Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

MỘT SỐ CHUYỆN KỂ VỀ DÒNG HỌ PHẠM BÁ VÀ CÁC DI TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN LỊCH SỬ CỦA ÔNG TỔ KHẰM BAN THEO VUA LÊ THÁI TỔ ĐÁNH GIẶC MINH THẾ KỶ XV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.1 KB, 7 trang )

MỘT SỐ CHUYỆN KỂ VỀ DÒNG HỌ PHẠM BÁ VÀ CÁC DI TÍCH LIÊN QUAN
ĐẾN LỊCH SỬ CỦA ÔNG TỔ KHẰM BAN THEO VUA LÊ THÁI TỔ ĐÁNH GIẶC
MINH THẾ KỶ XV


Phạm Hồng Nêu



Ở Mường Ca - Da (nay là huyện Quan Hoá, Thanh Hoá) có câu chuyện kể về tướng
quân Khằm Ban như sau:
Tướng quân Khằm Ban (Phạm Ban) là tổ tiên của dòng họ Phạm Bá (Lo Khăm) ở
huyện Quan Hoá (mường Ca Da cũ). lúc sinh thời ông đã tinh thông chữ nghĩa và võ
nghệ, do đi học ở Lào, Miến Điện và một số nước khác. Người ông to cao, vai rộng lại
săm mình, săm đùi nên có tên tục là “ông Đùi Vằn” (Chụ Khá Lai).
Tương truyền ông đã theo Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh vào đầu thế kỷ XV.
Ông được vua cử đi chỉ huy quân đánh giặc ở vùng Lũng Cú, Đồng Văn và Tây Bắc.
Cánh quân của ông đi đến đâu đều được dân chúng ủng hộ. Quân giặc thua, cánh quân
của ông đã bắt được tướng giặc mà người Thái gọi là Bóc Minh.
Sau đó ông còn có công dựng cột đồng để phân định địa giới hai nước Việt -Lào tại
mường Ca -Da.
Do công lao, đức độ to lớn, ông được vua Lê Thái Tổ (1428 - 1442) phong chức
tướng quân để thống lĩnh binh mã mường Ca - Da.
Do có công lớn chống quân Minh nên uy thế của ông lừng lẫy khắp vùng từ Nghệ An
đến Mường Thanh.
Hồi ấy vùng đất mường Ca - Da do ông cai quản có 12 động, ông được hưởng thái ấp
9 động.
Khi ông mất, binh sĩ, dân chúng vô cùng thương tiếc, đã lập miếu thờ và ghi tạc bia
đá tại Pom Kéo mường Ca - Da (Hồi Xuân) để thờ phụng ông.
Đến triều vua Khải Định có sắc phong lược dịch như sau:
“Sắc cho các xã thuộc tổng Phú Lệ, tổng Cổ Nam và nhân dân vùng châu thượng


Quan Hoá Thanh Hoá trước đây cùng phụng thờ vị thành hoàng làng bản thổ là Phạm
Tướng Công tên tự Khằm Ban tôn thần. Vị thần đã có công bảo vệ đất nước che chở cho
dân rất là linh thiêng. Nay vẫn thuân theo sức lệnh cũ phong cho vị thần là: Quan ý dực
bảo trung hưng trung đẳng thần và thờ phụng như cũ để vị thần phù hộ che chở cho dân.
Kính cẩn tuân theo sắc lệnh này.
Ngày 18 tháng 3 niên hiệu Khải Định thứ 2 (1917)”
Với đạo lý uống nước nhớ nguồn dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh và đề nghị của
UBND huyện Quan Hoá, ngày 6 tháng 2 năm 2002 Giám đốc Sở Văn hoá Thanh Hoá có
quyết định số 65. Bia ký và khu đền thờ tướng quân Khằm Ban ở Pom Kéo bản Khằm
mường Ca - Da (Hồi Xuân) là di tích lịch sử văn hoá. Chủ tịch UBND huyện Quan Hoá đã
chỉ thị UBND xã Hồi Xuân tổ chức thành lập ban quản lý xây dựng tôn tạo khu di tích
đồng thời UBND huyện trực tiếp tổ chức lễ đón nhận quyết định của Sở Văn Hoá và tổ
chức dâng hương vị thần tướng quân. Cán bộ, nhân dân con cháu dòng họ Phạm xa gần đã
tề tựu về dự lễ. Đó là niềm tự hào vinh dự cho người Thái nói chung và cho thế hệ con
cháu mang dòng họ của tướng quân.
Để giữ gìn phát huy di tích, UBND huyện, UBND xã Hồi Xuân đang có kế hoạch
nâng cấp tô tạo bia ký đền thời và khi Pom Kéo thành khu du lịch văn hoá lịch sử và là
nơi giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông.
Đồ đồng (bộ trống đồng) đào được tháng 4 - 2002
ở khu vực bia ký đền thờ tướng quân Khằm Ban
tại Pom Kéo, Hồi Xuân
Trong dòng họ Khằm Ban còn có Phạm Ngọc Chúc làm thượng tướng thống lĩnh
quân. Ông được vua Lê Thế Tông (1753 - 1599) phong hàm tả tướng Thái uý và giữ chức
Đặc tiến thượng tướng quân, quân dân Thái uý đại sứ ty, Quảng uý đại sứ tước phong
Phú xuyên hầu trụ quốc trung trật. Hiện nay, con cháu họ Phạm Bá ở bản Khằm Hồi
Xuân đang lưu giữ nguyên bản:
Sắc thứ nhất: “Trước đây vị thần được quan Thái uý trưởng quốc công Trịnh Tùng
căn cứ vào công trạng của vị thần họ Phạm tên là Phạm Ngọc Chúc, căn cứ vào đề nghị
các quan trong triều thăng cho vị thần một bậc là Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân
uy về điện hoả trung trật, quản lý tước Xuân lĩnh bá trung trật. Nay ban sắc.

Gia Thái tứ niên thất nguyệt nhị thập tứ nguyệt (năm 1576 triều vua Lê Thế Tông)”
Sắc thứ hai: “Sắc cho quan phụ quốc thượng tướng quân chức Thái uý đại sứ ty
Quảng uý đại sứ. Tước Phú xuyên hầu, bậc quan là thượng tướng trung trật là Phạm Ngọc
Chúc được nhận chức Tả tướng Thái uý. Ông được Trưởng quốc công Trịnh Tùng đã căn
cứ vào công lao của các bậc thần giúp vua lại được các qua trong triều đề nghị nên được
thăng thêm một bậc là được giữ chức: Đặc tiến thượng tướng quân, quân dân Thái uý đại
sứ ty, quảng uý đại sứ, tước phong là phú xuyên hầu trụ quốc trung trật. Nay ban sắc”.
Hai sắc phong
Đến nhà Nguyễn, mặc dù có nhiều thời kỳ bị gián đoạn, dòng họ Pham Bá (Lo
Khăm) vẫn giữ địa vị thống trị của mường Ca - Da và đã được các vua phong sắc, con
cháu, chắt hiện nay vẫn còn giữ được các nguyên bản như sau:
- Minh Mạng: 2 sắc chỉ
- Tự Đức : 8 sắc chỉ
- Thành Thái : 14 sắc chỉ
- Duy Tân : 6 sắc chỉ
- Khải Định : 2 săc chỉ
- Bảo Đại : 7 sắc chỉ và 1 bia đá cho ông Phạm Bá Thọ
Trong triều Nguyễn, các ông: Phạm Bá Sản, Phạm Bá Ất, Phạm Bá Thọ, Phạm Bá
Hai, Phạm Quang Vinh, Phạm Bá Út, Phạm Bá Xích và Phạm Quang Ngọc đã lần lượt
giữ chức vụ tri châu Quan Hoá từ năm 1837 đến tháng 8năm 1945.
Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1845 con cháu, chắt của dòng họ Phạm Bá đã một
lòng theo cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
THƠ LÊ THÁI TÔNG Ở HANG THẲM KÉ (SƠN LA)
Trương Sĩ Hùng, Thiên Thành
(Viện Nghiên cứu Đông Nam Á)
Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ thực lục -quyển XI) chép về vua Lê Thái
Tông: "Tên huý là Nguyên Long, con thứ của Thái Tổ (Lê Lợi), ở ngôi 9 năm, băng hà
khi đi tuần miền là bậc vua tài giỏi biết giữ cơ đồ".
Lê Thái Tông lên ngôi ngày 8/9/1433 (niên Đông; thọ 20 tuổi, táng tại Hựu Lăng.
Vua thiên tư sáng suốt, nối vận thái bình; bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh

dẹp di địch, trọng Đạo, sùng Nho mở khoa thi chọn hiền sĩ, xử tù, xét án phần nhiều tha
thứ khoan hồng. Cũng hiệu Thuận Thiên thứ 6). Năm 1434 vua đổi niên hiệu Thiệu Bình.
"Đại xá thiên hạ, lấy ngày sinh là kế thiên thánh tiết, sau đổi làn vạn thọ thánh tiết, lấy tên
hiệu là QUẾ LÂM ĐỘNG CHỦ. Bấy giờ vua mới 11 tuổi, nhưng không phải nhờ mẫu hậu
buông rèm coi việc nước, mà mọi việc thiên hạ đều do tự mình quyết định cả".
Sau 6 năm lấy hiệu Thiệu Bình (từ 1434- 1439) vua Lê Thái Tông lại đổi niên hiệu
là Đại Bảo, chính thức từ 1440. Ngày mồng 3 tết Nguyên đán (1440) vua Lê Thái Tông
có bài chiếu:
"Trẫm nghĩ: bậc tôi trung tướng giỏi ngày xưa, thờ vua trọn tiết, vì nước quên nhà.
Nay đại thần trăm quan văn võ các ngươi, ăn lộc của vua, phải lo cái lo của vua. Hễ trong
quân dân có những điều tai hại và hành vi của trẫm có những điều sai lầm các ngươi đều
nên can gián rõ ràng, giúp ta sửa chữa thiếu sót, lo làm tròn mọi việc đang làm trong chức
phận của người bề tôi; để sánh ngang hàng với họ Y, họ Lã. Nếu được như vậy thì vua tôi
sẽ giữ được trọn vẹn công lao sự nghiệp từ đầu tới cuối, cùng hưởng phúc lộc dài lâu mãi
mãi, để khỏi phụ lời thề".
Vào tháng 3/1440, vua Lê Thái Tông "tuyển tráng đinh bổ sung quân ngũ, rồi đích
thân cầm quân đi dẹp loạn, phản nghịch tên là Nghiễm ở châu Thuận Mỗi, trấn Gia
Hưng". Chuyến đi Tây Bắc của vua kéo dài đến 15/5 thì "Nghiễm dâng trâu và voi xin
hàng". Phần vì "đương mưa, nắng dữ" phần vì kẻ phản nghịch đã mang dâng lễ đầu hàng,
Lê Thái Tông tha cho Nghiễm. Song, khoảng 1 năm sau Nghiễm vẫn tiếp tục quấy phá,
liên kết với Đạo Mông - một "viên tướng Ai Lao" gây rối miền Tây Bắc Đại Việt. Vì vậy,
"Năm Đại Bảo thứ 2 (1441), vua lại đi đánh tên phản nghịch ở châu Thuận Mỗi, bắt sống
viên tướng Ai Lao là Đại Mông cùng vợ con ở động La; lại bắt được con của tên Nghiễm
là Sinh Tượng và Tràng Đồng. Nghiễm Kế cũng ra hàng. Vua bèn đem quân về dâng thù
báo thắng trận ở Thái Miếu".
Về sự kiện trên, hiện còn một bài thơ của vua Lê Thái Tông ở trên vách hang
Thẩm Ké (nay thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), nói về chuyến đi dẹp loạn lần thứ
nhất (1440). Tạm thời xin phiên âm và lược dịch thành thơ, mong giữ lại được một văn
bản.
1. Phiên âm

QUẾ LÂM NGỰ CHẾ
Thuận Mỗi châu nghịch tù
Nghiễm vong ân bội nghĩa
Xuất chúng tòng Ai Lao
Tác nghịch dư thân đổng
Diệc sư vãng chính kỳ
Tội chỉ cố chi gián
Nham đạt kỳ tỉnh tuyền
Thượng Nghiễm kế cùng lực
Tận tiễn gia nhân giáng
Dư linh kề bồ bặc
Vô chi nhất nhẫn phong
Lục nãi phóng quyết tội
Ban sư nhi hoàn lưu
Bính chẩm tiêu tâm niệm viễn nhân
Man tù hà sự tốc vong nhân
Thế nan nhược hữu anh hùng chủ
Thiên hạ thuỳ dung bạn nghịch thần
Điểu đạo duyên vân không thị hiểm
Âm nhai sướng mãn dĩ hồi xuân
Cách trừ ô nhiễm an lương thiện
Nhẫn xử hà manh ngoại tíi nhân
ĐẠI BẢO NGUYÊN NIÊN
QUÝ XUÂN TRUNG CÁN CÁT NHẬT
2. Tạm dịch
Kẻ tù nghịch ở châu Thuận Mỗi
Nghiễm vong ân bội nghĩa làm càn
Cùng giặc Ai Lao nên tội phản
Làm trái bị vua đánh dẹp tan
Cũng theo cờ nghĩa sao ly tán

Chẳng nghe lời lẽ của ta ban
Biết lựa ý hay cao tựa núi
Lửa chẳng bùng lên đất bụi lầm
Thượng Nghiễm vô mưu quân lực hết
Xin hàng cùng với cả gia nhân
Cờ rủ chân tay y khúm núm
Đáng thương người chưa biết báo ân
Tha tội còn xem ngày định án
Trở về còn hẹn lúc chinh an.

Mất ngủ, miền xa dân chẳng yên
Tù trưởng sao ngươi nỡ nhiễu phiền
Thế gian đã có người minh chủ
Thiên hạ ai dung kẻ nghịch thần
Chim bay đường hiểm nào ngăn được
Hang sâu hơi ấm toả đầy sân
Xua tan nhơ bẩn ngời thanh khí
Biên cương trăm họ hưởng hồng ân.
NGÀY TỐT, TIẾT TRUNG CÁN, QUÝ XUÂN NIÊN HIỆU
ĐẠI BẢO THỨ NHẤT (1440)
Tổng tập văn học Việt Nam (tập IV, Nxb KHXH, H.1995) trg 81-82 có giới thiệu
bài thơ thứ hai và coi bài một chỉ là "lời dẫn".
Phần chữ Hán ở trang 433 không đúng với nguyên bản khắc trên bia ma nhai.
Nguyên bản ở đây là ảnh chụp năm 2003 tại di tích.

×