Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Đổi mới một số biện pháp sinh hoạt tổ khối chuyên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.38 KB, 15 trang )

I. Đặt vần đề
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nền
kinh tế phát triển không ngừng, nền khoa học tiến bộ và phát triển càng cao đặc biệt là
ngành khoa học công nghệ thông tin, hơn thế nữa thực tế nước ta đã ra nhập WTO
đánh dấu một mốc son lịch sử trong thời kỳ đổi mới đất nước.
Trên con đường hội nhập WTO Đảng và nhà nước ta cũng đã điểm lại những sự kiện
thành công trong quá trình hội nhập về kinh tế, chính trị văn hoá, an ninh quốc phòng.
Đồng thời chỉ ra những tồn tại yếu kém thì việc đầu tiên đó là đòi hỏi đất nước ta có
một đội ngũ các nhà tri thức, các nhà khoa học có trình độ kiến thức về chuyên môn
quản lý cũng như trong làm nghề giàu tâm huyết và giàu nghị lực. Để đạt được điều
kiện này thì ngành giáo dục đóng vai trò vị trí vô cùng quan trọng không thể thiếu
được trong thời kỳ đổi mới đất nước. Chính vì vậy mà ngành giáo dục của nứơc ta nói
chung và ngành dục của huyện Chợ Mới nói riêng cần có kế hoạch rõ ràng cho từng
ngành học bậc học bằng kết quả cụ thể nhằm đưa đất nước phát tiển một cách toàn
diện và bền vững.
Để đạt được kết quả đó, ngay từ đại hội Đảng XIII nghị quyết 02 của TW đã chỉ ra rõ
nét cho ngành giáo dục nói chung là cần phải có kế hoạch tập trung mũi nhọn “ Đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để vững về kiến thức, năng động trong công tác
giáo dục, dạy nghề làm giàu cho đất nước. Để thấm sâu vào nghị quyết TW Đảng
ngành giáo dục luôn phát huy được những kết quả nổi bật trong công nghệ thông tin,
ngành giáo dục của ta đã triển khai sâu rộng tới tất cả các bậc học, ngành học học
sinh tham dự đạt kết quả cao quốc gia những tài năng trẻ làm dạng danh đất nứơc…
Bên cạnh những thành tích mà ngành giáo dục nước ta đã đạt được là nhờ có sự đóng
góp, phấn đấu của tất cả các bậc học, ngành học trong đó có sự đóng góp không ít của
bậc học Mầm non.
Nói như vậy có nghĩa bậc học Mầm non đã tạo nên những nền móng vững chắc cho
các ngành học khác phát triển vì trẻ có được trang bị kiến thức vững vàng khi còn ở
- 1 -
bậc học mầm non sẽ là nền móng cho trẻ bước vững vàng vào bậc học tiểu học, phổ
thông và đại học trong những năm sau.
Với tầm quan trọng của bậc học nên ngành học Mầm non luôn mở các lớp trung cấp,


cao đẳng, đại học nhằm nâng cao cho đội ngũ giáo viên để làm tốt công tác chăm
sóc giáo dục trẻ trong trường lớp mầm non. Đồng thời còn chú trọng đến đổi mới hình
thức tổ chức giáo dục nhằm hoàn thiện cho trẻ về “ Đức - Trí - Thể - Mỹ” để trẻ bước
vào môi trường giáo dục phổ thông một cách tự tin
Với những định hướng mũi nhọn của ngành giáo dục mầm non đã góp phần vào
những kết quả tốt đẹp của ngành giáo dục nước ta. Tập thể cán bộ - giáo viên - nhân
viên của trường Mầm non Mai Lạp dưới sự lãnh đạo sát sao của phòng giáo dục đào
tạo huyện Chợ Mới đặc biệt sự chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo tổ Mầm non
Huyện Chợ Mới đã không ngừng phấn đấu nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như
chất lượng của đội ngũ giáo viên nhanh nhạy trong việc cập nhật chương trình đổi mới
tham mưu với phòng tài chính để dầu tư điều kiện để giáo viên sớm tiếp cận với công
nghệ thông tin. Xây dựng môi trường học tập mới tạo cơ hội cho trẻ tích cực tham gia
vào hoạt động một cách thoải mái và bến vững.
Đứng trước nhiệm vụ quan trọng của ngành học, bậc học Mầm non. Khi triển khai
nhiệm vụ năm học cho cán bộ giáo viên, nhân viên các đồng chí trong ban giám hiệu
trường Mầm non Mai Lạp đã bàn bạc sắp xếp và phân bổ giáo viên - giao nhiệm vụ
cho cán bộ giáo viên một cách hợp lý sao cho phù hợp với trình độ và năng lực của
từng người.
Bản thân tôi được sự tin tưởng của Ban giám hiệu nhà truờng giao cho tôi là khối
trưởng khối mẫu giáo nhỡ và là lớp điểm toàn diện của khối. Một nhiệm vụ hết sức
quan trọng và nặng nề đối với tôi vì mặc dù trình độ năng lực có nhưng bên cạnh đó
thì bề dày về kinh nghiệm chưa sâu đặt ra cho tôi một bài toán cần phải có sự cố gắng
để tìm ra đáp số hoàn thành đựơc nhiệm vụ mà BGH tin tưởng giao cho.
- 2 -
Đứng trước khó khăn đó bản thân tôi luôn suy nghĩ trăn trở để tìm ra những biện pháp
như thế nào cho phù hợp với khả năng của giáo viên trong tổ và từ
đó tôi cùng các chị em trong tổ nghiên cứu và tìm ra cách thức chăm sóc giáo dục trẻ
một cách toàn diện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà vẫn đáp ứng đựơc
những yêu cầu chung của bậc học Mầm Non.
Chính từ lẽ đó mà tôi đã chọn đề tài “ Đổi mới một số biện pháp sinh hoạt tổ khối

chuyên môn” khối mẫu giáo nhỡ trường Mầm Non Dương xá nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ mầm non.
II, Giải quyết vấn đề
A-Những thuận lợi và khó khăn
*Thuận lợi
- Ban giám hiệu nhà trường đồng nhất quan điểm tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất,
chuyên môn, kinh phí hoạt động kịp thời…
Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm kiểm tra đôn đốc xây dựng mamg tính toàn
diện để thúc đẩy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Bản thân tôi khoẻ mạnh nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn cao
đẳng , biết lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người đóng góp, cũng như sự học hỏi kinh
nghiệm từ phía đồng nghiệp để kịp thời điều trỉnh bản thân mình.
- Đội ngũ giáo viên trong tổ đoàn kết thống nhất tích cực chịu khó học hỏi để hoàn
thành tốt nhiệm vụ đựơc giao.
- Học sinh một độ tuổi đựơc phân vào các nhóm lớp, trẻ khoẻ mạnh tích cực trong các
hoạt động và đi học chuyên cần
* Khó khăn
- Bản thân tôi còn trẻ kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế để khi đặt vấn đề nói
trước mọi người cón chưa mạnh dạn và còn chưa có tính thuyết phục cao
- Đội ngũ chị em giáo viên trình độ mặc dù đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng đào tạo
theo hệ tại chức nên việc cặp nhật chương trình mới còn phần nào hạn chế.
- 3 -
- Bài soạn đưa ra mục đích yêu cầu còn chung chung hệ thống câu hỏi đóng,thiếu tính
gợi mở, hình thức tổ chức bị khô cứng, xử lý tình huống sư phạm chưa thật sự linh
hoạt.
- Kết quả của các giáo viên trong tổ tham gia các đợt hội giảng của nhà trường phát
động được đánh giá không cao, giáo viên chưa mạnh dạn và chưa phát huy được tính
sáng tạo trong quá trình dạy học, việc vận dụng công nghệ thông tin vào trong giảng
dạy còn rụt rè.
- Nội dung sinh hoạt của tổ khối vẫn còn mang tính hình thức chưa phát huy được sự

linh hoạt năng động và sự mạnh dạn tham gia đóng góp xây dựng của mỗi giáo viên
trong tổ khối
- Phong trào làm đồ dùng đồ chơi còn thiếu tính sáng tạo có làm chỉ mang tính cách
hình thức chống đối đủ đồ dùng để dạy.
- Còn một số ít giáo viên trong tổ còn chậm tiến bảo thủ, tư tưởng xuôi chiều dậm
chân tại chỗ.
- Phụ huynh học sinh đa phần làm nông nghiệp đưa con đến sớm, đón con lại muộn
chưa thật sự quan tâm đến con cái phó thác cho cô giáo nên việc phối hợp với cô giáo
không thường xuyên đó cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến thời gian của cô giáo.
- Học sinh đi học 100% ngày thứ bẩy nên việc phân bổ thời gian hội họp chủ yếu là
vào buổi chiều khi đã trả hết trẻ.
Đứng trước khó khăn của nhà trường nói chung cũng như của tổ khối nói riêng bản
thân tôi luôn trăn trở suy nghĩ phải tìm cách đưa ra những biện pháp như thế nào để
đẩy mạnh chất lượng đội ngũ giáo viên trong tổ khối nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ của mỗi giáo viên trong tổ khối của mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao gặt hái được nhiều kết quả cao đóng góp vào thành tích chung của nhà
trường.
B. Để làm được điều đó bản thân tôi là một đồng chí tổ trưởng chuyên môn của tổ
khối mẫu giáo nhỡ tôi mạnh dạn tìm ra những biện pháp sau để sớm khắc phục những
- 4 -
tồn tại nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn chưa đồng đều cho các đồng chí giáo
viên trong tổ khối mình cụ thể:
1. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo viên trong tổ khối mẫu giáo nhỡ.
a. Biện pháp khảo sát thực trạng giáo viên
ST
T
Tuổi
đời
số
GV

Trình
độ CM
Kết quả giáo viên giỏi các cấp
2006 - 2007 2007- 2008 2008- 2009
C
T
CH
CT
P
C
T
C
H
CT
P
C
T
CH
CT
P
1 25- 30 3 Tc = 2
đh = 1
1 1 1 2
2 30- 40 4 TC= 2
Cđ = 1
đh = 1
2 2 2 1
3 40- 45 1 đh = 1 1 1 1
Tổng 8 3 1 4 1 5 1
Điều đầu tiên muốn để giáo viên có trình độ chuyên môn đồng đều như giáo

viên trong các tổ khác. Bản thân tôi đã kẻ sổ theo dõi quá trình khảo sát giáo viên
ngay trong dịp hè hàng năm, cho giáo viên bốc thăm hoạt động nào thì soạn giáo án và
dạy hoạt động đó, thời gian chuẩn bị trong 1 tuần. Khi giáo viên dạy tôi có mời các
đồng chí BGH về dự cùng với tổ để có ý kiến đánh giá trong quá trình giảng dạy của
giáo viên một cách khách quan hơn. Khi tất cả giáo viên trong tổ thực hiện hoạt động
dạy xong tôi đều xếp loại hoạt động đó đưa vào sổ theo dõi, từ đó tôi có hướng tập
chung mũi nhọn bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ một cách dễ dàng hơn.
Vì kết quả của giáo viên đã được lưu trong sổ, tôi có tham gia đóng góp ý kiến cho
giáo viên thì các đồng chí tiếp thu rất vui vẻ những tồn tại để sớm khắc phục. Qua
việc khảo sát đó tôi thấy giáo viên trong tổ rất bằng lòng với cách làm của tôi với cách
làm đó các đồng chí rất phấn khởi. Nỗi băn khoăn của tôi đã được giáo viên trong tổ
- 5 -
đồng tình vì tôi cảm nhận rằng mình là một tổ trưởng chuyên môn khối mà để cho
giáo viên trong tổ của mình không bằng chuyên môn tổ bạn thì mình chưa thực sự
làm hoàn thành nhiệm vụ của một người tổ trưởng , với hưởng ứng nhiệt tình của giáo
viên trong tổ đã khiến tôi luôn phát huy khả năng và trách nhiệm của mình tìm mọi
cách để nâng cao chuyên môn hơn.
b. Biện pháp đưa nội dung sinh hoạt tổ khối chuyên môn.
* Hình thức 1: Xây dựng tiêu chí chuyên môn trong tổ.
- Cứ vào đầu năm học hàng năm BGH đều triển khai nhiệm vụ năm học và
được nghe đồng chí hiệu trưởng thông qua các tiêu chí thi đua để mọi thành viên trong
nhà trường nắm được, để mỗi đồng chí xây dựng kế hoạch công việc, biện pháp cho
riêng mình hoàn thành tốt công việc được giao.
- Là một đồng chí tổ trưởng chuyên môn khối thì tôi có cảm nhận rằng: Nếu
mỗi một cá nhân với công việc được giao ai khoẻ thì người đó thắng, thì tôi tin chắc
rằng các đồng chí giáo viên trẻ sẽ gặt hái được kết quả cao.
- Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã dựa vào tiêu chí thi đua của nhà
trường trên các mặt rồi thể chế hoá để xây dựng tiêu chí thi đua cho tổ mình nhằm
giúp đỡ lẫn nhau để thúc đẩy chuyên môn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ .
Trước khi thông qua tiêu chí thi đua của tổ tôi in gửi mỗi đồng chí một bản xem xét và

cho ý kiến trực tiếp vào đấy rồi tôi thu về tập hợp ý kiến xây dựng hoàn hảo mới họp
tổ chuyên môn để tổ viên bàn bạc góp ý cho thấu tình đạt lý.
- Qua ý kiến giáo viên trong tổ đã giúp cho tôi có biện pháp để trong thi đua
không xảy ra thắc mắc đó là:
+ Phân công mỗi một đồng chí giáo viên trẻ có năng lực tốt nhất thì sẽ giúp
đồng chí giáo viên tuổi cao chuyên môn hạn chế . Rồi lần lượt ở mức theo thứ hạng
mặt mạnh của từng giáo viên phân công giúp đỡ nhau. Khi phân công xong các đồng
chí đều nhất trí với quan điểm phân công của tôi một cách vui vẻ để thực hiện theo
tiêu chí thi đua của tổ.
- 6 -
ST
T
Họ tên GV
Nhiệm
vụ
được
giao
CSND
(20)
GD
(20)
HĐ khác
(10)
Xếp
loại
Trẻ SDD giảm theo kế hoạch
Vệ sinh môi trường, VS cá nhân trẻ tốt
Trẻ có nề nếp vs ăn ngủ tốt
Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh có kết quả
Hồ sơ giáo viên, học liệu học sinh đầy đủ phù hợp

Hội giảng hội thi, kiến tập đạt kết quả tốt
Sáng tạo phương pháp hình thức tổ chức
Trang trí lớp sáng tạo tích cực làm đ d- ĐC kết quả tốt
Họp chuyên môn đầy đủ có ý kiến
Thực hiện tốt các cuộc vận động của trường
Bảo quản tài sản nhóm lớp tốt
1 Nguyễn Thị Tuyết
Lan
Tổ
trưởng
Tốt
2 Trần Thị Minh GV Tốt
3 Phạm Thị Hương GV Tốt
4 Vũ Thị Thuỷ GV Khá
5 Nguyễn Thị Châm GV Tốt
- 7 -
…. ……………………
Từ tiêu chí thi đua trong tổ giáo viên tăng thêm khả năng phấn đấu trong công
việc hàng ngày được giao, giúp cho việc sinh hoạt tổ khối chuyên môn có nhiều thuận
lợi.
* Hình thức 2: Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Là một giáo viên của trường mầm non Dương xá , trường hàng năm đều có
thành tích tốt về mọi mặt đó là niềm vui chung của tập thể của giáo viên và học sinh.
Có được kết quả đó cũng phải khẳng định rằng việc lãnh đạo chỉ đạo của đội ngũ
BGH vô cùng sáng tạo: Phân công nhân sự, giao nhiệm vụ, tìm người giúp việc cộng
sự với BGH rất hợp lý.
- Chế độ giờ giấc sinh hoạt hội họp trong nhà trường, các nội dung đầu việc cần
thực hiện cho năm học rõ ràng. Chính từ đó các tổ khối chuyên môn có những cẩm
nang thực hiện. Đối với tổ mẫu giáo nhỡ, tôi đã bám sát vào nội dung đầu việc của
BGH thể chế hoá nội dung đưa vào cuộc họp phù hợp với tổ viên của mình như:

- Xếp lịch thời gian biểu để sinh hoạt chuyên môn vào cuối ngày khi trả xong
trẻ trong tuần:
+ Tuần 1: Dự họp hội đồng giáo dục
+ Tuần 2: Họp chuyên môn toàn trường, kiểm điểm hoạt động chuyên môn
tháng trước và phân công nhiệm vụ để giáo viên trong tổ có tinh thần chuẩn bị.
+ Tuần 3: Triển khai dự hoạt động chuyên môn của tổ khối theo lịch phân
công, trao đổi chuyên môn tháo gỡ vướng mắc…
+ Tuần 4: Rút kinh nghiệm , bình bầu giáo viên trong tổ báo cáo bằng văn
bản với đồng chí hiệu phó phụ trách chuyên môn để tổng hợp báo cáo với đồng chí
hiệu trưởng vào cuối tháng từ đó đồng chí hiệu trưởng có cơ sở đánh giá cụ thể với
từng tổ, từng cá nhân. Còn riêng giáo án hội giảng, kiến tập của mỗi giáo viên trong
tổ tôi yêu cầu đánh máy và tôi lại đóng thành quyển xếp theo thứ hạng ( Tốt, Khá,
- 8 -
Đạt, Yếu) coi như quyển kỷ hiếu chuyên môn của tổ để cho giáo viên nào băn khoăn
vướng mắc đọc lại bổ trợ chuyên môn cho chính mình.
*Với quyển kỷ hiếu chuyên môn của tổ chúng tôi xin ý kiến BGH cho kinh phí phô tô
cho mỗi đồng chí giáo viên một quyển để đọc và tham khảo, vì giáo viên không có
điều kiện đi học hỏi trường bạn, một quyển gửi về phòng BGH.
Qua 3 năm làm như vậy thì tôi thấy giáo viên đã vững vàng tự tin khi thực hiện
chuyên môn cũng như tham gia các đợt hội thi hội giảng với kết quả được ban giám
hiệu đánh giá rất cao.
Đó cũng là niềm vui của tôi đã không ngại khó tìm ra các biện pháp đổi mới trong
sinh hoạt đã được các đồng chí trong BGH, các đồng chí giáo viên trong tổ khối và
bạn bè đồng nghiệp ghi nhận.
Tôi không dừng lại ở đó vì tôi cảm nhận được rằng đấy là thành tích chỉ là bước đầu
vì trong quá trình giảng dạy chăm sóc trẻ còn gặp muôn vàn khó khăn, nội dung
chương trình thực hiện theo chủ điểm, các nội dung bài dạy phải tìm tòi sao cho phù
hợp cả về nội dung lẫn hình thức và tính khoa học với trẻ đặc biệt năm học này là năm
đưa công nghệ thông tin ứng dụng vào trong giảng dạy.
c. Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả cao.

* Giáo viên phải là người có kế hoạch bài dạy phù hợp:
Trong khi xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy chúng tôi thường tập trung tổ nhóm để
cùng trao đổi và thiết kế bài dạy dựa vào đó tính đến khả năng của học sinh, kiến thức
trọng tâm để sử dụng các thiết bị hỗ trợ tiết dạy cũng như các nội dung ứng dụng công
nghệ sao cho tiết dạy hẫp dẫn được trẻ và đạt được hiệu quả cao.
*Sưu tầm tranh ảnh, hình ảnh sinh động để đưa vào bài dạy.
Nếu chỉ dừng ở mức độ tranh ảnh với những hình ảnh mờ nhạt, hình ảnh chết thiếu
sinh động, không có nhiều tác dụng tình huống thì sự hứng thú của trẻ và sự tiếp thu
kiến thức ở trẻ sẽ không cao vì vậy chúng tôi đã cùng nhau tìm tòi và sưu tầm tranh
ảnh , những hình ảnh động gần gũi thực tế với trẻ gây cho trẻ sự hứng thú hơn. Nhờ
- 9 -
đó mà các em sẽ nắm bài học lâu hơn, tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng trẻ học mà
chơi chơi mà học .
Trong quá trình xây dựng bài chúng tôi kết hợp nhiều phần mềm khác nhau để dạy có
âm thanh tự nhiên, quen thuộc, gần gũi với trẻ hàng ngày. Âm thanh là cần thiết
nhưng hình ảnh động cũng cần thiết không kém. Vì vậy dù chỉ là tiết dạy bình thường
chúng tôi cũng phải cùng nhau bàn bạc để đưa ra những hình ảnh động và âm thanh
cùng cách thể hiện phù hợp với nội dung kiến thức của bài giúp cho học sinh tri giác
cụ thể và cuốn hút trẻ vào bài học
Ví dụ với câu truyện : “ cáo thỏ và gà trống”


- 10 -


- 11 -



- 12 -


* Giáo viên cần có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân để khắc phục những tình
huống do sự cố của máy móc khi dạy
- Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao bản thân mỗi giáo viên cần nhận thức được việc
bồi dưỡng tin học cho bản thân bằng cách tìm tòi tham khảo các tài liệu có liên quan
và cùng nhau trao đổi với những đồng nghiệp có kinh nghiệm qua những buổi sinh
hoạt chuyên môn để được giúp đỡ.
Ví dụ: Khi chẳng may bấm nhầm quá hình ảnh thì khôi phục bằng cách nào. Hay giáo
án đã hoàn thiện muốn thêm chữ để minh hoạ thì làm như thế nào? …
Phần III: Kết quả.
Từ một tổ khối chuyên môn có hoạt động về chuyên môn so với các tổ khối
chuyên môn so với khối khác trong trường tưởng chừng là yếu nhưng cho đến năm
học này với sự vất vả khó khăn kết hợp với sự yêu nghề tích cực học tập sáng tạo của
bản thân tôi trong công việc chỉ đạo chuyên môn tổ mãu giáo nhỡ đã cho được kết quả
đáng trân trọng.
- Đã có 87.5% giáo viên dạy giỏi cấp trường.
- Có 12.5% giáo viên dạy giỏi cấp huyện .
- 13 -
- Năm học 2007-2008 đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Lan tiếp tục vào dự thi giáo
viên dạy giỏi cấp thành phố.
- Liên tục làm điểm chuyên đề đổi mới hình thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ
cho trường đạt thành tích cao.
- Đã có thêm 1 đồng chí đi học nâng cao chuyên môn trên chuẩn và chuẩn bị
tốt nghiệp .
- Đội ngũ giáo viên nâng cao về chuyên môn, đồng thời giáo viên không ngừng
tiếp thu khắc phục những tồn tại khi được các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp đóng góp ý
kiến nhằm cầu thị tiến bộ để nâng cao chất lượng chuyên môn chăm sóc giáo dục trẻ
ngày một tốt hơn để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào thành tích chung của
nhà trường cũng như ngành giáo dục Huyện Gia Lâm ngày một vững bước đi lên.
PHần IV:Bài học kinh nghiệm

Trong suốt những thời gian khi tôi thực hiện đã cho tôi bài học kinh nghiệm tuy
là nhỏ bé xong tôi cảm thấy vô cùng quý báu:
+ Đó là bản thân mình ít tuổi đời, ít tuổi nghề so với các đồng chí giáo viên
trong trường.Song với lòng quyết tâm trong quá trình rèn luyện tích cực học tập
nghiệp vụ chuyên môn đã giúp tôi vựot qua những khó khăn và đã gặt hái nhiều thành
công trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ
+ Luôn luôn biết lắng nghe ý kiến tâm sự bạn bè đồng nghiệp, biết phát huy
quyền dân chủ trong hội họp. Mạnh dạn năng động, sáng tạo tìm tòi ra những biện
pháp sinh hoạt tổ khối chuyên môn, chọn lựa nội dung sát thực để sinh hoạt có hiệu
quả không làm tốn phí thời gian.
+Biết trân trọng ý kiến xây dựng giúp đỡ của mọi người. Đặc biệt BGH nhà
trường là chỗ dựa vững chắc cho tôi về tinh thần , cũng như cơ sở vật chất để tôi tự tin
cùng cộng sự phối hợp với các đồng chí BGH thúc đẩy chuyên môn của tổ khối của
mình đi lên đạt kết quả cao so với các tổ khác, chính vì thế tôi khẳng định rằng mỗi
- 14 -
thành viên trong nhà trường khi được BGH phân công bất cứ nhiệm vụ gì thì đều vui
vẻ và nhận nhiệm vụ đó.Chỉ có khác hơn tất cả là bản thân mỗi người cũng cần phải
xác định chỗ đứng cho chính mình và mình là ai , cần phải làm gì để đóng góp công
sức nhỏ bé của mỗi người vào thành tích chung cho sự nghiệp giáo dục trong thời kì
đổi mới xứng đáng với danh hiệu mà Đảng- Nhà nước,nhân dân trao tặng, xứng đáng
là “ người mẹ hiền thứ 2 của các con thơ ”
Trên đây là những kinh nghuệm của bản thân tôi trong năm học vừa qua tôi rất
mong nhận được sự đánh giá góp ý của các đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng chí cán
bộ giáo dục cấp trên để tôi tiếp thu trong quá trình giảng dạy cũng như công tác phối
kết hợp với các đồng chí trong tổ chuyên môn cũng như BGH nhà trường ngày một
hiệu quả hơn với sự nghiệp trồng người trong những năm tiếp theo.

Xin trân trọng cảm ơn!
- 15 -

×