Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VÙNG NAM TRUNG BỘ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.69 KB, 6 trang )

VÙNG NAM TRUNG BỘ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
TS. Nguyễn Văn Thưởng
Trường Đại học Phú Yên
1. Vùng Nam Trung Bộ nhiều tiềm năng
Nam Trung Bộ là phía nam của dải đất nằm giữa Tổ quốc Việt Nam
với chiều dài trên 1000 km (từ đèo Hải Vân vĩ tuyến 16 đến huyện Hàm
Tân‑ Bình Thuận vĩ tuyến 11). Trong thời kỳ chống Pháp, miền Nam
Trung bộ có 12 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai Thượng, Lâm Viên,
Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk. Trong số các tỉnh đó, chiều ngang vùng đất
liền rộng nhất 212km (Quảng Nam), hẹp nhất 73km (Phú Yên). Tổng
diện tích tự nhiên nội địa toàn vùng là 10.033,6km
2
. Là vùng đất có
đường biên giới chung với các nước Đồng Dương, 342km với
Campuchia và 282km với Lào.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi khái quát về các tỉnh vùng
đồng bằng duyên hải Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Tây Nguyên với những điều
kiện thuận lợi về vị trí địa lý.
Thứ nhất, vùng đồng bằng Nam Trung Bộ có bờ biển tiếp giáp ở phía
Đông tạo ra một lợi thế giao thông đường thủy và cũng là nơi có nhiều
cảng thị cổ đã có quan hệ thương mại với các nước bên ngoài rất sớm:
Hội An, Thị Nại, Cam Ranh… đồng thời có cảng biển sâu Qui Nhơn,
Nha Trang… Từ thời Pháp thuộc, nhiều cảng biển An Nam (Trung Kỳ)
như Qui Nhơn, Xuân Đài, Cù Hmông… đã được chọn làm nơi mở cửa
xuất nhập hàng hóa. Hiện nay, trong quá trình xây dựng và định hướng
phát triển vùng, Chính phủ đã quan tâm đến việc khai thác lợi thế của
biển, kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển
1
.


1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính
trị Quốc gia, H. 2001, tr.182.
414
CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN VÙNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Thứ hai, trên đất liền vùng Nam Trung Bộ có rất nhiều sông lớn, nhỏ
chảy qua tạo nên một lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng, màu
mỡ ở vùng hạ lưu. Những cánh đồng lúa ở Bình Định, Tuy Hòa, Diên
Khánh… cung cấp nguồn lương thực cho cả vùng và góp phần cùng cả
nước xuất khẩu.
Thứ ba, vùng duyên hải Trung bộ còn là nơi có nhiều danh lam,
thắng cảnh nổi tiếng từ lâu. Từ tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An ở Quảng
Nam, đến đầm Thị Nại ‑ Qui Nhơn; nhiều đảo nhỏ dọc bãi biển Nha
Trang, nhiều tháp Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận…. tất cả tạo cho
vùng duyên hải nhiều tiềm năng du lịch mới mẻ.
Thứ tư, cùng với các tỉnh đồng bằng Nam Trung bộ, Tây Nguyên là
nơi chứa đựng nhiều tiềm năng lớn từ nguồn đất đai phì nhiêu. Khi thực
dân Pháp đánh chiếm Tây Nguyên và chúng xem: Sự phì nhiêu của đất đai
vùng này quả là một nguồn lợi lớn đối với thực dân. Chính vì thế, từ năm 1898
đến 1945, thực dân Pháp đã thiết lập ở đây hơn 200 đồn điền lớn nhỏ, với
hàng vạn hecta đất bazan màu mỡ. Cụ thể như: Công ty Delignon và Paris
đã chiếm trên 500 ha đất ở Đăk Joppau ‑ An Khê để trồng chè, cao su và cà
phê
1
; đồn điền CADA và CHPI chiếm trên 40.000ha ở Đắk Lắk; đồn điền
chè Biển Hồ, chè Iapuch (Bầu Cạn) thuộc công ty CATEKA với 3.500ha…
Trong thời kỳ thực dân Pháp tiến hành khai thác ở Tây Nguyên lần
hai, chúng liền xây dựng một số đường chiến lược, trục lộ giao thông quan
trọng với qui mô lớn, như kéo dài đường 14 từ Kon Tum xuống Quảng
Nam; đường 19 từ Bình Định lên PlâyKu đến biên giới Camphuchia.
Không chỉ có tiềm lực kinh tế mà vùng Nam Trung Bộ còn là miền đất

kiên cường, anh dũng trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh chống kẻ thù
xâm lược. Từ truyền thống bất khuất đã hun đúc nên tính cách cần cù,
vượt gian khó, sáng tạo trong chiến đấu và lao động. Khi đất nước giải
phóng, nguồn lực tại chỗ đã trở thành vốn quý, thúc đẩy kinh tế, xã hội
của các tỉnh trong vùng cùng với cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Tất cả những điều kiện trên, tuy chỉ là những nét khái quát, song sẽ là
cơ sở thuận lợi để vùng Nam Trung Bộ bước vào thời kỳ Hội nhập cùng
1. Historique des travaux de clonisation exécutés au Dak‑Joppau en 1898. Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia I, ÀFC, N66.1
Vùng Nam Trung Bộ trong thời kỳ hội nhập
415
với các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, góp phần quan trọng vào
quá trình chuyển biến kinh tế xã hội đi lên vững mạnh trên mọi lĩnh vực.
2. Nam Trung bộ - bước đầu Hội nhập
Nhận thức rõ điều đó, trong Đại hội IX của Đảng ta đã cho rằng: xu
thế toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả
các dân tộc trên thế giới. Đại hội đồng thời còn chỉ ra những cơ hội từ toàn
cầu hóa cho các quốc gia trong đó có Việt Nam, quan trọng nhất là
chuyển đổi kinh tế bằng nhiều hình thức như công nghệ, kinh nghiệm
quản lý, giao lưu văn hóa, trí tuệ, thúc đẩy mối quan hệ gần gũi giữa
các vùng miền trên cả nước.
Nhằm phát huy tích cực khả năng phát triển của khu vực trên các lĩnh
vực nhất là kinh tế, vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã xây dựng nền
tảng hạ tầng: nhiều tuyến đường giao thông được xây dựng mới nối miền
duyên hải với Tây Nguyên: Phú Yên với Đắk Lắk, Gia Lai; Khánh Hòa với
Đắk Lắk, Lâm Đồng… dự kiến xây dựng tuyến đường sắt Khánh Hòa, Phú
Yên với Tây Nguyên trên cơ sở vận chuyển hàng hóa từ các cảng Qui Nhơn,
Vũng Rô, Cam Ranh… lên Tây nguyên và hành khách đi lại, du lịch…
Trước bối cảnh nền kinh tế cả nước có những thay đổi mới, từng
vùng miền tự xây dựng hướng phát triển riêng cho mình. Nam Trung

bộ và Tây Nguyên đã và đang sử dụng hiệu quả những nguồn lực tại
chỗ như: Các công trình thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp, các khu công
nghiệp lớn nhỏ xuất hiện tạo sản phẩm công nghiệp cho đất nước và
xuất khẩu, các khu du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút khách tham quan;
Các khu công nghiệp lớn như Dung Quất ở Quảng Ngãi, Hòa Hiệp, nhà
máy thủy điện sông Hinh, sông Ba Hạ ở Phú Yên đã giải quyết việc làm
cho nhân dân trong vùng.
Đối với Tây Nguyên, từ sau ngày giải phóng, các nông, lâm trường
được thành lập nhiều nhằm khai thác nguồn đất đỏ tươi tốt. Diện tích
trồng cây chè, cà phê, cao su được mở rộng, năng suất cao đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và xuất khẩu. Cư dân bản địa với
chế độ canh tác theo lối “luân khoảnh” không làm ảnh hưởng mấy đến
diện tích rừng, họ vẫn tạo điều kiện cho rừng tái sinh, nuôi dưỡng rừng.
Năm 2005, Tây Nguyên đã có 160.440 hộ với 913.185 nhân khẩu hoàn
thành định canh, định cư, chiếm 82,7% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số
416
Nguyễn Văn Thưởng
định cư… Riêng tỉnh Kon Tum đạt 83% số hộ đồng bào dân tộc định
canh, định cư, Đắk Lắk đạt 76,8%; Gia Lai 85%
1
Với lợi thế về vị trí địa lí, có thế mạnh về nông nghiệp và đặc biệt là
có nguồn nhân lực dồi dào, khu vực này dần dần trở thành địa chỉ mới
trong giao lưu, hội nhập với các vùng trong nước, nhất là các vùng kinh
tế trọng điểm ở phía Nam và phía Bắc. Từ đó, Nam Trung bộ thu hút
được nhiều dự án đầu tư trong nước và nước ngoài vào cùng hợp tác
sản xuất phát triển vùng. Quá trình đô thị hóa ngày một mạnh mẽ, vùng
nông thôn chuyển biến mạnh mẽ, đời sống và sinh hoạt người dân ngày
một nâng cao.
Cùng trong một vùng nhưng các tỉnh vừa có nét tương đồng lại vừa
có sự khác biệt, xuất phát từ điều kiện tự nhiên và dân cư. Khu vực Tây

Nguyên đã có mối quan hệ rất gần gũi với đặc điểm kinh tế và xã hội
của vùng phía tây các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Dù những năm
gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước tự hoạch định chính sách phát
triển riêng cho mình theo hướng công nghiệp, song thực tế thế mạnh
vẫn là nông nghiệp. Riêng vùng duyên hải Nam Trung bộ có tỉnh tiêu
biểu là Khánh Hòa thiên về du lịch và dịch vụ.
Để bước vào thời kỳ hội nhập, sự kế thừa vốn (tự nhiên và xã hội) có
sẵn của từng địa phương là quan trọng nhất, dù biết Nam Trung bộ là
vùng đất nghèo, vùng kinh tế mới bắt đầu phát triển nhưng triển vọng
nhìn thấy rõ.
‑ Trên lĩnh vực nông nghiệp, hầu hết các tỉnh Nam Trung bộ và cả
Tây Nguyên vẫn đặt sản xuất nông nghiệp lên trên hết, tăng cường đầu
tư, thay đổi cơ cấu cây trồng để đạt năng suất cao.
‑ Trên lĩnh vực công nghiệp và hoạt động thương mại, còn khu vực này
non yếu hơn so các vùng khác trong nước, song những năm gần đây, đã
được chú trọng và có hướng phát triển nhanh. Như ở Quảng Nam có khu
công nghiệp Chu Lai và sân bay Chu Lai; Quảng Ngãi có khu công nghiệp
Tịnh Phong, Quảng Phú, Phổ Phong và đặc biệt có khu kinh tế Dung Quất;
Bình Định có khu công nghiệp An Nhơn, Phú Tài, khu kinh tế Nhơn Hội
1. Trương Minh Dục (2008), Xây dựng và củng cố đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb
Chính trị quốc gia, tr.408.
Vùng Nam Trung Bộ trong thời kỳ hội nhập
417
và sân bay Phù Cát; Phú Yên xây dựng những khu công nghiệp như Hòa
Hiệp, Sông Cầu và sân bay Tuy Hòa… Tuy hoạt động công nghiệp và
thương mại các tỉnh này chưa mạnh nhưng đã thu hút vốn đầu tư trong
nước và nước ngoài mạnh mẽ. Khu kinh tế Nhơn Hội ‑ Qui Nhơn đã tiếp
nhận được 20 dự án, với vốn đầu tư 16.228 tỉ đồng, trong đó có 3 dự án
đầu tư FDI với số vốn đăng ký 314 triệu USD. Ở Phú Yên, từ năm 2008 đã
có chủ trương chấp nhận 52 dự án, trong đó có 48 dự án đầu tư trong nước

và 4 dự án nước ngoài. Đối với Khánh Hòa, tỉnh có nhiều tiềm năng về du
lịch và dịch vụ, song về công nghiệp cũng có nhiều khởi sắc. Công nghiệp
khai khoáng được triển khai từ bãi cát trắng ở Đầm Môn (vịnh Vân Phong)
dùng để chế tạo thủy tinh, cáp quang Dưới các bãi cát này có khoáng sản
titan‑kim loại ít bị oxy hóa có thể dùng chế tạo vỏ tàu vũ trụ. Vân Phong
là vịnh lớn với 41.000 ha mặt nước, có độ nước sâu từ 20‑30m, tương đối
kín gió. Với điều kiện và tiềm năng đó, Chính phủ đã quy hoạch xây dựng
tại khu vực này thành cảng trung chuyển container quốc tế và khu kinh tế
tổng hợp đa ngành. Phía nam Khánh Hoà là vịnh Cam Ranh có vị trí hết
sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Đặc biệt,
Khánh Hòa còn có sân bay quốc tế Cam Ranh.
Cả nước đã và đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế với nhiều
thành tựu đáng kể, vùng Nam Trung bộ cùng hòa nhập với cả nước xây
dựng hướng phát triển ban đầu theo lợi thế tự nhiên, xã hội vốn có của
vùng miền. Bước đầu xây dựng mô hình mới thích hợp thời kỳ hội nhập
mô hình vùng cho từng tỉnh, sau đó định hướng phát triển từng bước
theo qui hoạch tổng thể vùng.
Cơ hội nhiều và thách thức lớn:
Từ bước đầu hội nhập, Nam Trung bộ sẽ đủ cơ sở để thống nhất lợi
thế về xã hội, địa lý, kinh tế… Quan trọng nhất là định hướng phát triển
trên cơ sở điểm mạnh của từng tỉnh, tăng cường hợp tác trong vùng,
miền tạo môi trường thuận lợi không bị ngăn cản bởi yếu tố địa giới
hành chính. Cơ hội được giao lưu, học hỏi bạn bè thế giới để địa phương
phát triển phù họp với xu thế chung của thời đại. Tiếp thu để phát triển
từ những điều kiện kỹ thuật hiện đại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát
triển những ngành nghề quan trọng, tăng thu nhập trong nhân dân. Tiếp
cận với xu hướng đổi mới trên nhiều lĩnh vực từ cơ sở biết bảo vệ bản
sắc, truyền thống văn hóa và phát huy nó.
418
Nguyễn Văn Thưởng

Thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế đối với vùng có nền kinh
tế ban đầu thấp là một vấn đề khó tránh khỏi và rất cần phải nhận thức
rõ. Trước hết, kinh tế chủ lực của khu vực Nam Trung bộ là nông nghiệp,
chưa thể chuyển đổi sang mô hình kinh tế khác một cách nhanh chóng.
Mặc dù theo Quyết định 73/2006/Qđ‑TTg của Thủ tướng Chính phủ về
“Qui hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo
các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” tiến hành triển
khai nhưng còn nhiều bất cập. Một số hàng hóa ứ đọng không tiêu thụ
được và sức mạnh của chuyển đổi mô hình kinh tế này chưa thu hút lực
lượng lao động từ nông thôn.
Hiện tượng tỉnh nào cũng xây dựng mô hình kinh tế giống nhau mà
chưa tập trung vào yếu tố đồng đều giữa các ngành nghề, sự chuyển
dịch cơ cấu sản xuất chậm, chưa tạo được nguồn lao động chất lượng
cao để thích ứng môi trường lao động mới. Tất cả đó là những yếu tố
thách thức, cần khắc phục ở giai đoạn hiện nay đối với các tỉnh vùng
Nam Trung bộ.
Để hình thành và phát triển vùng kinh tế đủ lực hội nhập với cả nước
và quốc tế, Nam Trung bộ đang xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng,
hệ thống giao thông hiện đại… nhằm thu hút đầu tư từ bên ngoài. Vùng
kinh tế này sẽ phát triển mạnh trên cơ sở biết phát huy thế lợi của mỗi
tỉnh. Hiện tại, mỗi tỉnh có qui hoạch phát triển riêng, song cần có sự
thống nhất trên cơ sở các yếu tố chính là đặc điểm lịch sử, văn hóa và
cư dân mà đưa ra quy hoạch tổng thể kinh tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H.
[2] Historique des travaux de clonisation exécutés au Dak‑Joppau en 1898, Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia I, AfC, N66.
[3] Http://www.khanhhoa.gov.vn;
[4] Http://vi.wikipedia.org/wiki/Miền Trung Việt Nam

[5] Nguyễn Văn Thưởng (2009), Việt Nam 10 năm hội nhập kinh tế quốc tế,
Thông tin KH‑CN tỉnh Phú Yên.
Vùng Nam Trung Bộ trong thời kỳ hội nhập
419

×