Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.12 KB, 15 trang )

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÙNG
GS. VS. Đào Thế Tuấn
Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trên cơ sở các thuyết về khoa học phát triển vùng đã xuất hiện nhiều
chiến lư ợc phát triển mới ở các nuớc và các khu vực khác nhau của thế
giới. Sau đây là một số chiến luợc đáng chú ý:
1. Ch iến lược ba mặt của khu vực Nam châu Âu (Vazquez Barquero)
Phát triển phần cứng:
‑ Cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản
‑ Mạng l ưới vận tải và truyền thông
‑ Không gian công nghiệp, hạ tầng cơ sở phát triển vốn con người:
giáo dục, sức khoẻ, văn hoá
Phát triển phần mềm: Chiến lư ợc phát triển và chẩn đoán ưu thế cạnh
tranh và nguồn lợi với biện pháp cải tiến cách làm, tiếp thu công nghệ
và óc doanh nghiệp, dạy nghề và dạy bằng công việc
Phát triển tổ chức:
‑ Cải tiến năng lực tổ chức,
‑ Phối hợp ở các cấp khác nhau của chính phủ,
‑ Phối hợp các quan chức, các công ty và xã hội dân sự địa phương,
‑ Cạnh tranh với hợp tác,
‑ Phát triển mạng l ưới và cộng tác.
2. Sự xuất hiện các hệ thống sản xuất địa phương
Ở các vùng lãnh thổ như ở Pháp đã xuất hiện các hệ thống sản xuất
địa phương theo các hiện tượng sau: (Datar, 2003) (Tổ chức phát triển
vùng của Pháp).
CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
151
‑ Các xí nghiệp nhỏ tập trung về địa lý,
‑ Chuyên môn hoá mạnh về một nghề, một sản phẩm hay một
công nghệ,
‑ Hợp tác về hỗ trợ phương tiện, công cụ và tay nghề,


‑ Tạo các nguồn lợi chiến lược để hợp thành các lò sáng tạo trong
quan hệ các xí nghiệp.
Mục đích của các hệ thống này là để:
‑ Tăng tính cạnh tranh của địa phương,
‑ Tăng tính gắn bó địa phương,
‑ Liên kết quốc doanh và tư nhân,
‑ Xuất hiện sự hợp tác giữa các xí nghiệp nhỏ,
Các hình thức của hệ thống sản xuất địa phương:
‑ Cụm công nghiệp theo kiểu Italia,
‑ Cụm công nghệ,
‑ Hệ thống sản xuất quanh một xí nghiệp trục,
Các xí nghiệp cần các việc sau:
‑ Viễn thông (trong và ngoài nước),
‑ Phát triển khả năng,
‑ Tiếp thị/xuất khẩu,
‑ Thông minh kinh tế và theo dõi công nghệ,
‑ Nghiên cứu,
‑ Hỗ trợ đầu tư,
‑ Thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và môi trường.
3. Phát triển vùng ở các nước OECD (Tổ chức của các nước
phát triển)
Chính sách vùng ở thế kỷ 21 phải đối mặt với 4 thách thức sau:
a. Vấn đề dai dẳng của thị trường lao động
‑ Thất nghiệp là quan trọng nhất,
‑ Thất nghiệp chủ yếu tập trung ở nông thôn và vùng trung gian,
vùng ven đô nơi nghèo nhất.
152
Đào Thế Tuấn
Bài học:
‑ Sự khác nhau đòi hỏi phải có hành động khác nhau.

‑ Chính sách địa phương hiệu quả hơn chính sách vĩ mô.
b. Toàn cầu hoá
‑ Buôn bán là hoạt động phổ biến nhất.
‑ Có vùng được lợi nhiều hơn vùng khác.
‑ Không phải vùng nào cũng có khả năng thu hút như nhau.
Bài học:
‑ Vì xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài nên đòi hỏi phải có
chính sách cho từng vùng.
c. Yêu cầu phải phát triển bền vững
‑ Mục tiêu kinh tế, mục tiêu môi trường và mục tiêu xã hội có thể
thực hiện đồng thời.
‑ Mức quốc gia và trên quốc gia không phải là mức thích hợp nhất
để giải quyết vấn đề.
‑ Mức vùng và địa phương là nơi dễ phát triển chính sách tổng
hợp, để vượt qua xung đột quyền lợi và chú ý đến quyền lợi và yêu
cầu địa phương.
Bài học:
‑ Phát triển bền vững phải là một phần của chính sách vùng.
d. Kiểu mẫu trị lý mới
‑ Vùng phải đối diện với mong đợi lớn của xã hội dân sự.
‑ Có sự cạnh tranh cao để thu hút và giữ các doanh nghiệp và cá
nhân.
‑ Do đấy họ phải phát triển và giữ dịch vụ công và cơ sở hạ tầng chất
lượng cao.
Hạn chế của chính sách vùng truyền thống
‑ Trong 20 năm qua, đa số chính phủ các nước OECD đã chi những
khoản lớn để phát triển các chính sách vùng.
Chiến lược phát triển vùng
153
‑ Nhưng hiện nay có sự đồng tình rằng chính sách phân phối lại ít

kích thích tăng trưởng và việc làm ở các vùng.
‑ Tuy vậy nhiều nước tin rằng giảm khoảng cách kinh tế và sự không
cân bằng về xã hội là trách nhiệm của chính phủ trung ương. Họ cấp các
khoản lớn cho hoạt động đang xuống dốc và cơ sở hạ tầng lớn.
Bài học:
‑ Hố không đáy: Rót hỗ trợ lớn vào các vùng lạc hậu là vô ích
‑ Cực phát triển nhân tạo: Nhiều nước đã tập trung các dự án cơ sở
hạ tầng lớn, các khu miễn thuế vào một số ít điểm. Về dài hạn phần
nhiều không thành công.
‑ Giấc mơ công nghệ: Tạo các cực công nghệ ở Nhật, Expania, Hy
Lạp, Pháp và Italia phần nhiều không kết luận được.
‑ Điều chỉnh chậm trễ: Hỗ trợ trực tiếp cho khu vực xuống dốc
được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Âu trong các năm 1980, là điều
tiết chậm.
Vì hỗ trợ từ trung tâm khó đối mặt với các thách thức ấy nên:
‑ Phải cải tiến cấu trúc quan liêu,
‑ Cải tiến và rút ngắn quá trình ra quyết định,
‑ Hợp tác với các vùng khác hợp tác với khu vực tư nhân để cải tiến
hiệu quả và chất lượng dịch vụ công.
Bài học:
‑ Chính sách vùng không thể chỉ do cấp trung ương làm.
‑ Phải có sự hợp tác ở địa phương.
4. So sánh chiến luợc phát triển địa phương với chiến lược phát
triển vùng truyền thống
Ư u thế xã hội:
Ưu thế chiến lư ợc phát triển kinh tế, nâng cao năng lực của xã hội và
thúc đẩy đối thoại địa phư ơng
Chiến lư ợc phát triển kinh tế địa phư ơng đóng góp vào việc làm cho
thể chế địa ph ương công khai hơn và phát triển xã hội dân sự.
154

Đào Thế Tuấn
Ưu thế kinh tế
Chiến lư ợc phát triển kinh tế địa ph ương tạo việc làm cho doanh
nghiệp đối mặt với môi trư ờng kinh tế toàn cầu.
Chiến l ược phát triển kinh tế địa phư ơng là kết quả của sự tham gia
của các tác nhân và bắt nguồn từ hoạt động kinh tế của lãnh thổ, và cũng
đóng góp vào sự cải tiến chất lư ợng của việc làm.
Chiến lược này có các rủi ro cũng rất lớn, vì quyền lợi cá nhân của
tác nhân tham gia vào quá trình thư ờng khác với quyền lợi của tập thể
và xã hội. Phải có một sự khuyến khích lợi ích của các tác nhân tham gia
quyết định vì quyền lợi tư nhân của họ.
Có một ranh giới mỏng manh giữa chiến lư ợc có lợi và chiến lư ợc lãng phí.
‑ Phụ thuộc vào chiến lư ợc có gắn liền với hoạt động kinh tế trong
một lãnh thổ. Việc chẩn đoán và xây dựng chiến lư ợc càng chu đáo thì
thắng lợi trung và dài hạn càng có cơ may thắng lợi.
Nhữ ng rủi ro của một công cụ chính sách rất có ý nghĩa.
Xây dựng chiến lược lãng phí thư ờng nhiều hơn chiến lư ợc có lợi, vi sự
khác nhau giữa quan niệm công và chu kỳ chính trị và phát triển kinh tế:
‑ Phát triển kinh tế thư ờng là công việc trung hạn và dài hạn,
‑ Quan niệm công và chu kỳ chính trị thư ờng ngắn hạn,
‑ Ngư ời ra quyết định thư ờng nhìn vào sự hỗ trợ và tầm nhìn ngắn hạn,
‑ Ng ười ra quyết định thư ờng nhìn vào các chiến lư ợc dễ thực hiện,
tư ởng tượng,
‑ Phát triển xã hội dân sự thư ờng đ ược coi như một màng lọc.
5. Mẫu chính sách vùng mới
1. Tạo việc làm ở cấp cơ sở, bằng cách tạo môi trường cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ (DNNV). DNNV tạo được nhiều việc làm hơn doanh
nghiệp lớn. DNNV thường ở các nơi ít thuận lợi. DNNV có thể thừa ở
một số nơi nhưng sẽ tránh được sự tập trung.
‑ Tạo việc làm: Khuyến khích tạo doanh nghiệp. Chính quyền vùng

kích thích sự phát triển óc kinh doanh. Đây là thúc đẩy vốn xã hội, cải
tiến khung thể chế để tạo doanh nghiệp và mạng lưới địa phương,
Chiến lược phát triển vùng
155
‑ Tạo việc làm, cải tiến cơ sở hạ tầng và dịch vụ của các vùng ít phát
triển là một thiếu sót lớn.
2. Làm tốt nhất cho toàn cầu hoá: tất cả các vùng có thể có ưu thế
hơn lúc hoạt động của họ được quốc tế hoá. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
có thể đến được các nơi khác với các vùng năng động nhất. Các doanh
nghiệp thuộc các mạng lưới hay cụm công nghiệp sẽ được che chở tính
cạnh tranh hơn trong quá trình toàn cầu hoá. Các cụm công nghiệp nói
chung thể hiện tính ứng biến cao và khả năng mở rộng lúc đối diện với
cạnh tranh quốc tế.
3. Một sự phát triển bền vững thật. Nhiều vấn đề liên quan đến phát
triển bền vững, có một thành phần lãnh thổ lớn. Không có phản ứng
quốc gia đơn giản cho vấn đề này. Hành động của các cơ quan địa
phương và vùng trở thành thường thấy, ở các vùng đặc biệt, cơ sở hạ
tầng, nguồn lợi môi trường gắn kết xã hội.
4. Tìm một con đường trị lý mới: có 2 con đường: 1) nhờ hợp tác, 2)
nhờ hợp đồng.
Kết luận:
‑ Chính sách vùng đã thay đổi,
‑ Do chính phủ trung ương tổ chức (chính sách phát triển từ trên
xuống),
‑ do vùng tổ chức (phát triển nội lực, từ dưới lên),
Cơ may của thành công là gì?
Vùng không đô thị tăng việc làm ở các nước OECD trong 10 năm qua.
Chỉ có ở Phần Lan, Niu Zelan, Nhật Bản và Hy Lạp có sự tập trung
việc làm ở vùng đô thị, giữ một tăng trưởng vững chắc.
‑ Trong các vùng năng động nhất có nhiều vùng trung gian và vài

vùng nông thôn.
‑ Tính nông thôn không phải là cản trở cho việc tạo việc làm.
‑ Xây dựng cả ở nông thôn và thành thị là thuộc tính của cơ may
thành công.
156
Đào Thế Tuấn
6. Phát triển vùng ở Trung Quốc
Trong thời gian cải cách kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh,
nhưng chủ yếu tập trung ở các vùng ven biển, còn ở các vùng miền Tây
phát triển với tốc độ bình thường. Các vùng miền Tây có 6 tỉnh, 5 khu
tự trị, 1 thành phố chiếm 71,4% diện tích, 28,8% dân số và 16,8% sản
phẩm. Khu vực này có mật độ dân cư thưa thớt, độ màu mỡ đất thấp,
bị xói mòn nhiều. Các vùng này có 36% than đá, 12% dầu mỏ và 53%
khí tự nhiên, có 120/140 loại khoáng sản.
Nhà nước đã xây dựng nhiều chương trình phát triển các vùng miền
Tây, chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Một số chương trình lớn
được thực hiện như: chuyển nước từ các sông lớn miền Nam lên miền
Bắc, chuyển điện từ Đông sang Tây, chuyển khí đốt từ Tây sang Đông
và xây dựng đường xe lửa Thanh Hải ‑ Tây Tạng.
Ngoài ra cũng đã có nhiều chương trình phát triển khoa học công
nghệ. Về khoa học công nghệ đã xây dựng các cụm công nghệ quanh
các khu kinh tế đặc biệt, thúc đẩy sự phát triển của công nghệ cao. Năm
1991 bắt đầu thành lập 26 khu công nghệ mới và cao. Năm 1992 thành
lập thêm 25 cái nữa và năm 1997 thành lập khu công nghệ mới và cao
nông nghiệp Yangling (Dương Linh). Năm 2001 có tất cả là 53 cái. Cuối
năm 2000 các khu công nghệ này đã tạo ra 20796 xí nghiệp trong đó có
1252 xí nghiệp có doanh số trên 100 triệu nguyên, 143 xí nghiệp có doanh
số trên 1 tỷ, 6 xí nghiệp có doanh số trên 10 tỷ.
Năm 2001 chính phủ Trung Quốc đã phát động việc thành lập Khu
khoa học nông nghiệp hiệu quả cao. Trong 5 năm sẽ thiết lập 50 khu

nhằm hiện đại hoá nông nghiệp, tăng thu nhập của nông dân và cải tiến
sinh thái môi trường.
7. Ngân hàng thế giới trong cuốn Thần kỳ Đông Á (1993)
Trong công trình này, Ngân hàng Thế giới cho rằng các nu ớc Đông
Á đã đạt đư ợc một sự tăng trư ởng dựa vào xuất khẩu nhanh, bền vữ ng
và công bằng, và công nghiệp hoá nhanh. Ngân hàng hình như đã
chuyển sang lập tr ường của chủ nghĩa tự do mới. Tự do hoá kinh tế đã
hạn chế việc thực hiện chính sách công nghiệp và can thiệp có chọn lọc
của nhà nư ớc.
Chiến lược phát triển vùng
157
Krugman (1994), giải thưởng Nobel, cho rằng tằng trư ởng của Đông
Á không bền vững và dựa chủ yếu vào việc tích luỹ nhân tố (vốn, lao
động…) hơn là vào năng suất.
Sau khủng hoảng tài chính châu Á mà mọi ng ười đồng ý là do tự do
hoá hệ thống tài chính quốc tế, nhiều nhà kinh tế phê phán xu h ướng tự
do hoá mới và đề cao vai trò của nhà n ước trong việc xây dựng kế hoạch
công nghiệp hoá và hệ thống đổi mới quốc gia.
J. Stiglitz, giải th ưởng Nobel, cho rằng vai trò của nhà nư ớc có tính
chất quyết định ở các nư ớc Đông Á. Ông cũng đánh giá cao vai trò của
chính sách công nghiệp trong tăng trưởng kinh tế của các nư ớc Đông Á.
8. Vai trò của Cụm công nghiệp trong phát triển vùng
G. Becattini (1979) cho rằng cụm công nghiệp là một sự pha trộn cạnh
tranh ‑ thi đua ‑ hợp tác trong một hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa.
M. Piore et C. Sabel (1984) giải thích thành công của các cụm công
nghiệp như một trường hợp đặc biệt của xu hướng chung. Dựa vào tiếp
cận điều tiết họ cho rằng một chế độ dựa vào chuyên môn hoá mềm dẻo
thay thế cho sản xuất hàng loạt kiểu Ford, mà hình dáng không gian là
một cụm như một vùng ngành hàng mà chế độ Ford đã phát triển. Hình
thức tổ chức sản xuất này nhường chỗ một mặt cho sự chuyên nghiệp

hoá lao động, mặt khác cho sự sáng tạo phi tập trung và cho sự điều
phối (bằng thị trường hay qua lại) giữa các doanh nghiệp, là hai đặc
điểm đã nêu trong không khí xã hội của cụm công nghiệp.
Doeringer and Terkla (1995) cho rằng cái lợi của sự cụm lại của các
doanh nghiệp là một nhân tố dẫn đến sự phát triển cụm công nghiệp.
Các doanh nghiệp nằm gần nhau sẽ có lợi có chi phí vận tải và trao đổi
thấp, cũng như tiếp xúc với lao động có tay nghề. Kinh tế cụm lại thúc
đẩy sự cạnh tranh khuyến khích thông tin, kiến thức, chuyển giao công
nghệ giữa các doanh nghiệp có liên quan. Sự chuyển giao kiến thức và
công nghệ giữa các doanh nghiệp dẫn đến sự tăng trưởng mới, giúp cho
sự tăng trưởng của cả cụm.
Sự tương tác đối diện cũng là một nhân tố của sự phát triển cụm công
nghiệp. Sự tương tác ấy có lợi cho các xí nghiệp nhỏ, chuyên nghiệp có
sự mềm dẻo lấp đầy các thị trường nhỏ hay thay đổi công nghiệp. Sự
158
Đào Thế Tuấn
gần nhau địa phương trong tất cả các mặt của quá trình sản xuất, như
cung ứng, chế tạo máy, lắp ráp, phân phối, khách hàng cuối cùng cho
phép các doanh nghiệp tiếp thu công nghệ mới, sáng chế nhanh, làm
tăng hiệu quả của quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp hợp tác để cung
cấp dịch vụ chuyên nghiệp và qua sự hợp tác ấy cụm phát triển
(Rosenfeld 1997). Cơ sở hạ tầng xã hội trong cụm giúp làm dễ dàng sự
chuyển giao công nghệ làm cho cụm mạnh lên và thúc đẩy sự tăng
trưởng tương lai.
M. Porter (1990) giải thích sự thành công về công nghiệp bằng một
hình viên kim cương có 4 mặt của lợi thế cạnh tranh. Các cụm công
nghiệp thành công phải có các điều kiện về nhân tố sản xuất, điều kiện
nhu cầu của thị trường, các công nghiệp có liên quan và phát triển thể
chế và điều kiện quản lý khuyến khích cạnh tranh và hợp tác.
Bốn điều kiện quyết định lợi thế canh tranh là:

‑ Điều kiện nhân tố: vị trí kinh tế trong nhân tố sản xuất như lao
động có tay nghề, nguồn lợi vật lý, vốn hay cơ sở hạ tầng cần cho
cạnh tranh trong một công nghiệp.
‑ Điều kiện nhu cầu: bản chất của nhu cầu địa phương về sản phẩm
công nghiệp và dịch vụ.
‑ Chiến lược của doanh nghiệp cơ cấu và cạnh tranh: các điều kiện quản
lý công ty được tạo ra thế nào, tổ chức và quản lý và bản chất của
sự cạnh tranh.
‑ Các công nghiệp liên quan và hỗ trợ: có hay không có các công
nghiệp cung cấp và các công nghiệp liên quan, cạnh tranh cao.
Hai điều kiện quyết định sự phát triển của các nhân tố quyết định:
Cơ may và Chính phủ.
M. Porter (1990) cho rằng cạnh tranh là động lực của phát triển cụm
công nghiệp. Việc cụm lại là một quá trình động và lúc một doanh
nghiệp cạnh tranh tăng trưởng sẽ tạo nhu cầu cho doanh nghiệp khác.
Lúc cụm phát triển, nó trở thành một hệ thống tăng cường lẫn nhau
trong đó lợi chuyển dịch qua lại giữa các doanh nghiệp trong cụm.
Porter cho rằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cụm phải sáng
tạo, cải tiến và tạo công nghệ mới. Trái lại dẫn đến các doanh nghiệp
phải tràn ra, kích thích nghiên cứu phát triển bắt buộc phải thêm tay
Chiến lược phát triển vùng
159
nghề và dịch vụ. Vì nhiều công nghiệp trong cụm dùng lao động giống
nhau, lao động có thể di động tự do sang các doanh nghiệp khác trong
cụm, như vậy chuyển giao kiến thức sang doanh nghiệp mới và tiếp tục
cạnh tranh và tăng trưởng. Tăng trưởng này dẫn đến nhất thể hoá dọc
hay nhất thể hoá ngang trong khu vực. Tăng nhất thể hoá dọc xẩy ra lúc
phân công lao động đi vào chuyên nghiệp hơn, doanh nghiệp có thể đi
vào thị trường nhỏ mới. Cụm lại ngang xẩy ra lúc công nghệ mới và tay
nghề lao động được áp dụng vào các công nghiệp tương tự ở khu vực

khác (Jacobs, Deman, 1996).
Điểm tiếp theo đáng chú ý là vai trò của “chữ tín” giữa các doanh
nghiệp là một nhân tố có ích trong việc cụm lại.
Piore and Sabel (1984) lúc nghiên cứu về cụm công nghiệp ở Italia đã
đề cao cái “đức” của “Italia thứ ba” và các cụm công nghiệp chuyên môn
hoá vào thời trang cao cấp. Họ thấy các mạng lưới dựa trên chữ đức xuất
hiện từ các doanh nghiệp cạnh tranh nhau, hợp tác với nhau quanh các
hoạt động có lợi cho nhau như đào tạo, bán hàng và nghiên cứu. B.
Harrison (1994) cũng kết luận rằng sự khác nhau giữa mô hình của
Marshall và của Italia là “chữ tín” ‑ sản phẩm của kinh nghiệm. Ông ta coi
đấy là bắt nguồn từ sự phát triển địa phương ở Italia “từ gần nhau đến
kinh nghiệm, đến chữ tín trong hợp tác để thúc đẩy sự phát triển vùng”.
Nhiều tác giả cho rằng cụm công nghiệp Italia là do văn hoá và đặc
biệt của nước này, (1999) quan sát chữ tín rất dễ với các doanh nghiệp
và các nhà cung cấp. Một hiện tượng khác hiếm hơn là chữ tín giữa các
người cạnh tranh với nhau.
Một vấn đề bàn cãi nhiều trong nghiên cứu cụm công nghiệp là vấn đề hợp
tác và ganh đua
Việc các doanh nghiệp ganh đua nhau làm việc với nhau trong việc
phát triển mặt hàng mới hay đấu tranh giành thị trường, việc các công
ty giảm ít nhất rủi ro và tăng nhiều nhất. Vị trí cạnh tranh bằng cách
điều tiết trao đổi thông tin giữa các người cạnh tranh. Phương thức hợp
tác dựa vào chữ tín, quan hệ họ hàng, truyền thống như đã mô tả ở nước
Italia thứ 3. Việc nghiên cứu về hợp tác ở các cụm công nghiệp không
nhiều. Có hai loại hợp tác: dọc và ngang. Có nhiều hoạt động về vận
động hành lang, nghiên cứu thị trường nước ngoài, cùng thúc đẩy xuất
160
Đào Thế Tuấn
khẩu, tổ chức hội chợ, đầu tư cơ sở hạ tầng chuyên nghiệp. Mặt khác
các doanh nghiệp ganh đua với nhau trong bán hàng, sản xuất, phát

triển sản phẩm mới, và cải tiến quá trình.
Các cụm công nghiệp đề cao cả ganh đua lẫn hợp tác. Các doanh nghiệp
cạnh tranh nhau để thu hút và giữ khách hàng. Không có cạnh tranh cụm
sẽ thất bại. Không có hợp tác nhất là hợp tác dọc giữa các công ty và thể chế
địa phương. Cạnh tranh có thể tồn tại cùng với hợp tác vì chúng được biểu
hiện ở các quy mô khác nhau và giữa các tác nhân khác nhau.
Vấn đề chuyên nghiệp hoá mềm dẻo là một khía cạnh rất có hiệu quả
trong việc sản xuất chất lượng cao. Cần có các phương pháp sản xuất
mềm dẻo.
Sự hợp tác phục vụ cho các doanh nghiệp
Mục tiêu đầu tiên của hợp tác là để trả lời cho nhu cầu của doanh
nghiệp. Các dự án phải tương ứng với triển vọng lợi ích (tài chính, nhân
lực, vật tư…) hạn chế rủi ro hay giảm chi phí. Người đề xuất hợp tác
phải làm rõ quyền lợi chung của các doanh nhân tham gia hợp tác, để
bảo đảm thắng lợi của việc này. Các khả năng hành động có nhiều và
tuỳ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp.
‑ Chia xẻ thông tin: nghiên cứu thị trường chung, tìm triển vọng và
hướng phát triển của ngành hàng, theo dõi kinh tế.
‑ Chia năng lực và phương tiện năng lực, tay nghề, nhân lực, đầu tư
chung, mua chung, nhận cung cấp chung, quản lý tập thể các công việc
đặc biệt.
‑ Đào tạo: xác định nhu cầu nâng cao tay nghề, hợp tác với các tổ
chức giáo dục, đào tạo ngành nghề.
‑ Nghiên cứu và sáng kiến đổi mới, kiến thức kinh tế và lãnh thổ,
nghiên cứu và phát triển các đề tài chung, hợp tác với tác nhân địa
phương (trung tâm nghiên cứu, trường đại học, phòng thí nghiệm),
hành động của ngành hàng.
‑ Hành động buôn bán: giới thiệu sản phẩm chung (Internet, triển
lãm, quảng cáo, nhãn hiệu), tiếp thị, xuất khẩu chung, tạo cơ cấu thương
nghiệp, chia nhau thị phần.

Chiến lược phát triển vùng
161
‑ Hợp tác với các người xây dựng thể chế: xây dựng chiến lược chung
của phát triển địa phương, có sự tham gia của các tác nhân công và tư
của lãnh thổ, xây dựng một dự án chung doanh nghiệp / lãnh thổ.
Các kiểu cụm công nghiệp
Theo A. Markusen (2000) có thể phân biệt các kiểu cụm công
nghiệp sau:
1. Kiểu cụm công nghiệp của A. Marshall, là các cụm công nghiệp
(district industriel) trong một vùng mà cơ cấu kinh tế do các doanh
nghiệp nhỏ, do các doanh nhân địa phương quản lý, quyết định đầu tư
và sản xuất được tiến hành ở địa phương. Quy mô doanh nghiệp nhỏ,
trong cụm phần lớn buôn bán giữa người mua và bán bằng thoả thuận
dài hạn. Cụm mua nguyên liệu từ bên ngoài và bán sản phẩm ra ngoài
. Thuyết của Marshall nhấn mạnh bản chất và chất lượng của thị trường
lao động thường là địa phương và mềm dẻo. Trong cụm có các dịch vụ
kỹ thuật trong một số ngành hàng gồm máy móc, buôn bán, duy trì, sửa
chữa, có hệ thống tín dụng riêng. Các thành viên không hợp tác với nhau
một cách chủ ý, nhưng có những cố gắng hợp tác để nâng cao tính cạnh
tranh của cụm. Mô hình này phổ biến ở Italia và một số nước theo mô
hình Italia. Các doanh nghiệp ở đây không bị động mà trao đổi nhiều
và mạnh với khách hàng và nhà cung cấp, hợp tác với các doanh nghiệp
cạnh tranh để chia xẻ rủi ro, ổn định thị trường và chia xẻ sáng chế. Có
một số người tham gia vào hoạt động thiết kế và sáng chế. Có các hội
thúc đẩy thương nghiệp, cung cấp các cơ sở hạ tầng về quản lý, đào tạo,
bán hàng, kỹ thuật, hỗ trợ tài chính, tổ chức các hội thảo để xác định
chiến lược tập thể. Chính quyền địa phương tham gia rất tích cực.
2. Kiểu cải tiến mô hình Italia phổ biến ở nhiều nước tiên tiến như các
cụm công nghệ cao như Thung lũng Silic và Quận Cam ở Mỹ khác nhiều
với các cụm Italia. Các cụm công nghiệp Italia là do văn hoá hoà giải tạo

ra trên cơ sở cộng đồng, công đoàn và Đảng Cộng sản Italia. Trái lại ở
các cụm của Mỹ nếu có sự hợp tác thì chỉ giữa các chủ doanh nghiệp và
doanh nghiệp.
3. Kiểu cụm công nghiệp trục nan hoa là một kiểu cụm công nghiệp phổ
biến ở Mỹ và Nhật Bản gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động
quanh một doanh nghiệp lớn chế tạo máy bay ở Seatle hay chế tạo xe
162
Đào Thế Tuấn
hơi Toyota ở Nhật. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ thuộc vào các
doanh nghiệp lớn.
4. Kiểu khu vệ tinh là các cụm công nghiệp do các doanh nghiệp lớn
nằm ở xa xây dựng ở các vùng chậm phát triển. Các cụm này bao gồm
nhiều doanh nghiệp vệ tinh của các doanh nghiệp lớn ở ngoài cụm. Các
doanh nghiệp vệ tinh này là các nhà máy làm việc theo dây chuyền để
tránh lương cao, tiền thuê nhà và thuế đô thị. Các nhà máy này được
xây dựng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.
5. Kiểu cụm công nghiệp nhà nước, là kiểu do nhà nước tổ chức quanh
một căn cứ quân sự, phòng thí nghiệm vũ khí, trường đại học, nhà tù
Nó giống với kiểu thứ 3. Ở Mỹ có nhiều cụm kiểu này.
Một vấn đề bàn cãi nhiều trong nghiên cứu cụm công nghiệp là vấn
đề hợp tác và ganh đua.
Sự hợp tác phục vụ cho các doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp làm dễ dàng việc thay đổi
hệ thống. Gần đây người ta cho rằng mô hình Công viên công nghệ cao
và vườn ươm xí nghiệp là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy
phát triển địa phương. Đây là phương tiện để chuyển giao kỹ thuật vào
sản xuất và thúc đẩy việc phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ với công
nghệ cao.
Nhiều chương trình hỗ trợ kỹ thuật và miễn thuế đến cung cấp vốn,
huấn luyện, nâng đỡ sáng kiến, nuôi dưỡng các xí nghiệp nhỏ, nên gọi

là vườn ươm xí nghiệp.
Năm 1998 trên thế giới có 2000 vườn ươm xí nghiệp, riêng ở Mỹ có
900 cái. Hiện nay đã có 2500 cái ngoài nước Mỹ, trong đó 1000 ở châu
Âu và 300 ở Đức.
Ở các nước đang phát triển năm 1997 đã có 500 cái và phát triển 20%
năm. Ở Hàn Quốc có 300 và Braxin có 150.
Mục tiêu của VƯXN thường là:
‑ Phát triển kinh tế, tạo việc làm,
‑ Bán kết quả của đầu tư nghiên cứu,
Chiến lược phát triển vùng
163
‑ Thực hiện sở hữu liên doanh hay nhà nước,
‑ Phát triển óc kinh doanh,
‑ Tạo nơi làm việc cho người nhập cư hay học nước ngoài về,
‑ Phát triển hàng xuất khẩu.
Ngoài ra cũng xây dựng nhiều khu nông nghiệp công nghệ cao nổi
tiếng trên thế giới là Công viên AGROPOLIS ở Montpellier, Pháp.
Đây là công viên nông nghiệp đầu tiên của Pháp gồm 6 viện nghiên
cứu và trường đại học nông nghiệp hợp tác tổ chức và nhiều xí nghiệp
cùng làm việc để phát triển các chương trình nghiên cứu và phát triển
công nghiệp cao. Trung tâm có 200 phòng thí nghiệm với 3000 nhà
nghiên cứu.
Đặc điểm chung của các cụm công nghiệp là:
‑ Dựa vào công nghệ tiến bộ.
‑ Do nhu cầu thị trường lôi kéo
‑ Có quan hệ với các xí nghiệp lớn,
‑ Có các thể chế hỗ trợ thích hợp
‑ Có các cơ sở hạ tầng thích hợp (H. Yamawaki, 2001).
Sự thay đổi của thể chế, nhờ đó mà có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một
nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển (M. Syrquin, 1988).

Theo North D. (1997), cấu trúc thể chế của một xã hội có tác dụng tạo
ra lợi ích vật chất. Thị trường có hiệu quả cao do thể chế tạo ra bằng cách
hạ thấp chi phí trao đổi để người tham gia thị trường cạnh tranh nhau
bằng giá và chất lượng. Chính sự cạnh tranh đã tạo ra sự thay đổi thể
chế, thúc đẩy việc đầu tư kỹ thuật và kiến thức để có lợi ích cao nhất.
Thể chế là:
‑ Quy tắc trò chơi (rules of the games) trong một xã hội hay hình thức
hơn là các ràng buộc do con người tạo ra để tạo hình cho các mối quan hệ
(North, 1990).
‑ Quy tắc (rules) của một xã hội hay của một tổ chức làm dễ dàng sự phối hợp
giữa các cá nhân bằng cách giúp họ tạo ra các dự kiến mà mỗi người có thể dựa
trên một cách hợp lý trong quan hệ với người khác (Hayami Y, Ruttan V., 1985).
164
Đào Thế Tuấn
‑ Phức hợp của các tiêu chuẩn ứng xử (complexes of norms of behavior) tồn
tại qua thời gian, phục vụ một cách tập thể các mục đích giá trị (Uphoff, 1986).
‑ Phức hợp các tiêu chuẩn, quy tắc và ứng xử (complex of norms, rules and
behavior) phục vụ cho một mục đích tập thể (A. de Janvry et al., 1993)
‑ Tập hợp của các quy tắc ứng xử (behavỉor rules) do con người thiết kế để
trị quản và tạo hình cho các mối quan hệ của hoạt động con người (J. Lin,
Nugent J. 1995).
Qua các định nghĩa trên chúng ta thấy chưa có một quan niệm thống
nhất về thể chế vì lí thuyết này đang được hình thành. Thể chế có thể là
tổ chức (như hộ, xí nghiệp, HTX ) mà cũng có thể không phải là tổ chức
(như tiền tệ, luật pháp, thị trường ). Thể chế có thể có tính hình thức
(formal) (như gia đình, xí nghiệp, tiền tệ ), mà cũng có thể phi hình
thức (informal) (như giá trị, ý thức hệ, phong tục ). Có những thể chế
bảo đảm an toàn (như gia đình, HTX, bảo hiểm ) nhưng cũng có thể
bảo đảm sự phát triển (như xí nghiệp, trường học, cơ quan nghiên
cứu ). Thể chế là phương tiện để đảm bảo sự hoạt động tập thể, giải

quyết các xung đột về quyền lợi giữa các cá nhân và tập thể. Tất cả các
thể chế của một xã hội họp lại thành “cấu trúc thể chế”.
Các thể chế dù mang tính chất thị trường hay không thị trường đều
cung cấp một dịch vụ để bảo đảm việc tránh sự không chắc chắn hay
tăng lợi ích cho mỗi cá nhân. Cũng như tất cả các dịch vụ thể chế có thể
đạt được với một chi phí nhất định. Trong một trình độ kỹ thuật nhất
định, “chi phí giao dịch” (transaction costs) là tiêu chuẩn để chọn lựa
giữa các sự xắp xếp thể chế cạnh tranh nhau trong một xã hội. Sự xắp
xếp thể chế nào có chi phí thấp nhất với một dịch vụ như nhau sẽ được
ưa thích. Nhưng bản thân sự thay đổi thể chế cũng có chi phí của nó.
Nếu lợi ích do thể chế mới mang lại lớn hơn chi phí để thay đổi thể chế
thì sẽ có sự thay đổi. Sự thay đổi thể chế thường cần các “hành động tập
thể” (collective action). Sau khi được chấp nhận thể chế trở thành một
“hàng hoá công cộng” (public goods).
Hệ thống đổi mới quốc gia, trong 20 năm gần đây là khái niệm được
dùng để giải thích ưu thế cạnh tranh của các quốc gia. Các nhà kinh tế
và làm chính sách cho rằng hệ thống này sẽ thúc đẩy sự phát triển của
các nước đang phát triển.
Chiến lược phát triển vùng
165

×