Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tìm hiểu những thông tin cần thiết và bổ ích về tổ chức thương mại thế giới WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.75 KB, 53 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế tất của thời đại ngày nay là toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Bất kỳ
một quốc gia, một địa phương, một doanh nghiệp hay ngành nghề nào, không phân
biệt lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, muốn tồn tại và phát triển đều phải chấp nhận và tích
cực tham gia vào xu thế mới này. Bởi toàn cầu hóa tuy còn nhiều nhược điểm, như
làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt, chưa bảo đảm sự công bằng giữa nước giàu và
nước nghèo. Nhưng nó có ưu điểm rất lớn làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng
động và vững chắc hơn. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho giao thương giữa các quốc
gia,các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn
đến sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới WTO. Khi là thành viên chính thức của
tổ chức thương mại thế giới WTO, các nước sẽ tạo dựng cho mình một vị trí trong tiến
trình quốc tế hóa toàn cầu về kinh tế.
Hơn nữa, việc mở rộng tự do thương mại giữa các quốc gia trên thế giới cũng
góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn cầu. Tự do hoá thương mại là việc cần phải
làm đối với tất cả các nước trong điều kiện hội nhập kinh tế. Tổ chức thương mại thế
giới WTO với vai trò của mình đã tạo điều kiện cho các nước mở rộng tự do thương
mại, hàng hóa lưu thông nhiều, nhanh chóng, và dễ dàng hơn giữa các quốc gia với
nhau.
Qua đó, việc tìm hiểu về tổ chức thương mại thế giới WTO thông qua các hiệp
định: hiệp định về thương mại hàng hóa GATT, hiệp định về thương mại dịch vụ
GATS, hiệp định về sở hữu trí tuệ TRIPS và hiệp định về quan hệ đầu tư TRIMS sẽ
giúp chúng ta đánh giá được vai trò của WTO trong việc mở rộng tự do thương mại
giữa các nước trên thế giới, đặc biệt là về thương mại mậu biên hiện nay.
Đề tài của nhóm sẽ giới thiệu với người đọc những thông tin cần thiết và bổ ích
về tổ chức thương mại thế giới WTO, tìm hiểu về website của tổ chức này và vai trò
của WTO trong việc mở rộng tự do hóa thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.
1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO
1.1Lịch sử hình thành và phát triển của WTO
1.1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền thân của tổ
chức thương mại thế giới (WTO)


Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm khôi phục sự phát triển kinh tế và
thương mại, hơn 50 nước trên thế giới đã tham gia vào các cuộc đàm phán với mục
tiêu tạo lập một tổ chức mới điều chỉnh hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế. Ban đầu,
các nước dự kiến thành lập tổ chức thương mại quốc tế (ITO) với tư cách là một tổ
chức chuyên môn thuộc liên hiệp quốc. Dự thảo hiến chương thành lập ITO không
những chỉ điều chỉnh các quy tắc thương mại quốc tế mà còn mở rộng ra cả các quy
định về công ăn việc làm, các hành vi hạn chế thương mại, đầu tư và dịch vụ quốc tế.
Trước khi hiến chương này được thông qua, 23 trong số hơn 50 nước tham gia
đã quyết định tiến hành đàm phán để giảm và ràng buộc thuế quan ngay trong năm
1946. Trong vòng đàm phán đầu tiên, các nước đã đưa ra được 45.000 nhân nhượng
thuế quan có ảnh hưởng đến khối lượng thương mại giá trị khoảng 10 tỷ USD, tức là
khoảng 1/5 tổng giá trị thương mại thế giới. Các nước cũng nhất trí áp dụng ngay lập
tức và "tạm thời" một số quy tắc thương mại trong Dự thảo hiến chương ITO nhằm
bảo vệ giá trị của các nhân nhượng nói trên. Kết quả là các quy định thương mại và
các nhân nhượng thuế quan được đưa vào hiệp định chung về thuế quan và thương
mại (GATT). Ngày 30-10-1947, 23 nước đã ký nghị định thư về việc áp dụng tạm thời
hiệp định GATT (PPA). Theo đó, các nhân nhượng thuế quan có hiệu lực từ 30-6-
1948.
Trong thời gian đó, hiến chương ITO vẫn tiếp tục được thảo luận. Cuối cùng,
tháng 3-1948, hiến chương ITO đã được thông qua tại hội nghị về thương mại và việc
làm của liên hiệp quốc tại Havana. Tuy nhiên, quốc hội của một số nước đã không phê
chuẩn hiến chương này. Đặc biệt là quốc hội Hoa Kỳ rất phản đối hiến chương
Havana, mặc dù Chính phủ Hoa Kỳ đã đóng vai trò rất tích cực trong việc thiết lập
ITO. Tháng 12-1950, chính phủ Hoa Kỳ chính thức thông báo sẽ không vận động
quốc hội thông qua hiến chương Havana nữa, do vậy trên thực tế, hiến chương này
không còn tác dụng. Do vậy, mặc dù chỉ là tạm thời nhưng GATT đã trở thành công
cụ đa phương duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế từ năm 1948 cho đến tận năm
1995 khi tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời.Trong 47 năm tồn tại, thông qua 8
vòng đàm phán, GATT đã có những đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy tiến trình
thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại quốc tế. Việc giảm thuế liên tục đã thúc đẩy

tăng trưởng thương mại thế giới đạt mức trung bình khoảng 8%/năm trong suốt những
năm 50 và 60. Nếu như trong 5 vòng đàm phán đầu tiên, GATT chủ yếu tập trung vào
đàm phán giảm thuế quan thì tới vòng đàm phán Kenedy, nội dung đàm phán mở rộng
2
dần sang các lĩnh vực khác. Vòng đàm phán cuối cùng - Vòng Uruguay - đã mở rộng
nội dung sang hầu hết các lĩnh vực thương mại và liên quan đến thương mại bao gồm:
thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ và kết quả là cho ra
đời một tổ chức thay thế cho GATT, đó là WTO. Quy mô của GATT cũng không
ngừng được mở rộng. Cho tới trước khi WTO được thành lập vào ngày 1/1/1995,
GATT đã có 124 bên ký kết và đang tiếp nhận 25 đơn xin gia nhập.
1.1.2 Sự ra đời của WTO
Mặc dù đã đạt được những thành công lớn, nhưng đến cuối những năm 80, đầu
90, trước những biến chuyển của tình hình thương mại quốc tế và sự phát triển của
khoa học-kỹ thuật, GATT bắt đầu tỏ ra có những bất cập, không theo kịp tình hình:
- Thứ nhất, những thành công của GATT trong việc giảm và ràng buộc thuế
quan ở mức thấp cộng với một loạt các cuộc suy thoái kinh tế trong những năm 70 và
80 đã thúc đẩy các nước tạo ra các loại hình bảo hộ phi quan thuế khác nhau để đối
phó với hàng nhập khẩu hoặc ký kết các thoả thuận song phương dàn xếp thị trường,
đồng thời làm nảy sinh nhiều hình thức hỗ trợ và trợ cấp mới. Những biến đổi này có
nguy cơ làm giảm và mất đi những giá trị mà việc giảm thuế quan mang lại cho
thương mại quốc tế. Trong khi đó, phạm vi của GATT không cho phép đề cập một
cách cụ thể và sâu rộng đến các vấn đề này.
- Thứ hai, đến những năm 80, GATT đã không còn thích ứng với thực tiễn
thương mại thế giới. Khi GATT được thành lập năm 1948, hiệp định này chủ yếu điều
tiết thương mại hàng hoá hữu hình. Từ đó tới nay, thương mại quốc tế đã phát triển
nhanh chóng, mở rộng sang cả các lĩnh vực thương mại dịch vụ như ngân hàng, bảo
hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, xây dựng, tư vấn Các loại hình
thương mại dịch vụ này, cùng với các vấn đề trong đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ liên quan đến thương mại đã phát triển nhanh chóng và trở thành một bộ phận
quan trọng của thương mại quốc tế.

- Thứ ba, trong một số lĩnh vực của thương mại hàng hoá, GATT còn có những
lỗ hổng cần phải được cải thiện. Ví dụ, trong nông nghiệp và hàng dệt may, các cố
gắng tự do hoá thương mại đã không đạt được thành công lớn. Kết quả là còn rất
nhiều ngoại lệ với các quy tắc chung trong hai lĩnh vực thương mại này.
- Thứ tư, về mặt cơ cấu tổ chức và cơ chế giải quyết tranh chấp, GATT cũng tỏ
ra không thích ứng với tình hình thế giới. GATT chỉ là một hiệp định, việc tham gia
mang tính chất tuỳ ý. Thương mại quốc tế ở những năm 80 và 90 đòi hỏi phải có một
tổ chức thường trực, có nền tảng pháp lý vững chắc để đảm bảo thực thi các hiệp định,
quy định chung của thương mại quốc tế. Về hệ thống giải quyết tranh chấp, GATT
chưa có một cơ chế điều tiết thủ tục tố tụng chặt chẽ, không đưa ra một thời gian biểu
nhất định, do đó, các vụ việc tranh chấp thường bị kéo dài, dễ bị bế tắc. Để thúc đẩy
3
hoạt động thương mại quốc tế một cách hiệu quả, rõ ràng hệ thống này cần phải được
đổi mới.
Những yếu tố trên, kết hợp với một số nhân tố khác đã thuyết phục các bên
tham gia GATT cần phải nỗ lực để củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên.
Từ năm 1986 đến 1994, hiệp định GATT và các quy định phụ trợ của nó đã được các
nước thảo luận sửa đổi và cập nhật để thích ứng với điều kiện thay đổi của môi trường
thương mại thế giới. hiệp định GATT 1947, cùng với các quyết định đi kèm và một
vài biên bản giải thích khác đã hợp thành GATT 1994. Một số hiệp định riêng biệt
được xây dựng trong các lĩnh vực như nông nghiệp, dệt may, trợ cấp, tự vệ và các lĩnh
vực khác cùng với GATT 1994 đã tạo thành các yếu tố của các hiệp định thương
mại đa phương về thương mại hàng hoá. Vòng đàm phán Uruguay cũng thông qua
một loạt các quy định mới điều chỉnh thương mại dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ liên
quan đến thương mại. Một trong những thành công lớn nhất của vòng đàm phán lần
này là cuối vòng đàm phán, các nước đã cho ra tuyên bố Marrakesh thành lập tổ chức
thương mại thế giới. WTO bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995.


1.2 Mục tiêu, chức năng, các nguyên tắc cơ bản và cơ cấu tổ chức của WTO

1.2.1 Mục tiêu:
WTO thừa nhận các mục tiêu của GATT, tức là quan hệ giữa các thành viên
trong thương mại và kinh tế sẽ được tiến hành nhằm:
- Nâng cao mức sống.
- Bảo đảm tạo đầy đủ việc làm, tăng thu nhập và nhu cầu thực tế một cách bền
vững.
- Phát triển việc sử dụng các nguồn lực của thế giới.
- Mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoá.
1.2.2 Chức năng
WTO có năm chức năng cơ bản như sau:
- Tạo thuận lợi cho việc thực thi, quản lý, vận hành và thúc đẩy mục tiêu của
các hiệp định của WTO.
4
- Tạo ra diễn đàn đàm phán giữa các thành viên về quan hệ thương mại giữa
các nước này về các vấn đề được đề cập đến trong các hiệp định WTO cũng như các
vấn đề mới thuộc thẩm quyền của mình, và tạo khuôn khổ để thực thi kết quả của các
cuộc đàm phán đó.
- Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trên cơ sở quy định và thủ tục giải
quyết tranh chấp.
- Thực hiện rà soát chính sách thương mại thông qua cơ chế rà soát chính sách
thương mại
- Nhằm đạt được một sự nhất quán hơn nữa trong việc hoạch định chính sách
thương mại toàn cầu, WTO sẽ hợp tác phối hợp với các tổ chức kinh tế quốc tế như
IMF, WB
1.2.3 Nguyên tắc hoạt động
WTO hoạt động dựa trên một hệ thống hiệp định tương đối dài và phức tạp do
chúng là những văn bản pháp lý điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực thương mại quốc tế.
Tuy vậy, tất cả các văn bản đó đều được xây dựng trên cơ sở năm nguyên tắc cơ bản
của WTO.
1.2.3.1 Thương mại không có sự phân biệt đối xử.

Nguyên tắc này được cụ thể hoá thành nguyên tắc tối huệ quốc và đối xử quốc
gia:
a. Nguyên tắc tối huệ quốc ( Most-favoured-nation – (MFN)):
Theo nguyên tắc MFN, các thành viên WTO không được phép phân biệt đối xử
giữa các nước đối tác thương mại khác nhau. Ví dụ, trong thương mại hàng hoá, nếu
một thành viên dành cho sản phẩm từ bất kỳ thành viên nào mức thuế quan hay bất kỳ
một ưu đãi nào khác thì cũng phải dành mức thuế quan hoặc ưu đãi đó cho sản phẩm
tương tự của tất cả các quốc gia thành viên khác một cách ngay lập tức và vô điều
kiện. WTO cũng cho phép các thành viên được duy trì một số ngoại lệ của nguyên tắc
này. Ví dụ, trong thương mại hàng hoá, các nước được phép dành ưu đãi cao hơn cho
các thành viên cùng tham gia các thoả thuận thương mại khu vực. Trong thương mại
dịch vụ, các nước cũng có thể phân biệt đối xử trong những trường hợp cụ thể. Tuy
nhiên, tất các những ngoại lệ này chỉ được áp dụng với những điều kiện hết sức chặt
chẽ.
b. Đối xử quốc gia (National treatment - NT):
Trong khi nguyên tắc MFN yêu cầu một thành viên không được phép áp dụng
đối xử phân biệt giữa các thành viên thì nguyên tắc NT yêu cầu một nước phải đối xử
bình đẳng và công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong
nước. Cụ thể, bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới (đã trả
xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu) sẽ được hưởng sự đối xử không
kém ưu đãi hơn sản phẩm tương tự sản xuất trong nước. NT cũng được mở rộng áp
5
dụng trong lĩnh vực dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Cụ thể, nguyên tắc này được quy định
trong Điều 3 - Hiệp định GATT, Điều 17 - Hiệp định GATS và Điều 3 - Hiệp định
TRIPS.
Nguyên tắc MFN và NT lúc đầu chỉ được áp dụng trong lĩnh vực thương mại
hàng hoá, sau khi WTO ra đời thì nó được mở rộng cả sang thương mại dịch vụ,
quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại và các lĩnh vực khác, tuy vậy mức độ
áp dụng của các nguyên tắc này trong các lĩnh vực là khác nhau.
- Trong thương mại hàng hoá: MFN và NT được áp dụng tương đối toàn diện

và triệt để.
- Trong thương mại dịch vụ: MFN và NT cũng được áp dụng với những lĩnh
vực mà một thành viên đã cam kết mở cửa thị trường, với những lĩnh vực dịch vụ còn
duy trì hạn chế thì việc dành MFN và NT tuỳ thuộc vào kết quả đàm phán các cam kết
cụ thể.
- Trong lĩnh vực đầu tư: WTO chưa có một hiệp định đầu tư đa biên, mới đạt
được hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, và nguyên tắc
MFN và NT chỉ giới hạn ở hiệp định này. Tuy nhiên, trong luật pháp đầu tư nước
ngoài của các nước, nguyên tắc MFN và NT được áp dụng phổ biến và trên nhiều lĩnh
vực.
- Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ: các nguyên tắc trên đã được thể chế hoá cụ thể
và phổ biến trong các công ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ.
1.2.3.2. Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán
WTO đảm bảo thương mại giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn thông qua
quá trình đàm phán hạ thấp các hàng rào thương mại để thúc đẩy buôn bán. Để thực
hiện nguyên tắc thương mại ngày càng tự do này, WTO đảm nhận chức năng là diễn
đàn đàm phán thương mại đa phương để các nước có thể liên tục thảo luận về vấn đề
tự do hoá thương mại. Kể từ năm 1948 đến nay, GATT, mà nay là WTO, đã tiến hành
8 vòng đàm phán để giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị
trường. Vòng đàm phán thứ 9 (vòng Doha) hiện đang được thực hiện. Với một
chương trình nghị sự rộng, vòng Doha được hy vọng sẽ là một bước đi tích cực nhằm
tự do hoá thương mại toàn cầu một cách toàn diện và sâu sắc hơn nữa.
1.2.3.3. Có thể dự đoán: thông qua ràng buộc và minh bạch hoá
Một nguyên tắc cơ bản của WTO là các thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính
ổn định và có thể dự đoán được trong thương mại quốc tế. Để đảm bảo nguyên tắc
này, các thành viên WTO có nghĩa vụ phải minh bạch hoá các quy định thương mại
của mình, phải thông báo mọi biện pháp đang áp dụng và ràng buộc chúng (tức là cam
kết sẽ không thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho thương mại, nếu thay đổi phải
được thông báo, tham vấn và bù trừ hợp lý). Ví dụ, các nước chỉ có thể tăng thuế quan
sau khi đã tiến hành đàm phán lại và đã đền bù thoả đáng cho lợi ích các bên bị thiệt

6
hại do việc tăng thuế đó. Sau Vòng đàm phán Uruguay, 100% các dòng thuế nông
nghiệp đã được ràng buộc; đối với hàng công nghiệp, mức độ ràng buộc là 99% đối
với các nước phát triển, 73% với các nước đang phát triển và 98% đối với các nền
kinh tế chuyển đổi.
Ngoài ra, WTO cũng tăng cường tính ổn định và dễ dự báo trong thương mại
quốc tế thông qua việc yêu cầu các nước hạn chế sử dụng hạn ngạch và các biện pháp
hạn chế số lượng khác. Nhiều hiệp định của WTO còn yêu cầu các chính phủ phải
công khai các chính sách và thông lệ trong nước hoặc thông báo các chính sách đó với
WTO. Chính sách thương mại của các nước được giám sát thường xuyên bởi cơ chế
rà soát chính sách thương mại của WTO.
1.2.3.4. Thúc đẩy cạnh tranh công bằng.
Mặc dù đôi khi được mô tả là tổ chức về "thương mại tự do", song hệ thống
WTO trên thực tế vẫn cho phép áp dụng thuế quan và một số hình thức bảo hộ khác.
Do vậy, có thể nói rằng, WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh
tranh tự do, công bằng và không bị bóp méo. Tất cả các hiệp định của WTO như Hiệp
định về nông nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ đều nhằm mục tiêu tạo một môi
trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các quốc gia.
1.2.3.5. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế
Với 3/4 số thành viên của mình là các nước đang phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi, một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển
và cải cách kinh tế, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho các quốc
gia này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương
mại đa phương. Thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển,
các nền kinh tế chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi nhất định trong việc thực thi các
hiệp định, đồng thời chú ý đến trợ giúp kỹ thuật cho các nước này.
1.2.4 Cơ cấu tổ chức của WTO
WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp
- Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision-making
power) bao gồm hội nghị bộ trưởng, đại hội đồng WTO, cơ quan giải quyết tranh chấp

và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại.
- Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại
đa phương, bao gồm hội đồng GATT, hội đồng GATS, và hội đồng TRIPS;
- Cuối cùng là cơ quan thực hiện chức năng hành chính - thư ký là tổng giám
đốc và ban thư ký WTO.
1.2.4.1 Hội nghị bộ trưởng, đại hội đồng WTO, cơ quan giải quyết tranh chấp và
cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại
Hội nghị bộ trưởng WTO: là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO
họp ít nhất 2 năm một lần, thành viên là đại diện cấp bộ trưởng của tất cả các thành
7
viên. Điều IV. 1 Hiệp định thành lập WTO quy định hội nghị bộ trưởng WTO thực
hiện tất cả các chức năng của WTO và có quyền quyết định mọi hành động cần thiết
để thực hiện những chức năng đó. Hội nghị bộ trưởng WTO cũng có quyền quyết
định về tất cả các vấn đề trong khuôn khổ bất kỳ một hiệp định đa phương nào của
WTO.
Đại hội đồng WTO: trong thời gian giữa các khoá họp của hội nghị bộ trưởng
WTO, các chức năng của hội nghị bộ trưởng WTO do đại hội đồng (General-Council)
đảm nhiệm. Đại hội đồng WTO hoạt động trên cơ sở thường trực tại trụ sở của WTO
ở Geneva, Thuỵ sỹ. Thành viên của đại hội đồng WTO là đại diện ở cấp đại sứ của
chính phủ tất cả các thành viên. Đa số các nước đang phát triển thường cử luôn đại sứ,
Trưởng đại diện bên cạnh liên hợp quốc tại Geneva làm đại sứ tại WTO; các nước
phát triển, đặc biệt là các cường quốc thương mại hàng đầu như Mỹ, EU đều cử đại sứ
riêng về WTO tại Geneva. Các uỷ ban báo cáo lên đại hội đồng WTO.
Đại hội đồng có quyền thành lập các uỷ ban giúp việc và báo cáo trực tiếp lên
đại hội đồng là : Uỷ ban về thương mại và phát triển; Uỷ ban về các hạn chế cán cân
thanh toán; Uỷ ban về ngân sách, tài chính và quản trị; Uỷ ban về các hiệp định
thương mại khu vực. Ba ủy ban đầu được thành lập theo hiệp định về thành lập WTO,
ủy ban cuối cùng được thành lập vào tháng 2-1996 theo quyết định của đại hội đồng
WTO.
-Ngoài ra còn có hai ủy ban là “Uỷ ban về hàng không dân dụng” và “Uỷ ban

về mua sắm chính phủ” được thành lập theo quyết định của vòng Tokyo và có số
thành viên hạn chế (chỉ những nước ký kết các “bộ luật” có liên quan của Vòng
Tokyo mới được tham gia), vẫn tiếp tục hoạt động trong khuôn khổ của WTO. Nhưng
những ủy ban này không phải báo cáo (report) mà chỉ có nghĩa vụ thông báo (notify)
thường xuyên về hoạt động của họ lên đại hội đồng WTO.
Cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại:
Điều IV. Hai hiệp định WTO quy định, ngoài các việc thực hiện các chức năng của
hội nghị bộ trưởng WTO trong thời gian giữa hai khoá họp. Đại hội đồng WTO còn
thực hiện những chức năng khác được trao trực tiếp theo các hiệp định thương mại đa
phương, trong đó quan trọng nhất là chức năng giải quyết tranh chấp và chức năng
kiểm điểm chính sách thương mại. Chính vì vậy mà đại hội đồng WTO cũng đồng
thời là “cơ quan giải quyết tranh chấp” (DSB-Dispute Settlement Body) khi thực hiện
các chức năng giải quyết tranh chấp và là “cơ quan kiểm điểm chính sách thương
mại” (TPRB-Trade Policy Review Body) khi thực hiện chức năng kiểm điểm chính
sách thương mại.
1.2.4.2. Các cơ quan thừa hành giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại
đa phương
8
WTO có 3 hội đồng (Council) được thành lập để giám sát việc thực thi 3 hiệp
định thương mại đa phương là: hội đồng GATT, hội đồng GATS và hội đồng TRIPS.
Tất cả các nước thành viên đều có quyền tham gia vào hoạt động của 3 hội đồng này.
Ba hội đồng nói trên báo cáo trực tiếp các công việc của mình lên đại hội đồng WTO.
Ngoài ra còn có các cơ quan được các hội đồng của WTO thành lập với tư cách
là cơ cấu trực thuộc (subsidiary bodies) để giúp các hội đồng này trong việc thực hiện
các chức năng kỹ thuật, ví dụ như “Uỷ ban về thâm nhập thị trường”, “Uỷ ban về trợ
giá nông nghiệp” và các “Nhóm công tác” (Working group) được thành lập trên cơ sở
tạm thời để giải quyết những vấn đề cụ thể, ví dụ như các “Nhóm công tác về việc gia
nhập WTO” của một số nước
1.2.4.3 Tổng giám đốc và Ban thư ký WTO
Khác với GATT 1974, WTO có một ban thư ký rất quy mô, bao gồm khoảng

500 viên chức và nhân viên thuộc biên chế chính thức của WTO. Đứng đầu ban thư
ký WTO là tổng giám đốc WTO. Tổng giám đốc WTO do hội nghị bộ trưởng bổ
nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm. Ngoài vai trò điều hành, tổng giám đốc của WTO còn có
một vai trò chính trị rất quan trọng trong hệ thống thương mại đa phương. Chính vì
vậy mà việc lựa chọn các ứng cử viên vào chức vụ này luôn là một cuộc chạy đua ác
liệt giữa các nhân vật chính trị quan trọng, cấp bộ trưởng, phó thủ tướng hoặc tổng
thống (Trong số các ứng cử viên vào chức vụ tổng giám đốc đầu tiên của WTO có
ông Salinas, cựu tổng thống Mêhicô).
Quyền hạn và trách nhiệm của tổng giám đốc do hội nghị bộ trưởng quyết
định. Biên chế ban thư ký WTO do tổng giám đốc quyết định. Tổng giám đốc và
thành viên ban thư ký WTO có quy chế tương tự như của viên chức các tổ chức quốc
tế, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo các quyết định và tôn chỉ của WTO. Họ được
hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ tương tự như viên chức của các tổ chức chuyên
môn của liên hợp quốc. Cũng như những người tiền nhiệm trước kia trong GATT,
tổng giám đốc WTO có vai trò hết sức quan trọng, dẫn dắt các vòng đàm phán thương
mại đa biên và giải quyết tranh chấp ( Ông Rugiero, Tổng giám đốc sắp mãn nhiệm
của WTO đã đóng vai trò trung gian hoà giải rất tích cực và có hiệu quả trong vụ
tranh chấp giữa Mỹ và EU liên quan đến việc áp dụng các đạo luật Helms-Burton và
D’Amaton-Kennedy năm 1997). Vị trí đặc biệt của tổng giám đốc WTO thể hiện một
trong những nét đặc trưng trong ngoại giao đa phương ngày nay khi trên thực tế các
quan chức lãnh đạo cao cấp của các tổ chức quốc tế ngày càng đóng vai trò “điều
hành” (managing) nhiều hơn là “chấp hành” (executive).
1.3 Các quy định của WTO
1.3.1 Giới thiệu chung
Có thể nói, WTO là tổ chức quốc tế duy nhất điều chỉnh các quy tắc về thương
mại giữa các quốc gia. Cốt lõi của WTO là các hiệp định do các chính phủ thành viên
9
đàm phán và ký kết. Các hiệp định này tạo ra nền tảng pháp lý cho việc tiến hành hoạt
động thương mại quốc tế, với mục tiêu thúc đẩy giao lưu thương mại hàng hoá, dịch
vụ và hợp tác thương mại ngày càng sâu rộng và hiệu quả hơn.

Khi WTO thành lập, mọi kết quả của vòng đàm phán Uruguay (1986-1994) trở
thành văn kiện chính thức của WTO mà bất kỳ một thành viên WTO nào cũng phải
tham gia. Như vậy, tất cả các thành viên WTO đều tham gia các hiệp định của WTO.
Quy định này được gọi là chấp thuận cả gói.
Bên cạnh đó, WTO vẫn duy trì các hiệp định nhiều bên từ vòng đàm phán
Tokyo (1973-1979) các thành viên WTO có thể tham gia hay không tuỳ ý (Hiệp định
về buôn bán máy bay dân dụng, Hiệp định về mua sắm chính phủ).
Các hiệp định và phụ lục của WTO điều chỉnh những lĩnh vực hoặc những vấn
đề cụ thể dưới đây:
- Đối với hàng hoá (theo GATT)
·Nông nghiệp.
·Các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật
(SPS).
·Hàng dệt may.
·Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT).
·Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại.
·Biện pháp chống phá giá.
·Xác định trị giá tính thuế hải quan.
·Giám định hàng hoá trước khi xếp hàng .
·Quy tắc xuất xứ.
·Thủ tục cấp phép nhập khẩu.
·Trợ cấp và các biện pháp đối kháng.
·Các biện pháp tự vệ.
- Đối với dịch vụ (các phụ lục của GATS)
·Di chuyển của thể nhân.
·Vận tải hàng không.
·Các dịch vụ tài chính.
·Vận tải đường biển.
·Viễn thông.
- Đối với sở hữu trí tuệ

·Các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại.
- Đối với giải quyết tranh chấp
·Các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp.
1.3.2 Các quy định cụ thể trong từng lãnh vực
1.3.2.1 Thương mại hàng hoá
10
a. Thương mại hàng công nghiệp
Hiệp định chủ chốt điều chỉnh lĩnh vực thương mại hàng công nghiệp của
WTO là GATT 1994.
GATT đưa ra các nguyên tắc cơ bản để tiến hành thương mại hàng hoá giữa
các thành viên, đó là nguyên tắc MFN, NT, không hạn chế số lượng, các điều khoản
ưu tiên và ưu đãi dành cho các nước đang và chậm phát triển, các quy tắc về đàm
phán, ràng buộc thuế quan và đàm phán lại GATT cũng có các điều khoản cơ bản về
các vấn đề chống bán phá giá, xác định trị giá hải quan, trợ cấp, tự vệ khẩn cấp tuy
nhiên những điều khoản này chưa đầy đủ và chi tiết, sau này chúng đã được cụ thể
hoá thành các hiệp định riêng biệt.
Mục tiêu cơ bản của GATT là tạo cơ sở để không ngừng tiến hành giảm thuế
quan và ràng buộc chúng. Đến khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay, các thành viên
đã đưa ra các cam kết ràng buộc thuế đối với hầu hết các mặt hàng công nghiệp nhập
khẩu.
Sau vòng đàm phán Uruguay, các nước phát triển cam kết tiến hành cắt giảm
thuế quan hàng công nghiệp từ 6,3% xuống còn trung bình là 3,8% trong vòng 5 năm,
tính từ 1/1/1995. Giá trị hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế hoàn toàn vào các nước
này lên tới 44% (từ 20%). Số lượng dòng thuế nhập khẩu từ tất cả các nước phải chịu
thuế suất trên 15% giảm từ 7% xuống còn 5% (riêng đối với các nước đang phát triển
thì mức giảm này là từ 9% xuống 5%). Ngày 26/3/1997, 40 nước chiếm 92% thương
mại thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã nhất trí miễn thuế và các loại phí
khác cho tất cả các sản phẩm công nghệ thông tin nhập khẩu kể từ năm 2000. Số
lượng các dòng thuế được ràng buộc cũng tăng nhanh. Các nước phát triển cam kết
ràng buộc 99% dòng thuế của họ (từ mức 77%), các nước đang phát triển ràng buộc

73% (từ 21%), các nền kinh tế chuyển đổi 98% (từ 73%).
Như vậy, nội dung chủ yếu của GATT là giảm và ràng buộc thuế quan hàng
công nghiệp. Các cam kết ràng buộc này là một phần không thể tách rời của hiệp định
GATT. Ngoài các danh mục ràng buộc thuế quan của các thành viên, GATT tạo cơ sở
để tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán giảm thuế hơn nữa trong tương lai. Bên cạnh
đó, GATT cũng quy định những thủ tục cần thiết như tham vấn, bồi thường khi một
nước muốn rút bỏ một ràng buộc thuế quan của mình trong những trường hợp đặc
biệt, cụ thể. GATT cũng có các quy định về các vấn đề như định giá tính thuế, hạn chế
số lượng, tự vệ khẩn cấp, trợ cấp, bảo vệ cán cân thanh toán, gia nhập, rút lui, miễn
trừ Tuy vậy, trong khuôn khổ của GATT thì các vấn đề này chưa được đề cập chi
tiết, cụ thể, theo kịp tình hình thương mại quốc tế. Vì vậy, sau Vòng đàm phán
Uruguay, các thành viên đã nhất trí đưa ra các hiệp định cụ thể về các vấn đề này, bao
gồm:
- Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT).
11
- Hiệp định Thực thi điều VI của GATT 1994 (về chống bán phá giá - AD).
- Hiệp định Thực thi điều VII của GATT 1994 (về định giá hải quan - CV).
- Hiệp định về Giám định hàng hoá trước khi xếp hàng xuống tàu (PSI).
- Hiệp định về Quy tắc xuất xứ (ROO).
- Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu (IL).
- Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM).
- Hiệp định về các Biện pháp tự vệ (SG).
* Hàng dệt và may.
Dệt và các sản phẩm từ dệt là một trong những ngành xuất hiện sớm nhất trong
lịch sử công nghiệp. Trãi qua quá trình phát triển, ngày nay hầu hết những nước có
trình độ công nghiệp cao đều không mở rộng ngành này và trở thành những nước
nhập khẩu sản phẩm dệt may. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, đang trong
quá trình công nghiệp hoá thì đây là một ngành được quan tâm đầu tư vì không đòi
hỏi công nghệ phức tạp và giải quyết được việc làm cho nhiều nhân công. Nhưng có
một điều bất công là trong khi các nước phát triển kêu gọi tự do hoá thương mại bằng

cách dỡ bỏ rào cản đối với hầu hết các sản phẩm thì chính họ lại dựng lên hàng rào
khắt khe để hạn chế nhập khẩu hàng dệt may. Với cái gọi là hiệp định đa sợi (MFA),
họ đã buộc các nước đang phát triển muốn xuất khẩu hàng dệt may vào nước họ phải
chấp nhận hạn chế xuất khẩu đối với một số loại hàng dệt may nhất định (thường
được gọi tắt là “cat”) mà thực chất chính là việc ấn định hạn ngạch cho nước xuất
khẩu. Trước sự đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của các nước đang phát triển, vòng đàm
phán Uruguay đã mở ra một hiệp định riêng để xử lý vấn đề này, nhằm đưa hàng dệt
may vào khuôn khổ điều chỉnh trong những nguyên tắc chung của GATT. Đó chính là
hiệp định dệt may (ATC). Hiệp định này chính thức có hiệu lực với sự thành lập của
WTO (1-1-1995). Hiệp định ATC không xoá bỏ hạn chế đối với hàng dệt may ngay
lập tức, mà trong một thời gian chuyển tiếp là 10 năm (1995-2005), chia làm 4 giai
đoạn. Tỷ lệ tối thiểu các sản phẩm được nhất thể hoá của từng giai đoạn sẽ là 16, 17
và 18% và trước ngày 1 tháng 1 năm 2005, toàn bộ sản phẩm hàng dệt và may sẽ hoàn
toàn được hoà nhập vào hệ thống chính sách thương mại đa phương của WTO, các
hạn chế đối với hàng dệt may (chủ yếu dưới dạng hạn ngạch) mới được xoá bỏ hoàn
toàn.
Như vậy, theo thời hạn trên, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
WTO (11/01/2007) thì chính sách hạn ngạch cho hàng dệt may được áp dụng đối với
Việt Nam từ nhiều năm nay phải tự động được bãi bỏ. Tuy nhiên, ngay sau khi Việt
Nam gia nhập WTO, bộ thương mại Hoa Kỳ đã tiến hành thực hiện cơ chế giám sát
chống bán phá giá rất chặt chẽ 5 nhóm hàng hàng may mặc của Việt Nam. Việc thực
hiện cơ chế này thể hiện sự bảo hộ của ngành dệt Hoa Kỳ, bởi vì ngành dệt Hoa Kỳ
12
không sản xuất những mặt hàng này. Điều đó là trái với các quy định và cam kết trong
khuôn khổ WTO và cần phải bãi bỏ.
b. Thương mại hàng nông sản
Khi ra đời, GATT vốn dĩ được áp dụng cho cả các sản phẩm nông nghiệp,
nhưng hiệp định này có những kẽ hở. Chẳng hạn, nó cho phép các nước được áp dụng
một số biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu và trợ cấp. Thương mại
trong lĩnh vực nông nghiệp do đó đã bị bóp méo, đặc biệt là do trợ cấp xuất khẩu.

Vòng đàm phán Uruguay đã cho ra đời hiệp định đa phương đầu tiên về lĩnh vực này.
Hiệp định Nông nghiệp (AoA) đánh dấu một bước phát triển đáng kể, hướng tới lập
lại trật tự và cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiệp định Nông
nghiệp đề cập đến 3 vấn đề chính: (i) Mở cửa thị trường nông nghiệp; (ii) Hỗ trợ trong
nước; (iii) Trợ cấp xuất khẩu.
(i) Mở cửa thị trường nông nghiệp: thông qua việc thuế quan hoá các biện
pháp phi thuế quan, cắt giảm và ràng buộc thuế quan đối với các mặt hàng nông sản
- Các nước phải bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan áp dụng với sản phẩm nông
nghiệp nhập khẩu.
- Các nước được phép thuế hoá khi bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan, nhưng phải
ràng buộc mức thuế sau khi đã thuế hoá.
- Tiếp đó, các nước cũng phải cắt giảm dần mức thuế quan sau khi đã thuế hoá. Yêu
cầu đặt ra là các nước phát triển phải cắt giảm bình quân 36% mức thuế nhập khẩu
trong vòng 6 năm (1995-2000); các nước đang phát triển phải giảm 24% trong vòng
10 năm (1995-2004); các nước chậm phát triển được miễn trừ cam kết giảm thuế
nhưng phải thuế hoá các biện pháp phi thuế và cam kết mức thuế trần để đảm bảo
rằng trong tương lai không tăng thuế lên quá mức trần cam kết đó.
(ii) Hỗ trợ trong nước: là những lợi ích được chính phủ dành cho một hoặc
một số đối tượng mà không trực tiếp gắn với hoạt động hay kết quả xuất khẩu của đối
tượng đó. Hỗ trợ trong nước được phân làm 3 loại, bao gồm nhóm "hộp vàng", nhóm
"hộp xanh da trời" và "nhóm hộp xanh lá cây" .
“Hộp hổ phách” (amber box) : bao gồm các loại hỗ trợ trong nước mang tính bóp méo
thương mại như trợ giá, trợ cấp trực tiếp liên quan đến sản lượng. Loại hỗ trợ này phải
cam kết cắt giảm nếu vượt quá 5% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ đối với
các nước phát triển và 10% đối với các nước đang phát triển.
Một điều khoản đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong nhóm
hỗ trợ này là hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất gọi là “Chương trình phát triển”
mà các nước đang phát triển được phép áp dụng, bao gồm trợ cấp đầu tư; trợ cấp đầu
vào cho nông dân ở các vùng khó khăn; trợ cấp chuyển dịch từ cây thuốc phiện sang
cây khác.

13
“Hộp xanh da trời”: (blue box): Là hỗ trợ hộp hỗ phách có điều kiện (amber box with
condition). Các khoản thanh toán trực tiếp trong các chương trình hạn chế sản xuất sẽ
không phải là đối tượng cam kết cắt giảm hỗ trợ trong nước, nếu:
·Các khoản thanh toán đó dựa trên cơ sở vùng và sản lượng cố định; hoặc
·Thanh toán bằng hoặc thấp hơn 85% mức sản lượng cơ sở; hoặc
·Chi trả theo số đầu gia súc cố định.
Loại hỗ trợ này chủ yếu do các nước phát triển như EU, Nhật, Thuỵ Sỹ vv… áp dụng
nhằm hạn chế tình trạng dư thừa nông sản.
"Hộp xanh lá cây" (green box): là những hỗ trợ không hoặc rất ít "bóp méo" thương
mại. Các loại hỗ trợ này phải được tài trợ bởi chính phủ và không liên quan đến trợ
giá. Chúng có xu hướng được xây dựng thành các chương trình của Chính phủ với
các mục tiêu và tiêu chí rõ ràng; Nhóm hỗ trợ này được tự do áp dụng, không phải
cam kết cắt giảm. Các loại hỗ trợ được xếp trong hộp này gồm: Các dịch vụ chung
(nghiên cứu khoa học, đào tạo, khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, cơ sở hạ tầng
nông nghiệp); dự trữ quốc gia vì mục đích an ninh lương thực, các khoản trợ cấp đói
nghèo, trợ cấp thu nhập cho dân nghèo; chương trình an sinh và bảo hiểm thu nhập;
Giảm nhẹ thiên tai; trợ cấp chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; những khoản chi trả trực
tiếp trong khuôn khổ chương trình bảo vệ môi trường và hỗ trợ phát triển các vùng
v.v.
(iii) Trợ cấp xuất khẩu: có thể hiểu một cách đơn giản là những lợi ích gắn
với hoạt động hoặc kết quả xuất khẩu. Hiệp định AoA quy định các nước phát triển
phải giảm 36% về giá trị trợ cấp và giảm tối thiểu 21% về khối lượng được nhận trợ
cấp xuất khẩu trong vòng 6 năm tính từ 1995. Con số này đối với các nước đang phát
triển là 24% và 14% trong vòng 10 năm tính từ 1995. Các nước chậm phát triển không
bị yêu cầu giảm trợ cấp xuất khẩu. Số liệu cơ sở để tính toán là sử dụng mức trợ cấp
xuất khẩu của giai đoạn 1986 - 1990.
1.3.2.2. Thương mại dịch vụ
Hoạt động thương mại dịch vụ giữa các thành viên WTO được điều chỉnh bởi
hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS). GATS bao gồm:

- Các quy định và nguyên tắc chung được trình bày trong hiệp định chung.
- Các phụ lục của GATS và các quyết định cấp bộ trưởng.
+ Phụ lục về miễn trừ MFN.
+ Phụ lục về di chuyển của thể nhân .
+ Phụ lục về dịch vụ Vận tải hàng không.
+ Phụ lục về dịch vụ tài chính.
+ Phụ lục về vận tải đường biển.
+ Phụ lục về viễn thông cơ bản.
14
- Các cam kết của từng nước về các lĩnh vực dịch vụ cụ thể, về áp dụng MFN, NT và
mở cửa thị trường trong các lĩnh vực đó.
Hội đồng thương mại dịch vụ giám sát việc thực thi hiệp định GATS.
Nội dung cơ bản của hiệp định GATS
Hiệp định GATS bao gồm 29 điều khoản, quy định các quy tắc và nghĩa vụ cơ
bản.GATS điều chỉnh một diện rộng các lĩnh vực dịch vụ gồm 12 ngành và 155 phân
ngành thông qua bốn phương thức cung cấp:
- Cung cấp qua biên giới: là phương thức theo đó dịch vụ được cung cấp từ
lãnh thổ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác. Ví dụ, vận tải
hàng hoá hoặc hành khách từ Trung Quốc sang Việt Nam.
- Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: là phương thức theo đó người tiêu dùng của một
thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ. Ví
dụ, khách du lịch nước ngoài sang Việt Nam tham quan và mua sắm.
- Hiện diện thương mại: là phương thức theo đó nhà cung cấp dịch vụ của một
thành viên thiết lập các hình thức hiện diện như công ty 100% vốn nước ngoài, công
ty liên doanh, chi nhánh v.v…trên lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch
vụ. Ví dụ, ngân hàng Hoa Kỳ thành lập chi nhánh để kinh doanh tại Việt Nam.
- Hiện diện thể nhân: là phương thức theo đó thể nhân cung cấp dịch vụ của
một thành viên di chuyển sang lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ.
Ví dụ, các nghệ sĩ, chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam hoạt động.
Trong bốn phương thức cung cấp dịch vụ kể trên, hiện diện thương mại được

coi là phương thức được các thành viên quan tâm nhất và cũng có nhiều cam kết chi
tiết nhất.
Các cam kết trong GATS:
- Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN): trong thương mại dịch vụ, đây là nghĩa vụ
bắt buộc của các thành viên. Các nước cam kết dành cho nhau những ưu đãi như nhau
trên mọi lĩnh vực dịch vụ. Tuy vậy, hiệp định GATS cho phép mỗi thành viên đưa ra
một số ngoại lệ của MFN. Ví dụ, Indonesia có thể đưa một cam kết về ưu đãi song
phương trong hợp tác du lịch ký với Thái Lan vào danh mục ngoại lệ MFN và ưu đãi
đó không được mở rộng cho các thành viên WTO.
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): NT không được áp dụng một cách tự
động. Sự áp dụng còn tuỳ thuộc vào điều kiện đạt được trong đàm phán. Trên cơ sở
kết quả các cuộc đàm phán tự do hoá dịch vụ và các cam kết của các thành viên đến
nay, việc áp dụng NT trong thương mại dịch vụ còn rất chừng mực.
Cam kết mở cửa thị trường: các cam kết cụ thể của mỗi thành viên trong từng
ngành, phân ngành dịch vụ được tổng hợp trong một Biểu cam kết. Biểu này tuỳ thuộc
vào kết quả đàm phán trên cơ sở trao đổi.
15
Nhìn chung, GATS mới đạt được kết quả mức độ về mở cửa thị trường. Thành
công nhất của GATS là đã mở rộng được diện điều chỉnh của hệ thống thương mại đa
biên sang lĩnh vực thương mại dịch vụ, đặc biệt là bao trùm cả những khía cạnh như
đầu tư trực tiếp của nước ngoài, trình độ chuyên môn, sự di chuyển của thể nhân và
cung cấp qua biên giới. Những tiền đề đó đã hợp pháp hoá khuôn khổ pháp lý ban đầu
chung cho các nước và là xuất phát điểm để các nước tiếp tục đàm phán cụ thể hơn về
lĩnh vực đầy tiềm năng này ở các vòng đàm phán tiếp theo.
Sau Vòng đàm phán Uruguay, nhiều cuộc đàm phán về thương mại dịch vụ đã
được tiến hành và đi đến ký kết một số hiệp định và đưa ra cam kết về di chuyển của
thể nhân, dịch vụ viễn thông cơ bản, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính v.v Đàm
phán về dịch vụ viễn thông cơ bản đã kết thúc vào tháng 2 năm 1997 và đàm phán về
dịch vụ tài chính đã kết thúc vào trung tuần tháng 12 năm 1997. Trong các cuộc đàm
phán này, các thành viên đã đạt được phạm vi cam kết rộng hơn. Các hiệp định này

được coi là những bước tiến lớn trong quá trình tự do hoá thương mại dịch vụ kể từ
khi WTO được thành lập.
Theo quy định của Điều 19, GATS, cuối tháng 2/2000, các thành viên đã nối
lại đàm phán tự do hoá thương mại dịch vụ trong khuôn khổ Hội đồng Thương mại
dịch vụ. Đến tháng 3/2001, Hội đồng đã hoàn tất việc xây dựng các nguyên tắc và thủ
tục đàm phán thương mại dịch vụ. Tại hội nghị Doha, đàm phán dịch vụ được đưa vào
chương trình nghị sự chung và là một bộ phận của cam kết trọn gói.
1.3.2. 3. Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
Cho đến nay, hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến
thương mại (TRIPs) của WTO là hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến
quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định điều chỉnh các đối tượng sở hữu trí tuệ (SHTT) sau :
- Bản quyền và các quyền liên quan.
- Nhãn hiệu thương mại.
- Chỉ dẫn địa lý.
- Kiểu dáng công nghiệp.
- Bằng sáng chế.
- Thiết kế - bố trí mạch tích hợp.
- Bảo vệ thông tin mật.
Hiệp định qui định các thành viên phải áp dụng tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối
với từng đối tượng sở hữu trí tuệ phù hợp với các công ước liên quan của tổ chức sở
hữu trí tuệ thế giới (WIPO), gồm công ước Paris, công ước Berne, công ước Rome,
hiệp ước IPIC.
Các quy định cơ bản của hiệp định TRIPS có thể chia thành 5 nhóm sau:
16
-Nhóm 1 gồm các quy định liên quan đến việc thực hiện sự bảo hộ theo nguyên
tắc NT và MFN đặc biệt đối với việc cấp bằng độc quyền, xác lập, hưởng, phạm vi,
duy trì và thực thi các quyền SHTT.
-Nhóm 2 gồm các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu về nội dung bảo hộ, các
quyền kèm theo bằng và thời hạn bảo hộ tối thiểu của 7 loại quyền SHTT sau: phát
minh sáng chế (tối thiểu 20 năm kể từ ngày nộp đơn xin cấp bằng - điều 33); bản

quyền và các quyền liên quan (phim: 50 năm, ảnh 25 năm, các loại khác: 50 năm hoặc
suốt đời tác giả cộng thêm 50 năm - điều 14:5, phát thanh: 20 năm kể từ ngày cuối của
năm phát thanh - điều 14:5); nhãn hiệu thương mại (7 năm cho mỗi lần đăng ký hoặc
đăng ký lại - điều 18); kiểu dáng công nghiệp (ít nhất là 10 năm - điều 26:3); thiết kế -
bố trí mạch tích hợp (10 năm từ ngày đăng ký hoặc sử dụng - điều 38:2 và :3); thông
tin mật kể cả bí mật thương mại (được bảo hộ chống lại việc tiết lộ không được phép
và việc sử dụng không công bằng vì mục đích thương mại - điều 39); chỉ dẫn địa lý
(không cho phép đăng ký những nhãn hiệu thương mại gây hiểu lầm về nguồn gốc địa
lý của hàng hoá, ví dụ champagne được hiểu là rượu sản xuất ở Pháp chứ không phải
nơi khác - điều 22 và 23).
-Nhóm 3 gồm các quy định về quyền áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm
ngăn chặn chủ sở hữu trí tuệ lạm dụng quyền của mình hoặc có hành động hạn chế
thương mại hay chuyển giao công nghệ một cách bất hợp lý.
-Nhóm 4 gồm các quy định về bảo đảm việc thực thi sự bảo hộ bằng các quy
định về cơ chế tổ chức, thủ tục và đền bù có liên quan đến những việc như chủ sở hữu
có thể được hỗ trợ, trợ giúp tạm thời trong luật dân sự; không để hải quan cho qua
hàng giả, hàng ăn cướp hoặc vi phạm quyền SHTT, trừng trị những kẻ làm hàng giả
và kẻ cướp trong luật hình sự
-Nhóm 5 gồm các quy định về thời hạn thực hiện việc điều chỉnh luật lệ quốc
gia cho phù hợp với các quy định trên là 1 năm đối với các nước phát triển, 5 năm đối
với các nước đang phát triển và đang chuyển đổi, 11 năm đối với các nước kém phát
triển nhất (chậm phát triển).
1.3.2.4. Đầu tư
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) điều
chỉnh các biện pháp được áp dụng trong lĩnh vực đầu tư nhưng đồng thời liên quan
đến thương mại hàng hóa. Hiệp định này không điều chỉnh các biện pháp nằm ngoài
lĩnh vực thương mại hàng hóa. Nội dung cơ bản của TRIMs là các thành viên WTO
không được áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại không phù hợp
với nguyên tắc đối xử quốc gia và nghĩa vụ loại bỏ các hạn chế định lượng. Trong số
rất nhiều các biện pháp đầu tư có tác động bóp méo thương mại, TRIMs không cho

phép các thành viên áp dụng 5 biện pháp được coi là vi phạm nguyên tắc NT và
không hạn chế số lượng sau đây:
17
-Yêu cầu các doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất xứ
trong nước hoặc từ một nguồn cung cấp trong nước.
-Yêu cầu doanh nghiệp chỉ được mua hoặc sử dụng các sản phẩm nhập khẩu
tương ứng với số lượng hoặc giá trị hàng hoá mà doanh nghiệp này xuất khẩu.
-Yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu tương ứng với số lượng hoặc giá trị sản xuất
hàng hoá mà doanh nghiệp xuất khẩu.
-Yêu cầu doanh nghiệp thu ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu
nhập khẩu của mình.
-Yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu hoặc bán một mặt hàng xuất khẩu nhất định,
hoặc chỉ được xuất khẩu hàng hoá tương ứng với số lượng và giá trị hàng hoá sản xuất
trong nước của doanh nghiệp.
Có 3 điều khoản trong Hiệp định TRIMs quy định sự đối xử đặc biệt và khác
biệt dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. Những điều khoản
này bao gồm 2 loại:
- Sự linh hoạt trong cam kết, thực hiện, và sử dụng các công cụ chính sách
(Điều 4).
-Thời gian ân hạn (Điều 5.1 và 5.2): Các nước được hưởng một khoảng thời
gian chuyển tiếp để loại bỏ dần dần các biện pháp nêu trên. Thời gian chuyển tiếp với
các nước phát triển là 2 năm, với các nước đang phát triển là 5 năm và các nước chậm
phát triển là 7 năm, tính từ ngày 1/1/1995. Đối với các nước chưa phải thành viên và
sẽ gia nhập WTO, thời gian ân hạn được thỏa thuận trên cơ sở đàm phán. Như vậy,
theo quy định của hiệp định, đến năm 2000, trừ các nước chậm phát triển, các thành
viên còn lại (bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển) đã phải hoàn thành
nghĩa vụ xoá bỏ toàn bộ các biện pháp không phù hợp với TRIMS. Tuy nhiên, một số
thành viên sáng lập của WTO đã xin gia hạn áp dụng biện pháp nói trên (Argetina,
Chile, Columbia, Mexico, Malaysia, Pakistan, Philippines, Romania ) do gặp khó
khăn trong việc xoá bỏ yêu cầu nội địa hoá, cân đối xuất-nhập khẩu, cân đối ngoại tệ.

Trong khi đó, một số thành viên gia nhập WTO từ sau năm 1995 (Ecuador, Mông Cổ,
Panama, Croatia, Trung Quốc, Đài Loan ) đã cam kết thực hiện Hiệp định mà không
yêu cầu bất kỳ ngoại lệ nào hoặc chỉ bảo lưu ở mức độ tối thiểu. Hơn thế, Trung Quốc
cam kết thực hiện TRIMs với phạm vi khá rộng như xoá bỏ yêu cầu về xuất khẩu và
điều kiện chuyển giao công nghệ, cho phép doanh nghiệp tự quyết định thị trường tiêu
thụ sản phẩm
1.3.2.5. Cơ chế giải quyết tranh chấp
Trong quan hệ thương mại quốc tế, quyền lợi của các quốc gia thường xuyên
mâu thuẫn với nhau, và rất dễ xảy ra tranh chấp. Do vậy, hệ thống thương mại đa biên
mà các thành viên WTO nỗ lực xây dựng sẽ không thể tồn tại và hoạt động hiệu quả
nếu như thiếu đi cơ chế giải quyết tranh chấp.
18
Cho tới trước Vòng đàm phán Uruguay, việc giải quyết tranh chấp giữa các
nước ký kết GATT dựa vào hai cơ chế chủ yếu: (1) điều khoản XXII - Tham vấn và
XXIII - Bảo vệ các ưu đãi và lợi ích - của GATT, (2) cơ chế giải quyết tranh chấp của
mỗi hiệp định đa phương.
Cơ chế giải quyết tranh chấp đó vẫn bị coi là có những hạn chế sau:
- Các nghị quyết đạt được không giải quyết được những tranh chấp phát sinh,
thường dẫn đến việc các bên thương lượng hoà giải là chính.
- Hệ thống giải quyết tranh chấp không mang tính chất tự động, do vậy bên bị
kiện có thể dễ dàng gây khó khăn để ngăn cản một nhóm chuyên trách (Ban Hội
thẩm) tiến hành hoạt động của mình.
- Thời hạn tiến hành quy trình giải quyết tranh chấp quá dài.
- Hệ thống không có cơ chế bảo đảm cho các nghị quyết được thực hiện.
Những khiếm khuyết này làm giảm bớt hoặc mất đi những giá trị của tự do
hoá thương mại mà hệ thống thương mại đa phương mang lại. Vì vậy, trong vòng đàm
phán Uruguay, cơ chế giải quyết tranh chấp là một trong 15 nội dung lớn được đưa ra
đàm phán và đã đạt được một thành công lớn là đưa ra được một cơ chế giải quyết
tranh chấp hoàn chỉnh hơn, cho phép các mối quan hệ trong thương mại quốc tế được
giải quyết một cách công bằng hơn, hạn chế rất nhiều những hành động đơn phương,

độc đoán của những cường quốc thương mại, cho phép nhanh chóng tháo gỡ những bế
tắc vốn thường xảy ra và khó giải quyết trước đây. Từ đó, hiệu quả của hệ thống
thương mại đa biên thế giới được nâng cao hơn nhiều. Các nước đang phát triển, chậm
phát triển và ngay cả những nước phát triển tương đối yếu hơn coi đây là một thắng
lợi và một lợi ích chính có thể có được từ hệ thống đa biên.
60 ngày Tham vấn (Điều 4)



Trong kỳ họp thứ hai
của DSB
Thành lập ban hội thẩm
(Do cơ quan giải quyết tranh chấp)
(Điều 6)




0-20 ngày (thêm 10

ngày nếu tổng giám
đốc được yêu cầu
Điều khoản hoạt động (Điều 7)
Thành phần (Điều 8)

Ban hội thẩm xem xét
Họp với các bên (điều 12)
và bên thứ 3 có liên quan (điều 10)
Nhóm chuyên gia
thực hiện rà soát

(Điều 13; Phụ lục
4)

Giai đoạn rà soát giữa kỳ Họp rà soát với
19
Phần báo cáo mô tả được gửi cho các
bên để đánh giá (Điều 15.1).
Báo cáo giữa kỳ được gửi cho tất cả các
bên xem xét (Điều 15.2)
ban hội thẩm theo
yêu cầu (Điều
15.2)

6 tháng kể từ khi
thành lập ban hội
thẩm, 3 tháng trong
trường hợp khẩn cấp
Báo cáo của ban hội thẩm gửi cho tất cả
các bên (điều 12.8; Phụ lục 3 đoạn 12
(j))

9 tháng từ khi thành
lập BHT
Báo cáo của ban hội thẩm lên DSB
(Đ.21.9; Phụ lục 3, đoạn 12 (k))

Rà soát của ủy ban
phúc thẩm (Đ
15.2)
60 ngày dàng cho báo

cáo của BHT, trừ khi
có kháng nghị
DSB chấp nhận báo cáo của ban hội
thẩm bao gồm bất cứ thay đổi báo cáo
của ban hội thẩm nào do ủy ban phúc
thẩm thực hiện (Đ.16.1,16.4 và 17.14)
30 ngày dành cho
ủy ban phúc thẩm
rà soát

Thời hạn hợp lý do
các thành viên đề xuất,
hoặc các bên tranh
chấp thoả thuận hoặc
trọng tài phán quyết
(khoảng 15 tháng nếu
trọng tài phán quyết)
Thực thi
Báo cáo của bên thua kiện về dự kiến
thực thi với "một thời hạn hợp lý"
Tranh chấp về việc
thực thi:
Có thể kiện, bao
gồm cả tham khảo
với ban hội thẩm
đầu tiên về việc
thực thi (Đ21.5)
(90 ngày)

Trong trường hợp không thực thi các

bên đàm phán việc đền bù vì ngừng
thực thi đầy đủ (Đ22.2)

30 ngày sau khi "thời
hạn hợp lý kết thúc"
Biện pháp trả đũa
Nếu không nhất trí được về việc bồi
thường, DSB cho phép trả đũa việc
không thực thi đầy đủ (Đ22)
Trả đũa chéo:
Trong cùng ngành hàng, các ngành hàng
khác, hiệp định khác (Đ22.3)
Có thể đưa ra
trọng tài về mức
độ đình chỉ và các
nguyên tắc trả đũa
(Đ.22.6 và 22.7)
BẢNG: QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
20
Đối tượng của giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ đa biên là tranh chấp về
chính sách thương mại của các thành viên chứ không phải là tranh chấp phát sinh từ
việc thực hiện hợp đồng thương mại.
Thoả thuận về giải quyết tranh chấp của WTO rất chú trọng giai đoạn tham
vấn, nhằm tạo một cơ hội để các bên liên quan tới vấn đề đang tranh chấp có thể tìm
kiếm được một giải pháp thoả đáng. Tham vấn là thủ tục đầu tiên nhằm tránh khả
năng phải đi đến thủ tục bắt buộc. Ngoài ra còn có những bước đi có thể mang tính
chất tự nguyện như yêu cầu tổng giám đốc WTO làm trung gian hoà giải hay thống
nhất đưa ra trọng tài.
Nếu giai đoạn nói trên không đi đến một giải pháp thoả đáng trong thời hạn
cho phép (60 ngày), một nhóm công tác đặc biệt sẽ được lập ra (trừ khi cơ quan

chuyên trách về giải quyết tranh chấp nhất trí tuyên bố không chấp nhận việc này).
Nhiệm vụ của nhóm là đánh giá thực tế sự việc và khả năng sử dụng các quy định của
thoả thuận, đưa ra những đánh giá thích đáng để cơ quan giải quyết tranh chấp có cơ
sở khuyến nghị. Thông thường nhóm đặc trách có ba thành viên, trừ khi các bên liên
quan đến tranh chấp đề nghị cần có năm thành viên. Các thành viên được lựa chọn
trên cơ sở một danh sách các chuyên gia được ban Thư ký WTO giới thiệu. Khi có
nhiều tranh chấp về cùng một nội dung, có thể giao cho cùng một nhóm đặc nhiệm
giải quyết. Nhóm có thẩm quyền chỉ định một nhóm tư vấn làm nhiệm vụ phân tích
những vấn đề mang tính chất kỹ thuật hay khoa học.
Đặc điểm chung của cơ chế mới về giải quyết tranh chấp là tính thống nhất và
chắc chắn. Cơ chế này không những không hạn chế các cơ hội tham vấn và hoà giải
mà còn đảm bảo các cam kết liên quốc gia được thực hiện nghiêm chỉnh. Thỏa thuận
cũng bao hàm việc loại trừ khả năng các bên giải quyết tranh chấp bằng một cơ chế
bên ngoài.
Một cơ quan phúc thẩm cũng được thể chế hoá với những thành viên luân
phiên đại diện cho các thành viên - đó là ủy ban phúc thẩm. Nếu kết quả giải quyết
tranh chấp không được thi hành nghiêm túc, bên có quyền lợi bị vi phạm được quyền
áp dụng những biện pháp trả đũa, thậm chí trả đũa chéo nếu những biện pháp trả đũa
áp dụng với cùng một lĩnh vực (thuộc phạm vi điều chỉnh của cùng một hiệp định)
không được coi là đạt kết quả mong muốn.
1.3.2.6 Rà soát chính sách thương mại
Một trong những chức năng cơ bản của WTO là tiến hành hoạt động rà soát
chính sách thương mại của các thành viên. Mục tiêu của công việc này là nhằm đảm
bảo các thành viên tuân thủ đầy đủ các quy định, luật lệ và các cam kết của các hiệp
định thương mại đa phương, tạo được sự minh bạch hơn nữa trong các chính sách và
hành vi thương mại của các thành viên.
21
Cơ quan rà soát chính sách thương mại (TPRB) là cơ quan tiến hành các cuộc
rà soát. Việc rà soát chính sách thương mại được tiến hành định kỳ. Yếu tố quyết định
mức độ thường xuyên của việc phải rà soát chính sách thương mại của mỗi nước

chính là ảnh hưởng của nước đó đối với hệ thống thương mại đa phương, được tính
bằng thị phần của họ so với thương mại thế giới trong một giai đoạn cơ sở. Bốn nền
kinh tế hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ, Nhật, EU và Canada phải tiến hành rà soát 2 năm
một lần, 16 nước tiếp theo đó sẽ tiến hành rà soát 4 năm 1 lần, các nước còn lại rà soát
6 năm một lần, thời hạn rà soát còn kéo dài hơn nữa đối với các nước chậm phát triển
nhất.
Đối tượng của các cuộc rà soát là chính sách và hành vi thương mại của các
thành viên. TPRB sẽ tiến hành việc rà soát dựa trên 2 tài liệu cơ bản sau đây:
-Báo cáo chính thức của nước được rà soát.
-Báo cáo do ban thư ký soạn thảo dựa trên những thông tin tự có được và
những thông tin do các thành viên có liên quan cung cấp.
Báo cáo do nước được rà soát thực hiện phải mô tả đầy đủ những chính sách
và tập quán thương mại nước mình áp dụng, dựa trên một mẫu do TPRB đưa ra. ban
thư ký cũng sẵn sàng trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các
nước chậm phát triển trong quá trình thực hiện báo cáo này. Giữa các kỳ rà soát, nếu
có thay đổi lớn trong chính sách thương mại, các nước sẽ đưa ra báo cáo vắn tắt.
Hai báo cáo này, cùng với biên bản các cuộc họp rà soát sẽ được đưa ra nhanh
chóng sau cuộc rà soát. Những báo cáo này sẽ được trình lên hội nghị bộ trưởng.
Hàng năm, TPRB cho ra một báo cáo tổng quát về những tiến triển trong môi
trường thương mại quốc tế. Báo cáo này đi kèm với báo cáo hàng năm của tổng giám
đốc trình bày những hoạt động chính của WTO và nêu bật những vấn đề chính sách
lớn có ảnh hưởng đến hệ thống thương mại.
1.4 Việt Nam và tổ chức thương mại thế giới
1.4.1 Hành trình gia nhập WTO của Việt Nam
Thời gian Tiến trình
04/01/1995 Đơn xin gia nhập WTO của Việt Nam được đại hội đồng tiếp nhận
31/01/1995
Ban xem xét công tác gia nhập của Việt Nam được thành lập với chủ tịch
là ông Eirik Glenne, đại sứ Na Uy tại WTO.
24/08/1995

VN nộp bị vong lục về chế độ ngoại thương Việt Nam và gửi tới ban thư
ký WTO để luân chuyển đến các thành viên của ban công tác
1998- 1999 Các phiên hỏi và trả lời với ban xem xét công tác xét duyệt
Đầu năm
2002
VN gửi bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ tới WTO và bắt đầu
tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên trên cơ sở bản
chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ.
22
09/10/2004 Việt Nam và EU đạt thỏa thuận về việc VN gia nhập WTO.
09/06/2005
Việt Nam và Nhật Bản đạt được thỏa thuận cơ bản về vấn đề mở đường
cho Việt Nam gia nhập WTO.
12/06/2005
Việt Nam cử một phái đoàn đàm phán hùng hậu sang Wasington trước
thềm chuyến thăm Mỹ chính thức của thủ tướng Phan Văn Khải với
quyết tâm đi đến kết thúc đàm phán song phương.
18/07/2005
Việt Nam và Trung Quốc đạt thỏa thuận về việc mở cửa thị trường để
VN gia nhập WTO
31/05/2006
Ký thỏa thuận về việc kết thúc đàm phán song phương với Mỹ - nước
cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
26/10/2006
Việt Nam hoàn tất đàm phán đa phương tốt đẹp với các nước. Cuộc đàm
phán trước đó diễn ra rất căng thẳng và tưởng chừng không thể kết thúc
được cho đến phút chót.
11/01/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO
1.4.2 Tóm tắt cam kết gia nhập WTO của Việt Nam
1.4.2.1 Những cam kết đa phương

Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng
buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên do nước ta đang phát triển ở trình độ
thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu và được WTO chấp nhận cho
hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế
tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp, quyền kinh doanh
Các cam kết chính như sau :
- Kinh tế phi thị trường : Ta chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường
trong 12 năm (không muộn hơn 31/12/2018). Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu ta
chứng minh được với đối tác nào là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế
thị trường thì đối tác đó ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với ta. Chế độ “phi
thị trường” chỉ có ý nghĩa trong các vụ kiện chống bán phá giá. Các thành viên WTO
không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đối với hàng xuất khẩu nước ta dù ta bị
coi là nền kinh tế phi thị trường.
- Dệt may: Các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may
đối với ta khi vào WTO, riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị
cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định.
Ngoài ra thành viên WTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt
may của ta.
- Trợ cấp phi nông nghiệp: Ta đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị
cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên với
23
các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta được
bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm( trừ ngành dệt may).
- Trợ cấp nông nghiệp: Ta cam kết sẽ không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối
với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên ta bảo lưu quyền được hưởng một số
quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với
loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm nhìn chung ta duy trì được ở mức không
quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ
nữa vào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm.
Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách của nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ

trợ cho nông nghiệp ở mức này. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông (như hỗ
trợ thủy lợi) là trợ cấp "xanh" hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO
cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế.
- Quyền kinh doanh (xuất nhập khẩu hàng hóa): Tuân thủ quy định WTO,
ta đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng
hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục
thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và
một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi
(như gạo và dược phẩm).
Ta đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện
tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất khẩu chỉ
là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự
động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh
sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ta trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch
vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo -
tạp chí
- Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia: Các thành viên WTO đồng ý
cho ta thời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với rượu và bia cho phù hợp với quy định WTO. Hướng sửa đổi là đối với rượu
trên 20 độ cồn ta hoặc sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặc một mức thuế phần
trăm. Đối với bia, ta sẽ chỉ áp dụng một mức thuế phần trăm.
- Doanh nghiệp nhà nước/doanh nghiệp thương mại nhà nước: Cam kết
của ta trong lĩnh vực này là nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào
hoạt động doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước với tư cách là một cổ đông
được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác. Ta
cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của doanh nghiệp nhà nước không phải là mua sắm
chính phủ.
24
- Tỷ lệ cổ phần thông qua quyết định tại doanh nghiệp: Điều 52 và 104 của

luật doanh nghiệp quy định một số vấn đề quan trọng có liên quan đến hoạt động của
công ty TNHH và công ty cổ phần chỉ được phép thông qua khi có số phiếu đại diện ít
nhất làng 65% hoặc 75% vốn góp chấp thuận. Quy định này có thể vô hiệu hóa quyền
của bên góp đa số vốn trong liên doanh. Do vậy, ta đã xử lý theo hướng cho phép các
bên tham gia liên doanh được thỏa thuận vấn đề này trong điều lệ công ty.
- Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu: Ta đồng ý cho nhập khẩu xe máy
phân phối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng ý
bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ có một doanh
nghiệp Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Mức thuế
nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao. Với ô tô cũ ta cho
phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm.
- Minh bạch hóa: Ta cam kết ngay từ khi gia nhập sẽ công bố dự thảo các văn
bản quy phạm pháp luật do quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội và chính phủ ban
hành để lấy ý kiến nhân dân. Thời hạn dành cho việc góp ý và sửa đổi tối thiểu là 60
ngày. Ta cũng cam kết sẽ đăng công khai các văn bản pháp luật trên các tạp chí hoặc
trang tin điện tử của các bộ, ngành.
- Một số nội dung khác : Về thuế xuất khẩu, ta chỉ cam kết sẽ giảm thuế xuất
khẩu đối với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất
khẩu của các sản phẩm khác.
Ta còn đàm phán một số vấn đề đa phương khác như bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ, đặc biệt là sử dụng phần mềm hợp pháp trong cơ quan Chính phủ. Định giá tính
thuế xuất nhập khẩu, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, các biện pháp
hàng rào kỹ thuật trong thương mại Với nội dung này, ta cam kết tuân thủ các quy
định của WTO kể từ khi gia nhập.
1.4.2.2 Những cam kết về thương mại hàng hóa
- Mức cam kết chung : Ta đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế
(10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4%
xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5-7 năm. Mức thuế bình quân đối
với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong 5-
7 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong

vòng 5-7 năm.
- Mức cam kết cụ thể : Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ
yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền
kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô - xe máy vẫn duy trì
được mức bảo hộ nhất định.
Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm
cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Ta đạt được mức
25

×