Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Giải thưởng Nobel sinh lý hay y học từ 1901 đến 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 200 trang )

GS. VŨ TRIỆU AN
ơ/ả/Ệ thưởng
SINH LÝ HAY Y HỌC
Từ 1901 đến 2007
NHÀ XUẤT BÀN Y HỌC
GS. VŨ TR IỆU AN
GIẢI THƯỞNG NOBEL
SINH LÝ hay Y HỌC
Từ 1901 đến 2007
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘI 2007
LỜI GIỚI THIỆU
Tri thức khoa học của loài người có được là nhờ những nghiên
cứu phát minh. Nếu xét trên diện rộng, kết quả của các nghiên
cứu hay các phát minh đều là sự đóng góp của cả loài người,
nhưng không phải ai cũng làm được những công việc ấy. Chính
vì vậy, tính sáng tạo là một đặc thù quan trọng nhất của những
người tạo ra các kết quả nghiên cứu hay phát minh mà chúng ta
gọi là trí thức.
Đến lượt nghiên cứu khoa học và phát minh lại phải đem lại
lợi ích cho con ngưòi, làm giàu thêm tri thức của con người, mở
mang những ngành khoa học mối và được áp dụng vào phục vụ
cuộc sống con người. Nếu không thế thì chúng nhanh chóng bị
con người lãng quên hay xếp xó. Chỉ những tác giả của các
nghiên cứu hay phát minh mang lại những lợi ích như đã kể và
gọi chung là khả năng phục vụ con người (dù là rất nhỏ) thì mới
được xem là trí thức.
Cũng tương tự như khi nhìn nhận bất kỳ một vật hay sự vật
nào, con người do tồn tại đơn chiếc nên theo một thói quen đều
có sự so sánh và đánh giá. Vì vậy tất nhiên con người cũng sẽ
xem xét và so sánh những kết quả nghiên cứu hay phát minh để


xem chúng là “to” hay “nhỏ”. Tính sáng tạo và khả năng phục
vụ con người là hai tiêu chí hàng đầu, không thể thiếu khi đánh
giá một công trình khoa học hay một phát minh.
Những việc đánh giá ấy lại do chính con người thực hiện, nên
không thể tránh khỏi các yếu tô" chủ quan, mặc dù đã có tiêu
chí. Do đó, không lạ là có cái “nhỏ” nhưng lại được xem là “to”
chẳng phải chỉ xảy ra ở đòi thường mà ngay cả trong khoa học.
Công việc đánh giá chỉ được con người “tâm phục khẩu phục”
một khi nó thực sự khách quan.
Trong khoa học và công nghệ có nhiều giải thưởng được đặt
ra nhằm khích lệ những ngưòi “lao tâm khổ tứ” trong lĩnh vực
này để nhằm tạo ra nhiều kết quả nghiên cứu và phát minh cho
3
con người. Giải Nobel là một trong sô ít những giải thưởng được
con người “tâm phục khẩu phục” nhất, sỏ dĩ như vậy là vì: trước
hết, người sáng lập ra giải thưởng này - Alfred nobel. đã để ra
mục đích và những tiêu chí đúng đắn cho giải thưởng, và sau đó
những người tổ chức thực thi ý tưởng của Alfred Nobel đã trung
thành với những ý tưởng đó và thực sự khách quan trong
công việc.
Giáo sư Vũ Triệu An là một trong những nhà giáo lão thanh
và có nhiều cống hiến cho nển y học Việt Nam, đặc biệt trong
lĩnh vực đào tạo. Nhiều thầy thuốc hiện nay ở các lứa tuôi khac
nhau của nước nhà, trong đo có bản thân tôi, đã chịu ơn lốn cua
Ông về công đào tạo và hướng dẫn khoa học. Nay đã trên tuôi
80, giáo sư đã dành những năm tháng - lẽ ra chỉ nghỉ ngơi sau
60 năm cống hiến, để tổng hợp những thông tin và đúc ket
thành quyển sách giói thiệu về những công trình khoa học trong
ngành sinh lý học và y học đã được trao tặng giải thưởng Nobel.
Quyển sách đã tập hợp toàn bộ những công trình sinh lý học

hay y học đã được trao tặng giải thưởng Nobel từ lần thứ nhất
vào năm 1901 đến giải thưởng gần đây nhất vào năm 2007.
Điều đó đã nói lên sự lao động cần mẫn và miệt mài của giáo sư
mặc dù đã vào tuổi “xưa nay hiếm”. Nhưng, đúng như Ồng đã
viêt trong lòi nói đầu, càng về những năm cuối thế kỷ XX và đầu
thế kỷ XXI, những công trình sinh lý học hay y học nổi tiếng
trên thê giới đều liên quan đến kiến thức của nhiều ngành khoa
học khác nhau rất chuyên sâu. Dẻo dai và kiên trì chịu học,
trong đó có cái học trong sách vở, có cái học từ bạn bè cùng lứa
và cả học trò của mình, để hiểu được những kiên thức đó và có
vậy, khi viết tác giả mới có thể chuyển tải những thông tin hứ ng
thú, chính xác và cần thiết đến người đọc. Đấy chính là điếu mà
chúng tôi, những ngưòi học trò của GS. Vũ Triệu An xin nguyện
học tập ỏ Ồng.
Quyển sách này chắc chắn mang lại những thông tin rát hữu
ích cho bạn đọc nhất là những sinh viên trong những bước đầu
trên con đường nghiên cứu và học tập chuyên ngành sinh học và
4
y học. Vối cách trình bày hấp dẫn và nhất quán, vừa dẫn người
đọc vào chuyện lịch sử vừa phân tích các khía cạnh chuyên môn,
chắc chắn bạn đọc không cảm thấy dễ mệt mỏi như đọc sách
giáo khoa thuần túy, nhưng cũng không dễ nhàm chán như đọc
một cuốn truyện của một nhà văn không chuyên.
Với lòng tri ân của một người học trò gửi tới thầy, tôi rất hân
hạnh được giới thiệu quyển sách này của giáo sư Vũ Triệu An
đến độc giả và mong quyển sách sẽ tiếp tục được bổ sung theo
năm tháng bởi chính Thầy.
Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 2007
GS. TSKH. Phạm Mạnh Hùng
Phó Trưởng ban, Ban Tuyên giáo trung ương

Nguyên Thứ trưởng bộ Y tế
Nguyên chủ nhiệm Bộ môn Miễn dịch học -
Học viện Quân y
Nguyên cán bộ giảng dạy Bộ môn Sinh lý bệnh -
Trường Đại học Y Hà Nội
5
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
6
Lòi giới thiệu
3
Lòi nói đầu
7
Alfred Nobel và Giải thưởng Nobel, đôi nét về lịch sử và 11
ý nghĩa
Danh mục những giải thưởng Nobel theo năm từ 1901
22
đến 2007 tức từ lần thứ nhất đến 98
Xếp loại theo chủ đề các giải thưởng Nobel về Sinh lý
49
hay Y học
Danh sách những ngưòi được giải Nobel Sinh lý hay Y
57
học từ 1901 - 2007 theo thứ tự ABC
Nội dung các giải thưởng Nobel về Sinh lý hay Y học từ
65
1901 đến 2007
Tài liệu tham khảo
778

LỜI NÓI ĐẦU
Cái nghiệp của nghề giảng dạy là muôn truyền đạt những cái
mới cho thế hệ sau. Trong y học, đỉnh cao của những cái mới hàng
năm là giải thưởng Nobel về Sinh lý học hay Y học. Cũng vì thế
cho nên ngay từ những năm 80, mặc dù đường lôi chưa mở cửa
hẳn, nhưng cũng đã có một sô" tin tức thông qua sô" sách báo nước
ngoài, nên chúng ta đã có một sô" bài báo thông túi về loại giải
thưởng này. Kể từ những ngày ấy, hàng năm chúng tôi đã cố gắng
cập nhật bằng những báo cáo chuyên đề cho anh chị em sau đại
học hay đăng trên báo y học nhằm giới thiệu giải thưởng Nobel về
lĩnh vực này cho ngưòi trong ngành cũng như cho các sinh viên y.
Nhưng chỉ khi có sự thông thoáng trong trao đổi tin tức thì mới dễ
dàng cập nhật những báo cáo ấy qua mạng toàn cầu.
vẫn do cái nghiệp mà mình đã đeo đẳng, hai năm gần đây do
được nghỉ nên có điều kiện hơn, tôi chợt thấy nếu bỏ công cập
nhật lại toàn bộ các giải thưởng Nobel về Sinh lý hay Y học từ
đầu cho đến hiện giờ thì cũng là một công việc nên làm.
Tôi chỉ dám đặt mục tiêu cuốn sách là phổ cập những giải
thưởng Nobel về Sinh lý hay Y học ấy cho các bạn trẻ ưa thích
khoa học, chủ yếu là anh chị em học Y, sau là các bạn thích về
sinh học vì y sinh học là một bộ phận của sinh học hiện đại.
Nội dung về từng giải thưởng gồm đầu đề, tóm tắt lý lịch của
từng người được giải, bối cảnh lịch sử của vấn đề, tóm tắt cách
giải quyết và kết quả. Cuối cùng là tác động của khám phá đốì
với khoa học nói chung và đối vói y sinh học nói riêng. Bằng
cách trình bày như vậy tôi hy vọng là các bạn đọc sẽ thấy được
cái gì đã thúc đẩy khoa học phương Tây phát triển. Đó chính là
tư duy thực nghiệm.
Con người quan sát hiện tượng tự nhiên, đặt ra câu hỏi tại
sao hay thế nào lại có hiện tượng ấy, rồi đưa ra giả thuyết giải

7
thích. Đó là lẽ thường. Nhưng cái khác quan trọng nhất là ở
phương Tây là người ta tìm được trong thực tế tự nhiên hay tạo
ra những bằng chứng bênh vực cho giả thuyết ấy mà không lệ
thuộc vào bất kỳ định kiến hay giáo điều nào khác. Đó chính là
tư duy thực nghiệm đã làm phát triển khoa học trong mọi
ngành mà giải thưởng Nobel về Sinh lý hay y học là một trong
những bằng chứng cụ thể rõ ràng. Như độc giả sẽ thấy về bất kỳ
một vân đề nào các nhà khoa học đều dựa trên những hiểu biết
của những người đi trước mà còn tồn tại những vấn đề chưa
được giải quyết hay giải quyết chưa thỏa đáng. Họ đề ra giả
thuyết của họ và dùng biện pháp thực nghiệm nhằm chứng
minh ý kiến của họ là đúng hay sai. Cái khó nhất là nếu giả
thuyết đó khác với định kiến của những người có chức quyền
đương thời thì nhiều khi nhà khoa học lại mang vạ vào thân.
Như vào đầu thế kỷ thứ XIII, Roger Bacon (1214-1294) đã có
những nhận định giá trị của khoa học thực nghiệm với câu nói
mà ngày nay các sách về lịch sử y học đều nhắc lại: “khoa học
thực nghiệm có ba đặc quyền làm nó có địa vị trên mọi cái khác;
nó chứng minh những kết luận bằng thí nghiệm trực tiếp; nó cho
thấy sự thực mà nếu không có nó thì còn năm ngoài kiểm soát;
nó nghiên cứu quá trinh của tự nhiên và mở cho chúng ta những
cánh cửa cho sự hiểu biết cả quá khứ lẫn tương la i 1. Vậy ma
khi ấy cũng vì đó là ý nghĩ đi trước thời đại nên Bacon đã bị bỏ
tù hơn 14 năm tròi chỉ vì cái mà ông nói trái vối giáo huấn
đương thòi. Nhưng cái gì phải đến sẽ đến và khoa học nói
chung, y học nói riêng đã thoát khỏi sự kìm kẹp của những giáo
điều khi con người ở phương Tây đi vào thời kỳ Phục hưng và tư
duy thực nghiệm đã là động lực cho sự phát triển của tất cả các
môn khoa học đặc biệt là môn sinh học. Cũng vì thế mà Alfred

Nobel là một nhà hóa học thành công, đã bỏ ra toàn bộ tài sản
của mình làm giải thưởng nhằm giúp khoa học nói chung và
sinh học nói riêng phát triển trên toàn thế giới.
Kenneth Walker, Histoire de la Medecine, Ed. Marabout Université 1962
Cái tên của giải thưởng Nobel về Sinh lý hay Y học là do
chính ý muôn của Alfred Nobel đã ghi lại trong di chúc ông ký
27 tháng 11 năm 1895 tại Paris: “toàn bộ tài sản mà tôi đê lạĩ'
sẽ đươc phân phối dưới hình thức những giải thưởng cho những
ai trong năm trước đó đã cống hiến lợi ích lớn nhất cho loài
người : một phần cho người đã có khám phá quan trọng nhất
trong lĩnh vực sinh lý học hay y học. Giải thưởng cho sinh lý học
hay y học phải được Viện Karolinska trao tại Stockholm
Nhưng khi bắt tay vào việc mới thấy công việc cực kỳ khó
khăn. Do sự phát triển của y học nên thực chất bao gồm rất
nhiều lĩnh vực có liên quan, nhất là về cuối thê kỷ thứ XX phần
lớn là về lĩnh vực sinh học phân tử, nên vượt ra ngoài khả năng
của một người viết. Do đó tất nhiên bài viết sẽ có nhiều sai sót.
Trước tiên để cho gọn và đỡ nhắc lại tôi bỏ chữ học sau Sinh
lý học. Cái khó nhất là về danh từ chuyên môn, tôi chủ yếu theo
hai quyển Từ điển Y học Anh - Việt do bác sĩ Phạm Khánh
Thuần biên soạn (năm 1988) và quyển Từ điển thuật ngữ Y học
Pháp - Việt do BS Lê Văn Trí dịch từ quyển Dictionnaire des
termes teachniques de Medecine của Mắ Garnier và V.
Delamare (NXBYH 1994). Trong giao lưu giữa các dân tộc, về
ngôn ngữ học một nưốc đang phát triển bao giờ cũng phải sử
dụng những từ vay mượn của nước đã phát triển. Tôi nghĩ
chúng ta nên cô' gắng hạn chế hết sức việc dịch các từ Anh -
Pháp theo danh từ Hán - Việt nhất là những từ đã trỏ thành
quốc tế nên cách phiên âm là thích hợp nhất, có thể có khác
nhau về cách viết, nhưng phát âm tương tự như nhau. Cách làm

này đã được các nhà hóa học chúng ta dùng rộng rài như acid
hoặc base Với các danh từ sinh học thì chúng tôi cũng theo
nguvên tắc chung ấy, cho nên synapse theo từ điển y học thì
dịch là khớp thần kinh nhưng chúng tôi phiên âm là synap, hay
receptor dịch là thụ thê chúng tôi vẫn để nguyên Làm như thế
tôi nghĩ có lợi cho ngưòi học vì khi có điều kiện đọc văn bản
tiếng nước ngoài đễ nhận ra ngay, đỡ mất thì giò học thêm từ.
9
Nhưng do đó sẽ dễ có sai sót và hiện nay còn nhiều ngưòi chưa
đồng ý.
Cũng may là được sự giúp đõ của một số’ đồng nghiệp nên tôi
hy vọng có thể giảm bớt phần nào những sai sót ấy.
Làm được công việc này tôi xin chân thành cảm ơn trước tiên
tiến sĩ Nguyễn Văn Đô đã SƯU tầm cho tôi phần Sinh lý hay Y
học từ quyển Nobel Prize Winner của Tyler Wasson xuất bản
năm 1987. Đó là cơ sở cho tôi hoàn thành được công việc tôi định
làm. Sau tôi xin chân thành cảm ơn các GS Lê Đức Trình, Lê
Huy Chính, Lê Đức Hinh và Trịnh Bình, đã đọc lại và sửa giúp
tôi những bài có liên quan đến chuyên môn của các vị.
Cuốĩ cùng tôi cảm ơn giáo sư Phạm Mạnh Hùng, Phó trưởng
ban Tuyên giáo Trung ương đã viết lòi giối thiệu đầy nhiệt tình
và thạc sĩ, dược sĩ Hoàng Trọng Quang, Giám đốc Nhà xuất bản
Y học đã giúp cho việc in ấn tiến hành thuận lợi.
Như trên đã nói giải thưởng Nobel về Sinh lý học hay Y học
liên quan đến quá nhiều môn không phải chuyên khoa của tôi.
Do đó khi đọc những tài liệu nguyên bản như các thuyết trình
nhận giải, tôi đã phải tham khảo các sách khác nhau có kê một
phần trong mục tài liệu tham khảo.
Dẫu sao lực bất tòng tâm, nên lần nữa xin các độc giả thứ lỗi
về các sai sót và chân thành cảm ơn các bạn đã và sẽ góp ý kiến

để sửa chữa. Giải thưởng Nobel là hàng năm cho nên hy vọng sẽ
có thể tiếp tục sửa chữa cũng như bổ sung thêm nếu được các
độc giả giúp đỡ.
Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 2007
Tác giả
GS. LS. Vũ Triệu An
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về đừi chỉ 28 Trần Quốc Toản, Hà Nội
10
Alfred Nobel và Giải thưởng Nobel,
đôi nét về lịch sử và ý nghĩa
(Chúng ta nhất là trong giới khoa học đã được nghe nói nhiều
về giải thưởng cao quý Nobel. Riêng chúng tôi muôh giới thiệu
trong khả năng cho phép với các sinh viên và các người làm về y
sinh học những nhà khoa học đã được giải thưởng trong lĩnh
vực sinh lý hay học này).
Giải thưởng Nobel có tiếng trên thê giới không những là vì sô"
tiền to lốn được hưởng (khoảng trên dưới 3,7 triệu cuaron Thụy
Điển hay một triệu us$), mà còn vì danh tiếng của người đã bỏ
cả tài sản của mình để đặt giải thưởng. Nhất là sự tổ chức cách
lựa chọn rất cẩn thận, kỹ càng và chu đáo về ngươi xứng đáng
được giải.
Alfred Bernhard Nobel sinh ngày 21 tháng
10 năm 1833 tại Stockholm Thụy Điển, bô' mở
xưởng cơ khí tại Saint Petersbourg, thủ đô cũ
của nưốc Nga. Nobel không được khoẻ nhưng
học hành chăm chỉ và có năng khiếu về hoá
học.
Bối cảnh lịch sử trong cuộc đòi của Nobel
Alfred Nobel là nửa sau của thê kỷ thứ XIX được đánh dấu
1833-1896 bởi sự phát triển của các đế quốc lớn tại châu

Âu như Anh, Pháp, Phổ, Áo-Hung, Nga
Không những việc bành trướng tranh chấp thuộc địa tại các đất
xa xôi mà ngay cả các cuộc chiến tranh giữa các đê quốc trên lục
địa châu Âu như cuộc chiến Pháp-Phổ năm 1871 đã làm cho
công nghiệp cơ khí hoá học phát triển vì người ta cần rất nhiều
thuốc nổ để phục vụ xây dựng và chiến tranh.
Năm 17 tuổi (1850) Nobel sang Paris, Pháp học thêm về hoá
học và đã đi thăm nhiều nưốc Đức, Italia, Mỹ. Ông thông thạo
nhiều tiếng nước ngoài, sử dụng Anh, Pháp, Đức, Nga như
11
tiếng mẹ đẻ. Trỏ về Saint Petersbourg, ông làm việc ỏ xí nghiệp
của bố, một xí nghiệp đã làm giàu nhờ chiến tranh vịnh Crimê
(1853 - 1856). Khi hết chiến tranh, xí nghiệp gặp khó khăn nên
một phần gia đình phải trở về Stockholm. Tại đây cũng như ở
bất cứ nơi nào mà Nobel ở lâu dài, ông đểu có một phòng thí
nghiệm cận kề để vừa nghiên cứu vừa chỉ đạo sản xuất và
kinh doanh.
Khi ở Pháp, ông được biết từ năm 1847, nhà hoá học Italia
Ascanio Sobrero đã tổng hợp ra được một chất thuốc nổ cực
mạnh là nitroglycerin nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm vì nó rất dễ
tự kích nổ mà chưa ai nghĩ được cách khống chế. Mùa đông năm
1860, Nobel bắt tay vào thử nghiệm cách khống chế này và để
tránh nguy hiểm cho xung quanh ông đã làm ngay trên sông
Neva đóng băng ỏ Saint Petersbourg, bất kể đến sự an toàn tính
mạng chính bản thân mình. Ông đã sáng kiến ra cách trộn
thuốc nổ đen cổ điển chủ yếu gồm lưu huỳnh và bột than với
nitroglycerin, đã thu được một hỗn hợp nổ có độ an toàn cao hơn
được gọi là “dầu nể’ (blasting oil) vì nitroglycerin là chất lỏng,
khi trộn với bột cho một chất bớt lỏng mà quánh hơn, nhưng vẫn
còn dễ nổ nên ông đã phải trả một giá đắt là ngay năm sau, cả

phòng thí nghiệm của ông bị nổ tung làm chết 8 ngưòi trong đó
có người em 21 tuổi. Không vì thế mà sợ hãi, nản lòng, vói bằng
sáng chế mới ấy ông mở xí nghiệp nitroglycerin AB tại
Stockholm. Tiếp tục nghiên cứu, ông lại nghĩ ra một phương
pháp cải tiến mới đơn giản hơn trong sản xuất nitroglycerin và
nhất là đã chế ra đầu khai nổ rất tiện dụng mà đương thời được
gọi là đầu nổ Nobel (Nobel ignitor). Nhiều ngưòi cho rằng chính
phát minh ra đầu nổ mới là một tiến bộ kỹ thuật lớn nhất kể từ
khi đưa thuốc nổ đen vào châu Âu hơn cả nghĩ ra dynamit sau
này. Liên tiếp 2 năm sau, ông mở thêm xí nghiệp tại Đức, Mỹ
(Alfred Nobel & Co gần Hamburg và United States Blasting Oil
tại Mỹ)ễ
12
Chất nitroglycerin của ông vẫn còn đầy nguy hiểm trong khi
sản xuất cũng như vận chuyển. Năm 1866, cả xí nghiệp tại Đức
lại nổ tung mất trụi. Phòng nghiên cứu ở đây đã phải làm trên
một chiếc xà lan đậu trên sông Elbe. Nhưng chính trong hoàn
cảnh khó khăn này, ông đã nghĩ ra cách trộn nitroglycerin với
một chất bột trơ kiểu như bột đá có thể thao tác được an toàn
hơn và gọi hỗn chất ấy là Dynamit hay Bột nổ an toàn Nobel.
Năm 1870 - 1871 ông mở Société générale pour la fabrication de
la Dynamite tại Paris và British Dynamite Company tại
Scotland. Năm 1875, do ngẫu nhiên ông đã nghĩ ra cách trộn
nitroglycerin vói collodion tạo thành một chất thuốc nổ còn
mạnh hơn nitroglycerin nhưng dưối dạng keo (gọi là gelignite),
ổn định hơn không tự kích nổ do va chạm. Sau khi lấy bằng
sáng chế ông đã tăng cường hoạt động sản xuất bằng cách sát
nhập những xí nghiệp nhỏ với nhau thành xí nghiệp lớn như
German Union tại Đức và Nobel-Dynamite Trust Co tại Anh.
Dù bận rộn với công việc kinh doanh bành trưống như vậy, ông

vẫn say sưa nghiên cứu và năm sau, ông lại phát minh ra cách
trộn nitroglycerin với bột nitrocellulose thành một thứ thuôc nổ
bột không có khói (gọi là ballistite). Đầu óc đầy sáng kiến của
ông tiếp tục không những trong lĩnh vực thuốc nổ mà cả trong
các lĩnh vực khác như sản xuất vũ khí, cao su, da nhân tạo,
đóng tàu hay cả làm tủ lạnh dân dụng nữa.
Ông đều tự tay làm mọi việc từ là kỹ sư thiết kế đến điều
hành, giữ quỹ đến giao dịch. Ông đi khắp nơi để quảng cáo
thuốic nổ của ông và đã được rất nhiều công ty sử dụng trong
bao nhiêu công trình xây dựng nổi tiếng trên thê giới như đường
hầm trên núi Alpes giữa Pháp và Thụy Sĩ, phá đá ngầm tại Hell
Gate New York, tại sông Danube và nhất là để khai thác dầu
lửa tại Baku cùng với mấy ngưòi anh của ông. Họ đã trở thành
nổi tiếng và rất giàu có, được ví như là Rockefeller tại Nga.
Nãm 1873, ông chuyển từ Hamburg về ở tại Paris nhưng rồi
do bất hoà với chính phủ Pháp khi ông bán một bản quyền làm
13
vũ khí cho chính phủ Italia nên ông phải rời sang ở San Remo,
Italia. Hơn nữa cũng tại Pháp, ông đã gặp nhiều điều buồn
phiền: mẹ ông và người anh cả cũng mất tại đây và những người
Pháp cộng tác với ông đã làm ông thua lỗ trong việc đầu tư vào
công cuộc đào kênh Panama tại Trung Mỹ.
Trỏ lại Paris một thòi gian khi được thầy thuốc chẩn đoán bị
đau tim, ông lại sang San Remo nghỉ ngơi. Tại đây, ông đã viết
di chúc yêu cầu bán toàn bộ tài sản của ông để làm giải thưởng
cho khoa học. Khi ông mất, số vốn lên đến 31 triệu cuaron Thụy
Điển (sau này lên đên 3,7 tỷ do lãi mẹ đẻ lãi con). Văn bản để lại
không thật rõ ràng nên có sự tranh chấp thừa kế. Chỉ sau mấy
năm tra cứu lại tư liệu mới hiểu rõ mong muôn của ông là
không để lại cái gia tài kếch sù ấy cho bất cứ một cá nhân nào

mà ý thích trong suốt đời ông là cống hiến cho khoa học vào
những lĩnh vực mà ông thích cụ thể là lý học, hóa học, sinh lý - y
học, văn chương và hoà bình.
Nobel là một nhà sáng chế có tài, rất phong phú. Trước khi
mất, ông có đến 355 bằng đăng ký bản quyền ở các nước, 90 nhà
máy ở 10 nưốc khác nhau trên thế giới. Ông đặc biệt có tài biết
nhanh chóng áp dụng ngay sáng chế của mình vào trong công
nghiệp, rồi vừa sản xuất vừa tiếp tục nghiên cứu cải tiến hay
phát minh thêm. Ông đã từng viết “ông là người đầu tiên đã
đưa những chất đó ra khỏi phòng thí nghiệm khoa học vào trong
thế giới kỹ nghệ Ông lại là một nhà kinh doanh rất tài giỏi và
năng động, đã biết khai thác mọi khía cạnh công nghiệp và
thương mại đương thòi. Nhưng trong cuộc sống riêng tư ông lại
là một người cô đơn nên dù mọi thành công trong sự nghiệp
cũng không đem lại một nguồn an ủi hạnh phúc nào cho bản
thân như hằng mong muôn. Ông cũng có người tình nhưng
không cưới và cũng không có con có lẽ vi những ngưòi này yêu
sự giàu có của ông hơn là bản thân con người ông. Ông không
muốn để lại tài sản của mình cho bất kỳ một cá nhân hav họ
hàng nào với một ý kiến rất hay là: "Đặc biệt tôi thấy việc thừa
14
hưởng một gui tài lớn lủ một điều không hay chỉ làm cho tăng
tính chây lười của con người'. Vào thòi điểm đầu thế kỷ thứ XX,
sô' tiền đã lên tối 32 triệu cuaron Thụy Điển còn để đến 100 năm
sau tức đầu thế kỷ này thì cả lãi lẫn vốn lên đến 3,7 tỷ cuaron.
Bản di chúc ông ký 27 tháng 11 năm 1895 tại Paris trong đó
có đoạn viết "Toàn bộ tài sản mà tôi để lại sẽ được sử dụng như
sau: những người thực thi di chúc của tôi phải đầu tư toàn bộ
vốn một cách an toàn để hình thành một quỹ mà lãi hàng năm
sẽ được phân phối dưới hình thức các giải thường cho những ai

trong năm trước đó đã cống hiến lợi ích lớn nhất cho loài người:
một phần cho người đã có phát minh quan trọng nhất trong lĩnh
vực sinh lý học hay y học. Giải thưởng cho Sinh lý hay Y học
phải được Viện Karolinska trao tại Stockholm".
Một lòi di chúc khá chung chung đã bị chỉ trích và khiếu nại
đặc biệt từ họ hàng nhà ông nhưng sau nhiều dàn xếp đã được
chính phủ Thụy Điển công nhận và thực thi một cách rất chu
đáo cẩn thận nên đã đóng góp vào sự nổi tiếng của giải thưởng.
Phải 4 năm sau khi ông mất, các tổ chức chịu trách nhiệm về
giải thưởng Nobel mới hình thành và hoạt động được và gồm
những tổ chức sau:
Quỹ Nobel (Nobel Foundation) với quy chế rõ ràng là một
tổ chức tư nhân, độc lập, phi chính phủ (NGO) có trách nhiệm
quản lý sô' vốn nhưng không tham gia vào việc chọn người được
thưởng. Sau này đã thành lập thêm 2 viện Bảo tàng: Nobel e -
Museum và Nobel Museum International, mà hoạt động lại nhò
vào sự tài trợ lại của các tổ chức nhân đạo, phi chính phủ hay
khoa học khác không phải Quỹ Nobel trên.
Nhiều u ỷ ban Nobel riêng (Committees) được thành lập cho
mỗi loại giải thưởng. Mỗi ủy ban gồm 5 thành viên được chỉ
định do Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho các
môn Vật lý, Hoá học, Viện Karolinska cho Sinh lý - Y học, Viện
Hàn lâm Thụy Điển cho Văn học và Kinh tế và Quốc hội Na Uy
15
cho Hoà bình (vì Thụy Điển và Na-Uy trước đây là cùng một
nước mới tách ra sau này năm 1905). Năm 1968, nhân dịp kỷ
niệm 300 năm thành lập Ngân hàng Thụy Điển - nơi giữ tài sản
sinh lợi của Nobel- tổ chức sau này đã bỏ thêm tiền lập giải
thưởng cho khoa học Kinh tế cũng mang tên Nobel. Có thể tóm
tắt trong sơ đồ sau:

Quỹ Nobel
Vật lý, Hoá học và
(kinh tế)
Sinh lý học
hay Y học
Văn học
Hoà bình
Viện Hàn lâm khoa học
Hoàng gia Thụy Điển
350 thành viên bầu ra
2 ủy ban Nobel, 1 ủy
ban giải, 5 thành viên
cho mỗi ủy ban
Hội đồng Nobel
trong Viện
Karolinska 50
thành viên, bầu
ra ủy ban Nobel
có 5 thành viên
Viện Hàn lâm
Thụy Điển 18
thành viên
bầu ra ủy ban
Nobel gồm 3-5
thành viên
Hôi đồng
Nobel Na-
Uy bầu ra
5 thành
viên

Trước khi công bô" kết quả vào tháng 10 hàng năm, trong
suốt năm ấy mỗi ủy ban đều rất bận rộn chuẩn bị danh sách các
ứng cử viên cho giải thưởng bằng cách:
- Lấy ý kiến rộng rãi đề cử kín bằng gửi giấy đi tới trên 1000
người có tiếng trên toàn thế giới thuộc về lĩnh vực cần tham
khảo. Thường đó là những nhà khoa học, các giáo sư đang làm
việc tại các trường Đại học hay Viện nghiên cứu, hay những
người đã được giải thưởng trước đó. Họ đều phải làm một bản
tường trình kín nêu tên người định đề cử vối những lý do cụ thể
rõ ràng. Từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, mỗi ủy ban thường
mòi thêm chuyên gia bên ngoài góp ý để phân tích, cân nhắc,
lựa chọn rất cẩn thận trong sô' ngưòi xứng đáng nhất được đề
cử-như vậy thường chỉ còn khoảng trên dưới 200 ngưòi cần được
lựa vì do có sự trùng lặp - kết quả được báo cáo lên một hội đồng
tương ứng quyết định.
16
- Hội đồng xét duyệt (Prize-awarding institution) do cơ
quan có liên đới thành lập như Viện Hàn lâm Hoàng gia cho Vật
lý, Hoá học và Kinh tế, Hội đồng Nobel Viện Karolinska cho
Sinh lý hay Y học, Viện Hàn lâm Thụy Điển cho Văn học và
Kinh tế, Úy ban Nobel của Quốc hội Na Uy cho Hoà bình.
Thành phần thay đổi tuỳ theo từng nơi, từng thời kỳ nhưng
thưòng là thành viên của Viện Hàn lâm, của ủy ban, các giáo
sư, các nhà nghiên cứu của các trường Đại học, các Viện nghiên
cứu trong và ngoài nưốc.
- Các hội đồng sẽ bỏ phiếu vào tháng 10 và kết quả được
thông báo ngay cho người được giải thưởng cũng như toàn thế
giối qua họp báo quốc tế tại Stockholm (dưới hình thức thông
cáo báo chí).
- Lễ trao giải thưởng do tổ chức Nobel tiến hành hàng năm

đúng vào ngày 10/12 tại Concert Hall ở Stockholm có vua Thụy
Điển chủ trì vói 1200 khách mời dự không kể người được giải cùng
gia đình. Giải thưởng Hoà bình thì được làm tại Oslo, Na Uy.
Ý muốn của Nobel là dành giải thưởng cho một phát minh,
sáng kiến hay cải tiến cụ thể có một tầm quan trọng lớn cho sự
phát triển của ngành khoa học ấy. Đúng như vậy cho nên các
công trình được giải, thường bao giờ cũng mở ra một hướng
nghiên cứu mới trong lĩnh vực có liên quan. Nhưng cũng như đã
thấy trong lời di chúc, ý muốn ấy không cụ thể vì thế mà việc
lựa chọn rất khó khăn bởi có những khám phá ban đầu tưởng
như ít quan trọng nhưng phải sau một thòi gian mới thấy có áp
dụng và phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Ví dụ như virus sinh u
v-src (viral-sarcome-rous-chicken) do Peyton Rous tìm ra từ
năm 1916 mà đến tận năm 1966 mói được giải thưởng hay
Fleming đã tìm ra penicillin từ năm 1926 nhưng phải đợi sau
Chiến tranh thế giối lần thứ II năm 1945 mới thấy rõ tác dụng
của kháng sinh và các phòng thí nghiệm mói đua nhau đi tìm
những kháng sinh mối. Lại có những phát minh mà tác dụng
17
thấy ngay trưốc mắt nhưng về lâu dài mới rõ hoặc bất lợi hoặc
không đẩy được sự phát triển khoa học là mấy. Như giải thưởng
cho Charles Nicolle năm 1928 về bệnh truyền qua chấy rận, khi
đó đã cứu được hàng chục vạn người ở những vùng nghèo đói,
trong các trại tù và nhất là trong Chiến tranh thế giói lần thứ
nhất vì chỉ cần giữ vệ sinh loại trừ chấy rận là bệnh không lây
lan nữa. Hay khám phá của Hermann Muller ra DDT diệt sâu
bọ đã giúp loại bỏ được các bệnh do côn trùng (ruồi muỗi ) lây
truyền đặc biệt là bệnh sốt rét nhưng sau mói thấy nó lại làm
rối loạn môi sinh và có hại lâu dài.
Lời di chúc lại có nói là giải thưỏng chỉ được trao cho một hay

chia không quá 3 người cũng làm khó khăn cho việc xét duyệt vì
càng ngày việc phát minh khoa học không phải là công cuộc của
một ngưòi mà thường là cả một êkíp hoặc do nhiều phòng thí
nghiệm cùng làm theo một hướng mối. Cho nên có nhiều giải
thưởng gây sự không bằng lòng ngay bên trong một nhóm nhà
khoa học. Điển hình là trong khám phá ra insulin được giải năm
1923 cho Frederick Banting và John MacLoed nhưng nay các
sách lại thường nêu Best và Banting là hai người đã trực tiếp
tìm ra hormon này trong khi MacLoed không tham gia mà lại
vắng mặt tại phòng thí nghiệm. Hơn nữa chỉ trong nửa đầu thế
kỷ XX đã xảy ra 2 cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt ỏ châu Âu
và châu Á, sô' giải thưởng cho một người thưởng nhiều nên chỉ
có 59 người đượcử Ngoài những năm có chiến tranh thế giói
không có trao giải thưởng cũng còn có những năm không chọn
được người xứng đáng như 1921, 1925. Trong nửa sau thế kỷ XX
yên bình và thường 2-3 ngưòi cùng hưỏng nên lên đến 115
người. Kể cả 15 người của 7 năm đầu thế kỷ thứ XXI thì đến
hiện nay tổng số là 189 người.
Một cái khó nữa cho việc xét duyệt giải thưỏng là mốì liên quan
khá chặt chẽ giữa ba ngành khoa học tự nhiên Vật lý và Hóa học và
Sinh lý học hoặc Y học (mà sau này nói cho đúng hơn là ngành Sinh
học). Theo di chúc của Nobel thì giải thưởng nói chung là cái gì có lợi
18
nhất cho con người nhưng đôi với Vật lý học là cho những khám phá
hay sáng kiến, với Hóa học là cho khám phá hay cải tiêh còn cho
Sinh lý hay Y học là khám phá. Rất nhiều giải thưởng về hai ngành
khoa học hóa và lý đã mở đầu cho sự phát triển của Sinh lý học hay
Y học. Trong Vật lý học có thể kể mấy tên chính như Roentgen
(1901) về tia X có ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán hình ảnh y
học, Schrödinger và Dữac (1933) về lý thuyết nguyên tử, Bohr

(1922) về cấu trúc nguyên tử và sự phát xạ là cơ sỏ cho sinh học
phân tử sau này. Trong hóa học lại còn nhiều hơn vì có liên quan
chặt chẽ với ngành hoá sinh cho nên khó mà kể hết. Một vài nhân
vật nổi bật tạm đưa ra như Fisher (1902) về tổng hợp đường và
purin, Wieland (1927), Windaus (1928) về cấu trúc acid mật, sterol,
vợ chồng Curie về tổng hợp các chất phóng xạ, Butenandt (1939) về
hóa học các hormon giới tính, de Hevesy (1943) về sử dụng phóng xạ
đồng vị, Sanger (1958, 1980) về kỹ thuật sinh học hiện đại, Dorothy
Hodgkin (1964) về xác định cấu trúc hóa học các hóa chất bằng tinh
thể học tia X, Mitchell (1978) về sự chuyển năng lượng sinh học và
gần đây nhất là Aaron Ciechanover (2004) về ubiquitin trong hệ
thống đào thải protein không có lợi cho cơ thể.
Đối với văn học, ý của Nobel còn chung hơn nhiều; đó là giải
thưởng phải biểu lộ cho một “xu hướng lý tưởng” (idealistic
tendency). Các người thực hiện đã phải thống nhất hiểu như là
những công trình có tính chất nhân đạo và xây dựng mà được
coi như là có lợi cho loài người. Gần đây nhà xuất bản Lao động
của Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây đã cho ra mắt
quyển “Các nhà thơ giải thưởng Nobel (1901 - 2006) gồm tiểu
sử, lòi tuyên dương2 và diễn từ tác phẩm. Đó là một công trình
dịch thuật đồ sộ mà cũng chỉ thu hẹp trong phạm vi về thơ vì
ngoài thơ giải thưởng Nobel về văn học còn gồm cả truyện và
nhiều hình thức văn chương khác.
2 Lời tuyên duong nếu tôi không nhầm trong giải thưởng vể sinh lý hay y học là bài diên văn
giới thiệu mà trong tài liệu này tôi gọi là diễn văn giới thiệu. Cùng như diễn từ tác phẩm, tôi gọi
là bài thuyết trình nhận giải vì trong bài này người được giải thường nói về khám phá của mình
từ đạt vấn đề đến cách giải quyết và khả năng phát triển”
19
Nhưng chính cách làm việc kỹ càng của các tổ chức Nobel
mà dù có một số chỉ trích nhưng nói chung vẫn được giới khoa

học toàn thế giối chấp nhận và uy tín của giải thưởng càng ngày
càng lớn. Tất nhiên không thể không có thiếu sót. Như Arne
Tiselius, ngưòi đã từng là chủ tịch Tổ chức Nobel trong nhiều
năm, viết: 'T a không th ể áp dụng nguyên lý tra o giải
thưởng Nobel cho người giỏi nhất; ta không th ể định
nghĩa th ế nào là giỏi nhất. Như vậy ta chỉ có một cách
khác là cố công tìm ra người đặc biệt xứng đáng”.
Nưổc 1901 -25
1926-50
1951-75 1976-2000
2001-2007
Mỹ (USA) 1
13 32 40
9
Đức
5 3 3
4
Anh
2
7 10 4 6
Pháp
2 1
3
1
Nước khác 13
12 9 7 2
Tổng
23 36 57 56 17
Do ý kiến của Nobel trong di chúc cũng đã nói rõ “ý muốn
của tôi là trong việc xét cho giải thưởng không có kể gì đến quôc

tịch mà là người xứng đáng nhất sẽ là người nhận giải bất kể có
phải là ngưòi Bắc Âu hay không". Cho nên nếu tổng kết lại thì
sự phân bô' có rất khác nhau giữa các nước. Sự phân bô' địa dư
như bảng dưới đây cho thấy là những người được giải thưởng
chủ yếu làm việc tại Mỹ nhất vì trưốc, trong và sau hai cuộc
chiến tranh thế giới, các nhà khoa học các nưốc, nhất là châu Âu
di cư sang Mỹ nhiều không những để tránh sự phân biệt chủng
tộc như đốì với người gốc Do thái, nhưng mà còn ở Mỹ là nơi có
điều kiện làm việc tốt nhất. Lý do rất dễ hiểu là các nhà khoa
học kể cả các người có gốc các nước mà nền khoa học chưa phát
triển mạnh như Nhật Bản, Ân Độ, Trung Quốc thì họ sang Mỹ
sẽ tìm được nơi thuận lợi nhất để làm việc. Đặc biệt những
20
người có gốc Do thái, do bị kỳ thị chủng tộc trong chế độ Đức
quốc xã đã di cư sang Mỹ làm việc khá nhiều rồi nhập quốc tịch
nưốc này.
Giáo sư Bernhard Carl Gustaf, ngưòi đã giữ nhiều chức vụ
khác nhau trong các tổ chức xét duyệt giải Nobel, khi được hỏi
về kinh nghiệm chọn lọc người đáng được giải thưởng, ông đã
nêu lên 3 tới khuyên.
(i) Một là xác định cẩn thận chủ đề mối có được cách đánh
giá đúng đắn;
(ii) Hai là cần có đủ thời gian cho quá trình chọn lọc và;
(iii) Ba là có đủ kinh phí. Đên nay kinh phí dành cho việc chọn
lọc người được giải thưởng Nobel, cũng như cho tổ chức các nghi lễ
trao thưởng cũng tương đương với số tiền dành cho giải thưởng.
Hiện nay có nhiều giải thưởng khoa học có tính chất quốc tế,
song giải thưởng Nobel vẫn được mọi ngưòi ngưỡng mộ vì có uy
tín rất lớn. Đó là do Alfred Nobel là một con người quốc tế thực
sự và tính chất của giải thưởng cũng mang tính chất quốc tế

ngay từ ban đầu. Những quy tắc nghiêm ngặt trong lựa chọn đã
được quy định ngay từ đầu và cũng là chủ yếu để xác định tầm
quan trọng của giải thưởng. Ngay sau khi giải thưởng được trao
vào tháng chạp thì các hội đồng đã bắt tay vào công việc chọn
lọc người có thể sẽ được giải thưởng cho năm sau. Sự hoạt động
bận rộn trong suốt cả năm ấy, với sự tham gia của bao nhiêu trí
thức trên thế giới, giữ một vai trò quyết định hưống sự chú ý
của xã hội vào tầm quan trọng của công việc cho “lợi ích của
loài người” như mong muốn của Alfred Nobel.
21
Danh mục những giải thưỏng Nobel về Sinh lý hay Y học
xếp theo năm từ 1901 - 2007 tức lần thứ nhất đến thứ 98
Trong danh mục này có tên, năm sinh, năm mất, nơi sinh
hay quốc gia gốc và nơi làm việc khi được giải thưỏng của những
ngưòi được giải. Về tên công trình chúng tôi không dịch nguyên
văn như đã được chính thức giới thiệu qua họp báo hoặc qua
diễn văn giới thiệu vì đôi khi khó hiểu nên có thể mỏ rộng ra đôi
chút nhưng vẫn giữ nguyên ý. Khi cùng hưỏng là chia đều tuỳ
theo sô' ngưòi được giải, còn khi chia đôi thì có người được một
nửa hai người sau nếu có, nhận chung nửa còn lại. Cũng như
trong danh sách trên những người được chính phủ Anh phong
tước thì có thêm từ Sir hay Lord.
Giải thưỏng 1901 (lần 1) trang 65
VON BEHRING, EMIL ADOLF, sinh 1854, mất 1917; Đức, Đại
học Marburg
Công trình về điều trị bằng huyết thanh đặc biệt áp dụng cho
bệnh bạch hầu, do đó đã mở một hướng mới trong lĩnh vực y học
và cung cấp cho người thầy thuốc một vũ khí hữu hiệu chống lại
bệnh tật và tử vong
Giải thưởng 1902 (lần 2) trang 71

ROSS, RONALD, sinh 1857 tại Almora, Ấn Độ, mất 1932; Anh,
Đại học Liverpool
Trong công trình về sốt rét ông đã cho thấy yếu tố gảy bệnh
xâm nhập vào cơ thê qua trung gian muỗi như thế nào và do đó
đã đặt nền tảng cho phòng bệnh rồi mở đường cho những thành
công nghiên cứu bệnh ấy
22
FINSEN, NIELS RYBERG, sinh 1860, mất 1904; Đan Mạch,
Viện y học ánh sáng Finsen
Do đã đóng góp vào trong điều trị bệnh, đặc biệt bệnh lupus
vulgaris bằng ánh sáng, qua đó đã mở ra một hướng mới
(phototherapy) trong khoa học y học
Giải thưỏng 1904 (lần 4) trang 80
PAVLOV, IVAN PETROVICH, sinh 1849, mất 1936; Nga, Viện
y học quân sự Saint Petersburg
Do công trình về sinh lý tiêu hóa qua đó thay đổi sự hiểu biết
về những khm cạnh quan trọng của vấn đề và mở rộng đến hoạt
động của thần kinh trung ương (phản xạ có điều kiện)
Giải thưỏng 1905 (lần 5) trang 86
KOCH, ROBERT, sinh 1843, mất 1910: Đức, Viện bệnh lây
Berlin
Khám phá ra vi khuẩn sinh bệnh, đặc biệt trực khuẩn Koch có
liên quan đến bệnh lao, mở đầu cho kỷ nguyên bệnh lây nhiễm
Giải thưởng 1906 (lần 6) cùng cho: trang 91
GOLGI, CAMILLO, sinh 1843, mất 1926; Italia, Đại học Pavia
RAMON Y CAJAL, SANTLA.GO, sinh 1852, mất 1934;’ Tây Ban
Nha, Đại học Madrid
Công trinh về cấu trúc hệ thần kinh với các nơron liên hệ với
nhau qua các trục tạo thành một mạng lưới
Giải thưởng 1907 (lần 7) trang 96

LAVERAN, CHARLES LOUIS ALPHONSE, sinh 1845, mất
1922; Pháp, Viện Pasteur, Paris
Giải thưởng 1903 (lần 3) trang 76
23
Tìm ra ký sinh trùng sốt rét và vai trò của động vật nguyên
sinh (protozoaire) trong sinh bệnh (bệnh lý đơn bào)
Giải thưỏng 1908 (lần 8) cùng cho: trang 101
MECHNIKOV, ILYA ILYICH, sinh 1845, mất 1916; Nga, Viện
Pasteur, Paris, Pháp
EHRLICH, PAUL, sinh 1854, mất 1915; Đức, Viện Hoàng gia
Điều trị thực nghiệm Đại học Gottingen Frankfurt-on-the-Main
Công trình về miễn dịch tế bào và lý thuyết sinh kháng thê
Giải thưỏng 1909 (lần 9) trang 107
KOCHER, EMIL THEODOR, sinh 1841, mất 1917; Thụy Sĩ,
Đại học Berne
Công trình về sinh lý, bệnh lý và phẫu thuật tuyến giáp
Giải thưỏng 1910 (lần 10) trang 111
KOSSEL, ALBRECHT, sinh 1853, mất 1927; Đức, Đại học
Heidelberg
Đóng góp cho sự hiểu biết về hóa học tế bào nhất là các chất
của nhân
Giải thưởng 1911 (lần 11) trang 116
GULLSTRAND, ALLVAR, sinh 1862, mất 1930; Thụy Điển, Đại
học Uppsala
Công trình về hiện tượng dioptric ở mắt
Giải thưỏng 1912 (lần 12) trang 122
CARREL, ALEXIS, sinh 1873, mất 1944; Pháp, Viện nghiên
cứu y học, New York, NY, U.S.A
24
Công trình về khâu nối mạch máu và ghép nối mạch máu ở

cơ quan
Giải thưởng 1913 (lần 13) trang 127
RICHET, CHARLES ROBERT, sinh 1850, mất 1935; Pháp, Đại
học Sorbonne, Paris
Khám phá ra hiện tượng 'phản vệ và cơ chế bệnh sinh
Giải thưởng 1914 (lần 14) trang 133
BARÁNY, ROBERT, sinh 1876, mất 1936; Đại học Vienna, Áo
Công trình về sinh lý và bệnh lý của bộ máy tiền đình
Các năm 1915, 16, 17 và 18 do Chiến tranh thế giới lần thứ
nhất nên không chọn được người; tiền giải được chuyển cho Quỹ
đặc biệt trong Ban quản lý giải
Giải thưỏng 1919 (lần 15) trang 138
BORD ET, JULES, sinh 1870, mất 1961; Bỉ, Đại học Brussels
Các khám phá có liên quan đến miễn dich, cụ thể là hệ thống
bổ thể
Giải thưởng 1920 (lần 16) trang 145
KROGH, SCHACK AUGUST STEENBERG, sinh 1874, mất 1949;
Đan Mạch, Đại học Copenhagen
Khám phá ra cơ chế điều hòa vận động mao mạch
Năm 1921 không chọn được ngưòi nên tiền giải được chuyển
cho Quỹ đặc biệt trong Ban quản lý giải
25

×