESCO, tháng 7‑ 1983, thì
được biết có 4 ngữ hệ, 15 ngôn ngữ hiện đại chính với 1652 phương ngữ,
nhưng đất nước vẫn thống nhất, vận hành và phát triển, hình thành một
bản sắc Ấn Độ không trộn vào đâu được. Tuy nhiên thì nó vẫn ẩn chứa
biết bao điều kỳ bí của một Ấn Độ kỳ bí, Incredible India.
Yếu tố 3 đặc biệt mạnh mẽ, thậm chí quyết liệt, khắc nghiệt. Nếu tôn
giáo là và chỉ là một phương thức tư duy, tín ngưỡng, quan niệm, thì
chẳng có vấn đề gì, nhưng mỗi tôn giáo lại qui định thức ăn, y phục khác
nhau, lễ nghi và lễ hội khác nhau, tạo nên sự khác biệt tâm linh, tâm lý,
sự tương phản xã hội, từ đó sùng bái thần thánh của tôn giáo mình, coi
thường, thậm chí khinh thường thần thánh khác, dẫn tới sự kỳ thị, hiềm
khích xã hội.
Con người sống trên bán đảo Hindustan, lấy tên con sông khởi
nguyên lịch sử, sông Indus, nay thuộc Pakistan, đã qua hơn 2000 năm
trước theo Hindu giáo và Phật giáo; hai tôn giáo này lại hoà hợp được với
nhau, tuy Hindu giáo tiến triển tăng dần, còn Phật giáo lại giảm dần.
Islam‑Hồi giáo được truyền bá, thậm chí áp đặt vào Ấn Độ dưới thời
Sultanat Dehli (1206‑1526), tiếp tục được duy trì và ít nhiều phát triển hơn
dưới vương triều Maughal (1526‑1707). Bước vào thế kỷ XX, trong số gần
1 tỷ dân (nay là hơn 1 tỷ), tín đồ Hindu giáo có 80%, Muslim có 14%, Kito
2,4%, Phật 0,7%. Tuy “áp đặt”, Muslim cũng chỉ có 14%, nhưng sự xung
đột, hiềm khích với người Ấn Hindu giáo thường xuyên xẩy ra, ngày càng
gay gắt, ngay cả dưới sự cai trị của thực dân Anh, chẳng hạn, cuộc bạo
động nổ ra ở Calcutta ngày 16‑8‑1846 “tuần lễ dao kiếm”, hay ở Amritsar
năm 1947, làm sụp đổ cả một góc phố. Một phong trào của người Hồi giáo
nổi lên, những cuộc bạo động đẫm máu nổ ra liên tiếp , chống lại sự “thua

thiệt “so với người Ấn giáo mà đại diện là Đảng Quốc đại do J. Nehru
lãnh đạo, họ nghĩ thế, và đưa ra khẩu hiệu “ Bây giờ hay là không bao
giờ” (Now or Never). Tình hình đưa đến “sự chia cắt” (Partition). Tôi nghĩ
364
Lương Ninh
rằng không thể không có sự đồng tình, thậm chí ủng hộ, của chính quyền
Anh, “cho yên thân,cho dễ cai trị” (!) , một vùng đất gốc sông Indus tách
ra để lập nước riêng‑Pakistan,(3) còn ở phía đông‑bắc, cũng là một vùng
đât gốc ,hạ lưu sông Hằng (Ganga), nơi có Pataliputra, cố đô của quốc gia
cổ Magadha, cũng tách ra lập nước riêng, Bangladesh, theo nguyên tắc “Ai
theo Ấn giáo thì ở lại, ai theo Hồi giáo thì chuyển đi”. Đừng nói chứng
kiến trực tiếp, chỉ xem lại ảnh chụp cũng đủ nát cả lòng: từng đoàn, từng
đoàn người, có cả gồng gánh, bế bồng, ngồi chật kín nóc toa tàu hoả, đi
đến quê hương mới, khác lạ. Chuyện này thì nhiều lắm, không thể nói
hết, kể hết được. Nhưng trong một quốc gia, ở mỗi vùng đệm, hiềm khích
cũng dường như không sao dứt được. Chuyện “chia cắt” của Ấn Độ thì
còn nhiều lắm và ở những nơi có hoàn cảnh tương tự cũng đang gặp phải
thử thách tương tự: Israel và Palestine v.v.
2. Miền Tây sông Hậu là một trường hợp khác hẳn, rất đặc biệt, xin
nói ngay, đây là bàn về phát triển Vùng, chứ không phải về tháo gỡ
vướng mắc. Nó có những đặc đỉểm như sau:
2.1. Về Địa lý, vùng này cũng như cả nước nằm trong châu Á gió mùa,
trồng lúa Nước (Oriza sativa), có nhiều cây hương liệu và gia vị quí;
‑ Sông Hậu có công sức chính bồi đắp tạo nên vùng đất nằm giữa
sông Hậu và phía Nam biển Đông. Từ sông Hậu có hàng trăm kênh lạch
có thể đi bằng thuyền đến Nam biển Đông trên những đường giao thông
thuỷ chằng chịt ra đến mũi Cà Mau, đến biển phương Nam. Bờ biển
cùng với các đảo gần bờ, Phú Quốc, quần đảo Nam Du, từ đầu công
Nguyên là tuyến mậu dịch hàng hải Đông‑Tây duy nhất, thế kỷ XVI‑
XVII, trở lại quan trọng với sự hưng thịnh của Ayuthaya, cùng với nó là

Hà Tiên, và tương lai không xa, sao không, nó có thể cùng với Phú Quốc
trở thành một Singapore thứ hai?. Một vùng đất đặc biệt: phía đông là
sông Hậu chảy ra biển Đông, phía tây‑ nam, là biển, giới hạn bắc là kênh
Vĩnh Tế ‑Hà Tiên, nam là mũi Cà Mau, cửa sông Bảy Háp; ở đây, nơi núi,
rừng, sông, ruộng, đầm hồ, sản vật mọi loại đều phong phú. Vùng này,
hiện nay gồm sáu (6) tỉnh là Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng,
Cà Mau, Bạc Liêu và hai (2) tỉnh liền kề có nhiều sự tương đồng là Đồng
Tháp và Vĩnh Long. “Giải phóng Gò Công, Sóc Trăng thì vùng trung
tâm Đồng Tháp nối liền với vùng ruột 4 tỉnh sông Hậu” (4); Dân số 8
tỉnh này là 8.291.410 người (Thống kê 1989).
Khu vực học miền Tây Nam Bộ Việt Nam
365
2.2. Lịch sử: Từ đầu Công Nguyên, dân bản địa người Proto Môn,
người Mnông, văn bia gọi là Bnam đã từ Nam Trường Sơn xuống đên
đồng bằng trồng lúa và hẳn là cũng đã đánh cá ven bờ, tức là cũng đã
tương đối phát triển nên mới có việc Lương thư kể “Hỗn Điền ra biển
rồi đến Ấp ngoại
của nước Phù Nam (đã có tên gọi của nước), người của
Liễu Diệp đông
, thấy thuyền đến thì muốn bắt giữ, Hỗn Điền liền
giương cung bắn vào
thuyền của họ, tên xuyên qua một bên mạn thuyền,
phóng đến những kẻ theo hầu,
tức là đã có tên nước, có thuyền, đông,
có những kẻ theo hầu (Lương thư, 54, liệt truyện), tức là cũng đã khá
“đàng hoàng”, tuy “phong tục xưa không may quần áo, vốn ở truồng”,
tôi đoán là cho đến nay, nhất là đầu thế kỷ XX, còn có thêm cái khố, ngày
lễ thì cái khố được dệt chỉ màu, có tua. Tên nước đã có rồi, gọi theo tên
tộc‑ Mnông, Bnam‑Phù Nam, cuộc hôn nhân của Hỗn Điền‑Liễu Diệp
chỉ phản ánh sự có thêm yếu tố bên ngoài, từ biển đến, đã nhân đôi cơ sở

phát triển, tạo đà cho nó tiến nhanh chóng, từ một quốc gia sơ khai, trở
thành một Vương quốc, một cường quốc trên mặt biển. Do đó, Vương
quốc phát triển nhanh chóng về nhiều mặt:
Về Kinh tế là:
+ Sự chuyển biến từ nghề đúc đồng đến rèn đúc đồ sắt;
+ Phát triển nghề chế tác đồ trang sức bằng vàng, bạc, ngọc, mã não,
thuỷ tinh và chế tác các vật dụng cần thiết bằng thiếc;
+ Phát triển nghề làm đồ gốm đẹp, nhiều kiểu dáng đặc trưng tiện
dùng, cao nhất thời ấy trong khu vực, là gốm Óc Eo‑Phù Nam rất đặc sắc;
+ Dân sống ở đồng bằng tiếp tục nghề nông trồng lúa, cùng với dân
ven biển phát triển nghề đi biển đánh bắt cá tôm; Các ngành nghề sản
xuất trên đây đều được chứng thực bởi một khối lương lớn hiện vật
được tìm thấy: khuôn đúc đồng, kiếm sắt, chày cối, bàn nghiền bằng đá,
chì lưới bằng đất nung, lưỡi câu, ấm, bếp củi để đi thuyền, nhiều nồi
nấu kim khí quý, nhiều vòng, nhẫn, khuyên tai bằng các chất liệu quý
khác nhau.
‑ Về xã hội: từ một xã hội tiền Nhà nước trở thành một xã hội phong
túc, dùng đồ trang sức vàng, bạc, vua quan thì có “dùng bát đĩa vàng,
sáng chiều tiếp khách, dân chúng có trò giải trí, có đội ca múa, nhạc
công, đi lưu diễn sang Trung quốc”;
366
Lương Ninh
‑ Về Văn hoá: học và dùng chữ viết Sanskrit, viết văn bia, “vua viết
mấy nghìn bản chữ Hồ”,thế kỷ IV đã trở thành một trung tâm Phật giáo
và Hindu giáo ở Đông Nam Á, chắc đã lập nhiều đền chùa thờ cúng; Do
đó đã sáng tạo hai trường phái nghệ thuật ,tượng “ Phật đứng “ Phù Nam
và tượng Visnu đội mũ trụ, mặc áo dài “ Phù Nam đã có ảnh hưởng sâu
rộng khắp Đông Nam Á (5);
‑ Về Bộ máy: Hiện nay không có tài liệu nào cho biết về bộ máy cai
quản vuơng quốc, nhưng hẳn là một bộ máy linh hoạt, năng động, cai

quản một nhà nước thương mại, thường xuyên có xuất nhập cảnh, có
nhiều ngoại kiều. Tuy nhiên, theo thư tịch cổ, “Vua Hỗn Bàn Huống thu
phục lại bẩy ấp”, chia, cắt cử các con cai quản”; cũng không hiểu cai quản
như thế nào, nhưng nay khảo cổ học đã có thể thấy bóng dáng 7‑8 trung
tâm đền miếu gắn với mỗi tiểu vùng của nó. Mỗi tiểu vùng có nét riêng,
nhưng đều có cùng hệ thống tượng thờ và đồ gốm.
Chính trên cơ sở đó mà vương quốc Phù Nam phát triển, hình thành
một Cảng thị quốc tế, một Đế chế biển, có địa vị ưu việt trong lịch sử Khu
vực và Thế giới suốt 7 thế kỷ dầu Công Nguyên.
2.3. Dân cư
Dân cư cơ bản, bản địa của Phù Nam là người Nam Á hay Proto‑
Môn, tổ tiên của ngưòi Mnông, Stiêng ngày nay mà dấu tích của họ để
lại rõ ràng trên di cốt và táng thức tìm thấy ở chính Óc Eo và Trăm Phố
(Cạnh Đền) mà A. Valois đã thông báo, ở Gò cây tung, Cần Giờ và nhiều
địa điểm khác. Cùng cư trú và cùng xây dựng quốc gia còn có một nhóm
Nam Đảo từ biển vào định cư sinh sống, thể hiện bằng những hiện vật
khảo cổ học trong quan hệ giao lưu văn hoá biển. Cũng còn có một số
khá đông ngoại kiều người Ấn Độ, Ba Tư đến làm ăn rồi ở lại. Các cư
dân này trải qua 7 thế kỷ đã hoà trộn với nhau thành một lớp cư dân
bản địa, không còn có sự phân biệt. Thế kỷ VII‑VIII, có thể có một vài
nhóm Khơme nhỏ, lẻ tẻ đến cư trú, song không thấy có dấu ấn xã hội
còn lưu lại. Từ năm 800 đến 1432, hầu như không có sự bổ sung dân cư
nào,nên, 600 năm, cư dân cổ, có thể gọi theo P. Pelliot là Người Phù Nam
tiếp tục sinh sống, hoà trộn, tuy rải rác, thưa thớt trên những địa điểm
thuận lợi ở đồng bằng sông Cửu Long mà dấu vết của họ đôi khi còn
được tìm thấy qua các cuộc khai quật khảo cổ học gần đây (6).
Khu vực học miền Tây Nam Bộ Việt Nam
367
Từ sau năm 1432, do nhu cầu tìm đất sống và do “chạy loạn”, một
số nhóm người Khơme từ Bắc Biển Hồ di cư xuống vùng đồng bằng

sông Cửu Long, đất của người Phù Nam và hậu duệ của họ để sinh sống,
chọn nơi đất Giồng cao ráo để canh tác và định cư, chủ yếu trên đất Vĩnh
Long, Sóc Trăng, Trà Vinh ngày nay, vài nơi khác còn ít hơn. Bấy giờ, đất
rộng, còn nhiều nơi chưa khai phá, người còn thưa, nên không thấy,
không cần phải có sự tranh chấp nào (7).
Sáu (6) thế kỷ tiếp theo, đến thế kỷ XX, người Khơme Nam Bộ đã
phát triển, sinh sôi, nảy nở, đã biến đổi nhiều, theo các chỉ số nhân chủng
mà Olivier cho biết, khác người Khơme Biển Hồ, qua những năm tháng
hoà nhập, hoà đồng căn bản với dân bản địa, người Việt, người Chăm.
Sự phát triển đó thật là đáng kể, qua các chỉ số sau đây:
Số lượng/Đặc điểm
Khơme ở Nam Việt Nam Khơme Biển Hồ
Chiều cao thân 162,4 cm 161,1 cm
Bề dọc đầu 178,0 mm 179,8 mm
Bề ngang đầu 148,7 mm 151,5 mm
Bề dài mũi 52,6 — 52,4 –
Bề rộng mũi 37,6 — 39,8 —
Bề cao môi trên 14,1 — 15,0 –
Bề dày hai môi 20,8 — 21,3 –
Chỉ số đầu 83,5 84,0
Nguồn: Olivier (1986) (8)
Tổng số người Khơme Nam Bộ năm 1981 là khoảng 650.000 người
(9), nay (2009) tăng lên gấp đôi, khoảng 1 triệu. Ba mươi năm đổi thay
rất nhiều: đây là sự tăng trưởng tự nhiên tại chỗ, sự bổ sung từ bên ngoài
không đáng kể, cũng đồng thời là sự hỗn dung tại chỗ về văn hoá và tộc
người, là những người Khơme ‑Việt Nam rất mới.
Cũng trên đất Miền Tây, ngươi Việt bắt đầu xuất hiện, khai phá từ
sau năm 1658, muộn nhất, đén năm 1714, khi “Mạc Cửu xin chiêu tập
dân xiêu tán từ Rạch Giá, Cà Mau, lập thành 7 xã” Nhất Thống chí,
368

Lương Ninh
q.XXVI, thì bấy giờ “Người Kinh, người Man (thường dùng để gọi dân
tộc thiểu số Mnông, Stiêng ) ở lẫn nhau; người Trung Quốc, Cao Miên,
người Chà Và hay ở ven biển để sinh nhai” (10).
Sau năm 1693, Panrang có biến động (11), một bộ phận người Chăm
di cư vào đất miền Tây, ở lại Châu Đốc một phần, phần khác tiếp tục
ngược sông Hậu, đến Trung lưu sông Mê Kông thì dừng lại sinh sống,
lập thành làng ở tỉnh Kompong Cham, được gọi là người Khơme Islam,
nay tăng lên đến hơn 100.000 người. Sở dĩ người Chăm tới địa điểm
Châu Đốc vì trước đó ở đây, khúc quanh của sông Mê Kông chảy ra
biển đã có một số người Mã Lai Islam (Nhất thống chí gọi họ là Chà Và,
tức Java, còn chính người Chăm lại gọi là Malayu để tự phân biệt với
họ và những người Mã Lai đến sau), đã lôi kéo và truyền bá đạo Islam
cho người Chăm cùng nói ngôn ngữ Malayo‑Polynesia. Người Chăm ở
An Giang có khoảng 4.000 người (Marcel Ner, 1941). Điều tra dân số
của CHXHCN VN năm 1989 cho biết tổng số người Chăm là 137.000,
theo Hồi giáo Bà Ni chủ yếu ở Bình Thuận là 39.288, còn theo Islam,
chủ yếu ở An Giang và miền Nam là 25.669 người (Lê Nhâm, 2003)
(12); con số hiện nay có thể còn cao hơn nữa. Như vậy, miền Tây có ba
khối dân tộc chính sinh sống là Việt (Kinh), Khơme Việt Nam và Chăm.
Người Khơme có mặt trước một chút, khoảng một thế kỷ, lúc đó đã có
người “man” tức dân tộc thiểu số Nam Á; người Việt và Chăm hầu
như đến đồng thời, thế kỷ XVII. Xin nhắc lại, tổng số dân miền Tây là
hơn 8 triệu người, người Khơme khoảng 1 triệu, người Chăm khoảng
137.000, sống xen kẽ mà nghề nghiệp và mức sống không có sự chênh
lệch phân biệt nhiều lắm. Đó là một cơ sở để các nhóm dân cư sống
hoà thuận, giúp đỡ nhau. Từ năm 1941, ở Châu Đốc, làng Ha Bao có
504 người Việt, 193 Khơ me và 535 người Chăm; làng Đông Cô Ki có
617 Việt, 663 Khơ me và 435 người Chăm, sống hoà thuận, nói với nhau
bằng tiếng Việt và Khơ me. Các làng khác nét chung cũng giống như

thế (11).
2.4. Tôn giáo‑Phong tục
Ở Miền Tây,
tôn giáo phổ biến khá đặc biệt: trên nét lớn trong ba khối
tộc người và ngôn ngữ, người Việt theo Phật giáo Đại thừa, Bắc tông,
người Khơme theo Phật giáo Tiểu thừa Nam tông, còn người Chăm theo
Islam giáo. Tôn giáo của mỗi tộc lại có những sắc thái gia giảm đáng chú
Khu vực học miền Tây Nam Bộ Việt Nam
369
ý: Ở An Giang, ngưòi Việt vừa theo Phật giáo, vẫn thờ cúng tổ tiên, coi
là chủ yếu và theo cả tôn giáo Hoà Hảo, một con số cho biết có tới hơn
triệu người, chiếm 85,4% dân số tỉnh (Văn hoá, cư dân Đồng bằng sông
Cửu Long) (13), nhưng năm 1989, dân số cả tỉnh An Giang có 1.773 666
người (?). Hai khối lớn là Việt và Khơme đều theo Phật giáo tuy có sắc
thái khác nhau, nên cũng không có dị biệt lớn, không có đối lập.
Người Chăm theo Islam và là đồng tộc, cùng ngôn ngữ với ba (3)
nhóm Chăm khác là Chăm Bà La Môn (Chăm Bà /Kaphir) ở Ninh
Thuận, khoảng 62.943 người, nhưng lại là cộng đồng bảo lưu văn hoá
Chăm cao, có uy tín lớn, Chăm Ba /Ba‑ni), theo Hồi giáo, chủ yếu ở
Bình Thuận, khoảng 39.288 người, đức tin xưa hơn và phai hơn Islam
An Giang, khoảng 25.669 người và khoảng 100 người Chăm Islam đã
Khơme hoá ở Kompong Cham. Ba nhóm nhưng ba mức độ và hình
thức tôn giáo khác nhau, ngôn ngữ gần như bất đồng, nên cuộc sống
thường nhật đặt ra là cần gắn kết với những người hàng xóm, thôn ấp
để làm ăn, sinh sống, quan trọng hơn, dễ nói ngôn ngữ phổ thông với
nhau, tuy không hoàn toàn cùng dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo. Làng
Đông Cô Ki và làng Ha Bao kể trên là một ví dụ sinh động, đến nay đã
có gần thế kỷ.
Tóm lại, miền Tây về mặt khu vực học, có đủ những yếu tố khác biệt
nhau về dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, cũng có thể coi là “phức tạp”,

nhưng không nhiều lắm, do có những “yếu tố trung hoà”, làm bớt đi sự
khác biệt và cũng do chính sách của chính quyền hiện nay, làm tăng sự
dung hoà, gắn kết nhau dưới một mái nhà chung.
Miền Tây
đã trải qua những giai đoạn lịch sử:
a/ Một thời huy hoàng, thời Vương quốc Phù Nam, thế kỷ I‑VII đầu
Công Nguyên, một đầu mối thương mại Đông‑Tây, một Đế chế hàng hải,
một trung tâm văn hoá Phật giáo, Hindu giáo, một nơi giầu có và phát
triển cao nhất của cả khu vực.
b/ Một hải cảng Rạch Giá ‑Hà Tiên phồn thịnh, cửa ngõ của
Ayutthaya, thế kỷ 17‑19;
c/ Một vùng nông nghiệp trù phú Bạc Liêu, An Giang, từ đầu thế kỷ
XX đến nay.
370
Lương Ninh
3. Miền Tây‑ Hướng tới tương lai gần:
a/ Xây dựng đoàn kết dân tộc và dung hoà tôn giáo mà những việc
đã làm có kết quả nên tiếp tục:
Tôn trọng nhau cả về tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng “đồng bào”
một nước;
Bảo đảm mọi công dân đều có đất làm nhà ở và ruộng đất canh tác
để sinh sống (Như Hội nghị bàn về vấn đề này ở Cần Thơ ngày 29‑7‑
2009 vừa qua);
b/ Đầu tư, xây dựng những cơ sở công nghiệp, dịch vụ lớn, thu hút
nhiều thanh niên các dân tộc ít người vào guồng máy sản xuất và đời
sồng hiện đại, như nhà máy điện Cà Mau, dịch vụ du lịch và văn hoá.
c/ Bảo đảm yêu cầu là công dân Việt Nam phải biết nói tiếng phổ thông
và biết đọc chữ phổ thông, phải phổ cập tiểu học: đây là quyền lợi và
yêu cầu bình đẳng tối thiểu của công dân. Trong đó, chính quyền các
cấp, từ chính phủ đến tỉnh, huyện, thực hiện mở trường nội trú cho học

sinh các dân tộc ít người, vừa vận động vừa ép buộc, bước đầu bao cấp
toàn bộ, thế mới là phổ cập tiểu học (Primary compulsory), là việc rất tốt,
rất cần thiết, tốn kém, khó khăn mấy cũng phải làm.
Nên khuyến khích và tạo điều kiện mở trường Phật học Nam Tông,
có thể đặt ở Đà Lạt, đào tạo chức sắc Phật giáo bậc cao, đồng thời vẫn
cử một số tăng sinh sang Phnom Penh học Pali và Khơme hiện đại.
d/ Xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc ít người: văn hoá Chăm
classic, dạy chữ Chăm Bahasa Champa Ninh Thuận, phát triển múa hát
Chăm Bà La Môn Ninh Thuận và Bình Thuận trong lễ Katê, Chabaur; tìm
tòi, xây dựng văn hoá, văn nghệ Chăm Islam An Giang, nhằm giảm ảnh
hưởng học kinh thánh qua chữ ‑ tiếng nước ngoài (Malaysia). Nghiên
cứu, xây dựng văn hoá, ca múa nhạc Khơme độc đáo, đặc sắc, phát triển
hơn cổ truyền, hấp dẫn hơn, nhờ dựa vào kết hợp truyền thống và hiện
đại; nên đầu tư sáng tạo, thành một trung tâm phát triển độc lập cao.
e/ Nên sớm khôi phục vị thế đã có từ xưa của miền Tây: vị trí ven
biển phương Nam của Rạch Giá, Hà Tiên và khai thông sông Thoại Hà
để thuyền lớn hơn có thể đi‑ về từ Rạch Giá đên Châu Đốc.
Khu vực học miền Tây Nam Bộ Việt Nam
371
4 ‑Chuẩn bị cho tương lai xa hơn (2010‑2020):
Cần có bộ phận nghiên cứu cụ thể ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
nước biển dâng cao đối với miền Tây, là nơi có thể chịu ảnh hưởng trước
và nặng nề nhất. Có thể bị ngập mất nhiều ruộng trồng lúa, nhiều đầm
hồ nuôi tôm cá. Di tích Óc Eo cũng có thể bị ngập mất.
Dưới đây là những gợi ý bước đầu:
a/ Nạo vét sông Thoại Hà, tôn cao bờ đê 1m, (làm đường đi), để
thuyền lớn đi lại dưới sông khi nước lên cao, trong khi vẫn sử dụng được
bờ đê làm đường bộ. Trong vài năm tới chưa ngập ngay, song chuẩn bị,
khởi công từ nay cũng không phải là sớm.
b/ Chuẩn bị dưới hình thức làm đường đi, đắp bờ cao hơn 1 m, bảo

vệ vựa lúa Tây An Giang.
c/ Xây dựng Phú Quốc và Nam Du thành Tỉnh/ Đô thị Đảo (City Island)
theo mô hình Singapore (Nước càng cao thì vai trò cảng và đô thị Đảo
càng lớn).
d/ Tôn cao và xây dựng Rạch Giá thành cảng hỗ trợ phía sau cho Phú
Quốc.
d/ Có phương án dự phòng cho sân bay Rạch Giá và nhà máy điện
Cà Mau.
Phải thừa nhận thành thật, trên đây chỉ là những ý kiến chưa có căn
cứ thật chắc chắn, bởi, chưa có số liệu cứ liệu chính xác, đúng chỉ mới là
cảm nghĩ, nhưng cảm nghĩ đã từ lâu, rất lâu, về miền Tây và xây dựng
miền Tây, mong miền Tây trở lại vị thế như thời Đế chế Phù Nam. Nếu
như có thể được như thế thì cả nước sẽ đi theo nó, như xưa kia, cả bán
đảo Malaysia, Trung và hạ lưu Mê Nam, bình nguyên Khorat đã đi theo
nó, chế ngự thương mại biển Đông‑Tây, tại sao không?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lương Ninh (2008), Người Nam Á và Nam Đảo, thảo luận, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, số 10.
[2] Hasan (2001), Míshirul India’s Partition, Process Strategy and Mobilization,
Oxford University Press.
372
Lương Ninh
[3] Parekh Bikhu (1994), Discourses of National Identity, Univ. of Hull.
[4] Pakistan là tên được đặt ghép những chữ đầu của Pụnjab (Năm nhánh
thượng lưu sông Indus), Afghan (Tộc người chủ yếu), Baluchistan
(Vùng lãnh thổ tây‑bắc).
[5] Lương Ninh (2009), Vương quốc Phù Nam, in lần 3, ĐHQG Hà Nội.
[6] Phạm Như Hồ (2000), Các cuộc khai quật khảo cổ học ở Gò Tháp, Đồng
Tháp, ở An Sơn, Long An; Vương Thu Hồng, Nguyễn Lân Cường
(2004), Làng cổ hai nghìn năm ở Lò Gạch, Vĩnh Hưng, Long An v.v.

[7] Lương Ninh (2009), Nước Phù Nam và Hậu Phù Nam, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, số 11‑12.
[8] Olivier G. (1968), Anthropologie des Cambodgiens, Paris.
[9] Nguyễn Đình Khoa (1983), Nhân chủng học Đông Nam Á, ĐHTHCN.
[10] Nguyễn Khắc Tụng, Ngô Vĩnh Bình (1981), Đại gia đình dân tộc Việt
Nam, Nxb Giáo dục.
[11] Đại Nam nhất thống chí, q.XXVI, bản dịch.
[12] Lương Ninh (1999), Đạo Hồi với người Chăm ở Việt Nam Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, số 1.
[13] Lê Nhâm (2003), Về cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay, Ban Tôn giáo
chính phủ, NC Tôn giáo, số 6.
[14] Văn hoá & cư dân Đồng bằng sông Cửu Long, KHXH,1990.
Khu vực học miền Tây Nam Bộ Việt Nam.
373

×