Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN MAI CHÂU TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP, CAN THIỆP MĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.69 KB, 6 trang )

SỰ ĐÓNG GÓP CỦA NHÂN DÂN MAI CHÂU TRONG CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP, CAN THIỆP MĨ

Vì Duy Trang, Vì Văn Dấng
huyện Mai Châu, Hoà Bình

Mai Châu là huyện vùng cao thuộc tỉnh Hoà Bình, cách trung tâm tỉnh lỵ trên 60 km,
cách thủ đô Hà Nội 130 km về phía Tây. Địa hình Mai Châu hiểm trở, rừng cao, núi sâu,
sông, suối, đường quốc lộ độc đạo. Mai Châu có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng, là
cửa ngõ lên Tây Bắc và thông sang Lào. Có quốc lộ 6 chạy từ Hà Nội đi lên Điện Biên và
quốc lộ 15A chạy dọc qua huyện sang Thanh Hoá. Phía Bắc huyện giáp Đà Bắc và hồ thuỷ
điện Hoà Bình, phía Đông giáp huyện Tân Lạc(Hoà Bình), phía Tây giáp huyện Mộc Châu
(Sơn La), phía Nam giáp huyện Quan Hoá (Thanh Hoá). Có dòng sông Mã chạy qua tạo
thành đường giao thông thuỷ, bộ nối huyện Mai Châu với quân khu IV, khu Tây Bắc, Việt
Bắc và quân khu thủ đô.
Hiện nay huyện có 21 xã và 1 thị trấn với trên 48.700 dân gồm 7 dân tộc cùng sinh
sống. Dân tộc Thái chiếm 60,2%; dân tộc Mường chiếm 15,56%; dân tộc Kinh chiếm
15,07%; dân tộc Mông chiếm 6,91%; dân tộc Dao 2,06%; dân tộc Tày và dân tộc Hoa
0,2%.
Tháng 8 năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng
thành công ở Mai Châu. Năm 1946 huyện cùng cả nước bước vào công cuộc chống thực
dân Pháp và can thiệp Mĩ.
I. Xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng (Tháng 9/1945 –
12/1945)
Nằm trong bối cảnh chung của cả nước và của tỉnh Hoà Bình, Mai Châu sau cách
mạng tháng 8 năm 1945 gặp muôn vàn khó khăn như hàng trăm người thiếu đói ở các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ kéo lên làm cho nạn đói càng thêm gay gắt. Cùng với khó khăn về
kinh tế những phức tạp về văn hoá xã hội là trở ngại lớn đối với công cuộc bảo vệ và
củng cố thành quả cách mạng của nhân dân các dân tộc ở Mai Châu. Trong khi đó toàn
vùng Mai Châu chưa có Đảng viên, chính quyền cách mạng lâm thời còn non yếu, trình
độ giác ngộ cách mạng của nhân dân nhiều nơi còn thấp, ở vùng cao người Mông (Hang


kia, Pà cò) hầu như chưa tiếp xúc với cách mạng, lực lượng phong kiến phìa tạo còn có
uy thế rất lớn trong nhân dân.
Trong bối cảnh đó, Mai Châu đã cử cán bộ phụ trách vùng trực tiếp xuống các xã
ổn định bộ máy Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời, thành lập đoàn thể cứu quốc như
nông dân, thanh niên, phụ nữ. Ở các xã đều thành lập hội tự vệ cứu quốc, đồng thời
hướng dẫn nhân dân phá hoang, tận dụng đất đai đẩy mạnh tăng gia sản xuất, phát động
phong trào bình dân học vụ, xây dựng nếp sống mới.
Khi thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ thì ở phía Bắc bộn tàn quân Pháp ở Vân
Nam, Trung Quốc tràn xuống hòng trở lại chiếm đóng vùng Thượng Lào và Tây Bắc.
Mai Châu là địa bàn nằm trên đường đi của một trung đoàn Tưởng kéo về chiếm đóng
tỉnh lỵ Hoà Bình. Khi bọn Tưởng đi từ Tòng Đậu đến Chiềng Châu, những phần tử xấu
người Hoa xúi giục quân Tưởng đòi chính quyền địa phương cung cấp gạo, lương thực,
thực phẩm cho đội quân ốm đói. Các đồng chí trong ban cán sự tỉnh chỉ đạo, trừng trị.
Đến tháng 3/1946 tình hình tạm thời yên.
Núp dưới bóng quân Tưởng, các Đảng phái phản động ở trong nước ra sức hoạt động
chống phá hòng lật đổ chính quyền cách mạng. Chúng lôi kéo được một số phìa tạo ở Chiềng
Châu. Đứng trước tình hình đó đại đội Đinh Công Đốc và các đội tự vệ đã triển khai lực
lượng vây bắt và đánh trả bọn chúng buộc chúng rút khỏi Mai Châu.
Tháng 11 năm 1945 Trung ương Đảng quyết định thành lập Mặt trận Tây Bắc, xây
dựng các chi đội giải phóng quân “Tây tiến” làm nhiệm vụ chặn đánh địch lên Lai Châu,
Sơn La bảo vệ vùng Tây Bắc.
Nằm trong chiến khu 2, là hậu cứ trực tiếp của Mặt trận Tây Bắc, cán bộ quân dân
Mai Châu được ban cán sự tỉnh uỷ, uỷ ban cách mạng Mai Đà giao nhiệm vụ phục vụ bộ
đội Tây Tiến. Một số thanh niên địa phương hăng hái tham gia bộ đội Tây Tiến. Nhân
dân địa phương tích cực giúp đỡ, tiếp tế phục vụ bộ đội lập một số kho trữ muối, gạo trên
đường từ Mai Châu đến Suối Rút.
Đầu năm 1946 theo sắc lệnh của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà,
cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức vào ngày 6 tháng 1 năm 1946. Lần đầu tiên người
dân Mai Châu được làm nghĩa vụ của một công dân, bầu cử người đại biểu chân chính
cho mình. Thông qua cuộc bầu cử, nhận thức về cách mạng trong nhân dân được nâng

lên rõ rệt. Trước sự lớn mạnh của phong trào Mai Đà nói chung, Mai Châu nói riêng cuối
năm 1945 đầu năm 1946 ban cán sự tỉnh Hoà Bình quyết định thành lập chi bộ Mai Đà
do đồng chí Hà Bình trực tiếp làm Bí thư.
Tháng 4 năm 1946 thi hành quyết định của Chính phủ và Quốc hội Mai Châu tiến
hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp từ tỉnh đến xã, trên cơ sở ddosbaauf ra uỷ ban hành
chính các cấp. Nhiệm vụ đặt ra là: Phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, bán vũ
trang địa phương; đẩy mạnh sản xuất, xoá nạn mù chữ, xây dựng nếp sống mới. Kết quả có
hàng vạn người tham, gia mặt trận Việt Minh và đoàn thể, thanh niên từ 18 tuổi trở lên đều
tham gia dân quân tự vệ bảo vệ bản làng và tham gia vệ quốc đoàn đóng ở Suối Rút, Chiềng
Châu quyên góp được 20 tấn gạo, 5 tấn lương thực và hàng chục vạn đồng để cứu đói, phá
hoang làm lúa được 150 ha ruộng đẩy lùi được nạn đói, phong trào bình dân học vụ thu được
những kết quả khả quan, tháng 9 năm 1946 cứ 10 người dân thì có 3 người biết chữ chiếm tỷ
lệ 30% dân số.
Giữa năm 1946 Đảng trưởng Đại Việt duy tân Lý Đông A (tức Trần Khắc Tường)
bị truy quét ở Hà Nội chạy lên ẩn náu ở Hoà Bình, chọn Mai Châu làm sào huyệt chính
để lật đổ chính quyền Hoà Bình chiếm Sơn La, xây dựng Hoà Bình – Sơn La thành một
căn cứ rộng lớn ở miền Tây Bắc để chống lại Đảng, nhà nước và nhân dân. Chúng câu
kết với một số bọn phìa tạo và Hoa kiều buon bán. Trước tình hình đó ban cán sự tỉnh đã
chỉ đạo, tăng cường lực lượng vũ trang tiêu diệt chúng ngay từ trong trứng nước, lên kế
hoạch bắt bọn đầu sỏ đồng đảng phìa tạo và bao vây tiêu diệt toán vũ trang của Đại Việt
duy tân.
Cuối năm 1946 Mai Châu có nhiệm vụ phục vụ mặt trận Tây tiến như: chuẩn bị
chiến trường miền Tây, sửa đường 6, đường 15, kết hợp với Thanh Hoá khảo sát đường
ven sông Mã từ Vạn Mai đến Sộp Hào, Mường Sim…chuẩn bị địa điểm cho Bộ tư lệnh
của mặt trận miền tây và hệ thống kho tang dự trữ lương thực, thực phẩm, vũ khí quân
trang, quân y tiền phương, 20 kho, 200 lán trại, thành lập một đội tự vệ chiến đấu có tinh
thần trách nhiệm biết tiếng Thái, tiếng Lào, thong thạo đường từ Mai Châu lên Sầm Nưa.
Để giải quyết những nhiệm vụ nặng nề và cấp bách trên trước hết phải có những Đảng
viên của Đảng làm nòng cốt hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng địa phương. Mặt
khác những Đảng viên đó sẽ là cầu nối giữa Đảng và quần chúng. Sẵn có một đội ngũ

quần chúng được tôi luyện trong chiến tranh, bước đầu đã được giác ngộ về Đảng – một
thời gian ngắn một số cán bộ được kết nạp vào Đảng - đến cuối năm 1946 Chi bộ Đảng
Mai Đà phát triển mạnh và được tách làm 2 tổ Đảng: Mai Châu và Đà Bắc. Sự ra đời của
tổ Đảng Mai Châu đã đánh dấu bước phát triển mới trong đấu tranh cách mạng của nhân
dân các dân tộc địa phương. Ngày 19/12/1946 Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến. Từ đây Mai Châu bước vào một thời kỳ cách mạng mới, tiến hành cuộc kháng
chiến trường kì giành độc lập dân tộc.
II. Mai Châu trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp giải phóng quê
hương (1947 – 1950):
Thực hiện nghị quyết của tỉnh uỷ (tháng 2/1947) nhân dân Mai Châu tiến hành tiêu
thổ kháng chiến, thực hiện “vườn không nhà trống”, phá đường quốc lộ 6, đường quốc lộ
15 để cản bước tiến của địch, đồng thời tiếp tục phục vụ bộ đội, vận chuyển thương binh,
kho tàng về Thanh Hoá, Thạch Bi ( Lạc sơn). Các đơn vị du kích, tự vệ chuẩn bị kế
hoạch phối hợp tác chiến với bộ đội đánh cản địch từ Sơn La và từ Lào tràn sang.
Để thuận lợi cho công tác chỉ đạo kháng chiến đầu năm 1947 Trung ương đoàn 52
bộ đội Tây Tiến về đóng tại Mai Châu để hỗ trợ trong công tác củng cố các đơn vị vũ
trang, trung đội du kich: Mặt khác trấn giữ Mặt trận phía tây của tỉnh, bảo vệ kho tàng của
bộ đội, vào thời điểm này Uỷ ban bảo vệ Mai Đà đã thành Uỷ ban kháng chiến Mai Đà,
chiên skhu II đã lựu chọn cán bộ chiến sĩ thành lập đội vũ trang tuyên truyền hoạt động
trong toàn quâ Tây Tiến. Tháng 2/1947 thành lập đội vũ trang tuyên truyền liên quân Việt
– Lào với nhiệm vụ thống nhất kế hoạch vận động tuyên truyền nhân dân hai nước, gây
dựng cơ sở kháng chiến, chẩun bị các chiến trường góp phần phá tan âm mưu bao vây,
tiêu diệt lực lượng kháng chiến trên vùng biên giới Việt Lào của kẻ thù. Nơi hội tụ của hai
đội quân là Phố Vãng – Mai Châu, khi địch tấn công Mai Châu các đồng chí Việt Nam lại
được điều về trung đoàn 52 còn các đòng chí Lào tiếp tục hoạt động trên vùng biên giới
Việt Nam – Lào.
Tháng 11/1947 địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc, lực lượng kháng chiến Mai
Châu tập tring lực lượng để kìm chân địch, bao vây tiêu diệt sinh kực địch: Trong 5 ngày
liền đã tiêu diệt 75 tên địch và thu nhiều vũ khí. Sau thất bại ở VIệt Bắc năm 1947 địch
mở rộng chiếm đóng Hoà Bình xây dựng chính quyền tay sai “xứ Mường tự trị”, “xíư

Thái tự trị”.
Tháng 8/1948 Trung ương Đảng thành lập đoàn công tác miền tây - lấy Mai Châu,
Phú Lệ, Phú Trung (Thanh Hoá) làm bàn đạp tiến công sang vùng Thượng Lào, giúp đỡ
cách mạng Lào. Trung ương Đảng rất coi trọng địa bàn chiến lược này, đoòng thời sự ra
đời của chi bộ Mai – Trung - Lệ có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng trong cuộc kháng chiến,
vì nó gắn liền với đoàn công tác miền tây, liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của phong
trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Quan Hoá (Thanh Hoá) và nước bạn
Lào anh em. Vùng này trở thành một vùng căn cứ du kích vững chắc. Thu đông năm
1949, liên khu uỷ, bộ tư lệnh quân khu III quyết định mở chiến dịch Lê Lợi nhằm giáng
đòn mạnh vào hành lang Đông – Tây của địch. Để chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực
phẩm cho bộ đội, phân đội vũ trang quân khu X, du kích Mai Châu bao vây, uy hiếp, tiến
đánh nơi đóng quân của địch dọc sông Mã từ Vạn Hoa đến Mường Lát, Sộp Hào làm cho
địch rơi vào thế cô lập, các nguồn liên lạc, tiếp tế đều bị cắt đứt. 15/1/1950 Mai Châu
hoàn toàn giải phóng. Cuộc kháng chiến của nhân dân Mai Châu bước sang một giai đoạn
mới, Mai Châu thành một khu căn cứ địa cách mạng, tích cực đóng góp sức người, sức
của phục vụ cho chiến dịch trên chiến trường Tây Bắc.
III. Mai Châu căn cứ địa kháng chiến với chiến trường Tây Bắc (1950 – 1954)
Uỷ ban kháng chiến hành chính liên xã Mai Châu, thành lập hội tạm cấp ruộng đất
để đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân, động viên tinh thần kháng chiến của quần
chúng, xây dựng tổ đổi công.
Tháng 5/1951 chiến dịch Quang Trung được mở màn, trước đó nhân dân Mai
Châu đã huy động được 500 lượt dân công vận chuyển, bảo quản lương thực, vũ khí từ
các nơi khác đến, sẵn sàng chuyển ra mặt trận khi có lệnh của cấp trên. Ngoài ra còn làm
hàng trăm thuyền bè, 3000m dây song cho bộ đội vượt sông. Trong chiến dịch Tây Bắc
tháng 10/1952 nhân dân các dân tộc huuyện Mai Châu đảm nhiệm toàn bộ việc sửa chữa
đường 15, lên rừng đốn gỗ, chặt bương tre nứa làm bè mảng bắc cầu phục vụ bộ đội và
dân công qua sông. Hàng nghìn lượt dân công Mai Châu đã vận chuyển 30 tấn lương
thực, đạn dược từ Suối Rút lên Pà háng (Sơn La) nhân dân 2 xã Vạn Mai, Tân Mai được
huy động ra bến phà Suối Rút (Sông Đà) và sông Mã thường trực bảo vệ giao thông
thông suốt. Nhân dân các xã từ Vạn Mai đến Xăm Khoè tiếp đón và giúp đỡ các sư đoàn

bộ đội chủ quân để chuẩn bị hành quân đi chiến dịch, có 30 trạm tiếp đón, nghỉ chân, ủng
hộ 4 tấn gạo.
Chiến dịch Đông Xuân 1953 – 1954: Mai Châu là cửa ngõ lên Tây Bắc, nhân dân
Mai Châu khắc phục khó khăn với lòng căm thù giặc sâu sắc đã hăng hái xung phong
phục vụ chiến dịch. Hơn 1000 dân công hoả tuyến, 6500 lượt dân công được tập trung
dọc đường 6, 15,41 vừa làm lán trại, kho tàng, sửa đường, bảo đảm con đường vận
chuyển, hành quân lên chiến trường Tây Bắc - Điện Biên được thông suốt: Đồng thời đón
tiếp giúp đỡ hàng vạn dân công khu III, khu IV qua Mai Châu lên Tây Bắc. Đoàn thanh
niên xung phong Mai Châu còn đảm nhận một số điểm trọng yếu như bến phà Suối Rút,
cầu Vạn Mai (là mục tiêu bắn phá hàng ngày của kẻ địch). Nhân dân và lực lượng thanh
niên xung phong Mai Châu cùng lực lượng bộ đội ngày đêm thường trực sẵn sàng tháo
gỡ bom nổ chậm, sửa chữa cầu phà, cung đường bị địch phá hỏng tổ chức vận tải về
đêm, các xã đều có ban chỉ huy xã hội. Chấn chỉnh va phát triển thêm một số đội du kích,
tuy nhiên chưa đạt được lực lượng bán vũ trang.
56 ngày đêm cán bộ Đảng viên quân dân Mai Châu phát huy cao độ tinh thần vượt
khó khăn gian khổ và hy sinh để đảm bảo giao thông vận chuyển thông suốt trong mọi
tình huống, đóng góp sức người, sức của cao nhất cho mặt trận. Nhiều thanh niên lên
đường vào bộ đội, nỗ lực phục vụ chiến trường đồng thời nhân dân hăng hái sản xuất,
công tác phân chia ruộng đất tiếp tục được tiến hành, phong trào bình dân học vụ được
phát triển, công tác y tế cũng được phát triển để tiếp tục phục vụ cho việc chăm sóc
thương binh từ chiến trường Điện Biên chuyển về. Mai Châu là điểm cứu chữa thương
binh nhiều nhất trong tỉnh . Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhân dân và du
kích huyện Mai Châu đã phối hợp với lực lượng chủ lực, chiến đấu 195 trận, tiêu diệt 375
tên địch, bắt sống 89 tên, thu 88 khẩu súng các loại, vận động 30 binh lính mang vũ khí
ra đầu hàng, huy động được 18 000 lượt dân công, 840.000 ngày công phục vụ chiến
dịch, ủng hộ bộ đội 195 tấn lương thực, 20 tấn thực phẩm, 48 con trâu, 180 con lợn và
hàng triệu cây bương, tre, nứa, gỗ làm lán trại, kho, cầu phục vụ chiến dịch.
Miền Bắc được giải phóng, nhân dân Mai Châu cùng cả nước bắt tay vào công
cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh và khôi phục kinh tế, cùng cả nước bước vào cuộc
kháng chiến chống Mĩ và dấu trang thống nhất nước nhà (1954 – 1975).

Với sự đóng góp sức người, sức của cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ như đã
trình bày ở trên, vinh dự cho nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu năm 2003 được nhà
nước phong tặng danh hiệu cao quý “Huyện anh hùng lực lượng vũ trang”

×