Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Góp phần nghiên cứu hình thái thành phần acid amin con quy ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 44 trang )

Bộ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
HENG SENG HONG
GÓP PHẦN NGHIÊN cứu HÌNH THÁI, THÀNH PHẦN
ACID AMIN CON QUY ở VIỆT NAM
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 2002 - 2007)
■(TiU'-viKS
Ồ ẩ '
Người hướng dẫn : TSKH. Trần Văn Thanh
Nơi thực hiện : Bộ môn dược liệu
Thời gian thực hiện: Tháng 01- 05/2007
HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2007
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này trước hết em xin bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới TSKH. TRẦN v ă n th a n h người thầy đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học
tập và thực hiện hoàn thành khóa luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý Thầy, Cô giáo Bộ môn Dược Liệu đã
động viên giúp đỡ cho em hoàn thành khóa luận.
Em cũng gửi lời cảm cfn sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu, các quý Thầy
Cô ở các bộ môn, thư viện và phòng ban trong trường Đại học Dược Hà Nội.
Hà nội, ngày 15 tháng 05 năm 2007
Heng Seng Hong
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN I- TỔNG QUAN
2
1.1. Sơ lược về động vật làm thuốc
2
1.2. Côn trùng làm thuốc 4


1.3. Con Quy

6
1.3.1. Vị trí phân loại của con Quy 6
1.3.2. Các động vật cùng họ vói con Quy 8
1.3.3. Đặc điểm hình thái, sinh sống của con Quy

15
1.3.4. Bộ phận dùng 16
1.3.5. Thành phần hoá học 16
1.3.6. Những ứng dụng trong y học của con Quy 17
PHẦN II:THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

19
2.1. Nghiên liệu và phương pháp nguyên cứu 19
2.1.1. Nguyên liệu nguyên cứu
19
2.1.2. Phương tiện nguyên cứu 19
2.1.2.1. Các bình thủy tinh và bỏng ngô làm thức ăn nuôi con Quy 19
2.1.2.2. Hóa chất - Thuốc thử
19
2.1.2.3. Các máy móc và thiết bị dùng trong nghiền cứu

19
2.1.3.1. Nghiên cứu về hình thái con quy

19
2.1.3.2. Nguyên cứu thành phần acid amin

20

2.2. Kết quả và thực nghiệm 20
2.2.1. Đặc điểm hình thái và quá trình sinh sống của con Quy

20
2.2.1.1. Đặc điểm hình thái 20
2.2.1.2. Quá trình sinh trưởng, phát triển của con Quy

21
2.2.1.3. Thu hoạch sản phẩm 24
2.2.2. Định túih và định lượng các acid amin bằng sắc ký lỏng hiệu năng
cao
24
2.2.2.I. Tiến hành 24
2222 . Tính kết quả
25
2.2.23. Kết quả

.
26
PHẦN ni: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT

34
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- HPLC; sắc ký lỏng hiệu năng cao
- TDTT: Thể dục thể thao
- TT: Trung tâm
ĐẶT VÂN ĐỂ
Ngày nay, khi nền khoa học kỹ thuật đang phát triển thì ngành công
nghiệp dược phẩm cũng ngày càng phát trển mạnh mẽ. Con ngưòi chú trọng
đến việc tìm hiểu và nghiên cứu để đưa ra những dược phẩm có nguồn gốc gần

với thiên nhiên nhất để phục vụ ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc, bảo vệ
sức khoẻ con người. Do đó, dược liệu đang và sẽ là ngành có tầm quan trọng
to lớn đối với ngành công nghiệp dược phẩm nói riêng và ngành y học nói
chung.
Chúng ta đã biết, dược liệu làm thuốc có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật,
động vật và một số khoáng vật. Nguồn dược liệu từ động vật có thành phần
hóa học, là những chất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển rất gần
với con ngưòi, do đó những dược liệu từ động vật được chuyển hoá dễ dàng
hơn và sẽ được cơ thể hấp thu một cách tốt nhất. Vì vậy, những nghiên cứu
dược liệu có nguồn gốc từ động vật chiếm một vai trò rất quan trọng, ở Việt
Nam, những công trình nghiên cứu thuốc nguồn gốc động vật còn ít.
Nhộng và chất thải của con Quy là một dược liệu đã được sử dụng rất
nhiều trong dân gian với tác dụng bổ, tăng cường sức khoẻ, chữa cam tích cho
trẻ em và hiện nay được sử dụng ở một số địa phương ở miền bắc. Để góp ý
nhỏ bé của mình vào lĩnh vực này tôi tiến hành đề tài: “Góp phần nghiên cứu
hình thái, thành phần Acid amin con Quỵ ở Việt Nam” Với mục tiêu và nội
dung sau đây:
Nghiên cứu hình thái, quá trình sinh trưỏỉng, phát triển và thành phần
acid amin trong chất thải, con nhộng và con Quy trưởng thành. Hy vọng có
những đóng góp cho thực tế và cũng nhân dịp này làm quen với phương pháp
nghiên cứu khoa học, để khi ra nghề có những cống hiến tốt hơn cho xã hội.
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược về động vật làm thuốc
Trên thế giới, động vật làm thuốc chiếm một phần đáng kể. ở Việt
Nam, gồm có 408 loài, thuộc 22 lớp và 6 ngành động vật làm thuốc [7] trong
đó động vật không có xương sống có 94 loài, 17 lớp và 5 ngành, động vật có
xương sống có 314 loài thuộc 5 lớp động vật làm thuốc, trong đó hổ, tê giác,
gấu ngựa, nai, là các động vật quý, hiếm
❖ Một số động vật làm thuốc ở Việt Nam và Campuchia
HỔ

Tên khoa học: Panthera tigris L. họ Felidae
Hổ là động vật quý hiếm nó cho ta da hổ, thịt hổ, xương hổ. Trong y
học, xương hổ là vị dược liệu rất quý được nhân dân dùng chữa bệnh đau
xương, tê thấp, đau nhức cơ thể, còn dùng làm thuốc cảm gió, điên cuồng,
dùng làm thuốc bổ. Nhân dân Campuchia dùng để làm thuốc bổ, đau xương
v.v [4], [11].
TÊ GIÁC
Tên khoa học: Rhinoceos sondaicus họ Rhinocerotidae
Tê giác là một động vật cực kì quý hiếm được ứng dụng trong y học cổ
truyền:
Theo y học cổ truyền sừng tế giác có vị đắng, chua, mặn, tính hàn,
không độc, quy vào 4 kinh tâm, can, vị, thận. Là vị thuốc nhóm thanh nhiệt
lương huyết, có những tác dụng sau:
-Thanh nhiệt lương huyết: dùng cho bệnh nhân sốt cao mê sảng, phát
cuồng, co giật, đau đầu dữ dội. Dùng riêng hay phối hợp với hoàng liên, liên
kiều, sinh địa, huyền sâm.
- Chỉ huyết: sử dụng khi bệnh nhân bị thổ huyết, nục huyết, phát ban,
xuất huyết dưói da.
- Thanh nhiệt giải độc: tác dụng rất tốt trong những trường hợp bị rắn
cắn.
- Có tác dụng tráng thận thuỷ, thanh tâm hoả, tác dụng tốt vód những
trường hợp bồn chồn mất ngủ, giáp tâm thần thanh thản. Ngoài ra, sừng tê
giác còn được sử dụng tốt trong những trường hợp liệt dương, vô sinh.
Dạng dùng, thông thường là mài sừng tê giác vào nước nóng đến khi
dung dịch có màu trắng như sữa để uống hoặc chẻ nhỏ và chặt vụn rồi nghiền
thành bột mịn, rây lấy bột mịn để dùng [8].
Người ta còn sử dụng sừng tê giác để ngâm rượu uống bồi bổ sức khoẻ
[10].
Ngoài tác dụng của sừng thì tê giác còn có một số sản phẩm có tác
dụng chữa bệnh như:

- Da tê giác có tác dụng hút nọc rắn cắn, còn được sử dụng làm thuốc
xức nẻ.
- Mỡ tê giác làm thuốc xức bỏng, nẻ chân.
- Dạ dày tê giác có tác dụng tốt trong điều trị bệnh đau dạ dày [7].
Nhân dân Campuchia lấy sừng tê giác làm thuốc: Chỉ huyết, thanh nhiệt
lương huyết v.v [11].
GÂU NGỰA
Tên khoa học: Ursus thibetanus G.Cuvier
Trong y học mật gấu được ứng dụng:
Theo y học cổ truyền, mật gấu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trấn
kinh, làm sáng mắt và sát trùng, dùng để chữa hoàng đản, đi ngoài, trẻ con
kinh giật, mắt có màng, đau họng, nhọt độc, đặc biệt mật gấu để chữa đau
mắt, chữa nhức xưcmg, sưng, chấn thương bầm giập. Mật gấu còn để chữa sỏi
mật.
Dùng ngoài, mật gấu có tác dụng làm tan các vết xung huyết, tím bầm,
nhỏ mắt chữ đau mắt đỏ, xoa bóp chữa những chỗ sưng đau v.v
Thuốc xoa bóp: Mật gấu Ig hoà tan trong lOOml rượu 35° -45° dùng
xoa bóp chỗ sưng đau.
- Tác dụng của mật gấu theo y học hiện đại:
Y học hiện đại chứng minh acid ursodeoxycholic có tác dụng chữa được
xơ gan và có tác dụng ngăn chặn sự hình thành sỏi mật và làm tan sỏi mật khi
còn nhỏ [7].
Nhân dân Campuchia lấy mật gấu làm thuốc như; Dùng xoa bóp, làm
sáng mắt, chữa nhức xương v.v [ 11 ].
NAI
Tên khoa họciCervus unicolor họ Cervidae
Nhung nai được dùng làm thuốc bổ dưỡng dùng cho ngưòi già yếu, suy
nhược cơ thể, làm việc quá sức, mới ốm dậy, huyết áp hạ. nhân dân
Campuchia lấy nai làm thuốc bổ dưỡng v.v .[4], [11].
1.2. Côn trùng làm thuốc

Côn trùng, hay sâu bọ là những động vật không xương sống thuộc lófp
Insecta (lớp Côn trùng), là lớp lớn nhất trên trái đất và cũng là lófp phân bố
rộng rãi nhất trong số các đại diện của ngành chân khớp (Arthropoda). Côn
trùng là nhóm đa dạng nhất trên trái đất với hơn 900.000 loài, mặc dù chỉ có
một số lượng nhỏ các loài có thể thích nghi được với đời sống ở đại dương, nơi
mà giáp xác là nhóm chiếm ưu thế. Có khoảng 5.000 loài chuồn chuồn; 2.000
loài bọ ngựa; 20.000 loài châu chấu; 17.000 loài bướm; 120.000 loài hai cánh;
82.000 loài cánh nửa; 350.000 loài cánh cứng và khoảng 110.000 loài cánh
màng, ở Việt Nam khoảng 40 loài .[7], [15]. Các loài đại diện:
KIẾN ĐEN
Tên khoa học: Formica fussca Linnaeus
Trong y hoc cổ truyền, người ta dùng kiến với tên thuốc là hắc mã
nghị, được dùng sống. Dược liệu có vị mặn, cay, hơi độc, có tác dụng thanh
nhiệt, giải độc, tiêu thống, giảm đau. Hàng ngày, lấy kiến đen rửa sạch, xào
với mướp đắng ăn, dùng xoa bóp chữa viêm khớp, viêm gan mạn tính. Dùng
ngoài, giã nát kiến đen đắp chữa mụn nhọt, rắn cắn.
Trứng kiến đen, thường được đồng bào các dân tộc miền núi ở phía Bắc
thu về để thổi xôi ăn hàng ngày làm thuốc bổ, tăng cường thể lực. Phụ nữ cho
rằng ăn nhiều trứng kiến sẽ có làn da đẹp, mịn màng, tươi tắn. ở Campuchia
lấy trứng kiến đen làm thuốc bổ, tăng cưcmg sức khỏe v.v. [11], [12].
ONG MẬT
Tên khoa học: Apis melliíìca Apidae
Ong mật sản xuất cho con người nhiều loại thuốc quý như: Mật ong,
sữa ong chúa, sáp ong, keo ong và phấn hoa làm thuốc bổ dưỡng, thuốc kháng
khuẩn, chữa bệnh đường tiêu hoá, thuốc chữa đường hồ hấp, thuốc chữa bệnh
hệ tim mạnh, thuốc chữa bệnh hệ sinh dục, thuốc chữa bệnh tiết niệu v.v
+ ứng dụng trong các ngành khác: trong công nghiệp sản xuất bánh
kẹo, công nghiệp sản xuất rượu và bia, sản xuất giấm, mỹ phẩm y học. ở
Campuchia người ta lấy mật ong để làm thuốc bổ dưỡng, chữa bệnh tim mạnh,
chữa bệnh đau dạ dày, chữa ho v.v [3], [11].

BẠCH CƯƠNG TÀM
Tên khoa học: Bombyx mori Bombycidae
Bạch cương tàm có tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, tiêu đờm, làm tan ứ
kết, trị kinh giảm. Theo một số tác giả, chất protid của bạch cương tàm có tác
dụng kích thích hormon của vỏ thượng thận [5].
Dùng chữa các chứng bệnh: Trúng phong, cảm mất tiếng, trẻ em co
giật, khóc đêm không dứt, tắc đờm, đau họng, viêm thanh quản, ho hen, lao
hạch [7].
1.3. Con Quy
1.3.1. Vị trí phân loại của con Quy
Giới động vật Animalia
Ngành chân khớp: Arthropoda
Phân ngành có mang: Branchiata
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ cánh cứng: Coleoptera
Họ quy: Tenebrionidae [1], [7]
Họ Quy gồm nhiều động vật:
Anphitobius diaperinus
Adelium brevicome
Alphitobius laevigatus
Alphitophagus biíasciatus
Blaps polychresta
Celibe spp
Cestrinus punctatissimus
Chalcopteroides brevipes
Cyphaleus mastersi
Ecnolagria grandis
Gnatocems comutus
Gonocephalum carpentariae
Gonocephalum elderi

Gonocephalum macleayi
Gonocephalum misellum
Gonocephalum walkeri
Helea waitei
Isopteron punctatissimus
Lagria grandis
Latheticus oryzae
Palorus ratzeburgi
Palorus subdepressus
Prophanes mastersi
Pterohelaeus altematus
Pterohelaeus darlingensis
Tenebro molitor
Tenebro obscurus
Tribolium castaneum
Tribolium confusum
Tribolium destructor [14].
1.3.2. Các động vật cùng họ với con Quy:
❖ MỌT SONG ĐỚI
Tên khoa học: Alphitophagus bỉfasciatus Say
- Đặc điểm hình thái
Dạng trưởng thành: Thân dài 2,5 mm, rộng 1 mm, hình bầu dục đều
đặn, đầu hơi thon lại. Thân màu vàng nâu đỏ. Trên cánh cứng có 4 mảng màu
sáng chạy ngang gần như song song vói nhau. Râu đầu có 11 đốt. Mảnh ngực
trước, chiều rộng lớn gần gấp 2 chiều dài.
Trứng: Gần giống hình tròn, màu nâu, dài 0,1 - 0,2 mm.
Ắi trùng: Thân dài 4 - 6 mm, hình ống tròn, màu vàng sữa, đầu màu
vàng nâu.
Ấn trùng biến đổi: Thân dài 2 - 3 mm, rộng 1 -1,5 mm, hình bầu dục,
thon về phía đầu, phình to ra ở phía đuôi, màu vàng nâu nhạt.

- Đặc tính sinh học:
Sau khi giao phối 2 - 3 ngày, mọt cái bắt đầu đẻ trứng, mỗi lần đẻ được
1 -3 trứng. Thời gian trứng 4 - 7 ngày. Thời gian ấu trùng 24 - 36 ngày. Thời
gian ấu trùng biến đổi 7 - 10 ngày.
Mọt hoạt động nhanh nhẹn, thích sống và ăn trong lương thực có thủy
phần cao, bảo quản lâu ngày và có nhiều hạt bị gãy nát [13].
❖ MỌT CÓ SỪNG
Tên khoa học: Gnathocerus cornutus Fabricius
- Đặc điểm hình thái
Dạng trưởng thành: Thân dài 3,5 - 4,5 mm. Hai cạnh thân mình song
song, màu đỏ gỉ sắt. Chấm lõm nhỏ và dày. Đoạn ngọn râu đầu hơi to, dài
bằng phần góc ngực trước.
Con đực, răng hàm phía mặt lưng rất to, dài hơn đầu, đoạn ngọn cuối
cong lên phía trên. Chân môi lồi ra thành vật lồi 2 bên đầu nhô ra bằng phẳng,
cong lên phía trên.
Ngực trước rộng hơn đầu, phía trước ít nhất rộng bằng cánh cứng, chiều
rộng lớn hcfn chiều dài, hai cánh bên chỗ rộng nhất ở phía trước của phần giữa,
phía trước của góc sau nhọn, hcã uốn cong, trước hcã lồi ra, mép sau thẳng, có
đường viền nhỏ, phiến thuẫn nhỏ tròn hình tam giác. Cánh cứng cạnh song
song dài gấp 2 lần chiều rộng của 2 cánh, hàng chấm lõm đều đặn và nhỏ,
phía trước đoạn ngọn có một vật lồi. Hàng chấm lõm của ngấn cánh cứng ờ
trước vật lồi.
Trứng: Dài 0,4 - 0,6 mm, hình bầu dục, màu trắng sữa.
Ấu trùng: Rất nhỏ và dài, khi đẫy sức dài 8 - 9 mm, hình ống tròn, lưng
lồi, màu trắng sữa, bụng hơi nhạt. Đầu màu nâu, đoạn ngọn hình tròn màu
đen, móng màu đen. Đầu gần giống hình vuông lồi, mặt lưng của cạnh bên có
6 sçfi lông to. Râu đầu màu vàng nhạt, có 3 đốt. Đốt thứ 3 dài bằng 2 - 3 lần
độ lớn của đốt. Qiâa trước dài hơn chân giữa và chân sau. Mỗi đốt bụng có 6
sợi lông to, đốt cuối cùng có dạng hình thuẫn. Đoạn sau ở mặt lưng có 4 sợi
lông to, 2 cạnh bên đều có 6 sợi lông to.

Ấa trùng biến đổi: Thân dài 6 - 7 mm, rộng 2,5 - 3 mm, hình bầu dục,
toàn thân màu vàng nâu, đầu màu nâu đen.
- Đặc điểm sinh vật học
Mọt đẻ trứng rải rác, phân tán trong thức ăn của sâu non. Một con cái
trong đời trung bình đẻ 100 trứng, ở 24,4°c thời gian trứng nở là 10 ngày.
Nhiệt độ thích họfp nhất để mọt phát dục là 27°c, mỗi năm trung bình mọt sinh
2 lứa, gặp điều kiện thích hợp có thể sinh tới 4 lứa một năm.
Để thực hiện vòng đời, tùy theo điều kiện ngoại cảnh mà cần từ 77 -
150 ngày, ở 13 - 17°c con cái sống được 1 năm [13].
❖ MỌT ĐẦU DÀI
Tên khoa học: Latheticus oryzae Waterhouse
- Đặc điểm hình thái
Dạng trưởng thành: Thân dài 2,5 - 3 mm, rộng 0,65 mm, màu vàng nâu
hoặc vàng sữa. Đầu rộng và to hình vuông, đầu dài bằng 5/6 độ dài của ngực
trước. Râu ngắn hình chùy có 10 đốt, độ dài của râu bằng độ dài của ngực
trước, đầu râu có 5 đốt to phồng lên bằng và dẹt. Mép trước và mép hai bên
của đầu mỏng, dẹt và uốn cong lên. Ngực trước gần giống hình thang. Mép
ngực trước rộng hơn mép ngực sau, hai góc của mép ngực trước gần giống góc
vuông. Cánh cứng có chiều dài gấp 2,5 lần chiều rộng, không có lông và trên
cánh có 6 - 1 đường chạy dọc.
Trứng: Dài 0,3 mm, hình bầu dục dài, mói đẻ màu trắng sữa, sau
chuyển thành màu vàng nâu.
Ấi trùng : Thân dài 3 ,5 -4 mm, rộng 0,5 mm hình ống dài, màu vàng
trắng, có 6 chân ngực, miệng màu nâu, mắt màu đen, đầu tương đối lớn gần
giống hình tròn.
Ấu trùng biến đổi: Dài 2,0 - 2,5 mm, rộng 1 mm, màu vàng nâu, đầu
màu nâu đen, hình bầu dục dài.
- Đặc tính sinh vật học
Mỗi năm sinh 4 - 5 lứa, trung bình thường 3 lứa. Mọt sống thích hợp ở
nhiệt độ 23 - 25°c, độ ẩm 85%. Thời gian trứng 4-6 ngày, thời gian ấu trùng

ngắn nhất 25 ngày. Tùy theo điều kiện thích hợp hay không mà mọt thực hiện
vòng đời trong thời gian 40 - 68 ngày. Mọt thích sống ờ nơi ẩm tối hay ẩn nấp
ở gầm kho, khe bao bì [ 13].
❖ MỌT MẮT NHỎ
Tên khoa học: Palorus ratzeburgi Wiss
- Đặc điểm hình thái
Dạng trưởng thành: Thân dài 2,5 - 3 mm, hình bầu dục dài và dẹt, màu
hồng nâu. Đầu rộng và dẹt. Mắt kép màu đen, hình tròn rất nhỏ. Râu hình
chùy có 11 đốt. Ngực trước gần giống hình vuông, hai góc của mép ngực trước
lồi về phía trước, hai góc của mép ngực sau gần giống góc vuông. Mép ngực
trước hơi rộng hơn mép ngực sau. Trên cánh cứng có 8 đường chạy dọc. Bụng
có 5 đốt, đốt 1 dài nhất, đốt 2 và đốt cùng tương đối ngắn, đốt 3 và đốt 4 ngắn
nhất.
Trứng: Dài 0,3 mm, rộng 0,15 mm, hình bầu dục, màu trắng sữa.
Âu trùng: Khi đã lớn dài 5 mm. Đầu màu vàng nâu, ngắn và dẹt. Miệng
màu đen nâu. Râu có 3 đốt, đốt 2 lớn nhất, đốt cuối cùng nhỏ nhất. Toàn thân
có 12 đốt màu vàng trắng nhạt, có rải rác những lông nhỏ màu xám trắng. Đốt
ngực 1 có độ rộng lớn hơn độ dài. Đốt bụng cuối cùng phía lưng có từ 3 - 5 u
thịt nhỏ lồi lên và có một đôi hình gai nhỏ màu đen nâu, ở phía bụng có một
đôi chân giả.
Ấu trùng biến đổi: Dài 2,5 - 3 mm, rộng 1,5 - 2,0 mm, màu vàng nâu
sẫm, đầu màu đen, trên thân có lác đác những lông nhỏ màu vàng sáng.
- Đặc tính sinh vật học
ở 30°c có thể giao phối được trong 1 tuần lễ. Giao phối xong 1 - 2
ngày bắt đầu đẻ trứng. Mỗi năm sinh 2 - 3 lứa. Thời kỳ trứng 5 - 7 ngày, thòi
kỳ ấu trùng 26-100 ngày, thời kỳ nhộng 4 - 9 ngày.
ở 30°c, mọt sống được 5 tháng, ở 29,5 - 30,5®c, độ ẩm khoảng 80%
con cái để được 170 trứng, ở 24®c độ ẩm 60% thời kỳ trứng mất khoảng 7 -
10 ngày trung bình 8 ngày, ở 27®c là 4 - 6 ngày trung bình là 5 ngày, ở 30°c,
độ ẩm 60% ấu trùng có 6 - 8 ngày [13].

❖ MỌT BỘT VÀNG
Tên khoa học: Tenebrio molỉtor Linne
- Đặc điểm hình thái
Dạng trưởng thành: Thân dài 15 mm, hình bầu dục dài, màu đen nâu,
bóng như mỡ. Ngực trước chiều rộng lớn hơn chiều dài. Râu không dài lắm,
đốt râu thứ 3 ngắn hơn đốt 1 và 2. Đốt ngọn dài và rộng bằng nhau và dài hơn
đốt 1.
Chấm lõm trên mặt ngực trước dày, chấm lõm trên cánh cứng dày hàng
chấm lõm không có chấm lõm to và dẹt.
Trứng: Dài 0,6 - 0,8 mm, hình bầu dục ngắn, hơi tròn, màu vàng sữa,
không nhẵn bóng, có các chấm lõm.
Ấa trùng: Thân dài 28 - 32 mm, mảnh lưng màu vàng. Đốt râu thứ 2 dài
gấp 3 lần chiều rộng. Hai cánh môi trong chỗ đường viền môi bên có 6 sợi
lông cứng. Đốt thứ 9 rộng hơn chiều dài của móc đuôi với mặt lưng hình thành
một góc vuông.
Ấu trùng biến đổi; Thân dài 13 - 15 mm, hình bầu dục dài, toàn thân
màu vàng nâu nhạt, đầu màu nâu đen.
- Đặc tính sinh vật học
Mỗi năm sinh 1 lứa, có một số có thể đạt được 2 lứa trong 1 năm. Thời
gian trứng khoảng 14 - 15 ngày. Thời gian đẻ trứng kéo dài 22 - 137 ngày.
Mọt cái trung bình trong đời đẻ được 276 trứng, sâu non lột xác 14 - 15 lần.
Thời gian ấu trùng biến đổi ở nhiệt độ 18°c là 18 ngày còn ở 27®c là 6 ngày.
Ấi trùng có khả năng chịu lạnh tốt, ở 5®c nó có thể sống tói 80 ngày,
khả năng chịu nhiệt độ cao của ấu trùng rất kém, ở 51°c, nó chỉ sống được
trong vòng 1 giờ [13].
❖ MỌT THÓC Đỏ
Tên khoa học: Trìbolỉum castaneum Hebst
- Đặc điểm hình thái
Dạng trưởng thành: Thân dài 3 -3,7 5 mm, rộng 0,97 - 1,5 mm, hình
bầu dục dài và dẹt. Toàn thân có màu nâu ánh, đầu dẹt và rộng. Mắt kép màu

đen, nhìn ở mặt dưới đầu thì thấy khoảng cách của 2 mắt kép bằng đường kính
của mắt kép. Râu hình chùy có 11 đốt, 3 đốt đầu phồng to lẽn. Ngực trước
hình chữ nhật, góc của mép ngực trước hơi cong xuống dưới, trên ngực trước
có nhiều điểm nhỏ. Trên cánh cứng có 10 đường rãnh lõm chạy dọc và trong
đường rãnh lõm có nhiều điểm nhỏ xếp thành hàng.
Trứng: Dài 0,6 mm, rộng 0,4 mm, hình bầu dục, màu trắng sữa. vỏ
trứng thô và ráp.
Ẩi trùng: Khi đẫy sức dài 5 - 7 mm, hình ống nhỏ và dài. Đầu màu
nâu, thân màu vàng nâu nhạt. Toàn thân có 12 đốt (3 đốt ngực 9 đốt bụng), đốt
bụng cuối cùng có 2 gai lồi màu đen nâu, trên thân có lác đác những lông nhỏ
màu vàng nâu. ở các đốt thì nửa đốt về trước màu nâu nhạt, nửa đốt về sau và
đường phân chia đốt màu vàng trắng nhạt. Có 2 mắt đơn màu đen, râu có 4 đốt
(đốt 1 và 2 ngắn, đốt 3 dài nhất, đốt 4 nhỏ nhất).
Ấu trùng biến đổi: Dài 4 mm, rộng 1,3 mm, màu vàng trắng nhạt.
- Đặc tính sinh vật học
Mỗi năm sinh 4 - 5 lứa, thời kỳ trứng 3 - 9 ngày, ấu trùng 25 - 80
ngày, thời kỳ nhộng từ 4 - 14 ngày, hoàn thành một vòng đời mất từ 32-103
ngày. Sức sống của mọt khoảng từ 104 - 374 ngày, con đực có thể sống tới 3
năm.
Con cái một lần đẻ từ 2 - 3 trứng, nhiều nhất có thể tới 18 trứng, một
đòi con cái trung bình đẻ được 327 trứng, nhiều nhất có thể đẻ tới 1000 trứng
(tỉ lệ trứng nở được khoảng 90%).
Nhiệt độ phát dục thích hợp nhất vào khoảng 28 - 30°c khi đó nó hoàn
thành vòng đời chỉ mất 27 - 35 ngày, dưói 18°c không thích hợp với sự phát
dục và trên 40°c đã ngừng phát dục, ở 25°c thời kỳ trứng mất khoảng 6 - 7
ngày, ấu trùng mất 66 ngày, còn ở 30°c thời kỳ trứng chỉ mất 3 - 5 ngày, và
ấu trùng mất 22 - 27 ngày.
ở nhiệt độ 42°c, tất cả các giai đoạn phát triển của mọt đều chết sau
114 giờ, ò 52°c chết sau 3 giờ, ở nhiệt độ này mọt chết sau 15 phút, trứng chết
sau 30 phút, ấu trùng chết sau 45 phút, còn ấu trùng biến đổi chết sau 3 giờ.

Trong điều kiện ở Việt Nam, trung bình mỗi năm mọt sinh 7 - 8 lứa, về
mùa hè mọt hoàn thành vòng đời trung bình mất 28 - 30 ngày, còn mùa đông
mất 35 - 40 ngày, có khi mất tới 48 ngày [13], (xem Phục lục)
Con quy là một loài côn trùng nhỏ, dài khoảng 2-3 mm, có cánh cứng,
khi còn non cánh màu nâu cánh gián, khi già có màu nâu sẫm. Đầu nhỏ, có
đôi râu chẽ ngang. Ba đôi chân mảnh, có lông gai sắc.
Con quy chính là một loại mọt ngô, sống ở những kho lương thực. Nó
ăn chất bột và sinh sản rất nhanh, đẻ trứng, trứng nở ra ấu trùng, màu trắng có
khoảng 10-11 đốt, rồi thành con quy trưởng thành. Thời gian biến đổi thường
30-35 ngày, nhiệt độ tối ưu cho Quy phát triển là 28-32°C, trong môi trường
ẩm, kín. [1], [7], [16]. Sơ đồ chu kỳ sống của con Quy như sau:
Chu kỳ sống của con Quy
Theo 1 số tác giả đã công bố [6] chu kỳ sinh sống của con Quy được thể
hiện trong bảng sau được tiến hành nuôi ở hai nhiệt độ khác nhau.
^Các giai đoạn
Nhiệt độ
Từ khi giao phối
đến khi xuất hiện
ấu trùng non
(ngày)
Từ ấu trùng
non đến khi ấu
trùng biến đổi
(ngày)
Từ ấu trùng biến
đổi đến khi xuất
hiện Quy trưởng
thành (ngày)
16°c-18°c 16-18
19-20

7-8
28®C-32®C 10-12 12-14
3-5
Con Quy được nuôi trong bình thuỷ tinh, cho ăn bỏng ngô hay bỏng
gạo sau đó chất thải (Hoàng quy) được thu hoạch để làm thuốc.
Hiện nay, nhiều vùng ở miền Bắc Việt Nam vẫn nuôi con Quy lấy
hoàng Quy làm thuốc như: Bắc ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên v.v
1.3.4. Bộ phận dùng
Bộ phận dùng là chất thải con Quy hay còn gọi là “Hoàng Quy”. Cách lấy
hoàng quy ta đổ từ lọ nuôi Quy ra một cái rây nhỏ, rây để lấy hoàng Quy. Phần
trên rây bao gồm con Quy, ấu trùng Quy và bỏng ngô, bỏng gạo đổ vào lọ nuôi
tiếp. Rây lại hoàng Quy bằng rây có mắt rây nhỏ hơn để loại bỏ tạp như vụn
bỏng, bỏng ngô v.v
Dược liệu là những hạt rất nhỏ, màu nâu xám nhạt, có mùi thơm hắc
[1].
1.3.5. Thành phần hoá học
• Trong thiên nhiên có các acid amin: isoleucin, asparagin, leusin,
lysin, methionin, phenylalanin, threonin, valin, histidin, alanin, acid aspartic,
cystin, acid glutamic, glycin, serin, tyrosin, arginin, tyrosin, glutamine, prolin,
tryptophan [9].
• Theo Đỗ Tất Lọi [5], Bùi Thị Aí Nhung [6] trong chất thải có các
acid amin như arginin, histidin, isoleucin, leucin, lysin, methionin,
phenylalanine, threonin, valin.
> Người ta đã dùng các phản ứng sau đây để định tính các acid amin:
■ Phản ứng Biuret xác định acid amin
■ Phản ứng Ninhydrin xác định nhóm a - amin
■ Phản ứng Xanthoprotein xác định acid amin vòng
■ Phản ứng Millon xác định Tyrosin
■ Phản ứng Adamkiewich xác định Tryptophan
■ Phản ứng Diazo xác định histidin và tyrosine

■ Phản ứng Fohl xác định acid amin chứa lưu huỳnh
■ Phương pháp sắc ký lớp mỏng, điện di (bằng máy sắc ký điện di mao
quản), để xác định nhiều acid amin
> phưoỉng pháp định lượng acid amin: Định lượng acid amin bằng
nhiều phương pháp:
■ Phương pháp trao đổi ion
■ Phương pháp sắc ký acid amin trên giấy
■ Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) .v.v [2].
1.3.6. Những ứng dụng trong y học của con Quy
Theo Đỗ Tất Lọi [5] chất thải (Hoàng Quy) có vị nhạt, tính ấm, có tác
dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hoá.
Công dụng chữa bệnh của hoàng Quy hiện nay chỉ dựa theo kinh
nghiệm dân gian.
Đó là một vị thuốc bổ cho trẻ em, chữa chứng cam tích như ăn không
tiêu, gầy yếu, xanh xao, nôn trớ, đau mắt nhiều dử. Có thể dùng riêng hay
phối hợp với một số vị thuốc khác.
iVHƯ-VỊẸN
Đơn thuốc có phân Quy dùng trong thực tế chữa cho trẻ em bị gầy
còm, ăn uống kém và không tiêu, gồm; Hoàng Quy lOg, bạch chỉ 2g, sử quân
tử 2g tất cả tán nhỏ, Ngày dùng từ 2-3 g bột, chia làm 2-3 lần uống [7].
ở Campuchia người ta lấy hoàng quy dùng làm thuốc bổ dưỡng, và
chữa các bệnh cam tích, trẻ em gầy còm, v.v. [11].
Tóm lại, có rất nhiều động vật làm thuốc, đặc biệt là những côn trùng
như con Quy và những côn trùng tương tự, nhưng trong khóa luận này chúng
tôi chỉ tiến hành nguyên cứu một phần của con Quy
PHẦN II:
THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu nguyên cứu.
- Lấy giống con Quy của đồng bào dân tộc Thái Nguyên, mang về nuôi

ở nhà, lấy nguyên liệu nghiên cứu.
2.1.2. Phương tiện nguyên cứu.
2.1.2.1. Các binh thủy tinh và bỏng ngô làm thức ăn nuôi con Quy
2.1.2.2. Hóa chất - Thuốc thử.
Hóa chất, thuốc thử được sử dụng trong nguyên cứu đạt tiêu chuẩn
Dược điển Việt Nam III và các tài liệu phân tích quy định.
2.1.23. Các máy móc và thiết bị dùng trong nghiền cứu
- Máy xác định độ ẩm Precia HA60 tại Bộ môn Dược liệu Trường Đại
học Dược Hà Nội.
- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC c lOATVP - Shimazu vói
detector huỳnh quang của Viện Dinh dưỡng Việt Nam.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
2.13.1. Nghiên cứu về hình thái con quy: ỵ
- Nghiên cứu hình thái con Quy (dùng kính^úp soi nổi: Mác MBC- 9
made in USSR để nghiên cứu hình thái.
2.1.3.2. Nguyên cứu thành phần acid amỉn
Xác định hàm lượng các acid amin bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao vói
detector huỳnh quang.
2.2. Kết quả và thực nghiệm
2.2.1. Đặc điểm hình thái và quá trình sinh sống của con Quy
2.2.1.1. Đặc điểm hình thái.
- Con Quy được nuôi trong bình thủy tinh, cho ăn bỏng ngô hay bỏng
gạo sau đó hoàng Quy được thu hoạch để làm thuốc.
- Dùng kính j^úỹ soi nổi thấy:
Trứng: Rất nhỏ, cổ chiều dài từ 1-2 mm, hình bầu dục dài, ở một phía,
hoi lõm vào một ít, màu vàng ngà.
Ấ li trùng: Khi đẫy sức dài từ 11 -13 mm, phía lưng hcà cao lên, phía
bụng bằng phẳng thành hình ống tròn, nhưng hơi dẹt. Đầu lớn thành hình bán
cầu màu đen nâu, nhưng phần tiếp giáp ngực trước màu vàng nâu.
Miệng màu đen nâu. Râu có 3 đốt, đốt thứ 2 dài nhất, đốt thứ 3 nhỏ. Đốt ngực

trước dài nhất và trên lưng của đốt ngực trước ở chính giữa (chiếm khoảng 2/3
đốt) có màu đen nâu, còn mép trước và mép sau màu đen nâu nhạt, ở giữa màu
đen và đen nâu nhạt, phần sau màu đen nâu nhạt. Từ đốt bụng thứ 5 đến đốt
bụng cuối cùng, ở phía lưng của mỗi đốt thì nửa đốt về trước màu đen nâu,
nửa đốt về phía sau màu cũng chia làm 2 phần: phía trước màu vàng nâu, phía
sau màu đen nâu nhạt
Về phía bụng của ấu trùng, từ đốt ngực đến đốt bụng thứ 6 màu vàng
nâu nhạt, từ đốt bụng thứ 7 đến đốt bụng cuối cùng màu nâu nhạt. Đốt cuối
cùng có một đôi chân giả. Các đốt của ấu trùng đều có lác đác những lông nhỏ
màu nâu, nhiều nhất là ở hai bên của đốt cuối cùng

×