Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÂN VÙNG KINH TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.86 KB, 16 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÂN VÙNG KINH TẾ VIỆT NAM
TS. Trần Thanh Hà
Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển
Đặt vấn đề
Vùng kinh tế là lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân, có chuyên
môn hoá sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp. Công tác
phân vùng kinh tế nhằm mục đích đạt hiệu quả cao trong sản xuất và
xuất khẩu, bảo đảm an ninh lương thực trong nước, tránh chồng chéo
và thiếu nguyên liệu sản xuất. Phân vùng kinh tế với mục đích phục vụ
đắc lực cho công tác kế hoạch hoá dài hạn nền kinh tế quốc dân, tạo điều
kiện thuận lợi cho phân bố lực lượng sản xuất và phân công lao động
hợp lí trên phạm vi cả nước, làm cơ sở cho việc chỉnh sửa ranh giới các
đơn vị hành chính phù hợp với nguyên tắc thống nhất quản lý kinh tế
với quản lý hành chính. Ở Việt Nam, những năm cuối thế kỷ XX, người
ta ít nói tới phân vùng kinh tế, mà nói nhiều tới tổ chức lãnh thổ kinh tế
xã hội. Tuy nhiên, các nhà địa lý Việt Nam đã nghiên cứu, tìm hiểu và
thể nghiệm phân vùng kinh tế trong các sơ đồ tổ chức lãnh thổ kinh tế
xã hội, mà đỉnh cao của nó là sơ đồ 4 vùng kinh tế lớn trong tổng sơ đồ
phát triển và phân bố lực lượng sản xuất. Các sơ đồ phân vùng còn được
đưa vào chương trình giảng dạy của một số trường đại học và chương
trình địa lý phổ thông. Trong tham luận này, tác giả xin trình bày một
số vấn đề phân vùng kinh tế Việt Nam ở khía cạnh tiếp cận khái niệm,
nội dung và thực tiễn.
1. Khái niệm và lịch sử phân vùng kinh tế Việt Nam
Phân vùng kinh tế là quá trình nghiên cứu phân chia lãnh thổ đất
nước ra thành một hệ thống các vùng kinh tế, là quá trình vạch ra hoặc
tiếp tục điều chỉnh ranh giới hợp lý của toàn bộ hệ thống vùng; định
hướng chuyên môn hoá sản xuất cho vùng và xác định cơ cấu kinh tế
vùng ứng với các kế hoạch phát triển dài hạn nền kinh tế quốc dân (15‑
80
CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM


20 năm). Trên cơ sở phân vùng kinh tế, Nhà nước có kế hoạch tổ chức,
lãnh đạo và quản lý kinh tế theo vùng được chính xác, cũng như để phân
bố sản xuất được hợp lý, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với chi phí
sản xuất thấp nhất. Theo phân loại vùng kinh tế, phân vùng kinh tế gồm
có phân vùng kinh tế tổng hợp và phân vùng kinh tế ngành. Phân vùng
kinh tế ngành là cơ sở để xây dựng kế hoạch hoá theo ngành và quản lý
kinh tế theo ngành, đồng thời còn là cơ sở để qui hoạch vùng kinh tế
tổng hợp theo từng ngành. Phân vùng kinh tế tổng hợp dài hạn nền kinh
tế quốc dân, hoàn thiện kế hoạch hoá theo lãnh thổ để phân bố lại lực
lượng sản xuất hợp lý hơn, đồng thời là cơ sở để cải tạo mạng lưới địa
giới hành chính theo nguyên tắc thống nhất sự phân chia vùng hành
chính và vùng kinh tế.
Ngay từ thế kỷ XV, mặc dù lãnh thổ Việt Nam chưa rộng và hoàn
chỉnh như ngày nay, song đã có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề phân
chia đất nước ra các vùng. Đáng kể nhất là Nguyễn Trãi đã mô tả các
vùng trong tác phẩm “Dư địa chí”, đề cập tới vị trí địa lý, ranh giới, qui
mô lãnh thổ, tổ chức xã hội, tình hình kinh tế với những nét đặc thù
riêng. Vào giữa thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn cũng đã xây dựng bản đồ Việt
Nam, trên đó có sự phân chia các vùng. Đặc biệt là vùng Thuận Hóa ‑
Quảng Nam. Trong đó ông đề cập đến quá trình hình thành, sự biến
động về tự nhiên, kinh tế một cách khá tỉ mỉ. Sang thế kỷ XIX và đến
năm 1954, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt
Nam và nước ngoài (đặc biệt là người Pháp) tập trung nghiên cứu và
phân chia đất nước ra các vùng kinh tế riêng biệt. Trong đó các vùng
được nghiên cứu khá kỹ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và dân cư.
Nhìn chung, cách nghiên cứu, cũng như sự phân chia các vùng kinh tế
còn mang tính chủ quan của các nhà nghiên cứu, hoặc mang tính phân
chia quyền lực.
Sau năm 1975, nhiệm vụ đặt ra cho sự phân vùng kinh tế càng cần
thiết, nhất là làm sao sử dụng và phát triển một cách tốt nhất nguồn tài

nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực của đất nước. Chính vì vậy, đã
xuất hiện nhiều dự án phân vùng kinh tế. Chính phủ đã chú trọng vào
công tác phân vùng qui hoạch ‑ một trong những nhiệm vụ trọng tâm của
công cuộc thống nhất và tái thiết đất nước. Từ đó các Ban Phân vùng kinh
tế cấp tỉnh được thành lập cùng với các đoàn cán bộ của Uỷ ban Phân
vùng kinh tế Trung ương tiến hành công tác điều tra cơ bản và phân
Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam
81
vùng trên mọi miền đất nước. Những kết quả đạt được ban đầu có ý
nghĩa rất lớn đối với sự phát triển đất nước và còn có nhiều giá trị to
lớn cho đến hôm nay.
2. Nội dung của quy hoạch phát triển kinh tế vùng Việt Nam
Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ở
Việt Nam bao gồm: (1) Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích,
đánh giá, dự báo; (2) Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương
hướng phát triển kinh tế, xã hội; (3) Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt các
mục tiêu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội; (4) Lựa chọn
phương án tổng thể khai thác lãnh thổ; (5) Quy hoạch phát triển kết cấu
hạ tầng; (6) Định hướng quy hoạch sử dụng đất; (7) Xác định các dự án
ưu tiên đầu tư; (8) Luận chứng bảo vệ môi trường; (9) Đề xuất các giải
pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch và (10)
Lập bản đồ quy hoạch.
1. Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các
yếu tố, điều kiện phát triển, khả năng khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả lợi
thế so sánh của vùng: Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác lãnh thổ;
phân tích, đánh giá những lợi thế so sánh về các yếu tố và điều kiện phát
triển của lãnh thổ trong tổng thể vùng lớn hơn và cả nước, có tính tới
mối quan hệ khu vực và quốc tế. Phân tích, đánh giá thực trạng phát
triển kinh tế ‑ xã hội và thực trạng khai thác lãnh thổ vùng; đánh giá
tiềm năng đóng góp vào ngân sách của vùng.

n Phân tích, đánh giá và dự báo khả năng huy động các yếu tố tự
nhiên, kinh tế, xã hội vào mục tiêu phát triển của vùng:
‑ Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu
tố này cho quy hoạch phát triển.
‑ Vị trí của vùng trong chiến lược phát triển của quốc gia.
‑ Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ.
‑ Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư
gắn với yêu cầu phát triển kinh tế ‑ xã hội và các giá trị văn hoá
phục vụ phát triển.
82
Trần Thanh Hà
‑ Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng
yêu cầu phát triển cao hơn.
‑ Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển
kinh tế ‑ xã hội của vùng và các tiểu vùng lãnh thổ.
n Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế
đến phát triển kinh tế ‑ xã hội của vùng.
n Đánh giá các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thức
đối với phát triển vùng trong thời kỳ quy hoạch.
2. Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế,
xã hội: Xác định vị trí, vai trò và chức năng của vùng đối với nền kinh
tế quốc dân cả nước, từ đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển
vùng. Luận chứng mục tiêu phát triển (gồm cả mục tiêu tổng quát và
mục tiêu cụ thể). Luận chứng phải phù hợp với chiến lược và quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội của cả nước.
‑ Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP, giá trị xuất
khẩu và tỷ trọng đóng góp của vùng đối với cả nước, GDP/người, đóng
góp vào ngân sách, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.
‑ Đối với mục tiêu xã hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm

đói nghèo, mức độ phổ cập về giáo dục, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động
qua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội.
‑ Đối với mục tiêu môi trường: giảm mức độ ô nhiễm môi trường và
bảo đảm các yêu cầu về môi trường trong sạch.
‑ Đối với mục tiêu quốc phòng, an ninh: ổn định chính trị, trật tự an toàn
xã hội, phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng.
3. Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt các mục tiêu của quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế ‑ xã hội: Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế, luận
chứng các phương án phát triển; xác định hướng phát triển ngành, lĩnh
vực then chốt và sản phẩm chủ lực, trong đó xác định chức năng, nhiệm
vụ và vai trò đối với vùng của các trung tâm đô thị và tiểu vùng trọng
điểm. Lựa chọn phát triển cơ cấu kinh tế, luận chứng và lựa chọn
phương án phát triển; phương hướng phát triển và phân bố các ngành,
các sản phẩm chủ lực và lựa chọn cơ cấu đầu tư (kể cả đề xuất các
Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam
83
chương trình, dự án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn 5 năm đầu và
cho thời kỳ quy hoạch). Căn cứ để phát triển nguồn nhân lực và các giải
pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực.
4. Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ
vùng (lựa chọn phương án tổng thể khai thác lãnh thổ) bao gồm:
Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị, khu công nghiệp và khu kinh tế.
Định hướng tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; các vùng sản xuất
nông, lâm ngư nghiệp tập trung.
Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém
phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực.
Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và
mức sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn, giữa
các tầng lớp dân cư.
5. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng: Công tác quy hoạch bảo đảm

yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế, xã hội trong
vùng và gắn với vùng khác trong cả nước. Trong đó tập trung đến các
phương án phát triển mạng lưới giao thông, phương án phát triển thông
tin liên lạc, bưu chính, viễn thông, phương án phát triển nguồn và mạng
lưới chuyển tải điện, phương án phát triển các công trình thủy lợi, cấp
nước và lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội
và phúc lợi công cộng.
6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất (dự báo các phương án sử dụng
đất căn cứ vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực).
7. Xác định danh mục dự án ưu tiên đầu tư
8. Luận chứng công tác bảo vệ môi trường: Xác định những lãnh thổ
đang bị ô nhiễm trầm trọng, những lãnh thổ nhạy cảm về môi trường
và đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các lãnh thổ này.
9. Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu
quy hoạch: Đề xuất các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm có tính
toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện và luận chứng các bước
thực hiện quy hoạch; đề xuất phương án tổ chức thực hiện quy hoạch.
84
Trần Thanh Hà
Các giải pháp bao gồm: huy động vốn đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực,
khoa học công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách và giải pháp tổ chức
thực hiện.
10. Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội
vùng: Đối với đơn vị cấp vùng ở Việt Nam, các bản quy hoạch thường
được thực hiện ở tỷ lệ 1/500.000 và 1/250.000 đối với các khu vực kinh
tế trọng điểm.
3. Các vùng kinh tế ở Việt Nam
Ở Việt Nam, phân hệ các vùng kinh tế ‑ hành chính cấp tỉnh (hoặc
thành phố) và cấp huyện (hoặc quận và thị xã) trong hệ thống các vùng
kinh tế tổng hợp của Việt Nam được nghiên cứu tổ chức lại sớm vì các

cấp vùng này có liên quan trực tiếp tới việc tổ chức chính quyền, cải tạo
nền hành chính cho phù hợp với chế độ xã hội mới. Sau khi thống nhất
đất nước, địa giới hành chính các tỉnh, huyện của miền Nam cũng được
kịp thời điều chỉnh. Đến nay trên cả nước, qui mô, ranh giới của các đơn
vị lãnh thổ cấp tỉnh (thành phố) và huyện (quận) đã ổn định tương đối
với 63 tỉnh (thành) và 696 huyện (quận) (Theo số liệu thống kê tính đến
31/12/2008). Có những vùng qui mô diện tích tăng lên nhiều lần như thủ
đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định,
Do điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử ‑ xã hội, đặc điểm phát triển
và phân bố sản xuất khác nhau, nên qui mô diện tích và dân số của từng
vùng cấp tỉnh có nhiều chênh lệch. Theo Nghị định 92/2006/NĐ‑CP của
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ban hành ngày
7 tháng 9 năm 2006, Việt Nam được phân làm 6 vùng kinh tế lớn:
1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Lai Châu, Điện
Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên,
Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, với tổng
diện tích tự nhiên 95.346 km², chiếm khoảng 29% diện tích cả nước. Tổng
dân số của vùng 11.207.800 người (năm 2008), chiếm 13% dân số cả
nước. Các tỉnh Đông Bắc được khai thác sớm và đặc biệt khai thác mạnh
mẽ từ thời Pháp thuộc do mục đích khai thác thuộc địa của tư bản Pháp.
Từ năm 1990 trở lại đây, nền kinh tế của vùng đạt được những kết quả
đáng kể. Năm 1997 tổng sản phẩm GDP của vùng đạt 7,1% tổng GDP
cả nước. GDP bình quân đầu người thấp bằng 21,5% mức bình quân của
Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam
85
cả nước. Cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh
phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Các tỉnh Tây Bắc có kinh
tế đang phát triển ở điểm xuất phát thấp, tăng trưởng GDP thấp và kéo
dài nhiều năm. Tốc độ tăng dân số cao trên 3%, GDP bình quân đầu
người bao gồm cả khu thuỷ điện Hoà Bình rất thấp. Ở vùng cao, sản

xuất còn lạc hậu mang nặng tính tự cấp tự túc, đời sống nhân dân còn
nhiều khó khăn. Cơ cấu kinh tế mặc dù đã có sự chuyển biến nhưng còn
rất chậm, chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp.
2. Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải
Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Nam
Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên của vùng
là 14.788 km2, chiếm 4,5% diện tích cả nước; Dân số là 19.654.800 người
(năm 2008), chiếm 22,7% dân số cả nước. Vùng đồng bằng sông Hồng
phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp. Đóng
góp GDP của vùng là 52.310 tỷ đồng chiếm 22% GDP của cả nước. Cơ
cấu kinh tế ngành có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng công nghiệp,
xây dựng, giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp, riêng tỷ trọng ngành
dịch vụ đạt tới gần 50%.
3. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành
phố: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên‑Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Diện tích tự nhiên 9.589.000 ha;
Dân số 19.820.000 người (năm 2008), chiếm 22,7% dân số cả nước.
4. Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông, Lâm Đồng, với diện tích tự nhiên là 54.640,3 km
2
chiếm 12,2%
diện tích tự nhiên cả nước; Dân số 5.004.200 người chiếm khoảng 5,5%
dân số cả nước (năm 2008), là vùng có dân số vào loại thấp nhất trong
cả nước. Ngành nông nghiệp với cây công nghiệp dài ngày là một
trong những thế mạnh của vùng, bao gồm các cây trồng như cà phê,
cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm, cây ăn quả và cây lương thực. Chăn nuôi
với thế mạnh là chăn nuôi đại gia súc mà chủ yếu là đàn bò. Ngành
lâm nghiệp cũng là ưu thế của vùng, diện tích rừng Tây Nguyên chiếm
35,7% diện tích rừng cả nước. Khâu chế biến lâm sản chủ yếu ở dạng

sơ chế. Về công nghiệp, đi theo hướng khai thác lợi thế của vùng, các
sản phẩm công nghiệp chủ yếu phục vụ tiêu dùng, sản xuất nông, lâm
86
Trần Thanh Hà
nghiệp và đời sống nhân dân. Ngoài ra, sản phẩm mủ cao su phục vụ
nhu cầu vùng khác và xuất khẩu. Các ngành công nghiệp như chế biến
gỗ và lâm sản chiếm 24,7% giá trị sản lượng công nghiệp; công nghiệp
thực phẩm chiếm 24,4%; sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 13,41%; cơ
khí 4,7%. Hiện nay đã có một số dự án đầu tư nước ngoài vào các
ngành công nghiệp chế biến cà phê xuất khẩu, dệt may, chế biến gỗ,
rau quả.
5. Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố: Tp. Hồ Chí Minh, Tây
Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa ‑ Vũng Tàu. Đây là
vùng trọng điểm phát triển kinh tế của Việt Nam, dân số đông và dẫn
đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, GDP, cũng như
nhiều yếu tố xã hội khác. Vốn thu hút nước ngoài của khu vực này dẫn
dầu cả nước, nổi bật ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tp. Hồ Chí
Minh. Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực là Tp. Hồ Chí Minh.
Trung tâm công nghiệp lớn nhất trong vùng là Đồng Nai với trung tâm
là Tp. Biên Hoà và các huyện như: Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom.
Ba huyện công nghiệp lớn này thu hút nhiều đầu tư nước ngoài vào các
khu công nghiệp tập trung và quy mô lớn. Bốn đơn vị này tạo thành
trung tâm công nghiệp không chỉ của tỉnh mà của cả khu vực Đông Nam
Bộ. Tương lai của khu vực này là các dự án lớn như: Đường cao tốc Dầu
Giây‑Long Thành‑Tp. Hồ Chí Minh, sân bay quốc tế Long Thành (Đồng
Nai), đường cao tốc Biên Hoà‑Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch
(Đồng Nai), cầu Đồng Nai mới, các trung tâm công nghiệp mới Trảng
Bom, Long Thành, (Đồng Nai), đô thị hoá các huyện trung tâm tỉnh
Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu.
6. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố: Long

An, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,
với tổng diện tích tự nhiên 39.713 km² chiếm 12,02% diện tích tự nhiên
của cả nước. Dân số của vùng năm 2008 là 17.695.000 người, chiếm 21%
dân số cả nước. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của vùng. Hầu
hết các tỉnh đều có tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 50% GDP. Trong
thời gian qua đã phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá,
đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi gắn liền với chế biến. Trong đó cây
lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối, chiếm tới 51,91% sản lượng lương
thực cả nước. Trong ngành ngư nghiệp, nghề cá của vùng đã phát triển
Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam
87
khá mạnh cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Giá trị sản lượng
ngư nghiệp của vùng chiếm 42 ‑ 45% giá trị sản lượng của ngành trong
cả nước và 37 ‑ 42% kim ngạch xuất khẩu của ngành cả nước. Công
nghiệp chủ yếu là chế biến lương thực và thực phẩm với hơn 20% giá
trị gia tăng công nghiệp của vùng. Tuy nhiên, chủ yếu mới là sơ chế
nên chất lượng và hiệu quả còn thấp. Các ngành khác như dệt, may,
sản xuất vật liệu xây dựng (chiếm 12% giá trị gia tăng công nghiệp của
vùng); hoá chất đã tăng trưởng nhanh trong thời gian qua. Công
nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn như Tp. Cần Thơ,
các thị xã, tỉnh lỵ.
Các vùng kinh tế trọng điểm:
‑ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh.
‑ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm 5 tỉnh, thành phố:
Thừa Thiên‑Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
‑ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm 8 tỉnh, thành phố: Tp.
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa ‑ Vũng Tàu, Bình Dương, Tây

Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang.
Hình 1: Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất ở các vùng kinh tế năm 2008
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2008
88
Trần Thanh Hà
Bảng 1: Dân số, diện tích và mật độ dân số năm 2008 phân theo vùng
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2008
4. Phân vùng kinh tế ngành và chuyên môn hóa
Phân vùng kinh tế ngành nhằm mục đích xác định hợp lí phương
hướng phát triển chủ yếu của ngành trong vùng hiện tại cũng như
tương lai, kết hợp đúng đắn giữa các ngành trong kế hoạch hoá nền
kinh tế quốc dân và trong tổ chức quản lí nền kinh tế quốc dân theo
ngành và theo lãnh thổ, phân vùng kinh tế ngành còn là cơ sở cho quy
hoạch vùng kinh tế ngành. Có hai dạng phân vùng kinh tế ngành:
phân vùng công nghiệp và phân vùng nông nghiệp. Mỗi dạng lại chia
ra các phân ngành như trong công nghiệp có phân vùng khai thác
than, dầu mỏ, hơi đốt, luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây
dựng,v.v. Còn trong nông nghiệp có phân vùng trồng trọt, phân vùng
chăn nuôi. Vùng kinh tế ngành là vùng kinh tế được phát triển và
phân bố chủ yếu một ngành sản xuất, ví dụ: Vùng nông nghiệp, vùng
công nghiệp. Vùng kinh tế ngành cũng có đầy đủ hai nội dung cơ bản
của vùng kinh tế đó là sản xuất chuyên môn hoá và phát triển tổng
hợp. Năm 1976, Việt Nam đã đưa ra phương án 7 vùng nông nghiệp
và 8 vùng lâm nghiệp.
Sản xuất càng phát triển thì phân công lao động theo ngành càng tỉ
mỉ và sự phân công lao động theo vùng càng rõ rệt, các vùng chuyên
môn hóa lớn dần hình thành. Ở Việt nam hiện nay, trình độ phát triển
sức sản xuất chưa cao, nhưng sau giai đoạn phát triển lâu dài của lịch
sử, một số vùng sản xuất chuyên môn hóa lớn đặc thù cũng đã được
hình thành như:

Vùng Dân số trung bình
(Nghìn người)
Diện tích
(Km
2
)
Mật độ dân số
(Người/km
2
)
Đồng bằng sông Hồng 19654.8 21061.5 933
Trung du và miền núi phía Bắc 11207.8 95346 118
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 19820.2 95894.9 207
Tây Nguyên 5004.2 54640.3 92
Đông Nam Bộ 12828.8 23605.5 543
Đồng bằng sông Cửu Long 17695 40602.3 436
Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam
89
‑ Vùng than ‑ nhiệt điện Quảng Ninh
‑ Vùng lâm sản ‑ khai thác và chế biến kim loại Việt Bắc
‑ Vùng lương thực ‑ cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm
phía Đông Nam đồng bằng Bắc Bộ
‑ Vùng gỗ giấy và thủy điện Tây Bắc Bắc Bộ
‑ Vùng cơ khí và chế biến hàng tiêu dùng ở Hà Nội và xung quanh
Hà Nội
‑ Vùng khai thác gỗ, hải sản và cây công nghiệp lâu năm dọc
Trung Bộ
‑ Vùng cơ khí – chế biến hàng tiêu dùng, hải sản, gỗ giấy, thực
phẩm, dầu lửa, du lịch, ở Đông Nam Bộ.
‑ Vùng lương thực, thực phẩm Tây Nam Bộ

Mặc dù mức độ chuyên môn hóa chưa cao, khối lượng sản phẩm
chưa nhiều, nhưng giữa các vùng lớn trên cả nước đã bắt đầu hình thành
những dòng chảy sản phẩm (các mối liên hệ liên vùng) khá bền vững
qua nhiều năm và nhiều giai đoạn phát triển kinh tế.
Ví dụ cụ thể như: Than Quảng Ninh cung cấp cho thành phố Hồ
Chí Minh và một số tỉnh thành phía Nam; Gạo đồng bằng sông Cửu
Long cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phía
Bắc; Nhiều sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng của thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Nam định, Hải Phòng cung cấp cho nhiều vùng trong
cả nước.
Nhưng quan trọng hơn là những mối liên hệ thường xuyên, liên
tục với cường độ cao và ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và đời sống
xã hội vùng. Đó là những liên hệ nội vùng, mầm mống của những
tổng thể sản xuất lãnh thổ bắt đầu hình thành ở một số tỉnh và thành
phố có trình độ phát triển tương đối cao về sức sản xuất như Hà Nội,
Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Vĩnh Phú, Nam Định,
Đồng Nai, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đó là những tổng thể sản xuất,
lãnh thổ giản đơn, qui mô nhỏ trong phạm vi vùng cấp tỉnh, chưa
hoàn thiện.
Trên quan điểm phát triển nền kinh tế toàn diện, sử dụng hợp lý,
bảo vệ các nguồn tài nguyên và tạo ra các nguồn lực mới cho đất nước,
90
Trần Thanh Hà
chúng ta phải nhìn nhận vùng kinh tế là một thực thể khách quan năng
động và ổn định tương đối. Hệ thống các vùng kinh tế lớn cùng với
những phân hệ của nó cũng mang tính chất như trên. Vì vậy, việc phân
vùng kinh tế và qui hoạch vùng không phải chỉ làm một lần là xong
và không nên đòi hỏi một hệ thống vùng kinh tế hoàn toàn ổn định,
bền vững qua nhiều giai đoạn phát triển của sức sản xuất.
Hình 2: Sơ đồ phân vùng

công nghiệp Việt Nam
Hình 3: Sơ đồ phân vùng
sinh thái nông nghiệp Việt Nam
Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam
91
Bảng 2: Các vùng công nghiệp Việt Nam
Vùng Số tỉnh,
thành
Tỉnh, thành Hướng tập trung phát triển
công nghiệp
Vùng 1 14 Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao
Bằng, Điện Biên, Hòa Bình,
Hà Giang, Lai Châu, Lạng
Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La,
Thái Nguyên, Tuyên Quang,
Yên Bái
Thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai
thác và chế biến khoáng sản, hóa chất,
phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu
xây dựng, công nghiệp cơ khí phục vụ
nông nghiệp và công nghiệp chế biến
Vùng 2 14 Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh,
Hải Dương, Hải Phòng, Hà
Nam, Hưng Yên, Nam Định,
Ninh Bình, Nghệ An, Quảng
Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa,
Vĩnh Phúc
Cơ khí, nhiệt điện, phát triển ngành
điện tử và công nghệ thông tin, hóa
chất, luyện kim, khai thác và chế biến

khoáng sản, sản xuất vật liệu xây
dựng, tiếp tục phát triển nhanh công
nghiệp dệt may, da giầy phục vụ xuất
khẩu, công nghiệp chế biến nông,
lâm, thủy sản
Vùng 3 10 Bình Định, Đà Nẵng, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên,
Quảng Bình, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa
Thiên-Huế
Công nghiệp chế biến nông, lâm, hải
sản, lọc và hóa dầu, cơ khí chế tạo, sản
xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da
giầy, ngành điện tử và công nghệ
thông tin
Vùng 4 4 Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai,
Kon Tum
Thủy điện, công nghiệp chế biến
nông, lâm sản và khai thác, chế biến
khoáng sản
Vùng 5 8 Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương,
Bình Phước, Bình Thuận,
Đồng Nai, Lâm Đồng, thành
phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh
Công nghiệp khai thác và chế biến dầu
khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản và
đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử,
công nghiệp phần mềm, hóa chất, hóa
dược, phát triển công nghiệp dệt may,
da giầy chất lượng cao phục vụ xuất

khẩu, phát triển công nghiệp trên cơ sở
áp dụng công nghệ cao, phát triển các
sản phẩm có hàm lượng tri thức cao
Vùng 6 13 An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre,
Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu
Giang, Kiên Giang, Long An,
Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang,
Trà Vinh, Vĩnh Long
Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy
sản hướng vào xuất khẩu, các ngành
công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên,
ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc
biệt là công nghiệp sau thu hoạch và
bảo quản, công nghiệp chế biến nông,
lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu
92
Trần Thanh Hà
Bảng 3: Các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam
Bảng 4: Các vùng sinh thái lâm nghiệp Việt Nam
Vùng Số tỉnh, thành Tỉnh, thành
Tây Bắc 4 Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình
Đông Bắc 11 Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng
Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên
Quang, Phú Thọ
Đồng bằng sông
Hồng
10 Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội,
Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc
Bắc Trung bộ 6 Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên - Huế

Nam Trung bộ 5 Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hoà
Tây Nguyên 5 Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum
Đông Nam bộ 7 Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Tp. Hồ
Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận
Tây Nam bộ 13 Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long,
Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh
Vùng Số tỉnh, thành Tỉnh, thành
Tây Bắc 4 Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình
Trung tâm 6 Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ,
Vĩnh Phúc
Đông Bắc 6 Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng
Ninh, Bắc Giang
Đồng bằng sông
Hồng
9 Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội,
Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình
Bắc Trung Bộ 6 Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên - Huế
Nam Trung bộ 7 Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận
Tây Nguyên 5 Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum
Đông Nam bộ 6 Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,
Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh
Tây Nam bộ 13 Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long,
Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh
Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam
93

Kết luận
Phân vùng kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc
gia. Với mục đích phục vụ cho công tác kế hoạch hoá dài hạn nền kinh
tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi cho phân bố lực lượng sản xuất và
phân công lao động hợp lí trên phạm vi cả nước, làm cơ sở cho việc
chỉnh sửa ranh giới các đơn vị hành chính phù hợp với nguyên tắc thống
nhất quản lý kinh tế với quản lý hành chính công tác phân vùng ở Việt
Nam diễn ra từ thế kỷ XV và cũng có nhiều thay đổi trong lịch sử ứng
với mỗi giai đoạn phát triển của nhà nước.
Với đặc điểm tự nhiên phân hóa rất rõ rệt nên các sơ đồ phân vùng
tự nhiên cũng tương đối giống với phân vùng kinh tế xã hội. Nội dung
chủ yếu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ở Việt Nam
bao gồm: (1) Xác định các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá,
dự báo; (2) Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát
triển kinh tế, xã hội; (3) Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt các mục tiêu
của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội; (4) Lựa chọn phương
án tổng thể khai thác lãnh thổ; (5) Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng;
(6) Định hướng quy hoạch sử dụng đất; (7) Xác định các dự án ưu tiên
đầu tư; (8) Luận chứng bảo vệ môi trường; (9) Đề xuất các giải pháp
về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch và (10) Lập
bản đồ quy hoạch. Ở Việt Nam hiện nay, trình độ phát triển sức sản
xuất chưa cao, nhưng sau giai đoạn phát triển lâu dài của lịch sử, một
số vùng sản xuất chuyên môn hóa lớn đặc thù cũng đã được hình
thành. Bên cạnh đó, các bản đồ phân vùng kinh tế ngành cũng đã được
thành lập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hiền (2004), Khoa học vùng – tích hợp Địa lý học và Kề hoạch
hóa, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 9.
[2] Nguyễn Hiền (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ, Tạp chí Khoa
học & Tổ Quốc, số 15.

[3] Nguyễn Hiền (2006), Tiếp cận hệ thống trong Tổ chức lãnh thổ, Tuyển
tập các công trình khoa học, Hội nghị Khoa học Địa lý – Địa chính lần thứ 3,
Trường ĐHKH Tự nhiên. Hà Nội.
94
Trần Thanh Hà
[4] Nguyễn Hiền (2008), Yếu tố lãnh thổ trong thực tiễn phát triển, Hội nghị
Khoa học Phát triển: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, NXB Thế Giới,
Hà Nội.
[5] Chu Hậu Luân (2004), Chiến lược phát triển kinh tế vùng của Trung Quốc,
Bản dịch của Hàn Ngọc Lương, NXB Văn hiến Trung Quốc.
[6] 07/9/2006, Nghị định 92/2006/NĐ‑CP về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội.
[7] Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân (2002), Tổ chức lãnh thổ kinh tế xã hội
Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đổi mới và
phát triển, Tạp chí Khoa học xã hội Tp. HCM , số 6, tr 58.
[8] Lê Bá Thảo (1998), Lãnh thổ và các vùng địa lý, Nxb Thế giới, Hà Nội.
[9] Lê Thông (2006), Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
[10] Tổng cục thống kê (2009), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam
95

×