Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 22 - Bài 14 LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.3 KB, 2 trang )

Trường THPT Thạnh Hóa Gv: Nguyễn Hải Long. 10NC
Tiết 22 - Bài 14: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về:
- Cấu tạo bảng tuần hoàn.
- Quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố và hợp chất của chúng trong BTH (bán kính
ng.tử, năng lượng ion hoá, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim, hoá trị, tính axit-bazơ của các
oxit và hiđroxit).
- Ý nghĩa của BTH.
2. Kỹ năng:
Vận dụng ý nghĩa của BTH để làm bài tập về mối quan hệ giữa vị trí, tính chất, cấu tạo
ng.tử.
3. Trọng tâm: Cách sắp xếp trong BTH và sự biến đổi tuần hoàn.
4. Thái độ, tình cảm:
Rèn luyện tính lập luận: vị trí

cấu tạo

tính chất.
II. Chuẩn bị:
- GV: Hệ thống các câu hỏi gợi ý và bài tập.
- Hs : Ôn lại toàn bộ kiến thức của chương.
III. Phương pháp:
Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, phát huy tính tích cực của học sinh .
IV. Tổ chức hoạt động dạy – học:
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 15, 9, 17.
a) Xác định vị trí của chúng trong BTH.
b) Sắp xếp các nguyên tố đó theo tính phi kim tăng dần.
3. Bài mới:


Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 1:
BTH xây dựng trên
nguyên tắc nào?
- Tích cực phát biểu
I/ Kiến thức cần nắm vững:
1/ Ng.tắc sắp xếp các ngtố trong BTH:
- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng của
ĐTHN nguyên tử.
- Các nguyên tố có cùng số lớp e trong
nguyên tử được xếp cùng 1 hàng.
- Các nguyên tố có cùng số e hoá trị trong
nguyên tử được xếp thành 1 cột.
Hoạt động 2:
BTH có cấu tạo
như thế nào?
Nêu đặc điểm về
cấu tạo ngtử của các
ngtố trong cùng ck,
trong cùng nhóm.
- Tích cực phát biểu
2/ Cấu tạo BTH các nguyên tố hóa học:
-Ô : STT ô = Z = số đơn vị đthn = số e.
-Chu kỳ : STT ck = số lớp e.
+Ck nhỏ: 1,2,3 chỉ gồm các ng.tố s và p
+Ck lớn: 4,5,6,7 gồm các ng.tố s,p,d,f.
-Nhóm: STT nhóm = số e hoá trị.
+Nhóm A: STT nhóm A = số e lớp ngoài
cùng. Nhóm A gồm các ng.tố s và p.
Trường THPT Thạnh Hóa Gv: Nguyễn Hải Long. 10NC

+Nhóm B: STT nhóm B = số e hoá trị.
Nhóm B gồm các ng.tố d và f.
Hoạt động 3:
Theo chiều tăng
của đthn , những tính
chất nào biến đổi
tuần hoàn?
Hs trả lời các câu hỏi
ôn tập kiến thức về
tính chất biến đổi
tuần hoàn theo chiều
tăng đthn.
3/Những đại lượng và tính chất biến đổi
tuần hoàn theo chiều tăng của ĐTHN:
- Bán kính nguyên tử.
- Năng lượng ion hoá thứ nhất.
- Độ âm điện.
- Tính kim loại-tính phi kim.
- Tính axit-bazơ của oxit và hidroxit.
- Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi và
hoá trị của nguyên tố phi kim với hidrô.
Hoạt động 4:
Nhắc lại nội dung
đlth?
- Tích cực phát biểu
4/ Định luật tuần hoàn:
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất
cũng như thành phần và tính chất của các hợp
chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần
hoàn theo chiều tăng của đthn nguyên tử.

Hoạt động 5:
Cho HS làm bài tập Hs làm bài tập
II/ Bài tập:
1/ Tổng số hạt p, n, e của ng.tử ng.tố thuộc
nhóm VIIA là 28.
a/Tính ngtử khối.
b/Cho biết vị trí của ng tố trên trong BTH.
2/ Oxit cao nhất của 1 ngtố là RO
3
, trong hợp
chất với hidro có 5,88% hidro về khối lượng.
Xác định tên nguyên tố đó và cho biết % của
R trong RO
3
.
3/ Hai ngtố A, B đứng kế tiếp nhau trong
cùng 1 chu kì của BTH có tổng số đơn vị đthn
là 25.
a.Viết cấu hình e để xác định 2 nguyên tố A, B
thuộc chu kì nào, nhóm nào ?
b. So sánh tính bazo của các hidroxit tương
ứng của chúng.
4. Củng cố: Hợp chất khí với hidro của 1 ngtố là RH
4
. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về
khối lượng. Tìm tên nguyên tố đó.
5. Bài tập về nhà: Cho 0,48 gam một kim loại M tác dụng với dung dịch HCl thì có 0,448 lít
khí thoát ra ở đktc. Xác định tên kim loại M.

×